Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Thương Người Xa Xứ Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Ðêm khuya thanh vắng.
    Chí Tường ở trong căn nhà nhỏ của chàng, miệt mài nhào nắn những khối đất sét mềm mại, chàng làm ra hình mẫu thô sơ của một bàn tay, hai bàn tay, ba bàn tay, bốn bàn tay, những đốt ngón tay thô kệch, những vết tích chằng chịt trong lòng bàn tay, những lằn nứt rám khô trên mu bàn tay ... hơi ngẩng người ra một chút, đột nhiên, chàng nhớ đến bàn tay của ông già Cao, lòng bàn tay đã bị màu da thuộc, nhuộm đều không phai, mu bàn tay chứa đầy những lớp da nhăn nheo và nổi gân chằng chịt, những ngón tay tuy rằng già nua, cằn cỗi, nhưng vẫn còn tràn đầy sức sống! Chàng bỏ công việc sang một bên, cất cao giọng kêu lên:
    - Tiểu Lệ Chi!
    Ðan Lệ đang nằm co quắp trên chiếc ghế salon dài, đúng ra, nàng đang nằm tựa vào đó, nói chuyện với Chí Tường, thế nhưng, Chí Tường chỉ lo cắm đầu vào đống đất sét, không hề chú ý gì đến những lời nói của nàng, nàng cảm thấy vô vị quá, mệt mỏi quá, thế là, nàng nằm co quắp ở đó, ngủ thiếp đi!
    Nghe tiếng gọi của Chí Tường, nàng giật mình tỉnh dậy trong giấc mơ. Nàng đang nằm mơ, trong giấc mơ, cha mẹ nàng đang chảy nước mắt, khuyên nàng trở về, trở về trong vòng tay ấm áp, bảo bọc của cha mẹ, tại sao lại phải ở đây để chịu cực, chịu khổ như thế nàỷ Tại sao lại phải ở đây để chịu đựng sự dày vò của hai anh em có tính tình "khó chịu", "bướng bỉnh", "cứng đầu, cứng cổ" như thế này! Thế là, nàng vừa khóc vừa chạy đến với mẹ, chạy đến với cha, chạy đến thành phố Gevena, khu đất có danh xưng "vườn hoa thế giới"! Còn đang cắm đầu cắm cổ chạy đi, chạy đi ... tiếng kêu "Tiểu Lệ Chi" của Chí Tường như một tiếng sét đánh ngang tai, nàng giật mình tỉnh mộng, cả người toát đầy mồ hôi lạnh, từ trên bộ ghế salon nhảy dựng lên, nàng chới với đưa tay về phía Chí Tường, kinh hoàng kêu lên:
    - Chí Tường! Em không muốn rời xa anh! Em không muốn! Cho dù có phải chịu cực, chịu khổ để ở với anh, em cũng cam lòng nhận chịu! Chí Tường, đừng nên để ba mẹ bắt em trở về, em là của anh! Em là của anh!
    Chí Tường ngạc nhiên, trừng mắt nhìn vào đôi bàn tay đang hướng về phía mình, đôi bàn tay dịu dàng, mềm mại, trắng muốt, thon dài, thế nhưng, đôi bàn tay mềm yếu đó, sao lại có một sức kêu gọi, quyến rũ mạnh mẽ đến như thế! Chàng bước tới bên nàng, đôi con mắt ngây dại, nhìn trừng trừng vào nàng, chàng nắm chặt lấy những ngón tay ngọc ngà, quý báu đó, cúi đầu xuống, chàng nhìn chằm chặp vào đôi bàn tay nàng, nhìn thật tỉ mỉ, chăm chú, với một tâm tình xúc động không thể giải thích được, chàng nhìn như nghiên cứu đôi bàn tay nàng. Ðan Lệ hoàn toàn tỉnh hẳn rồi, nàng hoang mang đưa mắt nhìn Chí Tường, khẽ nhíu đôi chân mày, nàng cất tiếng hỏi:
    - Chí Tường! Anh đang làm gì vậỷ
    Chí Tường ngẩng đầu lên, sắc mặt chàng ửng đỏ, đôi mắt long lanh, cả gương mặt chàng tràn đầy ánh sáng của sự xúc động, phấn khởi và hăng hái, nồng nàn. Chàng nhìn nàng trừng trừng, sau đó, ôm nàng thật chặt vào lòng, chàng hôn nàng:
    - Tiểu Lệ Chi! Em có biết, tất cả những thành công, tình yêu, vận mệnh, sức mạnh ... của nhân loại nằm ở đâu không? Ðều nằm trong bàn tay của chúng ta! Tiểu Lệ Chi! ...Chàng dùng đôi bàn tay to lớn, bết đầy đất sét của mình, ôm gọn đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng trẻo, mịn màng của nàng, nói tiếp:
    - ... Tiểu Lệ Chi, từ đây về sau, em sẽ không còn phải lo sợ, không còn phải nghi ngờ, em ở trong tay anh, anh cũng ở trong tay em, vận mệnh của chúng ta, ở trong bàn tay của hai đứa chúng ta! Vận mệnh của một đám người chúng ta, ở trong bàn tay của chính chúng ta! ... Tiểu Lệ Chi! Anh yêu em!
    Chàng lại hôn nàng, thành khẩn và nghiêm trang.
    Ðôi tròng mắt của Ðan Lệ chứa đầy nước mắt, nàng không thể nghiệm được hết ý nghĩa của những lời nói của Chí Tường, thế nhưng, sự phấn khởi của chàng, sự xúc động của chàng đã lây sang nàng, cùng cái ánh sáng và sức sống thật sự toát ra từ người chàng trong khi sáng tạo đã lây sang nàng. Nàng vò vò mái tóc rối bời của chàng, chiếc cằm lởm chởm mớ râu chưa cạo của chàng, và những ngón tay thô kệch của chàng, nàng hôn lên trán chàng một nụ hôn nồng nàn, sâu đậm. Ðẩy chiếc mềm đắp trên người sang một bên, nàng nói:
    - Em nghĩ, đêm nay chắc là anh sẽ không ngủ đâu, tốt nhất là em đi làm cho anh một bình café thật nóng!
    Nàng đứng dậy, đi pha café. Còn chàng? Chàng lại trở về với hai đôi bàn tay vừa nhào nắn ban nãỵ Một ý niệm mới đang nhanh chóng thành hình trong óc chàng. Chàng cầm cái hình tượng mới phôi thai đó, bóp nát đi, rồi lại bắt đầu nhào nặn cái mớị
    Ðan Lệ đưa lên một ly café nóng hổi, thơm phưng phức để trên bàn chàng, chàng nhìn mà không thấy, vẫn tiếp tục làm việc như điên, như dạị Ðan Lệ đưa mắt nhìn vào đống đất sét không có gì gọi là xuất sắc, gần như thật xấu xí đó, trong lòng nàng mơ hồ nghĩ ngợi, có thể, từ đây về sau, đó sẽ là đời sống của nàng. Ðất sét, điêu khắc, sự cuồng nhiệt, một người chồng không biết trời biết đất khi làm việc ... cho dù mình đi ngang qua chàng, cũng chưa chắc gì chàng đã nhìn thấy mình. Thế nhưng, trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn chàng, mình lại là căn nguyên, nguồn cội của tất cả sức mạnh của chàng. Nghĩ đến đây, đột nhiên nàng cảm thấy, tất cả những sự ấu trĩ của nàng trước đây, đã bỏ đi thật xa, thật xạ Một con người trưởng thành, đổi mới, một "cái tôi" hoàn toàn mới mẽ đã hình thành ngay trong khoảnh khắc đó. Nàng ôm chiếc mền ngồi trên bộ ghế salon, nhìn chàng trân trối, nhìn chàng như ngây như dại, người đàn ông này! Chưa chắc gì sẽ trở thành một nghệ thuật gia vĩ đại, chưa chắc gì chàng sẽ nổi tiếng khắp cùng thế giới! Thế nhưng, người đàn ông này, đã tạo dựng nên toàn bộ thế giới của nàng! Tựa người vào nệm ghế salon, nàng mang theo một tâm tình gần như thỏa mãn, thoải mái, dần dần đi vào giấc mộng, giấc mộng lần này, không có Geneva, không có vườn hoa thế giới, chỉ có bàn tay của Chí Tường, đang nắm chặt lấy tay nàng, đôi bàn tay cho nàng sức sống, cho nàng hơi ấm, cho nàng tình yêu, cho nàng hạnh phúc!
    Ngủ một giấc thức dậy, mặt trời đã lên đầy cửa sổ, ánh sáng chan hòa khắp mọi nơi trong phòng, nàng ngồi dậy, một tờ giấy rớt ra từ người nàng, nàng cúi người nhặt lên, trên đó là nét chữ viết thật nhanh của Chí Tường:
    "Tiểu Lệ Chi:
    "Anh đi làm đây! Em ngủ thật ngon, thật đẹp. Em yêu! Em không biết là em đã đem đến cho anh biết bao nhiêu niềm hoan lạc và sức sống trong cuộc đời!
    "Chí Tường"
    Nàng đọc mảnh giấy đó, đọc đi rồi đọc lại, đôi tròng mắt nàng vương đầy ngấn lệ. Sau đó, nàng nhảy dựng lên, chạy đến bên bàn, nhìn vào thành tích làm việc suốt đêm của chàng. Trong khoảnh khắc đó, nàng ngẩn ngơ cả ngườị
    Ở giữa bàn, là một hình tượng bằng đất sét còn đang ở dạng phôi thaị Ðó là một tác phẩm vô cùng kỳ lạ, một tác phẩm không thể tưởng tượng nổi! Ðó là năm đôi bàn tay của người!
    Bàn tay đàn ông, ông già, đàn bà, tất cả là mười bàn tay, tất cả đều đưa thẳng lên trời cao, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống, hình như đang kêu gọi gì đó với trời cao, mà cũng như đang muốn chụp bắt gì đó trên khoảng trời xanh bao la, rộng lớn, càng như thể một hành động thị uy, kêu gọi: thế giới này ở trong tay chúng tôi! Thế giới này ở trong tay chúng tôi! Thế giới này ở trong tay chúng tôi!
    Ðan Lệ ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh bàn, thành khẩn, xúc động, nàng nhìn trừng trừng vào những bàn tay trước mặt, không một chớp mắt, trong khoảnh khắc đó, nàng đã hiểu ra được rất nhiều, rất nhiều, những bàn tay này, là của Chí Viễn, của Chí Tường, của ông già, của Ức Hoa, và của cả nàng. Nàng rưng rưng lệ nhìn vào tác phẩm còn phôi thai đó, nghĩ đến những lời Chí Tường nói với nàng ban tối:
    - Tiểu Lệ Chi, em có biết tất cả những sự thành công, tình yêu, vận mệnh, sức mạnh ... của nhân loại, đều nằm ở đâu không? Ðều ở trong bàn tay của chúng ta!
    Ðó chính là bàn tay của chúng ta! Bàn tay của nhân loại! Nàng lặng lẽ nhìn vào tác phẩm đó của Chí Tường, cái tâm tình xúc động đó của nàng, đang từ từ lan rộng ra từ tận cùng thâm sâu của tâm hồn nàng, dần dần thăng hoa thành một thứ tâm tình gần như tôn kính và sùng bái!
    
- o O o -

    Rất nhiều ngày tiếp theo sau đó, Chí Tường cuồng nhiệt tập trung tinh thần vào những đôi "tay" đó, làm xong hình mẫu phôi thai, chàng bắt đầu đúc tượng, chàng vẫn nghĩ rằng chỉ có tượng bằng đồng, mới có thể diễn tả đủ cái "sức mạnh" và "nét sống" cuồn cuộn trong những đôi bàn tay đó. Chàng làm việc suốt ngày suốt đêm, không ngừng không nghỉ, khi mùa Xuân bắt đầu đến, chàng cũng đã hoàn thành tác phẩm đó của mình! Những bàn tay đó, có đôi thô kệch, có đôi mịn màng, có đôi già nua, có đôi tươi trẻ, nhưng tất cả, đều mang đầy sức kêu gọi của đời sống, đưa thẳng lên trời xanh bát ngát.
    Cùng lúc với sự hoàn thành tác phẩm này của Chí Tường, Chí Viễn cũng đối diện với sự thử thách của đời sống. Hôm đó, bác sĩ mời Chí Tường và Ức Hoa cùng vào gặp ông, thảo luận bằng một giọng thành khẩn và nghiêm trọng:
    - Tôi cần phải làm thủ thuật thật nhanh cho ông ấy, bao tử của ông ấy đã ảnh hưởng qua đến đường ruột, nếu như không mổ ngay, e rằng sẽ không còn cơ cứu vãn. Thế nhưng, với tình trạng sức khỏe hiện tại của ông ấy, như một chiếc võ trống, tuy rằng chúng ta đã cố gắng điều dưỡng cho ông ấy hết sức mình, nhưng vẫn không thể bù đắp được những sự thiếu sót của ông ấy trong bao lâu nay, phần lá phổi của ông ấy coi như đã tạm chế ngự được, thế nhưng, phần tim lại quá bết bát, trước mắt đây, nếu như làm thủ thuật, cũng có thể tạo nên kết quả tệ hại nhất!
    Chí Tường hít vào một hơi dài, chàng hỏi:
    - Ý của bác sĩ muốn nói là, không làm thủ thuật giải phẫu, anh ấy sẽ chết dần chết mòn, như một ngọn đèn từ từ cạn dầu hết tim. Còn như làm thủ thuật giải phẩu, sẽ có hai kết quả, một là từ đây sẽ hết bệnh, còn một là ... sẽ đi luôn.
    Bác sĩ nói:
    - Ðúng vậy! Do đó, gia đình tốt nhất là nên có một quyết định, giải phẫu, hay không giải phẫu!
    Chí Tường và Ức Hoa đưa mắt nhìn nhau một cái, ánh mắt của Ức Hoa long lanh ngấn lệ, thế nhưng, nàng gật nhẹ đầu với Chí Tường. Chí Tường nghĩ đến hơn nửa năm nay, Chí Viễn nằm trên giường bệnh như một con thú bị giam lỏng, cùng cái ý chí càng lúc càng tiêu cực của chàng. Chàng lắc lắc đầu, cương quyết nói với bác sĩ:
    - Thay vì để cho anh ấy nằm chờ chết dần dần, thà rằng chúng ta đánh một canh bạc vậy! Thưa bác sĩ, ông hãy chuẩn bị giải phẫu cho anh ấy đi!
    Hôm đó, khi Ức Hoa đến bên giường bệnh của Chí Viễn, tuy rằng nàng đã cố gắng che dấu hết sức, thế nhưng, nàng vẫn không thể nào che được vết tích đã khóc của mình.
    Chí Viễn nhìn nàng thật sâu, thật sâu, quan sát nàng thật kỹ, thật kỹ, sau đó, chàng ngẩng đầu lên nhìn Chí Tường, Ðan Lệ, cùng ông già đang đứng một bên. Hôm nay là ngày gì vậỷ Mọi người đều tập hợp ở đây để thăm chàng cùng một lúc?
    Ánh mắt chàng nhìn mọi người soi mói, sắc nhọn, chàng nói:
    - Ðược rồi, nói đi! Mọi người có chuyện gì muốn nói với tôi phải không?
    Chí Tường mở miệng:
    - Anh Hai! Bác sĩ đã quyết định, tuần sau sẽ mổ cho anh!
    Chàng cười vui vẻ, hỏi:
    - Vậy à? Vậy thì tốt lắm! Rút cuộc cũng đã được mổ rồi, cái nhà thương quỷ này mà ở lâu thêm nữa, anh không chết cũng bị bệnh thần kinh!
    Ức Hoa nhìn chàng, lặng lẽ đưa tay đặt lên vai chàng:
    - Chí Viễn!
    Nàng ngập ngừng, do dự kêu lên, muốn nói nhưng lại thôị
    Chí Viễn hỏi:
    - Gì vậy em?
    Ức Hoa ấp a ấp úng, nói không nên lời:
    - Em đang ... em đang nghĩ ... em đang nghĩ ...
    Chí Viễn nhíu mày hỏi:
    - Em đang nghĩ gì?
    - Em đang nghĩ ...
    Ðột nhiên nàng buột miệng nói:
    - ... Chúng ta làm đám cưới đi anh!
    Chí Viễn giật nảy mình, kinh hoảng:
    - Làm đám cướỉ Em muốn nói là, trước khi anh làm thủ thuật giải phẫu, chúng ta làm đám cưới hay saỏ
    Ức Hoa cúi đầu xuống, yên lặng không nóị
    Chí Viễn đưa mắt nhìn hết mọi người, đột nhiên, chàng nộ khí xung thiên. Ðấm mạnh tay lên giường, chàng kêu lên thật to tiếng:
    - Ức Hoa! Em muốn làm đám cưới với anh? Em muốn lấy anh ngay bây giờ? Em là con bé ngố nhất thế gian này, em có biết không? Em đọc tiểu thuyết nhiều quá rồi! Em xem ciné nhiều quá rồi! Chỉ có trong tiểu thuyết hay là trong ciné, mới có những cô gái đi lấy người yêu sắp chết đến nơi! Bây giờ em muốn làm đám cướỉ Em nghĩ rằng anh sẽ qua không khỏi cuộc giải phẫu này, phải không? Em nghĩ rằng anh sẽ chết ngay, phải không? Em đã chuẩn bị làm góa phụ của anh rồi, phải không? Em muốn giống như Chí Tường đã nói, đội khăn tang thờ chồng phải không?
    Ức Hoa không còn kềm chế được, nàng khóc òa lên:
    - Chí Viễn! Anh đừng nên nói những lời xui xẻo như vậy!
    Chí Viễn tiếp tục kêu lên, gương mặt chàng đỏ bừng vì kích động:
    - Xui xẻỏ Anh không cần biết xui xẻo hay may mắn! Anh không phải là một người mê tín! Anh nói cho em nghe, Ức Hoa! ...
    Chàng đưa tay ra nắm lấy phần áo trước ngực của Ức Hoa, bắt buộc nàng phải ngẩng đầu lên, chàng nhìn thẳng vào đôi mắt của Ức Hoạ Cất giọng nói từng tiếng một, quả quyết, dứt khoát và khẳng định:
    - Anh muốn lấy em! Nhất định là anh sẽ lấy em! Nhưng không phải bây giờ, không phải trên giường bệnh, mà là sau khi giải phẫu xong! Anh muốn em có một người chồng khỏe mạnh, anh muốn em là một cô dâu vui vẻ, hạnh phúc! Anh sẽ sống lâu đến trăm tuổi, anh sẽ cùng với em tham dự và làm chủ hôn cho hôn lễ của đám cháu chắt của mình! Anh không hề nói giỡn với em đâu! Anh sẽ làm đám cưới với em! Lễ cưới sẽ làm ở giáo đường, dưới ánh mặt trời, chứ không phải ở trên giường bệnh! ...
    Ngẩng đầu lên, chàng dùng ánh mắt vô cùng quả quyết, đảo một vòng quanh phòng:
    - Tất cả mọi người ở đây đều là chứng nhân cho anh! Chí Tường, em có tin anh Hai em không?
    Chí Tường trả lời bằng một giọng xúc động, tôn sùng:
    - Lúc nào em cũng tin anh!Chí Viễn nói:
    - Chí Tường, em hãy đi tìm bác sĩ, giải thích cho họ nghe! Tử thần không thể đánh ngã anh đâu! Anh sẽ sống một cách mạnh khỏe! Anh sẽ đứng dưới ánh nắng mặt trời, đón cô dâu mới của anh!
    Chí Tường gật đầu, tất cả mọi người đều ngớ ra ở đó, nhìn gương mặt của Chí Viễn, gương mặt đó toát ra nguồn ánh sáng long lanh của đời sống, đôi mắt đó phát ra những tia sáng tràn đầy sức sống và sự tự tin! Chí Tường đối diện với gương mặt đó, trong lòng chàng dâng lên một cảm giác dạt dào: cái sức sống như thế sẽ không thể chết được! Cái sức sống như thế sẽ trở thành bất tử! Tuy rằng chàng chỉ là một chiếc lá giữa dòng đời trôi nổi, tuy rằng chàng phiêu bạt nơi đất khách quê người, tuy rằng cả cuộc đời chàng đã vùng vẩy, đấu tranh, đầy dẩy những gian nan và chua xót, thế nhưng, cái sức sống như thế sẽ trở thành bất tử! Vĩnh viễn không bao giờ chết! Ðột nhiên, trong lòng Chí Tường tràn đầy sự tự tin và an ủi, Chí Viễn sẽ sống sau cuộc giải phẫu!
    
- o O o -

    
    Hai tháng sau, câu chuyện của chúng ta kết thúc bằng một hôn lễ trang trọng.
    Nếu như bạn đã từng đi Âu Châu, nếu như bạn đã từng đi La Mã, nhất định là bạn sẽ không quên đến tham quan loại giáo đường nho nhỏ thế này: tường làm bằng những viên đá thật to chồng chất lên nhau, bên trên bò đầy nhánh dây leo xanh rì những lá, nở ra từng chùm hoa màu tím ngát. Những khung cửa sổ ngũ sắc của giáo đường, đón lấy ánh nắng mặt trời, lấp lánh những tia sáng rực rỡ, tráng lệ. Trước cửa giáo đường, trên những bậc tam cấp dẫn lối đi vào, đóng đầy rêu phong xanh rì, như một lớp thảm xanh mướt mịn. Trong vườn hoa, từng khóm, từng khóm cây um tùm, nở đầy những loại hoa khoe sắc khác nhau: lan hồ điệp, uất kim hương, hồng, tường vi ... Phía bên trong giáo đường, ánh nắng mặt trời, xuyên qua những khung cửa sổ ngũ sắc, chiếu vào căn phòng to rộng, tĩnh lặng và trang trọng. Tiếng đàn phong cầm cũ kỹ, tấu lên nhạc khúc mừng ngày hôn lễ, vang vọng mang mang đầy cả giáo đường. Dưới khung cảnh nên thơ đó, với sự chúc mừng của thân nhân, bè bạn, với phép làm lễ của ông cha, một đôi tân lang và tân giai nhân, đã hoàn thành buổi lễ tươi đẹp nhất của một đời ngườị
    Ðó không phải là một hôn lễ truyền thống của Trung Hoa, không có thổi kèn, không có kiệu hoa, không có bàn tiệc, thế nhưng, buổi hôn lễ này lại có sự trang nghiêm và long trọng riêng của nó. Sau khi buổi lễ hoàn tất, đôi vợ chồng mới cưới, đứng trong vườn hoa, đứng dưới ánh nắng mặt trời sáng láng, không ai có thể cảm nhận nổi, cái cảm giác vui mừng và bồi hồi thương cảm của cả hai người trong khoảnh khắc đó.
    - Em phải hôn cô dâu!
    Ðan Lệ kêu lên, nhào tới hôn lấy hôn để hai bên má của Ức Hoạ
    - Anh phải hôn chuẩn cô dâu!
    Chí Viễn cũng kêu lên, kéo lấy Ðan Lệ, hôn lấy hôn để hai bên má của nàng.
    Ông già cười hả miệng, híp mắt, tay trái ông kéo lấy Chí Tường, tay phải ông kéo lấy Ðan Lệ, hỏi:
    - Thật vậy! Bao giờ thì hai cháu làm đám cưới đâỷ
    Chí Tường nói:
    - Cháu và Ðan Lệ đã bàn với nhau rồi, anh Hai đã làm đám cưới ở La Mã, cháu và Tiểu Lệ Chi, nên về làm đám cưới ở nhà. Bác cũng về luôn nhé, bác Cao, bác là người chứng hôn nhân của tụi cháụ
    Ðôi mắt ông già sáng rực lên:
    - Về nhà? Bác cũng đi nữa à?
    Chí Tường đưa mắt nhìn về phía chân trời xa thẳm:
    - Ðúng vậy, ở phần biển bên kiạ Cha mẹ của tụi cháu, vẫn còn ở đó chờ tụi cháu trở về!
    - Cha mẹ của Ðan Lệ sẽ tham dự lễ cưới của hai cháu hay không?
    Gương mặt của Ðan Lệ sáng rực niềm vui, đôi mắt nàng long lanh sự tự tin:
    - Cha mẹ cháu thế nào cũng đi! Nhất định là ông bà sẽ đi! Tại vì nếu không cháu sẽ ăn vạ!
    Mọi người cười ồ lên vui vẻ. Trong tiếng cười chan hòa niềm vui sướng đó, Chí Tường lặng lẽ kéo Chí Viễn sang một bên, thấp giọng nói rằng:
    - Anh Hai, em có một món quà tặng cho anh ngày cưới!
    Chàng rút ra từ trong túi áo một tờ giấy báo đã được cắt gọn, nhét vào tay Chí Viễn. Chí Viễn nhìn vào, trên báo có một bức ảnh, trong bức ảnh là hình của một tác phẩm điêu khắc, mang tên: "Tay"! Mười đôi bàn tay đưa thẳng lên trời, như đang kêu gào, như đang tìm kiếm, như đang thị uy! Có già, có trẻ, có thô kệch, có mịn màng! Bên cạnh bức ảnh, là một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn:
    "Mùa triển lãm nghệ thuật năm nay, có một tác phẩm được sự chú ý rất nhiều của giới thưởng ngoạn, đó là tác phẩm của một điêu khắc gia trẻ tuổi người Ðông phương. Tác phẩm này có tên là "Tay", là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng, chứa đầy sức sống và niềm tin, tình cảm và tư tưởng, đây là một tác phẩm rất đặc biệt! Cho dù giải thưởng cuộc triển lãm nghệ thuật năm nay, có lọt vào tay điêu khắc gia trẻ tuổi này hay không? Chúng tôi vẫn cảm thấy đây là một tác phẩm cần được giới thiệu đến mọi người, cần được khen tặng, cần được hoan hô!"
    Chí Viễn ngẩng đầu lên, gương mặt chàng sáng lên, ánh mắt phát ra những tia sáng long lanh, chụp ngay tay lên vai Chí Tường, chàng vừa xúc động, vừa chua xót, nghẹn ngào, vừa cảm thấy vui sướng, vừa cảm thấy an ủi muôn phần:
    - Chí Tường, anh rời nhà đi đã hơn mười năm, cuối cùng bây giờ mới cảm thấy, cho dù có trở về, cũng sẽ không cảm thấy xấu hổ khi gặp lại mọi ngườị Chí Tường, rút cuộc em cũng tìm được cái mà em đã thiếu, chúng ta cũng nên về rồi dó!
    Ðan Lệ ở đàng kia kêu to lên:
    - Chí Tường! Hai anh em nhà anh sao vậỷ Hôm nay là ngày đám cưới của chị Ức Hoa, sao anh lại kéo chú rể sang một bên nói chuyện tâm tình như vậỷ Em xem, hai anh em nhà anh đối với nhau ...
    - Vĩnh viễn quan trọng hơn hai đứa chúng ta!
    Ức Hoa đột nhiên nói xen vào, khác hẳn với sự trầm lặng thường ngàỵ Sau đó, cùng Ðan Lệ nhìn nhau, phá ra cười thật tọ
    Nghe tiếng cười của hai cô gái, cả hai anh em bên kia cũng cùng nhau cười lên, ông già cũng cười lên. Ði ra phía ngoài vườn hoa của giáo đường, chiếc xe nhỏ cũ nát bây giờ là xe hoa, có một bó hoa và hai dãy dây giăng trước đầu xe, trông cũng đẹp chán. Chí Tường ngồi vào tay lái, mọi người lục tục chui vào xe, Ðan Lệ quơ tay kêu to lên:
    - Dô dô! Xe cũ! Tiến lên! Xe cũ! Ráng lên! Xe cũ!
    Chiếc xe cũ dùng dằng, lắc lư, gầm gừ, hậm hực một lúc, sau đó hực lên một tiếng thật to, xông thẳng tới phía trước. Tất cả mọi người trong xe đều hoan hô lên ầm ĩ, chiếc voan trắng trên đầu của Ức Hoa phất phới tung baỵ Ông già mở miệng, hát nghêu ngao lên:
    - Xe cũ phi nhanh! Xe cũ phi nhanh!
    Thế là, tất cả mọi người cùng hoà theo:
    - Xuyên qua La Mã, vượt qua phế thành!
    Mỗi ngày bôn ba ngàn vạn dặm!
    Gần đến nhà rồi! Gần đến nhà rồi!
    Cha ơi! Mẹ ơi! Vui biết bao!
    Hết 25/2/1976
    
    HẬU KÝ
    Ðầu năm nay, tôi lại từ ngoại quốc trở về.
    Mấy năm nay, xuất ngoại cũng đã nhiều lần, nên cũng không còn nhớ lần này là lần thứ mấỵ Ðời sống của tôi, từ lâu nay, là kết tụ của những chuổi ngày "sáng tác", "nghỉ ngơi", "du lịch". Khi sáng tác, luôn luôn bao giờ tôi cũng cắm đầu cắm cổ, viết ngày viết đêm, không ngủ không nghĩ, không gặp ai, không đi dự tiệc, không trả lời thư đọc giả, không nghe điện thoại ... để hết tâm trí vào viết, do đó mà bị bạn bè và thân quyến đặt cho một biệt hiệu là "Lục thân bất nhận" (không nhận ai là người thân quen - chú thích của người dịch).
    Khi "nghỉ ngơi", tôi hoàn toàn biến đổi, tôi đọc sách, kết bạn, gặp bạn bè quen biết nói chuyện phiếm, xem ciné, cố gắng buông thả tâm tình của mình, hoàn toàn không nghĩ gì đến việc sáng tác. Còn khi "du lịch", không những tôi hưởng thụ, mà còn bận rộn quan sát và thu thập, nghiên cứu và thể nghiệm, đối với những sự vật mới lạ, tôi thường hay dùng một tâm tình gần như cảm động để thưởng thức. Và như thế tôi đã sống một đời sống rất bận rộn, và cũng sống một đời sống rất đầy đủ.
    Số lần xuất ngoại nhiều lên, tôi nảy ra ý nghĩ dùng bối cảnh ngoại quốc để viết truyện, thế nhưng, đó chỉ là một ý niệm, đối với bất cứ chỗ nào của ngoại quốc, nếu tôi có đến chơi, cũng chỉ như "cưởi ngựa xem hoa", không có được sự hiểu biết thật sự, muốn viết những gì mình không hiểu biết, không quen thuộc, thật sự là một điều rất khó khăn. Do đó, cho dù ý niệm đó có lóe lên trong đầu tôi, nhưng chưa bao giờ có một lực lượng nào đủ mạnh để hấp dẫn tôi bắt tay vào việc.
    Nhiều năm về trước, lần đầu tiên tôi đến La Mã, tôi đã lập tức bị thành phố đó làm cho bàng hoàng, chấn động. Tôi mê thành phố La Mã một cách điên cuồng, lúc đó, tôi đã vô cùng xúc động nói một câu như thế này:
    - Tất cả những câu chuyện thần thoại có liên quan đến nghệ thuật! Ðều phải xảy ra ở chỗ này!
    Không lâu sau, tôi lại đi La Mã lần thứ hai, ngồi trước Trevi Fountain, ngồi dưới cổng thành của đấu trường Colosseum, ngồi trên những bậc thềm của quãng trường Quốc Hội, ngồi giữa những dấu tích điêu tàn của phế thành La Mã, đột nhiên, tôi cảm thấy một nguồn cảm hứng thật to lớn, nắm chặt lấy tâm hồn tôi, tôi đã tự hứa với mình một tâm nguyện thật vĩ đại: nhất định là tôi sẽ dùng La Mã làm bối cảnh, viết một quyển tiểu thuyết!
    "Tâm nguyện" đã có rồi, thế nhưng lại không có "cốt truyện". Tôi không thể tự mình tưởng tượng ra một câu chuyện tình yêu lâm ly bi đát, cũng không thể nào không có mà làm ra có, do đó, cái tâm nguyện đó đã bị chôn chặt trong tận cùng tâm hồn tôi, mãi cho đến bốn năm saụ
    Ðầu tháng giêng năm nay, tôi đi Mỹ, đến San Francisco, đi Los Angeles, đi Washington D.C.. Tiếp xúc với rất nhiều sinh viên du học và Hoa kiều ở những nơi đó, nghe được rất nhiều câu chuyện, bao gồm luôn cả những câu chuyện vô cùng ly kỳ, huyền hoặc, làm người nghe khó tin. Và trong tất cả những câu chuyện tôi được nghe đó, có một câu chuyện đã làm tôi vô cùng cảm động!
    Cuối tháng giêng, tôi từ ngoại quốc trở về, vừa xuống phi cơ, đã bị cái không khí ấm cúng của "nhà" ôm chặt lấỵ Thật là kỳ lạ, đi ngoại quốc càng nhiều, tình cảm đối với "nhà" của mình lại càng thêm thắm thiết, càng thêm nồng nàn, quan niệm về "quốc gia, dân tộc" lại càng thêm đậm đà. Nước ngoài, cho dù là thành phố rực rỡ ánh đèn màu như Paris - Pháp, chú thích của người dịch), cho dù là Golden Bridges (Cầu Cựu Kim Sơn ở San Francisco, Mỹ - chú thích của người dịch) với sương mù giăng giăng, cho dù là Washington D.C. (thủ đô Mỹ - chú thích của người dịch) với viện bảo tàng quốc gia, cho dù là Nhật Bản với Phú Sĩ Sơn, cho dù là ca kịch viện huy hoàng tráng lệ của Ðông Kinh (Tokyo - Nhật Bản, chú thích của người dịch), cho dù là lâu đài chùa miễu ở Kinh Ðô (Kyoto - Nhật Bản, chú thích của người dịch) v.v.. và v.v ... đều không thể áp đảo được tiếng kêu gọi thiết tha của "nhà" và "nước" đối với tôi! Trở về Ðài Loan, trở về đến nhà, tôi ngồi dựa vào salon một cách mãn nguyện, cảm khái mà tự nói với mình rằng:
    - Bây giờ là lúc mình bắt đầu viết "Thương người xa xứ" rồi đây! Tại vì, mình đã có "cốt truyện", và cũng đã có "tình cảm", ngoài ra còn có cả "động lực"!Thế là, tôi ngồi vào phòng làm việc, không chậm trễ một giây một phút, lập tức cầm viết lên viết "Thương người xa xứ". Tuy rằng tôi mới vừa trải qua một cuộc "du lịch" khá mệt mỏi, tuy rằng thời gian đang vào khoảng Tết ta, tuy rằng cô em gái Cẩm Xuân của tôi ở Mỹ lâu năm, lần đầu tiên trở về Ðài Loan thăm nhà, tôi đều không có thì giờ nghĩ đến, tôi lại trở về với cái tôi "Lục thân bất nhận", vùi đầu vào tác phẩm của mình.
    "Thương người xa xứ" tuy rằng có căn bản là cốt truyện thật, thế nhưng, một điều không thể phủ nhận, là tôi đã sửa dổi ít nhiều tình tiết, và cũng đã "khoa trương" ít nhiều tình tiết. Cốt truyện thật ngoài đời viết thành tiểu thuyết, muốn hoàn toàn viết "thật", là một chuyện không thể nào làm được, ngay cả "truyện ký" cũng không thể nào chân thật được 100%. Tôi đem câu truyện từ Mỹ dời sang Âu Châu, thứ nhất vì nó làm tôi thực hiện được tâm nguyện đã bốn năm của mình - dùng La Mã làm bối cảnh để viết một quyển tiểu thuyết. Thứ hai, tôi nhận thấy câu truyện này nếu xảy ở Âu Châu, sẽ làm cho người đọc thấy cảm động và hợp lý hơn ở Mỹ. Thứ ba, cho dù là ở La Mã, hay ở Thụy Sĩ, hay là ở Mỹ, đối với tôi mà nói, tất cả đều là "xứ người"!
    Khi tôi cầm bút viết "Thương người xa xứ", đã có rất nhiều khó khăn xảy ra, trước khi viết truyện, tôi cho rằng hai lần đi Âu Châu, đồng thời có một quyển nhật ký ghi chú khá tỉ mỉ, viết truyện này sẽ không có vấn đề gì to lớn lắm. Ai ngờ một khi bắt tay vào việc, mới biết rằng những gì mình hiểu biết, dù sao cũng chỉ là bề ngoàị Ðối với điêu khắc, đối với nghệ thuật, tôi cũng chỉ có thể thưởng thức chứ không hề nghiên cứu, quyển sách này đã được viết một cách thật khổ sở. Vì sợ có nhiều sai lầm, tôi đã trực tiếp hoặc gián tiếp thỉnh giáo nhiều vị âm nhạc gia và nghệ thuật gia đã từng đi du học Âu Châụ Ở đây tôi cũng xin đặc biệt cám ơn tất cả những bạn bè đã giúp đỡ tôị Nếu như quyển truyện này viết được đúng với sự thật, đó là nhờ các bạn bè giúp đỡ, nếu như có sai lầm, là do sự ghi nhận lầm lẫn của tôi, cho dù thế nào đi nữa, nếu như có những chỗ sai lầm, mong rằng quý vị đọc giả tha thứ chọ
    Tuy rằng có nhiều bạn bè giúp đỡ, quyển sách này cũng có nhiều vấn đề. Thí dụ, học viện nghệ thuật ở Âu Châu học theo niên chế hay tín chỉ, đã có hai cách nói khác nhau, người thì nói rằng học theo niên chế, người thì nói rằng học theo tín chỉ. Theo như kết quả thăm hỏi của tôi, "Học viện nghệ thuật quốc gia" của La Mã, học theo niên chế, những học viện nghệ thuật khác ở Âu Châu, phần lớn học theo tín chỉ, thế là, trong câu truyện, tôi dùng cách học theo tín chỉ. Lại thêm vấn đề học vị, sau khi tốt nghiệp ở học viện nghệ thuật ra, là Thạc sĩ? Hay Bác sĩ? Học vị cao nhất là gì? Có rất nhiều cách nói khác nhau, không biết đâu mà theọ Cuối cùng, tôi tổng hợp tài liệu của tất cả các nơi, nhận thấy cái học vị đó dù sao cũng chỉ là một lối "xưng hô", chứ không hề có sự tồn tại của danh xưng "Bác sĩ nghệ thuật". Lại như những cuộc triển lãm nghệ thuật ở Âu Châu, mỗi năm bốn mùa đều có? Hay là chỉ có mỗi năm một lần? Tất cả, tất cả những điều tôi đã viết đó, có thể có sự sai lầm, tuy rằng đối với tình tiết câu truyện và chủ đề, không hề có quan hệ gì lớn lao cho lắm, thế nhưng không thể không nói rõ ra ở đâỵ
    Nghĩ lại tất cả bao nhiêu năm nay, từ lúc tôi bắt đầu viết truyện đến nay, đã có hơn mười lăm năm, đây là lần đầu tiên, tôi viết loại đề tài như "Thương người xa xứ". Tôi vẫn thường nói, tôi không cầu "biến đổi", thế nhưng, theo cùng với sự gia tăng tuổi tác, gia tăng sự nghe thấy, sự thể nghiệm khác nhau, những tác phẩm của tôi có thể đã dần dần có sự "biến đổi". Quyển sách này, so với những tác phẩm trước đây của tôi, hẳn là có một khoảng cách khá xạ Tôi không biết các đọc giả của tôi, có thích nó hay không?
    Vì thời gian gấp rút, những ngày gần đây, tôi không ngủ không nghĩ, thức trắng đêm ngồi trước bàn viết đã không biết bao nhiêu đêm! (Trong đó có hai lần, chổ tôi ở bị cúp điện suốt đêm, tôi đành phải đốt đèn cầy lên mà viết, dưới ánh sáng chao đảo của ngọn đèn cầy, nét chữ nhạt nhòa, ngay cả những hàng gạch trên giấy cũng nhìn thấy không rõ, tuy rằng ánh sáng của đèn cầy rất thơ mộng, nhưng nó vẫn làm cho tôi thấy "mờ cả mắt", đối với việc cổ nhân chong đèn đọc sách, không thể nào không nảy sinh lòng thán phục!) Trong một tháng nay, đối với Chí Viễn, Chí Tường, Ức Hoa và Tiểu Lệ Chi, tôi còn cảm thấy quen thuộc hơn cả chính mình, chỉ vì cốt truyện có một phần rất thật, tôi đã viết một cách chua xót, viết bằng một tâm tình xúc động, viết với nước mắt nhạt nhòa!
    Tôi yêu câu truyện này, tôi yêu từng nhân vật trong câu truyện này, nếu như câu truyện này không làm người khác cảm động, là sự thất bại của tôi khi viết, không phải là sự thất bại của câu truyện, nếu như nó có được một chút "cảm thông", ước nguyện của tôi đã đủ! Viết đến đây, tôi cảm thấy trong lòng mình có nghìn lời vạn tiếng, khó thể diễn tả hết trên giấỵ Tôi chưa bao giờ giải thích gì về những tác phẩm của tôi, mười lăm năm nay, cho dù thành hay bại, tôi đều âm thầm chấp nhận. Ðối với "Thương người xa xứ", tôi cũng không muốn nói gì thêm nhiềụ Cho dù bạn có thích hay không thích, tôi đã "cố gắng", tôi đã "vun trồng", tôi đã "viết "!
    

Kết Thúc (END)
Thương Người Xa Xứ
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Xem Tập 20
  » Đang Xem Tập 21
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Nắng Thôn Đoài