Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Tuyết Bỏng Tác Giả: Yuri Vassilievitch Bondarep    
    Trong giây phút đó Bét-xô-nốp cố gắng hiểu cho thật cặn kẽ ý nghĩa những lời nói của Tổng tư lệnh tối cao về tù binh, ông gạt bỏ, không chấp nhận tất cả những cái gì có thể gieo rắc bóng đen lên số phận con trai ông, ông không tin vào sự yếu đuối, sự nhát gan của anh. Không thấy có tên Vích-to trong danh sách mười sáu nghìn người thoát khỏi vòng vây. Đồng thời kinh nghiệm của Bét-xô-nốp phủ nhận lối nhìn ngây thơ, toàn một màu hồng, sự đinh ninh thiếu căn cứ cho rằng đối với con trai ông mọi việc đều trơn tru. Vẫn như trước đây, ông nghĩ rằng trong những hoàn cảnh đó Vích-to khó mà tránh không bị bắt làm tù binh, giống như những người khác khi lâm vào tình huống bi đát đó nhưng cho dù điều đó đau đớn đến thế nào đi nữa, Bét-xô-nốp ngày càng quả quyết rằng con trai ông đã chết trong những ngày tập đoàn quân xung kích số Hai mưu toan đánh phá. Điều đó gần với sự thật hơn.
    Nhưng Bét-xô-nốp không thể biết được nguyên do dẫn tới cuộc trò chuyện này, cái gì thúc đẩy Xta-lin tò mò chú ý tới tướng Vla-xốp.
    Trong cuộc chiến tranh nào chả xảy ra những sự phản bội, hèn nhát, sự phản trắc của cả một đạo quân, việc trao tài liệu mật cho quân thù. Sự phản bội của Vla-xốp vào tháng Sáu năm bốn mốt không phải là sự phản bội của cả đạo quân đã chiến đấu đến người cuối cùng ở gần làng Xpa-xcai-a Pô-li-xtơ. Tàn quân của các sư đoàn đã chiến đấu thoát khỏi vòng vây. Sự phản bội của Vla-xốp là sự phản bội hèn nhát của một tên tướng ban đêm đã bí mật rời bỏ bộ tham mưu của mình và đi tới làng Pi-at-nít-xa đã bị bọn Đức chiếm rồi nói lên những lời khiếp sự và sỉ nhục: “Các anh đừng bắn, tôi là tướng Vla-xốp đây”. Hắn đã cứu cái mạng hắn mà từ giờ phút đó đã chết rồi bởi vì bất kỳ sự phản bội nào cũng đều là cái chết vì tinh thần. Nhưng sự phản bội của Vla-xốp và thất bại của một tập đoàn quân trên một hướng không phải là chính yếu cố nhiên đã không thể làm thay đổi tình hình trên toàn bộ mặt trận Xô-Đức. Trong lúc nguy cơ nghiêm trọng nhất là ở phía Nam và Tổng tư lệnh tối cao lúc ấy đang bận tâm vào các mặt trận ở phía Nam, nơi quân Đức chuẩn bị giáng đòn chủ yếu, không muốn tập trung chú ý vào các biến cố ở Vôn-khốp. Nhưng trong những ngày ba phương diện quân đạt được thành tích lớn ban đầu ở Xta-lin, trong những ngày phản công tháng Mười một của chúng ta thì họ tên của tên tướng Vla-xốp lại thấp thoáng hiện lên trong các bản tin tình báo, điều ấy khiến cơn phẫn nộ trước đây lại bừng bừng lên trong người Xta-lin, đồng thời Người luôn luôn hình dung xem giờ đây, khi ngồi ở hậu phương của bọn Đức, liệu tên Vla-xốp cảm thấy thế nào lúc nghe tin chiến thắng của Hồng quân. Khi nghĩ về quá khứ theo các hồi tưởng ám ảnh mình, Xta-lin chờ đợi Bét-xô-nốp, người đã từng có lúc biết rõ kẻ nguyên là tư lệnh tập đoàn quân xung kích số Hai do cùng học với nhau ở Viện hàn lâm, một vị tướng đứng tuổi đã cống hiến nhiều năm trong quân đội, xác định cái gì nổi bật trong bụng dạ tên phản bội, những gốc rễ sâu xa từ những năm trước khả dĩ giải thích được hành động hiện tại của Vla-xốp. Và Xta-lin muốn biết chính xác về điều đó.
    Sau khi nghe Bét-xô-nốp trả lời, theo thói quen đã luyện được nhiều năm, Xta-lin không trực tiếp để lộ sự không hài lòng của mình; với vẻ uể oải chậm rãi Người đi bách bộ dọc con đường trải thảm từ đầu phòng đến cuối phòng và từ chỗ đó Người nói bằng một giọng rất khó nghe rõ:
    -Một hành động có tính chất chính trị? Đúng, đó là chính trị… Đồng chí Bét-xô-nốp này, người ta nói rằng đôi khi đồng chí phát biểu quan điểm riêng… của mình về nhiều biến cố khác nhau. Về những tù binh đó chẳng hạn. Dư luận về đồng chí có phù hợp với thực tế không?
    Đang chờ nói chuyện tiếp về Vla-xốp, Bét-xô-nốp không dè câu hỏi này và ông hơi chuyển dịch cẳng chân đến tê dại trên tấm thảm, ông bỗng cảm thấy như có một làn gió thoảng thốc vào ngực và có cảm giác về một trạng thái khác thường đối với mình, mình sắp bị ngã lăn từ trên một bờ dốc cao dựng đứng xuống, như thể đã có ý thức chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận cái kết cục khốc liệt đó, ông chật vật thốt lên:
    -Thưa đồng chí Xta-lin, có lẽ người ta còn nói cả những điều không hay về tôi nữa. Tôi biết có dư luận cho rằng tôi xấu tính. Và tôi chắc đã có những lời phàn nàn về tôi.
    Xta-lin mở mí mắt nặng trĩu, ngạc nhiên chăm chú nhìn rồi lại khép ngay mi mắt xuống.
    -Tại sao đồng chí không trả lời thẳng vào câu hỏi?-Xta-lin hỏi và bất chợt cười không thành tiếng và dùng ngón tay cái vuốt vuốt cái tẩu kẹp trong tay, vai khẽ động đậy, rồi lại bước tới bàn viết ở cuối phòng làm việc.-Đồng chí Bét-xô-nốp, là một người cộng sản, đồng chí háy trả lời tôi như một người cộng sản. Bao giờ đồng chí cũng có quan điểm riêng của mình về các biến cố khác nhau phải không?
    -Tôi cố gắng như thế, thưa đồng chí Xta-lin. Nhưng không phải bao giờ tôi cũng bảo vệ được quan điểm đó đến cùng.
    Xta-lin nheo mắt, nhìn ra ngoài bàn viết. Từ lâu đã quen với việc mọi người xung quanh tán thành ý kiến của mình, không bàn luận, xem ý kiến đó như là chuẩn mực, đôi khi Người cho phép một số rất ít người thân cận được bày tỏ ý kiến riêng biệt của họ và câu trả lời của Bét-xô-nốp gợi cho Người nhớ tới một trong những đại diện của Đại bản doanh, con người đôi khi vừa như chọc tức Người đồng thời lại cần thiết khi giải quyết các vấn đề tác chiến vì người đó vốn cương trực, không sợ hãi. Nhưng sự sáng suốt giàu kinh nghiệm khiến mọi người ngạc nhiên xem đó như là sự đánh giá tình hình một cách chắc chắn và chính xác đã khiến Xta-lin tin chắc rằng các phán đoán của mình không sai lầm và Người nêu những phán đoán đó lên không do dự.
    -Tôi hiểu, đồng chí Bét-xô-nốp… Ý kiến của đồng chí hình như có liên quan tới số phận của một vài người chỉ huy quân sự mà chúng ta đã trừng phạt?
    -Đó chỉ là quan điểm của tôi, thưa đồng chí Xta-lin-Bét-xô-nốp đáp, như thể ông nhích lại gần hơn làn gió lạnh đang thổi vào mặt, vào chân ông; và sau khi trả lời như thế, sau khi hiểu rằng Xta-lin buộc ông phải nói tới điều ông không định nói, ông nói thêm với thái độ bình tĩnh khiến chính ông cũng ngạc nhiên:
    -Quan điểm này của tôi hình thành vì tôi phải cộng tác cùng với vài vị chỉ huy quân sự về sau đã trở thành nạn nhân của sự vu khống. Tôi tin chắc rằng, thưa đồng chí Xta-lin…
    Xta-lin đặt chiếc tẩu xuống và gạt nó ra xa trên mặt bàn như gạt một vật xa lạ, cản trở Người rồi Người nói một cách lãnh đạm:
    -Tôi biết rõ những hoài nghi kiểu đó. Đấu tranh là một việc gay go. Nhưng nhiều kẻ trong số những người hồi đó bị ta nghi ngờ đã có lòng dạ kiểu Vla-xốp. Những lệch lạc và sai lầm đã được sửa chữa từ lâu. Rô-cốt-xốp-xki và Tôn-bu-khin đã chiến đấu thắng lợi ở Xta-lin.
    “Thế còn những người khác?”-Bét-xô-nốp nghĩ.
    -… Nhưng nếu như tên Vla-xốp điên rồ đó tỉnh ra, đoạn tuyệt với bọn Đức, chúng ta cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn!…
    Cuộc trò chuyện này hình như gợi cho Xta-lin nhớ lại những chuyện khó chịu, bực mình và sau khi húng hắng ho, Người lại nhẹ nhàng, không một tiếng động đi đến bên bản đồ, xem xét hồi lâu những chỉ dẫn chi tiết về tình hình bố trí sáng nay của ba phương diện quân và bây giờ, do muốn chuyển hướng suy nghĩ, Người nghĩ tới thắng lợi của ba phương diện quân này ở Xta-lin-grát và Người nói sau khi xua tay:
    -Nhân tiện nói tới những chuyện đó thôi! Còn về con trai đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp, chúng ta sẽ không ghi tên anh ta vào danh sách tù binh mà sẽ coi như nó mất tích. Rồi đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn. Và rồi chúng tôi sẽ thông báo cho đồng chí biết. Con trai cả của tôi là I-a-cốp cũng mất tích vào hồi đầu chiến tranh. Như thế chúng ta đều lâm vào một cảnh ngộ như nhau, đồng chí Bét-xô-nốp ạ.
    Xta-lin còn toan nói thêm điều gì đó về người con trai cả của mình, nhưng Người trùng trình, xê dịch kính lúp trên bản đồ và thốt lên những điều khác hẳn:
    -Đồng chí hãy đưa tập đoàn quân của mình vào hoạt động không trì hoãn. Tôi chúc đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp, trong biên chế chung với phương diện quân của Rô-cốt-xốp-xki, bao vây thắng lợi và tiêu diệt đạo quân của Pao-luýt-xơ. Sau những hoạt động tích cực của quân đoàn đồng chí ở cửa ngõ Mát-xcơ-va, tôi tin tưởng ở đồng chí, đồng chí Bét-xô-nốp. Tôi vẫn nhớ chuyện đó.
    -Tôi sẽ không tiếc sức, thưa đồng chí Xta-lin. Đồng chí cho phép đi?
    -Chính là đồng chí phải dè xẻn sức lực. Tôi không nghĩ rằng đồng chí là một lực sĩ.-Xta-lin dang rộng hai cánh tay ngang với khổ người của Bét-xô-nốp, đồng thời Người bất chợt mỉm cười, chòm ria mép rung rinh và trong giây phút đó-Bét-xô-nốp cảm thấy điều đó-vẻ lạnh lùng cứng nhắc tan biến trong đôi mắt của Người, khuôn mặt lấm tấm rỗ hoa của Người trở nên hiền dịu, thân mật, đôn hậu như Bét-xô-nốp quen nhìn thấy trong các bức chân dung.-Đồng chí gầy quá, đồng chí Bét-xô-nốp ạ. Đó là do đồng chí có cái chính kiến của mình phải không?… Vết thương không bị loét chứ? Chắc là đồng chí kém ăn. Và rồi đồng chí sẽ nuôi quân kém. Mà không được phép làm như thế dù rằng việc tiếp tế ở Xta-lin-grát không được khá cho lắm.
    -Tôi vừa ở viện quân y ra, thưa đồng chí Xta-lin. Nhưng tôi vốn là tạng người gầy gò,-Bét-xô-nốp đáp, ông trông thấy nụ cười của Xta-lin-grát dường như khuyên ông quên hết tất cả những gì không liên quan đến công việc trong cuộc chuyện trò này.
    Ba giờ sau máy bay liên lạc cất cánh từ sân bay quân sự đưa ông tới vùng Xta-lin-grát. Nhưng ngay lúc đã ngồi trên máy bay ông cũng vẫn không thể phân tích tường tận ấn tượng phức tạp về cuộc nói chuyện bốn mươi phút với Tổng tư lệnh tối cao.
    Ba ngày sau khi Bét-xô-nốp đến nhiệm sở, nơi triển khai của tập đoàn quân, tình hình ở vùng Tây Nam Xta-lin-grát đã thay đổi hoàn toàn.
    Từ ngày 24 đến ngày 29 tháng Mười một, phương diện quân sông Đông và phương diện quân Xta-lin-grát phối hợp tổ chức tiến công liên tục vào đạo quân Đức đông đảo bị siết chặt trong vòng vây và kháng cự kịch liệt, có những lúc chuyển sang phản công trên một số khu vực nhất định. Nhưng vào những ngày đầu tháp Chạp, các khu vực do các đạo quân bao vây chiếm giữ đã thu hẹp lại một nửa, chiều dài từ Tây sang Đông không quá tám mươi-chín mươi ki-lô-mét và từ Bắc xuống Nam không quá ba mươi-bốn mươi ki-lô-mét. Tư lệnh tập đoàn quân dã chiến số 6, thượng tướng Pao-luýt-xơ đã gửi điện vô tuyến khẩn về đại bản doanh của Hít-le xin phép được đánh phá vây với điều kiện hội quân ở phía Tây Nam và tin vào sự đồng ý của Hít-le, hắn đã ra lệnh cho tập đoàn quân của mình cũng như cho tập đoàn quân xe tăng số 4 phối thuộc chuẩn bị để rút từ phía sông Vôn-ga về hướng Rô-xtốp. Trong vòng mấy ngày, hai tập đoàn quân này vội vã đốt bỏ tất cả những gì không thể sử dụng được khi đánh phá vây-trang bị dự trữ về mùa hè của sĩ quan, những xe kéo, những ô tô bị bỏ lại bì thiếu nhiên liệu-phá hủy các kho tàng chứa những tài sản làm cho quân đội thêm cồng kềnh, thiêu hủy những giấy tờ về công tác tham mưu.
    Thông qua những phái viên do đích thân hắn cử đi, Hít-le am hiểu cặn kẽ tình hình quân đội ở đây, hắn dao động, do dự nhưng tin vào lời hứa của Gơ-rinh là sẽ lập cầu hàng không để tiếp tế cho Xta-lin mỗi ngày tới năm trăm tấn hàng, hắn đã gửi điện vô tuyến trả lời Pao-luýt-xơ ra lệnh không được rời bỏ Xta-lin-grát, giữ vững lối phòng ngự vòng tròn, đánh cho đến tên lính cuối cùng. Tiếp đó là một mệnh lệnh gửi tới bộ tham mưu của tập đoàn quân dã chiến số 6 nói về một chiến dịch với tên gọi bí mật là “Cơn dông mùa đông”, về việc chuẩn bị đánh giải vây, nghĩa là tập đoàn quân “Sông Đông” của chuẩn thống chế Man-sten sẽ đánh giải vây từ phía Cô-ten-ni-cô-vô và Toóc-mê-xin để ứng cứu đạo quân bị bao vây của Pao-luýt-xơ. Phối thuộc với tập đoàn quân của Man-sten giờ đây còn có tất cả các đơn vị đóng từ phía Nam trung lưu sông Đông tới các thảo nguyên ở A-xtơ-ra-khan, nghĩa là tới ba chục sư đoàn kể cả một sư đoàn cơ giới và sáu sư đoàn xe tăng được ném từ Đức, Pháp, Ba Lan và các khu vực khác của mặt trận tới.
    Quyết định giữ cho được Xta-lin-grát bằng bất kỳ giá nào đó của Hít-le đồng thời còn nhằm một mục đích chiến lược là bảo đảm cho đạo quân Đức ở phía Bắc Cáp-ca-dơ đang bị đe dọa đánh vu hồi rút về phía Rô-xtốp.
    Ngày 11 tháng Chạp, sau khi bàn bạc một lần nữa về tình hình ở vùng Xta-lin-grát, Hít-le đã hạ lệnh cho Man-sten đánh giải vây.
    Rạng sáng ngày 12 tháng Chạp, sau khi đã tạo ra một ưu thế số lượng là ba chọi một trên một dải đất hẹp dọc tuyến đường sắt Ti-khô-rê-xcơ-Cô-ten-ni-cô-vô-Xta-lin-grát, tư lệnh đạo quân xung kích đánh giải vây, thượng tướng Gôt dùng hai sư đoàn xe tăng với sự yểm trợ dày đặc của không quân giáng một đòn vào chỗ tiếp giáp giữa hai tập đoàn quân của phương diện quân Xta-lin-grát. Xe tăng của chúng đã chọc thủng vòng vây và tới ngày 15 tháng Chạp đã tới bờ sông Ác-xai và sau khi cường tập dòng sông này, trong ba ngày tiến công liên tục chúng đã tiến được bốn mươi ki-lô-mét về hướng Xta-lin-grát. Tình báo của ta đã bắt được những bức điện vô tuyến không viết bằng mật mã của Gôt gửi cho bộ tham mưu của Pao-luýt-xơ: “Hãy giữ vững. Sắp được giải thoát rồi. Chúng tôi sẽ tới!”.
    Tình hình ở phía Tây Nam trở nên cực kỳ phức tạp. Bị yếu sức đi do những trận đánh phòng ngự và tiến công trước đây, quân đội ta bị thương vong, khi rút lui đã ngoan cường bám giữ ác liệt từng điểm cao. Tất cả lực lượng dự trữ đã được đưa tới hướng chính, tuy nhiên điều đó cũng không thể thay đổi được tình hình một cách cơ bản đạo quân của thượng tướng Gôt được tăng cường them sư đoàn xe tăng số 17, tiếp tục tiến nhanh về phía Xta-lin-grát, về phía tập đoàn quân số 6 của Pao-luýt-xơ bị bao vây và đang từng giờ từng phút chờ đợi hiệu lệnh đánh phá vây để tiến ra hội quân với các sư đoàn xe tăng đến giải vây cho nó.
    Khi tập đoàn quân vừa mới thành lập của Bét-xô-nốp vừa đổ xuống phía Tây Bắc Xta-lin-grát thì tin tức dồn dập đưa tới nói tỉ mỉ về việc quân Đức đã bắt đầu phản công trên hướng Cô-ten-ni-cô-vô, về những trận đánh đẫm máu trên bờ sông Ác-xai.
    Cùng với tham mưu trưởng tập đoàn quân, thiếu tướng I-a-xen-cô, Bét-xô-nốp được triệu tập khẩn cấp tới dự cuộc họp Hội đồng quân sự phương diện quân, lúc ấy đại diện của Đại bản doanh cũng có mặt ở đây. Sau những báo cáo chi tiết của tư lệnh phương diện quân và các tư lệnh tập đoàn quân, ai cũng thấy rõ rằng không thể chối cãi được là số phận của phương diện quân Xta-lin-grát đang chịu đựng đòn tập kích chủ yếu, không đủ lực lượng để chống lại sức ép của Man-sten là kẻ có ưu thế về số lượng tại khu vực đột kích giải vây.
    Khi nghe báo cáo. Bét-xô-nốp im lặng và nghĩ rằng lúc này mà đưa tập đoàn quân của ông vào khu vực của phương diện quân sông Đông với nhiệm vụ đánh quỵ đạo quân của Pao-luýt-xơ bị siết chặt trong vòng vây thì sẽ là một hành động thiếu tính toán, một bước phiêu lưu trong lúc có nguy cơ đe dọa ở phía Nam. Và khi đại diện Đại bản doanh đề nghị với ông về việc rút tập đoàn quân được trang bị rất tốt của ông ra khỏi phương diện quân sông Đông và tập kết tại Tây Nam để chống lại đạo quân xung kích của Man-sten, ở đây số phận của chiến dịch sẽ được quyết định, ông đã sẵn sàng tán thành đề nghị đó trong thâm tâm, trùng trình một lát rồi trả lời rằng cho đến lúc này ông thấy không có giải pháp này khác.
    Nhưng sau khi trả lời như vậy, Bét-xô-nốp lập tức yêu cầu tăng cường cho tập đoàn quân còn chưa được thử lửa, chưa kinh qua chiến đấu của mình một quân đoàn xe tăng hoặc cơ giới. Thiếu tướng I-a-xen-cô thận trọng nhìn ông và Bét-xô-nốp nhận xét rằng tham mưu trưởng-mà ông còn ít hiểu biết-quá ư lo lắng trước nhiệm vụ mới mà tập đoàn quân phải đảm nhiệm, cái nhiệm vụ mà vị tư lệnh mới tới đã nhận một cách dễ dàng, dường như không thắc mắc gì.
    “Biết làm sao được, anh ấy cũng có cái lý của anh ấy”,-Bét-xô-nốp nghĩ.
    Đại diện Đại bản doanh trả lời rằng ông sẽ gọi điện ngay cho Xta-lin và hy vọng rằng đề nghị của Hội đồng quân sự về việc rút tập đoàn quân của Bét-xô-nốp ra khỏi phương diện quân sông Đông và chuyển nó tới khu vực Cô-ten-ni-cô-vô đang nguy kịch nhằm chặn đứng và đánh tan đạo quân của Man-sten đang trên đường tiến về phía Xta-lin-grát, sẽ được chấp nhận.
    Nghe thấy tiếng “đánh tan” giục giã Bét-xô-nốp nghĩ rằng ở giai đoạn đầu, thậm chí làm được việc “chặn đứng” quân địch cũng đã có nghĩa là thắng lợi rồi.
    Đại bản doanh đã tán thành ngay đề nghị đó và tập đoàn quân của Bét-xô-nốp hành quân cấp tốc, không dừng, không nghỉ từ phía Bắc xuống phía Nam, tới bờ sông Mư-scô-va-cái ranh giới tự nhiên cuối cùng, bên kia sông là những thảo nguyên phẳng lì chạy dài tới tận Xta-lin-grát mở rộng trước xe tăng của bọn Đức.

Xem Tiếp Chương 18Xem Tiếp Chương 79 (Kết Thúc)

Tuyết Bỏng
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Đang Xem Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
  » Xem Tiếp Tập 35
  » Xem Tiếp Tập 36
  » Xem Tiếp Tập 37
  » Xem Tiếp Tập 38
  » Xem Tiếp Tập 39
  » Xem Tiếp Tập 40
  » Xem Tiếp Tập 41
  » Xem Tiếp Tập 42
  » Xem Tiếp Tập 43
  » Xem Tiếp Tập 44
  » Xem Tiếp Tập 45
  » Xem Tiếp Tập 46
  » Xem Tiếp Tập 47
  » Xem Tiếp Tập 48
  » Xem Tiếp Tập 49
  » Xem Tiếp Tập 50
  » Xem Tiếp Tập 51
  » Xem Tiếp Tập 52
  » Xem Tiếp Tập 53
  » Xem Tiếp Tập 54
  » Xem Tiếp Tập 55
  » Xem Tiếp Tập 56
  » Xem Tiếp Tập 57
  » Xem Tiếp Tập 58
  » Xem Tiếp Tập 59
  » Xem Tiếp Tập 60
  » Xem Tiếp Tập 61
  » Xem Tiếp Tập 62
  » Xem Tiếp Tập 63
  » Xem Tiếp Tập 64
  » Xem Tiếp Tập 65
  » Xem Tiếp Tập 66
  » Xem Tiếp Tập 67
  » Xem Tiếp Tập 68
  » Xem Tiếp Tập 69
  » Xem Tiếp Tập 70
  » Xem Tiếp Tập 71
  » Xem Tiếp Tập 72
  » Xem Tiếp Tập 73
  » Xem Tiếp Tập 74
  » Xem Tiếp Tập 75
  » Xem Tiếp Tập 76
  » Xem Tiếp Tập 77
  » Xem Tiếp Tập 78
  » Xem Tiếp Tập 79
 
Những Truyện Dài Khác