Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Cây Hợp Hoan Tác Giả: Trương Hiền Lượng    
    Với Hỉ, cô chưa khi nào phải dùng đến cái chốt. Anh ta đẩy cửa, khệnh khạng bước vào, y như chủ nhà. thấy tôi đã có ở đấy, hơn nữa, chỗ ngồi duy nhất đã bị chiếm, Hỉ sa sầm mặt ngồi xổm trên nền nhà.
    Chúng tôi ngày nào cũng chạm trán ở nhà Mã Anh Hoa. Hỉ phải tháo ngựa, cho ngựa uống nước, cắt cỏ, cho ngựa ăn, đôi khi phải sửa dây thắng, nên đến chậm hơn tôi rất nhiều. Thường là khi Hỉ đến thì tôi đã ăn xong. Nhưng không hiểu vì sao, trông thấy anh ta, tôi thường cảm thấy mình kém anh ta một tầm, và có tâm trạng in hệt tên trộm bi bắt quả tang. Tuy hai người chúng tôi chưa ai nói thành lời, nhưng anh ta hình như cũng rõ. Tôi thì đã rõ: tôi vừa làm một chuyện không vẻ vang gì. Cảm giác đó đè nặng lên tôi. Anh ta bước vào là tôi lập tức đỏ bừng mặt, mọi hứng thú đều tan biến…
    Cái bát, đôi đũa mà cô chưa kịp cất đi, cũng trở thành tang chứng, khiến tôi thấp thỏm không yên.
    Mã Anh Hoa không thích bình phẩm sau lưng người khác. Cô yêu thích những ảo tưởng hoàn toàn không liên quan đến cuộc sống hiện thực. Cô thích thần thoại và đồng thoại. Khoảng thời gian từ sau bữa ăn đến hết buổi tối, cô có vẻ siêu phàm thoát tục, khác hoàn toàn với Mã Anh Hoa nói cười ríu rít lúc ban ngày. Cô bám riết tôi đòi kể chuyện và tôi trở thành người "thuyết thư", trả ơn cô đã cho ăn. Cô cùng mơ mộng với chuyện tôi kể. Ước mơ là bản năng của con người, ai cũng biết mơ ước và có ước mơ của riêng mình. Cái quý nhất không phải là biết và có ước mơ, mà là giỏi tiếp thu và lý giải ước mơ của người khác. Cô rất mê các truyện Con vịt con xấu xí, Cô bé lọ lem, Người con gái của biển, Gió mát, Nhiếp Tiểu Thanh…Cô ít học, nhưng cảm nhận được những ước mơ trong chuyện của nước ngoài và chuyện ngày xưa. tôi không có tài kể chuyện, không chú ý miêu tả cụ thể, tình tiết cũng chắp vá, chỉ kể được cốt chuyện. Nhưng nhờ ở sức tưởng tượng của mình, cô bổ sung tất cả những cái đó, nếu những thắc mắc và những suy nghĩ thường là rất khớp với Andersen và Bồ Tùng Linh, nào là nước biển đổi màu và tiếng rì rào. Cô chưa từng trông thấy biển – nào là tiếng hát của biển làm mê mẩn các thuỷ thủ, nào là con chuột biến thành con tuấn mã..y như cô đã đọc sách của các nhà văn đó. Những điều ấy luôn làm tôi sửng sốt.
    Nhưng Hỉ thì không. Anh ta thường chống lại tôi, bới móc những chỗ dở trong chuyện của tôi. Anh ngồi xổm như con sói, tai vểnh lên như tai cáo, khi chuyện của tôi có chỗ lủng củng hoặc tôi kể ngắc ngứ - khi có anh trí nhớ của tôi thường đứt đoạn đột ngột – anh khoan khoái liếm môi y như con thú trong rừng nghe thấy tiếng động của con mồi. Nghe kể xong, anh lấy thực tế vật lý đập nát những ước mơ của tâm hồn, chẳng khác con voi lồng lộn trong cung điện của Phansai!
    - Hừ, vịt trời mà ấp trứng thiên nga! – Hỉ nói, giọng khinh bỉ. Khi nói anh ta không nhìn tôi mà lại quay về phía cô, làm như chuyện của tôi chẳng qua là tiếng nói phát ra từ loa phóng thanh, tiếng thì nghe thấy, còn người thì không có ở trong phòng – Vịt trời tinh lắm! Trứng thiên nga to hơn đến mấy phân ấy. Trong ổ vịt mà có trứng thiên nga, anh bảo nó có ấp không? Nó bỏ đi luôn ấy chứ!
    - Xì, xe làm bằng vàng? – nghe kể xong Cô bé lọ lem, anh bình luận – Người nào làm xe bằng vàng thì kẻ ấy tám đời lụn bại! Đừng có bịp tôi. Xe bằng vàng thì ngựa nào kéo nổi? Hả, ngựa nào? Thỏi vàng bằng ngần này – anh ta giơ hai ngón tay trỏ cách nhau chỉ một khoảng – mà đã nặng tới năm mươi ký!
    Với chuyện Người con gái của biển, anh ta giận sôi, bình luận càng kỳ cục.
    - Người mọc đuôi cá? Người mà có đuôi như đuôi cá thì cái "đồ chơi" ấy nằm ở đâu? Làm thế nào để phân biệt đực cái? Đẻ con ở chỗ nào? Hừ, toàn là chuyện tầm phào!
    Bị chửi là tầm phào, tôi chịu được. Vì rằng anh ta đã coi như không có tôi, tôi cũng đành coi như không có anh ta, không tranh cãi làm gì, huống hồ anh ta nặng gần gấp đôi tôi. Còn Mã Anh Hoa thì thường là sau khi nghe xong, cô đắm mình trong tưởng tượng, tặc lưỡi như được ăn thanh quả, chậc..chậc…không để ý xem anh ta nói gì. Nhưng cái thói ngang ngược, ganh tị và sự khinh rẻ của anh đối với tôi, làm cho dòng máu thanh xuân của cơ thể tôi sau khi hồi phục, sôi lên trong huyết quản. Mặt tôi đỏ bừng, giận trào nước mắt. Đôi chút kính nể và cảm tình của tôi đối với anh, có những khía cạnh nào đó đang thách thức tôi. Những khía cạnh ấy sao mà nhất trí, hoà hợp trong hoàn cảnh hiện nay, và vì vậy chúng càng rạng rỡ. Đó là sự thô bạo, ngang tàng và không sợ lao động. Trong vầng hào quang ấy của anh, tôi thấy mình sao mà yếu đuối nhu nhược, in hệt đồ dòi bọ. Những giọt nước mắt căm phẫn của tôi cũng bắt nguồn từ nỗi oan ức. Tôi vòng ngón trỏ và ngón cái đo cổ tay, quyết định ứng chiến.
    Một con người sống nhiều năm trong khung cảnh thiên nhiên và những tục lệ nơi thôndã như thế này, tất nhiên cũng bị ảnh hưởng, huống hồ, tôi lại tự giác tìm kiếm những cái đó. Tôi cho rằng, thô bạo, nét đàn ông, tính khí ngang tàng và thái độ không sợ lao động, là điều kiện quan trọng hàng đầu trong hoàn cảnh hiện nay. Muốn thật sự trở thành "Người lao động sống bằng sức của mình" thì phải như Hỉ. Tri thức văn hoá ư? Quỷ tha ma bắt nó đi! Không có nghề tầm thường, chỉ có con người tầm thường. Như cái ông xà ích mà tôi cùng chở phân ấy, giả dụ ông ta có trình độ văn hoá cao, trở thành nhà văn, tôi tin rằng ông ta không làm nên trò trống gì, không có sáng tạo, chỉ là nhà văn "đồ chó chết!". Còn Hỉ, nếu thành nhà văn, chắc chắn anh ta sẽ làm rung chuyển văn đàn!
    Tôi lặng lẽ chấp nhận Hỉ làm đối thủ.
    Lúc này đây, cơ thể tôi đã khá lên. Mã Anh Hoa từng nói:
    - Đã ăn thì ăn lương thực. Những thứ như đậu đũa, củ cải…chẳng qua là nhét cho đầy bụng không nuôi sống được người. Bụng càngf nhét căng to, trở thành cái thùng chứa…
    Cũng như câu “ăn no thì không đói”, câu trên là một chân lý. Mỗi khi tôi ăn một bữa đúng là lương thực, cơ thể tôi về hình thức cũng như về thực chất quả có khá hơn trước. Đây không phải là tác dụng tâm lý. Tuy ở “nhà” tôi không có gương, ở nhà cô thì có nhưng tôi ngượng không dám soi, nhưng chỉ dùng tay sờ, tôi cũng! Biết má tôi đã đầy đặn, via, ngực, bụng và bắp vế bắt đầu đàn hồi, chứng tỏ đã có cơ bắp. Gần đây tôi thấy rõ sức mạnh của cơ thể và một cảm giác mới mẻ mà hơn hai mươi năm nay chưa từng thấy. Cái cảm giác thanh tân ấy khiến tôi sững sờ, hơn cả khi lạc bước vào một khu vườn đẹp đầy hoa thơm cỏ lạ, vì rằng cái vườn hoa ấy ở trong tôi, chứ không phải bên ngoài. Nhiều tiểu thuyết mô tảtng động của cây ra lộc, của mầm non đội đất trong đêm. Còn tôi, nằm cuộn tròn trong tấm vỏ chăn rách, bằng sự thể nghiệm đặc biệt, đêm đêm tôi nghe thấy tiếng sinh sôi của tế bào trong cơ thể. Y học hiện đại vắt óc nghĩ cách làm cho con người khoẻ mạnh, tôi tiếc là các chuyên gia chưa có kinh nghiệm này, bắt nhịn đói ba năm, sau đó cho ăn no, không cần thuốc men bôi bổ, con người sẽ như Tôn Ngộ Không, hô biến là biến, chớp mắt thành người khổng lồ. Vì rằng mỗi một phần tử anh ăn vào bụng, lập tức bị cơ quan tiêu hoá đớp lấy, hối hả chuyển thành tế bào. Nói quá đi một chút, cứ một cân lương thực là tôi lại nặng thêm một cân thịt. Dạ dày tôi không phân biệt đâu là cốt, đâu là bã, nhất loạt tiếp thu tất.

Xem Tiếp Chương 21Xem Tiếp Chương 34 (Kết Thúc)

Cây Hợp Hoan
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Đang Xem Tập 20
  » Xem Tiếp Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
  » Xem Tiếp Tập 30
  » Xem Tiếp Tập 31
  » Xem Tiếp Tập 32
  » Xem Tiếp Tập 33
  » Xem Tiếp Tập 34
 
Những Truyện Dài Khác