Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Bóng Nhạn Chiều Tà Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Sau dịp đó những hành động phóng túng của Dĩnh bớt đi, vì mục đích chính của nàng đã đạt được. Những việc còn lại là làm thế nào duy trì cảm tình và sự chú ý của giáo sư Khiêm đối với nàng mà thôị
    Giáo sư Khiêm thấy Dĩnh không còn gây rối trong giờ học nữa, nên lắm lúc không để ý tới nàng. Cũng có khi chàng trông thấy Dĩnh ngó chăm chú vào mình nhưng chẳng phải để ý nghe giảng bài, thì chàng liền dùng tia mắt để nhắc nhở rồi thôị Cũng có khi sau giờ học Khiêm gặp Dĩnh ngoài hành lang thì đứng lại nói chuyện với nàng vài câu, khuyên nhủ nàng nên cố gắng. Mặc dù đó chỉ là những cử chỉ rất thông thường giữa thầy và trò, nhưng đã làm cho Dĩnh vui mừng suốt cả buổị
    Vì để gây ấn tượng tốt nơi giáo sư Khiêm, Dĩnh cố gắng thật nhiều những môn do chàng dạỵ Còn những môn học khác Dĩnh chỉ học chiếu lệ mà thôị Lắm lúc sau giờ học, Dĩnh tìm cớ gặp riêng giáo sư Khiêm để hỏi một số vấn đề trong bài, hầu tạo cơ hội gặp gỡ với chàng.
    Vì Dĩnh chọn ban văn chương nên trong lớp rất ít nam sinh. Trong số đó có một hai nam sinh thường hẹn gặp gỡ riêng với nàng, nhưng Dĩnh đối với những chàng trai suýt soát tuổi mình vẫn có thái độ xem thường. Nàng cho là họ ngu muội, ấu trĩ, nhố nhăng nên chẳng bao giờ để họ vào mắt.
    Tiếng chuông tan học đã reọ Dĩnh cầm tập và bút chì đi tới phòng giáo sư định tìm Khiêm, nhưng lại trông thấy Khiêm đang đứng với Mỹ Lâm tại một góc hành lang. Mỹ Lâm đang dở sách và hình như đang hỏi gì. Dĩnh trông thấy hết sức buồn tức. Nàng cầm đầu bút chì đứng yên tại cửa phòng học mắng thầm:
    - Rõ đáng ghét!
    Người nữ sinh ngồi bên cạnh Dĩnh tên gọi là Huệ, khi đi ngang qua đã lên tiếng hỏi:
    - Ủả Chị Dĩnh, sao chị chưa về?
    Dĩnh nhìn về hướng giáo sư Khiêm mím miệng, đáp:
    - Tôi còn một số vấn đề trong bài chưa hiểu, muốn hỏi lại giáo sư Khiêm.
    Huệ nói:
    - Ông ấy đang bận giải thích gì cho Mỹ Lâm mà. Cô ấy nghỉ bệnh mấy hôm nên đã mất hai bài học. Giáo sư Khiêm thật là nhẫn nại, bất cứ học sinh nào muốn hỏi bài vở, ông vẫn vui vẻ giải đáp như nhaụ
    Dĩnh liếc nhìn Huệ thầm nhủ: Dĩnh muốn thố lộ ý nghĩ ấy ra cho Huệ biết.
    Nàng nhìn Huệ với tia mắt bực mình:
    - Chị hãy về trước đi, chậm một chốc thì chị không chen nổi lên xe buýt đó.
    Huệ đã rời đi nhưng Dĩnh vẫn còn đứng yên tại chỗ, chăm chú nhìn về phía Mỹ Lâm. Giáo sư Khiêm đứng bên cạnh Mỹ Lâm, dường như đang giải thích tường tận những gì đó Mỹ Lâm hỏị Dĩnh không khỏi có ý ganh tị. Nếu là một học sinh nào khác thì Dĩnh chẳng để ý lắm, đằng này lại chính là Mỹ Lâm, một nữ sinh có sắc đẹp khôang thua sút nàng. Hừ, xem Mỹ Lâm đứng hỏi mãi như không muốn rời đi, rõ ràng cô ta đang toan tính gì!
    Nhưng rồi Mỹ Lâm cũng đã rời đị Giáo sư Khiêm trông thấy Dĩnh. Chàng vẫy tay với Dĩnh. Dĩnh bèn vội vàng bước tới, suýt nữa va chạm với Mỹ Lâm khi hai người đi ngang quạ Mỹ Lâm nhìn nàng tươi cười, trong khi nàng chỉ nhếch môi như một cái máy để đáp lạị
    Trong lòng Dĩnh đang bực bộị Nàng cảm thấy nụ cười Mỹ Lâm ít nhiều có vẻ trêu chọc mình, có vẻ như tự hào cô ta đã lanh chân đến trước.
    Giáo sư Khiêm nhìn thấy trong tay Dĩnh đang cầm tập và bút chì, bèn dịu dàng hỏi:
    - Có vấn đề gì chưa hiểu hả?
    Dĩnh vốn có ý định hỏi một số vấn đề, nhưng khi nàng nghĩ đến nụ cười hình như có ngụ ý đắc thắng của Mỹ Lâm, thì trong tiềm thức của nàng như không cam chịu làm kẻ đến saụ Nàng liền thay đổi ý định:
    - Không! Hai bài vừa dạy rất dễ, bài tập cũng chẳng có gì khó, vậy chỉ có những người không sử dụng bộ óc mới không hiểu mà thôị
    Dĩnh thầm đắc ý, dường như câu nói của mình đã đả kích được Mỹ Lâm.
    - Trưa rồi sao em chưa về?
    Dĩnh định tìm một lý do để trả lời, bỗng thấy Huệ ôm cặp bước đến trước mặt nàng:
    - Chị Dĩnh, có người tìm chị kìạ
    Một người đàn bà mặc rốp màu vàng tươi, đang từ thang lầu đi về phía Dĩnh. Người ấy có một hình dáng trang nhã và cao sang đài các, nên vừa xuất hiện là đã hấp dẫn bao nhiêu cặp mắt của nữ sinh đang có mặt. Bà vừa trông thấy Dĩnh liền mỉm một nụ cười thân ái:
    - Má có việc đi ngang qua, nên ghé vào đây để rước con về luôn.
    Dĩnh vui mừng:
    - Má, con giới thiệu với má nhé, đây là giáo sư Khiêm ... còn đây là má của tôị
    Người đàn bà nhìn giáo sư Khiêm khẽ gật đầụ Hai người trao đổi một nụ cười lễ phép.
    Nếu không chính tai mình nghe được lời giới thiệu của Dĩnh, người đàn bà này là mẹ nàng, thì Khiêm thật không dám tin. Hai người là mẹ con, nhưng xem ra thật giống hai chị em. Khiêm không khỏi thầm lấy làm lạ về bí quyết làm đẹp của người dàn bà nàỵ Bà ta đã giữ gìn sắc đẹp cho được trường thụ với một bí quyết chưa từng có. Là mẹ của một cô gái mười bảy tuổi, nhưng xem bà như vừa mới ba mươi tuổi mà thôị
    Dung nhan của bà còn đẹp lắm. Nếu bảo Dĩnh là một cô gái có sắc đẹp trong sạch, thì mẹ nàng gieo cho người chung quanh một cảm nghĩ trái ngược. Sắc đẹp của bà hấp dẫn như cục đá nam châm. Mặc dầu bà không còn cái đẹp của một thiếu nữ thanh xuân, nhưng với nét đẹp của người đã trưởng thành như bà, thì cái đẹp cúa một cô gái thanh xuân không làm sao so sánh được.
    Đấy là một sức quyến rũ kết hợp bởi sắc đẹp và những kinh nghiệm dồi dào trong một chuỗi tháng năm tạo nên.
    Bà ta gỡ cặp kính mắt xuống:
    - Giáo sư đây có lẽ là giáo sư phụ trách lớp của em Dĩnh? Nó thường nhắc tới giáo sư luôn.
    Giáo sư Khiêm tự giới thiệu sơ lược về mình, rồi lại khiêm tốn nói một vài câu khách sáọ Dĩnh nhìn mẹ rồi lại nhìn giáo sư Khiêm:
    - Con rất thích học giờ của giáo sư. Chẳng những giáo sư giải thích rất rõ ràng mà còn hiểu thấu tâm lý của học sinh.
    Giáo sư Khiêm nói:
    - Em Dĩnh là một học sinh chuyên cần, sức hiểu biết nhanh nhẹn ...
    Khiêm quay sang Dĩnh nói tiếp:
    - Em mau vào lớp học thu nhặt sách vở, kẻo má em phải chờ lâụ
    Trông thấy Dĩnh đã rời đi, Khiêm nói tiếp:
    - Thưa bà, tôi muốn nói vài lời với bà về em Dĩnh.
    Sự phản ứng của mẹ Dĩnh rất nhợt nhạt:
    - Nó đã phạm lỗỉ
    - Không phải là vấn đề nghiêm trọng như vậỵ Chẳng qua niên khóa nầy tôi thấy nó thay đổi nhiều hơn trước.
    Mẹ Dĩnh không trả lời, dường như bà cho đó là vấn đề không đáng chú ý, vì là việc nằm trong sự dự liệu của bà.
    Khiêm hơi ngạc nhiên nhưng không bằng lòng chấm dứt câu chuyện tại đó. Chàng nói một cách thận trọng:
    - Tôi muốn tìm hiểu cá tánh thật sự của nó.
    - Tôi xin thú thật, chính tôi cũng không hiểu được nó!
    Nghe mẹ Dĩnh trả lời như thế, Khiêm chỉ có thể gật đầụ Bà ngửa mặt lên có vẻ hãnh diện:
    - Chúng tôi cùng sống một nhà, nhưng mỗi người có một lãnh vực tư tưởng riêng tư khác biệt nhau!
    Khiêm đáp qua thái dộ tán đồng:
    - Về điểm đó tôi hiểụ Trong những năm gần đây trẻ con khi lớn trên dưới mười lăm tuổi, là đã biết giữ bí mật một số vấn đề trong lòng, ít khi chịu nói ra cho cha mẹ hiểụ
    Mẹ Dĩnh nắm hai bàn tay lại:
    - Nói một cách rõ ràng hơn, là tôi không dám tìm hiểu về nó!
    Khiêm kinh ngạc nhìn thẳng vào bà:
    - Tôi sợ làm như vậy nó sẽ có những sự hiểu lầm và do đó nó sẽ bất mãn, cho rằng tôi đã xâm phạm tới tự do của nó.
    Mẹ Dĩnh nói thế không phải là không có lý. Nhưng Khiêm đã nhớ đến những lời của Dĩnh bộc lộ với mình trước đâỵ
    - Nhưng thưa bà, dường như nó đang muốn bà thử tìm hiểu nó, để biết rõ những cảm nghĩ trong nội tâm của nó.
    Mẹ Dĩnh hơi chau mày, nhưng rồi bình thản trở lại ngaỵ Khiêm lại đem một việc gần đây của Dĩnh kể đại khái cho mẹ Dĩnh biết là nói tiếp:
    - Sở dĩ Dĩnh tìm đủ cách làm cho người khác chú ý đến nó, dựa theo lời chính nó giải thích, thì ngay từ nhỏ nó đã có cái tâm lý sợ mọi người lãng quên nó đị
    Mẹ Dĩnh nói lảm nhảm một mình:
    - Sợ bị lãng quên!
    Khiêm gật đầu:
    - Nhưng Dĩnh đã nói cho tôi biết là nó không có anh chị em, vậy sống trong gia đình nó đâu lại bị mọi người xem thường bao giờ?
    - Phải! Tôi không bao giờ xem thường nó, mà trái lại, tôi rất trọng nó. Nó là tất cả đối với tôị
    - Như vậy có thế là do ở Dĩnh đa nghi, hoặc là có sự bất mãn đối với đời sống.
    Mẹ Dĩnh cúi đầu nghĩ ngợi nhưng không bộc lộ ý kiến ngaỵ
    Khiêm nói thêm:
    - Đấy là một hiện tượng rất thường thấy ở giới trẻ.
    Mẹ Dĩnh ngửa mặt nhìn lên:
    - Theo tôi, tâm lý lo sợ đó của nó, ít nhiều có liên quan đến hoàn cảnh gia đình.
    Khiêm thấy không tiện tò mò vào chuyện gia đình của người ta, nên chỉ mỉm cườị
    Mẹ Dĩnh không nói gì thêm và cũng không hỏi gì về các mặt khác của con gáị Bà chỉ hơi ngửa mặt lên, dường như có ý bảo với Khiêm là câu chuyện đã kết thúc. Bà không muốn nói gì thêm nữạ
    Dĩnh ôm cặp bước tới chào Khiêm để ra về. Trong lòng Dĩnh đang hết sức vui mừng vì thấy Khiêm đã quen biết với người nhà của nàng.
    Khiêm nhìn theo hai mẹ con Dĩnh đang rời đị Chàng cảm thấy mẹ Dĩnh tuy đẹp, nhưng lại ít nhiều lạnh lùng, dường như luôn luôn có một lớp sương bao phủ trên sắc đẹp của bà. Đồng thời cũng dường như có rất nhiều bí ẩn.
    

Xem Tiếp Chương 3Xem Tiếp Chương 8 (Kết Thúc)

Bóng Nhạn Chiều Tà
  » Xem Tập 1
  » Đang Xem Tập 2
  » Xem Tiếp Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Nắng Thôn Đoài
» Ái Quả Tình Hoa
» Mùa Thu Lá Bay
» Chim Mỏi Cánh
» Bản Tình Ca Muôn Thuở
» Cánh Hoa Chùm Gửi
» Hoàn Châu Cát Cát
» Trôi Theo Dòng Đời
» Người Về
» Mây Trắng Vẫn Bay
» Lá Rụng Chiều Thu
» Biết Tỏ Cùng Ai ?
» Dòng Sông Ly Biệt
» Bích Vân Thiên