Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Tình Ca Giáo Viên Miền Núi Tác Giả: Nguyên Đỗ    
    Khi tôi tới bìa làng Ea Rông thì trời đã sẩm tối. Thông thường thì giờ này lớp học đã gần xong, các giáo viên trên vùng cao tranh thủ lúc trời còn sáng để dạy học trước khi trời tối hẳn. Ở làng Thượng, những đêm trời không trăng, thì trời tối mịt, đi lại cũng khó khăn. Có đi đâu, phải cầm thanh củi cháy đỏ hồng đưa qua đưa lại để biết mình đi đâu và cũng để báo hiệu người khác thấy. Nếu có đèn pin thì còn gì tốt đẹp hơn! Chỉ có những giáo viên dự liệu sẵn mới mang theo những thứ tầm thường mà thật cần thiết đó, nhưng dè sẻn chỉ dùng tới khi thật cần vì pin thời đó cũng khan hiếm.
    Tôi đi thẳng tới trường chứ không ghé lại nhà thầy Đoàn ở vì đoán chắc thầy Đoàn đang dạy trên lớp. Khi tôi tới thì các học viên đang lập lại những câu thầy Đoàn đã đọc, có in sẵn trong sách, và thầy viết lại trên bảng. Bảng đen không phải bằng gỗ mà là tấm nhựa đặc biệt cắt ra dài 2 thước rộng 1 thước rưỡi. Khi đi tới một làng, các giáo viên được cấp 1 bảng đen, cuộn tròn rồi cột ngoài ba-lô. Dọc đường nếu không có chiếu họ có thể trải ra dưới bóng mát một tàn cây để ngồi hoặc nằm nghỉ.
    Những bài học này nhắm vào người Kinh nhiều hơn là người Thượng nên nặng về chính trị sơ cấp hơn là nhắm vào người Thượng đầu óc đơn sơ mộc mạc, gần gũi với núi rừng. Tôi thường nói các giáo viên cần linh động, cứ làm theo đúng giáo án, mỗi ngày một hay hai bài đã có sẵn trong sách, nhưng nửa lớp sau nên viết thêm những gì mắt thấy tai nghe hay những gì cụ thể dân làng có thể lãnh hội được thay vì những ý thức chính trị cơ bản không ăn nhặp gì tới đời sống của dân làng. Ý thức chính trị dù cơ bản nhưng cũng rất trừu tượng mà ngôn ngữ Thượng chưa đủ để diễn tả như Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    Thỉnh thoảng cũng có những học viên rất nhạy bén và tò mò muốn hiểu hết ý nghĩa của những bài học, thay vì chỉ lập lại, học thuộc lòng như con vẹt, chỉ cần nhận ra mặt chữ, hỏi những câu tôi cũng ngập ngừng không thể giải thích cho họ vì vốn liếng ngôn ngữ Thượng của tôi chưa đủ hay trong ngôn ngữ của họ chưa có những từ ngữ đó. Có lần họ hỏi tôi, "Thế nào là dân chủ?" khi học tới, "Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý!"
    "Dân chủ làmọi quyết định đều do dân đưa lên, dân làm chủ qua những người đại diện, đại biểu mà dân đã bầu, mà người thi hành những quyết định đó là nhà nước, là cán bộ"
    "Thế chúng tôi muốn sống di chuyển như cũ có được không?"
    Theo lối sống trước kia của người Thượng, họ cứ sống ba năm một chỗ rồi di chuyển đi chỗ khác, để cho gần với nương rẫy. Trồng trọt ba năm một chỗ, không biết và không dùng tới phân bón nên đất thành cằn cỗi sau ba năm. Năm đầu họ phá rừng, đốt cây, than tro thành phân bón thiên nhiên nên lúa màu mỡ sai hạt, sắn bắp thì củ và trái to. Họ chưa biết làm vồng trồng khoai lang ở những nơi mà tôi đã đi qua. Tôi là con nhà nông, nên hay chỉ họ những gì mà tôi biết, cũng theo trực năng mà thôi. Khoai lang có nhiều điều tốt, lá có thể luộc chấm nước mắm hay muối, củ có thể nướng hoặc luộc, phơi khô để dành ... Ăn khoai lang giúp tiêu hoá, giây khoai lang già có thể cắt nấu cho heo ăn ...
    Thầy Đoàn thấy tôi vào cuối lớp gật đầu chào, khi các học viên nhao nhao gọi tôi, "Nai Pơ tho Quang! Dạy học đi!"
    Thầy Đoàn đi xuống, nói với tôi, "Đoàn dậy tối nay xong rồi đó, Quang dạy giùm phần cuối nha! Mấy hôm nay, cơn suyễn hành, mệt quá!"
    Tôi lo lắng, "Có nặng lắm không? Anh có uống thuốc gì chưa?"
    "Thuốc thì mình vẫn uống, nhưng mấy hôm nay trở trời thấy mệt hơn!"
    "Vậy anh về trước đi, chút nữa Quang ghé!"
    "À, aanh Đoàn," tôi vội rút thư của cô Hạnh từ ba-lô đưa ra cho anh khi anh chuẩn bị về, "cô Hạnh gởi thư cho anh!"
    "Cám ơn Quang!" Anh Đoàn nói mắt sáng lên mừng rỡ.
    Khi anh Đoàn ra khỏi lớp, tôi hỏi các học viên, "Hôm nay đồng bào muốn học gì đây?"
    "Con nai!" Họ nhao nhao nói.
    "Con nai?" Tôi hỏi lại.
    "Con nai bộ đội bắn đó!"
    "À, được rồi! Để tôi nghĩ một lát!" Tôi suy nghĩ làm sao phải viết cho vần, dễ thuộc rồi cầm phấn viết trên bảng:
    Con nai khát nước
    Xuống bờ suối trong
    Súng nổ cái đùng
    Con nai ngã gục
    Bộ đội nhìn nhau
    Họ đều lắc đầu
    Con nai nặng quá
    Khiêng chẳng được đâu
    Vào gọi dân làng
    Chia chút được chăng
    Lắc đầu không được
    Thì thôi chẳng màng
    Bộ đội năn nỉ
    Giúp cho một tí
    Đạn dược chia nhau
    Mọi người đồng ý
    Viết xong, tôi đọc một lượt rồi giải thích ý nghĩa của từng chữ từng câu, mọi người cười hể hả. Xong đâu đó rồi, tôi đọc từng câu bốn chữ trước, rồi bảo họ lập lại sau. Tôi vừa đọc vừa đi xem từng người xem họ viết lại tới đâu, người nào viết chậm quá thì tôi viết giúp vì bài học đó dài hơn bình thường, nhưng vì nó là câu chuyện thực tế nên dân làng dễ nhớ hơn, có những âm lập lại, những âm vần dễ đọc lại có tính cách diễu một chút nên họ thích học hơn là những bài trong sách khô khan, trừu tượng.
    Các học viên hỏi tại sao tôi không ở đây dạy họ ít hôm, tôi nói tôi phải về Phòng Giáo Dục và đi các làng xã khác làm việc chứ không thể ở lại một chỗ. Tôi hẹn họ khi nào có dịp tôi sẽ xin Phòng Giáo Dục cho tôi ở lại đây một tuần dạy học và sống với đồng bào, nhưng tôi dặn kỹ, "Tôi sẽ cố gắng, nhưng tôi không bảo đảm là có được hay không!"
    Có mấy người nói:
    -- Ờ ờ, "nai pơ tho" Quang là cán bộ lớn!
    -- Tôi là cán bộ lớn, thì các bạn là nhà nước! Vậy mình đều như nhau!
    Cả lớp đều cười ha hả. Tôi hỏi, "Ở đây có ai còn mật ong không ? Tôi muốn mua hoặc đổi."
    --" Thầy đi theo tôi!" Một anh học viên nóị
    Anh dẫn tôi tới nhà sàn của anh, đưa cho tôi một bầu nước khá nặng. Tôi mở nút bầu ra, có mùi mật ong, tôi hỏi bán bao nhiêu. Anh học viên nói, "Thầy có những gì trong ba-lô?"
    Tôi mở ba lô đưa ra ít bánh thuốc lá, những thứ thường dùng chiếc đèn pin, kem, bàn chải đánh răng....
    -- Tôi cho thầy mật ong, thầy cho tôi những bánh thuốc lá này!
    --Được, như vậy cũng hay.
    Tôi không phải thử mật ong thật hay mật ong giả vì đồng bào Thượng rất thật thà, không pha thứ này thứ nọ vào mật ong. Mật ong nguyên chất có thể để trong bầu, trong chai đựng cả mấy năm trời mà không đóng thành đường, lúc nào cũng có mùi thơm đặc biệt của mật ong, tuỳ theo tổ ong đó làm ở rừng hoa nào. Mật ong ở rừng hoa quỳ vàng có màu đỏ sậm, ăn nhiều mau bị say, mật ong ở rừng hoa gạo màu đỏ nhạt hơn...
    Tôi mừng là mọi chuyện xảy ra thật dễ dàng kỳ này. Thế là tôi đã có quà cho anh Trung và anh Tâm, chỉ cần thêm ít nghệ nữa là tuyệt vời. Tôi cầm bầu mật ong và tới chỗ anh Đoàn. Anh đang hí hoáy viết thư cho cô Hạnh. Anh không ngừng lại, nói: "" Tối nay Quang ngủ lại đây nhé!"
    "Khỏi phải hỏi mà! Quang tới đây là ngủ ké với anh thôi! Anh nằm sàn hay nằm võng?"
    "Đoàn thích nằm sàn hơn, nằm võng cong người, tức ngực lắm!" Thầy Đoàn trả lời.
    Tôi mở bao lô rút ra chiếc võng xanh bằng vải dù đdã được cấp lúc đi dạy, tôi đã nhờ Liên, em họ tôi, may thêm chiếc màn che, chắn muỗi. Khi cột vào hai cây xà lớn ở góc nhà và chui vào võng nằm, võng với màn che sẽ cong cong trũng xuống giống tổ ong, màn che bọc cả thân võng nên muỗi không thể chui vào được, và cũng chắn khói mà người Thượng đốt và dụi cho khói bay đuổi muỗi vào đầu hồi đêm. Ở Thượng quen thì không sao, chứ người mới lên vùng cao, vào làng Thượng sống thử một hai đêm thì không khỏi dụi mắt cay xè vì khói cay cay mỗi tối.
    Tôi muốn mở thư của Du ra đọc ngay, phần thì thầy Đoàn đang viết thư dưới ánh đèn dầu duy nhất trong nhà, phần tôi đi đường cũng mệt, nên sau khi treo võng xong, xúc miệng, tôi leo l lên võng, nằm nói chuyện với anh Đoàn một hồi rồi quay ra ngủ say.
    

Xem Tiếp Chương 19Xem Tiếp Chương 50 (Kết Thúc)

Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Đang Xem Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
  » Xem Tiếp Tập 35
  » Xem Tiếp Tập 36
  » Xem Tiếp Tập 37
  » Xem Tiếp Tập 38
  » Xem Tiếp Tập 39
  » Xem Tiếp Tập 40
  » Xem Tiếp Tập 41
  » Xem Tiếp Tập 42
  » Xem Tiếp Tập 43
  » Xem Tiếp Tập 44
  » Xem Tiếp Tập 45
  » Xem Tiếp Tập 46
  » Xem Tiếp Tập 47
  » Xem Tiếp Tập 48
  » Xem Tiếp Tập 49
  » Xem Tiếp Tập 50
 
Những Truyện Dài Khác