Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Bóng Mây Chiều Tác Giả: Thế Du    
    Giấc "mộng ngày xuân" thế là tan vỡ. Chi lại bơ vơ trên đờị Trước nàng còn ngẩn ngơ thương tiếc, nhưng rồi nàng cũng cho Tú nói là phải và nẩy ra ý tưởng trở lại với gia đình để đùm bọc đứa em côi cút. Ngay sau lúc Tú bỏ ra đi, nàng cũng thu xếp áo quần để đi Hưng Hóạ
    (Ông Bình khi ấy đã được bổ tri huyện Tam Nông)
    Ai đã đi xe ô tô đường Hà Nội - Sơn Tây chắc cũng phải để ý đến khoa tụng kinh của những đứa trẻ ăn mày, và nếu ngài nào lại có tính đa nghi nữa, thì dù có coi chúng nó là bọn ranh con đi lừa người, cũng phải động lòng vì những lời chúc tụng to tát của chúng mà cho mỗi đứa một trinh.
    Thật vậy, tuy đã tưởng tượng đến cái cảnh vui mừng cảm động khi hai chị em gặp nhau mà Chi cũng chưa quên được sự biệt ly đau đớn vừa quạ Lúc xe đỗ ở phủ Thuận, thấy ba bốn đứa ăn mày xúm nhau vào xin, nàng tức tối đến nỗi phát gắt lên.
    Chúng nó hình như đã hiểu nghề lắm nên vội vàng xoay chiến lược. Thằng nào thằng ấy hát ngay những câu chúc tụng:
    - Lạy bà, bà sống như cây đa, già như cây quế, con cháu đầy đàn, lên xe xuống ngựa!
    - Khổ quá! Thôi, đây cho mỗi đứa một xụ
    Chi vứt tiền cho chúng nó xong, mỉm cười quên hết nỗi buồn. Có lẽ lần ấy là lần đầu nàng chú ý đến những kẻ lầm than đói rách và động lòng thương hại những đứa trẻ khốn nạn, kiếm ăn ở dọc đường. Phải! Nếu khối óc ta chỉ lo quanh lo quẩn về gia đình thì còn thì giờ đâu mà nghĩ đến kẻ khốn cùng trong xã hộị
    Cái chỗ ô tô dừng bánh kia phải chăng là nơi người đói khó gặp khách cao sang? Mà lời trẻ lạy van bên đường phải chăng là tiếng kêu cầu thiết tha của hạng người cơ cực?
    Xe đỗ một lúc lại đi ... Người bố thí cho những đứa ăn xin cũng quên ngay lời van vỉ. Duy đứng bên đường, đứa trẻ vẫn ngóng trông, đợi cái xe khác sắp qua, những cái xe có nhiều khách sang trọng.
    Nhưng khách sang trọng nào đã dễ mấy khi gặp kẻ khốn cùng! Họ nào phải chen chúc vào toa xe hàng chật chộị Một cái ô tô con sơn bóng lộn chạy qua dù có chở ông Hoàng chúng nó cũng vô hy vọng, và không chạy ra, xao xác ngửa tay xin. Vì thế cho nên ngày ấy sang ngày khác, năm ấy sang năm khác, thời gian lạnh lùng trôi, người phú quý với đám dân nghèo vẫn cách nhau xạ Chỉ những người chung cảnh ngộ mới năng giúp đỡ bạn nghèọ
    Đồng xu Chi cho chúng tuy chẳng đáng là bao, nhưng nàng cũng lấy làm khoan khoáị Là vì, nàng đã động lòng thương xót những đứa trẻ ăn xin như người mới qua cơn bĩ cực động lòng thương xót kẻ còn lâm trong cảnh gian nan của mình khi trước.
    Lúc xe đỗ ở Sơn Tây, có một anh hàng kẹo đến mời muạ Thấy hai lọ kẹo bạc hà để trong hòm kính, Chi lại sực nhớ đến ngày em còn bé tí. Quý thường hay vòi tiền nàng để mua những lọ kẹo xinh xinh. Nàng tự nhủ lòng:
    - Nếu ta mua cho nó hai lọ kẹo này thì lúc gặp ta nó sẽ sung sướng biết bao!
    Nhưng Chi lại cảm động rơm rớm nước mắt: cậu Quý bây giờ đã lớn rồi chứ đâu còn bé tí, đầu húi móng lừa như xưả
    Một giờ sau, xe mới tới bến Trung Hà. Bóng mặt trời đã xế. Mấy người lái đò ở trong hàng nước chạy ra đon đả mời:
    - Ông đi Phủ Đoan? Bà đi Hưng à?
    Chi luống cuống đáp:
    - Không tôi qua ngang!
    Bà hàng nước ngồi trong lều thấy nàng lóng ngóng bèn cất tiếng mời:
    - Nghỉ chân xơi nước đã bà ạ. Phà mới sang sông còn lâu mới đến chuyến.
    Chi nhìn xuống làn nước đỏ có ý nóng ruột:
    - Mấy giờ lại có phà sang, thưa cụ?
    Bà hàng nước tươi cười đáp:
    - Dạ, nếu có xe còn đến thì họ phải chở ngay, không thì đến bốn giờ!
    Một cô lái đò, nước da mai mái, đứng bên cạnh, nhân cơ hội ấy, cất tiếng cười:
    - Bà vội tối thì đi nan.
    Nghe giọng nói của cô lái đò kéo dài ra, Chi lấy làm lạ, mỉm cười:
    - Thế cô lấy tôi bao nhiêủ
    - Hai hào bà ạ.
    Cô lái ranh mãnh thừa biết khách là người khờ khạo nên bắt chẹt. Nhưng nhìn làn nước mênh mông, Chi còn do dự vì từ thuở bé đến giờ nàng chưa từng đi thuyền nan trên mặt sông lần nàọ
    Cô lái lại hỏi:
    - Nào, bà có sang không?
    - Chịu thôi, thuyền cô bé tí thế kia nhỡ đắm thì chết!
    Chừng như không bằng lòng câu nói gở ấy cô lái nguýt dài khách rồi càu nhàu:
    - Làm như khổ thuyền giấy không bằng. Mỗi lúc mà đã chết thì thiên hạ còn ai dám đi thuyền! ...(1)
    Thoáng thấy tiếng ai như tiếng ông Bình quát trong công đường, nàng bỗng rợn người tưởng như hồn vía đều lên mâỵ Nàng rảo bước đi lên nhà, trong lòng xiết bao lo lắng.
    "Em Quý đâủ Em Quý đâủ" Chi lẩm bẩm gọi em rồi chạy đi tìm, nhưng trong nhà vắng ngắt không có một aị Ngơ ngẩn, nàng đứng lặng yên trong buồng khách nét mặt lộ vẻ ảo não vô cùng? Ôi cảnh nhà ngày nay so với năm xưa lại tiều tụy hơn nhiều, nàng có ngờ đâủ Bộ sa lông vẫn là mấy chiếc ghế mây với cái bàn tròn nhưng sơn đã long nhiều chỗ. Trên lò sưởi, chiếc đồng hồ cũ rích vẫn kì cạch chạy, nghe rời rạc như muốn ngừng. Bên cạnh, ngổn ngang nào báo tây, nào tráp trầu, nào sách vở. Xung quanh tường mạng nhện trăng
     _
    (1) Trang bản in của NXB Hương Sơn bị mất.
    đen nghịt và tịnh không có một tờ tranh. Nàng lại ngó sang hai buồng bên thì chỉ thấy những phản, những giường và chiếu, chăn bề bộn.
    Đang nghĩ ngợi lo phiền, bỗng Chi nghe tiếng chân người ở đàng saụ Nàng giật mình quay lại thấy người vú già bèn vồ vập hỏi:
    - Này, cậu Quý đâu, hả vú?
    Vú già nhìn nàng từ đầu đến chân có ý kinh dị;
    - Thưa cô, cháu hỏi thế này không phải: cô có phải là cô Chi không ạ?
    - Phải, nhưng cậu Quý đâủ
    Người vú già đang vui vẻ bỗng đổi ra buồn rầu rồi thở dài một cách thiểu não:
    - Cô đi xa nên không biết ... Tháng trước đây, cậu Quý đi tắm sông bị ... chết đuối rồi ...
    Trời ơi! Cậu Quý chết! Chi có ngờ đâu lại xảy ra sự ghê gớm ấy trong đời nàng. Sự đau đớn đột dậy lên bởi cái tin thảm khốc, làm cho nàng chỉ kịp gọi lên hai tiếng "em ơi" rồi nước mắt bỗng trào ra như suối không sao ngăn được. Nàng phải gục đầu vào tường cho khỏi ngã và lấy cánh tay để vào mi mắt như để ngăn hàng lệ thì những tiếng thổn thức ứ trong tâm can lại làm cho nàng choáng váng, mỗi một lần Chi nấc lên là lồng ngực lại tức vô cùng, tưởng phải vỡ ra làm đôị
    Cái tình của Chi đối với em thực không khác gì tình mẫu tử.
    Nàng khóc một lúc lâu như thế mới thấy trong lòng dìu dịụ
    Chợt nghe tiếng bát đữa chạm nhau, nàng hé mắt ra trông thì thấy vợ kế ông Bình đang so đũa ở cạnh mâm cơm trên phản. Bà đã sắp cơm mà vẫn không thèm ngó, thèm mời Chi, hình như chỉ có hai mẹ con bà trong phòng vậỵ "Đã mấy năm nay không gặp mặt mà người nỡ tận từ thế cho đành!". Tự nghĩ như vậy, Chi không thể nén được sự tức giận nên cũng hầm hầm đi ra hiên sau, chẳng thèm chào hỏi, tuy nàng cũng tự biết là vô lễ.
    Khoảng hiên đó là phòng học của cậu Quý, bà huyện vẫn để nguyên vì nhà rộng không cần phải dẹp đị Cả mấy quyển vở con của cậu cũng còn bừa bộn trên bàn.
    Chi ngồi bên chiếc bàn đó, tần ngần nhìn ngọn đèn búp măng vặn nhỏ với mấy quyển vở bìa xanh, nàng lại bồi hồi thương xót. Mỗi đêm trong giờ này có lẽ cậu Quý đã ngồi đây mà làm bài hay đọc sách, thế mà nay cậu đã là người thiên cổ ... Cầm một quyển sách lật ra xem thấy bút tích của em, Chi lại như tìm được hơi hướng của em bất hạnh. Nàng lần lượt mở hết tờ nọ đến tờ kia thì tình cờ nàng gặp những dòng sau này viết trên một trang giấy trắng: "Me ơi, chị ơi! Không có me, có chị thì em sống làm sao được. Mấy hôm nay dì đánh em mãi, thầy lại không cho em ăn cơm! Em khổ lắm rồi!". Đọc xong mấy dòng chữ ố hoen ngấn lệ, một ý nghĩ thảm thương bỗng thoáng qua óc người thiếu phụ: "Có lẽ vì tủi cực quá mà cậu Quý tự tử chăng?" Thì, sự đau đớn đã gần nguôi lại đùng đùng trở lại lòng nàng như một cơn giông tố. Mặc cho giòng lệ tầm tã thấm ướt cánh tay, nàng rền rĩ khóc "Em ơi! chị có ngờ đâu vắng chị em lại đến nỗi khổ sở như thế! Chẳng qua chỉ tại mẹ chết nên nhà ta mới tan nát nhường này!"
    Phải, một người mẹ thân yêu mất đi bao giờ cũng làm cho gia đình siêu đổ. Bây giờ Chi mới cảm thấy hết sự thiêng liêng của chức vụ một người mẹ đối với lũ con thơ, nàng lại tiếc thương bà giáo mà đầm đìa giọt lệ.
    Một lúc sau, Chi bỗng nghe tiếng ai nói khẽ bên taị Nàng nín khóc ngẩng lên trông thì thấy người vú già đang đứng cạnh mà ngó nàng, nét mặt đầy tình thương xót.
    Vú nói:
    - Cô chả nên phiền như thế nữạ Sự đã rồi, có lấy lại được đâụ Cô phải lo ngay đến việc hiện tạị Bây giờ cô hãy đi ăn cơm đi rồi tôi sẽ thưa chuyện với cô.
    Chi sực nghĩ đến cha nên ngơ ngác hỏi:
    - Thày tôi đâủ
    Vú già vui vẻ đáp:
    - Quan lên tỉnh lĩnh lương; hôm nay là mồng một tâỵ Quan đi vắng thực cũng hay vì nếu ở nhà thì phiền cho cô quá!
    Chi như trút được gánh nặng, thở dài:
    - Sao lại phiền? Vú nói tôi nghe!
    - Nhưng cô hãy đi ăn cơm đi đã.
    Bấy giờ Chi sực nghĩ đến dì ghẻ nên cười nhạt:
    - Không, tôi không ăn cơm đâu - Ăn làm sao được. Vú nói cho tôi rõ chuyện đi đừng hỏi lôi thôi gì nữạ
    Vú già kính cẩn đáp:
    - Vâng, cô để tôi dọn xong rồi hãy ... Mà phải chờ đến lúc bà đi ngủ đã chứ!
    Nói xong, bà ta đến bên phản bưng mâm cơm xuống bếp một cách vội vàng.
    Ngồi một mình, Chi bỗng sinh lo lắng. Trông ra ngoài thì chỉ thấy một mầu đen thẫm; chiếc dinh nhỏ như bị chôn vùi trong một cái hang vô cùng to lớn. Thỉnh thoảng tiếng trống cầm canh đột ngột nổi lên, nghe có vẻ ghê rợn, âm thầm.
    Nửa giờ sau, vú già mới dọn dẹp xong và ở dưới bếp chạy lên nhà trên. Sau khi đã sang buồng bên cạnh xem bà huyện còn thức không bà ta mới trở vào chỗ Chi ngồi sẽ nói:
    - Bà ngủ rồi; thằng xe nó đi theo quan. ở nhà chỉ còn có cô với tôi, chẳng ai nghe trộm được nữạ
    Rồi không để cho nàng kịp hỏi, bà ta vội hạ thấp giọng xuống nói ngay vào chuyện:
    - Tôi mới ở với quan được một năm nay nên không biết cô. Nhưng vì quan và cậu Quý vẫn nhắc đến cô luôn nên tôi cũng biết là cô đị Mà xem như quan vẫn có ý ghét bỏ cô, vì mỗi khi nhắc đến, quan thường nói - xin phép cô: "Hừ! con đĩ ấy lại mê thằng nào mà đi theo nó chứ gì! Nó đã khỏe tân thời dởm thì tao cho nó biết thân!"
    Quan đối với cô thì thế, nhưng cậu Quý thì khác hẳn. Lắm khi tôi làm cơm dưới bếp, cậu ấy thường lân la hỏi chuyện; cậu ấy nói những câu đến buồn cườị Nhắc đến cô, cậu hay nói: "Chị tôi yêu tôi lắm cơ. Tôi nhớ chị tôi quá; không biết chị tôi ở đâu bây giờ?" Rồi cậu ứa nước mắt khóc ...
    Vú già thấy Chi cũng ứa hai hàng lệ thì lặng im một lát ... Khi nàng đã lau nước mắt bà ta lại tiếp:
    - Lắm lúc ngồi nghĩ đến tình cảnh cậu mà tôi động lòng! Làm con ông huyện mà sao khổ quá. Quan đánh, quan chửi, quan bắt nhịn cơm luôn. Quần áo cũng chẳng có mà mặc; giá tôi không may cho thì đến ở trần.
    Chi thở dài:
    - Vú đã thương nó thế, sao không săn sóc nó hộ tôỉ
    - Săn sóc thế nào được. Cô không biết bà ...
    - Bà làm gì nó?
    - Bà cấm! Tôi giặt quần áo hộ thì bà đem quẳng đi mà chửi tôi tàn tệ. Hôm nào quan bắt cậu nhịn cơm thì bà đem khóa trái cửa bếp lại ...
    Đấy cô coi!
    Chi bỗng thốt ra lời nguyền rủa:
    - ồ! Quân độc ác! Đồ nhỏ mọn!
    Vú già nhăn nhó gượng cười:
    - Trời! Như thế đã thấm vào đâụ Độ trước đây bà còn cầm cả thanh củi mà bổ vào đầu cậu làm thủng một chỗ, đổ hàng chén máụ Khốn nạn, cậu ấy tái cả mặt mũi đi mà không dám khóc.
    - Thầy tôi muốn cho bà ấy hành hạ nó à?
    - Tôi không hiểụ Nhưng có một điều là nếu quan biết thì quan cứ làm ngơ đi chẳng thèm đả động đến.
    Chi nghĩ thầm: "Cha đối với con, dù con có hư hỏng đến đâu cũng không nỡ tận từ, huống chi nó, nó nào phải là đứa đốn mạt gì. Hay là vì sợ tỏ lòng thương thì nó lờn nên các cụ mới cố làm ra tàn tệ như thế chăng?" Nàng nào có thể biết được. Còn đang phân vân thì vú già lại nói:
    - ấy, chính sau cái hôm mà cậu phải bà đánh và ông bắt nhịn cơm thì cậu Quý đi tắm sông rồi ...
    Chi chua chát ngắt lời:
    - Nói là nó đi tự tử thì đúng hơn ...
    Rồi nàng gục đầu vào cánh tay mà thổn thức: "Khốn nạn cho em! Đầu xanh tuổi trẻ, nào đã biết gì mà người ta nỡ giết em một cách thảm thương như thế!".
    Vú già cũng rơm rớm nước mắt:
    - Phải đó cô ạ! Chỉ vì bà hành hạ cậu quá nên mới hóa nông nỗi này, nhưng người ngoài thì biết đấy là đâụ
    Chi lẩm bẩm một mình:
    - Hừ! Con ác phụ!
    Rồi sực nghĩ đến cha, nàng cười lạt:
    - Tôi đã đoán ra cả ... Nhưng này, vú xem thầy tôi có ý thương nó không?
    - Có! Mà hình như thương lắm. Lúc mới vớt lên, quan ra bờ sông xem thì máu cậu trào ra cổ họng ... (Vú già nhăn mặt) cô ạ! Không biết thấy vậy quan nghĩ đến tình máu mủ hay sao mà quan rơm rớm nước mắt. Rồi quan sinh buồn bực, gắt gỏng với bà đến nửa tháng vì nghe đâu cậu Quý có để lại cho quan một bức thư kể tội bà!
    "Phải rồi! - Chi tự nghĩ, - Thầy ta thương con nhưng không dám lộ ra ngoàị Thực là một sự câu chấp đáng buồn!".
    Từ lúc ấy, Chi không nói nữạ Hồi lâu thấy trong người mỏi mệt, nàng bỏ đi nằm, nhưng nghĩ đến tình kia nỗi nọ, nàng không sao chợp mắt được.
    Sáng hôm sau nàng dạy sớm, đốt mấy nén hương rồi bảo vú già đưa ra bờ sông thăm mộ em, cắm hương lên nấm cỏ xanh, nàng đứng lặng yên và khóc một hồi lâu rồi mới trở về nhà sắp sửa đi Hà Nộị
    Ra đến cửa thấy bà mẹ kế đang đứng hóng gió trước hiên, nàng đến trước mặt mà cười gằn:
    - Bà thực là một người độc ác!
    Đoạn, nàng nâng vạt áo lên lau khô nước mắt rồi rảo bước đi ra ngoài đường không buồn ngảnh lại ...
    

Xem Tiếp Chương 23Xem Tiếp Chương 23 (Kết Thúc)

Bóng Mây Chiều
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Xem Tập 20
  » Xem Tập 21
  » Đang Xem Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story