Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Mùa Thu Vàng Tác Giả: Hoàng Thu Dung    
    Hoàng Tín cứ bơi bơi mãi mà vẫn không tìm thấy Hải Yến. Mỏi mệt anh bắt buộc phải quay vào bờ.
    Anh nhìn quanh quẩn tìm kiếm trên bãi cát:
    – Ủa đâu rồi! Mình để ở đây mà.
    – Không lẽ sóng cuốn?
    Hoàng Tín chạy quanh tìm kiếm nhưng vẫn không có đâu vết. Anh quýnh quáng:
    – Không có quần áo làm sao mà về nhà đây?
    – Hoàng Tín! Hoàng Tín!
    Giữa lúc Hoàng Tín đang vò đầu tóc, không biết tính làm sao cho vẹn với điều nan giải này. Tiếng gọi của Trọng Phúc như một cái phao cho anh vớ lấy khi sắp chết đuối.
    Anh đưa tay làm loa:
    – Tôi đây! Trọng Phúc:
    Trọng Phúc theo tiếng của Hoàng Tín lần đến. Trông thấy Hoàng Tín chỉ còn độc một chiếc quần thể thao đang bị gió biển thổi run lẩy bẩy. Không gượng được cười Trọng Phúc cười to:
    – Cười cái gì?
    Hoàng Tín gay gắt hỏi:
    – Anh bị trấn lột hả?
    – Đâu có ở đây trị an tốt mà.
    – Vậy bộ muốn biểu diễn hả?
    – Biểu diễn cái gì? Tôi đang khốn đốn đây.
    Hoàng Tín kể lại cho Trọng Phúc nghe chuyện anh chọc giận Hải Yến. Rồi chuyện anh cởi bỏ áo quần để lôi ra biển tìm Hải Yến. Sự việc ra sao thì anh biết rồi đó.
    Trọng Phúc bật cười to, khiến Hoàng Tín càng thêm bực bội:
    – Đáng tức cười như thế sao?
    – Tôi đâu có cười anh.
    – Vậy thì anh cười ai ở đây hả?
    Tôi cười Hải Yến. Chiêu đó mà cô ấy cũng nghĩ ra được.
    Hoàng Tín nhìn anh ngơ ngác:
    – Anh nói cái gì mà tôi không hiểu.
    – Cái gì đâu mà không hiểu. Chính Hải Yến là tác giả của tác phẩm mà anh đang diễn đó.
    – Sao anh biết?
    – Bởi vì khi đi ngang qua hàng dương tôi thấy có một hình nộm treo trên cây dương.
    – Hình nộm ấy thì có liên quan gì đến chuyện của tôi chứ?
    – Bởi vậy anh thông minh quá mà lại tối tăm chuyện nhỏ xíu.
    – Ý anh nói sao?
    – Thì cái hình nộm đó.
    – Hình nộm đó sao? Anh nói đi! Cứ làm ra vẻ bí mật hoài làm tôi sốt ruột.
    – Anh đừng có nóng. Để tôi nói cho anh nghe. Tôi thấy cái hình nộm đó cái quần tây thì màu xám, cái sơ mi thì màu trắng.
    – Quần áo của tôi!
    Hoàng Tín kêu lên:
    – Của anh hả?
    – Chắc rồi!
    – Anh chưa thấy sao biết được đó là của anh.
    – Thì quần tây xám, áo sơ mi trắng là của tôi.
    – Chắc chắn là vậy hả?
    Hoàng Tín có vẻ bất bình:
    – Anh nhìn xem cả bãi biển này có ai không có quần áo như tôi không?
    – Vậy thì không?
    – Anh hãy mau đưa tôi đến đó đi.
    Đừng có mà chần chừ nữa. Tôi sắp chết cóng rồi đó.
    Thấy Hoàng Tín lun rẩy Trọng Phúc cũng không nỡ làm khó dễ thêm cho anh.
    – Đi với tôi.
    Hai người đi về phía hàng dương. Hoàng Tín giận dữ khí thấy quần áo mình treo trên cây như hình nộm. Đã thế cổ áo anh còn bị cột chặt lại, y như anh đang bị xử treo cổ vậy.
    Hoàng Tín rít lên:
    – Thật là quá đáng mà.
    – Hải Yến trẻ con lắm.
    – Trẻ con gì? Cô ấy là quỷ sứ thì có.
    – Sao anh ác mồm, ác miệng thế. Chuyện nhỏ nhặt thế có gì đâu mà anh rũa xả cô ấy dữ vậy?
    Hoảng Tín nhìn Trọng Phúc trân trân:
    – Anh làm gì mà bênh vực cho cô ta dữ vậy?
    – Không phải bênh vực mà tôi chỉ nói đúng lý lẽ thôi.
    – Chắc là anh và cô ta có tình ý gì với nhau phải không?
    Hoàng Tín nói với giọng ghen hờn.
    Trụng Phúc phản công:
    – Anh lịch sự một chút đi. Có hay không là chuyện riêng tư của tôi. Đâu có liên quan gì đến anh.
    Hoàng Tín đã mặc quần áo vào. Anh bình tĩnh hơn:
    – Xin lỗi anh. Tôi không cố ý. Có lẽ vì tôi giận quá nến mất không.
    – Anh giận cái gì chứ? Lỗi là do anh mà.
    – Anh nói thế là sao hả?
    – Nếu anh đừng trêu chọe cô ấy thì cô ấy đâu có trả đũa như vậy.
    – Tôi không cố ý.
    – Dù cố ý hay vô tình thì chuyện đã xảy ra rồi.
    Trọng Phúc vỗ vai Hoàng Tín:
    – Hãy quên hết đi!
    – Không quên thì làm gì được cô ta nào?
    Như chợt nhớ ra Hoàng Tín hỏi:
    – À! Mà tại sao anh biết tôi như vầy mà đến giải vây hả?
    – Tôi đâu có biết. Tôi đi tìm anh là do cha mẹ anh nhờ.
    – Chuyện gì vậy anh?
    – Ở thành phố có chuyện gấp. Sáng mai anh phải về đó.
    Hoàng Tín giật mình:
    – Chuyện gì vậy? Theo kế hoạch chúng tôi còn ở đây một tuần nữa mà.
    – Điều đó thì tôi không biết. Tôi chi có nhiệm vụ là tìm anh thông báo dùm.
    Còn về hay không là chuyện của anh.
    Cám ơn anh. Nhất định phải vê rồi.
    – Nhưng ...
    Hoàng Tín không dám nói lên ý nghĩ của mình. Anh muốn gặp Hải Yến lần cuối trước khi về thành phố. Nhưng chắc là không thể được rồi ...Đành phải để sự hiểu lầm ấy cho Hải Yến mang. Anh phải về, về thôi.
    – Tạm biệt! Tạm biệt bãi cát trắng đã cho anh nhiều kỷ niệm. Cô gái ngổ ngáo, tinh nghịch đã làm tâm tư anh day dứt mãi. Tạm biệt sóng biển rì rầm bao lời tâm sự. Tạm biệt hàng dương! Tạm biệt đồi hồng! Tạm biệt một vùng biển thân yêu.
    Hoàng Tín vừa bước đi, vừa thủ thỉ chuyện của lòng mình.
    – Hải Yến cứ thơ thẩn trên bãi cát, rồi lên đồi hồng, yên tĩnh. Cô rất yên tĩnh với những trò chơi của mình.
    Không ai quấy nhiễu, không ai gây phiền muộn, tức tối cho cô. Đáng lẽ là Hải Yến rất vui nhưng sao cô bỗng thấy trống vắng buồn tẻ vô cùng. Cô cảm thầý như mình thiếu vắng, mất mát một cái gì đó to lớn lắm.
    – Cô cứ nhìn về phía nhà Thủy Tiên mà không dám sang. Từ hôm xảy ta chuyện hiểu lầm ở đồi hồng. Thủy Tiên cứ tránh mặt, không cho cô có cơ hội giải thích.
    Còn Trọng Phúc, mấy hôm nay anh cũng vắng bặt.
    Hải Yến bỗng thấy cô đơn trên quê hương của mình. Những trò chơi mà cô thặt say mê bây giờ trở nên nhạt nhẽo, vô vị.
    – Mình làm sao vậy?
    – Hải Yến tự hỏi mình. Cô có làm sao đâu? Cuộc sống của cô vẫn thế, vẫn sống êm đếm tiên vùng biển yêu thương bên bà ..ngoại. Dù có rầy la nhưng bà cũng không cám đoán cô chơi các trò chơi quái lạ của mình.
    – Tại sao mình lại buồn?
    Câu hỏi cứ làm cô băn khoăn day dứt.
    Hình như cô thấy mình thiếu vắng một cái gì không rõ rệt:
    – Là điều gì chứ?
    Tiếng cười, giọng nói có vẻ như thiết tha, như ngạo man của Hoàng Tín vang lên trong cô:
    – Là hắn ư?
    Hải Yến vỗ trán đánh thức mình.
    – Không! Không thể được. Hắn ta là người không tốt. Mình không thể nghĩ đến hắn được.
    Nhớ đến chiếc máy ảnh, Hải Yến quyết định:
    Phải đem trả cho hắn ta. Không nên giữ mãi cái vật đáng ghét ấy làm gì.
    Nghĩ thế, Hải Yến vội về nhà lấy máy ảnh đến nhà Trọng Phúc để trả cho Hoàng Tín.
    Sự vắng lặng làm cho Hải Yến lo sợ:
    – Ủa! Mọi người đi đâu hết cả rồi.
    Hải Yến cất tiếng gọi:
    – Thủy Tiên ơi! Thủy Tiên!
    – Không có ai trả lời. Hải Yến chạy vội ra sáu gọi:
    – Thủy Tiên! Thủy Tiên!
    – Hải Yến hả cháu?
    Tiếng bà Thủy Cúc hỏi:
    – Dạ!
    – Cháu đợi một chút. Bác ra liền.
    – Dạ!
    Vài phút sau, bà Thủy Cúc bước ra hỏi:
    – Cháu tìm Thủy Tiên hả?
    – Dạ!
    – Bộ nó không nói gì với cháu sao?
    Hải Yến hơi ngơ ngác:
    – Dạ không! Thủy Tiên có gì sao bác?
    Nó đi vào thành phố rồi.
    – Thủy Tiên đi thành phố để làm gì hả bác?
    – Thì nhập học. Bộ nó không nói với cháu nó nhận giấy báo trúng tuyển hay sao?
    Hải Yến lắc đầu buồn bã:
    – Dạ không!
    Bà Thủy Cúc lo ngại:
    – Hai đứa đã xảy ra chuyện gì sao.
    Hải Yến lắc đầu:
    – Dạ không!
    – Không cô chuyện gì thật hả?
    – Dạ không có.
    – Cháu không giấu bác điều gì chứ?
    – Cháu đâu dám.
    – Lạ thật. Cháu với nó là bạn thân mà chuyện hệ trọng như thế nó không nói với cháu sao?
    Hải Yến buồn bã:
    – Nếu Thủy Tiên nói với cháu thì Thủy Tiên đi cháu đã đến tiễn bạn rồi.
    – Vậy thì lạ thật, không có chuyện gì tại sao nó lại lặng lẽ đi như vậy kìa.
    Hải Yến lặng thinh muốn hỏi thăm Hoàng Tín nhưng không dám. Cô đành thăm dò:
    – Còn anh Trọng Phúc đâu hả bác?
    – Trọng Phúc nó cũng cùng bác trai đi vào thành phố mấy bữa nay. Một mặt vào thăm bạn cũ, một mặt sắp xếp chỗ ăn học cho Thủy Tiên.
    Hải Yến bỗng nghe lòng mình dâng lên một nỗi buồn man mác. Như vậy là Hoàng Tín đã đi rồi. Cô không có cơ hội trả lại cho anh cái máy ảnh và để gặp mặt lần cuối.
    – Hải Yến! Cháu làm sao vậy?
    Hải Yến giật mình:
    – Dạ đâu có.
    – Cháu đừng buồn. Đợi Trọng Phúc về bác sẽ cho cháu biết địa chỉ và số điện thoại của nó để cháu liên lạc.
    – Dạ?
    Bác cũng đang mang cha con nó đây.
    Đi ba bốn ngày rồi mà sao vẫn chưa thấy về.
    – Thưa bác! Cháu về.
    – Ừ! Cháu về. Nhớ rảnh rồi thì qua đây chới với bác. Không có Thủy Tiên ở nhà bác buồn lắm.
    – Dạ! Rảnh rỗi cháu sẽ sang.
    Hải Yến tạm biệt bà Thủy Cúc ra về với nỗi buồn. Thế là hết. Cơ hội cuối cùng cũng không thể đến được. Tất cả đã đi hết rồi. Những niềm vui đã vuột khỏi tầm tay, những tháng ngày hồn nhiên đã đi qua.
    Hải Yến đã thật sự đánh mất chính mình rồi.
    Hải Yến lang thang một mình giữa hàng dương:
    Cô nhìn thân cây hôm nào cô đã treo cổ Hoàng Tín.
    – Làm như thế có quá quắt lắm không? Mình là con gái mà sao lại hành động như thế? Hoàng Tín chắc là đânh giá mình tệ lắm.
    Hải Yến lại thơ thẩn ra ngoài bãi biển. Sóng biễn ập liếm vào chân cô.
    Thường ngày cô đã tung tung tăng nhảy sóng. Hôm nay mọi chuyện đối vôi cô bỗng trở thành vô nghĩa anh đẹp của thiên nhiên không còn thu hút, cuốn lấy tâm hồn cô như hôm nào. Trong cô là một sự trống vắng buồn tênh.
    Buổi chiều trên biển sao hôm nay ư nhạt quá? Những tia nắng chiều không còn như những sợi tơ vàng rực. Nó bỗng trở thành một màu tím buồn, hoang dại làm sao.
    Bây giờ Hải Yến mới thầm thía các câu hát mà cô thường hay cười tác giả.
    “Anh không là chiều mà nhuộm em đến tìm”.
    Hải Yến đã nghe tím cả tâm hồn vì một người vừa quen biết. Ôi cái tuổi mười tám người ta bảo là hồn nhiên nhiếu mơ lắm mộng:
    Sao cô lại mang nhiều u uất sầu tư sao lại thế? Có phải vì:
    Người đâu gặp gỡ làm chi?
    Trăm năm biết có duyên gì hay không?
    Bâng khuâng với nỗi niềm sâu kín trong lòng, Hải Yến bước đi mặc cho buổi chiều nhuộm tím cả tâm hồn.
    – Hải Yến!
    – Dạ! Bà báo con điều gì hả bà?
    Hải Yến vòng tay ôm ngang lưng bà.
    – Bà đã liên lạc được với một người bà con trong thành phố. Họ hứa giúp đỡ cho con việc ăn ở để học may. Con nghĩ sao?
    – Con rất thích nhưng ...
    – Con ngần ngại điều gì hả?
    – Con không đành lòng bỏ ngoại đơn một mình. Con muốn ở lại đây một việc làm để gần gũi với ngoại.
    Bà Năm lắc đầu:
    – Không được đâu con. Đi làm long nhong thì suốt đời không có cái nghề.
    Con phải am hiểu về thời trang con mới có tiền kinh doanh và phát triển nghề nghiệp được.
    Con ước mơ được mở một siêu thị cao cấp ở cái vùng biển này. Trong đó ngành thời trang là chủ lực. Cái vùng biển này sẽ sáng hẳn lên siêu thị của con sẽ trung tâm mua sắm hàng lưu niệm cho khách du lịch.
    Hải Yến say sưa nói. Bà Năm thở dài:
    – Phải chi ...
    Biết bà muốn nói gì, Hải Yến lắc đầu:
    – Bà ơi! Đã là chuyện buồn thì con xin bà đừng có nhắc nữa.
    Bà Năm xoa đầu Hải Yến:
    Tội nghiệp cho cháu ngoại của bà quá. Con đã phải chịu sống cảnh cút côi không hưởng được sự nương chiều, yêu thương của cha mẹ.
    Hải Yến ngả đầu vào lòng bà:
    – Nhưng con có bà, bà đã cho con tất cả như thế là quá đầy đủ rồi. Con còn hạnh phúc hơn bao trẻ em cơ nhỡ, lang thang ngoài đường mà.
    – Con muốn an ủi bà nên con nói thế, chứ lòng bà thật là buồn. Bà chỉ có một đứa con gái, vậy mà cách biệt đã mười mấy năm rồi. Thử hỏi bà làm sao mà không đau lòng xót xa cho được.
    Mỗi lần nhắc đến mẹ là bà lại khóc Hải Yến chưa làm mẹ, cô đâu có biết được tình thương của người mẹ. Cô chỉ thương bà mà thôi. Cô thương bà sống cô đơn một mình thui thủi nuôi cháu. Mất con thì không hắn nhưng bao năm trời cách biệt.
    Không tin tức. Chắc hẳn bà rất đau khổ. Hải Yến không có ấn tượng gì về mẹ.
    Bà ra đi lúc cô chỉ mới vừa ba tuổi. Hải Yến không trách mẹ, chắc là mẹ cũng có nỗi khổ riêng mới nên bỏ cô.
    – Hải Yến! Con nghĩ ...sao?
    – Điều gì bà ngoại.
    – Thì chuyện con vào thành phố học nghề đó. Đi đi ...con. Bà vẫn khỏe mà.
    Vả lại ở đây còn có gia đình của Trọng Phúc.
    Bà cũng không cô đơn lắm đâu.
    Nhắc đến Trọng Phúc, Hải Yến chợt buồn không hiểu nỗi buồn ấy bắt nguồn từ đâu? Hải Yến thấy mình thật là vô lý! không lại giận lây đến Trọng Phúc anh cô đã gây ra sự hiểu lầm với Thủy Tiên mà. Cô nhớ đến lời nói vui vẻ của Thủy Tiên mà buồn bã:
    Bạch Mã Hoàng Tử. Thủy Tiên cùng Hoàng Tín nữa. Cô không thể chen vào làm mất đi tình bạn.
    Những lời nói của Hoàng Tín vang lên trong đầu cô:
    – Chỉ dùng cô để đùa giỡn, giải trí cho chuyến đu lịch này thôi.
    Một ý nghĩ phản kháng, mãnh liệt dậy trong đầu cô:
    – Có thể vì tình cảm nhất thời mà ủy hủy hoại tương lai của mình. Cứ xem chuyện xảy ra chỉ là cơn gió thoảng. Cơn mang nặng múi muối mặn của biển.
    Nó làm mặn đắng cả tâm hồn và cảm của cô.
    Bà Năm thấy Hải Yến yên lặng. Bà thúc giục:
    – Nghe lời bà đi con.
    – Dạ!
    – Bà đã chuẩn bị tất cả cho con. Con cứ ra xe đò vào thành phố đến đúng địa chỉ bà ghi. Con sẽ được học hành đến nơi đến chốn.
    – Họ là ai vậy ngoại?
    Bà con của ngoại. Con đừng có thắc mắc nữa. Cứ theo lời ngoại dặn là được.
    – Dạ! Ngoại định chừng nạo cho con đi hả ngoại?
    – Sáng mái.
    Hải Yến trố mắt:
    – Sáng mai. Sao gấp vậy ngoại?
    – Thời gian đâu có chờ đợi còn người ta đâu con. Càng kéo dài thì càng cản trở cho sự tiến bộ của mình thôi con à:
    – Dạ. Con xin nghe lời ngoại.
    – Con đi ngủ sớm đi để ngày mai lên đường:
    Con không cần chuẩn bị thêm gì.
    Chỉ lấy ít quần áo thôi. Tiền bạc bà đã gói sẵn trong giỏ. Con cứ tiện tặn mà xài.
    Hết ngoại sẽ gửi thêm.
    – Ngoại! Ngoại đã lớn tuổi rồi cũng cần phải phòng thần.
    Ngoại đã tính sẵn tất cả rồi, con yên tâm mà lo cho mình đi. Nhớ lời ngoại dặn nghe tới địa chỉ đó, đưa lá thư của ngoại.
    – Con nhớ mình, ăn ở nhà của người ta cử chỉ lời nói cách ăn ở nhất phải thận trọng. Không phải như ở nhà mình nghe.
    – Dạ! Con biết.
    – Con đi ngủ sớm đi để mai còn đi sớm nữa.
    – Dạ! Ngoại cũng đi ngủ sớm đi.
    – Ừ!
    Hải Yến cứ trăn trở mãi với chính mình:
    – Mình không nên đi hay không?
    Giữa đi và không đi cứ làm cô day dứt. Nếu cô không đi, không lo cho tương lai của mình thì ...sau này làm sao mà lo lắng cho ngoại đươc. Ngoại phải được sung sướng lúc tuổi già.
    Quyết tâm ấy làm vững lòng Hải Yến. Cô cố dỗ cho mình giấc ngủ. Mong rằng giấc ngủ sẽ đem ...lại cho cô một sự yên bình.
    Ngoại! Nhớ giữ gìn sức khỏe nghe!
    Con đi, rồi con sẽ về thăm ngoại. Hải Yến mếu máo nói. Bà Năm trấn an cháu:
    Con yên tâm mà lo chuyện học hành của con đi. Đừng lo cho ngoại.
    – Tạm biệt ngoại.
    Hải Yến vầy tay từ giã tất cả. Bãi cát trắng vẫn nằm yên mặc cho con sóng vỗ về Hàng dương vẫn lung linh trong làn sương mỏng dưới nắng mai. Đồi hồng vẫn rực rỡ một màu hồng tươi.
    – Tạm biệt tất cả. Tạm biệt.
    Chuyến hành trình xuyên qua các vùng đất với những địa danh quen thuộc.
    Đi ngang qua Phan Thiết nhìn lầu ông Hoàng nằm chơ vơ trên bãi cát. Hải Yến ngậm ngùi nhớ thi nhân Hàn Mặc Tử. Một con người tài hoa mà bạc mệnh làm sao cho thân phận bạc của Mai Đình. Cả cuộc đời cô Mặc Tử xuôi ngược mang vầng bán. Để rồi cuối cùng phải đau tiễn biệt một người mà cô yêu sùng bái.
    Hải Yến bỗng bâng khuâng cho số phận của mình:
    – Không biết mai này số phận của mình sẽ ra sao? Đường tình có vô duyên bạc phước như Mai Đình hay không. Lần đầu tiên xa nhà, xa vùng đất mũi thần yêu. Hải Yến một mình đi vào thành phố xa lạ. Hải Yến chỉ mang theo một ít đồ đùng cá nhân, vài bộ quần áo vậy số tiền bà ngoại gói ghém cho cô.
    Vật mà cơ giấu kín là chiếc máy. Ánh của Hoàng Tín. Từ lúc tước đoạt của anh đến bây giờ, cô vẫn gói kỹ, không dám đụng chạm đến. Lần này mang theo, cô hy vọng vào thành phố gặp anh để trả lại.
    – Biển người mênh mông không biết có gặp được anh hay không?
    Suy nghĩ vẩn vơ, Hải Yến ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
    – Tới rồi! Tới rồi!
    Hải Yến giật mình bởi tiếng la của anh phụ xế. Cô choàng dậy, Sài Gòn hiện ra trước mắt cô. Những tòa nhà cao ngất san sát, kiến trúc thật tình vi. Người và xe chen chúc, đông nghịt tiên đường phố ...
    Hải Yến cứ nhìn mãi mà không chán.
    – Ủa! Túi xách của tôi đâu rồi?
    Hải Yến hết hoảng la lên:
    – Đây! Của cô đây!
    Người đàn bà ngồi cạnh cô đặt cái túi vào lòng cô. Hải Yến mừng rỡ:
    – Cám ơn dì!
    – Thấy cô ngủ ngon nên tôi giữ dùm.
    Ở thành phố này có lắm người tốt bụng nhưng cũng có rất nhiều kẻ gian. Cô cẩn thận nghe!
    – Dạ! Cám ơn dì đã nhắc nhở.
    – Cô ở ngoài đó vào thành phố hả?
    – Dạ! Con vào đây để học nghề.
    – Học nghề gì?
    – Dạ! Con muốn học may.
    – Học may à?
    – Dạ!
    – Cũng tốt nhưng cô đã có chỗ học chưa?
    – Dạ! Bà ngoại con bảo là ca vào thành phố sẽ có người bà con hướng dẫn.
    – À! Vậy cũng tốt:
    Xe sắp vào bến rồi đó.
    – Dạ!
    Cô tranh thủ đến nhà bà con ngay.
    Đừng có nấn ná trên đường nghe. Nguy hiểm lắm đó.
    – Dạ cám ơn dì!
    Chia tay người đàn bà tốt bụng. Hải Yến xuống xe.
    – Về đâu cô ơi!
    Hải Yến đưa địa chỉ cho anh tài xế xe ôm:
    Chú làm ơn đưa tôi đến địa chỉ này. Anh tài xế nhìn những bóng chữ trên giấy rơi gật đầu:
    – Được! Cô lên xe đi.
    Hải Yến ngần ngại:
    – Bao nhiêu tiền xe hả chú?
    Cũng hơi xa. Hai chục ngàn thôi.
    – Dạ!
    Chiếc xe chạy lạng lách, luồn lỏi giữa dòng người khiến Hải Yến sợ hãi. Cô bám chặt vào yên xe.
    – Tới rồi cô.
    Xe dừng lại trước cánh cổng kiên cố màu xanh. Hải Yến nhìn địa chỉ trên cánh cổng rồi nhìn vào tờ giấy củ kỷ của mình:
    Cô gật đầu trả tiền xe:
    – Cám ơn chú!
    – Cám ơn cô?
    Hải Yến tần ngần mãi trước cổng. Cô không dám gọi, cũng không biết phải làm gì để vào nhà:
    – Cô tìm ai?
    Hải Yến nhìn người đàn bà vừa bước xuống xe rồi lễ phép hỏi:
    – Thưa dì! Có phải đây là nhà của ông Trần Huỳnh không?
    – Người đàn bà nhìn Hải Yến từ đầu đến chán như muốn đánh giá cô là ai?
    – Đến đây với mục đích gì?
    – Đúng! Đây là nhà của ông Trần Huỳnh.
    Hải Yến mừng quýnh quáng:
    – Đúng rồi hả dì? Cám ơn dì.
    – Cô tìm ông ta có chuyện gì?
    – Dạ .... dạ ....
    Hai Yến nhìn lại người đàn bà trước mặt rồi hỏi lại:
    – Mà dì là ai vậy?
    Người đàn bà mỉm cười:
    – Tôi là vợ ông ấy.
    – Hải Yến vừa mừng vừa lo:
    – Dì là bà Trần Huỳnh hả?
    – Sao? Cô không tin à?
    – Dạ không có.
    – Vậy thì có chuyện gì, cô có thể nói với tôi được hay không?
    Hải Yến vẫn ngần ngại:
    – Dạ ....dạ ....
    – Sao? Khó nói lắm sao?
    – Dạ không phải. Có điều là cháu không biết nói sao thôi.
    Bà Trần Huỳnh cố vẻ tự ái:
    – Vậy thì thôi. Nếu còn gì riêng tư khó nói, cô có thể chờ gặp ông nhà tôi.
    Hải Yến nghe bà Trần Huỳnh nói thì thêm quýnh quáng:
    – Dạ! Không phải! Xin dì đừng hiểu lầm. Bởi lẽ con không có quen với ông Trần Huỳnh.
    – Cô càng nói càng vô lý, cô không quen với ông ấy thì kiếm ông ấy làm gì?
    – Con thì không quen nhưng bà ngoại con thì có quen với ông ấy.
    – Bà ngoại cô là ai?
    Dạ là bà Năm.
    Bà Trần Huỳnh khẽ nhíu mày:
    – Bà Năm nào? Sao tôi không biết vậy?
    Hải Yến càng thêm bối rối:
    – Dạ! Bà của con chỉ dặn vào nói với ông Trần Huỳnh con là cháu ngoại của bà thì ông ấy sẽ biết ngay.
    – Bà Năm này ở đâu? Tôi không thể nghe ông ấy nhắc đến.
    – Con cũng không biết nói sao nữa dì ơi!
    Bà Trần Huỳnh nhìn Hải Yến rồi nói:
    – Cô nói như vậy thật tình tôi không biết tính sao cả?
    – Dì nội thế là sao hả dì?
    Hiện tại ông ấy không có ở nhà. Mà tôi thì đâu có quen biết gì cô. Tôi không dám tự tiện cho cô vào, lỡ như cô là kẻ gian thì tôi biết làm sao.
    Lời nói của bà Trần Huỳnh như một ca nước sôi tạt vào lòng tự trọng của cô:
    – Dì yên tâm! Con không vào nhà đâu.
    – Con có thể đứng ngoài cổng đợi ông ấy mà.
    Như thế cũng không tốt lắm. Bởi vì không biết đến lúc nào ông ấy mới về nhà.
    – Bác ấy làm gì mà dì không biết giờ qui định hả dì?
    Bà Trần Huỳnh nhìn Hải Yến có vẻ bực bội nhưng bà vẫn trả lời:
    – Thì làm ăn, giao tế, tiệc tùng không làm sao mà ấn định được giờ về nhà.
    Hải Yến nói thầm:
    – Gay go rồi. Trời sắp tối không gặp được ông ấy biết làm sao bây giờ.
    – Cô tính thế nào?
    – Con cũng không biết tính sao cả. Con không có ai quen biết ở thành phố này. Con phải chờ bác ấy thôi.
    – Tùy cô. Tôi còn phải vào nhà nữa.
    – Dạ! Dì cứ vào.
    – Cô vẫn nhất quyết ở đây chờ sao?
    – Con không còn cách nào khác hơn để lựa chọn cả.
    – Tuỳ cô!
    Nét lạnh lùng của bà Trần Huỳnh làm cho Hải Yến thêm lo lắng:
    – Phải ăn nhờ ở đậu với một con người khó chịu như thế chắc không dễ gì.
    Hải Yến chợt nghe cơn đói cồn cào trong bụng. Sáng giờ cô chưa ăn gì ngoài cái món cốm chùi, đặc sản của vùng biển quê cô Hải Yến mỉm cười rồi lại lấy cốm ra lật lại điệp khúc cũ. May cho cô chai nước bà ngoại cẩn thận đem cho cô vẩn còn.
    Hải Yến ăn uống xong, cô nghe cơn mệt mỏi của cơ thể ập đến. Suốt ngày nay cô bị gò bó trên chiếc xe đó. Chỉ mong mau đến nơi để nghỉ ngơi. Nào ngờ ...
    – Thật là xúi quẩy.
    Hải Yến nhìn quanh. Cô chọn bờ tường để ngồi nghỉ mà ngắm đường phố về đêm. Vài ánh mắt tò mò nhìn cô. Hải yến cười với chính mình:
    – Không sao. Ngồi thế này cũng tốt rồi ở ngoài bên kia, cô còn nằm ngủ trên cát nữa. Có sao đâu.
    
    Cứ ngồi cứ nghĩ và cứ chờ đợi. Hải Yến lại ngủ thiếp đi bởi cuộc hành trình đã làm cho cô quá mệt mỏi.

Xem Tiếp Chương 4Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Mùa Thu Vàng
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Đang Xem Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh