Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Cây Tỏi Nổi Giận Tác Giả: Mạc Ngôn    
    Đất đen trống tỏi, đất cát trồng gừng Cành liễu đan sọt, cành tre đan lồng Ngồng xanh xào cá, ngồng trắng xào thịt Ngồng đen ngồng thối thì đành cho không! - Khi tỏi bị đọng, Khấu mù hát trước mặt cán bộ nhân viên huyện. Trích đoạn.
    Chú Tư giơ cái tẩu bằng đồng gõ lên đầu Kim Cúc. Nghe một tiếng “cốp”, Kim Cúc vừa đau vừa giận, vừa tủi thân, khiến phản ứng của cô như một bé gái quen được nuông chiều, không hợp với cái tuổi của cô. Cô đạp đổ hết thức ăn trên bàn, gào lên: “Các người đánh tôi.. Các người đánh tôi!...” - Đáng đời! – Thím Tư chì chiết – Đập chết cái đồ lăng nhăng là mày!
    - Mẹ mới lăng nhăng! – Kim Cúc gào to – Các người là quân trộm cướp!
    - Cúc! – Anh cả Phương Nhất Quân nghiêm giọng nói – Không được nói với mẹ như thế!
    Anh em nhà Phương đánh Cao Mã ngã lăn ra. Dưới ánh đèn, hai cái bóng to lớn dị thường. Trán nóng rát, Kim Cúc sờ lên, thấy bàn tay đầy máu, cô ré lên: “Giời ôi, đánh vỡ đầu tôi rồi!” Phương Nhất Quân lắc lư trước ánh đèn. Cái chân của anh ta phải lắc lư như thế. Anh ta nói: “Làm con thì trước hết phải vâng lời cha mẹ!” Kim Cúc xì một tiếng: “Tôi không vâng, tôi không vâng, tôi không đồng ý gán cho người khác để anh có vợ!”… Phương Nhất Tướng nói: “Đánh thế còn nhẹ. Nuông chiều quen rồi!” Kim Cúc vớ cái bát ném rúng người anh Hai, la toáng lên: “Đánh đi, đánh nữa đi, đồ thổ phỉ!” - Mày còn điên nữa thôi! – Chú Tư nghiêng đầu hỏi. Trước ánh sáng của đèn đất, mặt chú có màu đồng thau.
    “Cứ điên đấy!” Kim Cúc đá một phát vào cái bàn ăn.
    Chú Tư chồm dậy như sư tử, vung tẩu đập một thôi một hồi lên đầu Kim Cúc. Hai tay ôm đầu, cô ngã lăn ra.
    Cao Mã từ phía sau anh em nhà Phương lồm cồm bò dậy, kêu: “Các người đánh tôi!” Kim Cúc ngó bóng dáng to lớn của Cao Mã đang run rẩy, trong lòng xót xa.
    Nghe động, anh em nhà Phương ngoái lại, Cả Quân lẩy bẩy, Hai Tướng thẳng đuỗn. Cao Mã chồm lên vấp phải hàng rào. Rào đổ, Cao Mã cũng ngã lăn. Nhà họ Phương dành ra ít đất trồng dưa chuột, về sau, Cao Mã nhớ mãi cái cảm giác vui sướng khi rào đổ và mùi dưa chuột xộc vào mũi.
    - Mau quẳng nó ra ngoài kia! – Chú Tư nói.
    Anh Cả và anh Hai dẫm lên rào đổ, xốc nách Cao Mã dậy, vừa lôi vừa đẩy ra ngoài. Cao Mã to con khiến anh Cả càng lún thấp, người chỉ còn một mẩu.
    Kim Cúc lăn lộn dưới đất nghe mẹ kể tội: “Nuông mày từ bé, hầu hạ mày từ cái ăn cái mặc, mày quen rồi! Nói đi, bây giờ mày muốn gì?” Anh Cả và anh Hai chắc chắn ném Cao Mã ra đường. Cô nghe một tiếng “bịch” rồi tiếng sập cổng. Anh Cả và anh Hai một bóng ngắn một bóng dài đổ trên nền đất, cô ghét hai cái bóng đó, nhất là cái bóng ngắn. Nó trùm lên ngực cô, khiến cô có cảm giác rờn rợn, nhớp nháp như có con cóc nằm ở đó. Tim đau nhói, cô lăn một vòng, ngồi lên hàng rào đổ khóc mãi. Sự hối hận như một dòng chảy mảnh mai lớn dần lên thnàh con nước mênh mông, nhấn chìm cảm giác tủi thân và đau xót. Nước mắt cạn khô, ý đồ phá phách khiến cô nhảy dựng lên, nhưng đầu váng mắt hoa, cô lại ngã ngồi xuống, tay sờ soạng trong bóng tối, cô nhổ bật gốc dưa chuột, dứt đứt, vò nát rồi ném về phía bố đang ngồi hút tẩu. Đoạn cây dưa bay dưới bóng đèn như một con rắn chết.
    Đoạn cây không rơi trúng người bố, mà rơi giữa bàn ngổn ngang thức ăn. Bố nhảy lên, mẹ chồm lên nhanh như chớp.
    - Mày nổi loạn rồi, quân súc sinh! – Bố gào như điên.
    - Tức chết mất… - Mẹ vừa khóc vừa kêu.
    - Kim Cúc, sao em lại làm vậy? – Anh Cả giọng thành khẩn.
    - Đánh đau vào! – Anh Hai hầm hầm.
    - Đánh đi! Đánh đi! – Cô nổi khùng,xông tới chỗ anh Hai.
    Anh Hai bước tránh sang bên, túm được tóc Kim Cúc giật mạnh liền mấy cái rồi dúi cô ngã vào đám dưa chuột.
    Cô cảm thấy nình đã điên thật sự , gào vỡ họng, hai tay cấu xé, vớ được cái gì xé cái ấy,dứt đứt dây dưa, xé luôn cả quần áo của cô.
    Cô nghe thấy anh Cả trách anh Hai: “Sao chú lại đánh nó? Bố mẹ còn thì việc dạy dỗ nóthuộc quyền bố mẹ, chúng mình là anh chỉ khuyên giải”.
    Anh Hai hứ một tiến giọng mũi,nói: “Anh bớt cái giọng ấy đi cho tôi nhờ! Anh đã đổi được vợ, đã kiếm được người đẹp, ai mà chẳng tử tế!” Anh Cả cũng không cãi, cà nhắc đến chỗ rào đỗ, cúi xuống giơ bàn tay lạnh ngắt nắm cánh tay Kim Cúc, định kéo cô đúng lên. Bàn tay băng giá của anh trai khiến cô ớn lạnh, cô hất vai cho nó tuột ra.
    Anh cả đứng lên, buồn rầu: “Em hãy nghe anh, đứng dậy, đừng khóc nữa. Bố mẹ già rồi,giường cứt chiếu đái mới nuôi được em khôn lớn như bây giờ. Nghe anh, đừng để bố mẹ giận.” Kim Cúc khóc, trong lòng nguôi ngoai đôi chút.
    - Chỉ tại anh kém cỏi, chân thì thọt, không sao kiếm nổi vợ, đành phải gả đổi em gái… - Anh Cả vừa nói vừa rung rung cái chân, khiến những cây cao lương gãy răng rắc – Anh là đồ vét đĩa! – Anh bỗng ngồi thụp xuống, hai nắm tay đấm vào đầu, khóc oà.
    Thấy anh đau khổ cùng cực,cô mềm lòng, không gào nữa, cô khóc thút thít.
    - Em ơi, em cứ sống theo ý em… Anh không lấy vợ nữa… Anh sẽ sống doc965 thân, sống ngày nào hay ngày ấy!...
    Mẹ bước tới: “Đứng lên hộ tôi,đồ oan gia! Kêu gào khóc lóc, để hàng xóm láng giềng nghe thấy, còn ra thể thống gì!” Bố cũng bước tới nghiêm giọng quát: “Đứng lên!” Anh Cả vâng lời, đứng ngay lên, chân dẫm hàng rào kêu sột soạt, rụt rè nói: “Con xin nghe lời bố mẹ.” Kim Cúc thẫn thờ một lúc rồi cũng đứng lên.
    Anh Hai đã lỉnh vào trong nhà, mở đài to hết cỡ. Đài đang diễn vở kịch địa phương, một giọng nữ chua loét, lại còn uốn éo làm bộ, hát mà như khóc.
    Anh Cả bê chiếc ghế đẩu đặt sau lưng cô, ấn vai cô ngồi xuống: “Em ngồi xuống đi, “Bão không bão nhiều ngày, giận người thân không thể giận lâu”, những lúc gay go, chỉ anh em nhà mới là chỗ dựa. Người dưng nước lã không tin được!
    Kim Cúc mệt đến nỗi không đứng. Cô ngồi xuống theo sự điều khiển của bàn tay anh trai. Bố mẹ cũng ngồi xuống. Bố rít tẩu, mẹ dẫn chuyện thôn đông thôn đoài để khuyên cô. Anh Cả vào trong nhà hoà một ít bột mì rồi bê ra định bôi lên vết thương cho cô. Cô không quen cái kiểu rủ rỉ của anh trai, bèn gạt anh ra.
    Anh Cả nói: “Ngoan nào, để anh bôi cho!” Bố bảo: “Mày quan tâm đến nó làm gì, cái đồ vô liêm sỉ ấy!” - Bố thì có liêm sỉ chắc? – Cô lại gào lên.
    - Lại còn già mồm! – Mẹ nạt nộ.
    Anh Cả kiếm một ghế đẩu nữa, bốn người cùng ngồi, không ai nói câu nào.
    Một ánh sao băng rạch đôi dòng sông ngân.
    - Bố, có phải khi Gia Cát Lượng chất, trên trời cũng rụng một ngôi sao? – Anh Cả hỏi để lấy lòng bố.
    Đài đang phát tiết mục Viên Khoát Thành chuyện kể Tam Quốc.
    Bố nói, giọng khinh miệt: “Chỉ bịa, làm gì có chuyện ấy!” Anh Cả nói: “Cúc còn nhớ không? Hồi em lên hai, anh cõng em, dắt theo anh Hai đến ngòi Nam mò cá. Đến nơi, đặt em ngồi trên bờ, anh và anh Hai vác rập xuống úp cá, úp hồi lâu chợt nhớ tới em, nhìn lên, chẳng thấy em đâu cả, sợ quá, tìm khắp không thấy, anh Hai tinh mắt,kêu lên: “Anh ơi, ở đây!” Anh nhìn theo: Em đang giã gạo dưới nước. Anh đặt em trong rập vác chạy. Anh Hai nói: “Con cá to quá!” Hồi đó chân anh còn lành lặn, năm sau mới mắc chứng dính xương… - Anh cả thở dài – Mới đấy mà đã hai mươi năm, em đã thành một thanh nữ rồi.
    Anh Cả luôn miệng thở dài.
    Kim Cúc không khóc cũng không cười. Cô lắng nghe tiếng vó ròn tan của con ngựa choai màu táo chín và tiếng kêu của bầy vẹt của nhà Cao Trực Lượng.
    Bố gõ tẩu vào đế giày, ho một hồi, nhổ đờm, đứng lên: “Đi ngủ!” Bố vào trong nhà, cầm chiếc chìa khoá đồng to tướng ra cổng, cài then, khoá lại.
    Tối hôm sau, sân nhà Phương nhộn nhịp, anh Cả và anh Hai khênh ra chiếc bàn bát tiên, lại sang trường tiểu học mượn về bốn chiếc ghế băng, kê xung quanh bàn. Mẹ xào nấu trong bếp, tiếng xèo xèo vang lên trong chảo.
    Kim Cúc ở lì trong buồng của cô – gian chái phía trong, bên ngoài là buồng của anh Cả và anh Hai – nghe ngóng tình hình. Cô cả ngày không ra khỏi buồng, anh Cả cũng không ra đồng, thỉnh thoảng lại vào chuyện gẫu dăm câu. Cô trùm chăn kín đầu, không nói không rằng.
    Bố và mẹ trao đổi ở gian giữa:
    - Héo hết rồi, cho vào túi ni lông cũng không ăn thua – Mẹ nói.
    Kim Cúc ngửi thấy mùi tỏi.
    Bố nói: “Bà không buộc chặt miệng túi. Buộc chặt thì không héo cũng không ủng!” - Không hiểu nhà nước cất bằng cách nào mà tháng Chạp vẫn còn xanh, như mới nhổ từ ruộng về – Mẹ nói.
    - Nhà nước có kho lạnh – Bố nói – Tháng Sáu vào Kho phải mặc áo bông kia mà!
    - Nói cho cùng, Nhà nước giỏi thật! – Mẹ thở dài, khen.
    Bố nói: “Thì cũng vẫn là tiền của dân!” Tiếng xèo xèo trong chảo, mùi tỏi thơm điếc mũi. “Hay là bảo thằng Hai đi mời Trợ lý Dương?” Mẹ hỏi.
    - Đừng, làm phiền người ta hoặc người ta không đến đâu – Bố nói.
    - Chưa hẳn ông ấy không đến – Mẹ nói – Không vì nhà mình thì cũng vì cháu ông ấy.
    - Cũng không phải là cậu ruột – Bố hạ giọng nói nhỏ.
    Lúc lên đèn, Kim Cúc nghe thấy trong sân có một số người, qua chuyện trò giữa bố mẹ và khách, cô biết, đến nhà cô có bố chồng tương lai Luư Gia Khánh, có Tào Kim Trụ – bố đẻ của chị dâu tương lai Tào Văn Linh, còn có ông cậu họ của chồng của em chồng cô: Ông Dương, Trợ lý Uỷ ban xã. Các vị thông gia kiểu móc xích hàn huyên đôi câu, sau đó bắt đầu uống rượu.
    Anh Cả bê một bát ngồng tỏi xào thịt lợn và chiếc màn thầu trắng vào buồng, nói nhỏ: “Em ăn đi! Aên rồi rửa mặt rửa mũi, thay quần áo ra chào họ hàng. Bố chồng em vừa hỏi thăm em đấy”.
    Cô không nói gì.
    - Em đừng dại dột – Anh Cả nói khẽ – Nhà Lưu giàu, bố chồng em không không đến với hai bàn tay trắng đâu!
    Cô không nói gì.
    Anh Cả cụt hứng, để bánh và thức ăn xuống đầu giường, đi ra.
    Ngoài sân đang uống rượu, uống rất hăng, Trợ lý Dương là người to mồm nhất.
    Lát sau, cô nghe tiếng thì thào giữa mẹ với anh Cả. Anh Cả hỏi: “Còn bao nhiêu rượu?” Mẹ nói: “Còn nửa bình lớn, dễ hơn bảy lạng, đủ không?” Anh Cả nói: “Làm sao đũ, Trợ lý Dương và ông già Lưu thuộc loại mỗi người uống hết một cân”.
    - Hay là đi vay? – Mẹ hỏi.
    - Nửa đêm còn vay ở đâu? – Anh Cả nói – Kiếm chiếc chai không, pha thêm nước lã, đàng biến báo vậy thôi.
    Mẹ nói: “Đừng để người ta phát hiện ra, xấu hổ chết!” Anh Cả nói: “Phát hiện cái cứt! Cing71 lưỡi rồi, không biết gì đâu!” Mẹ nói: “Làm vầy không hay tẹo nào.” - Có gì mà không hay! Bây giờ có chỗ nào mà không lừa đảo? Ngay mậu dịch của Nhà nước còn bịp bợm nữa là nông dân mình.
    Mẹ không nói gì nữa, gian ngoài vọng lại tiếng rót rượu òng ọc.
    - Mẹ, DDVP (thuốc trừ sâu) đâu rồi? – Anh Cả hỏi.
    - Quân dã man – Mẹ chửi khẽ – Mày định giở trò gì vậy?
    Anh Cả nói: “Người ta bảo, rượu rắn mà cho loại thuốc này vào có mùi rượu Mao Đài.” - Đừng để tai vạ xảy ra đấy nhá.
    - Không chuyện gì đâu, mỗi chai cho vào một giọt, quá lắm chỉ giết giun sán trong bụng.
    - Còn bố mày thì sao?
    - Bố vốn không uống nhiều.
    Cô đâm hoảng, hất chăn ngồi dậy tựa lưng vào vách, nhìn không chớp bức tranh trên bức tường đối diện. Tranh vẽ một cô bé mặc yếm dãi màu đỏ, hai tay ôm quả đào chín mọng.
    - Aáy ông Trợ lý, ông bác, bố (cô biết người mà anh cô gọi bằng bố, là Tào Kim Trụ, cô rùng mình) nếm thử loại rượu anh em con mua ở chợ Ngựa, ngon lắm, người ta bảo nó giống rượu Mao Đài. Con chưa được uống rượu Mao Đài bao giờ nên không biết mùi vị ra sao – Anh cả nói.
    Tào Kim Trụ khịt khịt mũi: “Cậu Tám vào Nam ra Bắc, chắc là được uống rồi!” Trợ lý Dương cười ha hả, nói: “Uống hai lần rồi, một lần ởnhàBí Thư Cảnh, một lần ở nhà Trương Vân Đoan. Thằng cha có tiền, mua giá cao, hơn tám chục đồng một chai.
    - Cậu Tám, mời cậu nếm thử, xem có hương vị Mao Đài không? – Anh Cả nói.
    Chắc chắn là Trợ lý Dương nhấp một ngụm, cô nghe thấy tiếng chẹp chẹp miệng.
    - Thế nào?
    Trợ lý Dương chắc chắn lại tợp một ngụm nữa, cô lại nghe thấy tiếng chẹp chẹp.
    - Ờ nhỉ, đúng là có vị Mao Đài – Trợ lý Dương nói.
    - Rượu ngon, mời các vị thông gia uống nhiều ngiều một chút, bố mời mọc.
    Bé gái trên tường nhìn cô, hình như nó định nhảy xuống.
    Lưu Gia Khánh ho một hồi, hỏi: “Ông sui, nghe nói con nhỏ nhà mình phá bĩnh à?” - Trẻ nhỏ mà, chín chắn đâu ở tuổi ấy! – Bố nói – Tôi còn sống thì đừng ó hòng phá phách!
    - Trẻ nhỏ sống bằng cảm tính, cũng chẳn có gì lạ! – Tào Kim Trụ nói – Văn Linh cũng vậy, nghe tin con Cúc không chịu,cũng về gây gổ với tôi, bị tôi và mẹ nó nện cho một trận mê tơi.
    - Bố, bố uống thêm chén nữa – Anh Cả mời.
    - Đủ rồi, không uống nữa – Tào Kim Trụ nói – Rượu này hoi bốc.
    - Rượu ngon thì bao giờ cũng mạnh – Trợ lý Dương nói – Anh rể này, con gái đã lớn, không thể muốn đánh thì đánh được đâu. Đánh là phạm pháp!
    - Phạm pháp cái con c.! – Tào Kim Trụ nói – Con gái tôi không vâng lời là tôi đánh, ai làm gì được tôi?
    - Anh rể này, anh lại còn già mồm! Say rồi phải không? – Trợ lý Dương nói – đảng Cộng sản không sợ gì hết, chỉ sợ kẻ già mồm như anh. Con gái anh cũng là người, đánh con gái là đánh người. Đánh con gái cũng phạm pháp. Phạm pháp là trói gô lại. Anh có xem tivi không? Tỉnh trưởng phạm pháp cũng xích tay như thường, anh to hơn Tỉnh trưởng chăng? Anh chỉ là cọng tỏi thối!
    - Cọng tỏi thối thì sao? - Tào Kim Trụ giận tím mặt – nghe tiếng động hình như ông ta đứng phắt dậy- Không có những cọng tỏi thối thì các ông lớn nhà các cậu chỉ có uống gió bấc! Chẳng phải chúng tôi đã nộp thuế nuôi sống các người, nuôi các người bằng rượu bằng thịt, lại còn nghĩ cách bóp nặn bọn tôi!
    - Lão Tào – Chắc chắn là Trợ lý Dương cũng đứng dậy, và hẳn là cầm đũa chỉ vào chóp mũi Tào Kim Trụ, nói – Anh có ý kiến về đảng Cộng sản hơi kinh đấy! – Các anh nuôi sống bọn tôi? Cứt! Chúng ông là cán bộ Nhà nước, dù có nằm dưới bóng râm xem kiến leo cây thì lương vẫn lĩnh đều đặn không thiếu một xu, tỏi nhà các người có rữa thành hồ thì chúng ông vẫn có lương như thường!
    Bố nói: “Anh em thân thích nhường nhịn nhau một tí, đừng làm mất hoà khí.” - Đây là nguyên tắc! – Trợ lý Dương nói.
    - Nghe già nói một câu – Lưu Gia Khánh nói – Đã mấy khi anh em thân thích ngồi lại với nhau. Quốc gia đại sự không dính gì tới chúng ta, quan tâm làm gì, công việc của bọn ta là… uống rượu!
    - Uống, uống, ông cậu uống thêm chén nữa!
    Trợ lý Dương nói: “Anh Cả này, tôi cảnh cáo anh em nhà anh, chú Hai đâu? (Đi chơi rồi – Anh Cả nói) – Các anh đả thương Cao Mã không nhe đâu!” - Đánh chết cái đồ mất dạy ấy cũng chưa hả giận!
    - Chú Tư! – Trợ lý Dương nói – Chú cũng dốt nốt! Đánh người là phạm pháp.
    - Nó khinh người đến mức dám áp đảo tại gia – Bố nói – con Cúc phá bĩnh cũng là do thằng này xúi bẩy.
    - Rẽ duyên là độc ác! – Lưu Gia Khánh nói.
    Trợ lý Dương nói: “Cao Mã tố các người, đã bị tôi bịt miệng. Dù sao thân vẫn hơn, nếu là chuyện của người khác, tôi nhúng vào làm gì!” - Cậu Tám, may mà có cậu! – Anh Cả nói.
    - Bảo chú Hai từ nay không được tuỳ tiện đánh người.
    - Thưa cậu Tám, anh em cháu vốn lành hiền, quả thực thằng ấy khinh người quá quắt, chúng cháu mới ra tay.
    - Có đánh đừng đánh vào đầu, cứ nhè mông đít mà nện cho nát đít ra!
    - Cậu Tám, theo cậu thì nó dám làm gì không?
    - Chuyện này thì… Họ thì thào. Kim Cúc bò lên bậu cửa sổ, ghe tai sát giấy dán cửa, lắng nghe.
    - Văn Linh mới mười bảy, không được đăng ký… - Tào Kim Trụ nói.
    - Đi cửa sau được không?
    - Các vị làm như vầy là xui tôi phạm sai lầm?
    - Lan Lan mới mười sáu, càng không thể.
    - Có thể sửa hộ khẩu của Văn Linh, nhưng hộ khẩu của Lan Lan thì chịu, không cùng xã, bàn tay có to cũng không che được mặt trời!...
    - Bảo nó ra đây, tôi có vài lời vói nó – Lưu Gia Khánh nói to, ông ta đã líu lưỡi.
    - Gọi nó ra đây! – Lưỡi bố cũng đã líu lại.
    Cô vội vàng rời bậu cửa sổ nằm xuống giường, kéo chăn trùm kín đầu.
    Tiếng chân cà nhắc cà nhót ngày càng gần, cô lẩn trong bóng đêm, run lẩy bẩy.
    Thoáng cái đã là cuối tháng chín âm lịch, sự giám sát của bố mẹ và hai anh trai nới dần, buổi tối không khoá cổng, ban ngày cho cô đi ra ngoài. Anh Cả tăng cường đối xử tốt với cô, cách đây không lâu, còn mua cho cô một đôi giầy da lợn. Cô không thèm ngó, quẳng luôn xuống gầm giường.
    Sáng 25 tháng Tám, anh Cả nói: “Em đừng quanh quẩn trong nhà nữa, đi cắt đậu với anh. Anh Hai em hôm nay đi nắm than cho nhà Trợ lý Dương, mình anh làm không xuể.” Kim Cúc nghĩ một thoáng, tìm liềm, theo anh trai ra đồng.
    Hai tháng không ra khỏi nhà, đồng ruộng không nhận ra được nữa. Cao lương phơi bông vàng rộm: ngô đã khô bẹ: đậu đã vàng lá. Trời xanh thẳm, đồng ruộng mênh mông. Ngọn Chu nhỏ lởm chởm như một chiếc quạt dựng ngược, xanh sẫm ở chỗ tận cùng của cánh đồng. Những con chim lạc tổ kêu giữa từng không, tiếng kêu thảm thiết khiến cô chua xót.
    Anh Cả lúi húi cắt đậu, bên chân thọt kéo lê rất lạ, khiến cô không nỡ nhìn. Cái chân thọt liên quan mật thiết đến số phận của cô. Hai tháng trời sống trong cảnh giam hãm, rất nhiều lần cô mơ thấy cái chân dị tật ấy đè lên ngực khiến cô nghẹt thở, hốt hoảng vùng dậy, dậy rồi nước mắt ướt đẫm.
    Liền kề vạt đậu nhà cô, là ruộng ngô của Cao Mã. Ngô đã già, vẫn chưa thu hoạch. Cao Mã, anh đi đâu thế?... Cô nhớ lại cảnh tượng mùa hè năm ngoái: Cao Mã cao to lừng lững, miệng huyr1 sáo, dềnh dàng đi tới chuyện trò dăm câu rồi gặt tiểu mạch giúp cô. Tiếng nói của anh hình như vẫn quanh quẩn đâu đây. Nghĩ ngợi miên man, bất giác cô run lên bần bật. Anh Cả và anh Hai vác ghế đánh Cao Mã, tiếng ghế nện trúng đầu trầm đục vẫn còn vẳng bên tai cô, nếu cô không nhìn thấy tận mắt, cô không thể nghĩ rằng anh Cả bình thường dịu dàng vui vẻ mà lại tàn nhẫn đến thế!
    - Em à, nếu mệt, ra đầu bờ mà nghỉ, mình anh tà tà cũng được.
    Khuôn mặt nhăn nhó, khoé mắt đầy những nếp răn, đồng tử màu xám nhạt, ánh mắt dái dại, nhưng đằng sau cái vẻ ngây dại đó ẩn chứa một cái gì không thể biểu đạt bằng lời. Nó như cái chân thọt của anh, đầy sẹo, phát dục không đầy đủ. Nó là sự bất hạnh, mà bất hạnh khiến người ta thương xót. Nhưng nó cũng rất xấu, xấu xí khiến người ta ngán ngẩm. Tình cảm của cô đối với anh Cả giống như đối với cái chân thọt của anh, lúc thương lúc ghét, ghét cộng với thương, mâu thuẫn ấy cứ giày vò cô.
    Ruộng ngô nhà Cao Mã rung lên xào xạc, làn gió mát ùa tới, thoạt đầu thổi bay tóc cô, tiếp đến là trong quần áo, mát lạnh cơ thể cô.
    Nỗi nhớ Cao Mã khiến cô không dám nhìn ruộng ngô, nỗi nhớ Cao Mã khiến cô muốn nhìn ruộng ngô bằng được. Gió không dừng, ruộng ngô xào xạc không yên. Râu ngô đã khô, thân cây đã già khiến chúng không thể dập dềnh trước gió như hồi trẻ, lá xanh mềm mại như dải lụa họp thành làn sóng xanh tươi mát… Nghĩ vậy cô muốn khóc. Giờ đây chúng thẳng đuỗn, gió chỉ có thể làm chúng run rẩy, không thể khiến chúng ngả nghiêng.
    Lá đậu khô vàng cũng kêu loạt soạt,vài chiếc cuốn theo chiều gió. Quả đậu già đâm đau tay. Cô thở dài nhìn hai bàn tay mềm mại do hai tháng trời không lao động, nguyên do vì đâu mà thở dài, chính cô cũng không rõ. Cô cảm nhận được anh Cả đang liếc xéo cô, cô càng ghét anh, càng nhớ Cao Mã. Cô cắt như một cái máy, một con thỏ vọt ra dưới lưỡi liềm. Nó chỉ to bằng nắm tay, hai mắt đen láy. Con thỏ chạy rất chậm. Cô quẳng liềm, chạy hai bước, con thỏ rúm người lại, hai tai áp sát lưng, hình như nó sợ. Cô ngồi xổm, dùng mộ tay chụp lấy nó. Khi nắm đôi tai của nó, cô giật mình vì một sự đồng cảm vô cùng ấm áp trào lên từ trái tim. Đôi tai sao mà mềm mại, như hai cánh hoa trong suốt. Cô sợ rách tai nó, nên chụp giữa hai lòng bàn tay, cái bụng mềm mại chạm vào lòng bàn tay, còn cái miệng thô thô thì rụt dèthở hít cạnh bàn tay khiến cô cảm động sâu sắc.
    - Lấy dây buộc nó lại, chưa chắc nuôi đã sống! – Anh Cả đứng bên nói.
    Cô thò tay vào túi tìm dây buộc.Không có. Cô thất vọng nhìn quanh. Anh Cả cởi dây giày, lẳng lặng buộc chân con thỏ, buộc rất chặt. Cô bất thần nhìn cái bàn chân của bên chân thọt, lớp bụi đen bám trên đó đen bóng như sơn. Anh Cả xách con thỏ sang đầu ruộng ngô nhà Cao Mã, buộc vào một cây ngô to khoẻ. Anh Cả dùng liềm cắt một cây ngô “goá vợ” (không bắp), tước bỏ vỏ, rít lấy nước ngọt như ăn mía.
    Cô luôn ngoảnh lại nhìn con thỏ,lần nào cũng bắt gặp nó đang giãy. Nó dướn căng về phía trước như muốn rứt đứt cái chân bị buộc, bỏ chạy bằng ba chân còn lại. Cô chạy tới, cắt đứt dây giày, cởi nút, thả con thỏ ra. Cô nhìn theo nó tập tễnh chạy vào bên trong ruộng ngô. Cô thẫn thờ nhìn những cây ngô đang trong trạng thái tận cùng của sự buồn khổ, trong lòng le lói hi vọng, mà cũng chẳng biết hi vọng gì. Trong ruộng ngô che giấu không biết bao nhiêu điều bí mật.
    - Em có tấm lòng Bồ Tát! – Anh Cả đứng bên nói – Thiện giả thiện báo!
    Từ miệng anh phả ra mùi tỏi, cô ghét cay ghét đắng.
    Bữa cơm trưa, cả nhà săn sóc cô. Cô đoán anh Cả đã kể cho mọi người những chuyện ban sáng của cô. Đang mùa gặt hái, bận đến nỗi chỉ tiếc một thân không xẻ làm đôi, thực ra, cũng chẳng còn hơi sức giám sát cô.
    Sau bữa trưa, cô chủ động ra giếng gánh nước. Bố mẹ nhìn cô rất lâu nhưng không nói gì. Cô gánh về một gánh, đổ vào ang, rồi đi lấy gánh thứ hai. Bằng vào cảm giác, cô biết, họ đã tin cô.
    Cô mong gặp Cao Mã ở chỗ giếng nước, mà chỉ gặp mấy người hàng xóm. Họ chào cô, ánh mắt hình như có vẻ hơi khác, nhưng xét kỹ, lại thấy bình thường. Cô Nghĩ: có lẽ mình có tật giật mình!
    Gánh nước thứ ba, cô bắt gặp vợ Vu Thu Thuỷ, hàng xóm của Cao Mã. Đó là người đàn bà ngoài ba mươi, to con, ngực cao, hai bầu vú thây lẩy sau lần áo.
    Khi hai người cúi xuống múc nước, vợ Vu Thu Thuỷ hỏi: “Cao Mã nhờ tôi hỏi cô, thay lòng đổi dạ không?” Cô ngớ ra, hỏi khẽ: “Thế anh ấy thì sao?” - Không thay lòng đổi dạ.
    - Vậy em cũng không.
    - Thế thì tốt! – Vợ Vu Thu Thuỷ vừa nói vừa nhìn quanh, rồi để rơi một mảnh giấy vo viên xuống chân cô.
    Cô cúi xuống nhấc gánh nước, thuận tay nhặt viên giấy bỏ vào túi áo.
    Buổi chiều, cô thác đau bụng, không ra đồng, bố nhìn cô bằng ánh mắt nghi ngờ. Anh Cả rộng lượng, bảo: “Ở nhà mà nghỉ!” Cô lỉnh vàobuồng đóng cửa cài then rồi lấy viên gaiâý ra. Ngay cả khi nói chuyện với bố mẹ, tâm trí cô vẫn tập trung vào viên giấy. Giờ đây, tay run run, cô nhe nhàng vuốt phẳng nó ra. Cô nghe rõ tiếng thở nặng nhọc của cô. Hình như ngoài khe cửa có gió lọt vào. Cô vội vàng nắm chặt viên giấy, mở toang cửa, buồng hai anh không có ai. Tiếng bụp bụp vang lên ngoài sân, cô rón rén ra buồng ngoài, nhìn ra sân: Dưới nắng thu rực rỡ, mẹ đập lúa bằng chiếc chày gỗ màu cánh gián. Lưng mẹ đẫm mồ hôi, chiếc áo bằng vải màn bết trên người, vỏ trấu bám đầy thân áo.
    Rồi cô vuốt phẳng viên giấy, dò dẫm từng chữ viết trên đó: Chiều mai anh đọi em ngoài ruộng ngô. Chúng ta chạy trốn.
    Chữ viết bằng bút bi, giấy đẫm mồ hôi, các chữ đều nhoè.
    Đã mấy lần cô đã đi đến đầu bờ của ruộng ngô lại quay về. Gió thu lồng lộng, rút khô nước trong cây trồng. Ngô của Cao Mã khô rang, còn đậu của nhà cô thì nứt quả, nẻ tí tách.Bố và anh Cả thu hoạch đậu ở phía trước. Anh Cả luôn miệng ca cẩm Trợ lý Dương, không nên lôi anh Hai đi nắm than hộ nhà ông ta vào lúc này, Bố bực mình, nói: “Mày ca cẩm cái gì thế? Việc của họ hàng, không giúp sao được? Hơn nữa ông ấy lại là họ hàng đằng nhà vợ mày, đâu phải ông cậu của bố Vợ anh Hai!” Anh Cả đuối lý, không nói nữa, uay lại nháy mắt với Kim Cúc để tìm sự đồng tình.
    Cô trông thấy bố quì trên ruộng, nhích lên bằng đầu gối. Anh Cả kéo lê cái chân, lết theo. Bò và lết, lao động trong tư thế vất vả của bố và anh khiến cô không nỡ bỏ đi. Ngô của Cao Mã rung rung, kêu soàn soạt, cô biết, chắc chắn là Cao Mã đang trong ruộng ngô, đỏ mắt mong cô. Càng nhớ anh, cô càng mơ hồ về hình dáng của anh. Cô nhớ mùi hoè tía và mùi trên cơ thể anh. Cô quyết định giúp bố và anh thu hoạch xong đậu mới chạy trốn.
    Cô cắt thoăn thoắt, rất nhanh vượt lên bố và anh. Chiều hôm đó cô cắt nhiều hơn cả hai người cộng lại. Khi chỉ còn một góc ruộng, cả ba đứng lên hư giãn. Bố tỏ ra rất bằng lòng. Anh Cả nói: “Hôm nay em bỏ nhiều công sức đấy, mẹ sẽ luộc cho em hai quả trứng gà”.
    Cô không nói gì, lại thấy mủi lòng. Lúc này, cô nghĩ đến những cái tốt của mẹ, nhớ mang máng những chuyện hồi nhỏ. Anh thọt đúng là có cõng mình. Bố và anh Cả lại quì lại lết, cắt nốt chỗ đậu còn lại. Mặt trời đã ngã về tây, ráng chiều nhuộm đỏ cả bầu trời, tóc bố và anh vàng rực, đồng ruộng toát lên một vẻ ấm cúng, thân thiết vô cùng. Hướng chính bắc là cái thôn mà cô đã sống hai mươi năm, chắc hẳn mẹ đã nhóm lửa thổi cơm. Nếu mình bỏ đi…, cô không dám nghĩ tiếp. Trên xa lộ phía đông, một chiếc xe trâu chất đầy thân cây đậu đang lăn bánh, người đánh xe hát giiọng nam cao: Nóng làm sao. tháng sáu ngày tam phục, cô Hai cưỡi lừa trẩy Dương Quan~ Cô cảm thấy không còn tí hơi sức nào nữa .
    Đàn chim sẻ như một cụm mây tơi tả, sà xuống ruộng ngô nhà Cao Mã. Những thân ngô lay động, cô thoáng Thấy một cái bóng cao to lẩn đi. Cô bước lên mấy bước lại dừng. Lúc này, cô cảm thấy có hai nguồn sức mạnh đang giành cô. Câu nói của bố làm vỡ thế quân bình. Bố nói: “Mày đứng đấy làm gì? Cắt mau lên, xong sớm về sớm!” Trên gương mặt bố không vương một chút tình cảm.
    Lòng cô lập tức trở nên sắt đá, cô quẳng liềm, chạy sang ruộng ngô nhà Cao Mã.
    - Mày đi đâu đấy? Bố tỏ ra không bằng lòng.
    Cô tiếp tục đi.
    - Em ơi, không cắt nữa thì về nhà! – Anh Cả nói.
    Cô ngoảnh lại, nói to: “Tôi đi tiểu, các người thấy không yên tâm thì cứ lại đây!” Nói xong, cũng không nhìn lại mặt bố và anh, cô nhảy đại vào ruộng ngô.
    - Kim Cúc! – Cao Mã ôm ghì cô trong khoảng hai giây, nói nhỏ – Cúi xuống, chạy mau!
    Anh nắm tay cô chạy dọc theo nhựng luống ngô, cúi gập người mà chạy như bay về hướng nam. Lá ngô cứa trên mặt, theo bản năng, cô nhắm mắt chạy theo bàn tay đã dắt cô, hai hàng nước mắt nóng hổi ràn rụa trên mặt. cô nghĩ: Mình không bao giờ trở về được nữa! Sợi tơ cuối cùng đã đứt. Cô nghe tiếng lá ngô phát ra những tiếng động kinh người. Cô nghe thấy tiếng đập của trái tim cô.
    Tận cùng cánh đồng ngô là con đê mọc đầy hoè tía. Trong lúc hoảng loạn, cô còn kịp ngửi thấy mùi ngây ngất đến lạ lùng cụa hoè tía.
    Cao Mã lôi tuột cô lên đê. Lên mặt đê, cô bất giác ngoái lại, thấy mặt trời đỏ như đồng điếu đang lặn từ từ, mây hồng rải khắp, đồng ruộng rực rỡm bố và anh vung liềm, thất thểu đuổi theo. Hai hàng nước mắt lại ứa ra.
    Cao Mã lôi cô chạy một mạch xuống thân đê. Lúc này cô nhũn ra, đứng không vững. Trước mặt là con sông phân chia địa giới giữa hai huyện: huyện Thương Mã của Hà Nam, huyện Thiên Đường của Hà Bắc. Tên con sông là Thuận Khê. Con sông Thuận Khê nước nông, những cây lau khô héo lắc lư trong dòng nước màu vàng. Cao Mã không kịp cởi giầy, cõng Kim Cúc lội qua sông. Cô phục trên lưng anh, nghe tiếng lau xào xạc, tiếng nước chảy róc rách. Qua tiếng thở nặng nề của Cao Mã, cô biết bùn đất dày.
    Trèo lên mặt đê, đã sang bộ phận huyện Thương Mã. Đây là một vùng đầm lầy mênh mông, trồng toàn đay. Lúc này là vụ đay muộn, lá xanh mượt đầy sức sống, bồng bềnh như mặt biển xanh, không nhìn thấy bờ.
    Cao Mã cõng Kim Cúc chui vào ruộng đay như cá gặp biển.

Xem Tiếp Chương 5Xem Tiếp Chương 20 (Kết Thúc)

Cây Tỏi Nổi Giận
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Đang Xem Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi