Cả làng tưng bừng. Chỉ riêng ở ngôi chùa đổ, không khí lại lạnh tanh, u uất. Lần này, không phải ông hộ Hiếu lên cơn thánh ốp, ông ốm, suốt ngày lử khử từ khừ ngồi ngơ ngác ở thềm chùa, hoặc co ro trong ổ rơm.
Những năm trước khi ông còn khỏe, luôn luôn có người tìm đến chùa nhờ ông cứu giúp. Lúc ấy, thấy ông phát đạt, trừ tà có tín nhiệm, chữa được nhiều người khỏi bệnh, người ta tưởng nghề phù thủy dể làm giàu, lập tức có hai ông phù thủy khác xuất hiện ở làng Đình. Ông thoáng Quý đi học phép bắt ma tận Ba Vì về. Ông này khi lập đàn trừ tà cắm cờ ngũ hành sau lưng, đánh trống gõ mõ tưng bừng ồn ĩ rồi lại ngậm dầu phun lửa, rất oai phong lẫm liệt. Tiếp sau đấy, lại xuất hiện ở làng Già, một ông thầy mo người Mường. Ông này ngọng líu ngọng lô, đọc chú ê a ề à. Nhưng cả hai đều không trụ lại nổi, cuối cùng đều phải bán xới mà đi. Một phần vì họ đòi tiền công quá cao, trong khi ông hộ Hiếu lấy của biếu tùy tâm gia chủ, có khi còn chẳng lấy đồng nào. Một phần nữa vì khi ông Hiếu bị ốp đồng, đôi mắt ông lồi ra như ngây như dại, rồi ông còn cắt lưỡi vẽ bùa... Cảnh tượng ấy thật quá khủng khiếp dân làng bảo ông Hiếu như thế mới thực sự bị thánh ốp. Có người mời hai ông thầy kia thử trổ phép tài ba, song hai ông đều chịu, không tài nào bắt chước được. Mà bắt chước làm sao nổi ông già vừa rồ dại vừa vô tư ấy. Bắt chước làm sao nổi đôi bàn tay vàng có quyền năng trời cho ấy. Bàn tay xoa vào nỗi đau, Cơn đau dịu; xoa vào cái nóng, biến ngọn lửa tâm can thành sự mát lành; xoa vào kẻ điên rồ, cứu vớt người đang sa hỏa ngục trở về với trần gian. Nhưng cứ mỗi lần cứu người như vậy, Cơ thể, tinh thần của ông già lại héo hắt đi một chút. Nó như đĩa đèn dầu lạc cứ hao dần hao dần. Nó chỉ biết cho, nên cuối cùng cũng cạn kiệt
Những Cơn thánh ốp ngày xưa thưa thớt, sau này mỗi năm mỗi tăng nhiều. Xưa, mỗi năm chỉ một hai lần. Nay, mỗi năm ba lần, rồi tăng thành năm. Đến nỗi, bây giờ ông chỉ như một xác ve. Ông thở dài. Đó là điềm báo cái khả năng kỳ lạ đang đi đến ngày tàn.
Ông lão già rồi. Cái kết thúc ấy ông lão biết nó đang đến gần. Ông lão không sợ. Chỉ có chút băn khoăn thương đứa con gái. Thương vì chẳng lo toan chu tất được cho Hoa. Thương vì cái tâm nguyện của ông và thím Pháo vẫn chưa làm xong. Hôm ấy, trong lúc làng xóm đang rộn ràng tiếng trống hội, ông hộ Hiếu không buồn ra sân nữa, ông nằm lì trong ổ rơm. Ông lão nắm tay con gái, rơm rớm nước mắt, nói:
- Con ơi? Người ta bảo nghề phù thủy bạc bẽo lắm, nguy hiểm lắm. Luôn luôn đương đầu với lũ ma quỷ nên chúng sinh lòng thù hận. Thầy thấy trong người mình yếu lắm rồi. Lúc này chỉ nghĩ thương con. Thầy có lỗi với con, Hoa ạ. Đừng giận thầy. Đúng là thấy chưa nhận lời với lão Xe đâu. Con nghĩ phải. Mà cả thầy cả u cũng nghĩ như vậy. Làm thân kẻ mõ là hèn hạ nhất hạng trên đời. Đằng này nó lại tranh phần làm mõ.
Ông lão dừng lại như để thở. Còn Hoa cô chỉ biết khóc. Nghỉ một lúc, ông lão mới tiếp:
- Con gái thầy như ngọc như ngà thế kia... Đúng là chỉ còn một cách nữa thôi... Hoa ạ! Thầy biết chỉ vì con thương thầy nên còn... nấn ná... chưa nỡ bỏ làng mà để Lần này vì con phải ra đi... Cứ bỏ làng mà di mới được. Phải thoát kiếp... mạt hạng.
Chợt bỗng dưng ông già từ từ nhỏm dậy. Hoa bảo ông cứ nằm yên có gì sai bảo cô sẽ làm. Ông hộ Hiếu không nghe, cố lê ra trước pho tượng hộ pháp.
Ông lão rồ dại ngồi lắc lư trước pho tượng khổng lồ. Sau trận mưa rào vừa rồi, pho hộ pháp bị nước dột. Nên hư hại long lở nhiều. Trên đầu pho tượng. Mặc dù được che áo tơi lá, nhưng vẫn bị nước làm rã ra một mảng bằng bàn tay. Cây thanh long đao bị nước trời cưa cụt ngọn. Ông già vẫn bảo con gái bao giờ pho tượng này tàn, thì ông cũng tàn theo. Ông hộ Hiếu mắt nhắm ngồi im dưới chân pho tượng. Trước mặt ông lão vẫn là bát nước trong lấy từ giữa hồ Huyền về. Ông Hộ lầm rầm khấn, rồi cầm que hương hoa lên vẽ trên bát nước. Khi nét lửa ngoằn ngoèo dừng lại, ông lão giương to đôi mắt nhìn sâu vào đáy bát nước. Chẳng biết ông đã nhìn thấy gì trong đó. Chỉ thấy đột nhiên đôi môi ông lắp bắp, tỏ vẻ kinh sợ. Người ông lão gầy như xác ve. Khuôn mặt chẳng còn tí thịt nào, da nhăn nheo đính sát tận xương, thành thử đầu ông như chiếc sọ trên đỉnh còn dính dầm sợi tóc bạc lơ thơ. Đôi mắt sáng quắc, lúc ấy như lồi ra hết cỡ, gây cho Hoa một cảm giác ma quái, vừa thấy sợ, vừa thấy thương. Không cầm lòng nổi nữa, cô gái quỳ xuống, nức nở:
- Thầy ơi! Con van thầy. Thầy tỉnh lại đi.
Ông già không trả lời, chỉ nhìn đăm đăm vào bát nước.
- Kìa thầy! Sao tay thầy lại run bần bật thế kia?
Ông lão run rẩy, lắp bắp nói với con gái:
- Con hãy nhớ kỹ... Đừng đi!... Đừng đi xem hội.
Ông lão mê sảng mất rồi. Ông hộ Hiếu hầu như không ngồi vững được nữa. Vết thương khía lưỡi trong cơn ốp đồng mới gần đây chưa kịp hàn miệng, hình như lại hoặc ra, bởi vì ông già đã nói nhiều quá. Hoa như kẻ mất hồn vội bế cha đặt xuống ổ rơm.
Ông lão còn chút tỉnh táo cuối cùng, cố nói với con gái những lời lộn xộn.
- Đi… khỏi… làng… Đừng… đi xem…
Rồi ông già chìm vào cơn hôn mê. Hoa chẳng nghe rõ những lời tiếp theo lầm bầm trong miệng của cha mình. Tuy nhiên, Hoa cứ gật đầu, mắt cô nhòa đi. Cô khóc nức nở. Hoa chẳng hiểu cha mình nói gì ư? Không! Ít ra cô cũng hiểu lời nói cuối cùng của ông là nỗi ao ước cháy bỏng của cả cha và mẹ. Có lẽ ước ao mà ông suy ngẫm bao lâu nay vẫn chỉ là chuyên mong sao cô trốn được khỏi cái làng nghèo của ông, để trốn khỏi kiếp mõ. Điều này làm dấy lên trong lòng Hoa niềm ân hận. Phải chăng ông già nghĩ rằng, vì ông còn sống, nên cô đã vướng víu, không nỡ bước chân ra đi. Phải chăng ông lão đã cố tình tự làm kiệt sức bằng cách tự kích thích để gây ra những Cơn “thánh ốp”. Gần đây, chúng hay xảy ra liên tục có phải do nguyên cớ ấy chăng. Cô gái nghĩ đến đấy, chợt rùng mình. Như vậy, chính là vì cô, mà cha cô đã làm như thế; mục đích mong sao chóng thoát khỏi cõi nhân gian… Hoa cứ tự vò xé tâm can mình. Ông hộ Hiếu lúc này đã chìm vào hôn mê. Chỉ thấy còn chút hơi thở thoi thóp.
Trong khi Hoa đang trong cơn sụt sùi bối rối, bỗng thấy tiếng chân người ngoài sân chùa. Cô ngẩng đầu, ngó ra xem ai. Hoa giật mình khi thấy ông hai Xe đang lừng lững bước vào. Theo sau là một chàng trai. Chẳng cần nghĩ cũng biết ngay đó là Trình. Cô chau mày nghĩ bụng, mình đang rối lên thế này, mà sao họ đã dẫn xác lên thế nhỉ. Vả lại, cha mình đã nhận lời đâu, tại sao ông Xe đã vội vã mang Trình lên. Tuy bực bội, nhưng Hoa cũng nén lòng lễ phép chào. Ông Xe nói:
- Bác mới lên. Ở đình làng, người ta đánh trống thì thùng, song cũng chẳng muốn dừng chân. Thấy nóng lòng sốt ruột. Hỏi thăm mới biết ông đang ốm nặng. Ai ngờ cớ sự lại thế này. Mau quá đi thôi. Nửa tháng trước, ta với ông ấy còn uống rượu; khi ấy, ông còn tinh nhanh, tỉnh táo. Còn uống được ba chén Cơ mà. Ta thường nghĩ người nào còn uống được ba chén, ắt là còn trụ được lâu.
Hoa tuy ghét cay ghét đắng ông Xe, nhưng vốn hiền hậu, nên cô nghĩ ngay đến chuyện sắp xếp nơi ăn chốn ở cho hai người. Lần trước, ông Xe không đến nhà cô, mà ở lại chùa cùng ông hộ Hiếu. Còn lần này, nên thế nào cho tiện. Trong lúc Hoa nhìn gian chùa với người cha đang hấp hối, rồi lại nhìn hai cha con ông ta như để tính toán chỗ ở, thì ông Xe đã hiểu ý, ông nói rất to:
- Ơ hay! Cô bé này lạ chưa! Nhà cháu đang ở là nhà cụ mõ Điếc gây dựng. Ta và ông Pháo đều là con cụ Điếc. Nhà của bố ta, nay ta đến ở là phải. Cháu còn phải nghĩ ngợi gì nữa.
Câu nói đột ngột làm Hoa đỏ mặt, thầm nghĩ. Ra là thế! Ngoài việc định hỏi mình cho con trai, ông lão lên đây còn vì muốn xác định hương hỏa. Cô gái cay đắng: hương hỏa ư? Ông lão muốn tranh với ta cái lều rách nhà mõ? Đất là đất của làng đâu có phải tổ tiên để lại. Cô thoáng nghĩ, nỗi buồn phiền hiện ra gương mặt. Trình có lẽ nhận ra, vội cắt ngang lời ông bố:
- Sao thầy cứ phải nói thế? Sao thầy cứ phải rạch ròi? – Rồi quay sang Hoa, anh nói ân cần – Cô đừng nghĩ ngợi làm gì. Cha tôi già rồi …
Hoa mỉm cười. Lúc này cô mới chú ý đến chàng trai mà cô đã gọi là thằng khoèo. Chàng trai vì tai nạn thuở nhỏ nên hơi tập tễnh chút xíu, thực ra cũng chẳng đến nỗi nào. Đó là một anh chàng sáng sủa khác hẳn cậu bé còi mấy năm về trước. Trình có đôi mắt thông minh, gương mặt trầm tĩnh, ăn nói đĩnh đạc đắn đo sau trước. Hoa chỉ lấy làm lạ rằng tại sao người như anh ta lại lên đây để cầu cạnh làm một công việc mà cô đang muốn trốn bỏ. Mặc dầu bị câu nói của ông hai Xe làm cho ngượng, song Hoa vẫn rất ôn tồn nói:
- Thì cháu có đám nói gì đâu. Bác và anh Trình đến nhà cháu cũng được. Vả lại, cháu còn phải ở đây với thầy cháu...
Trình ngẫm nghĩ rồi nói:
- Tôi có thể ở lại, giúp cô chăm sóc cho bác.
- Tôi không dám phiền - Hoa trả lời.
- Sao lại phiền? - Ông hai Xe thấy hài lòng với con trai, ông cười xòa ý nhị - Cứ để anh nó giúp... Không sao đâu cháu ạ..
- Lát nữa, cháu Nhụ sẽ ra. Hai cô cháu thay nhau thức sẽ tiện hơn bác ạ.
|
|
|