Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Bỉ Vỏ Tác Giả: Nguyên Hồng    
    Tám Bính về tỉnh Nam Định đây đã được hai tuần lễ. Trong hai tuần lễ ấy không ngày nào Bính không buồn rầu lo nghĩ. Tình thương yêu Năm Sài Gòn vẫn bao trùm tâm trí Bính và cái không khí mát mẻ êm dịu của những chiều thu sáng tươi càng làm cho Bính, trước nhiều sự vui sướng của người đời, càng thấy thấm thía vì sự cô độc của Năm.
    Bính ngồi trên bờ đê, trông dòng sông Nam Định nao nao chảy khác hẳn quãng sông từ Đầu cầu xe hỏa đến Sáu kho ngoài Hải Phòng, lúc nào cũng li bì vẩn đục. Xa xa bên kia sông, mấy nóc nhà tranh xam xám nổi lên giữa lớp tre xanh đặc phút chốc gợi sống lại trong lòng Bính bao nhiêu hình ảnh khi xưa ở quê hương Bính lại dơm dớm nước mắt. Bính lại thấy hiện ra nào cha mẹ nàng hớn hở, nào thằng Cun gầy võ vàng nào đứa con khốn nạn lủi thủi bên một người mẹ bà và nó không biết còn sống hay chết.
    Bỗng một câu hỏi vẳng lên trong thâm tâm Bính.
    - "Vậy Bính nhất định không về quê và cũng không trở lại với Năm ư!"
    Bính thần mặt ra rồi mím môi lắc đầu: "Không! nhất định không!".
    Đã nửa tháng nay, Bính lại trở về với cuộc sinh hoạt của những người gồng thuê gánh mướn. Trước mắt Bính, cái cảnh đời tay làm hàm nhai, dù vất vả lam lũ, lại sáng lên, rực rỡ một cách khác thường.
    Chợt một làn gió rào qua mặt sông, đem theo hương thơm man mát của cả một vườn hoa huệ đâu đâỵ Cái hương thơm khiến Bính bâng khuâng, ngẩn ngơ, nhớ lại buổi chiều vừa quạ
    Dưới chân một bàn thờ bày trên bệ gạch xây sâu vào bức tường dày, Bính quỳ gối trước ánh đèn lưu li xanh biếc nhòa với ánh nắng gần tàn lọc qua lần cửa kính tím phớt. Bính thì thầm đọc bản kinh "ăn năn tội" mà ông cố đạo già dặn Bính phải đem hết tâm trí mà suy ngắm. Sau bản kinh sám hối, Bính đọc đến kinh: "Lạy Nữ vương" - người đàn bà mà Bính thấy đáng kính, đáng trọng hơn ai, bao nhiêu câu ca tụng sau đây cũng không đủ tả những tốt lành của người:
    ... "Mẹ nhân lành làm cho chúng tôi được sống, được vui ... Chúng tôi ở nơi khóc lóc, than thở kêu khẩn bà thương ... Hỡi ơi! Bà là chúa bầu chúng tôi, xin ghé mắt thương xem chúng tôi đến sau khỏi đây ...
    "Ôi! Khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh ..."
    Bấy giờ chẳng những Bính cảm động về nguyện ngắm, Bính lại còn tê mê vì lời răn bảo của ông cố đạo già ngọng nghịu khuyên Bính nhiều lắm, khiến Bính ứa nước mắt quả quyết hứa với ông rằng:
    - Lạy cha, con xin vâng lời cha, con xin ăn năn dốc lòng chừa mọi tội lỗi ...
    Bính vừa nói xong ông liền nhủ Bính:
    - Đấy con xem, bây giờ có phải phần hồn và phần xác con nhẹ hẳn đi không? Con không còn áy náy buồn phiền như trước kia con đầm đìa dơ dáy tội lỗi vì con đã mất sự sạch của linh hồn, con đã mất ơn Đức Chúa lờị Vậy con nên biết rằng, muốn được bình an trong đời, con phải giữ linh hồn cho trong sạch, con quý nó hơn phần xác con, con giữ nó cho trong sạch mãi mãi để đón rước sự thương giúp của Chúạ
    Nói đoạn ông giơ tay làm phép "giải tội" và chúc sự lành cho Bính, xong ông bảo Bính đọc năm chục kinh để đền tộị
    Trong bấy nhiêu lời ông cố đạo khuyên răn, Bính nhận thấy rất nhiều tiếng "trong sạch" "sạch sẽ". Vậy ý nghĩa cốt yếu của một đời tốt đẹp chỉ do sự trong sạch thôi ư?
    Bính lờ đờ trông lần nữa dòng sông tỏa sương và cảnh đồng ruộng bên kia xa, rồi chậm bước theo con đường gần sở Lục lộ về nhà trọ.
    Thốt nhiên những tiếng reo cười rú lên và hai cánh tay choàng lấy người Bính làm Bính giật mình ngoái cổ nhìn. Bính cũng kêu lên:
    - Chị Hai Liên!
    Hai Liên chăm chú nhìn Tám Bính từ đầu xuống chân:
    - Chị đương ở Phòng sao lại về đâỷ Anh Năm Sài Gòn bây giờ thế nàỏ
    Bính ngập ngừng đáp:
    - Em về có tý việc chị ạ.
    Hai Liên thấy nét mặt Bính sa sầm, liền nắm tay Bính ân cần hỏi:
    - Việc gì thế? Kìa sao chị buồn thế?
    Bính bần thần mặt ra một lúc rồi thở dài đáp:
    - Năm bỏ em rồi!
    - Sao lại bỏ chị ư! Chị dối em!
    - Thật đấy!
    Hai Liên liền kéo tay Bính vào hàng nước ở vệ đường. Bính ngồi xuống ghế xong, Hai Liên càng quấn quít:
    - Tại sao Năm Sài Gòn lại bỏ chị. Em thấy lúc nào Năm cũng chiều chuộng chị lắm cơ mà.
    Bính buồn rầu kể cho Hai Liên nghe, không biết có đứa nào bịa đặt ton hót với Năm rằng nàng phải lòng giai, lại nhân tối Năm thua bạc, Năm giận dữ, quẳng sống áo nhất định đuổi Bính đi và Năm cũng đi biệt theo, không biết đi đâụ
    Hai Liên ái ngại:
    - Tội nghiệp! Ai ngờ Năm Sài Gòn lại xử với chị tàn tệ như thế!
    - Vâng, em biết thế là người ta tuyệt đường nhân nghĩa với em nên em phải rầu lòng bỏ người tạ
    Hai Liên cười nhìn Bính:
    - Chị định bỏ hắn thật chứ?
    Tám Bính không đáp ngay, ứa nước mắt, yên lặng hồi lâu rồi nghẹn ngào:
    - Vâng!
    Hai Liên lắc đầu, lấy mùi xoa chùi hộ nước mắt vừa vuốt tóc mai Bính, an ủi:
    - Thôi chị ạ, người chồng này tệ bạc ta bỏ đi lấy người chồng khác tử tế, tội gì buồn bã cho ốm thân.
    Bính thở dàị Hai Liên nói tiếp:
    - Mà chị định đi đâủ Làm gì bây giờ?
    Tám Bính hồi hộp nghĩ đến tình cảnh sắp sửa dấn thân vàọ Bước chân ra khỏi nhà Năm, Bính chỉ có hai đồng ba bạc, thì đã tiêu mất ngót hai đồng. Vậy sau khi chi phí hết 4, 5 hào còn lại kia, Bính sẽ xoay giở ra saỏ Bán quần áo đi chăng? Không thể được! Thúng quần áo mới, vì khí khái Bính không thèm lấỵ Nhân thân nhất thiết, Bính chỉ còn hai bộ rung rúc để thay đổị Vả lại đi lơ vơ thế này mà lại bán quần áo cũ ai người dám muả Luôn mười hôm Bính đã xin đi đội than, gánh gạch và đẩy xe cát ở mấy sở nọ thì chỉ được làm buổi đực buổi cáị Còn muốn đi làm ở những nhà máy Rượu, máy Sợi thì phải có hàng bạc trăm lễ cho đốc công. Nhưng cứ như cảnh công việc khó khăn bây giờ thì không thể trông mong xin đi làm ở đâu được. Hay "làm tiền"? Bính rùng mình bảo Hai Liên:
    - Cơ mầu này em đành buôn tấm mía múi bòng lần hồi cho qua ngày thôi chị ạ!
    - Ai lại làm thế, vất vả bệ rạc quá! Lãi lời phỏng là baỏ Và ở đây bọn vé chợ và đội xếp nó soát, nó phạt nặng lắm không bán được đâu!
    Chợt nhớ ra bữa cơm chiều, Hai Liên đứng dậy nắm tay Bính nói:
    - Thôi chị ạ, đừng về nhà trọ nữa, lên xe lại đằng em kẻo tối rồi ...
    Bính ngần ngạị Hai Liên nói luôn:
    - Em chưa ăn cơm, vậy chị lại nhà em ăn một thể cho vuị
    Bính còn dùng dằng, Hai Liên đã gọi xe, dìu Bính lên, đoạn bảo anh xe kéo vào sở Mật thám.
    Bính giật mình, ngước mắt lên vội hỏi Hai Liên.
    - Kìa sao lại vào sở Mật thám?
    Giọng Bính hơi run run và nét mặt biến sắc khiến Hai Liên phì cười:
    - Khỉ ạ! Làm như người ta dẫn mình cho mật thám bắt không bằng. à cũng tại em quên không nói cho chị biết em đã có chồng mà chồng em là "cớm" nên em có nhà ở sở Mật thám chị nhỉ?
    Bính thẹn:
    - Em nào dám ngờ chị! Chị lấy người ấy bao lâủ
    - Từ sau cái ngày chị em ta ăn chả nem ở Xuân lại ấy mà.
    - Một năm rồi cơ?
    - Phảị
    - Có cháu nào chưả à quên! Xin lỗi chị.
    Dứt lời hai người cùng nhìn nhau, cùng chua với xót nhớ tới cái thời kỳ nhục nhã, lúc nắm tay nhau than thở trong một gian buồng chật hẹp tối mờ. Hai Liên chép miệng bảo Tám Bính:
    - Đấy chị xem có chồng mà không có con thì khổ không? Vì thế em ăn sung mặc sướng đến đâu vẫn tưởng khổ sở quá người ăn mày chị ạ, vì dù họ cùng đói khát chừng nào nữa song có đứa con để ôm ấp vỗ về cũng khuây khỏa sung sướng.
    - Thôi số kiếp ông trên đầu định thế, mình đành chịu vậy! Mỗi người một dịp cầu lận đận, đời này hồ dễ mấy ai sung sướng vẹn toàn?
    Rồi Bính thuật cho Liên nghe Bính đã thuốc thang rất tốn kém nhưng đến ngày Năm Sài Gòn bị tù, Bính lại ốm và bụng mang dạ chửa, đến kỳ sinh nở thì con chưa ra khỏi bụng mẹ đã chết. Kể đoạn Bính cúi mặt xuống, chớp chớp mắt:
    - Như thế thà đừng sinh nở lại hóa haỵ Cứ cái nông nỗi mẹ nhìn con, con không biết nhìn mẹ, hoặc mẹ con chia rẽ thì còn đau đớn hơn.
    Xe dừng lại, cả hai bước xuống, qua một dẫy nhà nhỏ đến gian nhà rộng cách dãy kia bằng cái sân vuông giồng bắp cải và raụ
    Hai Liên đẩy cửa vào trước, kéo ghế bảo Tám Bính ngồị Thấy khách lạ vào, người vú già liền vặn to ngọn đền cầy trên mặt tủ chè, nhấc đặt xuống bàn.
    Gian nhà đương mờ mờ sáng rực lên với bao nhiêu đồ đạc. Giữa nhà kê một chiếc bàn tròn có bốn chiếc ghế mây chung quanh. Sau bàn, một tủ chè bằng gỗ gụ đánh bóng lộn. Trong tủ lấp lánh một hàng chai rượu mùi, hai bộ ấm chén Nhật Bản và mấy chồng bát đĩa cổ. Đối diện bộ phản mà vú già bày mâm cơm, một cái giường tây gỗ lát giải đệm và buông màn. Phía tay trái, ở chính giữa kê một chiếc tủ đứng, hai cái giá gỗ bày hai chậu đinh lăng kèm hai bên. Trên mặt tường mấy khung tranh ảnh treo không có hàng lối, những cách treo tự nhiên ấy trước mắt Bính lạ và đẹp lắm.
    Cách bày biện trong gian nhà này tỏ ra chồng Hai Liên là một người đứng đắn khá giả, và hạnh phúc gia đình của Hai Liên có thể lâu dàị
    Bính mải trông quên cả ăn, đờ người cầm bát không đưa lên miệng và. Thấy thế Hai Liên giằng lấy bát xới cơm, giục Bính gắp thức ăn, Bính đón lấy bát cười bảo Hai Liên:
    - Chị yên trí lắm rồi nhỉ?
    Hai Liên đưa mắt cho Bính:
    - Thôi đị
    Bính cười nói luôn:
    - Thật đấy mà!
    Hai Liên càng dịu nhời:
    - Vậy thì chị ở với em cho vui đừng đi đâu nhé!
    - Nhưng còn anh ấy thì saỏ
    Hai Liên hơi vênh mặt:
    - Cái hạng này đối với người ngoài nhất là cánh chạy thấy thì có vẻ hắc lắm, thế mà đối với vợ thì lại một phép, vậy chị nói đến làm gì. Ngay khi tôi mới về tôi bảo sao nghe vậy, đố dám trái lời, mà đây chỉ là làm lẽ thôi đấy!
    Tám Bính lườm Hai Liên:
    - Gớm! Chị chỉ được cái đáo để thôi!
    - Còn phải bàn!
    Chợt có tiếng người ở gian bên nói vọng sang:
    - Này bà, ông ấy nhắn tôi dặn bà tối nay cứ ngủ kỹ một mình, ông ấy đến "tua" "gác nhà giấy" đấỵ
    Hai Liên đầy một miệng cơm, lúng búng trả lời:
    - Vâng! Cám ơn ông, và ông làm ơn cho tôi nhắn lại, tôi nay tôi ngủ hai mình kia nhé.
    - Kìa, sao lại hai mình! Bà hay pha quá!
    Hai Liên cười đáp:
    - Thì tôi dặn ông sao, ông cứ nói thế mà.
    Dứt lời, Hai bấm Tám Bính, ghé vào tai Bính nói thầm:
    - Thằng cha này có vợ nhưng vợ ở tận Hà Đông, ít khi xuống chơi, nó lẳng giai lắm mà "sộp kê"(1) lắm, lại đi dạo nữa đấỵ
    Bính ẩy Hai Liên một cái:
    - Em chả thiết đâu!
    Hai Liên cười phá lên, cố ý cho người bên kia nghe thấy:
    - Mấy ai đã cõng được ngay ai mà vội chối đây đẩy nào!
    Tám Bính vội bưng lấy miệng Hai Liên xuýt xoa:
    - Thôi! Tôi đi ngay bây giờ đâỵ
    Cơm nước xong, Hai Liên mở tủ đứng lấy một cặp áo nhiễu tây màu và chiếc quần lĩnh, đến bên Tám Bính nói:
    - Đây chị mặc thử xem có vừa không. Cặp áo cà phê sữa và mỡ gà này em mới may để đi hội đấỵ Vừa thì phải, vì chị cũng mảnh dẻ như em.
    Bính ngượng nghịụ Hai Liên một mực ép Bính phải mặc ướm! Bính ngần ngại đón lấỵ Bính vận đến đâu khít đến đấy, Hai Liên thấy thế cười bảo:
    - Khéo quá! Và này gương, lược, phấn sáp kia, chị tha hồ trang điểm, mau chóng lên để đi xem hát kẻo tám giờ rồị
    Phần thẹn, phần cảm động vì lòng tử tế thành thực của Hai Liên, nên sau khi rửa mặt, má Bính đỏ ửng lên. Hai Liên tấm tắc khen:
    - Quái! Chị bao giờ cũng trẻ đẹp như bao giờ, mà em thì một ngày một già, một xấu đị
    Bính không đáp; ngao ngán cúi đầu nhìn đôi dép Nhật Bản, tê tái với những ý nghĩ xót xa cho sự đẹp đẽ, xinh tươi từ trước đến giờ đã chẳng làm cho mình sung sướng, lại còn gây nên bao nhiêu bước long đong.
    
- o O o -

    1. Sộp kê: nhiều tiền
    

Xem Tiếp Chương 17Xem Tiếp Chương 26 (Kết Thúc)

Bỉ Vỏ
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Đang Xem Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ