Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Tiếng Còi Nhà Máy Tác Giả: Kim Hà    
    Một cái ngõ con bẩn thỉu, lầy nhầy nước đọng ở hai bên; các đống rác ẩm thấp lẫn một hai đống phân xông lên những mùi khó chịu cho những người quạ Ngõ này nhiều nhà lá hơn nhà gạch. Theo dọc ngõ, về bên phải, có một giẫy nhà ngói làm kiểu toóc-xe chia ra từng gian một. Những gian nhà ngói này phần nhiều lính tráng thuê ở. Còn bên trái, cũng theo dọc ngõ, là những căn nhà lá bé nhỏ, thấp đều thoai thoải ở cách quãng nhau không có thứ tự. Các nhà lá này có nhiều thợ thuyền ở lắm. Mỗi buổi họ đi làm về, ngõ lại tấp nập. Vang lên những tiếng gắt nhau hoặc chửi nhau hay tiếng trẻ con khóc. ầm ỹ, hoạt động về những buổi trưa, sau lại yên lặng những lúc mỗi người đi làm, cái ngõ có nhiều thợ thuyền và lính tráng này là một cái xóm hẻo lánh trong làng Ngọc Hà. Ông Hai Cửu cũng thuê một căn nhà ngói ở tận cùng trong xóm. Trước mặt có một cái hồ thường đưa gió mát vào nhà. Lúc này ông Hai Cửu ngồi ở phản nhà ngoài, có cái vẻ mặt ngạc nhiên thực sự. Ông hút thuốc lào luôn luôn, thở khói, mơ màng rồi chép miệng. Ông có ngờ đâu bà Nhâm lại làm được nhà gạch! Ông vẫn tưởng bà ấy không sao mở mày, mở mặt được. Ông ngẫm nghĩ đến xưa kia: chồng bà đi làm cu lỵ Còn ông là em ruột chồng bà thì làm nghề bồi bếp. Ngày trước ông giàu lắm. Hôm nay ông ngồi tẩn mẩn nghĩ đến quãng đời xưa mà tiếc nhớ trong lòng.
    Từ ngày ông mất việc, ông mang vợ con ra phố, thuê nhà đường hàng Kèn ở. Vợ chồng ông sung sướng với cái số bạc nghìn trong taỵ Hai ông bà chỉ ngồi "đánh sàng" nhau ăn, và nuôi hai con giai đi học. Cảnh sống của ông "đề huề" như thế. Bỗng ba năm sau, con ma bệnh đến cướp mất vợ ông đị Ông buồn rầu thương người vợ đã kết ngãi đá vàng từ hồi ông làm phụ bếp tháng mười đồng, mà vợ ông ngày ấy làm cô haị Vợ chết sinh chán đời, thành ra ông cứ chơi bời, bê thạ Ông mang tiền để dành ra phá. Hết của, ông lại đành phải làm tháng hai chục ở đường Cột cờ. Ông không thuê nhà ở dốc hàng Kèn nữạ Ông lên làng Ngọc Hà ở để đi làm cho gần. Hai đứa con giai của ông đã nhớn và đã kiếm được tiền cả rồị "Thằng" nhớn đi làm ký, đã có vợ. Vợ nó bán thịt lợn lậụ "Thằng" bé hiện đi lính, đóng ở Sơn Tâỵ Ông đi làm, tối về lại nói chuyện với cô con gái út. Ông yêu và thương con gái út lắm, vì nó giống mẹ nó. Ngày qua rồi lại ngày quạ Ông quan tòa đổi đi Saigon, ông Cửu lại thất nghiệp. Kinh tế khủng hoảng rập đến, con giai nhớn ông cũng bị người ta thải về. Thế là hai bố con và người con gái đành ở nhà ăn bám vào người con dâu cả đi bán thịt. Nàng khổ sở và vất vả lắm. Sáng tinh sương đã phải dậy, lúc trời còn mờ mờ tốị Lấy được thịt rồi, nàng lại còn phải lẩn lút sao cho khỏi bị bắt. Thoát được một sáng, kiếm được lợi về nuôi bố, nuôi chồng, nuôi em, nàng thấy như đã làm đầy đủ bổn phận. Thế đã yên đâủ Đi bán hàng ở ngoài đường thì lo bắt vé, về nhà lại sợ bố chồng chửi rủa, sỉ vả vì nỗi nàng không có ...con ... Nàng bực mình uất ngườị Sao nàng không đẻ lấy một đứa con để làm vui lòng ông bố và để chồng đỡ buồn bực khỏi đi chơi bờị
    Nàng lại âm thầm uất ức mà yên lặng. Thấy chồng chơi bời quá lắm, nàng lại phải khẩn khoản ông Cửụ Nàng nhăn nhó nói:
    - Thưa thày, thày phải ngăn cấm nhà con đi, chả con buôn bán có mấy vốn, mà nay nhà con lấy, mai nhà con lấy của con, con còn vốn đâu mà buôn bán nữạ Lạy thày! Thày thương con ...
    Ông Hai Cửu, giọng hách dịch như ...bố:
    - ừ rồi tao bảo nó!
    Một tuần lễ chồng không đi chơi, nàng hăm hở cám ơn thầm ông Cửụ Kém rượu, kém đồ ăn ngon, con giai ông Cửu lại đi chim gáị Nàng lại phải đòn về ghen. Ông Cửu lại nói:
    - Giai năm bẩy vợ!..
    Nàng vào buồng, âm thầm, khóc không ra tiếng. Tấn kịch ấy diễn hai ba lần trong một tháng ba mươi ngàỵ Nhiều bà hàng xóm tức chuyện nói mát:
    - Gọi ông ấy là mẹ chồng thì phải hơn!
    Ông nghe tiếng, giận, nói lại:
    - Việc gì đến chúng mày mà chõ mồm vàọ Đèn nhà ai người ấy rạng.
    Ông sai cô con gái út chửi nhau với người ta, và bảo đóng cửa lạị Ông hách dịch gọi con:
    - Cả! sao mày không dạy vợ mày để vợ mày hỗn láo thế.
    Rồi ông tức giận, mặt hầm hầm gọi con giai lại, tát cho hắn đánh "bốp" một cái nói:
    - Cút ra ngoài kia, sao ngu thế? - Cô-xoong!
    Quay người lại con dâu:
    - Thói phép mày đi làm dâu thế à? ...
    Từ xưa đến nay, mấy năm làm vợ con giai ông, nàng vẫn ngơ ngác không hiểu mình đi làm dâu phải làm thế nàọ Nàng vẫn tự hỏi và phàn nàn với tất cả mọi người ...
    Hôm nay cả nhà đi vắng: Con dâu đi chợ, con giai đi chơi, con gái đi học đan. Ông Cửu ngồi nhà một mình, ông nghĩ ngợi ... Ông không hiểu tại sao ông chóng hết của, mà bà Nhâm bây giờ lại giàu hơn ông. Ông biết: ngày xưa bà Nhâm nghèo khổ, thường vẫn xuống hàng Kèn vay tiền ông, nhưng những lúc ấy ông thường tránh mặt. Có một lần, ông không muốn "dây" với bà ấy, lặng lẽ dọn nhà đi phố khác ở. Ông thật thà dặn người hàng xóm:
    - Xin bà đừng bảo cho con mẹ vẫn ăn mặc bẩn thỉu như con ăn mày ấy biết chỗ tôi ở. Nó là con mẹ mõ ở làng, thường cứ đi quấy rầy vào xin tiền tôị Tôi đã cho nó nhiềụ Bây giờ tôi đi chỗ khác, nó có đến hỏi xin các bác đừng bảo cho nó biết phố tôi ở.
    Ông cẩn thận dặn các bà hàng xóm hai ba lượt. Một bà hỏi:
    - Cụ dọn về phố nàỏ
    Ông mỉm cười:
    - Tôi lên phố Mớị
    Sự thực, ông Hai Cửu dọn nhà về cửa Đông.
    Bây giờ ngồi nghĩ lại, ông Cửu hơi thấy thẹn lòng. Ông chép miệng:
    - Đời người ta, có số thật! Ai hay! ...
    Ông thẹn thùng không nghĩ nữạ Hiền vàọ
    - Lạy chú ạ!
    Ông Cửu tươi cười:
    - Cháu sang chơỉ
    - Thưa chú mẹ con bảo sang nói với chú cho chú cả Mỹ sang trông nom hộ thợ làm nhà ...
    - Nó vừa chạy đi đâu rồị Được anh cứ về, rồi chú bảo nó sang.
    Hiền mỉm cười, nhìn ông Cửụ Chàng lạy chú ra về. Ba hôm sau cái nhà lá của bà Nhâm đã dỡ xong. Nền nhà để chõ ra ánh sáng, quang đãng, rộng hơn khi có nhà. Bà Nhâm và chị Thảo đi thu dọn những rui mè ở nền nhà mang sang bên kia đường xóm chất thành đống. Những người thợ sẻ mộng không mặc áo, đang hì hục bàọ Bên kia thợ xẻ cưa đang kéo gỗ. Tiếng tràng thợ mộc đục làm cửa sổ, tiếng cưa gỗ, tiếng đóng tre dưới chân móng ... Hiền thấy tiếng động hòa vào nhau, nghe vui và nhanh như chiếc máy chạỵ Nắng hanh gắt, trời thu cao rộng và trong sáng. Gió rì rào, cành cây rung động, lá bàng ở rìa đường. Bà Nhâm, mặt tươi như cô gái sắp lấy chồng, mang đĩa trầu đi mời các ông thợ. Họ đang làm, bà cũng bắt ngừng tay ăn trầụ Hiền thấy nhiều người cảm động về cái cử chỉ hiền hậu của mẹ chàng.
    Ngày hôm nay, sau khi bà Nhâm đã làm lễ hoàn thổ và khơi thổ rồi, ông cai Thầu cho thợ nề sang làm. Trước khi làm cũng như các thợ dỡ nhà lá - bà Nhâm cũng cho họ ăn bữa rượu cúng hoàn thổ. Ông cai Thầu thấy bà chủ tử tế quá, can:
    - Thôi cụ ạ! cho họ ăn bao nhiêu cho vừạ
    - Một đời người mới có một lần ... là mấy!
    Bà rất vui vẻ, cho thêm hai chai rượu nữạ Nhuận, Mỹ thấy bà tốt quá, lắc đầụ Mỹ nói:
    - Việc gì bác cứ phải cho họ ăn thế?
    - Cho họ ăn để họ làm cẩn thận cho mình.
    Mỹ tủm tỉm cười nói nhỏ với Hiền:
    - Tôi sang trông nom cho bác, đứa nào không làm cẩn thận tôi thì bạt tai chọ
    Mỹ nhìn những người thợ:
    - Các anh làm đi thôi!
    Luôn mấy ngày đầu cho tới một tháng những người thợ sắp làm xong cái nhà gạch. Bà Nhâm đã bỏ tiền ra mua gạch, ngói, vôi, gỗ, si-moong, hết ba trăm. Bà than thở với con:
    - Không khéo ra thì khốn! Tiêu mất ba trăm rồi, mà cái gì cũng hãy còn thiếụ Mày làm to quá. Bây giờ tao mới biết!
    Nhuận cười:
    - Có nhiều lắm đến năm trăm là cùng!
    Bà há mồm:
    - Còn tiền đâu mà buôn bán nữả ...
    Nhuận lại nói:
    - Rồi con đi làm!
    Mặt bà tươi ngaỵ Tối đến bà vẫn giữ ông Cai Thầu lại cho uống rượụ Ông Cai Thầủ Có khi không phải nữạ Ông chỉ là một người thợ cả, am hiểu cách thức làm nhà về sự chi tiêu mua bán, biết cách bảo thợ làm khéo, và cẩn thận. Ông không có vốn, nếu muốn mua cái gì - không ngoài các đồ vật làm nhà - ông lại phải nói với bà Nhâm và Nhuận đưa tiền cho ông đi muạ Nhuận cũng đi kèm, vì sợ ông "cai thầu" không có vốn hay lừa đảọ Nhưng bà Nhâm cũng biết ông là người làm ăn cẩn thận. Bà không nghi, nên tối nào bà cũng cho ông "cai thầu" uống rượụ Ngồi bên mâm, ông "cai thầu" tợp một hụm, khà một tiếng. Cái mặt ông ngây ngây nói nghẹn ngào hình như sắp nấc:
    - Thưa cụ với ba ông: Thật từ khi cha sinh mẹ đẻ, con đi làm từ ngày còn để chỏm, không bao giờ thấy một nhà nào lại tử tế với thợ thuyền như thế! Ông thợ mộc vẻ mặt hiền lành cũng ngồi uống rượu cất tiếng chêm vào:
    - Con làm khoán cho cụ, cụ cũng cho con ... uống rượu!
    Hai người cảm động cùng xắn miếng đậu phụ chấm vào đĩa mắm tôm mà họ thích nhất. Bà Nhâm vui vẻ:
    - Có là mấy!
    Nhuận, Mỹ cườị Hiền ngồi xem họ ăn. Ông cai Thầu nhìn Hiền:
    - Cả ngày cậu Hiền chỉ đến làm cho thợ buồn cười! ...Cậu vui tính quá!
    Ông thợ mộc:
    - Cậu đừng làm thế họ sinh nhờn. Họ là người làm công cả ...
    Bà Nhâm lườm Hiền:
    - Chỉ được điệu bộ công tử hão, chả làm đỡ được gì! Cả ngày chỉ thườn thượt cái áo dài, trông mà ngứa mắt ...
    Nhuận gắt em:
    - Thôi vào trong kia mà ngủ.
    Hiền sợ anh, vào phản nằm. ánh đèn vẫn chiếu từng bộ mặt một. Chén rượu này cạn, rồi lại đầỵ Hết chai, lại "xin cụ". Họ đã say khướt, tiếng nói đã thấy ríu lại, giọng ngang tàng. Bà Nhâm phải thôi, không dám cho họ uống nữa, để sáng hôm sau họ còn sang làm việc.
    - Lạy cụ! Con có say đâu ... Con uống rượu không bao giờ say cả!
    - Thôi ông về đi,sang mai sang làm.
    - Vâng! Thôi con lạy cụ. Cụ "tử tế" quá!
    - Không dám! Ông về nhà ...
    - Vâng, lạy cụ ạ!
    Ông "cai Thầu" ngất ngưởng về nhà, ở cái ngõ hẻo lánh bên làng Ngọc - Hà.
    Lúc này, trong cái quán gạch đầu xóm Ga; Hiền nằm ruỗi thẳng người trong màn. Chàng thấy một cảm giác, không hiểu là thứ cảm giác gì xâm chiếm lòng chàng, một cách bực tức khó chịụ Hiền thấy hơi nóng đầụ Bên ngoài, gió đông thu thổi mạnh. Những cây sấu ở cái bãi trước cửa nhà ga xe điện, theo với chiều gió rạt rào, ngả nghiêng. Và có rất nhiều sấu chín rụng. Hiền mỉm cười nhớ đến ngày bé thường theo các trẻ trong xóm ra bãi nhặt sấụ Cả một thời nhỏ dậy lên trong trí chàng. Hai mắt Hiền mở to đăm đăm, chàng đang tìm kiếm những kỷ niệm của tuổi thơ ấụ Hiền yêu nhất cái ngày đi nhặt sấu rụng. Muốn sống lại cái cảnh ngày ấy, chàng ngồi nhỏm dậy, cầm chiếc đèn "bin", đi khuất ra sau quán, bấm đèn lên, chàng ngạc nhiên thấy hai ba cái bóng chạy vụt trước mặt. Tinh ý, Hiền hiểu đây là những bóng người đến lấy trộm gạch và tre bắc dáo của nhà chàng để ở đằng sau quán. Muốn trêu họ, Hiền cứ bấm đèn chiếu thẳng vào con đường họ chạỵ Hiền mỉm cười thấy một hai cái bóng đen hốt hoảng rẽ vào một cái xóm nghèo nàn nhất. Mà cái xóm ấy, Hiền biết có nhiều người vẫn hay làm cái nghề: "Lấy của người làm của mình". Mải bấm đèn trêu họ Hiền quên cả xem lũ trẻ nhặt sấu trong đêm tối đầy gió lạnh. ở quanh bãi ga, dưới rặng sấu, có những bầy trẻ con các nhà nghèo đang lần mò nhặt từng quả một để mai đem bán lấy ít tiền ăn quà hay đỡ mẹ mua cái ăn.
    

Xem Tiếp Chương 3Xem Tiếp Chương 9 (Kết Thúc)

Tiếng Còi Nhà Máy
  » Xem Tập 1
  » Đang Xem Tập 2
  » Xem Tiếp Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc
» Tình Trên Đỉnh Sầu
» Tôi Có Thể... Nói Thẳng Với Anh
» Hành Trình Của Sói