Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Đất Trời Tác Giả: Nam Dao    
Cung Đình

    Tháng chín, Quí Sửu ( 1432 )
    Nguyên Long lên ngôi. Thái Tông Văn hoàng đế, niên hiệu Thiệu Bình, lúc đó chưa được mười hai tuổi nhưng không nhờ Thái Hậu buông rèm coi chính sự. Nguyễn Trãi được sai viết văn bia Vĩnh Lăng kể công đức Lê Lợi, lại lui về Côn Sơn, dâng biểu từ cái chức Gián Nghị đại phu được Tiên đế phong cho. Thị Lộ đùa :
    - Này thầy, người ta là quan có quyền. Còn mình, làm quan chỉ có trách vụ can ngăn. Mà lại can ngăn Vua, nghĩa là không có thể xiểm nịnh ton hót. Em nghĩ - Lộ cười - con đường thăng quan của Gián Nghị đại phu là con đường xuống huyệt ! Thầy từ quan là không muốn em góa, em đội ơn thầy !
    Nghe Lộ nói, Trãi mủi lòng nhưng cố gượng cười. Vua nay miệng còn hơi sữa, có làm gì đâu mà cần can ngăn. Quyền lực nay tập trung vào tay bộ ba Sát, Vấn, Ngân.
    Nhưng thời cuộc đầu năm Thiệu Bình thứ nhất vẫn còn là một bàn cờ thế. Sát nắm quân đỏ, bên kia Ngân nắm quân đen. Vấn lúc gà bên này một tiếng, khi phụ họa bên kia một câu. Ðám quan văn võ bu quanh xuýt xoa trầm trồ. Riêng bọn Nội Mật viện, vốn xảo quyệt, không bàn tán, chầu rìa chờ lúc cờ tàn để thủ đắc cơ hội đẩy tốt sang sông. Về phần bọn hoạn quan, chúng là những kẻ bị lãng quên với một ông vua không chút quyền hành, cho đến nay chỉ biết bắt chúng làm ngựa để cưỡi lên lưng. Thái giám Ðinh Hối lầm lũi trong hành lang cung cấm, thì thào bàn tán với đám hoàng phi mới góa bụa đang hóa thành những cái bóng ma dật dờ ngẩn ngơ trước một cuộc đổi đời trong chớp mắt.
    Tân niên, năm Giáp Dần. Năm tuổi của tân Hoàng đế khiến miệng lưỡi thế gian có dịp kháo nhau không biết liệu nhà vua có tai qua nạn khỏi không ? Ðó là cách nói cạnh nói khóe vu vạ cho những kẻ nắm quyền bởi đám người đang hoang mang tìm chỗ đứng. Ðinh Hối bắt mối với học sĩ Lê Cảnh Xước, người của Nội Mật viện, chuyên việc giấy tờ thu thuế dưới tiên triều. Xước bàn bạc thế nào với Nguyễn Thúc Huệ không một ai biết, đi liên lạc đám văn quan như Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thiên Hựu, Trình Thuấn Du, Bùi Ư Ðài, Bùi Cầm Hổ... Sát biết chuyện, hiểu là muốn nắm triều chính thì không thể thiếu bọn giá bút. Dùng Phan Thiên Tước như thân tín, Sát sai cấu kết với Thái sử Bùi Thì Hanh và Lễ bộ thị lang Trịnh Toàn Phương. Tước bàn bạc với Cảnh Xước và Cầm Hổ, tạo ra liên minh giữa Sát và bọn văn quan, đằng sau được sự ủng hộ của Nội Mật viện. Trong khi bọn giá bút tính toán, đám túi gươm vẫn bình chân như vại. Ðại đô đốc Lê Vấn nắm binh quyền, nay lại được giao trách vụ kề cạnh ngôi vua, cùng Tư không Lê Ngân lấn dần quyền Tư đồ Lê Sát, nhưng cả hai đều ngạc nhiên không thấy Sát phản ứng mạnh mẽ.
    Sau Tết Nguyên Ðán, bộ ba Sát, Vấn, Ngân duyệt lại chiếu dụ trong dịp tân niên. Ngày mồng sáu tháng giêng, Nguyên Long ngồi trên ngai vua, đọc :
     Ðạo làm tôi cốt yếu có hai điều. Trên thì yêu vua, dưới thì yêu dân. Yêu vua phải hết lòng trung, yêu dân phải hết lòng thành. Mới rồi, tìm người hiền giúp việc trị nước, đã có lệnh cho mọi người tiến cử, đến nay vẫn chưa được một người nào, thế là ra làm sao ?
    Sát đỏ mặt, cau mày nhìn Vấn. Sau buổi chầu, Sát hỏi Vấn, giọng gay gắt :
    - Ðại Ðô đốc, chiếu dụ không phải như tôi cũng như cả ngài và Ðại Tư không đã cùng nhau duyệt trước và đồng ý. Thế là ngài có ý gì ?
    Vấn luống cuống :
    - Chính tôi cũng không hiểu ! Ta cùng lại hỏi nhà Vua xem sao !
    Khi Ðinh Hối đưa ba vị phụ chính vào cung Càn Ðức, Nguyên Long đang ngủ trưa. Bị đánh thức, Long cầu nhàu nghe Ðinh Hối dặn dò. Lát sau, Long ra ngồi trên sập. Vấn khẽ rập đầu, hỏi :
    - Hoàng thượng, sao không đọc chiếu dụ do thần dâng ?
    - ...
    - Ai xui Hoàng thượng sửa lại câu đầu. Lẽ ra là ‘‘ Trẫm ở ngôi cao, nhưng nhờ ba vị đại thần phụ chính, giữ nghiêm phép nước, thiên hạ an lạc thái bình ’’.
    - Không ai xui ta ! Lời ta xuống chiếu, là lời của Mạnh Tử bàn về đạo làm tôi ! Sai chăng ? Ðại đô đốc sửa lại thế nào ?
    Nghe Nguyên Long thản nhiên đáp với giọng khiêu khích, Lê Vấn gầm gừ :
    - Hoàng thượng tuổi nhỏ, chớ có dại dột nghe bọn xấu xúi bẩy. Chắc lại trong đám hoạn quan...
    Vấn không ngờ là Long đột nhiên nắm chén trà đập xuống đất, quát lên :
    - Hai vị Tư đồ và Tư không có nghe chưa ? Bảo Vua là dại dột có phạm thượng không ? Ta tuổi dẫu nhỏ, nhưng ta là vua. Ðại tư đồ, khi Tiên đế băng hà, dặn gì, Tư đồ còn nhớ không ?
    Sát chẳng nói chẳng rằng, quì xuống rập đầu xin tha tội. Ngân bắt chước, và Vấn đặng chẳng đừng cũng phải làm theo. Dĩ nhiên, Ngân không thể bênh Vấn. Liên minh này từ nay có vết rạn : Sát đồng ý với Ngân rằng từ nay trở đi, chỉ để Hoàng thượng dựa cột bên đông điện Hội Anh nghe việc triều đình, ngai vàng ở giữa bỏ trống, một bên là Lê Sát, bên kia là Lê Ngân ngồi coi chính sự.
    Dựa trên chiếu cầu hiền, bọn văn quan thảo sớ tiến cử lại Nguyễn Trãi nay đã về ở ẩn trên Côn Sơn. Sát không thể chối từ, thể theo cái điều đã ngầm thỏa hiệp với đám văn quan. Riêng về phần Nguyên Long, nhà vua học được bài học đầu của quyền lực. Mỗi lần nhớ đến khuôn mặt thất thần của một viên Ðại đô đốc đã từng chiến trận hai mươi năm, Long không khỏi cùng một lúc thấy lại trước mắt mình vẻ hỉ hả ở đuôi mắt Lê Sát.
    Trong số một trăm năm mươi sáu người được gọi ra tham chính chẳng phải chỉ có Nguyễn Trãi. Vấn nay đã ngả về phía Lê Sát, đồng tình cho gọi Trịnh Hoành Bá và Lê Quốc Khí, kẻ đã hãm hại Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo, từ Diễn Châu về Kinh. Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hổ đều là Ngôn quan thời tiên triều, đọc lại chỉ dụ của Lê Lợi, nghiêm cấm không bao giờ dùng Hoành Bá, Quốc Khí vì tội cáo gian giết hại công thần. Sát thuận theo lời Tích và Hổ, nhưng đòi phải ủng hộ mình quyết định truất chức Trịnh Khắc Phục, em khác cha cùng mẹ với Lưu Nhân Chú, không cho làm Nam Ðạo hành khiển. Em của Phục là Trịnh Khả uất ức nhưng không làm gì được.
    Ngày mười lăm tháng giêng, Lê Sát làm chủ tế, sai giết ngựa trắng lấy máu cho bá quan ăn thề, lập đàn tế cáo với trời đất. Ngày hai mươi, Sát điểm quân bộ và quân thủy trên bờ sông Nhị, cạnh dinh Bồ Ðề. Bấy giờ, rõ là Sát đã nắm được gần hết quyền bính. Chưởng quan Nội Mật viện Nguyễn Thúc Huệ lúc đó mới ngả cờ, trở thành cánh tay phải của Sát trong mọi sự vụ quan hệ.
    Nguyễn Trãi được bổ làm Hành khiển thừa chỉ, dâng biểu tạ ơn. Vài ngày trước khi Trãi rời Côn Sơn về Kinh, Lộ nói dỗi :
    - Thầy làm Hành khiển cho một vị thiếu đế không có quyền, chắc là sẽ bận bịu lắm. Thôi, thầy cứ đi một mình, thầy nhé...
    Trãi phải năn nỉ mãi Lộ mới chịu theo, nhưng dặn là không thù tiếp ai ở nhà, và nhất là cứ có dịp thì rời Ðông Ðô lánh đi Nhị Khê.
    Công việc đầu của Trãi không dính gì đến sự vụ hành khiển. Nguyễn Thiên Tích làm Ngự tiền học sinh cục trưởng, xin để Trãi phụ tá mình trong kỳ thi học sinh đầu tháng hai, lấy đỗ nghìn người, chia làm ba bậc. Bậc nhất và nhì, đưa về cho học ở Quốc tử giám. Bậc ba, cho học tại các nhà học ở các lộ và đều miễn lao dịch. Ðó là lần đầu lê dân có cùng cơ hội như đám con cháu quan từ hàng tam phẩm trở lên vẫn tự động được vào học ở mọi nơi. Nhưng nói cho ngay, từ thời Lê Lợi, cái học ở Quốc tử giám dẫu chỉ nhắm đào tạo nha lại cũng chẳng mấy thành công. Trãi cùng đám quan văn dâng sớ xin cải tổ việc học . Bọn đại thần phụ chính gạt đi, coi chữ nghĩa là phù phiếm.
    Sự nghi kỵ đám giá bút sau thời gian đó trở thành trầm trọng vì vụ giám sinh Nguyễn Ðức Minh bị bắt. Số là Minh rời nhà đến Quốc tử giám, thấy dán ở vách đền trên đường một mảnh giấy trong có câu ‘‘ ...Ðại tư đồ Lê Sát và Ðô đốc Lê Vấn cùng mưu giết ông Sĩ phán đại lý ’’. Ðức Minh gọi người đến xem rồi lấy xé ra ném xuống nước. Ai cũng biết ông Sĩ chính là tên tục của Lưu Nhân Chú. Sát giận, ngờ Minh viết, sai bắt rồi tra khảo thừa sống thiếu chết để tìm ra những kẻ chủ mưu đằng sau. Minh không nhận. Sát định chém nhưng Ngôn quan Nguyễn Thiên Hựu cho là còn ngờ, xin giảm tội chết, chỉ tịch biên gia sản và bắt đi đày.
    Thời gian đó, nạn hạn hán đã kéo dài hai tháng. Không mưa, mặt ruộng khắp nơi nứt nẻ sạm xịt như da xác chết, cả mùa lúa vụ Ðông Xuân coi là thất bát. Dân từ Mường Ba Long, Mường Mộc... kéo về Kinh ăn mày ăn xin, người chết đói rải rắc khắp năm cửa ô. Sát lo, nhưng không biết làm gì hơn là sai đặt đàn chay ở điện Cần Chính rồi cho cầu đảo. Theo lời của vợ lẽ là Nguyễn thị, Sát bắt các quan rước Phật chùa Pháp Văn ở Cát Châu về Kinh cầu mưa, dùng tay thuật sĩ họ Trần lập đàn tế sao ba ngày ba đêm. Trời vẫn không mưa. Ngày 24 tháng tám, vào giờ Thìn, Kinh đô nhốn nháo, hàng dân la ó chạy như kiến vỡ tổ vì ở phương đông bắc, khí xanh khí đỏ như hình cầu vòng tụ lại lừ lừ bay về. Cũng hôm đó, người thợ ở Tả ban tất tác là Cao Sư Ðăng xây chùa Thanh Ðàm có đến tám mươi gian, buột miệng ‘‘ ...thiên tử không có đức, đại thần ăn của đút, có gì là thiện đâu mà làm chùa to thế ! ’’. Bị cáo giác, Sát nghe giận lắm, sai bắt Sư Ðăng. Quan thẩm hình bảo ‘‘ Nó dám nói càn, đem chém ! ’’ . Nguyễn Thiên Hựu lại xin tha tội chết. Sát quát ‘‘ ...trước đã nghe ông, không giết Ðức Minh vu cho ta tội hại công thần, nay lại định tha thằng này, làm sao răn sợ đứa khác ! ’’. Hựu không nói nữa. Sát sai mang chém Sư Ðăng thì trời mưa nhỏ. Hôm sau, trong triều Sát hớn hở :
    - Nếu nghe Ngôn quan, làm gì có trận mưa ấy.
    Không ai ngờ rằng Lê Ngân nói sẵng:
    - Giết nhiều kẻ xấu thì mưa nhiều, chỉ có điều xương người chất đầy đường khó đi mà thôi !
    Trời vẫn giáng cơn hạn xuống đất Giao Chỉ, cả tháng chưa có đến một giọt mưa. Bắt đầu vào hè, mặt đất chằng chịt những vết cùi hủi khô hoác trơ ra dọa nạt. Gạo trong kho nhà vua phát đã gần hết, trong khi đám người đói ăn kéo về Kinh mỗi lúc một đông. Họ ngơ ngẩn, mắt trắng dã, miệng hông hốc, chân bước khật khừ. Lê lết ở cổng chùa chiền, họ xếp thành hàng dài, tay nâng những chiếc bát mẻ lên mỗi khi có khách thập phương đi ngang.
    Một điều lạ, hàng dân trố mắt thấy quân lính địa phương từ các châu, lộï đi hộ tống từng đoàn xe chở hàng trăm cái cũi đưa về Kinh. Sau những mảnh vải đen trùm lên cũi, không ai biết là gì. Chỉ nghe thấy tiếng kêu tựa như tiếng chí chóe, người ta kháo nhau có lẽ là tù binh bắt từ Mường Ba Long, nơi có dân nổi loạn chống triều đình. Có người ra dáng chê bai, bảo đói thế này, giết cho xong chứ tù chỉ nuôi tốn cơm. Từ cửa Ðại Hưng, đoàn xe tập hợp lại rồi theo ven sông Tô Lịch chia nhau đi về phía Hoàng cung. Thái sử Bùi Thì Hanh và Lễ bộ thị lang Trịnh Toàn Phương đã chờ sẵn, chỉ trỏ ra lệnh, đoàn xe cái thì vào điện Vạn Thọ, cái thì vào điện Cần Chính, Kính Thiên ... Phương không đội mũ và không mặc áo tía dành cho quan hàng ngũ phẩm như lệ thường. Bỏ tóc xõa đến vai, quan Lễ bộ lần này choàng lên người một bộ áo thụng trắng toát, lưng thắt bằng dây cói, tay cầm thiền trượng có gắn những quả chuông nhỏ leng keng nhịp theo từng bước.
    Ðầu giờ Thìn, ba tiếng trống thì thùng điểm. Khi đó, Lê Sát và Nguyễn-thị từ điện Kính Thiên bước ra. Cũng đúng lúc đó, có tiếng lao nhao. Rồi tiếng quát :
    - Sao lại bắt ? Bắt làm gì ? Trả lại cho ta...
    Sát quay sang hỏi. Tên chưởng đội chạy ra. Lát sau, hắn quay về, gập đầu thưa :
    - Bẩm Ðại Tư đồ, một thằng khùng khùng...
    Ngoắc tay, Sát lạnh lùng :
    - Bắt nó, hạ ngục ngay cho ta !
    Toàn Phương lẩm bẩm khấn vái cho đến khi Thái sử Bùi Thì Hanh đến gần nói nhỏ vào tai. Cả hai tiến về phía Sát. Phương vòng tay cúi đầu :
    - Bẩm Ðại Tư đồ, mọi việc đã sẵn sàng. Ðại Tư đồ đi ngay cho !
    Sát nhìn lên trời cao. Nắng gay gắt đổ lửa xuống nhân gian không một chút gì thương xót. Ðằng xa, tháp Báo Thiên ánh lên sắc lấp lóe của những chiếc tầm sét chờ cơn thịnh nộ. Thình lình trời tối dần. Khi cả bọn vào trong điện Kính Thiên, Thì Hanh thì thầm :
    - Bẩm Ðại Tư đồ, con tinh vượn đen sắp ăn mặt trời. Ðúng khi nó nhe răng ra gặm, ta mới giết những con vượn sống đã trấn yểm ở vị bộ bát quái trong cung điện, ắt khống chế được tai biến như hạ quan đã trình...
    Hanh chưa dứt lời thì Toàn Phương, răng cắn chặt một bó hương đang cháy, tay phải cầm thiền trượng, tay trái buộc bó chỉ ngũ sắc giơ lên bắt quyết, đảo người xoay vòng vòng như lên đồng. Nhạc ngũ âm tấu lên, cung bậc thoắt lên cao, chói vào tai như kim đâm. Nguyễn-thị thì thào :
    - Khống chế tai biến thế nào ?
    Thì Hanh đáp :
    - Dạ, lúc tinh vượn thấy đồng loại chết, nó sợ há mồm ra kêu thì không nuốt được mặt trời...
    Trời tối sầm xuống. Ðúng lúc ấy, trống ngũ liên nổi lên. Ngoài cung, tiếng la ó, tiếng chân chạy thình thịch. Ở khắp các điện, vượn tru tréo kêu thảm thiết. Bọn lính rút dao chực sẵn, dứt hồi trống là thẳng tay đâm vào rồi cứa cổ vượn. Giết xong, bọn lính được lệnh lấy máu vượn vẩy lên sân cung điện. Ðến lúc mặt trời ló ra thì rõ là con tinh vượn đã bỏ chạy vì sợ. Sợ cũng phải, đếm ra có đến dư ba trăm con vượn được mang ra trấn yểm ở năm cung và sáu điện. Máu trên sân, trên sàn, đỏ lè, kỳ cọ phải hai ngày sau mới sạch.
    Sau hôm có nhật thực, Ðại Tư đồ nắm quân quyền vui hẳn lên, hậu thưởng cho Bùi Thì Hanh và Trịnh Toàn Phương. Chẳng để Nguyễn - thị nài nỉ lâu, Sát để vợ lạy Toàn Phương làm thầy. Mặt trăng đói đi gặm mặt trời đâu chỉ là điềm họa. Lính mang xác vượn ra phân phát cho những người đói ăn nằm rải rác khắp nơi trong Kinh. Họ hò hét tranh nhau xô vào cướp. Có kẻ kêu ‘‘ Ăn vượn, như ăn trẻ con ! ’’. Người ta liền đáp ‘‘ ...đói thì trẻ con cũng ăn ’’. Từ cổng chùa Báo Thiên, Ðạo Khiêm miệng niệm nam mô, đi theo một chú tiểu. Không hẹn, Khiêm chống gậy đến chỗ Trãi ở, bảo :
    - Ông bạn của chúng ta bị bắt rồi. Hôm qua hắn la ó gây sự với bọn quan quân ở Hoàng thành...
    Trãi hỏi cớ sự, rồi cả hai đến Thẩm hình viện xin cho gặp tên tù mới bắt, vào ngục nhưng vẫn la thét cả đêm như người điên. Ngục quan mở cửa, tay đưa một ngọn trủy thủ, thưa với Hành Khiển rằng nếu tên tù điên thật thì cứ giết ngay, không sao. Ðạo Khiêm và Trãi bước vào, nhìn Lý Tử Cấu co ro nằm, đầu gối kéo lên đến cằm. Khiêm chưa kịp hỏi, Cấu đã kêu toáng lên:
    - Chúng nó bắt con vượn lông vàng của đệ rồi !
    Thấy Trãi bên cạnh Khiêm, Lý Tử Cấu nổi nóng, gay gắt :
    - Huynh đài thấy đấy ! Muốn cướp muốn bắt là cướp là bắt...Cái triều đình của huynh còn ngặt hơn cả bọn quân Minh ngày xưa.
    Trãi ngượng ngùng im lặng, để Ðạo Khiêm kể. Nghe việc giết vượn trấn yểm, Cấu nước mắt trào ra, giận dữ gào :
    - Chúng nó giết tri kỷ của ta rồi ! Trời ơi ! Trời không có mắt ư ?
    Quay mặt vào tường, Cấu ấm ức khóc như con trẻ, mặc cho Ðạo Khiêm dỗ dành an ủi. Trãi buồn bã, không nói gì. Làm quan, chàng mới biết mình liên đới trách nhiệm cả cái chuyện dị đoan mê tín mà bọn Thì Hanh và Toàn Phương giấu kín cho đến lúc thi hành.
    Thẩm hình quan cho lệnh tha, Trãi và Ðạo Khiêm thuê cáng mang Lý Tử Cấu về chùa Báo Thiên. Cho đến lúc Trãi chắp tay tạ từ, Cấu mới mở miệng :
    - Này Ức Trai ! Hiền huynh sướng hay khổ ?
    Ngập ngừng, Trãi thốt :
    - Không sướng !
    - Nhàn nhân bất lợi thiên hạ, thiên hạ trị hỉ ! Ðừng ai đi làm lợi cho thiên hạ, ắt thiên hạ sẽ vui mà trị. Ðệ hiểu huynh không phải vì cái bả khanh tướng mà xuất. Nhưng huynh nhớ cái tích Dương Tử đi câu ở sông Bộc chứ. Hai đại phu được Sở Vương sai đến vời ông ra phụ chính, ông không thèm ngoảnh lại, bảo thà là con rùa sống kéo đuôi trong bùn còn hơn con rùa chết bảo quàn ở chốn miếu đường. Thôi đi, đi đi, đừng làm bẩn mình nữa !
    Sai người vời Thị Lộ vào hoàng cung, Nguyên Long thấp thỏm từ khi mặt trời ló ra sau đỉnh tháp Báo Thiên phía đông điện Càn Ðức. Ði ra đi vào, Long ngứa chân đá bọn hoạn quan, miệng chửi om xòm. Xưa nay vốn được yêu dùng, Ðinh Phúc cũng phát sợ, tìm gọi Lương Ðăng. Dưới tiên triều, Ðăng đã chém đầu chú ruột là ngụy quan Lương Nhữ Hốt, kẻ làm tham chính cho Thượng thư Hoàng Phúc nhà Minh sang cai trị Giao Châu. Ðăng tìm đường tiến thủ bằng cách tự thiến để xung vào làm hoạn quan, đồng thời là tai mắt cho Nội Mật viện. Tiên đế Thái Tổ cho Ðăng chức Nội nhân phó chưởng, nhưng vốn tính nghi kỵ và không ưa nịnh nọt, sau đẩy Ðăng ra cho làm văn đội. Nội Mật viện nay lấy cái thế liên minh với Lê Sát, lại đưa Ðăng trở lại hoàng cung, tiếng là để tập tành cho đám cung nhân nghề thư họa hát xướng. Khéo bày trò chiều vị tân hoàng đế tập tễnh vào tuổi dậy thì, Ðăng dần dần chiếm được lòng Nguyên Long.
    Ðược lệnh gọi, Ðăng giả khép nép, đẩy cửa rồi quì một gối, giọng như đóng vai hề :
    - Muôn tâu bệ hạ, có lệnh truyền là kẻ tiện nhân đến ngay mong báo đáp hoàng ân...
    Ðang bực mình, Long sẵng :
    - Ta truyền lệnh gì... Hoàng ân cái mả mẹ mi !
    Dứt lời, Long giật cây cung treo trên vách. Bọn hoạn quan còn ngạc nhiên thì Long đã lắp tên vào nhắm rồi bắn. Thật may, mũi tên vút cạnh đầu một hoạn quan thập thò ở cửa. Thế là cả đám tóe chạy, miệng la ôi ối. Không ngờ đến cái trò vui lạ lùng này, Long thích chí tiếp tục bắn, tên găm lên vách, lên cột. Bọn hoạn chạy ra vườn Ngự Uyển. Long đuổi, rồi rình cứ như đi săn. Lát sau, đã có kẻ bị tên vào đùi, vừa kêu đau vừa tập tễnh chạy. Long đuổi theo, tay lắp tên, miệng thét ‘‘ ...con hoẵng, mày chạy đằng trời à ?... ’’. Tên hoạn quan ngã chúi mặt vào bụi cây ngâu. Ðịnh chồm dậy nhưng Long đã nhào lại chặn, mũi tên căng trên dây kê vào thái dương, tuột tay là mất mạng như bỡn. Tên hoạn quan sợ quá, miệng rối rít :
    - Ối giời đất ôi, tha cho tôi... giời ơi là giời !
    Long cười ha hả :
    - Lần đầu ta thấy một con hoẵng biết nói. Giời đâu mà gọi, hả ?
    - Lạy hoàng đế, bỏ hộï cái mũi tên ra... Con hoẵng này muốn sống... giời ơi là giời !
    - Lại gọi giời à ...
    Ðúng lúc đó, bọn lính Thiết Ðột ở đâu hiện ra. Một tên quì xuống chưa kịp tâu thì giọng đàn bà đã cất lên :
    - Muôn tâu bệ hạ, tiện nữ vâng thánh chỉ đã tới hầu. Xin bệ hạ chớ để tiện nữ thấy máu, sợ lắm...
    Nguyên Long nghe tiếng Thị Lộ, quẳng ngay cây cung xuống đất, miệng vui mừng :
    - Chị đấy à ! Em chờ mãi... Sốt ruột nên mới phải bày trò săn hoẵng.
    Vừa tội nghiệp, vừa buồn cười, Thị Lộ cố giữ cung cách nghiêm trang, quì xuống gập đầu :
    - Tiện nữ phụng mệnh, cung chúc hoàng thượng vạn tuế !
    Long nhảy lại cạnh Lộ, nắm tay rồi liến láu :
    - Với người ta thì bệ hạ hay hoàng thượng được chứ với chị thì không ! Vào đây, vào đây với em...
    Vừa nói, Long vừa kéo Lộ đi.
    Long có chủ đích, nắm tay Lộ, đi như chạy. Lộ bước theo, nói nhỏ :
    - Bệ hạ là vua, chẳng thể như người ta. Xin đừng tự xưng là em như hồi nãy nữa, không được đâu.
    Ngừng chân, Long hỏi :
    - Làm vua, rồi chẳng thể thế này, không được thế kia ! Thế thì để làm gì ? Chị bảo không xưng em, chẳng lẽ xưng ta à ?
    Lộ ngẫm nghĩ. Nhớ đến những mảnh gương vỡ vụn phản chiếu khuôn mặt nát ra thành những mảnh sắc nhập nhòa và tiếng thét vô vọng ngày Long bỏ chạy về hoàng cung dạo nọ, Lộ bỗng chạnh lòng. Tai lại văng vẳng tiếng Long gào ‘‘ ...ta làm gì có mẹ! ’’ và tiếng nghiên mực đập vào cái gương góc thư phòng hôm nào, nàng đồ rằng sự ngỗ nghịch tai quái đến ác độc của Long chỉ là cách giấu đi nỗi cô đơn trong lòng đứa trẻ thiếu tình thương một người mẹ. Nhìn Long, Lộ dịu dàng :
    - Thì xưng là... quả nhân. Và thôi, cứ gọi tiện nữ là chị cũng được !
    - ...Quả nhân... sẽ chỉ gọi một mình chị là chị.
    Hai người đi dọc qua hành cung, rẽ về phía đông điện Hội Anh. Long kéo Thị Lộ đến cạnh chiếc cột to bằng hai người ôm, chạm trổ một con rồng lượn từ dưới lên, ngóc đầu nhìn vào sân chầu nơi bá quan nghị sự. Không nhìn Lộ, Long giọng rưng rưng thì thào :
    - Chỗ này là chỗ khốn nạn nhất, chị biết không ?
    Lộ ngạc nhiên nhìn. Thân rồng vẩy sắc vểnh lên, vờn quanh là bốn con hổ, con nằm phủ phục, con dương nanh há miệng, con chồm chân như sắp vồ. Lạ là ngoài cặp mắt rồng tròn vo lồi ra, mắt những con hổ bị khoét sạch, nét dao vụng về xoáy vào bằm vặp. Lộ buột miệng :
    - Tại sao lại thế ?
    - Quả nhân dựa cái cột này đã một trăm sáu mươi hai ngày để nghe chúng nó bàn chính sự, làm cái này, thôi cái nọ... Cái ngai vua bỏ trống, vua đứng dựa cột cho Tư đồ, Tư khấu sai bảo quần thần.
    Rút chiếc dao găm từ chiếc bao da có thếp vàng ra cầm, Long thẳng tay đâm vào mắt con hổ đang chồm chân. Vừa khoét mắt hổ, Long vừa nghiến răng :
    - Con hổ này nó bắt quả nhân lấy con nó làm vợ đấy... Tháng sau thì con hổ cái về ở điện Vạn Thọ, vua có ưng hay không cũng mặc !
    Nói đến đó, Long ngồi phục xuống chân cột, hai tay bưng mặt, khóc rưng rức. Nhìn đôi vai Long run rẩy, Lộ không biết làm gì. Nàng để Long cứ thế khóc vùi, chỉ lẳng lặng nắm tay Long khe khẽ bóp. Nhìn lên, bốn con hổ nay đều chột mắt chầu quanh con rồng vẩy sắc, Lộ rùng mình. Nàng bỗng sợ cho Long. Dẫu sao Long cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ. Lộ thì thào :
    - Có nhớ chị nói gì dạo nọ không ?
    Ngạc nhiên thấy mình xưng chị với Long, Lộ nghe Long nức nở :
    - Nhớ, nhớ một chữ nhẫn chị dặn...
    Lát sau, Long gạt nước mắt, giọng quả quyết :
    - Quả nhân hỏi chị trước, chị ưng thì sẽ xin Tư đồ Lê Sát để chị vào điện Vạn Thọ giảng kinh sách cho quả nhân ! Chị bằng lòng không ?
    Triều đình đồng lòng sai Hành khiển Nguyễn Trãi viết thư cầu phong với nhà Minh cho Văn Thái Tông Nguyên Long. Biểu cầu phong đã đưa lên Tư đồ Lê Sát duyệt đến hai tuần trăng nhưng Trãi vẫn chưa nghe động tịnh. Khoảng thời gian đó, hoàng cung huyên náo vào dịp làm lễ tơ hồng cho Thái Tông và Lê Kim Dao, con gái thứ của Tư đồ Lê Sát. Chuyện lễ lạc xong, Lê Cảnh Xước và Nguyễn Thúc Huệ mời Trãi vào Nội Mật viện. Xước giả lả :
    - Biểu cầu phong do quan huynh viết đúng là rồng bay phượng múa. Duy có một điều bàn với quan huynh là nên đổi lại...
    Trãi vái, rồi nhẹ giọng :
    - Quan huynh nói, đệ xin lĩnh giáo.
    Lê Cảnh Xước nhìn Thúc Huệ, trịnh trọng ê a đọc lại bài biểu, rồi đòi đổi lại mấy chữ. Nghe Xước nói, Trãi phát bực mình. Thật ra, đổi dăm ba chữ thì biểu văn mất đi cái hùng khí tự cường kín đáo, đâm thành quị lụy lời của phiên thần van nài xin xỏ với đức Ðại hoàng đế nhà Minh. Hít một hơi dài vào lồng ngực, Trãi giữ bình tĩnh, nhìn hai vị đồng liêu một chặp. Chàng đoán là việc trì trệ gửi biểu cầu phong do Sát quyết định, ý để con mình thành nguyên phi rồi mới chính thức xin cho Lê Thái Tông Nguyên Long làm An nam quốc vương. Như vậy, cháu ngoại mình là giòng giõi huyết thống, sau tất nhiên sẽ kế vị trị vì. Chàng cũng hiểu rằng Sát không sai bảo, hai vị đồng liêu này đâu dám tự tiện đến xách mé một câu, hai chữ với mình. Gượng cười, Trãi chắp tay, nhẹ giọng :
    - Quan huynh góp ý, đệ kính cẩn ghi tâm. Nhưng lần này thì đệ xin huynh thứ lỗi. Ðệ nghĩ rằng văn có cái khí của văn. Khí thuần nhất, phải nhất quán về tình và về lý. Ðằng sau tình và lý, là hồn. Hồn của biểu văn đây là cái hùng tâm đế vương một cõi, không cúi đầu để xin, không quì gối để nài... Chỉ một hai chữ là có thể đổi hẳn cái ý chí kia, làm hại đến quốc thể. Xin huynh nghĩ lại cho...
    Thúc Huệ chen vào, mặt lạnh như tiền :
    - Quan Hành khiển, vâng lệnh Tư đồ sai chúng tôi hội ý với ngài...
    Trãi ngắt :
    - Nội Viện chính sứ, đổi dăm chữ là ý của Tư đồ hay là ý của hai vị...
    Nói đến đó, Trãi bỗng nghĩ đến cái cảnh hạn hán đang đe dọa hàng dân, bực bội tiếp :
    - ...Thôi, hai vị biết còn biết bao nhiêu việc cần làm ngay, xin chớ bận tâm về một vài chữ...
    Cảnh Xước cầm bản thảo bức biểu đập xuống, cao giọng :
    - Nhưng lệnh Tư đồ, chúng tôi không làm không được !
    Trãi không dằn được, đứng bật dậy. Nhìn chòng chọc, Trãi quát :
    - Bọn các ngươi biết gì mà bàn chữ với nghĩa. Xưa nay làm cái việc thu thuế, thì cứ thế mà đi vơ đi vét. Ngoài hoàng cung, hàng dân đang đói vì hạn hán. Nạn này, cũng vì có những kẻ như các ngươi mà trời hành đấy...
    Dứt lời, Trãi bước thẳng.
    Nhưng việc vừa xảy ra chỉ là đòn đánh dứ vào bọn văn quan. Bọn Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thiên Hựu, Bùi Cầm Hổ, Trình Thuấn Du...đến gặp Trãi tại tư dinh, báo việc Ðồng tri bạ tịch Bắc Ðạo Bùi Ư Ðài. Viên trọng thần họ Bùi đã theo nghĩa quân từ thuở vây Ðông Ðô, được Lê Lợi cất lên chức Thượng thư ngay khi còn ở dinh Bồ Ðề đối đầu với Vương Thông. Mới đây, Ðài dâng sớ, tâu hai điều. Thứ nhất, Ðài khuyên vua bên trong dùng Hoàng huynh, Quốc cửu am hiểu điển chế xưa để nhắc nhở cho mình, bên ngoài đặt chức sư phó làm cột trụ chỉ huy trăm quan. Thứ hai, Ðài nhắc rằng những quan viên văn võ có tội trước kia Tiên đế bắt đi đầy thì nay lại thấy chúng trở về làm quan nắm quyền coi quân, trị dân. Thế là trái ý Tiên đế và không hợp đạo Trời Ðất.
    Ðại tư đồ Lê Sát biết. Bàn với Lê Ngân, Sát làm tờ tâu :
     ‘‘ ... Tiên đế vốn biết bọn thần là hạng chất phác ngu độn cho nên lúc sắp mất đem bệ hạ ký thác cho bọn thần. Nay Ư Ðài nói thế, ý ngờ bọn thần chuyên quyền làm bậy, xin bệ hạ lập người khác để phòng giữ, vậy là ly gián vua tôi, phải trị theo phép nước ’’.
    Kể xong, Nguyễn Thiên Tích nhìn Trãi ngần ngừ rồi nói :
    - Quan huynh xem, đám giá gươm nay coi bọn tháp bút chúng ta là hằn thù. Ư Ðài là điểm đánh đầu. Huynh cũng bị chúng khiêu khích, hớ miệng là có thể bị khép tội ngay.
    Trãi thở dài rồi lẳng lặng về dặn dò Thị Lộ nay được phép ra vào Hoàng cung thù tiếp Nguyên Long. Mấy ngày sau, Lê Sát gọi Trãi vào, hằn học bảo :
    - Hạn hán vì Trời phạt thì do Vua và Tể tướng. Sao ông trách ta đến vậy !
    Biết cái thế của mình, Trãi từ tốn thưa :
    - Thúc Huệ chỉ có tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt, vơ của dân về cho quan để mong hợp ý Vua. Tôi nhân việc này mà nói hắn thôi, không dám bàn gì đến Vua và Tể tướng cả...
    Sát không nguôi giận, nhất là vì khi đó Sát đã tâu vua xin lệnh chém Ðài đến dăm ba lần mà Nguyên Long nhất định không chịu ban chiếu. Việc này găng đến độ bọn Thiên Tích và Cầm Hổ đành dâng sớ, nói rằng Ư Ðài dẫu gì cũng gây hiềm khích, không thể không xét. Cho đến khi Hữu bật Lê văn Linh, vị văn quan đầu tiên có mặt từ thuở Hội thề Lũng Nhai cầm tờ sớ đến, Vua mới cho xét, nhưng cuối cùng chỉ đầy Bùi Ư Ðài đi châu xa.
    Ðại Tư đồ Lê Sát sai bọn Nội Mật điều tra, nhưng không rõ có ai xúi bẩy gì mà Vua lại khăng khăng bảo toàn tính mạng cho Ư Ðài. Sát ra lệnh cho tướng hiệu giữ các cửa hoàng cung và cung cấm rằng từ nay về sau, từ Ðại thần, Tổng quản, Hành khiển cho đến bọn cung nhân vào chầu thì phải chuyển tâu trước, đợi có sắc chỉ mới được vào. Ðàn bà không có phẩm tước đều bị cấm. Nội nhân, nô tỳ, nữ quan ở các điện không có việc thì không được bước tới các điện khác.
    Khi Nguyên Long Thái Tông Văn hoàng đế biết không còn gặp được Thị Lộ, Vua mặt mũi xám ngắt. Suốt ngày viết đi viết lại chỉ một chữ nhẫn, Vua lẩm bẩm một mình, viết xong bỏ giấy vào miệng nhai rồi nuốt.
    Sau vụ Bùi Ư Ðài, Lê Sát tạo áp lực khiến Nguyễn Thiên Hựu phải trút mũ xin từ quan. Rồi Sát đẩy Ngự sử Bùi Cầm Hổ làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn, lấy tay chân mình là Phan Thiên Tước phong chức Thị ngự sử. Khi thế lực trong triều đình sắp đặt đã đâu vào đó, Ðại Tư đồ lại gặp một sự việc khó xử. Dăm tuần sau lễ tơ hồng, Kim Dao về nhà khóc lóc. Nguyễn-thị là mẹ ghẻ hỏi rồi bắt Dao cởi truồng ra, thấy người bà hoàng hậu năm nay vừa đúng mười sáu bầm tím khắp nơi. Thì ra cứ vào giường là Nguyên Long lại đè Dao ra đấm đá. Nguyễn-thị chép miệng :
    - Chết chửa ! Hay là chẳng có ai dậy Hoàng Thượng làm đàn ông ?
    Dao ấm ức, vừa mặc xiêm áo vào vừa nói :
    - Nó đánh nữa, chắc là con phải đánh lại !
    - Ấy chết, đừng ! Mày to xác, mày đánh mà Vua mệnh hệ gì thì sao !
    Thị kể lại, Sát nghe xong vỗ bàn quát Dao :
    - Vua không biết ngủ với hoàng hậu mà Tể tướng phải lo là lo làm sao ? Giời ơi là giời ! Ðoảng ơi là đoảng ! Khi tao mười hai tao đã biết làm đàn ông ra trò rồi ! Mẹ mày lúc ấy mới mười lăm, con ơi là con ơi !
    Nguyễn-thị nguýt Sát, ngúng nguẩy :
    - Biết sớm thì thôi sớm, muốn muộn cũng chẳng được, hay hớm gì ! Ðể đó tôi lo. Bùa yêu sắc ra cho uống thì chỉ cuối năm là có cháu bế ngay...
    Nguyễn-thị đến bàn với Trịnh Toàn Phương. Hai thầy trò vào điện Vạn Thọ hì hục trấn yểm. Ðặc biệt là trong phòng ngủ của Nguyên Long, Toàn Phương cho cậy gạch dưới chân long sàng để chôn những đạo bùa màu vàng có vẽ hình bộ phận cả âm lẫn dương. Xoa tay nhìn Nguyễn-thị, Toàn Phương thì thào, giọng hả hê :
    - Giờ nõn có, nường cũng có thì đố mà kiềm được...
    Tuần tiếp đó, cung cấm lao xao. Bọn hoạn quan đánh đố, và Ðinh Phúc vơ được một mẻ khá to. Hoàng đế vẫn không động đậy, nhưng thôi chân đấm tay đá mà chỉ đạp hoàng hậu ngã xuống chân giường. Nguyễn-thị vào dỗ vua :
    - Bệ hạ phải nghĩ đến dòng dõi chứ ! Hoàng hậu là đàn bà. Ðó là phần âm của Trời Ðất. Còn bệ hạ là phần dương. Âm dương hòa hợp thì sinh tứ tượng, rồi bát quái...
    - Hòa hợp ? Tại sao ? Nguyên Long nhăn mặt - Hòa hợp thế nào ?
    Nguyễn-thị kéo Kim Dao ngồi cạnh, tay cởi xiêm, kéo vạt yếm đào trễ xuống. Ðôi vú con gái dậy thì căng nứt nhô ra như sừng trâu. Nguyễn-thị nắm lấy tay Long dí vào, miệng cười :
    - Tại sao ? Nhục cảm, hè hè... Thưa hoàng thượng. Bây giờ hoàng thượng hãy bóp vú xem có thích không ? Thích thế là hòa hợp đấy...
    Kim Dao bỗng rú lên kêu đau đớn. Nguyễn-thị vội kêu :
    - Bóp nhè nhẹ thôi ! Chết con người ta mất...
    Nguyên Long bỏ tay ra, vùng vằng đứng lên, lầu bầu :
    - Chẳng thấy gì cả... Trò này chán chết !
    Nhìn Kim Dao nước mắt nước mũi ròng ròng, Long nghĩ đến Sát, lòng bỗng hả hê, thích thú. Long quay sang Nguyễn-thị, bảo :
    - Nhưng Ðại Tư đồ đã bảo, ta sẽ làm. Chỉ hiềm là hoàng hậu răng vổ, mà ta thì ta không thích thế...
    Kim Dao đưa ta che miệng, mắt nhìn lên, ánh oán hận. Nguyễn-thị lại dỗ dành :
    - Hoàng thượng dậy thế, hẳn Ðại Tư đồ vui lắm... Ðêm nay là đêm động phòng, thế nào cũng được.
    Thế nào cũng được, nhưng không phải dễ . Cung nhân đun nước tắm gội cho Kim Dao, sức lên người sáp ong trộn với kỳ hương, mùi ngào ngạt bay khắp cung cấm. Về phần Nguyên Long, có Lương Ðăng và Ðinh Phúc ở bên. Long bảo :
    - Con răng vổ, ta không muốn nhìn mặt đấy nhé!
    Ðăng lại quì xuống, giọng nửa đực nửa cái, hệt trong kịch Tàu cổ :
    - Muôn tâu bệ hạ, thần xin hoàng hậu nằm úp xuống rồi chổng mông lên là xong !
    - Rồi, cũng được. Xong là thế nào...
    Ðinh Phúc chen vào đỡ lời :
    - Thì cứ như bệ hạ cưỡi ngựa với đám hoạn thôi, dễ mà...
    Xẩm tối, bọn hoạn làm trò cho Long vui rồi chuốc rượu có hòa với bùa yêu do chính tay Nguyễn-thị mang vào. Long nhăn mặt nhổ phì phì chê cay, nhưng cuối cùng cũng uống và khi ngà ngà, Long cười ằng ặc.
    Phải nhờ đến Ðinh Phúc giúp, vị hoàng đế mới mười hai tuổi mới cương lên cưỡi ngựa trên con đường truyền dòng nối dõi. Trong tiếng khóc đau đớn, Long nắm tóc Kim Dao giúi xuống. Lổm ngổm bò lên lưng, Long vừa thúc hạ bộ vừa hô :
    - Nhanh lên, đồ ăn hại. Giặc nó trốn mất rồi, con ngựa cái !
    Tháng chạp năm Giáp Dần (1434), Nguyễn-thị báo cho Ðại Tư đồ Lê Sát là hoàng hậu đã thụ thai. Thái sử Bùi Thì Hanh bấm độn, bắt bái quái lấy được quẻ Càn trong kinh Dịch. Như vậy, một đấng minh quân vừa chào đời.
    Quả nhiên mưa thuận gió hòa. Phần Nguyên Long, trăm quan trong triều nay dâng biểu xin Vua thân chinh ngồi ngự ngai son nghe chính sự. Lần đầu trên ngai, khi nhìn về phía chiếc cột điện Hội Anh, Nguyên Long nghiến răng nhủ thầm rằng sẽ có kẻ phải trả giá cho một năm Vua phải dựa cột thập thò như con chuột, cạnh bốn con hổ chột mắt và một con rồng vẩy sắc trạm trên gỗ lim. Nhưng từ đây, tức là ngày hai mươi sáu tháng chạp này, mọi chuyện sẽ khác. Tai Long lại văng vẳng câu dặn dò, phải nhớ lấy chữ nhẫn. Và tiếng phụ hoàng, ghế ba chân mới vững. Ngồi trên ngai, đừng để cho chân ghế cái dài quá, cái ngắn quáù. Muốn giữ vững đế vị, chuyện đầu tiên là nắm lấy quyền chặt chân ghế.
    Sau buổi ngự triều coi chính sự, Long ra vườn Ngự Uyển. Thổ quan Mường Lư nhân dịp Tết mang dâng vua một con sơn dương lông trắng như tuyết. Ðứng cạnh vườn, Long ngắm cặp mắt con đỏ chói của con vật to chỉ bằng một con chó loại lớn. Gần đó là chuồng nuôi voi. Những con được quản tượng tập cho thuần tánh được thả ra tự do, sừng sững như núi, thỉnh thoảng đi đi lại lại , uốn éo chiếc vòi như một con đỉa khổng lồ. Khi voi lại gần, con sơn dương chúi đầu xuống, giơ sừng ra, hai chân sau cào đạp vào mặt đất, mũi khìn khịt hung hăng. Nó to thế, mày không được một cái đạp. Ta, Văn hoàng đế, sẽ dậy cho mày chữ nhẫn.
    Hạ lệnh thả sơn dương ra, Long lại thầm nhủ, mày cũng như ta, đơn thân độc mã giữa những con thú to gấp bội. Con sơn dương thúc chạy lồng lộn. Nó xông vào chân voi, nhưng bất ngờ khựng lại, lùi ra rồi nhanh như cắt vòng phía sau thúc vào. Voi đau, hú lên rồi chậm chạp quay lại, hai chân vỗ vào đất thình thịch. Giỏi, giỏi, Long la lên. Con sơn dương tiếp tục chiến thuật nhử, húc, và đẩy voi lùi về phía góc vườn khiến voi càng lúc càng khó xoay trở. Nó giơ chân đạp, nhưng con sơn dương đã lẩn ngay dưới bụng. Nó lấy vòi tạt. Sơn dương lại vòng phía sau. Tiếng voi hú mỗi lúc một rợn người, nhưng cứ thế, nó nặng nề lùi mãi cho đến khi cả hai chân sau lọt vào một cái giếng đào rộng sáu sải tay. Con sơn dương không tha, nay đánh vào chính diện, mũi khìn khịt, mắt tóe đỏ. Không gượng được, voi mất thăng bằng ngã xuống giếng, vùng vẫy trong nước, tiếng òm òm tựa sắp vỡ bờ.
    Khi quản tượng hô lính tìm cách cứu con voi lên, sự náo động trong hoàng cung khiến cả Tư đồ Lê Sát lẫn Tư không Lê Ngân đều tất tả chạy vào. Con sơn dương vẫn tiếp tuc chạy lồng xung quanh. Sát vơ túi tên, tra vào rồi lẩy. Mũi tên vút đi, cắm ngay họng con vật nay bê bết bụi đất. Long chạy lại ôm con sơn dương lên, máu chan hòa chảy từ cổ con vật thấm đỏ hoàng bào. Màu đỏ hệt như màu mắt nó, vẫn au au, tóe ra dăm vệt nhợt nhạt có ánh tuyệt vọng của mọi sinh vật khi giẫy chết. Bỗng nhiên, Long thấy sợ. Và thương thân mình. Ngửng lên nhìn Sát, Long chỉ thấy con voi. Nó cũng chết, đầu chúi xuống lòng giếng ngập nước. Thì ra muốn giết voi, phải đẩy cho nó lùi vào nơi nó không xoay trở được để nó xẩy chân chết ngộp trong giếng nước. Ðẩy cho voi lui, cần có những con sơn dương. Hay bất cứ một con vật nào thấy voi mà không biết sợ. Long nhìn Lê Ngân và chợt hiểu thêm một điều.
    Tháng sau, Long nói riêng với Ngân rằng nay Nguyên phi có rồi, hoàng tử cũng chỉ năm sau là sinh ra, và đã đến lúc cũng nên nghĩ đến chuyện có Thứ phi trong cung cấm như mọi đấng Ðế vương. Ðại Tư không Lê Ngân vui mừng, xin dâng ngay con gái mình là Nhật Lệ vào nâng khăn sửa túi cho vị hoàng đế thiếu niên biết nghĩ chuyện mai hậu. Long lập con gái Ngân làm Thứ phi, nhưng đồng thời cũng truy phong tước Hầu hai đời cho Ðại Tư đồ Lê Sát. Dĩ nhiên, Sát thực bụng không vui nhưng vẫn lạy tạ.
    Có Lê Ngân nay thân cận, Nguyên Long đợi dịp phản công. Nhận lệnh của Sát, Phan Thiên Tước dâng sớ hặc tội Tiền quân tổng quản Lê Thụ đang có quốc táng mà lấy vợ, làm nhà cao cửa rộng, lại sai người nhà mua bán vụng trộm với người nước ngoài. Việc xây dinh thự riêng bằng của công tương đối phổ biến ở hàng các vị đại thần thời đó. Biết thế, Long hỏi :
    - Các đại thần đều không thế cả hay sao mà khanh chỉ tâu có một mình Thụ ? Khanh điều tra thì đi tìm cho đủ !
    Tước đáp :
    - Ðô đốc, Tư không, Tư đồõ đều là những bậc đại thần cố mệnh, điều tra thì phải tấu cáo trước, nên bọn hạ thần không thể lý đến được. Nay vâng mệnh, dám đâu không làm hết chức phận.
    Sau đó, Tước dâng sớ kể tên những kẻ làm nhà mới nhưng chỉ từ bọn Tham tri đến Quản lĩnh, tất cả hai mươi người. Long suy tính rồi quyết không truy hỏi ai, nhưng vẫn để khám xét nhà Lê Thụ. Hai vị đại thần là Lê Vấn và Lê Ngân tìm cách giải cứu cho Thụ. Sát bực tức nhưng không làm gì. Phần Nguyên Long, Long biết con voi đã gặp một đám sơn dương làm quẩn chân. Chỉ bắt Thụ tội mua bán trái phép, Long hạ lệnh đuổi Trịnh-thị là tì thiếp của Thụ có dính dấp trong việc này, và tịch thu số mười lăm lạng vàng, trăm lạng bạc là số doanh vụ mờ ám mà thôi.
    Không diệt được Thụ, Lê Sát tức tối bàn bạc với bọn Ngôn quan. Bọn Tước lại dâng sớ, lần này trách Vua sáu điều, nào là không đọc sách, đánh đập mắng chửi thị vệ, ngăn không cho thần phi, huệ phi là bậc dì vào cung, suốt ngày vui đùa với bọn hoạn quan, đuổi cả Thiếu bảo hữu bật Lê Văn Linh vào hầu việc kinh diên. Xem sớ, Long sai Nội Mật tả hữu học Lê Cảnh Xước và Thái giám Ðinh Hối đi khắp nhà bọn Ngôn quan hạch hỏi. Ðây là lần đầu Nguyên Long ra oai, nhưng không kết tội bọn Thiên Tước mà chỉ muốn tìm ra kẻ đã tố ra các việc viết trong sớ. Tước nói mạnh ‘‘ ...những điều đó do Ðồng tổng quản Bắc Giang là Lê Lãnh nói với thần. Bọn thần cốt sao yêu vua, làm hết chức trách, dù chết cũng không sợ ’’.
    Nghe Hối kể lại lời Tước, Nguyên Long cười nhạt, và cho gọi vào. Nhìn Tước, Long lạnh lùng hất hàm. Cúi mọp xuống, Tước tâu :
    - Ngu Thuấn là bậc thánh nhân mà Bá Ích còn lấy sự chơi bời lười biếng để khuyên răn. Ðường Thái Tông là vua hiền mà Ngụy Trưng vẫn đem mười điều ra xin phòng giữ. Bọn thần tủi nhục giữ chức ăn nói, chỉ sợ nhà vua lỗi lầm, nên hết lòng ngu dại khuyên can. Bệ hạ nhận cho thì thánh đức thêm ngời sáng vậy...
    Long nghe, vỗ về Tước rồi đánh một câu rất bất ngờ :
    - Khanh giỏi việc dâng sớ hộ cho người khác mà quên mình, hay thật...
    Nguyễn Trãi gắng tìm cách tránh cho xa những mấu chốt quyền lực cung đình, tập trung vào việc xác lập một chế độ thi cử cũng như hệ thống đào tạo giám sinh và sinh đồ từ Kinh đô cho đến các lộ, sách, châu, huyện. Việc xong, Vua truyền chiếu xuống :
    ‘‘ ... Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ năm ( 1438 ), thi hương ở các đạo. Năm thứ sáu, thi hội ở sảnh đường tại Kinh đô. Từ đấy và sau này, cứ ba năm một lần thi lớn, người nào đỗ đầu được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân ’’.
    Tuy thế, các đại thần khai quốc không chuộng Nho, trọng Ðạo, chỉ lấy việc sổ sách, kiện tụng mà xét thành tích thuộc lại, và khi có chức quan nào khuyết thì tiến cử để bổ dùng. Vì vậy, bọn lại thuộc phần nhiều là thứ đội trên đạp dưới, ton hót tranh công. Ðám hãnh tiến đâm chán ghét học thuật. Giám sinh nhiều kẻ cũng muốn bỏ bút nghiên xin vào làm thư lại khiến cái học cho đến nơi đến chốn chưa thật được trọng vọng. Nguyễn Trãi lại xin triều đình cho thi để tuyển dụng nha lại có được một trình độ tối thiểu. Thi gồm ba kỳ. Kỳ thứ nhất, viết ám tả cổ văn. Kỳ thứ hai, viết chữ chân chữ thảo. Kỳ thứ ba, thi phép làm tính. Hàng dân và sinh đồ đều được phép vào thi, nhưng giám sinh bỏ việc học thuật thì cấm. Dùng dằng bàn mãi, cuối cùng đến năm Thiệu Bình thứ tư triều đình mới thuận cho mở kỳ thi đầu.
    Nhưng xuống chiếu cầu hiền và khuyến học là do đám đại thần thúc ép. Nguyên Long ngày ngày vui chơi với bọn hoạn quan, lắm khi quên cả việc triều ngự. Các vị đại thần cố mệnh cùng nhau tâu lên tiến cử bọn văn thần sáu người là Hành khiển Nguyễn Trãi, Trung thư thị lang Trình Thuấn Du... thay phiên nhau đi theo hầu kinh diên. Vua sai hoạn Ðinh Phúc trả lại tờ tâu không nhận. Sát tức giận không vào chầu. Ngôn quan Thiên Tước dâng sớ :
    ‘‘ Bậc sinh trị không ai bằng Nghiêu, Thuấn mà còn dùng Quân Trù, Thành Chiêu làm thầy. Ðại Tư đồ Lê Sát chọn nho thần vào hầu là có ý muốn bệ hạ được như vua Nghiêu vua Thuấn, sao bệ hạ coi nhẹ tông miếu xã tắc, không thấy lòng trung thành của họ, để họ lo buồn mà không vào chầu ? Xin bệ hạ tưởng đến sự ký thác của Tiên đế, thì thiên hạ được đội phúc mà bệ hạ được hưởng lộc thọ của bậc đại hiếu ’’.
    Long đọc, cố nín cười, phán :
    - Trẫm hiểu ! Khanh thưa với Ðại tư đồ rằng đạo trị nước hiện nay nằm trong tay Tể tướng chứ không phải trong tay trẫm. Trẫm cứ nhìn Tể tướng mà học chứ còn học ở đâu nữa cho xa...
    Nhưng hành xử như thế không phải không làm cho Nguyên Long băn khoăn. Nhân một ngày bãi chầu, thình lình Vua cùng bọn hoạn quan bất ngờ xa giá đến tư dinh Nguyễn Trãi. Khi đã an vị theo đúng nghi thức vua tôi, Long buột miệng :
    - Phu nhân đâu ?
    - Tâu trình bệ hạ, nội nhân hiện vắng mặt...
    Mím môi, Long nhìn ra góc thư phòng, nơi có đặt chiếc gương xưa đã vỡ thành trăm mảnh. Thuở đó, Long hậm hực nhìn bóng mình, kêu bắt làm vua, phải làm vua, vua đâu có là Nguyên Long, một Nguyên Long không thương tích tật nguyền như cái bóng trong mảnh gương vỡ. Hình ảnh Lộ lại thấp thoáng đâu đó, mỏng mảnh như sợi nắng cuối ngày yếu ớt hắt qua bức sáo treo cửa.
    Long nghiêm giọng, chậm rãi :
    - Thầy biết, đại thần dâng sớ tiến cử thầy vào hầu kinh diên, nhưng trẫm không nhận. Vì nay, trẫm định trao cho thầy việc soạn lễ nhạc cho cung đình. Về chuyện kinh diên, trẫm mong phu nhân nhận lời vào hoàng cung, thầy nghĩ sao ?
    Trãi thót bụng. Chuyện hầu kinh diên sở dĩ đã cử đến sáu người vì thật mà nói chẳng ai tin ai. Cả Sát lẫn Ngân đều không muốn có một người ảnh hưởng thiếu đế, sau sợ sẽ khó xử. Hắng giọng, Trãi rập đầu, tâu :
     - Tạ ơn bệ hạ đã đoái đến đám hạ thần. Về việc kinh diên, điều đó hệ trọng và không thể không có ý của trăm quan. Chuyện soạn lễ nhạc, tất nhiên hạ thần đâu dám không hết sức mình...
    Nguyên Long chép miệng, tay nắm lấy chiếc đai lưng bóp chặt. Trãi im lặng, lòng nhủ lòng, cách gì thì cũng tránh việc Lộ vào hoàng cung. Khi đó, dù muốn hay không Trãi cũng bị vướng vào cái màng nhện của quyền lực nhất thời. Và hẳn việc đặt nền xây móng cho thời văn trị sẽ muôn vàn khó khăn với bọn đâm bị thóc chọc bị gạo đầy rẫy chốn cửa quyền. Long cắn môi, bất ngờ lảng chuyện kinh diên, hỏi :
    - Chuyện lễ nhạc, bắt đầu làm gì ?
    Trãi thở ra nhẹ nhõm, tâu :
    - Ðời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Kể ra, nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không gốc thì không vững, không có văn thì không lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc. Bắt đầu, là thế...
    Long nhìn lên trần, gật gù, giọng mai mỉa :
    - Trẫm hiểu. Trừ Nghiêu, Thuấn, bậc Ðế vương cổ lai mấy ai làm được thế ?
    - ...
    Ðợi không thấy Trãi trả lời, Long tiếp :
    - Ở nước ta, xưa nay có anh quân không ?
    Nhìn Trãi vẫn bối rối im lặng, Nguyên Long lắc đầu đứng dậy.
    Cho đến quí thứ hai năm Ðinh Tị (1437) Thiệu Bình năm thứ tư, vị vua chưa được mười lăm tuổi muốn chứng tỏ mình là anh quân đã làm được những việc không phải nhỏ. Trước hết là sách Nội pháp Ngoại nho. Quan lại sai nha phải tuân thủ phép nước, nếu sai trái, kiếm chác hay nhiễu nhũng là tịch thu tài sản đuổi về trong dân gian. Mặt hình pháp, xử chém chỉ có vài vụ. Vụ đầu, Khê người Bồ châu Hóa bị vợ là Nguyễn Thị Ðồn và con nuôi là Nguyễn Lang tư thông với nhau rồi giết. Vụ thứ hai, Nguyễn Thị Ngọc ở lộ Quốc Oai đã tám con với chồng. Chồng bị hủi, Ngọc không nuôi nấng, trộm tài sản, tư thông với khố giám Nguyễn Chiễu. Vụ thứ ba, là vụ đào sâu vết nứt rạn giữa đám tháp bút và bọn giá gươm. Bảy tên cướp còn ít tuổi bị bắt, lại tái phạm, hình quan chiếu luật xin xử trảm. Nguyên Long ngần ngừ, hỏi Hành khiển Nguyễn Trãi. Trãi tâu :
    - Pháp luật không bằng nhân nghĩa. Nay một lúc giết bảy người e không phải là hành vi của bậc đại đức. Kinh Thư có câu ‘‘ An như chỉ ’’. ‘‘ Chỉ ’’ có nghĩa là yên với chỗ đứng của mình. Hoàng cung là nơi của bệ hạ. Làm vua, đối với nhân nghĩa, thì coi nhân nghĩa như chỗ đứng. Tuy có lúc phải ra oai, nhưng không thể mãi được...
    Không thấy Long phản ứng, Ðại tư đồ Lê Sát chen vào, nói mát :
    - Ông có nhân nghĩa, cảm hóa kẻ ác thành thiện thì giao chúng cho ông, phiền ông cảm hóa cho...
    Trãi biết thế của mình, cúi đầu thưa :
    - Chúng trẻ con ranh mãnh ương ngạch, đến pháp chế chúng còn chẳng sợ. Tôi đức mỏng, cảm hóa thế nào được...
    Lúc ấy, Nguyên Long mới phẩy tay ngắt lời Trãi, ra lệnh chém hai, còn lại xử đi đày.
    Về mặt đối ngoại, nước Chiêm Thành, Lão Qua, La La Tư đều sang cống. Dụng võ, chỉ bắt buộc vây đánh Cầm Quí ở Châu Ngọc Ma, phía tây Nghệ An giáp giới với Lão Qua, bắt đóng cũi đưa về Kinh. Ðối với nhà Minh, nay đã có sắc phong cho Nguyên Long là An Nam quốc vương, tiếp tục lệ xưa của Trung Quốc với hai triều Lý - Trần thuở trước. Về việc học, đã khắc xong sách Tứ thư đại toàn từ năm Bính Thìn. Việc đào tạo Giám sinh ở Quốc tử giám vẫn tiếp tục. Trong triều, nay đã định chế triều phục, bắt trăm quan xưng hô nghiêm chỉnh, phép tắc, cấm dân không được tôn gọi quan lại là ‘‘ quân gia ’’ và xưng ‘‘ thần ’’. Nguyên Long truy tôn mẹ là Cung từ Quốc mẫu, rước tượng làm bằng vàng về đặt cạnh tượng Thái Tổ trong Thái Miếu rồi mời sư trụ trì Báo Thiên vào làm lễ điểm nhãn. Cùng lúc, Long sai đúc sáu chiếc ấn, tế cáo với trời đất, rồi ban chiếu yên dân khắp nơi.
    Lễ điểm nhãn là dịp Trãi hàn huyên với Ðạo Khiêm. Khi mọi việc xong suôi, Khiêm mời Trãi vào phương trượng, giọng vui vẻ :
    - Này, đến lúc chia tay rồi đấy ! Thoáng chốc, cái duyên của thí chủ và ta đã xấp xỉ ba mươi năm ròng...
    Nhìn nét mặt hồng hào của Khiêm, Trãi ngạc nhiên, chắp tay :
    - Xem sắc diện, Trãi nghĩ cao tăng phải thêm ít là chục năm nữa !
    Khiêm lại cười :
    - Huyền cơ, ai rõ ? Chỉ xin quan Hành Khiển một điều. Kẻ thay bần tăng trụ trì là Huệ Hồng, ngài để ý châm chước cho, giúp hoằng hóa Phật pháp.
    Trãi cúi đầu nhận lời. Mấy ngày sau Trãi nhận tin báo Ðạo Khiêm đã qui cửa Phật. Vào xin, Nguyên Long thuận lời Trãi, cho làm lễ quốc táng, chỉ định Huệ Hồng làm sa môn trụ trì chùa Báo Thiên và ban cho áo tía thuộc hàng quan ngũ phẩm. Lần đó, Long lại hỏi lại :
    - Thầy có thấy nước ta đã ai là anh quân chưa ?
    Lần này, Trãi đã sắp sẵn câu trả lời :
    - Muôn tâu bệ hạ, Hồ Quí Ly là bậc thế thượng anh hùng. Tiếc một điều là khi lên ngôi lòng trời chưa thuận, tuổi lại quá cao !
    Ngước mắt nhìn Trãi, Long định nói nhưng lại mím môi dằn lòng kìm lại. Lát sau, Long bảo :
    - Thầy tìm cho trẫm huấn mệnh di từ của Hồ Quí Ly. Ðể trẫm đọc, rồi sẽ hỏi lại thầy xem trẫm hiểu được đến đâu.
    Trãi cúi đầu nhận mệnh. Khi Trãi lùi ra đến cửa, Long gọi giật lại, giọng có chút buồn bã :
    - Phu nhân vẫn khỏe chứ ?
    Không đợi Trãi đáp, Long tiếp :
    - ...Hạ chỉ khiến phu nhân vào cho ta hỏi chuyện chiều ngày rằm, vào giờ Thân, nghe chưa !
    Tháng sáu, trời đang nắng chang chang bỗng ầm ầm sấm chớp. Mưa trút xuống trắng phếu đất trời. Ðùng một cái, lại tạnh. Và nóng, cứ thế nóng liền dăm bữa, nóng đến cháy xém cây cỏ. Kinh đô năm nay lên cơn sốt. Chuyện cung đình, muốn nghe xin ra chợ Cầu Ðông. Hàng dân thì thào rỉ tai nhau. Ai cũng biết ít nhiều bí mật chốn cấm thành, và hầu như người nào cũng bảo kẻ khác có nghe nhớ kín miệng chớ mang ra kể lại...
    Người kẻ chợ kháo nhau rằng Ðại Tư đồ Lê Sát già nên bắt đầu lẫn. Từ ngày Nguyên phi Kim Dao hạ sinh Hoàng thái tử Khắc Sương, Sát yên tâm theo vợ đi chùa và không màng đến những kẻ tay chân mình như trước. Nguyên Long nay đặt Cảnh Xước lên chức Chính sứ Viện Nội Mật, dùng Ðinh Cảnh An và Nguyễn Vĩnh Tích làm giám quan, phục hồi tước vị cho Lê Văn Linh và Lê Quốc Hưng. Việc thay đổi nhân sự gần đây nhất là Nguyên Long hạ chiếu đưa Trịnh Khả vào chức Hành quân tổng quản, coi đạo Thiết đột ngự triều thái giám, đẩy Lê Ê làm Thiết đội hữu quân tổng quản và Lê Hiệu làm Khoái lộ tổng quản. Sát vốn có hiềm khích với Khả, lại thấy Ê và Hiệu là những kẻ vây cánh của mình mất quyền bính, hoảng lên kêu :
    - Nếu Khả được vào hầu trong cung thì sợ thần nguy mất.
    Sau, Sát nhất định giữ Lê Hiệu lại, không cho chuyển đi. Nguyên Long cười nhạt, sai người báo Ðinh Cảnh An. Giám quan hặc tội ‘‘ Lê Sát chuyên quyền, tội ấy khó lòng dung thứ ’’, rồi giao cho hình quan xét hỏi. Sát xin triều kiến, bỏ mũ ra tâu :
    - Nếu khép tội chuyên quyền, thì tội của thần là do Tiên Ðế mà ra cả !
    Bọn đại thần cố mệnh cố cứu gỡ cho Sát nhưng Nguyên Long lơ đi. Ngày Bính Tuất, sét đánh đổ cửa Ðông, chết mất ba người. Long bảo, thế là điềm trời, xuống chiếu :
    ‘‘ Sát chuyên quyền, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả bắt người phục, bãi chức Ư Ðài bịt miệng đình thần, đuổi Cầm Hổ hòng giám quan im hơi lặng tiếng. Xét mọi việc như thế đều không phải là phép tắc của kẻ làm tôi. Nay khép vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì Sát là cố mệnh đại thần có công với xã tắc nên đặc cách khoan tha, chỉ bãi chức tước ’’.
    Chiếu ban ra, Nguyên Long lập tức phế nguyên phi Kim Dao làm thứ dân, rồi phong Nhật Lệ, con gái Lê Ngân làm Huệ phi. Sát nghe tin, biết cháu ngoại mình không bao giờ có thể kế vị đế vương sau này, thổ ra ba bụm máu tươi.
    Nguyên Long phục chức Tây đạo tham tri cho Bùi Ư Ðài, đẩy Ðặng Ðắc, bộ hạ của Lê Sát, làm An phủ sứ Lạng Sơn. Bùi Cầm Hổ được gọi về Kinh, giữ địa vị Ngự sử trung thừa. Khi Ðặng Ðắc đi nhận chức, ghé vào Ðông Ðô thăm Sát. Sát khóc :
    - Thế là ta chẳng còn gì ! Công lao hãn mã bị chúng nó cướp sạch cả rồi...
    Ðắc cùng bọn võ sĩ nhà họ Lê là Thảo, Khản, Hài bàn bạc rồi vào thưa với Sát, nét mặt ai nấy khẩn trương. Sát nghe, thở dài :
    - Bay muốn làm gì thì làm !
    Bọn võ sĩ lẳng lặng đến gặp Lê Ê, Lê Hiệu và Lê Văn Linh. Ðắc lên Lạng Sơn, ngầm chuẩn bị một đoàn cảm tử. Tháng bảy, võ sĩ Lê Thảo lén lút lên Lạng Sơn. Ðắc và Thảo chia ra hai đội, cải trang như đám buôn hàng chuyến đi về Kinh.
    Thảo vừa qua sông Nhị đã thấp thấp thoáng đằng sau lố nhố người. Ði thêm được một chặng, phía trước một đoàn quân đã hờm sẵn. Biết gặp nguy, Thảo tuốt trường kiếm, hô :
    - Ðánh, xông lên... Lúc này là lúc trả ơn cho chủ !
    Trong đám võ sĩ đi theo, chỉ có vài ba tên xông ra nhưng chỉ lát sau đều bó tay thúc thủ.
    Khi đám Tả đội Thiết Ðột giải bọn Thảo bị trói gô buộc thành giây đi vào cấm thành, Ðặng Ðắc cũng đã bị bắt. Trịnh Khả sai đội Thiết Ðột ngự tiền dồn tất cả đâu trên dưới hai trăm người vào một góc sân. Trong điện Hội Anh, đám Hiệu, Ê, Linh... đang quì mọp, mặt cúi gầm xuống đất. Ðến giờ Mùi, trăm quan đã gần đủ mặt. Lúc đó, lính Thiết Ðột mới giải Lê Sát vào. Ðầu không đội mũ, áo là áo thường dân, hai tay bị quặt ra sau lưng, Sát ủ rũ không nhìn ai. Cái uy phong của một vị tể tướng ngày xưa chỉ còn đọng lại trên khóe môi nhếch lên khinh mạn dưới hai chòm râu bạc thếch.
    Ðinh Cảnh An hô ‘‘ Hoàng thượng giá triều ! ’’. Không khí bỗng chùng xuống. Ðám quan ai vào chỗ nấy, quì gối, im lặng. Nguyên Long lẳng lặng ngồâi lên ngai rồi vẫy tay ra dấu miễn lễ. Lướt mắt nhìn một lượt, Long vẫy Trịnh Khả đến cạnh hỏi. Không một ai đoán nổi sự tình, trăm quan đợi An hặc tội. Ðặng Ðắc bị đẩy chúi xuống chân ngai, đầu rập xuống đất, miệng thở ồng ộc, mặt mũi xanh xám. Nguyên Long nhìn Ðắc, giọng lạnh như băng đóng :
    - Ăn lộc từ tiên triều cho đến nay xấp xỉ mười năm, tại sao mi định giết ta ?
    - Tâu bệ hạ, không... Thần không...
    - Không ? Hừ, thế bọn dũng sĩ ngồi trong sân kia mi sai chúng làm gì ?
     Nhìn về phía Lê Sát, Long gằn :
    - Ai sai mi ?
    - Tâu bệ hạ... muôn sự cũng tại Lê Ngân...
    - Lê Ngân ? Ngân sai mi ? Hừ... sai thế nào ?
    - Tâu bệ hạ... không phải thế. Tại Lê Ngân mà Ðại Tư đồ Lê Sát bị truất...
    - A, ra thế à ! Thế thì Ngân bắt Sát phải giết Chú, đầy Ðài, đuổi Cầm Hổ, truất Trịnh Khả ?
    Nhìn Sát chòng chọc, Nguyên Long bỗng đứng dậy rút con dao vẫn giắt trong lưng ra, tiến về phía Ðắc. Trăm quan nín thở. Rất có thể ông vua có tiếng là hung hăng ngỗ nghịch sẽ đâm cho Ðắc một nhát. Ðinh Cảnh An định can. Nhưng không kịp, Long đã cắt dây trói tay Ðặng Ðắc. Kéo cho Ðắc đứng lên, Nguyên Long dí vào tay Ðắc con dao, miệng quát :
    - Dao đây ! Cứ giết ta đi ! Xem mi có chống được mệnh Trời không ?
    Ðắc líu ríu quị gối, con dao rơi xuống đất, âm thanh sắc nhọn như tiếng mài dao của đao phủ.
    Quần thần đồng lòng là Sát phải tội chết. Lê Ngân và Bùi Cẩm Hổ cùng tâu xin cho Sát khỏi bị chém và bêu đầu vì dẫu gì Sát cũng là kẻ có công lao với xã tắc.
    Sát được uống thuốc độc. Vợ con, nhà cửa đều bị tịch biên. Long hạ lệnh chia tất cả ra phát cho quần thần, thế nên cuối cùng ai nấy đều hể hả, đội ơn vua và tung hô vạn tuế.
    Nhìn Trãi đăm chiêu, Thị Lộ lẳng lặng pha trà. Nàng ngồi cạnh, biết sự có mặt của mình mang đến cho Trãi chút bình yên. Vào giờ Mùi, trời nổi cơn giông, mây đen vần vũ cuồn cuộn bay về phía núi Tản. Mưa lộp độp quật vào mái hiên, rơi trên sân vỡ thành những cái bong bóng tí tách nổ như pháo tép. Kể cho Lộ nghe vụ xử án Lê Sát, Trãi nhớ lại lời Tử Cấu. Ði đi, đừng để làm bẩn mình. Nói thế, dễ. Nhưng đời không sạch. Ðời không sạch thì có vào rừng sâu núi cao ta cũng vấy bụi, vì cái ta đâu có chỉ là một mình ta. Cái ta một con người còn là những người khác. Trãi nói, giọng nhẹ tựa hồ không có thật :
    - Nghĩ đi nghĩ lại, cái ta hôm nay có cả những người xưa, đời này truyền đến đời kia qua ngôn từ, qua văn tự. Thế thì ngay những kẻ đời sau cũng mang cái ta hôm nay, chứ đừng nói chi là những người đang sống cùng thời với ta. Chính thế mà ta đồng thời cũng là người khác. Ðó là thảm kịch của nhân sinh. Vì vậy, dẫu ta thèm cái hạnh phúc nhỏ nhoi cho riêng ta đấy, nhưng lại cảm biết rằng thế chẳng đủ. Ðại sự cho mỗi người, dẫu muốn hay không, là những người khác, chẳng những hôm nay mà cả đến mai sau. Không lo , cũng chẳng được. Và lo, than ôi, thì một cái ta nhỏ nhoi kia lại bất lực !
    - Trăm nhánh sông đổ vào thì thành biển...
    Lộ nói nhỏ, dòng sông Cầu bất chợt hiện về, cũng trong một chiều trời làm mưa gió. Giọng hát xưa lại văng vẳng, thương cho chuyến đò ngang trong cơn nước ngược.
    Tiếng hò hét bất chợt ồn ào ngoài cửa dinh. Sai nha ở Hoàng cung đưa kiệu đến rước Lộ đúng như Nguyên Long đã hẹn. Nàng uể oải đứng lên, nhìn Trãi, nước mắt rưng rưng. Giọng buồn bã, Trãi lại dặn, chớ dính vào cái vòng luẩn quẩn bon chen, rồi cố đùa ‘‘ Xuất gia chỉ tòng phu thôi đấy nhé ! ’’. Lộ gượng cười lên kiệu, lòng bỗng tả tươi như cơn mưa rào bất chợt ụp xuống nhân gian.
    Vén bức mành, đường phố Ðông Ðô nhòe nhoẹt nước. Trên không, sấm động thình thình. Thỉnh thoảng một loạt chớp xanh lóe lên khiến đám phu kiệu chùn chân, kiệu dập dềnh như thuyền gặp cơn sóng lớn. Ðến cấm thành, Thái giám Ðinh Hối đã đợi sẵn, kính cẩn chào rồi sai Ðinh Phúc đưa Lộ vào. Ngạc nhiên, Lộ thấy không phải là lối vào điện Vạn Thọ nơi vua ngự. Ði một chốc, Lộ nhận ra hành lang dẫn đến điện Hội Anh, chỗ trăm quan nghị sự. Nhìn Phúc, Lộ khẽ hỏi. Phúc đáp, giọng ỏn thót :
    - Hoàng thượng đang đợi, phu nhân nhanh chân cho !
    Ngai vua trên thềm điện hiện ra, trống trơn, chập chờn dưới ánh bạch lạp thắp hai bên tường. Lộ sững sờ, nhưng chưa kịp nói gì, Phúc đã the thé :
    - Phu nhân theo hạ quan, có mấy bực thềm, phu nhân cẩn thận kẻo ngã !
    Cái cột lim sau ngai vua sừng sững hắt một bóng dài xuống sân chầu. Nghe đâu đây tiếng thút thít lúc một gần. Nhìn sau, Ðinh Phúc đã lẩn mất. Phía trước, dưới chân cột, ai đó ngồi dựa lưng, tóc xõa trông như ma.
    - Chị đấy à ! Quả nhân đang đợi chị...
    Lộ bước đến gần. Lúc đó, Nguyên Long bưng mặt òa lên khóc. Không biết làm gì, Lộ vén xiêm, ngồi bên cạnh im lặng. Tiếng khóc òa oang oang trong điện, nhỏ dần đi, tấm tức rồi khụt khịt như kẻ bị bóp mũi. Lát sau, Long nghẹn giọng :
    - Quả nhân vừa bắt chết Lê Sát đấy, chị ạ !
    - Tiện nữ đã biết ! Lộ nhẹ nhàng.
    - Thế là lừa được con voi, nhưng khi nó ngã xuống giếng thì thật lòng không nỡ...
    Thị Lộ không hiểu, nhưng chẳng dám hỏi. Long nói như nói một mình :
    - Làm vua, còn thua thằng thợ mộc. Chân ghế dài là phải chặt... Ghế gỗ, chặt một lần, nó không dài ra được. Còn vua, thì khác.
    - ...
    Thình lình, Nguyên Long rút con dao ra, đăm đăm nhìn bốn con hổ chầu quanh con rồng vẩy sắc chạm trên cột. Nay, người ta đã lấy giấy bồi vào những con mắt hổ bị Long lấy dao khoét khi còn phải dựa cột nghe chính sự. Dưới ánh sáng hắt hiu chập chờn, mắt Long tóe lửa. Tay cầm dao đâm vào bụng con hổ đưa hai chân trước chồm lên, Long thình lình cất tiếng cười.
    Cứ thế, Long cười ằng ặc, thở phì phò, rồi lại cười.
     Ðột nhiên, Long hỏi, vẫn câu hỏi đi hỏi lại Nguyễn Trãi :
    - Nước ta xưa nay có anh quân không ?
    Lộ im lặng. Long hỏi thêm một lần rồi tiếp, giọng ai oán :
    - Cứ làm vua là phải giết người à ?
    Nói xong, Long lại bật khóc rưng rức. Nhìn búi tóc xõa xuống đến vai rung lên bần bật, Lộ bỗng xót xa. Nàng khẽ để tay lên vuốt tóc cho Long, nhưng Long đẩy tay Lộ ra, kêu lên :
    - Chị ơi ! Quả nhân khổ lắm !
    Lộ nâng mặt Long lên, buột miệng :
    - Nín đi ! Hoàng thượng không phải là trẻ con nữa !
    Khuôn mặt Long dẫu đẫm nước mắt nhưng vẫn là khuôn mặt một đứa trẻ mười lăm. Long thều thào :
    - Ðúng, chị nói đúng...
    Lát sau, trong sâu lắng vô âm vô ảnh, Lộ nghe :
    - Ðã giết người như thế, là trẻ con thế nào được !
    
     Trong bóng tối cung đình, Lộ hoang mang, tự hỏi mẹ một kẻ giết người liệu có thể thương được con mình không. Dù muốn, nhưng nàng hiếm muộn, đến nay vẫn chẳng cho Trãi được một mụn con. Lần đầu tiên, Lộ thầm nhủ, con dại cái mang, lòng bỗng quặn lại như sát muối. Ðúng lúc đó, nàng cảm thấy lành lạnh sau gáy. Quay lại, hình như có bóng ai áo trắng vụt xa, mờ dần, nhưng để lại dư âm nghe tựa tiếng cười trong vắt của những mảnh gương vỡ.

Xem Tiếp Chương 11Xem Tiếp Chương 12 (Kết Thúc)

Đất Trời
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Đang Xem Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu
» Đi Qua Hoa Cúc