Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Tình Trên Đỉnh Sầu Tác Giả: Cung Thị Lan    
    Cuộc nói chuyện tâm tình giữa cô Loan và cậu Vũ đã bị ông Hoàng dò hỏi trong cơn nóng giận mà ông chưa từng có trên đời. Ông đã yêu cầu cô Loan ngồi nơi cái ghế đối diện với ông cạnh bàn kiểu nhỏ hình tròn trong phòng ngủ mà ông Thắng và bà Thu dành riêng cho vợ chồng ông để chất vấn cô. Bất kể lúc ấy gần mười hai giờ đêm, bất kể là không phải ở trong căn nhà do mình sở hữu và bất kể tiếng nói của ông có thể vang sang phòng cạnh bên, ông gầm lên khi cánh cửa phòng vừa khép:
    - Con có báo cho ai biết là con đi với nó đến tận lúc này mới về nhà không? Và con biết con là ai không vậy? Người ta gọi con là Việt Kiều đó! Con biết Việt Kiều là gì không? Không phải đơn giản chỉ là người Việt Nam ở nước ngoài được tiếp đón đặc biệt hơn những người dân trong nước mà là người mà người ta có thể bắt cóc để đòi tiền chuộc bất cứ lúc nào! Muốn đi đâu, muốn đến chỗ nào, phải đi cùng với người thân trong gia đình mình, còn không thì thôi, con có hiểu không?
    Sự giận dữ của ông Hoàng làm cô Loan sợ hãi đến độ cô phải kể cho ông nghe những gì xảy ra giữa cô và anh chàng Vũ trong suốt thời gian rời khu vườn Bình Dương cho đến khi trở về nhà bà Thu. Đó là câu chuyện kể dài dòng nhất mà cô kể cho ông Hoàng nghe kể từ khi cô ra đời. Cô đã, không những, kể cho ông biết nơi cậu Vũ và cô đã đến, những người nào cô đã gặp mà còn kể chi tiết cuộc đối thoại của cậu Vũ và cô khi hai người ở bờ sông.
    Sự thành thật của cô quả nhiên có tác dụng và ông Hoàng chuyển từ nôn nóng, hậm hực và bực tức trở nên bình tĩnh hơn, đằm dịu hơn và nhẹ nhàng hơn. Ông chép miệng sau khi nghe chuyện:
    - Nó hoàn toàn bị nhuộm đỏ và bây giờ nó muốn tẩy não con!
    Đặt hai bàn tay ở trên bàn, cô Loan nghiêng đầu hỏi:
    - Gì cơ ạ?
    Ông Hoàng buông thõng hai cánh tay ra sau lưng ghế, nói với vẻ trang trọng:
    - Tệ hơn ý định bắt cóc mà ba lo sợ, nó đang muốn dụ dỗ con về đây làm việc cho tụi Việt Cộng!
    - Con chẳng thấy Việt Cộng, con chỉ thấy những người nghèo, những đứa trẻ không được đi học và những người làm việc hết sức cực khổ mà không đủ sức nuôi sống gia đình trên đất nước này.
    - Làm sao con có thể thấy điều đó rõ ràng khi con chỉ ở đây vài ngày? Nhưng mà con phải biết là toàn nước theo chế độ Cộng Sản thì mọi người ở đây đều là Việt Cộng chứ còn gì nữa? Mấy tổ chức thiện nguyện cũng phải ở dưới sự điều động của chính quyền này chứ sao cho khỏi. Sở dĩ thằng Vũ đó muốn gợi lòng thương của con để về đây phục vụ cho chế độ này đó mà! Khủng khiếp hơn những điều ba dự phòng trước khi đưa các con trở lại đây, Việt Nam không những là chỗ nguy hiểm không nên du lịch mà còn là nơi chiêu dụ những người ngơ ngác và thiếu sự nhìn xa hiểu rộng như con.
    - Có thể nào như vậy không ba? Có thể nào mình chỉ về quê hương mình với tư cách du lịch không? Như thế hóa ra ông bà ngoại và ba mẹ dạy cho chúng con biết ngôn ngữ của ông bà cha mẹ chỉ là để cho chúng con giao tiếp khi chúng con về đây du lịch thôi sao? Con còn tưởng ba mẹ nuôi dạy chúng con như thế với lý tưởng nào cao cả hơn nữa chứ! Con đã từng nghe ông ngoại bà ngoại dạy nhiều tấm gương Việt Nam anh hùng với biết bao can đảm và tinh thần yêu nước nhưng lòng can đảm và tinh thần yêu nước đó đâu mất rồi? Con nghĩ nếu là công dân một nước, tại sao mình không chống lại những điều mình không tán thành, tại sao mình không phản đối những điều phi lý để cho đối phương tỉnh giác điều đúng sai? Tại sao mình phải thua cuộc? Tại sao phải bỏ nước ra đi? Và có điều kiện như hiện tại, tại sao mình không nghĩ đến chuyện giúp người khổ sở khốn cùng?
    Cô Loan càng nói càng lộ nỗi bực tức của mình và điều đó khơi lại ngòi sự nóng giận của ba cô. Ông Hoàng nói như hét:
    - Con nghĩ con là ai? Nó bơm con đến tận mây xanh để cho con ảo tưởng là thần tượng của các cô gái Việt Nam trên xứ sở này ư? Con nghĩ là con có thể làm khác hơn khi con ở vào hoàn cảnh như các cô gái nông thôn Việt Nam hiện nay không? Con có biết cái gì thôi thúc người ta ra khỏi nước không? Đó là vì sự đói nghèo, là sự chênh lệch khá lớn trong xã hội Việt Nam hiện nay và còn là vì sự hiện diện của những người Việt Kiều với lối ăn mặc nước ngoài và cách xài tiền rộng rãi nữa! Con đang sống ở đâu vậy? Mỹ ư? Đừng nghĩ rằng con có thể tự do ngôn luận trên đất nước này như ở trên đất nước mà con đã được sinh ra, cũng đừng nghĩ là con có thể biểu tình phản đối những điều con không ưng thuận như con từng thấy ở trước tòa Bạch Ốc của Mỹ! Đừng cho rằng mình có thể là một ngoại lệ nếu chưa từng ở cùng hoàn cảnh như người khác!
    Cô Loan nổi nóng không kém:
    - Không phải như vậy đâu ba! Không phải cô gái nào cũng muốn ra nước ngoài để mang tiền về cho gia đình. Con đã chứng kiến một cô gáí nông thôn Việt rất đẹp mà không sống vì tiền như ba nghĩ. Đó chỉ là một nhưng con nghĩ vẫn còn nhiều cô gái khác nữa. Chuyện các cô muốn ra nước ngoài là do sở thích của họ mà thôi! Hạnh phúc căn bản trong đời sống con người đâu phải chỉ dựa vào tiền bạc và giàu sang? Nhưng nếu mình đã tự chọn điều gì thì mình nên trách nhiệm những điều may mắn hay khổ sở đến với mình. Nếu mà con được sinh ra và lớn lên trên đất nước này, con sẽ là người sống có lý tưởng, có sĩ diện và có phong cách của riêng mình chứ không phải chỉ vì bề ngoài, tiền bạc hay vật chất tầm thường.
    Ông Hoàng nổi tam bành:
    - Đừng biến mình thành anh hùng hảo như những siêu anh hùng trong các phim hoạt hình mà con thường coi. Chưa từng sống trong hoàn cảnh khổ sở thì chưa có thể chắc chắn điều mình nhận định. Con phải quan sát kỹ hơn và tự đặt câu hỏi tại sao chỉ có những cô gái ở Việt Nam muốn ra khỏi nước mà không phải là những cô gái ở các nước tự do dân chủ khác? Cách nói của con tỏ ngầm ý những người ra đi khỏi nước Việt Nam là những người không có sĩ diện phải không? Là những người bán nhục thể và linh hồn phải không? Con có biết rõ cuộc sống của người dân miền Nam trước năm 1975 không vậy? Lúc đó không một người dân miền Nam Việt Nam nào có ý nghĩ bỏ nước ra đi; có chăng, họ chỉ muốn du học một thời gian rồi trở về. Hầu như mọi người gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của mình với lòng yêu nước thiết tha, tinh thần dân tộc cao độ, và trân quý chất xám của đất nước một cách mãnh liệt. Ai cũng hiểu và hình dung ra thân phận kẻ lưu đày và tình trạng lưu vong ở xứ lạ quê người như thể nào nhưng sau biến cố năm 1975 tất cả phải đành bỏ nước mà đi. Con phải tự hỏi vì sao mà hàng ngàn người miền Nam phải vất bỏ sĩ diện của mình để làm cái việc mà trước đó họ chẳng bao giờ nghĩ tới và chẳng bao giờ muốn làm. Hàng ngàn, hàng vạn người có cùng một hành động thì con phải nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao!
    Cô Loan ngồi thẳng lưng, hỏi vặn:
    - Nhưng ông bà và ba mẹ cố tâm dạy cho chúng con nói tiếng Việt thật giỏi có phải là tất cả đều mong muốn một ngày nào đó chúng con sẽ trở về đất nước này không? Và có thể nào như vậy không hả ba? Có thể nào mình chờ cho đến khi quê hương được tự do và an bình thật sự rồi mới trở về thừa hưởng không hả ba?
    - Người ta nói chim khôn tìm nơi đất lành mà đậu. Bao nhiêu đời trước cũng đã có biết bao nhiêu người di cư từ nơi này sang nơi khác vì không thể sống hoặc sống không phù hợp với chế độ chính trị hay kinh tế xã hội của đất nước nguyên thủy của họ. Ngày nay nhiều người trên thế giới cũng di cư từ nơi này sang nơi khác bởi nhiều lý do chứ không phải nhất nhất bám vào nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Mình ở Mỹ, được hưởng quyền lợi ở đó thì phải nghĩ đến chuyện cống hiến sức mình cho xứ sở cưu mang mình chứ nghĩ đến chuyện xa xôi, phi thực tế làm gì? Con đừng mang tư tưởng “trứng chọi đá” mà thằng Vũ “nhồi sọ” nữa và tốt nhất chấm dứt mối quan hệ với thằng đó đi! Nghe nó bỏ ba mẹ nó ở Mỹ để về sống đây một mình cho biết nó bị đầu độc quá nặng rồi.
    Tiếng nói lớn của ông Hoàng chợt nín lặng một cách đột ngột khi cô Hoa đẩy cửa bưng khay nước vào. Cô cười mềm dịu:
    - Cô Thu bảo cháu đem nước cam lên mời chú và Loan dùng cho mát.
    Cô Loan tròn mắt, ngạc nhiên. Cuộc đối chấp riêng tư như thế không thể nào gián đoạn bởi người thứ ba cho dù người ấy có mỹ ý tốt đẹp đến thế nào. Cô lắc đầu từ chối với cô Hoa rồi nói với ông Hoàng:
     - Giống như khi ở Mỹ, con sẽ không hề gì trong những ngày sống ở đây. Con có thể nhận định việc làm của mình đúng hay sai, nên hay không mà cẩn thận đối với từng việc, ba đừng lo!
    Không nghe ông trả lời, cô hỏi khi đứng dậy:
    - Con đi được chứ?
    Ông Hoàng yên lặng gật đầu trong khi cảm thấy hoàn toàn mất mát trong lòng. Cảm giác mất mát lần này nhiều gấp ngàn lần hơn lúc ông thất bại trong chuyện thu phục cô Loan ủng hộ đội bóng bầu dục “Người Da Đỏ” của địa phương hơn là đội “Cao Bồi” của Texas. Lúc ấy, cô Loan đã khăng khăng ủng hộ đội “Cao Bồi” chỉ vì đội này có một cầu thủ người Việt Nam cũng cùng họ Nguyễn như họ của cô.
    Cánh cửa phòng vừa khép lại là lúc cô Hoa nâng chiếc ly nước cam trước mặt ông Hoàng. Cô nói:
    - Chú uống chút nước cho bớt giận!
    Bất kể cái lắc đầu nhè nhẹ của ông, cô kề miệng ly sát vào đôi môi của ông, nũng nịu nói:
    - Đi mà chú! Nhấp một chút đi! Một hớp thôi mà!
    Sát môi mình vào miệng ly như một đứa trẻ ngoan ngoãn, ông hớp một ngụm nước như đã được yêu cầu. Vị mát ngọt của nước cam vắt thấm vào đầu lưỡi khiến ông khoan khoái hớp thêm vài miếng nữa. Ánh mắt khích lệ và dịu dàng của cô Hoa chuyển sang hài lòng và mãn nguyện. Đứng thẳng và kề sát người vào chỗ ông Hoàng ngồi, cô Hoa tiếp tục nâng ly nước cam lạnh và châm vào miệng ông như mẹ đút nước cho con. Bỗng chốc, cô cảm thấy hai bàn tay mình bị nắm chặt và chiếc ly trong tay được rút ra từ lúc nào. Đặt ly nước trên mặt bàn, ông Hoàng nhìn cô đắm đuối trong khao khát. Đáp lại ánh mắt chờ đợi trong đói khổ ấy, cô đã cúi xuống đặt môi mình vào môi ông. Như người vừa được uống nước mát sau thời gian dài khô lưỡi rát họng, ông đê mê trong cảm giác sung sướng và đền bù. Rúc khuôn mặt mình vào mớ tóc dài buông lõa xõa của cô, ông ngất ngây trong mùi thơm của chanh và mùi quyến rũ của làn da tươi mát từ cánh cổ trần. Tiếng cười khinh khích và những ngón tay đẩy nhè nhẹ của cô đã làm ông quên hết nỗi bực tức với cô Loan vài phút trước đó và thực sự đưa ông tham gia vào trò chơi vươn tìm chụp bắt với cô Hoa như trẻ con. Khi cô Hoa ưỡn người xa khỏi vòng tay tham lam và đôi mắt đầy khát vọng của ông, những vòng cong và đường tròn qua làn áo mỏng của cô khơi dậy nỗi thèm muốn tột đỉnh mà ông thường cảm nhận trong những ngày cô đơn gần đấy. Bất thần ông vươn tay bấm tắt nút đèn trên bàn rồi xiết chặt người cô vào lồng ngực to lớn của ông. Hòa với cái bóng đêm đang trùm kín căn phòng, cả hai người cùng ghì chặt lấy nhau, cùng hôn nhau không ngừng rồi cùng dìu nhau đến chiếc giường nệm gần đó.
    Hòa tan vào da thịt lẫn nhau và chìm ngập trong đam mê của dục vọng, họ quên hết mọi chuyện trên thế gian ngay cả chuyện quan trọng nhất của lúc ấy là khóa chặt cánh cửa ra vào của căn phòng.
    

Xem Tiếp Chương 28Xem Tiếp Chương 41 (Kết Thúc)

Tình Trên Đỉnh Sầu
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Xem Tập 20
  » Xem Tập 21
  » Xem Tập 22
  » Xem Tập 23
  » Xem Tập 24
  » Xem Tập 25
  » Xem Tập 26
  » Đang Xem Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
  » Xem Tiếp Tập 35
  » Xem Tiếp Tập 36
  » Xem Tiếp Tập 37
  » Xem Tiếp Tập 38
  » Xem Tiếp Tập 39
  » Xem Tiếp Tập 40
  » Xem Tiếp Tập 41
 
Những Truyện Dài Khác