Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Một Người - Một Đời Tác Giả: Lê Mỹ Hân    
    Đêm đã về khuya, mọi thứ đều tĩnh lặng. Tôi vẫn nằm im mắt thao láo nhìn lên trần nhà. Bao nhiêu kỷ niệm về quãng đời tuổi trẻ, về mối tình đầu êm dịu và pha thêm chút đắng cay làm tôi cảm thấy buồn, một nỗi buồn khó diễn tả bằng lời. Phần cô Năm, tôi còn được gặp cô thêm một lần nữa sau ngày mẹ mất, lúc đó cô mới bảo rằng cô đoán trước được gia đình tôi sẽ gặp đại tang, cô muốn tôi về nhà liền mà không giải thích sợ làm tôi hoang mang. Từ đó về sau, tôi không còn gặp lại cô một lần nào nữa. Cách đây cả chục năm, cô ghé lại Mộc Châu thăm chị Mỹ Vân, có gửi lại nhà chị tôi một cái rương, và bảo rằng sẽ quay lại lấy trong vài ngày nữa. Chị Vân tôi đút cái rương đó dưới gầm giường, chờ hoài mà cô Năm thì biệt tích. Có lần chị lên tận trên Thuận Châu tìm cô nhưng cô đã dọn nhà đi đâu. Chờ mãi không thấy cô quay về nhận lại cái rương cũ, sau gần mười năm, chị Vân lôi cái rương ra cậy khoá, mở tung, trong đó chỉ có vài quyển vở cũ và một ít quần áo, cộng thêm một cái sổ tiết kiệm còn khoảng ít tiền, không đáng kể. Chẳng biết bây giờ cô phiêu bạt nơi nào, còn sống hay đã mất?
    Tiếng ho khúng khắng của thằng con đã đưa tôi về thế giới hiện tại, tôi lọ mọ trong bóng đêm tìm cái điều khiển tự động từ xa (remote control) để giảm bớt độ lạnh của máy điều hoà, tôi kéo mền đắp lên cho con, thằng nhỏ vẫn ngủ mê mệt, hơi thở đều đều và thỉnh thoảng cất tiếng ngáy khò khò. Tôi lại nghĩ đến con, thằng bé đang độ tuổi chập chững vào đời, tâm, sinh lý thay đổi một cách đột ngột, lì lợm, khó bảo, không giống như thời còn trẻ thơ, hơi một tí là lý sự cả với mẹ. Hồi còn bé nhỏ, nói không nghe là tôi quật cho quắn đít, khóc la làng. Nay đã khác, tôi biết mình không còn dạy con theo cái kiểu bực lên là đánh đòn được nữa, phải nhẹ nhàng khuyên bảo cho con nghe. Tôi lấy chồng, ra nước ngoài sinh sống cũng là một sự hy sinh để mai này con tôi có tương lai, chẳng biết nó hiểu cho tôi không, hay lại nghĩ mẹ bỏ con lại để đi đi tìm hạnh phúc riêng... Những năm tháng sống xa con lòng tôi đau quặn, có người mẹ nào lại muốn phải xa con, hằng đêm, tôi vẫn khóc, những giọt nước mắt thấm đẫm cả gối nằm. Thỉnh thoảng trong những giấc ngủ chập chờn, tôi mơ gặp bố nó, và không biết vì lý do nào đó khiến tôi giật mình tỉnh giấc, ngơ ngác trong đêm, ngó xung quanh chỉ là một mầu tối đen như mực, đêm yên tĩnh đến lặng người, tôi thao thức cho đến sáng suy nghĩ miên man, chẳng biết có một lúc nào đấy, bố nó có còn nhớ đến nó, nhớ đến giọt máu của ông rơi rớt lại bên Việt Nam, và rồi nỗi tủi hờn cứ tuôn chào nơi khoé mắt.
    Tôi cố quên đi tất cả, cố nhắm mắt để ru giấc ngủ, tôi bắt đấu đếm từ 1 đến 100, 200, 1000, 2000...10.0000, 20.000...và rồi tôi thiếp đi lúc nào không biết nữa.
    Đêm đã về khuya, mọi thứ đều tĩnh lặng. Tôi vẫn nằm im mắt thao láo nhìn lên trần nhà. Bao nhiêu kỷ niệm về quãng đời tuổi trẻ, về mối tình đầu êm dịu và pha thêm chút đắng cay làm tôi cảm thấy buồn, một nỗi buồn khó diễn tả bằng lời. Phần cô Năm, tôi còn được gặp cô thêm một lần nữa sau ngày mẹ mất, lúc đó cô mới bảo rằng cô đoán trước được gia đình tôi sẽ gặp đại tang, cô muốn tôi về nhà liền mà không giải thích sợ làm tôi hoang mang. Từ đó về sau, tôi không còn gặp lại cô một lần nào nữa. Cách đây cả chục năm, cô ghé lại Mộc Châu thăm chị Mỹ Vân, có gửi lại nhà chị tôi một cái rương, và bảo rằng sẽ quay lại lấy trong vài ngày nữa. Chị Vân tôi đút cái rương đó dưới gầm giường, chờ hoài mà cô Năm thì biệt tích. Có lần chị lên tận trên Thuận Châu tìm cô nhưng cô đã dọn nhà đi đâu. Chờ mãi không thấy cô quay về nhận lại cái rương cũ, sau gần mười năm, chị Vân lôi cái rương ra cậy khoá, mở tung, trong đó chỉ có vài quyển vở cũ và một ít quần áo, cộng thêm một cái sổ tiết kiệm còn khoảng ít tiền, không đáng kể. Chẳng biết bây giờ cô phiêu bạt nơi nào, còn sống hay đã mất?
    Tiếng ho khúng khắng của thằng con đã đưa tôi về thế giới hiện tại, tôi lọ mọ trong bóng đêm tìm cái điều khiển tự động từ xa (remote control) để giảm bớt độ lạnh của máy điều hoà, tôi kéo mền đắp lên cho con, thằng nhỏ vẫn ngủ mê mệt, hơi thở đều đều và thỉnh thoảng cất tiếng ngáy khò khò. Tôi lại nghĩ đến con, thằng bé đang độ tuổi chập chững vào đời, tâm, sinh lý thay đổi một cách đột ngột, lì lợm, khó bảo, không giống như thời còn trẻ thơ, hơi một tí là lý sự cả với mẹ. Hồi còn bé nhỏ, nói không nghe là tôi quật cho quắn đít, khóc la làng. Nay đã khác, tôi biết mình không còn dạy con theo cái kiểu bực lên là đánh đòn được nữa, phải nhẹ nhàng khuyên bảo cho con nghe. Tôi lấy chồng, ra nước ngoài sinh sống cũng là một sự hy sinh để mai này con tôi có tương lai, chẳng biết nó hiểu cho tôi không, hay lại nghĩ mẹ bỏ con lại để đi đi tìm hạnh phúc riêng... Những năm tháng sống xa con lòng tôi đau quặn, có người mẹ nào lại muốn phải xa con, hằng đêm, tôi vẫn khóc, những giọt nước mắt thấm đẫm cả gối nằm. Thỉnh thoảng trong những giấc ngủ chập chờn, tôi mơ gặp bố nó, và không biết vì lý do nào đó khiến tôi giật mình tỉnh giấc, ngơ ngác trong đêm, ngó xung quanh chỉ là một mầu tối đen như mực, đêm yên tĩnh đến lặng người, tôi thao thức cho đến sáng suy nghĩ miên man, chẳng biết có một lúc nào đấy, bố nó có còn nhớ đến nó, nhớ đến giọt máu của ông rơi rớt lại bên Việt Nam, và rồi nỗi tủi hờn cứ tuôn chào nơi khoé mắt.
    Tôi cố quên đi tất cả, cố nhắm mắt để ru giấc ngủ, tôi bắt đấu đếm từ 1 đến 100, 200, 1000, 2000...10.0000, 20.000...và rồi tôi thiếp đi lúc nào không biết nữa.
    
- o O o -

    Tiếng lục đục trong phòng làm tôi giật mình tỉnh giấc, hé mắt nhìn lên, Thằng bé đã thức dậy từ lúc nào, quần áo chỉnh tề trong bộ đồng phục học sinh, trông nó lụng thụng như một ông già. Trước đây tôi quen với hình ảnh con mặc áo trắng và quần ngắn, nay nó măc quần dài trông mới buồn cười làm sao. Thằng bé đang ngó nghiêng khắp mọi nơi tìm cái khăn quàng đỏ, cúi mặt xuống gầm bàn, gầm giường ngó nghiêng, tìm không thấy cu cậu bắt đầu nổi quạu, dậm chân dậm tay cáu bẳn, la hét mấy thằng em lôi khăn quàng đỏ của anh đi đâu mất tiêu.
    Con tôi đang là đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong HCM, đi học phải đeo khăn quàng đỏ, bữa nào mà quên sẽ bị khiển trách, bị đội trật tự của trường ghi tên vào sổ đen, lớp sẽ bị mất điểm thi đua, và phải làm bản kiểm điểm, khi họp lớp bị mang ra phê bình, khiển trách...Chị Trân cũng cuống lên đi tìm cho em. Tôi còn đang lờ đờ mãi mới mở miệng cất lên tiếng nói:
    - Ra bên ngoài phòng khách, chỗ bộ ghế xa-lông, hôm qua mẹ thấy thằng Dừa nó mang ra chơi ở đó, xem còn rớt lại đâu đấy.
    - Dạ, để cháu ra xem thử.
    - Thằng Dừa, nó chuyên môn lấy khăn quàng đỏ của con ra quậy đó mẹ, bực mình ghê. Có ngày con phải wánh một trận cho nó chừa.
    Tôi nhỏ nhẹ với con:
    - Đi học về, con nhớ cởi khăn bỏ trong cặp sách, ai biểu con cứ vứt tùm lum làm chi cho mấy em lấy quậy. Con hư thân mất nết mà con còn đòi wánh ai.
    Bên ngoài kia, tiếng con bé Trân la to, cái họng ong ỏng làm như hai mẹ con tôi bị điếc đặc:
    - Đây rồi nè, thằng kia, nhanh lên trễ giờ rồi, chị xuống lấy xe trước há.
    Nhà tôi, ai cũng có cái họng ăn to nói lớn, giọng nói lúc nào cũng oang oang như sắp cháy nhà. Tôi nhớ một lần, nó đang làm luận án cho bài thi hết năm, nó viết trong máy điện toán và copy ra dĩa để dành mang nộp, hôm đó, thằng em cũng có giờ điện toán ở trường, thầy bắt mang dĩa riêng vào để thực tập, nhưng khi về nhà cu cậu quên bẵng, mãi đến sáng đi học mới nhớ ra, sớm quá không ai bán hàng nên con bé cho thằng em mượn tạm cái dĩa của chị và dặn dò kỹ lưỡng: "Nhớ đứng xoá bài chị viết, nhớ mang dĩa về cho chị, đừng quên nghen." Thế nhưng thằng em nghễng ngác, vô tích sự, bỏ quên cái dĩa ở trường. Tối đó về, con chị nhẩy đong đỏng lên la lối y như nhà sắp sập. Chị Vân Giang phải buộc miệng kêu lên "Trời đất ơi, con nhỏ này, mày la chi mà la lớn vậy cháu." Quay sang tôi, chị cười: "Đấy Hân nhá, Em đừng có lo nhà em không có người nối dõi, con bé Trân này cái họng nó còn to hơn cả em, khiếp thật đấy!" Tôi lắc đầu: "Gớm! Giống cái gì không giống, giống cái to họng thì mai mốt về chồng nó wính cho mềm mình chứ được gì đâu."
    Thằng bé lấy khăn quàng đỏ vào, nhờ tôi thắt hộ, tôi gấp cái khăn vào làm thành nếp, dựng đứng cổ áo sơ mi của con lên choàng qua sau và thắt lại ngay trước ngực thành hai đường chéo ngay ngắn, sau đó, bẻ gập cổ áo lại, vỗ vào mông con đẩy ra ngoài:
    - Thôi đi học đi con kẻo trễ. Nhớ dặn chi Trân mua cho mẹ cái thẻ internet để mẹ xài nghen con.
    Thằng bé đi rồi, tôi tắt máy lạnh, leo lên giường ngủ tiếp, nằm mãi cũng không sao ngủ được, hình ảnh chiếc khăn quàng đỏ cứ chập chờn trước mắt khiến tôi lại nhớ đến thời xa xưa, cái thời mà tôi cũng đã từng hãnh diện đeo khăn quàng đỏ thắm, với cái huy hiệu măng non, cầm còi thổi toe toe cho các đội viên nhịp bước chân. Không gì hồi đó tôi cũng đã từng có chân trong ban chấp hành Liên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh của trường, từng thay mặt cả ngàn đội viên đọc diễn văn báo cáo tình hình Liên Đội trong năm qua và đề ra phương án cho năm nay trong mỗi kỳ Đại Hội...mặc dù những bài diễn văn ấy không phải tôi viết mà do giáo viên phụ trách đội của trường viết giùm, tôi chỉ có nhiệm vụ đọc lại. Ngày ấy những đứa trẻ như chúng tôi đều phải đeo khăn quàng đỏ, đều phải học thuộc Năm Điều Bác Hồ Dạy, đều phải học thuộc lòng các bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi lãnh tụ là ông Hồ Chí Minh, tôi vẫn còn nhớ như in mỗi lần bắt nhịp cho toàn trường hát bản:
    "Bác còn sống mãi với non sông đất nước, Bác còn sống sống mãi với đàn cháu yêu thương. Bác Hồ ơi, bóng Bác in trên Ba Đình rực rỡ, bóng Bác in trong trái tim nhi đồng. Mầu khăn quàng cháu đeo đỏ thắm, hình huy hiệu Bác trên ngực cháu, Bác kính yêu ơi quê nhà ta Bác sống đời đời..."
    Với những đứa trẻ như chúng tôi, bác Hồ luôn là một vị lãnh tụ vô vàn yêu kính, là một ông tiên dịu hiền che chở cho đàn cháu thơ dại. Bác đã theo chúng tôi vào cả trong giấc ngủ. Làm gì, chúng tôi cũng đều noi theo gương Bác kính yêu. Những bài hát về Bác chúng tôi đều học thuộc. Phải nói rằng, Việt Nam là đất nước đạt kỷ lục về số lượng bài hát ca ngợi ông Hồ nhiều nhất thế giới, tôi đếm đâu cũng được cả trăm bài: Việt Nam Đẹp Nhất Tên người, Từ Làng Sen, Vào Lăng Viếng Bác, Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh, Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác Hồ, Ai Yêu Nhi Đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh, Như Có Bác Trong Ngày Vui Đại Thắng, Lời Người Trước Lúc Ra Đi, Bác Còn Sống Mãi …hầu như bài hát nào cũng có dính môt tí Bác, Đảng ở đằng sau, yêu nước là yêu Đảng, yêu Bác. Họ đã tô son trát phấn cho Bác nhiều quá, để đến bây giờ, cái mặt nạ đó rớt xuống, Bác cũng chỉ là một con người bình thường và có thêm phần xảo trá gian manh, Bác đã đem cái chủ nghĩa quái gở về tôn thờ làm cho dân chúng điêu linh. Thật đau xót cho lịch sử Việt Nam vì đã có một con người như ông lãnh đạo để đưa cả dân tộc vào biển hận thù, chết chóc, tang thương. Ông đã trực tiếp đưa đất nước hết từ sai lầm này đến sai lầm khác, vụ cải cách ruộng đất có biết bao nhiêu mạng người đã trở thành những bóng ma oan hồn, trong số đó có cả ông bác họ của mẹ tôi. Ông đã "dẫn dắt" rồi dìm cả dân tộc vào trong biển máu, Hàng triệu triệu thanh niên nghe theo lời kêu gọi của ông lên đường chống Mỹ cứu nước để rồi chở thành những chiến sĩ sinh Bắc tử Nam...Hơn thế nữa ông đang tâm để cho đàn em giết chết cả người cùng chăn gối, và hèn hạ không dám nhận con.
    Tiếng chuông điện thoại đổ dồn làm tôi giật mình cắt đứt dòng suy tưởng, nhỏm dậy, với ống nghe:
    - A lô.
    - Chị hả, dậy chưa?
    - Dậy từ nãy rồi.
    - Chị qua bên chị Lan uống cà phê, có anh Đại nữa đấy, em cũng lên liền bây giờ.
    - Ừ, tí nữa qua.
    Tôi bật dậy ra phòng vệ sinh rửa mặt, sửa soạn thay đồ, đeo cái ba lô nhỏ vào sau lưng, tôi đội nón, mang mắt kiếng và đi xuống lầu. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói chang hắt xuống đường phố. Quán cơm tấm ngay chân cầu thang nhà tôi khách khứa đã ngồi chật kín hai bên hè, chị chủ quán nhìn tôi cười đon đả hỏi:
    - Ăn sáng không Hân?
    - Bữa khác đi, hôm nay em chưa đói.
    Tôi băng qua tiệm sắt vụn của ông già Tầu, qua thêm hàng bột chiên ngồi ngay trước cửa, rồi mới vào bên trong trọn một cái khẩu trang, mới sáng sớm mà hàng bà Tàu khá đông khách, tôi phải đứng chờ một lúc mới trả được tiền và đi ra ngoài. Tôi men theo con đường lên đến ngã tư Nguyễn Công Trứ, dáo dác tìm kiếm một chiếc xe honda ôm, nhưng chẳng còn một cái nào đậu ở đó, tôi lại quay ngược về đứng ngay cửa nhà mình. Lượm bán trà đá tại đó toét miệng ra cười hỏi:
    - Chị tính qua bên chị Lan hả?
    - Ừ, mà chẳng thấy cái xe ôm nào.
    - Sao chị không kêu taxi?
    - Thôi, từ đây qua đó có môt chút xíu, kêu taxi lại mấy thằng tài xế nó chửi vào mặt phải quê không.
    - Vậy chị đi bộ qua bển đi, có một quãng ngắn xí à.
    Tôi cũng định đi bộ thì anh Hiếu trờ xe tới, thế là tôi leo lên sau xe kêu anh chở đi liền. Qua tới nơi, tôi nghe tiếng cười rồ ở phía bên trong. Trả tiền cho anh Hiếu, tôi đi vào, lão Đại nhìn tôi cười tít mắt:
    - Chậc chậc...sao xinh thế nhỉ, chị em đứa nào cũng xinh.
    Tôi nghe lão khen, bật cười, kéo ghế ra ngồi đối diện hỏi:
    - Mấy người nói lén gì tôi đấy?
    - Ai nói lén gì chị đâu, đang kể chuyện bà Nhung. À cái bà "địt mẹ” ấy, bà hẹn với chị bữa nào rảnh thì đi ăn cơm đó chị nhớ không?
    Tôi gật đầu và hỏi ngược lại:
    - Sao lại kêu chị ta bằng tên "địt mẹ" nghe ghê thế.
    - Thì bà cứ mở miệng ra là "địt mẹ" riết rồi chết tên, đi đâu họ cũng gọi bà như thế.
    Lão Đại ngồi dựa vào cái ghế mủ, cười miệng ngoác đến mang tai, tham gia:
    - Chán lắm, đàn bà con gái gì mà cứ hễ mở miệng là "địt mẹ", có bữa anh đi ăn phở ở một quán gần nhà, vì chị em quen biết cả nên chị chủ quán đon đả mời anh lại ngồi chung bàn với bà, "Chị Nhung ơi, có anh bạn hàng xóm cũng tới ăn này." Bà không thèm nhìn lên, vẫn cúi đầu xuống tô phở, "Địt mẹ biết rồi" làm anh quê dễ sợ.
    Tôi khoái trí cười ngoác cả miệng, thực ra tôi nghe nói về chị nhiều chứ được gặp mặt bao giờ. Tôi bảo với Hạnh rủ chị lên đây chơi cho vui, nhưng khi Hạnh gọi điện thoại thì chị ta lại bận đi công chuyện tuốt trên Củ Chi.
    - Uống gì không em?
    Lão Đại hỏi tôi rồi quay mặt vào hướng trong nhà gọi:
    - Lan ơi..., làm gì cho Hân uống đi em.
    Giọng lão ngọt như mía đường, tôi tủm tỉm cười mãi, Hạnh nhìn tôi gật đầu, đá lông nheo ra hiệu theo dõi lão Đại đang liếc nhìn chị Lan tôi bằng cặp mắt đắm đuối. Tình già cũng có cái thú vị đáo để, tôi cứ tưởng rằng chỉ có lớp trẻ mới biết yêu, nghe mấy người già yêu nhau, tôi lại thấy ngồ ngộ. Có một lần tán dóc với chị bạn trên mạng Yahoo Messenger, chị vô tình gửi cho tôi một file mà chị chát với một người bạn trai khác, hai người này vào lứa tuổi U60 (trên 50 và dưới 60 tuổi) Thế nhưng viết cho nhau mùi mẫn y như tuổi mới lớn, cũng anh anh, em em, cũng nhớ nhung yêu thương, cũng chìa má cho anh hun một cái, tôi vô tình đọc được, tối ngủ nghĩ đến cứ cười khanh khách một mình, làm chồng tôi bảo tôi bị khùng.
    - Hân, em uống gì để chị làm?
    - Chị pha cho em ly nước cam, không đường không đá. À, Giờ này còn bún bò Huế không chị?
    - Giờ này hết rồi, hay em ăn phở đi, quán phở bên kia mới ra, ngon lắm.
    - Ừ, thế cũng được, chị kêu cho em luôn đi.
    Chị Lan hối hả đi băng qua đường, nhìn theo dáng người thon thả của chị, tôi không khỏi bùi ngùi trách thầm ông trời bất công với chị tôi. Chị Lan vốn xinh đẹp nhất nhà, trong số năm chị em gái tôi là người í ẹ nhất. Chị có gương mặt sáng như trăng rằm với sống mũi cao và cái miệng bé nhỏ xinh xinh, trước đây đã có biết bao anh chàng tò tè hẹn hò với chị, nhưng rốt cuộc chị lại lấy phải anh chồng chẳng ra gì, chỉ được hai năm đã ly dị và nuôi con một mình. Tôi cũng đã nhiều lần tìm kiếm mai mối cho chị một người chồng, dù có phải tốn tiền đi chăng nữa tôi cũng sẵn lòng, chỉ cần mang chị tôi ra khỏi Việt Nam. Chị Lan có tài nấu ăn chồng tôi suốt ngày mang chị ra phân bì với tôi, anh bảo rằng "Lan giống như một người đầu bếp thực thụ, sao em không học chị ấy để nấu cho thật ngon." Tôi quạu lên: "Học làm gì cho cực, biết nhiều thì cực, nhiều chứ được cái gì nào? Anh muốn ăn ngon cứ việc ra nhà hàng, nấu món nào cũng bầy đặt chê, có ngày tôi cho nhịn đói” chồng tôi cười ha ha quay sang nịnh vợ.
    Chị Lan mang ra cho tôi ly cam màu vàng rực, nhưng khi nhấp môi tôi nhăn mặt vì nó chua lè, Tôi đứng lên tự làm thêm cho mình ly trà đá, tôi rót trà từ cái bình đặt ngay trên quầy hàng, định chế thêm nước lạnh đựng trong chai nước suối bên kệ cửa sổ, Hạnh nhìn thấy vội la lên:
    - Ê...chai đó chứa nước xúc rửa của bà Lan đấy, chị đừng uống vào.
    - Trời, vậy sao không đổ đi mà để ở đây, nhém tí nữa là tao uống rồi.
    Chị Lan mở tủ lạnh lấy chai nước suối trong đó đưa sang cho tôi, cầm ly trà đá trở về ngồi vào bàn của mình. Tô phở đã được mang qua, toả hương thơm ngào ngạt, nước miếng trong miệng tuôn ra ào ào, tôi ngước lên hỏi mọi người:
    - Có ai ăn phở không thì kêu luôn?
    Mọi người đều lắc đầu vì ai cũng đã ăn sáng. Tôi không khách sáo, kéo xịch ghế vào sát mé bàn, lặt rau thơm trộn vào tô phở, tôi gạt tương đỏ, tương đen ra cái dĩa giá sống vì không thích thứ này, tô phở nước trong veo, lềnh bềnh những miếng thịt bò tái cùng mùi thơm hành ngò làm tôi bụng tôi sôi ùng ục. Thực sự thì tôi không thích ăn phở mấy, bún bò Huế thú vị hơn nhiều. Lúc trước tôi đã từng mở tiệm bán bún bò Huế ở đường Thi Sách, đến lúc khách khứa kéo tới khá đông thì bà chủ nhà kiếm chuyện không cho mướn nữa, đành phải dẹp tiệm.
    Tôi ngồi ăn phở nhưng vẫn chăm chú theo dõi câu chuyện của mấy người chung bàn. Chị Mai, cũng là hàng xóm của Hạnh. Năm nay chị vào khoảng 50 tuổi nhưng trông còn khá trẻ, duyên dáng và có gương mặt dễ nhìn. Theo lời Hạnh kể chị là giảng viên của một trường đại học nào đó, nhưng bây giờ ở nhà, không đi làm. Chồng chị là giám đốc một bệnh viện lớn tại Đà Nẵng, có một thằng con trai nghiện ma tuý. Hạnh còn tiết lộ với tôi rằng, thằng này nó ngọt như mía lùi, cái giống ghiền xì ke, tụi nó dẻo mỏ ghê nơi, nó tỉ tê thế nào mà con bé kia, xinh lắm mê nó như điếu đổ, rồi thì dính bầu với nó. Chuyện vỡ lở, gia đình bên nhà gái đòi cưới, chị Mai phản đối kịch liệt, nhất định không chịu chỉ vì mỗi lý do không muốn làm bà nội ở lứa tuổi 50 này. Tôi liếc nhìn chị, cười tủm tỉm, chị trẻ thật và có cặp mắt quyến rũ mê hồn. Con tôi năm nay 14 tuổi, vài năm nữa thôi cũng cặp kè bồ bịch, lỡ mà có con ngoài ý muốn thì tôi sẽ trở thành bà nội bất đắc dĩ ở cái lứa tuổi hơn 40, eo ơi, chỉ tưởng tượng thôi là tôi thấy kinh khiếp. Chị Mai ngồi chơi một lúc rồi phải đi có công chuyện. Lão Đại cũng nối tiếp chị Mai đến sở làm, chỉ còn lại tôi với Hạnh ngồi thụt vào bên trong bàn chuyện nhà cửa. Chị Lan mở tủ đưa cho tôi bản kê khai chi tiết giá tiền bồi thường cho căn nhà của mình, tôi ngồi đọc chăm chú từng mục nhỏ, xem bảng tổng kết giá tiền mình nhận được toàn bộ là bao nhiêu cộng thêm chi phí vận chuyển, tiền bồi thường đồng hồ điện, đồng hồ nước, và cả điện thoại...nếu điện thoại mình xử dụng lại số cũ thì được chi 500 ngàn phí chuyển vùng, đồng hồ điện chỉ được bồi thường đúng bằng giá lắp đặt của công ty Điện Nam (500 ngàn đồng), tính ra thì bị lỗ vì tiền đóng cho công ty điện lực chỉ ngần ấy nhưng tiền "bồi dưỡng" cho mấy anh thợ điện phải gấp đôi, không bồi dưỡng cho mấy ảnh thì cứ việc ngồi ngóc mỏ lên chờ, thời buổi "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" có khác, cái gì cũng phải lót tay, cái gì cũng phải hối lộ, không xì tiền ra thì còn khuya! Nhẩm tính trong đầu, tôi nói với Hạnh:
    - Sao mà đền bù mình ít vậy, so với giá thị trường mình thiệt nhiều hơn. Liệu cầm ngần này tiền, có mua được một căn ngon lành như nhà mình không?
    - Tính ra thì không đến nỗi, nếu chị chịu mua chung cư, nhiều căn khá lắm, giá tương đối, chỉ cần bỏ thêm ít tiền vào sửa chữa là có nhà đẹp ngay.
    Tôi ngồi trầm ngâm suy nghĩ, tính toán, đắn đo. Mua chung cư cũng được, cần gì phải nhà riêng, mình có ở đâu, chủ yếu cho em út ở vì thằng con mai mốt cũng mang đi rồi. Tôi liếc nhìn sang Hạnh.
    - Mua chung cư ở đâu thì ngon lành?
    - Thiếu gì, chỗ nào chẳng có.
    - Giá cả mắc không?
    - Tuỳ căn, tuỳ quận, tuỳ vào diện tích nữa.
    Tôi lại thở ra, cuốn tròn tờ giấy, gõ gõ xuống bàn theo nhịp bài hát của Trịnh Công Sơn, giọng hát bà Khánh Ly, khào khào, đùng đục:
    "Ru mãi ngàn năm, từng ngón tay hồng, bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm..."
    Lâu lắm tôi mới được nghe bản này, kể cũng lạ vì Sài Gòn nay toàn chơi nhạc trẻ, nhạc thị trường, đi đâu cũng nghe Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc, Quang Dũng, Lâm Chí Khanh...và ngay tại nhà tôi, thằng nhóc cũng đang mê dĩa nhạc trẻ chọn lọc, cũng lẩm nhẩm gào lên "Ở bên người ấy em sẽ không buồn đâu, ở bên cạnh tôi xin đừng làm khổ tôi...chính em phải chọn đi...ơ...ớ.."
    Khách đã vãn, chị Lan kéo ghế ngồi kế bên tôi, nói:
    - Bà Khánh Ly hát vẫn còn hay nhỉ. Bà này kiêu lắm, bà bảo là Việt Nam có trả bà cả triệu đô bà cũng không thèm về hát.
    - Xạo, ai bảo với chị?
    - Báo ở đây đăng chứ đâu.
    - Ôi giời, viết láo viết toét, làm gì có chuyện ấy.
    - Thì từ đó đến giờ, bà đã về Việt Nam đâu.
    - Sao không, bà về rồi.
    - Về hồi nào? Chỉ được cái nói bậy.
    - Trời ơi... bà về Việt Nam từ nẳm rồi, không biết thì dựa cột mà nghe, "thằng chết mà cứ đòi cãi thằng khiêng", tui đây coi cả một chương trình nói về cuộc đời và sự nghiệp của bà do đài NHK Nhật quay nữa cà, cha Lùn mượn ở thư viện về, tui ngồi coi từ đầu đến cuối, hãnh diện có bà ca sĩ Việt Nam nổi tiếng trên xứ sở hoa anh đào, tui quay sang hỏi chả: "Sao anh, cô ca sĩ này hát hay không anh?" cha kên kên cái mặt trả lời, thấy ghét: "Thì cũng giống mấy bà Obasan (mấy bà xồn xồn) ca sĩ Nhật thôi" làm tui quê xệ, chỉ muốn tống vào họng chả một quả đấm cho bõ ghét, người gì đâu mà ai cũng chê bai.
    Tôi đưa lại tờ giấy đã cuộn tròn cho chị Lan cất vào tủ, ngả người ra ghế, ngúc ngắc cái đầu, nói với Hạnh:
    - Để suy nghĩ kỹ lại đã, ra Tết rồi tính, giờ này ai cũng bận rộn hết rồi.
    - Tuỳ chị, mua lấy căn nào rẻ rẻ thôi chị ạ. Em phải đi về đây, còn khối việc ở nhà.
    Hạnh đứng dậy, mặc áo, đội nón, đeo găng tay và mang khẩu trang che kín cả mặt, chỉ chứa mỗi hai con mắt, trông cứ y như dân Ả Rập, ở Sài Gòn, ra đường phố, cô nào cũng như cô nấy, chẳng nhìn thấy mặt mũi ai, xấu cũng như đẹp. Hạnh dắt chiếc Supper Deam quay ra hướng cổng, leo lên ngồi, rồ máy vọt đi. Tôi cũng đứng dậy giúp chị Lan thu dọn ly tách bẩn, mang vào trong nhà rửa. Chị Lan vẫn bận rộn pha chế nước uống để mang qua bên kia đường cho khách, khách của chị có khá nhiều, họ là những công nhân viên chức của vài công ty đối diện quán. Điện thoại nhà chị réo liên tục gọi kêu mang nước, mang thuốc lá sang phục vụ tận nơi. Tôi buộc miệng thốt lên:
    - Khách của chị sang hén, toàn "oder" bằng điện thoại không à.
    - Chẳng biết công ty chúng nó làm ăn cái gì? Ngày nào chúng nó cũng gây sòng đánh bài ở bên ấy.
    - Việt Nam là thế đấy, không đánh bài thì rủ nhau ra ngồi quán cà phê cho hết giờ thôi, hồi xưa, tụi em còn tận dụng cả giờ nghỉ trưa, chui vào trong toilet đánh bài kiếm tiền chợ, tụi em gọi đó là nghề tay ngang. Dân Việt Nam mình hầu như ai cũng mê cờ bạc, nó ngấm vào trong máu di truyền từ đời này qua đời kia rồi.
    Huýt hiu...huýt hiu...âm thanh giống như người huýt gió vang lên dồn dập. Chị Lan nheo mắt, nghiêng đầu lắng nghe, hỏi:
    - Tiếng gì vậy ta?
    Tôi nghiêng người, với tay vào phía trong nhà lấy cái ba lô nhỏ, miệng trả lời:
    - Tiếng nhạc điện thoại của em đấy.
    - Tiếng gì ngộ há?
    - Để cho khác với người, để cho dễ nhận diện.
    Tôi mò bên trong lôi điện thoại ra, bấm nút nghe:
    - A l...ú...!
    - Tui đây.
    - Trâm hả? Có chuyện gì không?
    - Bà đang ở đâu vậy?
    - Đang ở nhà chị Lan.
    - Đi chơi không?
    - Đi đâu? Nắng nôi như vầy mà đi đâu?
    - Đi kiếm chỗ nào ăn trưa, có cả anh Thụy ở đây nè.
    - Thụy nào?
    - Trời ơi, anh Thụy bữa mình gặp bên sân bay Narita đó, nhớ chưa?
    - À...nhớ rồi, mi đang ở đâu đấy?
    - Tụi tui đang hát karaoke trên đường Cao Thắng.
    - Cái gì, mới sáng sớm đã hát karaoke rồi, vô chai nào chưa hả?
    - Không biết đi đâu cả, mấy đứa bạn tụi rủ vô đây hát cho đỡ buồn. Bà lên không?
    Tôi ậm ừ, nửa muốn đi nửa không. Trâm chuyển máy điện thoại sang cho anh Thụy.
    - Cô Hân về Bến Tre có vui không?
    - Dạ, vui anh.
    - Trưa đi ăn cơm chung hén, có cô Trâm và mấy người bạn của cô đây nè.
    - Ăn ở đâu anh?
    - Tui cũng chưa biết nữa, tụi tôi bàn tính rồi sẽ gọi lại cho cô sau.
    - Dạ.
    Tôi gập điện thoại đút vào ba lô, chị Lan nhấc nó lên ngắm nghía.
    - Cái ba lô này cũng đẹp há.
    Tôi cười cười:
    - Chiến lợi phẩm đấy.
    - Mua bao nhiêu vậy?
    - Đâu có tốn tiền, của bà già chồng cho, bà mua về thấy trẻ quá bà gởi lên cho em.
    - Mắc không?
    - Hiệu này không mắc mấy, hình như khoảng 400 đô la thì phải.
    Chị Lan trợn ngược cặp mắt, nhấn mạnh:
    - 400 đô mà không mắc.
    Chị cầm xoay xoay cái ba lô:
    - Khiếp, trông vầy mà hơn 6 triệu bạc. Hiệu này đọc là gì?
    - Prada, hiệu này của Ý, tương đối rẻ tiền, so với cái giỏ Chanel cũ em cho chị nó rẻ gấp năm lần đấy.
    - Thế à?
    - Chồng em còn đòi mua tặng em cái giỏ hiệu HERRMES giá tới cả 10 ngàn đô la mà em không chịu, mình đâu có phải là dân giầu có, phải là ca sĩ, diễn viên điện ảnh điện iếc gì đâu mà xe xua với người ta, 10 ngàn đô la làm được ối việc, giúp được ối người.
    - Mýời ngàn đô la, bằng nửa giá trị căn nhà của tao rồi.
    - Bởi vậy. Mấy thứ đồ xa xỉ này, toàn của mẹ chồng mua cho không hà, chứ bảo em bỏ tiền ra thì còn khuya mới sắm. Bà cho mà không lấy là bà giận. Ừ, ngu sao không lấy hén - Tôi hứng chí đọc lên một câu vè - Ra đi mẹ có dặn rằng, đồ cho thì lấy, đồ mua thì đừng.
    Và rồi nhắm tịt mắt cười khanh khách. Tiếng huýt gió trong ba lô lại vang lên, chị Lan đưa nó qua cho tôi, tôi móc điện thoại ra, ấn nút nghe, lên tiếng:
    - A lô.
    - Tôi đây cô Hân.
    - Chào anh.
    - Vậy là mình đi ăn bên quận Bình Thạnh nghen.
    - Trời, sao xa dữ vậy?
    - Ờ, hơi xa nhưng là quán của ông bạn quen.
    - Vậy cả nhóm chạy ngang đây ghé đón tôi luôn đi.
    - Cô có thể chạy thẳng ra quán được không?
    - Tôi không biết rành về quận Bình Thạnh cho lắm, mất công lạc lối - tôi ngần ngừ giây lát, nói với anh Thụy - Hay là anh với Trâm đi ăn đi, bữa khác mình gặp nhau cũng được, anh còn ở đây lâu mà, phải không?
    Tôi nghe thấy tiếng anh Thụy bàn bạc gì đó với Trâm, rồi anh nói tôi:
    - Vậy thì tụi này chạy ngang đó đón cô luôn nghen. Cô nói cho tôi biết địa chỉ ở đâu?
    - Dạ, tôi đứng ngay cửa Bắc chợ Bến Thành chờ anh hén, nói địa chỉ sợ tụi anh đi kiếm tùm lum không ra.
    - Oke, khoảng chừng 15 phút nữa tụi tôi có mặt.
    Chị Lan xổ bung mái tóc nhuộm nâu vàng được uốn theo lọn rất cầu kỳ, chị dùng tay vuốt cho gọn gàng rồi kẹp lại và đội cái nón kết lên trên đầu,vì chị phải bưng nước thường xuyên sang bên đường cho khách nên cái nón lưỡi trai hình như cứ dính chặt trên đầu chị, không rời. Chồng tôi bảo, đấy là cái nét đặc biệt của dân Việt Nam, gái cũng như trai, ra đường thấy ai cũng đội nón kết. Mỗi lần anh lấy nón Nike mẫu về nhà cho tôi, để dành khi nào về Việt Nam mang làm quà cho mấy đứa nhỏ, tôi thường đội thử lên đầu là anh lại lại chế nhạo: "Em đội nón này, em trở thành người Việt Nam rồi " " Ô hay. Thế tôi không phải là người Việt Nam sao?"
    - Đi bây giờ hả?
    - Dạ, tí xíu nữa ra đó cũng được. Chị cho em mượn cái áo khoác đi.
    Chị đứng dậy vào trong nhà, mở tủ, chọn cho tôi một cái áo sơ mi dài tay, mang ra thẩy cho tôi, đưa luôn cả chiếc chìa khoá xe honda, nói:
    - Giữ xe cẩn thận nghe mày, mất lại phải bồi thường, trâu què đền trâu lành thì bỏ mẹ.
    Tôi cầm lấy mọi thứ, thả cái ba lô xuống ghế, mặc áo sơ mi che nắng trước, khoác ba lô lên sau, đội nón, đeo mắt kiếng, mang khẩu trang, trông chẳng khác nào Ninja, ngó kỹ lại, còn thiếu đôi găng tay, định bụng tí nữa chạy xe dọc đường, tấp vào mua. Xong xuôi, tôi dắt chiếc xe honda, tra chìa khoá vào ổ, nổ máy vọt đi. Tôi cho xe chạy ra hướng chợ Bến Thành vì có hẹn ở cửa phía Bắc.@
    Còn sớm, tôi vòng một đường quanh Nguyễn Huệ, ra bùng binh ngay đối diện khách sạn Rex, theo đường Lê Lợi chạy thẳng lên chợ Bến Thành. Sài gòn đã vào những ngày cuối năm, không khí Tết tràn ngập trên đường phố. Hai bên hông chợ Bến Thành, buổi tối đã thành phố ăn, còn ban ngày chưng đầy hàng hoá, khách đi chợ tấp nập như ngày hội được mùa. Tối tắp xe vào gần lối bậc thềm ngay cửa Bắc chợ Bến Thành, vẫn ngồi trên yên xe, chân chống xuống đất, mắt dáo dác tìm kiếm Trâm, anh Thụy thì tôi không nhớ rõ mặt lắm vì mới gặp có một lần, chỉ mường tưởng ra rằng người đàn ông tầm trung bình có hàm râu hơi giống tướng Nguyễn Cao Kỳ. Tôi đợi không lâu, chỉ tầm hai phút là Trâm và cả nhóm chạy tới, tôi nhập bọn, theo đoàn chạy thẳng xuống đường Lê Lợi, quẹo Pasteur, ra tuốt ngã tư Phú Nhuận, ngược về Phan Đăng Lưu và rẽ vào đường Nguyễn Đậu một khúc xa thật xa mới tới quán nhậu của bạn anh Thụy.
    Quán trông có vẻ tầm thường, không mấy gì sang trọng. Bạn anh Thụy khá lớn tuổi, đầu bạc phơ, xưng với tụi tôi bằng anh. Ông bảo với tụi tôi rằng, quán chỉ bán từ 11 giờ trưa, đến tầm 2 giờ thì đóng cửa nghỉ, chiều 5 giờ mở cửa bán tiếp đến tối, ông này có tật nói nhiều và ưa khoe khoang, tôi ngồi im lắng nghe, nhưng ngứa mồm lâu lâu cũng độp lại một cái cho bõ tức.
    Cái bàn hình chữ nhật, trên mặt được lắp miếng mica mầu nâu nhạt, ghế mủ cũng mầu trắng nhưng đã ngả sang mầu cháo lòng xếp xung quanh. Ông chủ quán ngồi đầu bàn, đối diện với Trâm và thằng bé con, hai đứa bạn của Trâm ngồi đối mặt tôi và anh Thụy. Trong lúc chờ đợi thức ăn được mang lên, ông chủ huyên thuyên đủ thứ chuyện, ông bảo cũng đã từng đi du lịch Mỹ, nhưng không thích cuộc sống ở bên đấy, buồn tẻ, chả có gì thú vị. Những gì ông nói thì cũng đúng, tôi có thiếu gì bạn mới qua Mỹ cũng than khóc rầm trời, một hai đòi về Việt Nam. Chỉ mới năm ngoái thôi, chị bạn tôi lấy chồng Mỹ, mang theo thằng con 11 tuổi đến định cư tại thành phố Anbani,tiểu bang New York...viết thư cho tôi, khóc lóc um xùm, muốn được trở về Việt Nam. Đặc biệt thằng con nắm áo mẹ nhèo nhẹo bắt đền: "Không biết đâu, má đưa con qua đây được thì má phải đưa con về Việt Nam, con không chịu ở đây đâu, không thôi con tự tử chết." Nghe chị kể chuyện, tôi bật cười an ủi "Chị ơi, chịu khó buồn một thời gian đầu thôi, sau thì đâu cũng vào đấy, sợ cho về Việt Nam lại không chịu về nữa đó. Hồi trước lúc em mới qua Nhật cũng y chang như chị, khóc hoài vì nhớ nhà nhớ con, sau thì quen dần và bây giờ về chơi thì được chớ về luôn thì còn khuya. Thằng nhóc kệ nó, con nít mà, dễ quen với môi trường mới, có bạn có bè rồi là hết khóc thôi." gần đây, khi gọi điện thoại cho chị hỏi thăm, chị cười khì khì, bảo: "Thằng nhóc hết đòi về rồi, bây giờ còn sợ về Việt Nam nữa, nó bảo: "Sao Việt Nam mình cứ thấy nghèo nghèo làm sao ấy má hén" Tôi cười khoái chí: "Thấy chưa, lời em nói có đúng không.". Một người khác nữa là đàn ông, cậu này chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi, được bố lãnh qua Mỹ vài năm trước. Lúc đầu, cậu ta gọi điện thoại về cho mẹ ở Sài Gòn, khóc nức nở còn hơn mít ướt cầu xin cứu vớt cho trở về Việt Nam, ở đây buồn không chịu nổi. Nhưng bây giờ thì tuyệt nhiên nín khe, không còn nhắc đến chuyện trở về Việt Nam nữa. Tôi tin ông chủ quán nếu có thời gian ở lại lâu cũng sẽ vậy thôi, không muốn trở lại cố quốc.
    Ông kể tiếp, gia đình tui Việt Kiều thiếu gì, anh em, bà con dòng họ sống đầy ở nước ngoài, mà tui cũng đâu thèm nhờ vả tụi nó. Tụi nó về hoài chớ gì, về tui cho ra khách sạn ở chứ nhứt định không cho ở nhà mình, mệt lắm, phục vụ mệt lắm. Dứt chuyện gia đình, ông xay qua chuyện thời sự nóng hổi vừa thổi vừa ăn, đó chuyện mạt tướng Nguyễn Cao kỳ, và sư (cọ) Thích Nhất Hạnh vừa mới trở về Việt Nam thăm lại quê hương. Thấy ông nói hùng hồn quá, tôi ngứa miệng xía vào:
    - Ông Nguyễn Cao Kỳ bị dân hải ngoại bài dữ lắm, họ mạt sát ổng thấy mà ớn luôn. Cả ông Thiền Sư Nhất Hạnh nữa, ông bỏ làm sư cọ rồi, chuyển sang làm thiền sư.
    Tôi quay qua anh Thụy, tìm sự đồng tình, vì dù sao anh Thụy cũng là người bên Mỹ về:
    - Há anh Thụy hén?
    Anh Thụy gật đầu cười. Ông chủ quán lại vung tay lên:
    - Thế thì cô không biết rồi, đạo Phật người ta có nhiều trường phái tu lắm, có sư thầy tu vẫn được quyền lấy vợ sanh con.
    - Ủa vậy hả, tôi không nghe có chuyện này, đi tu lên tới chức Sư Thầy mà có quyền lấy vợ thì chắc là tu theo trường phái "sư quốc doanh" rồi anh ơi.
    - Thì ông Thích Nhất Hạnh đang thuyết giảng ngay bên kia chứ đâu.
    Ông chủ quán đưa tay chỉ sang bên kia đường, tôi cũng dõi mắt nhìn theo, nhưng chẳng thấy gì ngoài con đường giữa trưa nắng vắng teo, rồi ông lại cất tiếng:
    - Ông giảng đạo ở trỏng nhưng mà dân thường có được vô đâu, công an chìm, công an nổi đứng đầy ở ngoải.
    - Nghe nói lần này ông mang theo bầu đoàn thê tử tới 300 mạng, và có cả bà vợ Cao Ngọc Phượng kè kè tháp tùng, tuy nhiên ông đâu dám công khai nhận bà này là vợ và thêm hai đứa con nữa, ông nên đổi tên thành Thích Nhất Vợ thì đúng hơn.
    Tôi chưa biết mặt mũi ông Thích Nhất Hạnh này ra sao, chỉ đọc được những bài viết tố cáo ông trên mạng của người Việt hải ngoại, nhìn tấm hình ông có gương mặt xương xương, nhỏ thó trông gian xảo, không có cái nhìn phúc hậu của bậc sư thầy. Ừ thì chuyện sư thầy bỏ đạo trở về đời thường lấy vợ sanh con thì cũng chẳng có gì phải ầm ĩ, nhưng cứ dấu dấu, diếm diếm, hành vi lén lút, mờ ám, thì cũng chẳng có gì hay ho, càng làm cho người khác nghi ngờ. Tôi không quan tâm đến ông, đến chuyện chính trị, chính em, nhưng lại có cái tật khoái nhiều chuyện, thích đọc để biết về người này, nhân vật kia. Cái quan tâm của tôi nhiều nhất về ông là bài thuyết pháp mà ông mở đầu bằng đoạn thơ được tạm dịch như sau:
    "Tôi bụm mặt trong hai bàn tay.
    Không, tôi không khóc.
    Tôi bụm mặt trong hai bàn tay.
    Để sưởi ấm nỗi cô đơn.
    Trong bàn tay bảo vệ.
    Trong bàn tay nuôi nấng.
    Trong bàn tay ngăn cản.
    Hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
    
    Sau bài thơ, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nói với cử toạ Mỹ rằng bài thơ đã được làm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi Thiền Sư nghe tin thị xã Bến Tre với 300,000 ngàn dân đã bị máy bay Mỹ bỏ bom phá huỷ, chỉ vì có bảy quân du kích đã bắn vài loạt đạn súng phòng không lên trời rồi bỏ chạy. Vụ phá huỷ thị xã Bến Tre ấy đã làm Thiền Sư đau đớn vô cùng.
    Tôi chú ý đến ông vì ông nói đến thị xã Bến Tre, nơi tôi đã từng sống, từng có nhiều kỷ niệm. Sau khi đọc bài báo, lần về Bến Tre thăm Bố, tôi có hỏi thăm mấy người lớn tuổi, nhân chứng sống tại Bến Tre thời ấy nhưng đều được trả lời họ không biết gì về vụ máy bay Mỹ oanh tạc huỷ diệt thị xã với 300 ngàn dân nói trên, họ bảo rằng, thời chiến tranh, wánh nhau ì xèo nhưng làm gì có vụ huỷ diệt lớn như vậy. Thế mới biết ông Thích Nhất Vợ này chỉ tổ khoái nói xạo, bốc phét để mị dân.
    Có một điều, lâu quá rồi ổng không về Bến Tre và chẳng biết ông có nghe chuyện này không? Chuyện kể về bà Nguyễn Thị Định (nữ tướng quần đen của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam) dân gốc Bến Tre, sinh trưởng ở xã Lương Hoà, nơi này tôi cũng đã có lần thăm viếng khi về dự đám cưới của một người quen mà gia đình này khá thân thiết với bà. Lương Hoà là một xã miệt vườn xung quanh bao bọc toàn là nước, muốn về đó thì phải đi đò. Sau này nữ tướng xin được tiền tài trợ của Đảng, mở một con đường nhựa khá lớn vào thẳng trong xã nhà, đây có lẽ là chiến công rực rỡ nhất mà bà tướng dành cho đồng bào hàng xóm láng giềng. Nay bà đã ra người thiên cổ, cỏ phủ xanh mộ phần, theo báo Đảng, bà chết vì bị bệnh nhồi máu cơ tim, nhưng theo tiết lộ của người quen thân với bà thì bà chết vì tức khí, chết uất nghẹn vì thằng em kết nghĩa nằm chung hầm hố thời chống Mỹ xâm lược làm chuyện bậy bạ khiến bà thất vọng nên quy tiên sớm hơn. Trước khi chết, bà xin Đảng, xin Nhà Nước vì bà, vì thằng em đã có công lớn trong cong cuộc "Giải phóng miền Nam", đưa đến sự "Thống nhất đất nước" mà nương tay tha thứ cho hắn. Thằng em kết nghĩa của bà ở đây tên Ba Đào, chả biết hồi còn là bộ đội hắn ta giữ chức vụ gì nhưng sau ngày miền Nam lọt vào tay Cộng Sản, hắn leo lên chức quyền chủ tịch tỉnh hay quyền bí thư đảng bộ Tỉnh Bến Tre gì đó, tôi không rõ lắm. Nhưng tôi có nghe vụ án anh em nhà hắn gây nên, em hắn, Năm Phú làm giám đốc sở công an tỉnh Bến Tre. Anh em hắn bè với nhau cho đàn em lấy cắp toàn bộ số chiến lợi phẩm gồm vàng bạc, kim cương mà Đảng ăn cướp được trong chiến dịch đánh tư sản, tráo vào đó toàn đồ dỏm. Vụ này bị phát giác, giám đốc sở Thương Binh Xã Hội làm đơn tố cáo, thế là anh em hắn cho người diệt khẩu, tới nhà thủ tiêu ông Giám Đốc Tài. Ác một cái, chúng không giết ông chết liền mà chỉ cắt cổ cho ông Tài ngắc ngoải rồi chở ông đi nhà thương cấp cứu, Chính tên Năm Phú, ra lệnh cho bác sĩ trong bệnh viện không được quyền cấp cứu ông Tài, để ông đau đớn ngắc ngoải đến tận ngày hôm sau mới chết. Sau đó chúng lần lượt thủ tiêu những người cùng hội cùng thuyền bằng những trận dàn đụng xe...Một trung uý công an tay sai đã thoát màn đụng xe trong gac tấc, tháo chạy trối chết, và rút cục gã thành công trong việc tố cáo anh em tên tội nhân Ba Đào. Việc vỡ lở, Ba Đào mất chức, cảnh cáo cho về vườn (theo lời van xin của tướng Ba Định) còn tên em thì treo cổ tự vận gánh tội giùm anh (trong hai người thì một người phải chết) Nhưng theo những gì người ta tiết lộ thì Năm Phú không phải tự tử mà bị chích thuốc độc chết trên bệnh viện Thống Nhất ở quận Tân Bình. Câu chuyện này dân Bến tre ai mà chẳng biết, vì đã được viết thành kịch bản đưa lên sân khấu cải lương hát diễn om xòm ngày này qua tháng nọ, có điều đã được thay tên đổi họ cho khác đi. Năm Phú đã chết, Ba Đào cũng ngủm cù đeo, mà trước khi chết còn bị mù cả mắt. Đời có vay có trả, ác giả thì ác báo, hai anh em đã đền tội.
    Hết chuyện ông (nội) Nhất Hạnh, ông quay qua kể về việc xin Visa vào Mỹ của bạn ông, nghe ông nói thì bạn ông đâu đang hành nghề nhà báo, viết báo cho đảng cho nhà nước Việt Nam. Vừa nói, vừa cười, ông oang oang cái miệng: "Chả đi xin Visa năm lần bẩy lượt mà cứ bị từ chối hoài, lần cuối chả tức quá chửi thề luôn với cha người Mỹ phỏng vấn: "Đù má, ông có cấp visa cho tôi không thì bảo, nếu không cấp, ông ghi cho tôi một vài chữ vô đây, tui sẽ đăng báo liền, tui là phóng viên nhà báo, vậy là lần ấy Mỹ cấp cho chả visa!". Nghe ông kể chuyện, tôi bật cười, đốp chát lại:
    - Thôi anh ơi, nghe ông bạn anh là biết cha phét lác rồi, nói xin lỗi anh nghen, vô trong Đại Sứ Quán, hay Lãnh Sự Quán của Mỹ, anh mà la lối hơi lớn tiếng một tí là bảo vệ túm cổ anh tống anh ra ngoài ngay chứ ở đó mà còn chửi thề này nọ. Nhà báo Cộng sản là cái quái gì với họ, anh không thấy mấy ông lớn trong chính phủ Bắc Bộ qua công cán nước ngoài toàn phải đi vô cửa hậu đó sao. Dân Việt Nam "phản động" bên ngoại quốc nhiều lắm, đi cửa chính họ dàn hàng phản đối, biểu tình dầm trời. Không tin anh hỏi anh Thụy đi.
    Ông nhìn tôi cười cười, lắp bắp cái miệng: - Cô này qua nước ngoài sống là phải rồi, cô phản động quá.
    - Tôi có làm gì đâu mà phản động, tôi ghét mấy người phét lác, có sao thì nói vậy đi. Dân Việt sao ưa "nổ" quá!
    Việc tranh cãi chấm dứt khi điện thoại của tôi réo vang, tôi phải đứng dậy vô chỗ khuất nói chuyện với chồng tôi vì ở ngoài ồn ào nghe không rõ. Khi quay trở lại, thức ăn đã được mang lên, món ốc len xào nước dừa trông thật hấp dẫn, còn một số món khác nữa nhưng mà tôi không ăn được nhiều, tôi vẫn còn ngang bụng vì tô phở hồi sáng.
    Mặt trời đã ngả dần về hướng Tây, nhưng vẫn còn hắt những tia nắng chói chang trên đường phố. Bữa tiệc đã tàn, trên bàn chỉ còn lổn nhổn dĩa chén vừa ăn xong chưa kịp dọn. Tôi muốn về lắm rồi nhưng chưa biết phải mở lời làm sao khi mọi người vẫn còn ồn ào tán chuyện. Chẳng biết làm gì, tôi quay sang chọc ghẹo thằng Ko chan, thằng bé mắt lờ đờ trông như buồn ngủ, tôi nói với Trâm:
    - Trâm, thằng nhỏ hình như nó buồn ngủ rồi kìa, coi chừng nó té đấy.
    Trâm cúi xuống ẵm con lên đặt vào lòng mình, nói:
    - Thôi, mình đi về đi, về cho thằng nhóc ngủ.
    Tôi cũng lên tiếng phù hoạ cùng Trâm, mời ông chủ quán cùng anh Thụy khi nào rảnh đi ăn cơm chung. Cả nhóm đứng dậy, ra ngoài cổng lấy xe honda, chúng tôi chia tay nhau mạnh ai nấy về vì không chung lối, chỉ có ông chủ quán chở anh Thụy vẫn chạy bám theo xe tôi, chạy ngang hàng với tôi, anh Thụy hỏi:
    - Cô có bận chuyện gì không?
    - Không, tôi cũng chẳng có công chuyện gì cả.
    - Vậy tôi mời cô đi uống cà phê được không?
    - Cũng được, nhưng ở đâu?
    - Tuỳ cô.
    - Vậy chạy ra ngoài quận I hén, ra đó cho tiện.
    Ông chủ quán xen vào:
    - Vậy thì cô chở bạn tôi luôn đi, vì bây giờ tôi hơi bận, cô có ngại gì không?
    - Ngại gì chứ? Chỉ sợ bạn anh ngán tay lái của tôi thôi.
    Nói vậy chứ tôi cũng ngừng xe để anh Thụy chuyển sang xe tôi ngồi. Ông chủ quán quay xe chạy thẳng.
    - Anh ngồi thả lỏng mình đừng có phỗng như đá làm tôi khó lái xe hén.
    - Yên tâm đi, tôi cũng là dân Việt Nam mà. Cô chạy xe có run không?
    - Lâu ngày không rớ đến xe thì lúc đầu cũng hơi nhát, sau thì thấy bình thường thôi, có điều Sài Gòn bây giờ xe cộ nhiều quá, tôi ngán chạy xe ra đường lắm anh à.
    - Ờ, mà tôi cũng ngán thiệt.
    - Giờ tôi chở anh lên quán cà phê của chị tôi, quán ở ngay quận nhất, nhưng chỉ là cà phê bình dân thôi nghen.
    - Tuỳ cô, cô đưa tôi đi đâu, tôi theo đó.
    Tôi theo con đường cũ, quẹo trái, quẹo phải, quẹo tùm lum mất hơn nửa tiếng mới về đến quán cà phê chị Lan. Cất xe vào chỗ cũ, tôi ngồi nói chuyện với anh Thụy, hỏi anh về cuộc sống bên Mỹ, và hỏi về vấn đề đi lao động bên Mỹ, mà có một người bạn của Hạnh hứa sẽ bảo lãnh cho chị tôi qua đó để đi làm. Anh Thụy trả lời rất rành mạch là Mỹ chưa có chính sách mướn lao động từ Việt Nam, coi chừng bị lừa đảo. Tôi chỉ nghe Hạnh nói vậy chứ chưa gặp mặt chị ta bao giờ. Ngồi được một lát, anh Thụy xin phép ra nhà sách Nguyễn Huệ, kiếm mấy cuốn hay hay để mua, anh định đi bộ ra đó rồi sẽ đón taxi về nhà luôn, tôi tình nguyện chở giùm anh ra nhà sách, thả anh ở trước cửa tôi có hẹn bữa nào đó sẽ đãi anh ăn cơm, Nhưng từ đó về sau, tôi không gặp lại anh nữa.
    Tôi quay trở về quán chị Lan trả xe thì thấy bé Trân ngồi ở đó, con bé vừa đi học về, tôi rủ:
    - Lên nhà dì Hạnh đi, dì muốn gội đầu và làm móng luôn.
    Trân gật đầu đồng ý, chúng tôi cùng lên đường. Lúc này trời không còn nắng gắt nữa, đường Pastuer rợp bóng cây xanh, bên lề đường bầy bán đầy trái cây ngoài Bắc, Đà Lạt và cả trái cây ngoại nhập, tôi kêu Trân ghé xe vào mua một ít trái dâu tươi, những trái dâu đỏ thắm trông thật bắt mắt nhưng nếm thử thì có vị chua lè, tôi chỉ mua một ký để chấm muối ăn. Đến đầu hẻm nhà Hạnh, tôi kêu Trân dừng lại ghé vào quán bánh đúc của chị bạn quen. Sau khi cởi nón, tháo khẩu trang, chị Trúc la lên:
    - Trời! Hân hả, cứ tưởng là ai, về hồi nào vậy?
    - Em mới về tới vài bữa trước, hôm nay đến nếm thử món bánh đúc nóng hổi của chị xem mùi vị ra sao.
    - Ngồi xuống đi, chờ chị một lát.
    Chị Trúc tay thoăn thoắt múc bánh đúc vào trong chén nhỏ, rắc hành chiên lên trên rồi mới đổ nước mắm vào, chị bưng lên bàn cho tôi hối:
    - Ăn đi cho nóng em ạ, bánh đúc phải ăn nóng mới ngon.
    Tôi kéo chén bánh đúc về phía mình, múc một muổng đưa lên miệng ăn thử, bánh đúc chị nấu khá ngon và nhất là nước mắm thật tuyệt vời. Ăn hết một chén, tôi vẫn còn thòm thèm kêu thêm chén nữa. Trân tủm tỉm cười nói với tôi:
    - Khiếp, bánh đúc ngán thấy mồ mà dì ăn được hai chén.
    - Cái chén bé tí thế này thì tao nuốt một lúc cả chục chén chứ ăn nhắm gì.
    To họng vậy thôi chứ qua chén thứ hai là tôi đã ngắc ngư rồi. Đang ăn, Hạnh đi đầu về ngang, chị Trúc nhìn thấy ngoắc lia lịa:
    - Hạnh ơi, Hạnh ơi, chị và cháu mày ở đây này, đúc đi..đúc đi.
    Hạnh băng qua đường tiến về phía chúng tôi ngồi, vai khoác cái giỏ xách, tay cầm bó hoa hồng được bọc rất cầu kỳ. Hạnh kéo ghế ngồi xuống, giơ cái bó hoa lên xoay xoay, nói:
    - Em vừa đi sinh nhật đứa bạn, thấy nhiều hoa đẹp quá xin nó một bó đem về chưng. Chị xuống lâu chưa?
    - Vừa xuống đến, ăn hết hai chén bánh đúc là mi về ngang.
    Một người đàn bà to béo phốp pháp xà tới, vỗ lên vai cái Hạnh thật mạnh, nói giọng oang oang:
    - Địt mẹ, hoa ở đâu ra mà đẹp thế em.
    Chẳng cần cái Hạnh giới thiệu, chỉ nghe câu "địt mẹ" là tôi đoán ngay chị Nhung mà Hạnh và lão Đại vừa nhắc về chị hồi sáng. Hạnh vòng tay qua ôm ngang eo chị, nhìn tôi, giớ thiệu.
    - Đây là chị Nhung, mẹ con bé Thu đang du học bên Nhật - Rồi nó chỉ vào tôi - Còn đây là chị Hân em.
    Chị Nhung nhìn soi mói vào tôi, đưa tay ra bắt:
    - Chào em, nghe nói mãi hôm nay mới được gặp mặt, trông thế này hèn gì thằng Nhật nó không rinh đi sớm.
    Được khen, tôi khoái chí toét miệng ra cười. Chị Nhung ngắm tôi một lượt, nhìn từ đàu đến chân rồi quay sang chị Trúc, nói:
    - Nó có nét giống cái Hạnh, nhưng trẻ và xinh hơn nhiều, da trắng cứ như bông bưởi ý nhỉ.
    Nghe chị khen da tôi trắng như bông bưởi, bất giác tôi đưa bàn tay mình lên ngắm:
    - Ý trời, da em thế này mà chị bảo trắng như bông bưởi hả? Chồng em mà nghe thấy chắc ổng chết giấc liền. Ông vẫn gọi em là "bồ hóng" đấy chị à.
    - Trắng thế chứ còn muốn gì nữa? Chị nghe thằng bạn cái Thu gọi điện thoại về bảo, chồng em trông khó chịu lắm. Thế nó để em về một mình mà không ghen à?
    - Ghen gì mà ghen, ổng biết thừa tánh nết em rồi, cho em đi chơi thoải mái, ông bảo em chỉ mê tiền thôi, em mà có theo ai thì người đó phải cỡ triệu phú, triệu phú thì đâu thèm em - tôi cười hắc hắc.
    Chị Nhung đưa tay nâng cằm Hạnh lên, nheo mắt:
    - Chị nói thật nhá, con chị mày có cái tướng sang trọng quá, nó qua Nhật sống là phải, mày thì suốt đời ở lại Việt Nam làm cu li đi em.
    Hạnh bĩu môi, liếc chị Nhung, trả lời:
    - Tôi làm cu li, vậy chứ bà làm cái giống gì?
    - Tao làm nhà báo.
    Chị Nhung cười khanh khách. Chị Nhung quê Hải Phòng có gương mặt khá xinh xắn, nước da trắng hồng, và thân hình tròn trịa, chả có miếng eo nào, người thuôn đuột như cái thùng phi lăn. Tôi không biết nhiều về chị, chính Hạnh nhờ tôi giúp đỡ giùm con gái chị đang du học bên thành phố Osaka Nhật Bản, đây là lần đầu tôi gặp mặt. Chị Nhung tính tình cởi mở, thân thiện, chỉ mỗi một tội nóng tánh như Trương Phi và ưa chửi thề, hình như đó là bản tính của mấy cô gái Bắc mà tôi từng gặp, dù ở đâu, bất cứ lúc nào cứ mở miệng là gắn ngay câu "địt mẹ" ngay cửa miệng. Chẳng biết mọi người khác nghĩ sao, bản thân tôi thấy chói tai, khó chịu vô cùng. Theo lời chị kể, chị này khoái đánh lộn, ai mà lộn xộn là chị nhẩy vào "bụp" (wánh) tại chỗ, bất kể là đàn ông hay đàn bà chị đều không ngán.
    Chiếc xe honda thắng kịt ngay trước mặt làm tôi giật mình nhìn lên, thì ra anh Đại, anh tan sở về ngang thấy tụi tôi ngồi tụm đông nên tạt vào đây. Anh dựng xe, khoá cổ, rồi kéo ghế ngồi cạnh chị Nhung, Tôi gật đầu chào anh, hỏi:
    - Bánh đúc không?.
    Anh nhìn tôi rồi quay sang nhìn chị Trúc, gật gật cái đầu:
    - Cho một chén thôi, còn để bụng chút về ăn cơm với "gấu mẹ "
    Hạnh khều tôi, đưa tay chỉ ra hướng xa xa, nói:
    - Ông Hiệp kìa chị.
    Tôi nghểnh đầu, nhướng mắt ngó về hướng trong hẻm. Từ đằng xa, anh Hiệp mặc áo thung kẻ sọc và cái quần ngắn lửng ngay đầu gối. Anh Hiệp ngày xưa là hàng xóm của tôi, sau khi làm ăn thất bại, anh phải bán căn nhà để trả nợ, còn dư chút đỉnh anh sang lại căn phòng trên lầu 3 chung cư của hẻm này. Tôi quay qua hỏi Hạnh:
    - Tụi thằng Bờm chắc bây giờ lớn dữ rồi hén?
    - U... Thằng Bờm đẹp trai lắm, cao hơn 1m8, trông cứ như tài tử đóng phim. Mẹ nó vẫn chở hai thằng con đi học, Bờm ngồi cao hơn mẹ hẳn cái đầu chả khác gì cảnh chuột tha mèo, nhìn tức cười lắm.
    - Lớn thế sao không tự đi xe mà cứ bắt mẹ chở vậy?
    - Dám cho đi một mình, để tụi nó dụ dỗ cho hút ma tuý hả?
    - Ghê thế à?
    - Sự thật nó là vậy, thằng con bà đấy, cứ phải canh me đưa đón tối ngày, xểnh ra là chết.
    - Thằng Bờm hồi xưa, nó èo ẹo như bê đê.
    - Không, bây giờ thành thanh niên rồi.
    - Chị Dung thì sao?
    - Thấy cũng vậy, em ít gặp chị ấy lắm.
    Cái Hạnh đưa tay vẫy anh Hiệp rối rít. Trong lúc anh ta thả bộ từ từ đi lên, Hạnh kể chuyện anh Hiệp chửi chế độ, nó còn giả giọng và bắt chước điệu bộ của anh: "Cái câu Nguỵ quân Nguỵ quyền là... là nặng lắm, phải gọi là Việt Nam Cộng Hoà, dù sao người ta cũng là một nước, có Tổng Thống, có quân đội riêng, có lá cờ riêng, thế mà cứ gọi người ta là Nguỵ này Nguỵ nọ...như thế là không được". Giọng điệu của anh Hiệp tôi đã quen thuộc từ lâu, từ cái ngày tôi còn là hàng xóm của anh vào năm 1997. Một lần, tôi đang cãi nhau với một tên chào hàng mà trong nước gọi là "tiếp thị", đang ngồi xem ti vi, một gã thanh niên trẻ mò vào tậ nhà gạ gẫm bán sản phẩm. Tôi xua tay đuổi hắn ta ra ngoài và nói "không mua gì hết", nhưng hắn đứng kèo nèo bảo rằng không bán gì đâu, công ty em muốn tặng khách hàng bằng cách bốc thăm trúng thưởng, không ép ai mua cả chị ạ. Nghe bốc thăm trúng thưởng, nổi lòng tham lam, thế là tôi cầm một chai dầu gội đầu bóc vỏ ngoài ra xem, một tờ giấy gấp làm nhiều nếp rớt ra, tôi mở ra đọc, tờ giấy đó có ghi hàng chữ:
    "Chúc mừng quý khách trúng thưởng 1 chai dầu thơm hiệu...".
    Tên chào hàng tươi cười nói với tôi:
    "Chúc mừng chị, chị phải trả tiền cho chai dầu gội đầu này với giá là 46.000 đồng".
    Tôi trợn mắt, hỏi lại:
    "Sao lại phải trả? Hồi nẫy bảo là bốc thăm trúng thưởng mà?" Tên bán hàng ra sức giải thích:
    " Đúng vậy, nhưng theo quy định của công ty, khi chị trúng một trong số giải thưởng trên, thì chị phải trả tiền cho sản phẩm chính, công ty chỉ tặng chị vật trúng giải thôi".
    Hắn chỉ vào chai dầu thơm bé tí hiệu lạ hoắc lạ hơ chưa thấy bao giờ. Bực mình vì biết bị lừa đảo, tôi quát lên:
    "Vớ vẩn, mày tính lừa tao à? Chai dầu gội đầu này thị trường bán giá bao nhiêu? Cao lắm thì 10.000 đồng bạc, cộng thêm chai dầu thơm 5000 đồng, tổng cộng hết chừng 15.000 là cùng. Vậy mà mày bắt tao mua 46.000 đồng, ê...ê tao đâu có ngu dữ vậy mày." .
    Tên chào hàng lải nhải:
    "Chị làm thế thì chết em rồi, chị đã bóc ra thì chị phải mua không thôi công ty bắt em bù số đó. Dầu thơm này mà chị tính có 5000 đồng, làm gì có giá đấy?" .
    Tôi bực bội la lên "5000 đồng là tính giá cao đấy, thứ này biếu không tao còn đánh cho bỏ bố lên, ở đó mà đòi bán." .
    Tuy vậy, để khỏi rắc rối nghe lời lải nhải của nó, tôi đồng ý mua lại chai dầu gội đầu với giá 18 000 đồng, nhưng hắn vẫn không chịu, vẫn cứ mè nheo kèo qua bớt lại. Bỗng có tiến tiếng quát to:
    "Địt mẹ cái thằng lừa đảo này, mày có cầm tiền biến ngay đi không hay là để bố mày kêu công an tóm cổ vô bót bây giờ. Xéo!".
    Tôi giật mình ngước lên, thì ra thấy anh Hiệp đứng ngay cửa, một tay chống nạnh, một tay chỉ thẳng vào mặt tên bán hàng. Tên này thấy có đàn ông xuất hiện, len lét gôm mấy thứ hàng bỏ trong giỏ xách, cầm tiền tôi để trên bàn rồi đi nhanh ra phía cửa. Tôi gọi với theo:
    "Lấy theo cái chai dầu thơm của mày đi, ai xài cái đồ quỷ này." Hắn quay lại với chai dầu thơm rồi đi mất dạng. Anh Hiệp nhìn tôi phì cười nói:.
    "Bọn lừa đảo bây giờ chúng nó cù nhầy lắm, thằng bé bán thuốc là đầu cổng, hôm qua cũng bị chúng nó lừa mất mấy chục ngàn đấy, y chang trường hợp này. Bọn bố láo bố lếu.".
    Tôi nhìn theo hướng tay anh chỉ ra phía cổng, thằng nhóc bán tủ thuốc là đầu đường đang nói chuyện với ai cười toét miệng, tôi bật cười thầm nghĩ thì ra thiên hạ cũng lắm người có lòng tham giống mình. Nhưng nghĩ cũng tội nghiệp thằng nhỏ, bán thuốc là lẻ một ngày kiếm được mấy đồng lời đâu mà cũng bị lừa.
    Anh Hiệp đã lên đến nơi, kéo ghế ngồi xuống, nhìn sang phía tôi, chợt như nhận ra người quen, anh ơ lên ngỡ ngàng:
    - Hân hả? lâu lắm mới gặp lại em, dạo này em ở đâu?
    - Em mua nhà trên quận I.
    - Nghe bảo em qua nước ngoài định cư rồi mà?
    - Dạ phải, em qua Tokyo mấy năm rồi.
    - Thế là nhất em chứ sống làm chó gì với bọn Cộng sản này, tức anh ách.
    Tôi cười hỉ hả, chị Nhung thêm vào:
    - Mày chọt trúng vào nỗi đau của nó đi, nó xổ chính trị cho mà nghe em ạ, bọn chị ở đây nghe nó giảng giải mãi rồi.
    Anh Hiệp mặt bắt đầu đỏ dần lên:
    - Mấy bà chẳng biết tí gì về chính trị chính em, về tình hình kinh tế xã hội, mấy bà bị báo chí trong nước ru ngủ thì biết cái đếch gì. Mà mấy bà có phải công nhận những gì tôi nói là đúng không?
    Tôi không biết những lần trước anh Hiệp đã nói gì với mấy chị, còn bây giờ, chỉ thấy mặt anh đỏ tía lên, cổ gân lên cố sức bảo vệ những ý kiến mình đưa ra. Tôi ngồi im lắng nghe, lâu lâu làm thầy dùi cho anh hăng tiết vịt. Hết chuyện chính trị, chị Nhung đổi qua nói chuyện tình yêu, về lứa đôi hạnh phúc, chị bảo:
    - Nghe chính trị mãi chán rồi, mình đổi qua chuyện khác.
    Anh Hiệp dường như chán ngán, đứng dậy chào tụi tôi xin phép ra về, lão Đại gọi chị Trúc tính tiền, rồi cũng đứng dậy chào mọi người bảo phải về phục vụ "gấu mẹ". Chị Nhung cũng về lo cơm nước cho chồng. Tụi tôi còn lại, rút lên nhà cái Hạnh.

Xem Tiếp Chương 11Xem Tiếp Chương 29 (Kết Thúc)

Một Người - Một Đời
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Đang Xem Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
 
Những Truyện Dài Khác