Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Vẫn Mãi Yêu Anh Tác Giả: Vân Khanh    
    Hai anh em gặp nhau trước cổng trường. Nam Hưng có vẻ bối rối:
    – Anh đi tìm em à?
    Quốc Trung nhìn em, trầm giọng:
    – Em nên về nhà. Ba đang trông em từng phút. Ngọc Nhi cũng sút đi, không ăn uống được vì lo cho em.
    Nam Hưng bặm môi:
    – Em ghét mẹ em! Em hận bà ấy.
    Kéo tay em, Trung ôn hòa:
    – Phận làm con không cho phép chúng ta cãi lại cha mẹ, dù biết họ xử xự không phải. Dì Loan là mẹ em. Hùm dữ không ăn thịt con. Trong nhất thời dì Loan nóng giận, nên có nặng tay với em. Điều ấy đầu có sao hả em? Nghe anh về nhà đi, không đâu an toàn và tự do như nhà mình, em ạ.
    Nam Hưng vẫn lắc đầu, chán nản:
    – Nhà ư? Sớm muộn gì cũng một lần ra khỏi đó. Bà ấy đã cầm nhà lấy tiền đánh bài rồi. Ba không thể tìm ra số tiền lớn ấy để trả nợ đâu.
    Quốc Trung giận dữ:
    – Em bướng hơn cả Ngọc Nhi. Tại sao phải cố chấp như thế? Sẽ không có sự thay đổi nào hãy. Hãy tin anh.
    Nam Hưng cúi đầu:
    – Từ hôm qua đến giờ, em ở nhờ nhà một thằng bạn ba mẹ nó về quê, nên em có thể sống thoải mái hiện thời. Em rất muốn được sống trong gia đình của chính mình. Vậy mà mẹ em đã làm em thất vọng.
    Nam Hưng đưa tay chùi vội những giọt nước mắt lăn trên má. Con trai, ai lại khóc bao giờ. Nam Hưng chưa bị ba mẹ đánh, dù một roi nhỏ. Mẹ luôn gọi cậu là “cục cưng của ba mẹ". Cục cưng ấy đã không còn được cưng nữa, khi có một bà mẹ ghiền bài hơn mọi thứ trên đời. Vì những lá bài đỏ đen nhập nhằng ấy, cậu đã bị mẹ đánh không tiếc thương. Hậu quả còn kéo dài. Nếu mẹ cậu không chịu dừng tay, thì hẳn Ngọc Nhi, chị gái xinh xắn dễ thương của cậu sẽ gánh tiếp hậu quả. Gia đình rồi sẽ tan nát, sống dưới một tấm căng tạm bợ trên vỉa hè nào đó. Vậy mà anh Hai khuyên cậu về ư?
    Nam Hưng nuốt lòng. Nước mắt người đàn thật hiếm hoi. Nó không dễ rơi trước mọi hoàn cảnh.
    – Nam Hưng! Em nghe anh về đi. Anh hứa sẽ không có sự thay đổi nào đâu.
    Ngọc Nhi, rồi sẽ được vào đại học, cả em nữa. Ba phải mạnh sẽ là như thế.
    Nam Hưng thắc mắc:
    – Tại sao anh phải hy sinh nhiều cho tụi em như thế? Mẹ em luôn coi anh rẻ rúng, dù anh không hề ăn bám ai cả.
    Quốc Trung mỉm cười:
    – Vì anh là anh trai của em. Được chưa hả? Con trai đừng thèm khóc và ủy mị chứ.
    Nam Hưng đưa mắt nhìn quanh. Cổng trường đã vắng hoe. Tít trên tàn phượng vĩ một vài bông phượng nở đỏ rực rung rinh. Hè sắp tới nữa rồi. Anh Hai nói đúng. Mình phải về nhà thôi. Ngoài giờ học, mình sẽ tới ga-ra phụ ba, không để ba thui thủi một mình nữa. Biết đâu, sau này số phận mỉm cười với mình. Ga-ra nhỏ ấy mà trở thành một công ty phục hồi, sửa chữa trang thiết bị các loại xe, thì những ngày lấm lem đầu mở của mình đâu có bỏ đi. Quốc Trung không hề biết được suy nghĩ ấy trong đầu cậu em trai của anh. Chỉ thấy nét mặt Nam Hưng tươi hắn lên. Và nó theo anh về nhà.
    Vừa nghe xong cuộc điện thoại do cô Nga gọi xuống, Quốc Trung mừng quýnh lên. Anh không ngờ cô hy sinh cho anh nhiều thế. Cô Nga nói, chỉ trong ba ngày tôi sẽ đem đủ số tiền ấy xuống để ba anh chuộc lại giấy tờ nhà. Cô chỉ day dứt buồn, vì đó là số tiền bao năm cô chắt chiu, dành dụm, chờ ngày anh thành danh, cô sẽ dùng tới no làm vốn cho anh lập nghiệp. Anh phải an ủi mãi, cô mới nguôi ngoai. Dắt xe vô nhà anh ngạc nhiên vì nhiều tiếng nói cười vui vẻ vọng ra từ phòng khách.
    Lựng khựng mãi, cuối cùng anh vẫn phải làm mặt tỉnh, ôm cặp bước vô nhà.
    Vì đơn giản, muốn về phòng riêng, anh phải đi qua phòng khách.
    – Quốc Trung! Con đã về rồi à?
    Dì Loan vồn vã khi thấy anh.
    Quốc Trung miễn cưỡng:
    – Dạ, thưa dì, con mới về.
    Anh gật đầu chào khách. Không khỏi băn khoăn vì khách là ba mẹ của Mai Phương, có cả cô bé nữa, họ đến đòi dì Loan món nợ kếch xù ấy hay còn mục đích khác?
    Mai Phương mỉm cười:
    – Anh Trung! Ba mẹ em đang chờ gặp anh đấy.
    Dì Loan cũng rỉ nhỏ:
    – Con vô trong cất cặp đi, rồi ra đây cho anh chị Thịnh nói chuyện. Đừng ngại, chuyện vui cả thôi.
    Quốc Trung nghe giận dì Loan không thể tưởng. Tại sao nợ nần ngập đầu như vậy, dì Loan vẫn cười nói tỉnh bơ? Chả lẽ con người ta lì đến mức quên tất cả kể cả lòng tự trọng? Quốc Trung bực lắm nếu không vì ba mình, anh đã mặc kệ, muốn tới đâu thì tới. Thở dài, anh quay ra và ngồi xuống chiếc ghế nhỏ kê phía dười cửa sổ.
    Mai Phương tíu tít, cô đưa vào tay anh lon Coca Cola:
    – Uống nước đi anh Trung chắc anh mệt lắm. Trời nắng thế này mà phải đạp xe bảy tám cây số đi về. Nếu là em thì chắc xỉu từ lâu.
    Cô ta làm như anh là khách vậy. Kỳ cục! Quốc Trung thầm nghĩ, khẽ cười:
    – Anh quen rồi! Hôm nay Mai Phương rảnh rỗi ghê nhỉ.
    Mai Phương tươi tắn:
    – Em thì ngày nào không rảnh chứ? Bởi vậy ba mẹ em đang nóng ruột, muốn cột chân em kìa.
    Ông Thịnh cười ha hả:
    – Khéo nói lắm, con gái. Quốc Trung này, bao giờ cháu thi?
    Quốc Trung khiêm tốn:
    – Dạ, sắp rồi bác. Cuối tháng sáu này thôi.
    – Cháu đã dự định gì cho tương lai của mình chưa?
    Quốc Trung chân thật:
    – Dạ, cháu chưa dám dự tính gì, bác ạ. Sinh viên tụi cháu bây giờ ra trường tìm việc làm không phải dễ. Cháu tùy thuộc vào sự phân công của tổ chức nhà trường.
    Ông Thịnh lắc đầu:
    – Phải có kế hoạch chứ cháu. Thời buổi này chờ đợi sự phân công của nhà trường, cháu sẽ chờ lâu hoặc phải tới vùng đèo heo hút gió xa xôi thiếu thốn, như thế thật uổng đấy.
    Quốc Trung bình thản:
    – Với cháu có việc làm ngay là tốt rồi. Còn đi vùng sâu vùng xa cũng không sao. Từ nhỏ, cháu đã quen sống giữa những cánh rừng cà phê, cao su, chè rồi.
    – Cháu nhìn đời đơn giản quá. Nghề của cháu ra trường, mở ngay một hiệu thuốc tây y, cháu sẽ nhanh chóng giàu có.
    Quốc Trung nhếch môi:
    – Điều ấy vượt qua điều cháu mơ ước. Vì cô cháu cũng không dư dả nhiều.
    Vốn để mở một hiệu thuốc đâu phải ít.
    Ông bà Thịnh nhìn anh:
    – Bác sẽ giúp vốn ban đầu cho cháu, cháu không từ chối chứ?
    Quốc Trung thẳng thắn:
    – Cháu không dám làm phiền tới hai bác đâu, cháu chưa quen buôn bán, chưa quen khách, sẽ làm hao hụt đồng vốn của bác. Với gia đình bác, đồng tiền là nguồn kinh tế chủ yếu sinh ra tiền lãi. Cháu không thể mượn được.
    Bà Thịnh tươi cườI:
    – Cháu câu nệ quá đấy. Nếu cháu ngại, thì ta yêu cầu cháu giúp ta một việc nhỏ.
    Lại giúp! Quốc Trung nghe buồn cười làm sao, anh chẳng tài cán gì, sao giúp được ông bà ấy.
    Không thấy anh nói gì, bà Thịnh vui vẻ:
    – Mai Phương ở không, dễ sinh tật. Cháu mở hiệu thuốc, coi như ta hùn vốn với cháu để Mai Phương phụ bán thuốc. Cháu sẽ không nghĩ là mắc nợ ta. Và con Phương có việc làm, không đi chơi nữa. Cháu đồng ý nha?
    Quốc Trung ngán ngẩm lắm. Cuối cùng họ cũng đang dần dần để lộ ra mục đích của mình rồi. Nhưng anh vẫn từ tốn:
    – Thưa bác, chuyện ấy chờ khi cháu ra trường rồi mới tính. Hơn nữa, đâu phải thi đậu là có bằng ngay đâu bác. Không có bằng thì ai cấp giấy phép hành nghề cho mình. Với Mai Phương cháu nghĩ hai bác có thể đưa cô ấy tới công ty, phụ bác vấn đề sổ sách. Sau này, cổ cũng phải thay bác điều hành công ty kia mà.
    Mai Phương kêu lên:
    – Em không chịu phụ ba đâu. Vả lại, em đâu rành việc kinh doanh, lơ mơ làm hỏng việc, ba em dám cạo trọc em lắm.
    – Bây giờ, vừa học vừa làm cũng được vậy. Tài sản, công sức ba em một đời gầy dựng. Em không thay ba, chả lẽ bỏ?
    Mai Phương lấp lửng:
    – Anh Trung biết điều ghê. Hay anh về phụ ba em đi. Có anh, em cũng theo nghiệp ba em luôn.
    Quốc Trung lắc đầu:
    – Không được đâu! Công anh mấy năm theo đuổi sự nghiệp. Anh yêu nghề dược của mình, dù nghèo, anh cũng không bỏ. Anh nói thiệt.
    Dì Loan chợt xen ngang:
    – Trung à? Con không nên từ chối tấm lòng tốt của anh chị đây. Dì nghe anh chị nói đã mua được căn nhà mặt tiền, nằm ngay trên đại lộ Nguyễn Chí Thanh, với mục đích sẽ giúp con mở cửa hàng thuốc tây.
    Quốc Trung kêu lên:
    – Cám ơn dì đã có lời khuyên. Con biết giải quyết cuộc sống của mình. Nhân đây, con cũng cho dì biết, căn nhà nầy dì cầm giấy tờ cho ai, dì nên gặp họ và nói cho họ biết là ba ngày nữa, ba con sẽ đích thân chuộc lại.
    Dì Loan trợn mắt, phá lên cười:
    – Ba con ư? Ông Triệu ư? ông chủ cái ga-ra sửa xe dúm dó, tiền không có để chữa bệnh, bây giờ bày đặt nói chuyện viển vông nữa. Đừng đùa với ta chứ Trung. Không cần vòng vo nữa, ta cũng nói cho con hay, ta đã đồng ý nhận Mai Phương làm dâu. Con bé về nhà này, coi như ta được hết nợ. Và hai em con sẽ được ăn học đến nơi đến chốn. Ba con sẽ không phải suốt ngày tèm lem, tuốc luốc dầu mỡ.
    Quốc Trung làm bộ ngơ ngác hỏi:
    – Mai Phương về làm dâu của dì à? Em Hưng nhỏ tuổi thua Mai Phương mà.
    Dì không lộn chứ?
    Mai Phương giậm chân:
    – Anh Trung nói chuyện kỳ ghê, người ta thế này mà biểu ... biểu cặp bồ với nhóc Hưng. Nghỉ chơi anh luôn.
    Bà Thịnh lừ mắt:
    – Con nhỏ này, thật chẳng ý tứ gì cả. Ba đâu nói đó. Trung à! Bác nói thiệt nghen, con nghĩ sao về Mai Phương?
    Quốc Trung than thầm:
    "Đài" bắt đầu mở Anh cười cười:
    – Mai Phương thì khỏi chê được điểm nào về ngoại hình. Nhưng tính cô nhỏ đỏng đảnh, mè nheo quá. chưa đủ tiêu chuẩn ra ở riêng. Lỡ gặp phải anh chàng tính nóng như Trương Phi, lại gây nhau dài đấy.
    – Cháu hiểu Mai Phương như vậy là bác yên tâm rồi. Con Phương đâu chịu quen ai ngoài cháu.
    Bà Thịnh thản nhiên.
    Quốc Trung kinh ngạc:
    – Bác nói sao ạ? Trước giờ, cháu chỉ coi Mai Phương như em gái của mình.
    Cháu đâu dám làm buồn lòng hai bác.
    Ông Thịnh nãy giờ im lặng, bây giờ mới đủng đỉnh nói:
    – Thế này, để bác nói cho rõ ngọn ngành. Chả là con Phương nhà bác nó muốn hai bác cho nó được kết duyên với cháu. Lẽ ra chuyện này, hai bác phải chờ cháu lên tiếng trước mới đúng. Vì mấy ai nhà gái đi hỏi cưới chồng, nghe chẳng ra sao cả không chừng còn bị dư luận đàm tiếu. Nhưng cháu cũng coi gia đình bác là chỗ tình thân, cháu không lạ gì tính khí con bé nữa. Hai bác chỉ có mình nó. Công việc làm ăn cuốn hai bác như cơn lốc, ít có thời gian quan tâm đến nó. Mai Phương ở nhà một mình buồn, bạn bè tới rủ là nó đi liền. Xã hội bây giờ người xấu nhiều, người tốt ít. Vũ trường, nhà hàng karaoké chính là nơi bắt đầu mọi sự sa đọa, hư hỏng. Bác chỉ sợ khi nhận ra được sự ngốc nghếch của mình, thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn màng. Nên nghe Mai Phương nói thương cháu, muốn sống đời đôi bạn với cháu, vợ chồng ta đành vì con mà bỏ qua mọi nghi lỵ thiên hạ, mong cháu không từ chối.
    Ông Thịnh nói một hồi dài. Quốc Trung nghe mà thấy lùng bùng lỗ tai. Từ chối thắng ư? Anh làm vậy quá đáng. Ai không có tự ái. Họ là kẻ dư tiền thừa của. Họ đâu muốn rước sự bẽ bàng. Hơn nữa, vợ chồng ông Thịnh vẫn nghĩ họ đang nắm trong tay con cờ quyết định sự tồn tại của gia đình anh. Anh sẽ vì cha, vì em mình mà không nỡ từ chối.
    Quốc Trung nhếch môi, chua chát:
    – Cháu cám ơn bác đã có lòng muốn chọn cháu cho Mai Phương. Chuyện này, dù sao cũng đột ngột quá. Hai bác cho cháu được suy nghĩ lại, chờ thi xong, cháu sẽ quyết định.
    Mai Phương kêu lên:
    – Lỡ khi ấy, anh không chịu, mất duyên của con thì sao?
    Quốc Trung thiếu nườc kêu trời. Anh không ngờ con gái nhà giàu càng đẹp càng ... điên.
    Chứ không à? Tiền xài như lá rơi. Quần áo thay đủ kiểu. Xe thì thích gì đi nấy. Đẹp cũng đâu thua ai. Mắc chi phải đeo dính lấy một gã thanh niên te tua xơ mướp như anh để bị chối từ. Không điên cũng chẳng khôn ngoan. Nghĩ vậy, nhưng ngoài mặt, anh vẫn mềm mỏng, bởi tính Mai Phương nắng mưa thất thường. Nếu bị anh từ chối phắt, cô bé dám làm chuyện động trời. Tất nhiên anh chẳng can dự gì, song lương tâm của anh không yên ổn.
    – Phương à! Đừng ép anh chứ! Thời gian này anh không còn đầu óc nghĩ tới chuyện linh tinh nữa. Mà tính anh, em biết rồi, đã nhận lời lo lắng cho em, anh phải có thời gian cận kệ em chứ. Chờ anh thi xong rồi tính, anh hứa không để em buồn đâu.
    Mai Phương rạng rỡ:
    – Anh nói thì nhớ giữ lời. Mẹ em sẽ không làm khó dễ dì anh nữa đâu, phải không mẹ?
    Bà Thịnh gật đầu:
    – Đúng vậy, khi cháu đã là con rể của ta thì bấy nhiêu đó, coi như ta cho con gái ta làm phước.
    Quốc Trung xạm mặt. Không ai đánh mà cảm giác đau buốt rát bỏng trên mặt anh. Cuộc đời này, đâu phải chỉ một gia đình anh rơi vào hoàn cảnh. Anh đâu mất gì. Tình yêu sẽ đến sau hôn nhân. Mai Phương không phải là cô gái khó dạy. Anh sẽ được tất cả kia mà.
    Quốc Trung bật tiếng cười khan. Tiếng cười sau tiếng lòng anh đang nổi giông gió?
    􀃌 􀃌 􀃌 Cầu chuyện tưởng chừng dừng ở đó thôi đã đủ khiến Quốc Trung bứt rứt, xót xa rồi. Vậy mà buổi chiều hôm sau, chính bà Như Nguyệt làm anh chới với, không thể nói thành lời. Đã nhận giúp bà, nên mỗi ngày anh tự sắp xếp thời gian tới nhà bà. Phương Đông đang mất dần đi vẻ ngơ ngác, vô hồn.
    Từ trên lầu bước xuống, Quốc Trung được bà Như Nguyệt đón bằng nụ cười thân thiện:
    – Hôm nay, con ở lại dùng cơm tối với bác nghen Trung?
    Quốc Trung lắc đầu:
    – Cháu đã nói lý do không ở nhà ăn cơm với gia đình được. Và Phương Đông vui vẻ rồi. Tối nay, cô cháu từ Buôn Mê Thuột xuống cháu phải về, bác ạ.
    Mắt bà Như Nguyệt sáng lên:
    – Vì chuyện nợ của dì con à?
    – Dạ!
    Bà Như Nguyệt cầm tay anh:
    – Con vô đây, bác có món quà này tặng cho con.
    Quốc Trung cười:
    – Con không nhận đâu bác ơi. Được gia đình bác thương mến như con cháu đã là niềm vui của con rồi. Bác chẳng nên khách sáo.
    Bà Như Nguyệt để Quốc Trung ngồi nơi phòng khách. Bà trở lên phòng riêng. Khi bà quay lại, Quốc Trung không thấy bà đem theo hộp quà nào cả.
    Anh thở phào nhẹ nhõm. Nào ngờ ... bà Như Nguyệt đưa tới trước mặt Quốc Trung một xáp giấy tờ đủ loại. Còn đang ngơ ngác chưa hiểu ý bà Nguyệt muốn gì, mắt anh chạm phải tờ giấy chủ quyền nhà đã ố vàng, và bây giờ tờ giấy đã được ép plastic. Anh nhăn tít vầng trán, giấy mang tên ba anh, ông Lâm Quốc Triệu, vội vàng cầm tờ giấy lên xem, anh biết đây chính là bản chủ quyền gốc.
    Quay sang bà Nguyệt đang nhìn anh mỉm cười, anh dè dặt:
    – Thưa bác, thế này là sao ạ? Giấy chủ quyền nhà của ba cháu, tại sao bác lại có?
    Bà Như Nguyệt cười nhỏ:
    – Vợ chồng ta vừa mua lại của một người khác.
    Quốc Trung lắp bắp:
    – Mua ư? Dì Loan, mẹ kế của cháu đem giấy tờ này cầm cho một người đàn bà giàu có, lấy tám cây vàng để đánh bài. Mới hôm qua bà Hoàng Thịnh còn hứa sẽ không nhắc đến món nợ này với điều kiện cháu trở thành con rể của họ.
    Cháu xin được thi xong sẽ trả lời, vậy mà họ cũng đem đi bán được sao?
    Mồ hôi tuôn ướt áo Quốc Trung, anh không thể hiểu hết lòng dạ con người.
    Bà Như Nguyệt an ủi anh:
    – Cháu nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc. Với những kẻ làm nghề kinh doanh, đồng tiền không được phép nằm một chỗ. Số tiến bà ấy bỏ ra, đưa cho dì cháu cũng lâu rồi. Bây giờ có mối để bán lại, bà ấy đâu dễ bỏ qua.
    Quốc Trung ôm đầu:
    – Hôm ấy cháu có nói với ông bà Hoàng Thịnh cho cháu khuất nợ ít ngày, chờ cô cháu xuống sẽ đem tiền chuộc lại. Ông bà còn tuyên bố cho không cháu.
    Bây giờ, cháu đưa tiền đến, không hiểu sao họ sẽ trả lời sao nữa. Giả dối đến đáng sợ.
    Bà Như Nguyệt từ tốn:
    – Chuyện của họ, bác không rõ. Hôm qua sau khi dò được nguồn gốc giấy tờ nhà của cháu đang do ông bà Hoàng Thịnh giữ, vợ chồng bác đã đích thân đến hỏi mua. Nhưng bác không hề nói sự quen biết của cháu với gia đình bác.
    Chỉ nói muốn tìm mua một lô đất để cho anh chị dưới quê lên ở. Nghe người ta mách bảo bà Thịnh là người chuyên chọ vay mượn, cầm cố bất động sản, nên tới hỏi. Họ đã vui vẻ đưa ra giấy tờ căn nhà của ba cháu. Cả giấy cam kết do chính dì cháu viết bà Thịnh còn cho người đi gọi dì cháu đến để làm giấy sang tên. Bác mua trên giá cầm hai cây.
    Quốc Trung xót xa:
    – Trời ơi! Đến tận giờ phút này mà dì ấy vẫn còn u mê trước ma lực của đồng tiền. Biết rồi cuộc đời hai đứa em cháu có được suôn sẻ không? Bác ơi! Đã đến mức này, cháu về gặp cô cháu, rồi dẫn cô cháu tới đây. Mong bác cho cháu chuộc lại. Méo mó mà có còn hơn không. Đúng ra, với giá trị mười vây càng trở về Cao nguyên sẽ mua được một căn nhà khang trang và chí ít cũng một mẫu đất đã xuống cây giống. Nhưng ba cháu có nỗi đau riêng, không thể quay lại ông đã đành đoạn bỏ đi.
    Bà Như Nguyệt xúc động:
    – Cháu hiếu nghĩa lắm. Vợ chồng ta không hề ân hận khi tặng lại cháu căn nhà của cha cháu. Chúng ta đã sang toàn bộ tên cho cháu đứng chủ quyền. Đây cũng chính là lý do vì sao hồi sớm nay ta hỏi mượn cháu giấy chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên. Nhận đi Quốc Trung, với số giấy tờ do đích thần cháu đứng tên, dì Loan cháu không thể tự tung tự túc được nữa. Sau này ra trường cháu trao lại cho ai thì tùy.
    Anh bàng hoàng:
    – Bác cho cháu à? - Anh lắc đầu – Cháu không dám nhận đâu, bác ơi. Cháu chỉ xin bác cho cháu được gởi lại số tiền bác đã mua lại.
    Cháu cám ơn bác nhiều lắm. Vì không có sự việc này, cháu nghĩ không dễ dàng gì ông bà Thịnh đã chịu hoàn lại cho cha cháu.
    Nhếch môi đầy khinh bạc, anh gằn lời:
    – Họ nói lời nhân nghĩa, trong lúc vô tình cháu đã cứu sống con gái họ. Vậy mà bây giờ họ định dùng cây bài hai lá để đối xử với cháu.
    Bà Như Nguyệt kinh ngạc:
    – Ý cháu muốn nói, cháu đã từng cứu sống con gái của họ. Ông bà duy nhất chỉ có một đứa con gái.
    Quốc Trung kể lại tất cả mọi chuyện, anh không hề giấu bà Nguyệt điều gì.
    Nghe xong, bà Nguyệt thở dài:
    – Hèn chi bà Thịnh hỏi tới hỏi lui mục đích bác thích căn nhà của cháu. Bác trả lời không hề biết ai cả. Bà ấy còn chưa yên tâm. Sau dì cháu tới, thấy vẻ dửng dưng của bác, vợ chồng bà Thịnh mới đồng ý bán. Đã thế, cháu cũng đừng để lộ chuyện này, coi như cháu không biết gì đi.
    – Nhưng cháu đã nói cô cháu đích thân đem tiền xuống chuộc lại.
    Bà Như Nguyệt cười:
    – Bác nghĩ là cháu đã tìm ra được câu trả lời trước họ. Sẽ là không nhận tiền bạc, khi nào hai đứa đính hôn, giấy nợ sẽ được xé bỏ. Những lý do đầy tình người. Trong khi đã thu lại cả vốn lẫn lời.
    Quốc Trung gom mớ giấy tờ đưa lại cho bà Như Nguyệt:
    – Cháu gởi lại bác, chuyện này phải có ý kiến của cô cháu. Ngày mai, cháu sẽ đưa cô cháu sang gặp bác.
    Bà Như Nguyệt kêu lên:
    – Cháu không nhận, vợ chồng bác không dám phiền cháu nữa đâu. Thà để Phương Đông mãi tật nguyền, bởi ông trời đã phạt những việc làm sai trái đạo lý của cha ông nó, “con gái nhờ phước cha”.
    Quốc Trung khổ sở:
    – Bác! Cháu là thầy thuốc. Lương y như từ mẫu, cháu không thể bỏ bệnh nhân của mình khi biết mình có khả năng cứu sống họ. Xin đừng làm khó cháu.
    Hơn nữa, cháu luôn sống trong tầm kiểm soát của dì Loan. Bác cất đi giùm cháu.
    – Thôi được, ta chỉ muốn tốt cho cháu để cháu thanh thản trong việc gia đình, việc thi cử, cùng việc giúp cho con ta chữa lành bệnh. Chờ thời gian vậy.
    Quốc Trung rời biệt thự có giàn tigôn tím thì trời đã sụp tối.
    􀃌 􀃌 􀃌 Điện phòng khách sáng trưng. Ngọc Nhi như ngồi chờ anh để mở cổng.
    – Sao về muộn vậy anh Hai?
    Quốc Trung đẩy xe vào, dáng mệt mỏi:
    – À! Hôm nay anh phải trực. Có quá nhiều việc phải làm. Cô Nga xuống chưa Nhi?
    – Dạ rồi! Cô mới xuống khoảng hơn tiếng đồng hồ.
    – Dì Loan có ở nhà không?
    Ngọc Nhi lắc đầu buồn bã:
    – Mấy lúc gần đầy, mẹ em thường đi tối liên tục. Hỏi thì bị mắng xối xả. Chả rõ bà lại đang lao vào việc gì nữa.
    Giấu tiếng thở phào nhẹ nhõm, Quốc Trung không muốn những chuyện có tính chất gia đình anh liên quan tới dì Loan. Cũng may hôm đó anh không nói cho dì Loan biết chuyện cô anh xuống đây. Có trời mới biết lòng dạ con người xảo quyệt cỡ nào, khi hay tin cô anh đem tiền đi chuộc lại nhà cho ba anh.
    Ba anh đang ngồi trò chuyện với em gái ngay phòng khách.
    Vừa thấy anh, cô Nga đã rên rỉ, trách móc:
    – Đi chi dữ vậy con? Biết hôm nay cô xuống mà tận bây giờ mới chịu về?
    Ngồi sà xuống bên cô, anh đấm đấm hai bả vai cho cô, giả lả:
    – Cho con xin lỗi, tại hôm nay con phải trực. Vừa được đổi ca, con đạp xe về ngay nè. Cơm tối còn chưa được ăn.
    – Ấy da! Vậy côn ngồi đầy nữa, mau vô tắm rửa rồi ăn cơm, cô cháu mình nói chuyện.
    – Cô nạt đùa thằng cháu.
    Quốc Trung cười, chìa tay:
    – Quá bữa nên con cũng không thấy đói. Con gặp cô, mừng hết lớn nên đâu cần ăn cơm.
    – Cô có quà cho con không?
    Ông Triệu cười:
    – Coi chừng Ngọc Nhi nó cười lủng đầu đó. Sắp lấy vợ rồi, còn mè nheo.
    Thiệt tình?
    Cô Nga xỉa tay lên trán anh:
    – Ngữ này ai dám lấy. Con trai lớn tồng ngồng mà còn đòi quà cô mỗi khi đi chợ về.
    Quốc Trung kêu lên:
    – Con nghỉ chơi cô luôn, tự dưng nói xấu con. Con mà ế hả, sẽ ở vậy suốt đời nuôi cô.
    Bà Nga tủm tỉm:
    – Anh Triệu! Anh nghe con trai anh nói không? Hiếu dễ vô cùng. Ừa, để coi con ở vậy được bao lâu, chỉ sợ trái tim lại mềm ra vì nước mắt đàn bà.
    Quốc Trung cười chảy cả nước mắt. Một hồi lâu sau, anh chợt nghiêm trang:
    – Cô ơi! Chuyện con nhờ cô, cô lo được tới đâu rồi ạ?
    Bà Nga đưa mắt nhìn anh trai. ông Triệu đang lúng túng nhìn lên trần nhà.
    Bà nói nhỏ:
    – Cô nghĩ, cô đã đem xuống đủ số cháu cần.
    Mắt Quốc Trung sáng lên:
    – Con cám ơn cô nhiều!
    Và anh hạ giọng kể nhanh lại câu chuyện anh vừa được bà Như Nguyệt kể cho nghe. Nhưng anh không nói rõ bà có ý tặng không lại cho anh. Anh ngại ba anh mặc cảm.
    Bà Nga lo lắng:
    – Rồi bây giờ mình phải làm sao hả Trung?
    Quốc Trung nói:
    – Con cũng không biết nói nữa. Sáng mai con dẫn cô sang bên ấy. Cô đừng nhắc gì đến chuyện cô có tiền trong người với dì Loan nha cô.
    Quay sang ông Triệu, anh nhỏ giọng:
    – Ba đừng buồn con nha ba. Cô đã hy sinh cho con quá nhiều, con không muốn vì đồng tiền mà con phải mất đi một người thân của mình. Dì Loan bây giờ như kẻ cùng đường. Con sợ dì ấy phạm thêm tội lỗi sẽ để lại nỗi đau trong lòng hai đứa nhỏ.
    Ông Triệu lắc đầu:
    – Ba không trách con đâu. Đúng ra ba không đáng được con lo lắng nhiều thế. Vì suốt bao tháng năm, con như đứa trẻ mồ côi. Khi về ở chung với ba, ba vẫn không cho con được tấm áo lòng, trong lúc ba làm ra đồng tiền đâu phải ít.
    Bà Nga dịu dàng:
    – Anh Ba! Anh lại mặc cảm nữa. Phần số con người chẳng ai biết trước để tránh tai kiếp. Quốc Trung đủ khôn lớn để đứng trong cuộc sống này. Em không mong gì hơn nữa. Cuối cùng, dòng họ Lâm của mình vẫn sanh ra được trái ngọt.
    Ông Triệu thở dài:
    – Quốc Trung! Cho ba hỏi con một câu, con có nhận lời đính hôn cùng con gái ôngThịnh không?
    Bà Nga mở to mắt nhìn thằng cháu.
    Quốc Trung trầm giọng:
    – Mai Phương là một đứa con gái luôn được nuông chiều. Cô ta chỉ dễ thương, dịu hiền khi đến đây thôi. Ngoài xã hội, cô ta quậy tưng bừng. Cặp bồ cũng loạn cả lên. Con không muốn đánh mất đời mình trong cuộc hôn nhân giả tạo này. Thật ra, bước đường cùng để cứu cha, để giữ lại mái nhà này cho các em con có nơi nương tựa, con vẫn dám chấp nhận, với một thằng đàn ông điều ấy không đáng bận tâm nhiều. Bây giờ khi hiểu ra, chính ông bà Thịnh cũng đang “xiêc” con, con thấy không có gì day dứt nữa.
    Bà Nga chợt nói:
    – Bấy nhiêu đủ rồi. Giờ lo tắm rửa đi, cô kêu Ngọc Nhi dọn cơm cho con ăn.
    Quốc Trung đi vô nhà. Bà Nga mới thong thá gợi ý:
    – Anh Ba à! Cuộc sống thành phố phức tạp quá. Hay nhân chuyến này, anh về trển mua nhà, làm vườn ở. Bây giờ, có đất là có tiền chứ không như hồi xưa đâu.
    Ông Triệu cúi đầu:
    – Bảy à! Đâu phải anh ham tiếc gì cuộc sống xô bồ ở thành Phố nữa. Ngặt nỗi về trển, anh không thể tha thứ được cho mình chuyện anh đã gây ra cho má thằng Trung.
    Bà Nga xót xa:
    – Chuyện xưa qua lâu rồi. Chẳng ai nỡ nhắc lại nữa đâu. Em nghĩ, về quê có mô mả cha mẹ ông bà, khí hậu mát mẻ, anh sẽ khỏe ra.
    ông Triệu vẫn rầu rĩ:
    – Anh không bao giờ tha thứ cho mình, coi như ba mẹ sanh nhầm đứa con bất hiếu. Mấy chục năm nay, em phận gái lo tròn hương khói cha mẹ. Sau này Quốc Trung sẽ thay em. Anh còn bà ấy, hai đứa nhỏ nữa. Dù hận bà tận cùng, anh vẫn phải vì nụ cười của hai đứa nhỏ mà ngậm đắng nuốt cay vào lòng. Tha lỗi cho anh:
    Bà Nga khẩn khoản:
    – Thì đưa chị và hai đứa về trên ấy. Cũng gần trường học mà.
    – Bà quen sung sướng rồi, làm gì dám vọc tay xuống đất nhổ cỏ. Ngọc Nhi hè này cũng vô đại học. Thôi thì cứ để mọi việc như cũ đi.
    Bà Nga thở dài, dù bà thương anh trai thật nhiều, nhưng bà hiền lành quá.
    Bây giờ chẳng được mấy năm sống ở đời nữa. Bà chỉ muốn anh mình được thư thái. Nhưng anh ấy nói đúng, bà Loan sẽ là gánh nặng làm oằn thêm cuộc sống bình lặng của bà. Thôi thì ...
    Đêm ấy, Quốc Trung nói chuyện với cô mình gần như trắng đêm.
    Mãi tới bốn giờ sáng, khi cuộc sống thành phố bắt đầu báo hiệu một ngày mới, bà Loan mới trở về nhà.
    Ngọc Nhi mở cửa cho mẹ. Giọng cô bé khô khốc:
    – Mẹ biết uống rượu nữa à? Tại sao mẹ lại như vậy chứ?
    Bà Loan nhão giọng:
    – Bia chứ không phải là rượu. Mẹ mới tìm được việc làm. Không vậy, chết đói cả lũ.
    Ngọc Nhi muốn khóc:
    – Mẹ! Trời ơi! Mẹ nói điều gì ghê gớm ấy với con để làm gì? Mẹ đừng như vậy nữa. Hãy trở về cuộc sống bình thường của mình:
    – Ngốc nghếch! Bao nhiêu năm nay mẹ đã ngu ngốc giam cuộc đời sau bốn bức tường. Bây giờ thì mẹ muốn đổi đời, con gái ạ. Hôm nay, nhà có chuyện lạ gì không hả?
    Ngọc Nhi muốn nói việc cô Nga, em ruột của ba xuống. Nhưng rồi lại thôi.
    Ngọc Nhi cũng chưa kịp nói, đã nghe tiếng mẹ thở đều đều trên ghế. Ngọc Nhi đứng bất động nhìn mẹ. Trời ơi! Mẹ cô như trẻ hắn ra hàng chục tuổi sau lớp phấn son. Lẽ nào ... Ngọc Nhi rùng mình, cô run lên khi nghĩ đến cuộc sống mà mẹ cô vừa nói. Mẹ sa đọa như vậy ư? Đời người được bao năm. Sao mẹ chẳng có một ngày sống đúng kiếp con người. Tại sao lại như thế chứ?
    Ngọc Nhi bật khóc nức nở. Gần như cùng một lúc Quốc Trung và Nam Hưng đều bườc ra.
    Nhìn mẹ, Nam Hưng ngao ngán. Mười sáu tuổi đầu, cậu không nghĩ ngày hôm nay phải chứng kiến sự nhục nhã do chính mẹ mình gây ra.
    Quốc Trung ôm vai Ngọc Nhi:
    – Đừng khóc nữa nhỏ. Hai đứa em đưa mẹ về phòng, kẻo nằm đây muỗi chích.
    Ngọc Nhi mếu máo:
    – Anh Hai ơi! Em chán lắm rồi, mặt mũi đâu nhìn bạn bè nữa. Nhà mình đã đến nỗi nào, sao mẹ lại đi làm cái nghề nhơ nhuốc ấy.
    Có tiếng gì đó bị ném vào tường thật mạnh, đau đớn và tuyệt vọng, y như một con người đang giãy giụa:
    Nam Hưng la thất thanh:
    – Chị Nhi ! Hình như ba ...
    Quốc Trung lao vô phòng ông Triệu như một mũi tên. Ba anh đang tự hành hạ mình, dùng đầu đập liên tiếp vô tường, như một kẻ phẫn uất.
    Quốc Trung kéo ông Triệu, miệng kêu hoảng:
    – Ba ơi! Đừng làm tụi con sợ. Đừng mà ba ơi.
    Ông Triệu rũ xuống như chiếc cầy bị đốn hết lá xác xơ, tiều tụy.
    Mắt ông trợn tròn, lảm nhảm:
    – Tại sao chứ? Nhơ nhớp quá! Trời ơi! Bỏ ra! Ta phải giết nó, nhục nhã.
    Ba Nga cũng sụt sùi:
    – Anh Ba ơi! Tỉnh lại đi anh Ba. Em nhất định không nhân nhượng nữa, em sẽ đưa anh về quê Quốc Trung! Con xem đầu ba con coi, ông sẽ điên mất.
    “Điên”. Cái danh từ duy nhất chỉ một chữ nhưng nó khiến bao con người sợ hãi. Quốc Trung đặt ba anh lên giường. Lúc này, anh mới thầý giận dì Loan chất ngất. Cô Nga mua cho anh bộ đồ đo huyết áp, ống nghe tim mạch khi anh bước vào năm thứ tư. Anh quý bộ đồ nghề của mình hơn cả vàng. Vậy mà dì Loan đã nhân lúc anh đi dạy, thua bài, vô phòng cạy tủ lấy của anh đem bán.
    Bây giờ, mỗi lúc cần khám bệnh cho ba, anh đều phải đưa ông tới phòng khám của nhà trường.
    – Sao con không khám cho ba?
    Bà Nga hỏi Trung. Nam Hưng nấc nghẹn:
    – Mẹ con lấy đồ của anh Hai đi bán lâu rồi.
    Bà Nga bật thốt:
    – Khốn nạn đến cở đó sao? Cháu ta nào ăn bám bà ta đâu, sao đồ nghề như máu thịt của nó cũng bán đi cho bằng được? Tại sao con lại giấu cô chuyện này? Rồi đồ đâu để con học?
    Quốc Trung khổ sở:
    – Con không muốn làm cô buồn mãi. Con đã dành dụm đủ tiền và giởi thầy con mua giúp bộ khác. Thứ hai này thầy con mới từ Pháp về. Chuyện lỡ rồi, cô đừng bận tâm nữa.
    Ông Triệu thở mệt nhọc, mạch đập thật yếu.
    Quốc Trung mím môi:
    – Gọi taxi mau đi Hưng!
    Bà Nga và Ngọc Nhi bật khóc tức tưởi.
    Quốc Trung nhăn mặt:
    – Ba chỉ mệt thôi, nhưng anh muốn nhân dịp này đưa ba vô bệnh viện. Em đừng khóc nữa, nước mắt có giúp ba khỏi bệnh không hả?
    Nam Hưng chạy vô hối:
    – Xe đậu ngoài hẻm, để em cõng ba ra ngoài.
    Quốc Trung lắc đầu:
    – Anh bồng ba được. Ngọc Nhi ở nhà với cô Nga. Có gì, Nam Hưng sẽ về cho cô cháu biết tin.
    Anh dặn nhỏ vào tai cô Nga. Bà gật đầu móc túi áo, nhét vào tay anh một cuộn tiền nhỏ.
    – Cô còn năm trăm ngàn đồng, con cầm theo để lo cho ba.
    Hai cô cháu theo ra tận cửa, khi xe chạy rồi mới vô nhà.
    Chuông nhà thờ đổ từng hồi chuông chậm rãi. Ngọc Nhi lẩm bẩm:
    – Hết một đêm rồi. Lạy rồi đừng bắt tụi con mầt cha lúc này.
    Bà Nga ứa nước mắt:
    – Sáng nay, cháu có đi học không Nhi?
    Ngọc Nhi thở dài:
    – Hôm nay, con thi môn đầu tiên của học kỳ hai, thưa cô. Ba nhập viện rồi, con không còn đầu óc để mà thi cử nữa.
    Bà Nga kêu khẽ:
    – Không được nghĩ lung tung như vậy nha con, còn cô đây nữa chi. Nghe cô, con vô nhà rửa mặt cho khỏe, soạn tập vở, thay đồ rồi đến trường.
    Ngọc Nhi cúi đầu bước theo cô Nga. Bà Loan vẫn ngủ vùi trên ghế xa-lông, không còn ai nhớ tới bà nữa. Ngọc Nhi nhằn mặt, khi đi ngang mẹ vì hơi rượu từ người bà Loan bốc lên thật khó chịu.

Xem Tiếp Chương 5Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Vẫn Mãi Yêu Anh
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Đang Xem Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh