Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài Học Trò » Kiều mơ Tác Giả: Từ Kế Tường    
    Bàn được kê dưới một góc cây, hai chiếc ghế mây thấp. Em và tôi ngồi nhìn xuống mặt sông đen ngòm. Ðêm trên sông chả có gì đẹp hoặc đáng ca ngợi, ngoại trừ cái vẻ buồn bã của nó lan tràn theo âm thanh u u của tiếng máy tàu nổ. Những chiếc tàu hải quân xám xịt đậu dài , có vẻ mệt mỏi sau chuyến đi xa vạn dặm đang nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên ngồi ở đây tôi và em gần gũi một chút với mặt nước, và những cơn gió mát rượi từ ngoài khơi lùa vào. Tie6 ng sóng lách tách vỗ nhẹ vào bờ đá xanh im lìm mê mải.
    Bây giờ, sau mấy ngụm bia, da măt. tôi bốc nóng. Tôi hăng hái nói:
    - Em dám ngồi đây tới giờ giới nghiêm không ? Hay là mình ở đây sáng đêm đi.
    - Khùng hả ?
    - Khùng gì. Tôi muốn biết cảm giác của mình lúc đêm không còn ai đi ngoài đường.
    - Dễ lắm, cảm giác là sợ bị công an bắt vì vi phạm giờ giới nghiêm.
    Tôi xé mấy sợi mực nướng nhâm nhi. Trên bàn bày thức ăn ê hề, nào mực nướng, trứng lộn, bánh phồng tôm, đậu phộng... do mấy đứa trẻ con nài ép hay bỏ đại đó rồi đi nơi khác một chút trở lại tính tiền. Em chỉ lắc đầu cười, hai tay bưng ly nước cam vàng lên uống từng ngụm nhỏ như một cô bé con uống sữa.
    Tôi phải quảng cáo thêm về các thức ăn:
    - Em ăn thứ khô mực này coi, mực Nha Trang, thịt rất ngon, ngọt.
    Em kê tôi một câu ngay lập tức:
    - Sao ông biết là mực Nha Trang, nó có nhãn hiệu khôn g?
    Tôi ngẩn ngơ:
    - Lúc nãy ông bán mực quảng cáo như vậy.
    - Xời, ông đi tin mấy người bán thức ăn có ngày đau bụng chết bất đắc kỳ tử.
    - Trứng lộn có nhiều sinh tố lắm. Ăn rất tốt.
    - Em chịu thôi, không ăn được thư này. Ai mà ác đức, nhẫn tâm ăn chú vịt con sắp nở.
    - Bánh phồng tôm chính hiệu Sa Ðéc đó. Bùi béo thơm ngon hấp dẫn lắm.
    - Con gái không nên ăn nhiều mỡ dầu, mặt nổi mụn.
    - Em giữ sắc đẹp dữ ?
    - Không biết. Nhưng má dặn như vậy.
    Cuối cùng em chỉ ăn những hạt đậu phộng. Có lẽ theo em, thứ đó vô hại nhất trong các thức ăn tôi đã cố gắng dụ em ăn. Trong bóng tối gương mặt em tự dưng sáng rỡ lên dưới những sợi tóc đen óng ả thả rối sang mặt tôi. Mùi thơm tóc em là mùi của một thứ xà phòng mà tôi mê nhất.
    Em bỗng ngước mắt nhìn tôi hỏi:
    - Tại sao ông kêu em ra đây ?
    - Chúng ta đâu còn chỗ nào để đi chơi. Ngồi ở những quán nước nhạc ầm ĩ mãi cung chán. Ra đây thoải mái hơn.
    - Tối nào ông cũng ra đây nhậu nhẹt hết phải không ?
    - Trời ơi, em làm như tôi là bợm nhậu chính cống vậy.
    - Ông uống bia như uống nước lạnh.
    - Tôi gồng đấy, sức chỉ uống tối đa một chai bia là gục.
    - Ông xạo.
    - Ðứa nào xạo...
    Quen miệng tôi tưởng em là một tên bạn trai nào đó nên định tuôn ra một câu thề thốt chắc như cua gạch, nhưng giữa chừng tôi nhớ em không phải là bạn trai, tôi đã dừng lại kịp thời.
    - Ông vừa định nói gì ?
    Tôi lắc đầu thật nhanh:
    - Không. Có em ngồi đây tồi còn định nói gì nữa.
    - Nhưng em không thể đi chơi lâu hơn được. Một chút nữa em phải về. Ðây là lần đầu tiên em đi chơi tối với một người không phải ở trong nhóm Ngũ Long công chúa.
    Em lại nhắc tới mấy cô bạn. Ðúng là con gái, chơi với nhau được rồi, bày đặt nhóm này nhóm nọ. Phải thú nhận rằng tôi không mấy thiện cảm với những trò lẩm cẩm này.
    Và em đã nhận ra ngay, nên hỏi:
    - Chắc ông không ưa nhóm Ngũ Long công chúa ?
    - Sao em biết ?
    - Em thấy ông khịt khịt mũi khi nghe em nhắc tới.
    - Không phải đâu. Tại chứng cảm của tôi vẫn chưa hết. Thỉnh thoảng tôi phải khịt mũi.
    - Nhóm em định khi nào lấy chồng, cả năm đứa mới giải tán đó. Năm đứa chơi thân với nhau từ năm lớp sáu lận cơ.
    - Mai mốt tôi cũng phải lập nhóm để... cạnh tranh với nhóm của em.
    - Nhóm gì ?
    - Nhóm... Thập Tam Thái Bảo. Nhóm này chắc chắn sẽ bênh vực tôi trước sức đàn áp của nhóm Ngũ Long công chúa.
    - Nhóm gì mà Thập Tam Thái Bảo, kỳ vậy ?
    - Rồi em sẽ biết...
    Dĩ nhiên em sẽ chẳng bao giờ biết, trừ phi em được xem phim Hồng Kông chiếu lậu. Mà điều này tôi tin em chẳng bao giờ làm. Em cười, bưng ly nước lên uống một ngụm. Ðêm tối càng làm em thêm vẻ tinh khiết như một đóa hoa sứ. Màu áo vàng của em, chiếc váy trắng, đôi giày màu rêu non, hai bàn tay để hờ trên mặt bàn. Bao nhiêu ý nghĩ bậy bạ vừa nảy lên trong đầu óc tôi vụt tan biến ngay để nhường chỗ cho nỗi lo sợ vu vơ. Tôi sợ em một hôm nào đó sẽ tan biến đi như những sợi tơ trời mong manh diễm ảo.
    Không gian như có dây tơ.
    Bứt đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu...
    Hai câu thơ chợt làm tôi chùn lòng, buông ra mọi ý nghĩ, kể cả một dự tính táo bạo là định nắm tay em.
    Giọng tôi bỗng quyết liệt:
    - Mai mốt tôi sẽ tới trường đón em.
    - Trời ơi.
    - Sao ? Bộ em có nhiều người tới đón lắm hả nên sợ tôi "đụng độ" với họ ?
    - Không phải. Tụi bạn sẽ lập ra những gian hàng quảng cáo, kiểu những gian hàng quảng cáo đồ Tết, như khô nai, khô cá thiều và kem đánh răng Phong Lan vậy. Lúc đó em sẽ phải làm con dế nhủi chui xuống đất để trốn.
    - Nhóm Ngũ Long công chúa của em mà ăn nhằm gì.
    - Tụi nó sẽ dán bích chương khắp trường triển lãm chân dung mùa hạ của ông ngay.
    - Tôi cóc ngán, chân dung tôi đẹp như tài tử quốc tế.
    - Ông nhất định ?
    Khi em hỏi câu đó tự nhiên bao nhiêu hăng hái quyết liệt của tôi lại biến đâu mất. Tôi như con ốc bị đứa trẻ con nghịch phá, lấy cây đập vào vỏ cứng, bị động, ốc chẳng dám ló đầu ra, chỉ đưa những sợi râu thăm dò tức cười. Phải thú nhận rằng tôi chưa bao giờ được hân hạnh đón một cô học trò nào ở bất cứ cổng trường nào. Vì vậy tôi, tha hồ tưởng tượng. Chắc là phải hồi hộp còn hơn xem Hít Cốc.
    Em bỗng cất giọng dịu dàng:
    - mà thôi, ông đừng đến. Ðể khi nào có giờ nghĩ của giáo viên, em sẽ tới thăm ông. Có những đứa bạn nữa.
    - Em tìm tôi ở đâu ?
    - Chỗ ông làm chứ đâu.
    - Sao biết ?
    - Ðã bảo ông đừng hỏi những gì mà em đã biết về ông mà.
    Tôi hơi hốt hoảng về viễn tưởng đẹp đẽ này. Sở tôi làm nói cho có vẻ oai vệ chứ thật ra nó chỉ là một căn gác gỗ dùng làm tòa soạn cho tờ tuần báo tôi đang cộng tác. Tôi và một người bạn nữa (xin tạm giấu tên) cũng như tôi đã giữ bí mật cái bút hiệu của tôi từ trước tới giờ, người bạn ấy, dĩ nhiên cũng làmột đấng đực rựa như tôi nhưng phụ trách việt kết - bạn - tâm - giao và gỡ - rối - tơ - lòng - bạn - gái. Tôi đã từng giải đáp những câu hỏi thuộc loại toát mồ hôi lạnh của chị em bạn gái. Và hồi hộp chờ đợi một bức thư xỉ vả nào đó trong một ngày đẹp trời sẽ hứa hẹn gởi về tòa soạn. Nào ngờ thư xỉ vả chẳng những không có mà tôi chỉ nhận được toàn thư khen nức nở. Chẳng hạn như có một chị viết: "Trời ơi, em không ngờ chị tài tình đến thế. Thật em không biết nói gì để cảm ơn chị, vì nhờ chị giải đáp và chỉ cách, câu chuyện ấy đã qua, hôm nay chồng em đã trở về với gia đình, lại còn tỏ vẻ thương yêu em thập bội. Hôm naò em phải tới toàn soạn gặp chị để xem chị xinh đẹp thế nào mà lời văn ngọt ngào êm dịu như có ma lực thu hút người đọc. Nhất là em. Dĩ nhiên chẳng bao giờ tôi mong cô gái ấy tới cả.
    Tòa soạn tờ báo tôi cộng tác chỉ là căn gác gỗ nhỏ hẹp giống như bàn tay. Mái tôn, lại không có la phông nên buổi trưa sau khi ở trường ra tôi ghé lại bóc thư, giải đáp tơ lòng tôi phải xoay trần áo vắt lên thành ghế ngồi phơi bộ xương cách trí một cách chân thật nhất. Ðã vậy mà mồ hôi nhễ nhại tuôn đổ, các chú nhóc thợ sắp chữ mình mẩy lem luốc chạy ra chạy vào nhe răng cười trắng nhỡn hối bài, thật là một cảnh đáng nản và không nên diễn tả nữa, do đó không phải là một nơi thơ mộng cho em tới thăm tôi, dù một chiều mưa hay một trưa nắng gắt.
    Tôi tìm cách trốn... sự gặp gỡ đẹp đễ ấy:
    - Tôi làm việc sướng lắm. Ít khi có ở chỗ đó.
    - Vậy ông đi đâu ?
    - Tôi ở trường hoặc ở nhà. Ðôi khi lang thang với vài tên bạn. Tôi ẩn hiện lất phất lắm.
    - Ông là ma quỷ thay hình đổi dạng hả ?
    Tôi nhột nhạt quá chừng. Tự nhiên tôi lo ngại đưa mắt nhìn em, tưởng rằng em đã biết công việc của tôi làm, biết bút hiệu đẹp mỹ miều của tôi ký dưới những bài giải đáp tâm tình ấy rồi. Nhưng không, em vẫn ngây thơ, chẳng có vẻ gì gian dối, che lấp điều đã biết. Mắt em ngước nhìn tôi đẹp như mắt chí nai tơ trước mũi súng của tên thợ săn. Tôi chưa kịp khen mắt em đẹp đã được em... khen trước:
    - Eo ôi, mắt ông sao đỏ ngầu thế ?
    Tôi dụi mắt.
    - Tại bia.
    - Ông xạo. Bộ ông say rồi sao ?
    Tôi gật gù:
    - Tôi say rồi. Nhưng say vì em chứ không phải say vì bia.
    - Em có gì đâu mà ông say ?
    - Em là một ly rượu mạnh.
    Em cười, háy mắt:
    - Vậy ông có cần đồ nhắm tốt không ?
    - Cần. Tôi cần cắn một miếng lỗ tai em.
    Và không hiểu tôi say rượu thật hay vì em là một ly rượu mạnh thật, như tôi nói, khiến tôi có đủ can đảm ghé mắt sát đằng sau gáy tóc của em và cắn nhẹ lên vành tai em một miếng. Tôi nghe hơi thở của chính mình dồn dập và hơi thở của em cũng ngắt khoảng như em đang bước lên một con dốc cao. Hương thơm của chiếc gáy trắng ngần, hương thơm của mái tóc chùm kín mặt tôi , làm tôi muốn lịm chết đi trong mớ tóc rối ấy. Những sợi tóc rớ txuống đời làm sóng lênh đênh, và tôi chính là người đang trôi nổi dập dềnh trên những lượn sóng mầu nhiệm ấy.
    Tôi thấy em khẽ rùng mình, rồi hốt hoảng, em kêu lên;
    - Trời ơi.
    Không phải chỉ mình em hốt hoảng kêu lên, mà chính tôi, có lẽ tôi cũng sung sướng ngạc nhiên, bất ngờ, để thốt lên hai tiếng "trời ơi" như vậy.
    Một thoáng im lặng. Giọng em vẫn còn run run đượm vẻ trách móc:
    - Ông ăn hiếp em hả ?
    - Ddâu có.
    - Ông đã... cắn tai em. Ông ỷ lớn ăn hiếp em.
    - Ðứa nào...
    Tôi định thốt lên một câu thề thốt quyết liệt nhưng chợt dừng lại kịp vì hình như em đã sửa lưng tôi một lần rồi. Em không thích thề, vả lại cũng không có gì vô duyên hơn khi một gã con trai mở miệng ra là có một câu thề thốt nằm sẵn trên đầu lưỡi.
    Em trừng trừng mắt:
    - Cấm thề.
    Tôi bèn nín im, giả vờ nhìn xuống mặt sông đen ngòm. Gió lùa hơi nước từ dưới lên mang thêm mùi dầu nhớt tanh nồng khó chịu. Em đá nhẹ vào chân tôi :
    - Em ghét ông.
    Dĩ nhiên khi em nói ghét tôi bắt buộc tôi phải hiểu ngược lại. Vì có ngu như bò tôi mới tin lời một người đàn bà. Khi đàn bà nói một đàng, ta phải hiểu một nẻo. Ðó là kinh nghiệm tôi mới học mót được của vài tên bạn tự cho mình là sành sỏi, dày dạn đường tình.
    - Em bị mất một lỗ tai.
    - Nó đang nằm trong bụng tôi đây.
    - Tại sao ông cắn em ?
    Chúa ơi, làm sao tôi giải thích được. Và khi không giải thích được chỉ còn một cách duy nhất là cười trừ. Tôi đành cười một nụ, nhưng em vẫn không buông tha:
    - Tại sao ông cười ?
    Lại thêm một câu hỏi mà tôi không thể giải thích được nữa. Em bỗng chỉ xuống mặt sông đen ngòm nói :
    - Hôm nào em sẽ nhảy xuống đây. Ðố ông em dám không ?
    - Nhảy xuống làm gì ?
    - Ðố ông đó.
    - Tự tử.
    - Xời.
    - Em muốn lội đua nước rút với những con cá dưới sông.
    - Em không giỡn đâu à.
    - Vậy chứ em làm gì, không lẽ em là mỹ nhân ngư ?
    - Ông thơ mộng quá trời. Người ta nhảy xuống để tắm tôi ông ơi.
    Tôi như con gà nuốt phải sợi dây thun, tự nhiên yếu xìu, xụi lơ, mất hết cả nhuệ khí khi cô bé vô tình quay lại cho tôi xem đoạn phim "hồ tắm", trong đó nhân vật đóng vai chính là tôi, một kẻ không bị đời đánh gục mà bị một con bé xô ngã xuống hồ đau điếng, chới với suýt chút nữa thì đã chết đuối.
    - Ông có dám tắm ở khúc sông này không ?
    - Tôi không biết lội.
    - Chắc lúc nói câu đó, gương mặt tôi trở nên nhăn nhó một cách thảm hại, nên có bé cảm động, chớp mắt mấy cái rồi giọng nhỏ nhẹ mơ hồ:
    - Ông cho em xin lỗi, vô tình nhắc lại chuyện rủi ro bữa trước.
    Ddúng là chuyện rủi ro của em, nhưng rủi ro chết người. Và chúng ta hình như đã cam kết ngấm ngầm với nhau là đừng nên nhắc lại. Nhưng không sao, đó là một vết thương tuyệt vời, một cái ngã đắm đuối cho tình yêu vừa chớm.
    - Mấy nhỏ bạn của em nói hôm nào ông tặng cho mấy nhỏ ấy quyển sách do ông sáng tác đi.
    - Trời.
    - Sao ông kêu trời ?
    Tôi lắp bắp:
    - Ừa không. Tại tôi quen miệng.
    - Ông lúc nào cũng quen miệng gọi Chúa, gọi Trời. Sao ông không gọi thêm vài "nhân vật" nữa cho đủ bộ.
    Tôi cười, chớp mắt nói một câu đầy ý nghĩa:
    - Tôi sắp gọi một nhân vật trọng đại, ghê gớm, một nhân vật phải ở đầu mày cuối mắt, đầu môi, đầu giấc ngủ, giấc mơ của tôi.
    - Ai vậy ông ?
    - Bí mật.
    - Bí mật cũng được. Nhưng ông có hứa ngay bây giờ tặng sách cho tụi bạn em không ?
    - Sách tôi ?
    - Dạ sách của ông. Tụi nó nghe nói ông là nhà văn nhà thơ nên định kéo tới toàn soạn xin sách ông đấy.
    Tôi cười:
    - Tôi là một nhà... gõ đầu trẻ tương lai thì đúng hơn.
    - Em không biết. Bạn em dữ lắm. Phải có sách cho tụi nó mới yên. Ai biểu ông là... nhà văn làm chi vậy ?
    Chúa ơi, quả thật chưa bao giờ tôi gặp phải một câu hỏi hóc búa như thế này. Dù nghề nghiệp tương lai của tôi làsẵn sàng để bị hỏi, bị chất vấn và nếu trả lời dở ẹc thì bị xỉ vả, bị chê dài.
    Tôi bèn nghĩ ra một cuốn sách còn nằm trong... tưởng tượng. Và tôi quả quyết nói với em:
    - Ðược rồi. Tôi sẽ viết.
    - Sao lại sẽ ?
    - Vì sách cũ của tôi đã bán hết rồi. Không còn một cuốn. Cam đoan không quảng cáo láo.
    Ðây cũng là một cuốn sách tưởng tượng của tôi nữa. Và sách tưởng tượng dễ bán hết lắm. Nó sẽ tuyện bản ngay khi vừa "phát hành".
    Em kê tôi một câu đau điếng:
    - "Hấp dẫn lắm" như khô nai Ban Mê Thuột và khô cá thiều Phú Quốc không ?
    - Ðây không phải là thức ăn, hay món nhậu.
    - Vậy đề tài gì ?
    Tôi làm ra vẻ bí mật:
    - Em yên chí. Rồi sẽ biết.
    Em cắn những hạt đậu phộng. Ly nước ngọt đã vơi. Tôi cũng vừa nốc cạn xong ngụm bia cuối cùng rồi nằm ngả đầu ra thành ghế dựa nhìn lơ mơ ra mặt sông đen. Ðêm trùm phủ, không cho thấy những gì ở xa cách mắt tôi. Trong ánh đèn chóa mắt của chiếc tàu hải quân xám xịt vừa lóe lên tôi thấy những lượn sóng nhấp nhô, xô dạt vào bờ đá xanh. Tôi vừa có cảm tưởng mình vừa ngã xuống nước thêm một lần thứ hai và đang trôi theo những lượn sóng nhấp nhô ấy.
    - Ông đưa em về được chưa ?
    - Chưa.
    - Về đi ông. Em không dám đi chơi khuya nữa đâu, sẽ bị ba đánh chết.
    - Tôi muốn chúng ta ngồi đây cho tới giờ giới nghiêm rồi tôi chở em lang thang trên đường phố chơi.
    - Ông khùng nặng.
    Có lẽ tôi đã khùng nặng thật khi đã yêu một cô nhỏ mười bảy tuổi như em.
    Tôi bỗng hỏi:
    - Em có xem phim "Lữ hành trong mưa" chưa ?
    - Xời, phim đó cả băng Ngũ Long công chúa đi xem. Tụi nó phê bình quá sá.
    - Em thích con nhỏ Twinky hay "ông" nhà văn ?
    - Em thích cả hai.
    - Tôi thích một thôi.
    Em cười lớn:
    - A, con nhỏ Twinky dễ thương quá mà, ông mê nó làphải.
    - Em hiểu lầm. Tôi thích "tác phẩm" không bao giờ thành của ông nhà văn đó. Bởi vì ông ta cứ gõ mấy chữ được vài hàng cô bé Twinky lại phá đám, và ông ta bỏ dở.
    Em bỗng trừng mắt:
    - Ông xỏ em hả ? Ông ví em như con nhỏ Twinky phá đám ấy hả ?
    - Ðâu có.
    - Ông muốn em xô ông té xuống sông một lần nữa không ?
    Và em giận dỗi đứng lên, bỏ đi về chỗ chiếc xe gắn máy của tôi đậu dưới một tàn cây khuất bóng tối. Em đứng đó, không thèm quay lại xem tôi có phản ứng như thế nào. Dĩ nhiên tôi còn có phản ứng nào khác hơn là vẫy tay gọi mấy đứa trẻ con bán thức ăn lúc nãy lại trả tiền.
    Một đưá cắc cớ hỏi tôi:
    - Bộ cô đó giận ông rồi hả ?
    Tôi nổi sùng nạt lớn:
    - Nhóc tì biết gì, lấy tiền rồi bước.
    Và tôi đứng lên, ném lại trên bàn một tờ giấy năm trăm.
    
- o O o -

    Cơn mưa dễ ghét chợt đổ xuống từ lúc tôi tới đây. Ðúng là cơn mưa trái mùa phải gió. Tôi không mang theo áo mưa nên vội vàng chạy tìm một tàn cây lớn che phía trên đầu để trú mưa. Ðứng dưới bóng của chiếc lá xanh, những hạt bụi mưa nhỏ xíu, li ti rớt từ trên đó xuống, tôi phóng tầm mắt qua ngôi giáo đường im bóng mờ mịt màn mưa đang giờ hành lễ. Chắc một vị linh mục nào đó đang thuyết giảng về kinh thánh, không biết có đoạn nào nói về một người đang chờ đợi trong mưa gió dưới một gốc cây trong công viên khi người yêu của hắn đã vì giận hắn mà trở nên yêu Chúa hơn không. Nếu có, Chúa ơi, quả là định mệnh.
    Buổi lễ của ngôi giáo đường này thật lâu. Tôi đứng mỏi nhừ cả hai chân, đánh không biết bao nhiêu vòng quanh gốc cây, mái tóc đã thấm ướt vì những hạt bụi mưa li ti. Tôi đảo mắt khắp bốn phương tám hướng không biết bao nhiêu vòng, cuối cùng rồi đôi mắt mòn mỏi trông đợi ấy cũng quay về đúng hướng ngôi giáo đường lớn nhất thành phố, tường gạch vàng nâu với hai tháp chuông cao chông trời, vây quanh bởi những bầy chim én chao lượn kêu líu tíu tạo thành một âm thanh trong trẻo lạ lùng đi dài trên thinh k hông. Em đang quì trong giáo đường, em đang hướng đôi mắt ngây thơ nhìn lên tượng Chúa, đang dõi tâm hồn theo lời thuyết giảng của vị linh mục nào đó. Và em cầu nguyện gì trong những lời thầm ấy. Có một lời nào dành cho tôi không ?
    Cuối cùng, tôi móc thuốc châm lửa ngậm hờ hững trên môi. Ngụm khói cay mắt, thả ra cùng những hạt bụi mưa tản mạn phía trước mặt. Công viên hoàn toàn vắng lặng, không một bóng người. Ở phía xa, cách một con đường khác, tôi thoáng thấy vài anh công an qua lại. Ðó là những anh công an đang giờ tuần tra. Màu quần áo của họ như bị hòa nhập cùng cơn mưa. Quanh đó là những lũ cây cối buồn thiu , lũ cổ thụ vươn mình thẳng vút lên với màu xanh rờn rợn pha vào nền trời đẫm nước, nhòa nhạt. Bây giờ tôi mới thấm thía cái khổ đau của một anh con trai đứng đợi người yêu nhất là người yêu đang làm lễ ở trong giáo đường, khoêng hẹn. Tôi đã bỏ cả một tuần lễ để thăm dò , theo dõi từ cổng nhà em cho tới cổng trường, để cuối cùng biết được chiều hôm nay em đi lễ nhà thờ này. Và tôi chờ đợi. Trong nỗi hồi hộp của một tên thơ.săn mang nặng mặc cảm trước con mồi. Ngôi giáo đường đẹp và lớn nhất thành phố này bình thường tôi xem nó chẳng có gì đặc biệt, quan trọng. Hằng ngày tôi vẫn thường ngồi uống cà phê lộ thiên nép bên hông bưu điện. Những con chim én đó, đã từng báo hiệu với tôi về thời tiết đổi thay của mùa ấm áp lẫn mùa lạnh lẽo. Tôi thường thích ngồi ở những chiếc ghế thấp sát mặt vỉa hè nhìn lên những đỉnh cây xanh vây bủa lũ chim én lượn vòng líu tíu gọi nhau. Tôi chưa biết một nỗi buồn như bây giờ. Chưa biết có một cơn mưa trái mùa rét cóng hai bàn tay, cô đơn với tận cùng thớ thịt. Những sớm mai đó với cà phê, khói thuốc, những câu chuyện không thành hình dáng đầu đuôi nào với bạn bè, quả thật là những sớm mai buồn đẹp, vương vấn kỷ niệm mơ hồ về một tuổi trẻ. Ở đó tôi đã từng nhìn thấy những cặp tình nhân dắt nhau băng qua đường vội vã. Cũng như họ đã vội vã trong hạnh phúc. Nhưng tôi không biết được gì hơn ngoài màu áo, một màu áo đó đã đột nhiên bừng sáng lên trước mắt tôi, hay trở nên mờ ảo khuất lấp. Bởi vì, những màu áo ấy đã bước qua đường.
    - Hưởng, làm gì đứng đó vậy bạn ?
    Ngạc nhiên trước cái vẫy tay và lời nói thân mật chợt vang lên từ phía gã con trai ở bên kia đường. Tôi không thể nhìn rõ gã trong màn mưa dày bịt, vẫn cánh tay vẫy ngoắt. Tôi ngẩn ngơ nhìn. Cuối cùng hắn bỏ chiếc xe nằm lại bên lề đường, mang chiếc áo mưa rộng thùng thình chạy sang phía tôi.
    Bây giờ tôi mới nhận ra là Cam. Tên bạn có cái tên thật mát mẻ, ngọt ngào hấp dẫn.
    - Làm gì đứng dưới gốc cây vậy bạn ?
    Tôi bâng quơ đáp:
    - Trú mưa.
    - Với mục đích gì ?
    - Nhìn những con chim én đang bay trên trời kìa.
    - Bạn mất tăm biệt dạng cả tuần nay. Tưởng đi đâu khỏi thành phố rồi chứ.
    Không gì bực cho bằng đang chờ đợi người yêu mà bị phá đám. Tôi hơi cáu , nên xẵng giọng:
    - Mày đi đâu đây ?
    - Còn đi đâu nữa, lãnh tiền trợ cấp của ông già.
    - Sao không vào bưu điện lãnh đi, trễ giờ rồi.
    Hắn liếc nhìn đồng hồ tay:
    - Còn cả tiếng nữa bố ơi. Còn sớm chán. Lãnh chậm giờ nào còn là tiền mình giờ nấy. Vì khi lãnh xong tiền thuộc về bà chủ nhà trọ, bà nấu cơm tháng, em bé bán thuốc lá và trăm thứ vớ vẩn khác của thiên hạ nhưng mình thì rất cần.
    Và nó anh dũng rủ tôi:
    - Sang bên kia làm chầu cà phê đi.
    Tôi thoái thác:
    - Mưa.
    - Nhằm gì, chạy băng qua đường chỉ ướt chút xíu thôi. Mưa này đẹp chán.
    - Tao đang bận.
    - Lạ nhỉ, mày mà bận. A, biết rồi, chờ em nào đang làm lễ trong nhà thờ. Giấu bạn bè nghe con, bắt được tại trận.
    Tôi cười:
    - Chờ ai đâu. Ðón rước con nhỏ em về. Con nhỏ nổi hứng hôm nay bỗng dưng thích đi lễ nhà thờ. Bình thường nó thích theo mẹ tao lên chùa cúng Phật thôi.
    Tên này lia cho tôi mấy đường kẹo ngọt như cam:
    - Khỉ. Con gái là chúa ngoan đạo. Nếu em đạo nào thì em theo chết bỏ đạo đó chứ đâu mà loạn xà ngầu nay cửa Phật mai vào nhà thờ. Bạn xạo quá trời.
    - Mày không tin cứ chờ "nó " ra mà hỏi.
    - Ai ?
    - Em tao. Con nhỏ Phố chứ còn ai nữa.
    - Trời.
    Tôi bắt đúng tẩy tên bạn nên khoan khoái cười:
    - Sao ? Mấy hôm nó vẫn hỏi thăm anh Cam sao lúc này không thấy tới chơi. Nó thắc mắc và hỏi tao bộ mày tính sửa soạn lấy vợ rồi phải không.
    - Sắp tới giờ tan lễ chưa ?
    - Ba mươi giây nữa.
    - Ai chớ con nhỏ Phố mát ấy tao xin chịu. Thôi "bái bai" mày nghe. Mai mốt gặp lại, tao đi qua bưu điện lãnh tiền cho chắc ăn. Mai mốt tao sẽ ghé nhà trả nợ nhỏ Phố.
    Và tên bạn thân ái của tôi biến mất bên kia đường. Thật hú hồn, tôi vẫn tưởng không làm sao "trục xuất" được tên bạn dễ ghét kia, không ngờ đem nhỏ Phố ra dọa vậy mà hiệu nghiệm. Thật ra, những tên bạn của tôi đứa nào cũng ngán Phố một cửa. Kể cả tên Cam này, dù rằng vỏ cam dày cũng vẫn gặp phải móng tay nhọn của nhỏ Phố như thường. Tôi rít một hơi thuốc dài, thở ra khoan khoái. Trời mưa bây giờ tôi mới thấy đẹp, những hạt mưa tình tứ ấy như hiểu ra được sự chờ mong, trông ngóng. Thời gian như một chút hương lá, hương hoa cỏ, cùng mùi hương đất nồng nàn thân ái bị hơi mưa cuốn lên mũi tôi. Ðám cỏ xanh rì dưới chân, những thân cây đứng chan hòa trong bóng nước như cũng thấp thoáng bay tơi bời.
    Hồi chuông giáo đường bỗng vang lên, ngân nga, đổ dài ra bao la khắp nơi trong thành phố. Tiếng chuông thúc giục hồi hộp lẫn với vẻ bình yên hạnh phúc đi dài trên vườn cây, lẫn vào trong mưa. Tiếng chuông chiều nay nghe ấm áp, hứa hẹn. Tôi chong mắt nhìn qua những khung cửa mở rộng của giáo đường giờ tan lễ. Những đám người từ nơi ấy túa ra, quần áo rực rỡ. Tôi không dám bước qua vội, mặc dù cơn mưa cùng lúc với nhịp chuông chậm dần, đã ngơi hột.
    Rít mấy hơi thuốc liên tiếp để có thêm can đảm. Tôi rời công viên hướng về phía những đám đông.
    Tôi nhận ra em không mấy khó khăn với chiếc áo pull ngắn tay màu trắng và chiếc jupe xanh màu nước biển. Em không đi một mình, mà đi với một nhỏ bạn lạ mặt tôi chỉ mới gặp lần đầu tiên. Tôi thấy hơi mất trọng lượng một chút, nhưng vẫn tiến đến. Và tôi gọi Kiều Mơ hai ba tiếng lắp bắp. Có lẽ em không, hay em giả vờ không nghe. Mặt em vẫn tỉnh bơ, nắm tay nhỏ bạn nhìn lên những đỉnh cây vẻ say sưa hơn là bối rối trước những tiếng kêu tha thiết của tôi.
    Nhỏ bạn lắc mạnh tay em, rồi chỉ tôi:
    - Ai gọi bồ kìa.
    Giọng em thật dễ ghét:
    - Ai đâu ?
    - Một người đang đi tới.
    - Chắc họ lầm tui với ai đó.
    - Làm sao được. Người ta gọi tên bồ hai ba lần.
    - Tên tui có gì đẹp đâu mà gọi.
    Tôi cáu sườn tiến tới trước mặt em, đứng lại, sừng sững như một chiếc thiết giáp chờ xung trận. Chỉ thiếu chút xíu nữa là tôi chạm đánh cốp vào trán nhỏ bạn em. Giọng tôi gằn gằn:
    - Kiều Mơ.
    Em chỉ thoáng nhìn tôi, rồi nắm tay nhỏ bạn quay bước, không quên buông một câu lạnh lùng:
    - Mình qua bên bưu điện đớp bò bía đi bồ.
    Nhưng nhỏ bạn em thắc mắc:
    - Ai vậy Kiều ?
    - Ai biết đâu.
    - Có vẻ là người quen của bồ mà.
    - Chắc ông ta lầm tui với... vợ ông ta. Nhiều người bị vợ bỏ hay trông gà hóa vịt lắm. Bữa trước Kiều Mơ có đọc báo, thấy một ông nhắn tin loạn lên để tìm vợ với những câu mùi rệu, bi ai não nề lắm. Còn dọa, nếu em không về chắc anh điên mất. Dám ông này lắm à.
    Tôi đứng chết trân, không ngờ em lại có miệng lưỡi của một con rắn độc. Ðúng rồi, thật là ngu, còn gì mà phải nghĩ nữa, đàn bà chính là con rắn. Con gái là rắn độc, còn em là rắn hổ mang. Rắn hổ mang chúa nữa kia.
    Tôi hóa khùng thật sự:
    - Ê, Kiều Mơ.
    Thật là sung sướng đến lịm người khi em lên tiếng:
    - làm gì mà gọi tên người ta hoài hủy vậy ?
    - Tại vì em không lên tiếng.
    - Quen bao giờ mà lên tiếng ?
    Thật là ứa gan. Mặt tôi nóng bừng, hơi thở phì phò như võ sĩ lên đài sau một hiệp đầu. Tôi không dại gì gây gổ với em nữa. Ừ nhỉ, em và nhỏ bạn đi qua bưu điện đớp bò bía. Tôi chỉ việc im lặng theo sau. Kẻ nào khôn mới nín im, mới giữ im lặng, người nào dại khờ mới nói. Và tôi nín lặng, bước theo em. Nhỏ bạn em nhìn tôi, đôi mắt ngơ ngác diễn tả một sự ngạc nhiên lạ lùng bí hiểm, nhưng không giấu được nụ cười chế riễu. Tôi cũng không vừa, mặt hầm hầm , trả lại một tia nhìn tóe lửa hận thù. Có lẽ nhỏ bạn em thấy tôi quyết liệt quá nên vội quay đi, giả vờ nắm tay em chỉ chỏ lên chiếc đồng hồ bưu điện to lớn. Chiếc đồng hồ thật dễ ghét. Trời mưa cũng thật dễ ghét. Mọi người đều thật dễ ghét.
    Tới hàng bò bía. Ông bán bò bía choàng một cái khăn trắng cáu bẩn ngang rốn, hai tay thoăn thoắt với hai chiếc muỗng nhìn hoa cả mắt. Ông ta liếc nhìn hai cô gái mặt mày tươi rói chào mời.
    - Hai cô ăn bò bía, ba chục một cuốn nóng hổi.
    Tôi nói nhanh:
    - Cho một trăm cuốn lẹ lên.
    Ông bò bía trợn mắt, há hốc, chứng tỏ một sự ngạc nhiên đến kinh hoàng nhìn tôi:
    - Một trăm cuốn ?
    - Ừ.
    - Ông ăn ở đây hay đem về ?
    - Ăn ở đây.
    - Ông đùa tôi làm chi, thôi để tôi bán cho hai cô này ông ơi.
    Ông bò bía chắc không có mấy thiện cảm với tôi và dĩ nhiên, ông ta cũng không đời nào tin tôi có thể mua một trăm cuốn bò bía. Ông chỉ khoái chuyền hết cuốn này đến cuốn kia cho em và nhỏ bạn. Tôi cáu sườn lấy đại một cuốn. Vừa ăn tôi vừa tìm cách hỏi chuyện nhỏ bạn em:
    - Chắc cô là một trong Ngũ Long công chúa ?
    Một thoáng ngượng ngùng , nhỏ bạn em gật đầu. Tôi cười cười:
    - Ngũ Long công chúa tôi biết được bốn người. Phụng Tiên, Ðông Ngân, Tiểu My, Kiều Mơ. Vậy cô bé là ai ?
    - Một cái giật tay làm hiệu. Nhỏ bạn em cười nhẹ:
    - Tôi là... tôi. Ông hỏi làm gì vậy ?
    - Không lẽ chúng ta quen nhau mà không biết tên để gọi thì kỳ chết.
    Cô bé cong môi:
    - Quen bao giờ ?
    - Mới đây. Ngay lúc này.
    - Tôi không quen ông.
    Tôi vẫn không nản chí. Hình như Chúa đã phán: hãy tìm sẽ tới, hay gõ cửa sẽ mở. Tôi muốn tự phán với mình: mình hãy kiên nhẫn sẽ được thỏa mãn. Tôi bèn đổi giọng vui vẻ:
    - Bây giờ để chứng tỏ rằng chúng ta quen nhau hay không, vậy tôi thử đoán tên cô bé nhé.
    Cô bé ngước mắt, mặt hết lên có vẻ thách thức:
    - Nói đi.
    Nhớ lại hình như có một lần em kể hết tên của nhóm Ngũ Long công chúa. Bốn người tôi đã biết, một người vắng mặt... chà, trí nhớ của tôi vẫn không tệ lắm, nhưng phải qua một lúc lâu vận dụng cả những gì có thể vận dụng được tôi mới sực nhớ ra. Tôi cười khoan khoá, giọng đầy chiến thắng:
    - Tên cô bé là... Ngâu Hoa phải không ?
    - Bộ ông là thầy bói hả ?
    - Không là thầy bói nhưng tôi trúng tên để chứng tỏ là chúng ta quen nhau từ lâu rồi.
    Ngâu Hoa lay mạnh tay Kiều Mơ, cự nự:
    - Bộ nhỏ nói cho ông này biết tên tui hả ?
    Ném cho tôi một cái nhìn dao cắt, em chối:
    - Không. Ông ta là thầy bói ngồi trước Lăng Ông đó. Ông ta đoán mò, may ra trúng.
    Dĩ nhiên lời giải thích của em đã trở nên vô ích. Vì càng giải thích Ngâu Hoa càng hiểu rõ "địa vị" của tôi đối với em thêm. Ngâu Hoa bây giờ nhìn tôi với đôi mắt đầy thiện cảm. Cô bé cười tươi như một miếng thạch.
    - Bộ hai người giận nhau hả ?
    Tôi nói:
    - Một người giận thôi. Vì tôi đâu có giận.
    Ngâu Hoa cấu vào cổ tay em, cười:
    - Sao vậy nhỏ ?
    - Không sao hết.
    - Gay cấn hả em. Thôi vuốt giận. Ăn nhiều bò bía vào để đền thiên hạ đi.
    Có lẽ trong nhóm Ngũ Long công chúa, ngoài em ra, dĩ nhiên. Ngâu Hoa là cô bé dễ thương nhất, có duyên nhất, hiền nhất. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi không ngại ngùng chấm một hơi ba tiếng "nhất" đối với một cô gái.
    - Nhỏ này hay giận ghê lắm. Nhưng không sao, ông xin lỗi nhỏ một lúc là cười hở mười cái răng ngay. Trong lớp mấy đứa vẫn giận nhau hoài và cũng giảng hòa nhau hoài à.
    Tôi cười cười. Có thể như thế lắm. Nhưng trong trường hợp này chắc chắn tôi không thể nào mở lời xin lỗi em được. Tôi cũng nhớ một người nào đó đã nói: đàn bà như trẻ con, không nên chiều, vì chiều họ một lần sẽ phải chiều họ mãi mãi. Vậy tốt hơn, tôi không nên có một lời xin lỗi nào với em hết.
    Trời vẫn mưa lất phất. Những hạt nước trông vui mắt, nối từ các đỉnh lá xuống. Những hạt nước trở thành những giọt long lanh bám trên tóc em, tóc Ngâu Ho ạ Tự nhiên tôi thèm không khí của một quán cà phê, một chỗ ngồi khuất tối, một đoạn nhạc trầm trầm vang nhẹ, một tách cà phê uống trong cơn mưa bên ngoài sẽ trở nên đậm đà biết bao nhiêu.
    Tôi thân mật đề nghị với Ngâu Hoa:
    - Chút nữa, Ngâu Hoa đi uống nước chứ ?
    - Ở đâu ạ ?
    - Quán không xa lắm. Chúng ta có thể đi bách bộ trong cơn mưa đẹp như thế này để tới.
    Ngâu Hoa cười rạng rỡ cả gương mặt đỏ ửng:
    - Xời ông khôn ghê nhỉ, rủ người ta đi uống nước để nhờ xin lỗi giùm chứ gì.
    Tôi sung sướng hài lòng, và có thể tuyên bố ngay cô bé này là một người con gái thông minh nhất thế giới.
    

Xem Tiếp Chương 6Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Kiều mơ
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Đang Xem Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Dài Học Trò Khác
» Ngôi Trường Mọi Khi
» Góp Nhặt Cát Đá ( Thạch Sa Tập )
» Hai Vạn Dặm Dưới Biển
» Harry Potter và thanh gươm Gryffindor
» Con Thúy
» Hạ Đỏ
» Phượng Vĩ
» Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa
» Thằng Quỷ Nhỏ
» Pippi Tất Dài
» Harry Potter Và Mật Lệnh Phượng Hoàng
» Thằng Người Gỗ
» Còn Chút Gì Để Nhớ
» Ngoài Song Mưa Bay
» Đảo Giấu Vàng
» Bong Bóng Lên Trời
» Harry Potter Và Hoàng Tử Lai
» Hoa Hồng Xứ Khác
» Chiếc chìa khoá vàng