Trận nắng nóng hoành hành mùa hè 2003 gây ra ít nhất 15 000 tử vong và có thể tốn 3,5 tỉ euro. Đó là con số mà báo Le Figaro đưa ra thứ hai vừa rồi trong phần ghi chú về "công tác liên bộ giải quyết những hậu quả của thiên tai tháng tám năm 2003". Khoảng 7300 khu dân cư đã viết đơn yêu cầu Nhà Nước nhìn nhận thiên tai đã xảy đến với địa phương của họ. Nếu tất cả những lá đơn này đều được thông qua thì phí tổn tài chính có thể lên đến 3,5 tỉ euro, "trong đó 60 đến 70% do Quĩ Bảo Hiểm phải chịu, Quĩ Bảo Hiểm sẽ quay ra đòi Nhà Nước từ 500 triệu đến 1 tỷ euro". Những tiêu chuẩn để một địa phương được chấp nhận đã có thiên tai sẽ được định nghĩa "trong thời gian sắp tới". (tạp chí Expansion, 09/05/2005)
Phụ nữ Việt Nam: hôn nhân và gia đình
I. Phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ và phong trào sinh đẻ có kế hoạch:
Chúng tôi đã nằm theo dõi phong trào sinh đẻ có kế hoạch trong vòng một tháng tại xã M. thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Xã M. là một trong những địa phương có tỷ lệ các gia đình đông con cao nhất đồng bằng Bắc Bộ.
Chúng tôi tới trạm xã thì được chứng kiến hai phụ nữ đến tham khảo ý kiến y tá trưởng. Chị lớn tuổi hỏi vòng tránh thai có gây bệnh ung thư buồng trứng không. Cô trẻ hơn hỏi bao cao su có làm dương vật giảm kích thước tự nhiên không. Cả hai chưa bao giờ được nhìn thấy cả vòng tránh thai lẫn bao cao su và đều cho rằng vòng tránh thai làm bằng nhựa tổng hợp còn bao cao su có hình thù như bao ny lông nhưng bằng cao su. Trạm xá cho biết đàn ông và nam thanh niên hầu như không lai vãng. Đội Cờ đỏ đã thử dùng áp lực nhưng vẫn vô hiệu. Phụ nữ đến tham khảo cũng hiếm và thường tỏ ra rất kín đáo, chọn những giờ ít người khám bệnh và không chịu cho biết vấn đề một cách chi tiết, gây nhiều khó khăn cho việc trả lời. Hai phụ nữ trên lúc đầu cũng không muốn có mặt nhưng nhân viên trạm xá đã tới tận nhà vận động nhiều lần.
Chúng tôi thăm một gia đình đông con nhất xã. Tám con gái, một con trai. Chồng bốn mươi tuổi, vợ ba tám tuổi, có vẻ cởi mở. Khi được hỏi, cả hai đều bảo anh chồng độc đinh, không có con trai nối dõi không được. Thường xuyên bị thành đối tượng chê cười. Đến ăn cỗ, không được ngồi mâm trên. Họp chia đất nông sản, bị gán cho phần ruộng xấu nhất. Đi chúc tết, chủ nhà đốt pháo bắt đứng ngoài. Bố ốm, cũng không dám đến thăm. Hai vợ chồng đẻ đến lần thứ tám mới được con trai. Lại cố thêm lần nữa để có hai thằng cu cho chắc. Nào ngờ lại ra thị mẹt.
Chúng tôi đến thăm một cặp vợ chồng mới cưới. Chồng hai mươi ba tuổi, buôn bán vặt. Vợ mười chín tuổi, làm nghề nông, đang có mang sáu tháng. Chúng tôi hỏi tại sao xây dựng gia đình sớm thế. Chồng bảo gia đình neo đơn, cần có người chăm sóc bố mẹ già. Vợ bảo con gái nông thôn bây giờ có hai cách, một là thoát ly lên thành phố làm ô-sin[1], hai là ở lại lấy chồng, xác định như thế nên được ai ngó tới thì cưới ngay, cưới rồi mà không có con lại sợ người làng dị nghị.
Chúng tôi làm việc việc với ban lãnh đạo ủy ban nhân dân xã. Phó chủ tịch là một nữ đại úy quân đội xuất ngũ, đã có một con trai, một con gái và chuẩn bị sinh con thứ ba. Phó chủ tịch tiếp chúng tôi tại nhà riêng. Phong cách thân mật, tỏ ra là một cán bộ gần dân. Không đợi chúng tôi đặt câu hỏi, chị chỉ chồng và bảo: các đồng chí muốn biết chuyện sinh đẻ có kế hoạch cứ hỏi cái ông này này. Anh chồng cười xuề xoà: nói thật với các đồng chí, bản thân tôi cũng rất ngại sử dụng bao cao su, đã ra trạm xá thực tập vài lần nhưng không có kết quả vì dương vật không phải lúc nào cũng đạt được độ căng cứng cần thiết. Nói xong mở hộc bàn để chúng tôi nhìn thấy một xấp bao cao su của UNESCO. Có những chiếc bị chuột gặm. Có những chiếc bị gián nhấm. Có những chiếc bị trẻ con thổi làm bóng bay.
Chúng tôi làm việc với hội Phụ Nữ. Hội trưởng đã tốt nghiệp trung cấp Nông Lâm, ba mươi chín tuổi, có bằng A tiếng Anh. Hội trưởng nhận định phong trào Mỗi gia đình chỉ nên có hai con là phong trào khó thực hiện nhất, khó hơn cả phong trào Nuôi con ngoan dạy con khỏe và Mỗi phụ nữ - một tấn phân xanh. Ngay sau khi có con trai đầu lòng, chị đã đến trạm xã để đặt vòng nhưng y tá thiếu kinh nghiệm nghiệp vụ, sáu tháng sau chị lại có thai. Sinh xong con thứ hai, chị lên bệnh viện huyện để đặt vòng mới thì được biết vòng cũ vẫn nằm đấy, nếu cho thêm vòng nữa, có khả năng gây ung thư tử cung. Chị đề nghị được tháo vòng cũ nhưng bệnh viện từ chối, lý do là một ca phức tạp như vậy nguy cơ tử vong rất lớn, y tá không có quyền thực tập tay nghề trên cơ thể một nữ lãnh đạo. Sau sự việc trên, hai vợ chồng vẫn quyết tâm thực hiện đúng phong trào có kế hoạch bằng cách giảm tối đa quan hệ tình dục, và trong trường hợp không tránh được, người chồng sử dụng phương pháp xuất tinh ra ngoài[2]. Kết quả vẫn mang thai hai lần nữa. Trong vòng mười lăm năm mà lỡ có hai lần cũng là một thử thách không phải ai cũng vượt qua.
II. Phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề kết hôn với người ngoại quốc:
Năm 2000 chúng tôi thực hiện ba chuyến công tác về làng N, cách Đồng Tháp Mười hai mươi lăm cây số về phía đông nam.
Chúng tôi đến thăm một gia đình có bốn con gái, ba cô đầu đã lấy chồng Đài Loan, cô út hai mươi tuổi cũng chuẩn bị tinh thần không lấy chồng người Việt. Được hỏi, cô út trả lời: chồng Việt cục xúc, những lúc thua số đề[3], về nhà say rượu, đánh vợ, đánh con. Chúng tôi lại hỏi sao không lấy chồng nước khác mà lấy chồng Đài Loan. Cô út bảo Đài Loan cũng là châu á, ăn cơm bằng đũa, bằng chén, lúc nào khát cũng được một ly nước chè. Chúng tôi hỏi tiếp thế cưới Việt Kiều không tốt hơn à, được ăn cơm Việt, được nói tiếng Việt, lúc nào khát còn được cả trà sen Đồng Tháp. Cô út trả lời Việt kiều yêu cầu cao lắm, phải đẹp, phải ngoan, phải biết nữ công gia chánh, phải được ba má chồng, các chị chồng, các em gái chồng kiểm tra chất lượng đầu tiên.
Chúng tôi đến thăm một chị phụ nữ mới trở về làng, sau một thời gian sống ở Đài Loan. Chị phụ nữ kể năm ba mươi bảy tuổi, chưa lập gia đình, được người quen đưa lên Sài Gòn gặp tổ chức Tư vấn Hôn nhân Việt-Hàn. Chụp ảnh, ghi tên, khám sức khỏe, đóng tiền, nửa năm sau không đến lượt. Tổ chức giải thích phụ nữ Đại Hàn đình công không cho nam giới lấy vợ nước ngoài. Tổ chức gợi ý chuyển địa bàn qua Đài Loan. Cơm Đài Loan dễ nấu hơn cơm Đại Hàn. Chồng Đài Loan cũng dễ chiều hơn chồng Đại Hàn. Bố mẹ chồng Đài Loan có thú vui vào nhà dưỡng lão. Chị phụ nữ đồng ý. Về quê bán mấy tạ thóc lấy tiền đăng kí hồ sơ mới. Một tuần sau nhận được điện khẩn. Tổ chức bảo đã tìm được ý trung nhân. Thủ tục đã làm xong. Hợp đồng thảo rồi, kí xong giữ lấy một bản. Hai tư tiếng đồng hồ nữa lên máy bay. Chị phụ nữ không kịp chào gia đình. Gọi điện về nhà chia tay. Mấy chị em gái sướt mướt. Lấy ngày đó làm ngày ăn hỏi. Mang trầu cau đi chia cho cả làng. Chị xuống máy bay, một tay cầm túi du lịch, một tay cầm túi nôn. Người của tổ chức ra đón tận sân bay rồi dẫn về nhà chồng. Trong nhà không có ai. Mùi thuốc bắc nồng nặc. Người của tổ chức đưa cho một ổ bánh mì kẹp xá xíu. Ăn xong, uống thêm ly trà sữa trân châu. Đang ngà ngà thì người của tổ chức bảo lên gác. Lên đến nơi mới biết ý trung nhân là một ông già ốm liệt giường. Sắc thuốc bắc, lau người và đổ bô được một năm thì ông già về chầu tổ tiên. Con trai trưởng đưa cho năm trăm đô la, xé đi cái hợp đồng rồi dẫn ra sân bay. Về đến Sài Gòn, trích năm chục đô la đóng tiền làm hồ sơ mới ở tổ chức Tư vấn Hôn nhân Việt-Hàn vừa được đổi tên thành công ty Môi giới Hôn nhân Việt-Đài.
Chúng tôi đến thăm một cô gái trẻ, trước đây là công nhân nhà máy dệt liên doanh Kai Ming đặt ở ngoại ô thị xã Cần Thơ[4]. Sau một thời gian làm việc, cô có thai với một quản đốc Đài Loan. Nhà máy không đồng tình với mối quan hệ thân mật ngoài công việc. Ban điều hành gọi cô lên, hỏi đã ngủ với quản đốc mấy lần. Cô bảo mười lần, có ghi giấy đầy đủ. Ban điều hành lại hỏi mỗi lần được bao nhiêu tiền. Cô bảo lần đầu mười đô la, mỗi lần sau được một nửa. Ban điều hành bảo sao bán trinh rẻ vậy. Cô bảo lần đầu không phải bán trinh mà bị hiếp, các lần sau tự nguyện. Ban điều hành họp rồi ra quyết định đuổi quản đốc về Đài Loan, và cô về nhà cha mẹ ở trung tâm làng N. Sáu tháng sau cô sinh con trai và hàng tháng nhận hai mươi đô la từ quản đốc Đài Loan. Hiện nay cô đang có thai lần nữa. Quản đốc Đài Loan hứa sẽ tăng trợ cấp lên gấp đôi nếu cô lại sinh con trai. Cô bảo nếu sinh con gái, cô sẽ tìm cách đổi. Một y tá làm việc trong nhà hộ sinh huyện hứa sẽ giúp đỡ. Phí tổn không đáng kể.
III. Phụ nữ các thành phố lớn và quan niệm về ly hôn và ly thân:
Chúng tôi đến gặp mười phụ nữ vừa chia tay chồng theo thủ tục ly hôn hợp pháp. Được hỏi, tám chị trả lời do chồng có tình nhân, hai chị tự nhận đã gặp gỡ những người đàn ông khác. Ba trong số này đồng ý nói chuyện với chúng tôi.
Chị thứ nhất, bốn mươi chín tuổi, nhân viên xí nghiệp dược phẩm Hà Nội, cho biết chồng cũ là đại diện phía Nam của một công ty lớn, từ lâu không về thăm vợ, cũng quên gửi tiền nuôi con, khi ra Hà Nội họp chỉ ghé nhà bố mẹ đẻ. Chị vào Sài Gòn mới rõ chồng cũ đã mua nhà riêng để sống với một cô gái trẻ hơn hai mươi tuổi. Từ đó, chị hay đi xem bói, nghe đâu có thầy giỏi là lặn lội đến bằng được. Lần cuối cùng gặp một ông thầy từng thực tập nuôi bò ở Ấn Độ, trước khi về nước học thêm được nghề xem con lắc. Bây giờ mở ca-bi-nê riêng, gọi là phòng tư vấn gia đình, có cả danh thiếp song ngữ, ghi họ tên với danh hiệu tiến sĩ bậc một và giáo sư danh dự. Khách muốn đến xem phải gọi điện xin gặp trước nhiều ngày. Đến hẹn có khi chưa chắc đã xong. Thư kí bước ra hất hàm về phía cửa. Hỏi gì cũng nhất định không nói. Sau một tháng chầu trực, chị được thầy tiếp. Thầy bảo cho năm phút suy nghĩ, càng nung càng tốt. Rồi lấy ra một con lắc bằng kim loại màu trắng móc vào sợi dây gai. Thầy đốt một nén hương mùi rất lạ lùng, lẩm bẩm đọc một câu thần chú dài bằng tiếng Hin-đu, tay giữ sợi dây gai. Con lắc cựa quậy rồi bắt đầu quay. Mới đầu chậm sau nhanh dần, cuối cùng chỉ nhìn thấy một nửa vòng tròn lóe sáng. Thầy không hỏi tên hỏi tuổi chỉ nhìn vào mặt rồi ngân nga một câu thơ kiểu lục bát Ấn Độ: vợ như nước chồng như lửa, nếu cùng mái nhà là để giết nhau. Ra khỏi phòng tư vấn gia đình, chị đi thẳng đến tòa làm thủ tục ly dị. Anh chồng nhận được giấy báo của tòa, không liên lạc trực tiếp với chị nhưng gửi đơn xin tòa sử vắng mặt, lý do thời gian tới công việc rất bận, đơn có kèm giấy chứng nhận của tổng công ty, do tổng giám đốc kí tên, đóng dấu.
Chị thứ hai, ba mươi bảy tuổi, là giáo viên cấp hai còn chồng là cán bộ nghiên cứu một viện khoa học, cưới nhau mười một năm mà không có con. Ngay từ năm đầu, cả hai đã đi gặp bác sĩ phụ khoa hai lần nhưng kết quả rất mập mờ. Lần thì tinh trùng của chồng bị loãng. Lần thì trứng của vợ bị ung. Đến năm thứ ba, nhờ thêm hai bác sĩ phụ khoa nữa, kết quả không sáng sủa hơn. Bác sĩ thứ nhất cho rằng tinh trùng mạnh quá nên xuyên thủng hết trứng. Bác sĩ thứ hai ngờ là trứng đều và đẹp nên tinh trùng lúng túng không biết thụ vào quả nào. Hai vợ chồng mệt mỏi, không còn nhu cầu sinh lý, quyết định mỗi người ngủ một giường, chỉ quan hệ tình dục đêm trước buổi khám định kì hàng năm. Các bác sĩ phụ khoa của Hà Nội đều được dịp thử tay nghề. Kết quả vẫn hoàn toàn mù mịt. Cách đây sáu tháng, anh chồng qua internet tìm được một bạn gái trẻ hơn mười bảy tuổi, khoẻ mạnh, vui tính, có thiên chức phụ nữ, công việc ổn định, hộ khẩu Hà Nội, sẵn sàng kết hôn với người đàn ông từng lập gia đình, nhã nhặn, nhạy cảm, làm việc trong môi trường nghiên cứu, yêu trẻ con và thu nhập ổn định. Tháng vừa rồi hai vợ chồng ra tòa. Anh chồng đứng đơn. Luật sư của anh chồng kết án gắt gao các bác sĩ phụ khoa. Tòa đọc kết quả khám nghiệm trứng và tinh trùng, mười bốn lần trong mười một năm, đọc đi đọc lại, lắc đầu. Tòa hỏi chị có hiểu không. Chị cũng lắc đầu. Tòa đưa cho một chuyên viên y khoa xem, cũng lắc đầu. Tòa xử ly dị, của cải chia đôi, anh chồng không có nhiệm vụ chu cấp tài chính vì chị vẫn đang đi làm ăn lương.
Chị thứ ba, là thủ quĩ một nhà máy lớn ở Gia Lâm. Chồng là kĩ sư hóa chất, thu nhập cao nhờ các kế hoạch ngoài chuyên môn. Lấy nhau được một mặt con thì chồng xách cặp đi công tác Thái Lan với giám đốc và phó giám đốc. Một tuần sau, về nhà, đòi mang chăn màn ra đi văng ngủ. Hỏi đi hỏi lại chỉ bảo mệt, nhìn thấy đàn bà là xây xẩm mặt mày. Bắt đi khám, bác sĩ nghe tim, mạch, bảo cởi áo, há mồm ra xem, không tìm được triệu chứng khác thường, sau thử cả máu và nước tiểu, vẫn không thấy gì. Chị bảo chuyện của vợ chồng chị nhà máy ai cũng biết, ai cũng ái ngại, có đồng nghiệp còn bảo ly dị quách đi mà lấy chồng khác. Một lần chị đi làm về muộn, xe hỏng, phải đi nhờ xe một đồng nghiệp tên là S, trẻ hơn năm tuổi. Từ đấy hai người thân nhau. Mùa hè, nhà máy tổ chức một đoàn năm cán bộ đi nghỉ mát Sa Pa[5], chế độ đặc biệt, mỗi người một phòng riêng. Buổi tối, ba cán bộ kia say xe đi nằm sớm, S vào phòng của chị rồi ở lại cả đêm. Tối hôm sau, ba cán bộ kia ngồi chơi tiến lên ăn tiền, chị nháy mắt cho S, xong lẻn vào phòng cởi quần áo đợi sẵn. Cứ thế, như cá gặp nước, một tuần liền, đến sáng mới lăn ra ngủ. Ba cán bộ kia có lần nghi ngờ, giả vờ mang hộ xôi sáng lên phòng, đẩy cửa bước vào thấy hai người trần truồng, nằm xoay đầu, mệt đến độ mãi mới mở được mắt. Sau đợt nghỉ phép, chị như sống trên mây, đầu óc tràn ngập những cảnh trên giường với S. Lúc đi ngủ, chỉ mặc mỗi quần si líp, bật quạt đắp chăn, tay ôm cái gối dài. Bảy giờ sáng, đồng hồ báo thức kêu chán tự động tắt, cũng không buồn dậy. May mà anh chồng vẫn nằm một mình ở đi văng. S mắt tăm. Chị tưởng như phát điên. Cách nhau mỗi cái sân xi măng mà sao khổ đến thế. Buổi trưa vào căng tin, định kiếm cách ngồi gần S, hai nữ đồng nghiệp trẻ đứng chấn hai bên, đề nghị kể chuyện nghỉ mát Sa Pa. Buổi chiều dắt xe ra khỏi nhà máy, muốn nán lại đợi S, một nữ đồng nghiệp trung niên tiến đến nhờ đèo về nhà ở phố Cầu Gỗ. Cuối tháng, ngày trả lương, trang điểm cẩn thận xoa cả phấn nền, chôn chân sau bàn làm việc. Nghe tiếng chân đàn ông bước lại gần là tim đập loạn lồng ngực. Gần tối, mọi người đã lĩnh lương gần hết, một nữ đồng nghiệp cao tuổi gõ cửa đến lĩnh hộ S. Tuần sau, trưởng phòng hành chính ghé vào thanh toán công tác phí, đếm tiền xong đứng giữa phòng bảo: lại sắp toi năm chục, thằng S vừa đưa thiếp mời. Cả phòng liếc chị rồi bụm miệng cười. Chị không dám ra căng tin, không dám đi ngang các đám đông quá ba đồng nghiệp, suốt ngày ngồi đếm tiền, mà vẫn đếm sai, bỏ bàn tính ra gảy, hàng chục nhầm thành hàng trăm. Cưới S, nhà máy cử một đoàn đi xe ca mang quà về tận quê. Chị phải nghỉ việc cáo ốm nằm nhà. S sau đó theo vợ vào Nam công tác. Chị viết đơn ly dị. Anh chồng kí luôn, không hiểu có biết chuyện hay không.
IV. Kết luận:
Xã hội Việt Nam đang ở vào thời điểm vô cùng gay cấn: nền kinh tế thị trường chưa đủ khả năng tiêu diệt nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, các tư tưởng hiện đại vẫn phải tiếp tục giao tranh với các quan niệm phong kiến lạc hậu. Điều này đã được phản ánh trung thực qua số phận những phụ nữ chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và làm việc trong thời gian năm năm đổ lại đây. Chính vì tính gay cấn ấy mà có sự phân chia ngày càng sâu sắc giữa nông thôn và thành thị, phụ nữ những vùng quê nghèo không có điều kiện phát triển đời sống tinh thần trong khi đó phụ nữ các thành phố lớn bị lôi kéo không ngừng bởi thói hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân. Nhưng một điều rất đáng quan tâm là không ít trường hợp đã hành động một cách khó hiểu: ví dụ phụ nữ làng N, một làng rất nghèo của đồng bằng sông Cửu Long, lại có tỷ lệ kết hôn với ngoại kiều đông nhất ; phụ nữ Hà Nội lại tin tưởng một cách mù quáng vào thần thánh và số mệnh hơn cả phụ nữ các dân tộc thiểu số[6].
Bản báo cáo này, trong một phạm vi nhất định, mong muốn cống hiến cho những chuyên gia Việt Nam học nói riêng và các nhà nghiên cứu xã hội học nói chung một cái nhìn xác đáng về người phụ nữ Việt Nam đương đại và những vấn đề đặc thù của họ. Giải quyết các vấn đề đó, đáng tiếc, không nằm trong khả năng của chúng tôi.
[1] Ô-sin: tiếng lóng chỉ người giúp việc, nguồn gốc từ một bộ phim truyền hình nhiều tập Nhật Bản trong đó nhân vật chính tên là Ô-sin, xuất thân là người giúp việc nhờ ý chí phấn đấu, sau trở thành một phụ nữ thành công
[2] xuất tinh ra ngoài: phương pháp tránh thai truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á.
[3] đề: một loại cờ bạc chơi chui dựa trên kết quả sổ số.
[4] Cần Thơ: thị xã cách Sài Gòn khoảng một trăm cây số về phía Đông.
[5] Sa Pa: thị trấn cách Hà Nội khoảng một trăm năm mươi cây số về phía Bắc, cao hơn mặt đất khoảng năm trăm mét, khí hậu quanh năm thoáng mát, từng là khu nghỉ ngơi của Pháp trước 1954.
[6] Việt Nam có hơn sáu mươi dân tộc. Dân tộc chính là Kinh, chủ yếu ở các miền đồng bằng. Các dân tộc còn lại ở các vùng núi cao hiểm trở, cuộc sống nói chung còn lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Chương 14
Trận nắng nóng hoành hành mùa hè 2003 gây ra ít nhất 15 000 tử vong và có thể tốn 3,5 tỉ euro. Đó là con số mà báo Le Figaro đưa ra thứ hai vừa rồi trong phần ghi chú về "công tác liên bộ giải quyết những hậu quả của thiên tai tháng tám năm 2003". Khoảng 7300 khu dân cư đã viết đơn yêu cầu Nhà Nước nhìn nhận thiên tai đã xảy đến với địa phương của họ. Nếu tất cả những lá đơn này đều được thông qua thì phí tổn tài chính có thể lên đến 3,5 tỉ euro, "trong đó 60 đến 70% do Quĩ Bảo Hiểm phải chịu, Quĩ Bảo Hiểm sẽ quay ra đòi Nhà Nước từ 500 triệu đến 1 tỷ euro". Những tiêu chuẩn để một địa phương được chấp nhận đã có thiên tai sẽ được định nghĩa "trong thời gian sắp tới". (tạp chí Expansion, 09/05/2005)
Phụ nữ Việt Nam: hôn nhân và gia đình
I. Phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ và phong trào sinh đẻ có kế hoạch:
Chúng tôi đã nằm theo dõi phong trào sinh đẻ có kế hoạch trong vòng một tháng tại xã M. thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Xã M. là một trong những địa phương có tỷ lệ các gia đình đông con cao nhất đồng bằng Bắc Bộ.
Chúng tôi tới trạm xã thì được chứng kiến hai phụ nữ đến tham khảo ý kiến y tá trưởng. Chị lớn tuổi hỏi vòng tránh thai có gây bệnh ung thư buồng trứng không. Cô trẻ hơn hỏi bao cao su có làm dương vật giảm kích thước tự nhiên không. Cả hai chưa bao giờ được nhìn thấy cả vòng tránh thai lẫn bao cao su và đều cho rằng vòng tránh thai làm bằng nhựa tổng hợp còn bao cao su có hình thù như bao ny lông nhưng bằng cao su. Trạm xá cho biết đàn ông và nam thanh niên hầu như không lai vãng. Đội Cờ đỏ đã thử dùng áp lực nhưng vẫn vô hiệu. Phụ nữ đến tham khảo cũng hiếm và thường tỏ ra rất kín đáo, chọn những giờ ít người khám bệnh và không chịu cho biết vấn đề một cách chi tiết, gây nhiều khó khăn cho việc trả lời. Hai phụ nữ trên lúc đầu cũng không muốn có mặt nhưng nhân viên trạm xá đã tới tận nhà vận động nhiều lần.
Chúng tôi thăm một gia đình đông con nhất xã. Tám con gái, một con trai. Chồng bốn mươi tuổi, vợ ba tám tuổi, có vẻ cởi mở. Khi được hỏi, cả hai đều bảo anh chồng độc đinh, không có con trai nối dõi không được. Thường xuyên bị thành đối tượng chê cười. Đến ăn cỗ, không được ngồi mâm trên. Họp chia đất nông sản, bị gán cho phần ruộng xấu nhất. Đi chúc tết, chủ nhà đốt pháo bắt đứng ngoài. Bố ốm, cũng không dám đến thăm. Hai vợ chồng đẻ đến lần thứ tám mới được con trai. Lại cố thêm lần nữa để có hai thằng cu cho chắc. Nào ngờ lại ra thị mẹt.
Chúng tôi đến thăm một cặp vợ chồng mới cưới. Chồng hai mươi ba tuổi, buôn bán vặt. Vợ mười chín tuổi, làm nghề nông, đang có mang sáu tháng. Chúng tôi hỏi tại sao xây dựng gia đình sớm thế. Chồng bảo gia đình neo đơn, cần có người chăm sóc bố mẹ già. Vợ bảo con gái nông thôn bây giờ có hai cách, một là thoát ly lên thành phố làm ô-sin[1], hai là ở lại lấy chồng, xác định như thế nên được ai ngó tới thì cưới ngay, cưới rồi mà không có con lại sợ người làng dị nghị.
Chúng tôi làm việc việc với ban lãnh đạo ủy ban nhân dân xã. Phó chủ tịch là một nữ đại úy quân đội xuất ngũ, đã có một con trai, một con gái và chuẩn bị sinh con thứ ba. Phó chủ tịch tiếp chúng tôi tại nhà riêng. Phong cách thân mật, tỏ ra là một cán bộ gần dân. Không đợi chúng tôi đặt câu hỏi, chị chỉ chồng và bảo: các đồng chí muốn biết chuyện sinh đẻ có kế hoạch cứ hỏi cái ông này này. Anh chồng cười xuề xoà: nói thật với các đồng chí, bản thân tôi cũng rất ngại sử dụng bao cao su, đã ra trạm xá thực tập vài lần nhưng không có kết quả vì dương vật không phải lúc nào cũng đạt được độ căng cứng cần thiết. Nói xong mở hộc bàn để chúng tôi nhìn thấy một xấp bao cao su của UNESCO. Có những chiếc bị chuột gặm. Có những chiếc bị gián nhấm. Có những chiếc bị trẻ con thổi làm bóng bay.
Chúng tôi làm việc với hội Phụ Nữ. Hội trưởng đã tốt nghiệp trung cấp Nông Lâm, ba mươi chín tuổi, có bằng A tiếng Anh. Hội trưởng nhận định phong trào Mỗi gia đình chỉ nên có hai con là phong trào khó thực hiện nhất, khó hơn cả phong trào Nuôi con ngoan dạy con khỏe và Mỗi phụ nữ - một tấn phân xanh. Ngay sau khi có con trai đầu lòng, chị đã đến trạm xã để đặt vòng nhưng y tá thiếu kinh nghiệm nghiệp vụ, sáu tháng sau chị lại có thai. Sinh xong con thứ hai, chị lên bệnh viện huyện để đặt vòng mới thì được biết vòng cũ vẫn nằm đấy, nếu cho thêm vòng nữa, có khả năng gây ung thư tử cung. Chị đề nghị được tháo vòng cũ nhưng bệnh viện từ chối, lý do là một ca phức tạp như vậy nguy cơ tử vong rất lớn, y tá không có quyền thực tập tay nghề trên cơ thể một nữ lãnh đạo. Sau sự việc trên, hai vợ chồng vẫn quyết tâm thực hiện đúng phong trào có kế hoạch bằng cách giảm tối đa quan hệ tình dục, và trong trường hợp không tránh được, người chồng sử dụng phương pháp xuất tinh ra ngoài[2]. Kết quả vẫn mang thai hai lần nữa. Trong vòng mười lăm năm mà lỡ có hai lần cũng là một thử thách không phải ai cũng vượt qua.
II. Phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long và vấn đề kết hôn với người ngoại quốc:
Năm 2000 chúng tôi thực hiện ba chuyến công tác về làng N, cách Đồng Tháp Mười hai mươi lăm cây số về phía đông nam.
Chúng tôi đến thăm một gia đình có bốn con gái, ba cô đầu đã lấy chồng Đài Loan, cô út hai mươi tuổi cũng chuẩn bị tinh thần không lấy chồng người Việt. Được hỏi, cô út trả lời: chồng Việt cục xúc, những lúc thua số đề[3], về nhà say rượu, đánh vợ, đánh con. Chúng tôi lại hỏi sao không lấy chồng nước khác mà lấy chồng Đài Loan. Cô út bảo Đài Loan cũng là châu á, ăn cơm bằng đũa, bằng chén, lúc nào khát cũng được một ly nước chè. Chúng tôi hỏi tiếp thế cưới Việt Kiều không tốt hơn à, được ăn cơm Việt, được nói tiếng Việt, lúc nào khát còn được cả trà sen Đồng Tháp. Cô út trả lời Việt kiều yêu cầu cao lắm, phải đẹp, phải ngoan, phải biết nữ công gia chánh, phải được ba má chồng, các chị chồng, các em gái chồng kiểm tra chất lượng đầu tiên.
Chúng tôi đến thăm một chị phụ nữ mới trở về làng, sau một thời gian sống ở Đài Loan. Chị phụ nữ kể năm ba mươi bảy tuổi, chưa lập gia đình, được người quen đưa lên Sài Gòn gặp tổ chức Tư vấn Hôn nhân Việt-Hàn. Chụp ảnh, ghi tên, khám sức khỏe, đóng tiền, nửa năm sau không đến lượt. Tổ chức giải thích phụ nữ Đại Hàn đình công không cho nam giới lấy vợ nước ngoài. Tổ chức gợi ý chuyển địa bàn qua Đài Loan. Cơm Đài Loan dễ nấu hơn cơm Đại Hàn. Chồng Đài Loan cũng dễ chiều hơn chồng Đại Hàn. Bố mẹ chồng Đài Loan có thú vui vào nhà dưỡng lão. Chị phụ nữ đồng ý. Về quê bán mấy tạ thóc lấy tiền đăng kí hồ sơ mới. Một tuần sau nhận được điện khẩn. Tổ chức bảo đã tìm được ý trung nhân. Thủ tục đã làm xong. Hợp đồng thảo rồi, kí xong giữ lấy một bản. Hai tư tiếng đồng hồ nữa lên máy bay. Chị phụ nữ không kịp chào gia đình. Gọi điện về nhà chia tay. Mấy chị em gái sướt mướt. Lấy ngày đó làm ngày ăn hỏi. Mang trầu cau đi chia cho cả làng. Chị xuống máy bay, một tay cầm túi du lịch, một tay cầm túi nôn. Người của tổ chức ra đón tận sân bay rồi dẫn về nhà chồng. Trong nhà không có ai. Mùi thuốc bắc nồng nặc. Người của tổ chức đưa cho một ổ bánh mì kẹp xá xíu. Ăn xong, uống thêm ly trà sữa trân châu. Đang ngà ngà thì người của tổ chức bảo lên gác. Lên đến nơi mới biết ý trung nhân là một ông già ốm liệt giường. Sắc thuốc bắc, lau người và đổ bô được một năm thì ông già về chầu tổ tiên. Con trai trưởng đưa cho năm trăm đô la, xé đi cái hợp đồng rồi dẫn ra sân bay. Về đến Sài Gòn, trích năm chục đô la đóng tiền làm hồ sơ mới ở tổ chức Tư vấn Hôn nhân Việt-Hàn vừa được đổi tên thành công ty Môi giới Hôn nhân Việt-Đài.
Chúng tôi đến thăm một cô gái trẻ, trước đây là công nhân nhà máy dệt liên doanh Kai Ming đặt ở ngoại ô thị xã Cần Thơ[4]. Sau một thời gian làm việc, cô có thai với một quản đốc Đài Loan. Nhà máy không đồng tình với mối quan hệ thân mật ngoài công việc. Ban điều hành gọi cô lên, hỏi đã ngủ với quản đốc mấy lần. Cô bảo mười lần, có ghi giấy đầy đủ. Ban điều hành lại hỏi mỗi lần được bao nhiêu tiền. Cô bảo lần đầu mười đô la, mỗi lần sau được một nửa. Ban điều hành bảo sao bán trinh rẻ vậy. Cô bảo lần đầu không phải bán trinh mà bị hiếp, các lần sau tự nguyện. Ban điều hành họp rồi ra quyết định đuổi quản đốc về Đài Loan, và cô về nhà cha mẹ ở trung tâm làng N. Sáu tháng sau cô sinh con trai và hàng tháng nhận hai mươi đô la từ quản đốc Đài Loan. Hiện nay cô đang có thai lần nữa. Quản đốc Đài Loan hứa sẽ tăng trợ cấp lên gấp đôi nếu cô lại sinh con trai. Cô bảo nếu sinh con gái, cô sẽ tìm cách đổi. Một y tá làm việc trong nhà hộ sinh huyện hứa sẽ giúp đỡ. Phí tổn không đáng kể.
III. Phụ nữ các thành phố lớn và quan niệm về ly hôn và ly thân:
Chúng tôi đến gặp mười phụ nữ vừa chia tay chồng theo thủ tục ly hôn hợp pháp. Được hỏi, tám chị trả lời do chồng có tình nhân, hai chị tự nhận đã gặp gỡ những người đàn ông khác. Ba trong số này đồng ý nói chuyện với chúng tôi.
Chị thứ nhất, bốn mươi chín tuổi, nhân viên xí nghiệp dược phẩm Hà Nội, cho biết chồng cũ là đại diện phía Nam của một công ty lớn, từ lâu không về thăm vợ, cũng quên gửi tiền nuôi con, khi ra Hà Nội họp chỉ ghé nhà bố mẹ đẻ. Chị vào Sài Gòn mới rõ chồng cũ đã mua nhà riêng để sống với một cô gái trẻ hơn hai mươi tuổi. Từ đó, chị hay đi xem bói, nghe đâu có thầy giỏi là lặn lội đến bằng được. Lần cuối cùng gặp một ông thầy từng thực tập nuôi bò ở Ấn Độ, trước khi về nước học thêm được nghề xem con lắc. Bây giờ mở ca-bi-nê riêng, gọi là phòng tư vấn gia đình, có cả danh thiếp song ngữ, ghi họ tên với danh hiệu tiến sĩ bậc một và giáo sư danh dự. Khách muốn đến xem phải gọi điện xin gặp trước nhiều ngày. Đến hẹn có khi chưa chắc đã xong. Thư kí bước ra hất hàm về phía cửa. Hỏi gì cũng nhất định không nói. Sau một tháng chầu trực, chị được thầy tiếp. Thầy bảo cho năm phút suy nghĩ, càng nung càng tốt. Rồi lấy ra một con lắc bằng kim loại màu trắng móc vào sợi dây gai. Thầy đốt một nén hương mùi rất lạ lùng, lẩm bẩm đọc một câu thần chú dài bằng tiếng Hin-đu, tay giữ sợi dây gai. Con lắc cựa quậy rồi bắt đầu quay. Mới đầu chậm sau nhanh dần, cuối cùng chỉ nhìn thấy một nửa vòng tròn lóe sáng. Thầy không hỏi tên hỏi tuổi chỉ nhìn vào mặt rồi ngân nga một câu thơ kiểu lục bát Ấn Độ: vợ như nước chồng như lửa, nếu cùng mái nhà là để giết nhau. Ra khỏi phòng tư vấn gia đình, chị đi thẳng đến tòa làm thủ tục ly dị. Anh chồng nhận được giấy báo của tòa, không liên lạc trực tiếp với chị nhưng gửi đơn xin tòa sử vắng mặt, lý do thời gian tới công việc rất bận, đơn có kèm giấy chứng nhận của tổng công ty, do tổng giám đốc kí tên, đóng dấu.
Chị thứ hai, ba mươi bảy tuổi, là giáo viên cấp hai còn chồng là cán bộ nghiên cứu một viện khoa học, cưới nhau mười một năm mà không có con. Ngay từ năm đầu, cả hai đã đi gặp bác sĩ phụ khoa hai lần nhưng kết quả rất mập mờ. Lần thì tinh trùng của chồng bị loãng. Lần thì trứng của vợ bị ung. Đến năm thứ ba, nhờ thêm hai bác sĩ phụ khoa nữa, kết quả không sáng sủa hơn. Bác sĩ thứ nhất cho rằng tinh trùng mạnh quá nên xuyên thủng hết trứng. Bác sĩ thứ hai ngờ là trứng đều và đẹp nên tinh trùng lúng túng không biết thụ vào quả nào. Hai vợ chồng mệt mỏi, không còn nhu cầu sinh lý, quyết định mỗi người ngủ một giường, chỉ quan hệ tình dục đêm trước buổi khám định kì hàng năm. Các bác sĩ phụ khoa của Hà Nội đều được dịp thử tay nghề. Kết quả vẫn hoàn toàn mù mịt. Cách đây sáu tháng, anh chồng qua internet tìm được một bạn gái trẻ hơn mười bảy tuổi, khoẻ mạnh, vui tính, có thiên chức phụ nữ, công việc ổn định, hộ khẩu Hà Nội, sẵn sàng kết hôn với người đàn ông từng lập gia đình, nhã nhặn, nhạy cảm, làm việc trong môi trường nghiên cứu, yêu trẻ con và thu nhập ổn định. Tháng vừa rồi hai vợ chồng ra tòa. Anh chồng đứng đơn. Luật sư của anh chồng kết án gắt gao các bác sĩ phụ khoa. Tòa đọc kết quả khám nghiệm trứng và tinh trùng, mười bốn lần trong mười một năm, đọc đi đọc lại, lắc đầu. Tòa hỏi chị có hiểu không. Chị cũng lắc đầu. Tòa đưa cho một chuyên viên y khoa xem, cũng lắc đầu. Tòa xử ly dị, của cải chia đôi, anh chồng không có nhiệm vụ chu cấp tài chính vì chị vẫn đang đi làm ăn lương.
Chị thứ ba, là thủ quĩ một nhà máy lớn ở Gia Lâm. Chồng là kĩ sư hóa chất, thu nhập cao nhờ các kế hoạch ngoài chuyên môn. Lấy nhau được một mặt con thì chồng xách cặp đi công tác Thái Lan với giám đốc và phó giám đốc. Một tuần sau, về nhà, đòi mang chăn màn ra đi văng ngủ. Hỏi đi hỏi lại chỉ bảo mệt, nhìn thấy đàn bà là xây xẩm mặt mày. Bắt đi khám, bác sĩ nghe tim, mạch, bảo cởi áo, há mồm ra xem, không tìm được triệu chứng khác thường, sau thử cả máu và nước tiểu, vẫn không thấy gì. Chị bảo chuyện của vợ chồng chị nhà máy ai cũng biết, ai cũng ái ngại, có đồng nghiệp còn bảo ly dị quách đi mà lấy chồng khác. Một lần chị đi làm về muộn, xe hỏng, phải đi nhờ xe một đồng nghiệp tên là S, trẻ hơn năm tuổi. Từ đấy hai người thân nhau. Mùa hè, nhà máy tổ chức một đoàn năm cán bộ đi nghỉ mát Sa Pa[5], chế độ đặc biệt, mỗi người một phòng riêng. Buổi tối, ba cán bộ kia say xe đi nằm sớm, S vào phòng của chị rồi ở lại cả đêm. Tối hôm sau, ba cán bộ kia ngồi chơi tiến lên ăn tiền, chị nháy mắt cho S, xong lẻn vào phòng cởi quần áo đợi sẵn. Cứ thế, như cá gặp nước, một tuần liền, đến sáng mới lăn ra ngủ. Ba cán bộ kia có lần nghi ngờ, giả vờ mang hộ xôi sáng lên phòng, đẩy cửa bước vào thấy hai người trần truồng, nằm xoay đầu, mệt đến độ mãi mới mở được mắt. Sau đợt nghỉ phép, chị như sống trên mây, đầu óc tràn ngập những cảnh trên giường với S. Lúc đi ngủ, chỉ mặc mỗi quần si líp, bật quạt đắp chăn, tay ôm cái gối dài. Bảy giờ sáng, đồng hồ báo thức kêu chán tự động tắt, cũng không buồn dậy. May mà anh chồng vẫn nằm một mình ở đi văng. S mắt tăm. Chị tưởng như phát điên. Cách nhau mỗi cái sân xi măng mà sao khổ đến thế. Buổi trưa vào căng tin, định kiếm cách ngồi gần S, hai nữ đồng nghiệp trẻ đứng chấn hai bên, đề nghị kể chuyện nghỉ mát Sa Pa. Buổi chiều dắt xe ra khỏi nhà máy, muốn nán lại đợi S, một nữ đồng nghiệp trung niên tiến đến nhờ đèo về nhà ở phố Cầu Gỗ. Cuối tháng, ngày trả lương, trang điểm cẩn thận xoa cả phấn nền, chôn chân sau bàn làm việc. Nghe tiếng chân đàn ông bước lại gần là tim đập loạn lồng ngực. Gần tối, mọi người đã lĩnh lương gần hết, một nữ đồng nghiệp cao tuổi gõ cửa đến lĩnh hộ S. Tuần sau, trưởng phòng hành chính ghé vào thanh toán công tác phí, đếm tiền xong đứng giữa phòng bảo: lại sắp toi năm chục, thằng S vừa đưa thiếp mời. Cả phòng liếc chị rồi bụm miệng cười. Chị không dám ra căng tin, không dám đi ngang các đám đông quá ba đồng nghiệp, suốt ngày ngồi đếm tiền, mà vẫn đếm sai, bỏ bàn tính ra gảy, hàng chục nhầm thành hàng trăm. Cưới S, nhà máy cử một đoàn đi xe ca mang quà về tận quê. Chị phải nghỉ việc cáo ốm nằm nhà. S sau đó theo vợ vào Nam công tác. Chị viết đơn ly dị. Anh chồng kí luôn, không hiểu có biết chuyện hay không.
IV. Kết luận:
Xã hội Việt Nam đang ở vào thời điểm vô cùng gay cấn: nền kinh tế thị trường chưa đủ khả năng tiêu diệt nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, các tư tưởng hiện đại vẫn phải tiếp tục giao tranh với các quan niệm phong kiến lạc hậu. Điều này đã được phản ánh trung thực qua số phận những phụ nữ chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và làm việc trong thời gian năm năm đổ lại đây. Chính vì tính gay cấn ấy mà có sự phân chia ngày càng sâu sắc giữa nông thôn và thành thị, phụ nữ những vùng quê nghèo không có điều kiện phát triển đời sống tinh thần trong khi đó phụ nữ các thành phố lớn bị lôi kéo không ngừng bởi thói hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân. Nhưng một điều rất đáng quan tâm là không ít trường hợp đã hành động một cách khó hiểu: ví dụ phụ nữ làng N, một làng rất nghèo của đồng bằng sông Cửu Long, lại có tỷ lệ kết hôn với ngoại kiều đông nhất ; phụ nữ Hà Nội lại tin tưởng một cách mù quáng vào thần thánh và số mệnh hơn cả phụ nữ các dân tộc thiểu số[6].
Bản báo cáo này, trong một phạm vi nhất định, mong muốn cống hiến cho những chuyên gia Việt Nam học nói riêng và các nhà nghiên cứu xã hội học nói chung một cái nhìn xác đáng về người phụ nữ Việt Nam đương đại và những vấn đề đặc thù của họ. Giải quyết các vấn đề đó, đáng tiếc, không nằm trong khả năng của chúng tôi.
Chú thích
[1] Ô-sin: tiếng lóng chỉ người giúp việc, nguồn gốc từ một bộ phim truyền hình nhiều tập Nhật Bản trong đó nhân vật chính tên là Ô-sin, xuất thân là người giúp việc nhờ ý chí phấn đấu, sau trở thành một phụ nữ thành công
[2] xuất tinh ra ngoài: phương pháp tránh thai truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á.
[3] đề: một loại cờ bạc chơi chui dựa trên kết quả sổ số.
[4] Cần Thơ: thị xã cách Sài Gòn khoảng một trăm cây số về phía Đông.
[5] Sa Pa: thị trấn cách Hà Nội khoảng một trăm năm mươi cây số về phía Bắc, cao hơn mặt đất khoảng năm trăm mét, khí hậu quanh năm thoáng mát, từng là khu nghỉ ngơi của Pháp trước 1954.
[6] Việt Nam có hơn sáu mươi dân tộc. Dân tộc chính là Kinh, chủ yếu ở các miền đồng bằng. Các dân tộc còn lại ở các vùng núi cao hiểm trở, cuộc sống nói chung còn lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn. |
|
|