Áp Lực Vật Chất Đối Với Những Người Vừa Từ Trần
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience).
Trong phần nầy chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần.
Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có lẽ điều nầy ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
Vì trước sau ai cũng phải đến đó nên sự hiểu biết về cõi giới nầy là một điều rất cần thiết. Nếu khi du lịch qua xứ lạnh, người ta chuẩn bị y phục ấm để khỏi bị lạnh thì sự chuẩn bị để qua cõi nầy cũng đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận. Dĩ nhiên sự giải thoát khỏi các áp lực vật chất không phải dễ vì trong mấy chục năm sống ở cõi trần, người ta đã trầm mình trong dục lạc, muốn cở bỏ đâu phải trong một thời gian ngắn như vài ngày hay vài tháng mà được. Thông thường vào lúc tuổi già bóng xế, các thú vui vật chất sẽ giảm bớt đi nhiều. Khi răng long, rụot yếu thì tự nhiên con người không ham thích ăn uống nhiều như khi còn trẻ nữa. Cũng như thế, khi sức khỏe suy yếu bệnh tật, con người sẽ không còn thèm muốn các thú vui vật chất như trước và sự suy giảm tự nhiên nầy sẽ giúp người ta giải thoát lần lần khỏi các áp lực vật chất. Tuy nhiên chết là điều không ai có thể biết trước được nên người ta không thể chờ đợi đến khi già mới bắt đầu lo mà phải biết chuẩn bị ngay từ bây giờ. Cuốn Tử Thư Tây Tạng đã ghi nhận: "Đời sống ở cõi trần và cảnh giới bên kia cửa tử có thể so sánh với đời sống của con tằm trong vỏ kén tối tăm và con bướm trong không gian rộng rãi. Muốn sống thảnh thơi tự do, con bướm phải biết vất bỏ cái kén để bay lên không trung. Cũng như thế, muốn được thảnh thơi ở cảnh giới bên kia cửa tử, vong linh phải biết xả bỏ các dục vọng vật chất, các khoái cảm xác thân. Còn giữ những gánh nặng nầy thì có khác gì con bướm khi thoát xác tằm nhưng vẫn mang vỏ kén trên lưng, làm sao có thể bay bổng cho được". Theo cuốn sách nầy, những người chết quá trẻ, nhất là những người chết bất đắc kỳ tử, thường đau khổ rất nhiều. Sở dĩ họ khổ vì chưa già, chưa bệnh tật, nên các dục vọng vẫn còn mạnh, tạo áp lực khiến họ không thể siêu thoát. Nói một cách khác, họ chưa hề chuẩn bị để giải thoát ra khỏi các áp lực vật chất nên cứ quanh quẩn ở cõi trần, sống trong trạng thái u mê đau khổ. Bị ám ảnh bởi cái chết và tâm trạng lúc từ trần nên thần trí họ không thể sáng suốt để vượt ra khỏi các áp lực nầy. Sự thèm khát mà không được thỏa mãn, đói mà không thể ăn, khát mà không thể uống, bị dục vọng hành hạ khổ sở có khác gì một cảnh âm ti địa ngục đâu! Chỉ khi nào các áp lực vật chất nầy tiêu tan hết thì vong linh mới có thể siêu thoát được. Tóm lại hạnh phúc của con người ở thế giới bên kia cửa tử tùy thuộc rất nhiều về sự giải thoát ra khỏi các áp lực vật chất nầy. Cuốn Revelations của nhóm Les Amis de Chamfleury đã ghi nhận rất nhiều trường hợp về những áp lực vật chất mà danh từ Phật giáo gọi là "Cận tử nghiệp", chúng tôi xin trích dịch một trường hợp tiêu biểu như sau:
Bác sĩ Otto Kunz Làm việc tại bệnh viện thành phố Annecy, Thụy Sĩ. Ông bà Kunz Có một người con trai duy nhất tên là Jo đanh theo học đại học Geneve năm thứ hai. Vào tháng 4 năm 1952, cô thư ký của bác sĩ Kunz Nhận được thư của một người tên là Bernard Piquet viết cho bác sĩ nhưng vì bất cẩn cô xếp lầm bức thư nầy vào một chồng hồ sơ bệnh lý dày cộm trên bàn thư bị thất lạc. Hai tuần sau đó, cậu con trai của bác sĩ đi bơi và chết đuối trong hồ Geneve. Đến cuối tháng sau khi dở hồn sơ bệnh lý, bác sĩ Kunz Tìm thấy bức thư thất lạc, nội dung báo trước cái chết của cậu con trai Jo và yêu cầu bác sĩ tiếp xúc với người viết thư. Đại khái bức thư như sau: "Thưa bác sĩ, tôi được giao phó một công việc rất khó khăn mà tôi không biết phải xử trí ra sao. Việc nầy đã gây cho tôi nhiều bối rối nên tôi mạo muội viết thư nầy cho bác sĩ mặc dù chúng ta chưa hề quen biết. Tôi thấy trước tại ngịa địa thành phố Annecy một ngôi mộ mới của một cậu con trai tên là Jo Kunz, con của bác sĩ. Cậu vừa thi xong kỳ thi năm thứ hai đại học rồi đi tắm và bị chết đuối. Đây không phải là lần thứ nhất tôi biết trước được những việc sẽ xảy ra nhưng tôi không bao giờ can thiệp vào những việc nầy. Tuy nhiên lần nầy tôi nhận được lời yêu cầu phải thông báo tin nầy cho bác sĩ trước khi sự việc xảy ra nên tôi rất ngần ngại vì sợ bác sĩ cho rằng tôi đang toan tính việc gì chăng! Tôi suy nghĩ rất kỹ và sau cùng quyết định viết thư nầy để xin bác sĩ liên lạc vói tôi qua địa chỉ và số điện thoại sau....".
Là người hoàn toàn tin tưởng vào khoa học, bác sĩ Kunz Rất ngạc nhiên vì lá thư đến trước khi chuyện xảy ra nên ông vội điện thoại cho ông Bernard Piquet. Trong cuộc tiếp xúc, bác sĩ Kunz Được biết ông Piquet không những là một người có địa vị trong xã hội mà còn là một nhà thần limh học chuyên nghiên cứu về cõi giới bên kia cửa tử. Oâng Piquet cho biết có rất nhiều vong linh sống vất vưởng, không nơi nương tựa, không người giúp đỡ, vì còn quá nhiều quyến luyến với cỗi trần nên không thể siêu thoát. Nhiệm vụ của ông là liên lạc, giúp đỡ và hướng dẫn những vong linh nầy để họ có thể thích hợp với đời sống ở cõi bên kia. Bác sĩ Kunz Không tin tưởng ở những điều mơ hồ viển vông mà ông Piquet nói nhưng nể ông nầy là người có địa vị trong xã hội nên chỉ nói vỏn vẹn:
- Thưa ông Piquet, những điều ông nói hay lắm, nhưng ông có thể giúp đỡ tôi điều gì? Ông muốn xin chúng tôi điều gì chăng?
- Bác sĩ đừng hiểu lầm. Tôi không muốn xin xỏ một điều gì cả, nhưng cậu Jo, con của bác sĩ, đang cần sự giúp đỡ của bác sĩ vì cậu đang vô cùng đau khổ.
Nghĩ ông Piquet có ý xấu, bác sĩ nổi giận:
- Ông muốn gì thì cứ nói thẳng ra, con tôi đã chết rồi, xin đừng gợio lại những điều đau đớn đó nữa. Làm sao tôi có thể giúp đỡ con tôi được?
Ông Piquet bình tĩnh trả lời:
- Thưa bác sĩ, tuy đã chết nhưng cậu Jo không siêu thoát vì đang bị ám ảnh bởi tâm trạng khủng hoảng lúc chết, do đó cậu rất đau khổ. Tôi cố sức đỡ giúp cậu nhưng vô hiệu. Có lẽ chỉ bác sĩ mới có thể giúp đỡ được cậu Jo mà thôi vì ngày thường cậu rất phục bác sĩ.
- Tại sao ông biết điều đó?
- Đó là việc của tôi. Tôi vẫn thường liên lạc vớ thế giới bên kia cửa tử...
- Ông liên lạc bằng cách nào?
- Chúng tôi có nhiều phương tiện không thể kể hết được, nhưng cách giản dị nhất là qua trung gian của một đồng tử (Medium).
Bác sĩ Kunz Rất khó chịu vì ông không tin những trò cầu hồn, cầu cơ, hay tiếp xúc qua đồng tử nên ông lạnh lung nói thêm và câu rồi chấm dứt buổi nói chuyện. Chiều hôm đó ông kể cho vợ nghe. Bà Kunz Vô cùng xúc động nên thúc dục ông phải tiếp xúc lại với ông Piquet:
- Chuyện nầy lạ lắm. Làm sao một người như ông Piquet lại biết trước cái chết của jo được? Nếu cô thư ký Gina không xếp lầm bức thư vào hồ sơ bệnh lý và nếu anh không mở hồ sơ ra coi lại thì chuyện nầy sẽ ra sao? Biết đâu ông Piquet chẳng nói thật, mình cứ tiếp xúc xem ông ta muốn gì và nếu ông ta bày trò bịp bợm thì ta cứ việc gọi cảnh sát.
Lúc đầu bác sĩ Kunz Không nghe, nhưng vì bà vợ thúc giục mãi nên ông đ ành nhờ ông Piquet tìm cách cho ông liên lạc với Jo. Ông Piquet đề nghị một buổi cầu hồn qua trung gian của một đồng tử. Bác sĩ Kunz Chấp thuận với điều kiện buổi tiếp xúc phải được tổ chức tại trường đại học y khoa Geneve, dưới sự chứng kiến của một nhóm bác sĩ bạn thân của ông. Không những thế, buổi tiếp xúc còn được thu vào băng để làm tài liệu kiểm chứng. Ông Piquet nhận lời và buổi cầu hồn được tổ chức vào cuối tuần lễ đó. Một người đồng tử (Medium) được đưa đến và ông Piquet hướng dẫn buổi tiếp xúc dưới sự kiểm soát gắt gao của một hội đồng bác sĩ y khoa.
Lần thứ nhất cậu Jo nhập vào đồng tử, cô nầy ú ớ không sao nói được, cứ khua tay khua chân lia lịa một lúc rồi thôi. Ông Piquet cho biết cậu Jo không tỉnh táo và đang xúc động mạnh nên không nói được gì. Ông đề nghị mọi người hãy cầu nguyện để sự rung động nầy có thể ảnh hưởng đến thần trí cậu Jo khiến cậu tỉnh táo hơn. Sau khi chờ cho mọi người cầu nguyện xong, ông Piquet yêu cầu cậu Jo trở lại. Lần nầy cô đồng ú ớ một lúc như người bị sặc nước, cứ lấy tay chỉ vào cổ họng như muốn nói mà không sao nói được. Tay chân cứ giẫy giụa như người đang bị chết đuối một lúc rồi thôi. Bác sĩ Kunz Bán tính bán nghi không biết có nên tin hay không. Xem cử chỉ của cô đồng, ông thấy có cái gì quen thuộc mà không sao tả được. Ông Piquet giải tán buổi cầu hồn và hẹn sẽ tiếp tục ở một hôm khác. Trong khi chờ đợi, ông yêu cầu ông Kunz Tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cho cậu Jo tại thánh đường địa phương. Buổi cầu nguyện diễn ra rất long trọng và trang nghiêm dưới sự chủ lễ của vị giám mục và có rất đong bạn bè của Jo. Vài hôm sau, một buổi cầu hồn được tổ chức tại đại học Geneve. Lần nầy cậu Jo nhập vào đồng tử nhưng cũng như lần trước, cô nầy ú ớ không nói được mà cứ chỉ tay vào cổ họng. Ông Piquet bèn chắp tay nói lớn:
- Xin Thượng Đế toàn năng hãy giúp chúng con nghe được tiếng nói của Jo. Đó là điều an ủi lớn đối với chúng con. Chúng con yếu đuối thấp hèn, không thể là gì hơn được mà chỉ biết quỳ mọp dưới chân ngài để cầu xin. Gia đình bác sĩ đã mất cậu Jo yêu quý, xin ngài cho phép họ tiếp xúc được với Jo trong chốc lát. Cầu xin ngài làm thế nào cho nỗi đau khổ của chúng con đưa chúng con đến gần ngài. Chúng con không phiền muộn hay trách móc vì biết đó là ý ngài. Chúng con chỉ xin ngài hãy chăm lo cho linh hồn của Jo. Chúng con hy vọng và tin tưởng ở lòng thương yêu cao cả của ngài. Xin ngài hãy dìu dắt và hướng dẫn chúng con...
Ông quay ra phía những người quan sát gần đó:
- Nầy các bạn, các bạn phải cầu nguyện một cách chân thành. Cậu Jo cần nhận được những rung động thanh cao, dồi dào của tình thương phát xuất từ trái tim của quý vị. Chỉ có tình thương mới có thể đưa linh hồn cậu thoát khỏi các áp lực vật chất mà thôi.
Những người ngồi quan sát bàn tán không biết có nên tin những lời ông Piquet hay không. Chỉ riêng bà Kunz Nước mắt đầm đìa khóc lớn:
- Nầy Jo, nếu quả thật là con thì hãy cho mẹ biết mẹ sẽ giúp con.
Tự nhiên cô đồng ngồi yên một lúc rồi thốt lên một câu ngắn:
- Khổ quá, khổ quá...
Cả hai ông bà Kunz Đều giật mình vì giọng cô đồng nói y hệt như giọng cậu Jo. Bà Kunz Xúc động khóc ầm lên nhưng ông Piquet cản lại:
- Xin quý vị hãy bình tĩnh, đừng làm cậu Jo thêm đau khổ. Quý vị hãy cầu nguyện chân thành vì chỉ có sự chân thành mới có thể giúp được Jo trong lúc nầy mà thôi. Xin quý hãy tự xét lòng mình xem có thanh khiết hay không, vì chỉ có sự thanh khiết mới có thể rung động và ảnh hưởng đến thần trí đang đau khổ của Jo. Chúng ta nên yên lặng và nghĩ đến Thượng Đế vì chỉ có ngài mới có thể giúp được chúng ta trong lúc nầy. Tuy một vài người trong quý vị có lòng thương Jo nhưng vẫn chưa đủ mà cần có sự hòa hợp của nhiều người để tạo ra được một mãnh lực vươn lên cõi trên cảnh tỉnh Jo. Quý vị đừng nghĩ rằng Jo đã chết. Cậu không hề chết như quý vị nghĩ đâu mà chỉ đi qua một cõi giới khác mà thôi. Quý vị có thể chuyển đến cho Jo những tư tưởng thân ái, những tình cảm chân thành vì chỉ những thứ nầy mới làm cho Jo thoát được tình trạng u mê hiện nay. Càng than khóc quý vị càng làm Jo thêm đau khổ và càng đau khổ, thần trí Jo càng u mê, quyến luyến, hoảng hốt, không ích lợi gì cả.
Mọi người cố gắng cầu nguyện nhưng cô đồng ngồi im mà không trả lời. Sau cùng ông Piquet giải tán buổi cầu hồn. Ngay sau đó hội đồng bác sĩ họp nhau bàn tán, đa số cho rằng ông Piquet đã lừa gạt họ vì họ chưa thấy có một bằng chứng nào là cậu Jo đã trở lại. Bác sĩ Kunz Tỏ ra siêu lòng trước lập luận của bạn bè nhưng bà Kunz Quả quyết rằng giọng của cô đồng đúng là giọng nói của Jo và bà muốn tiếp tục thêm một lần nữa. Bác sĩ Kunz Cho ông Piquet biết ý định. Ông nầy trả lời:
- Tôi không thể giúp thêm gì vì người duy nhất có thể làm việc nầy chính là bác sĩ. Tôi đề nghị bác sĩ hãy chủ tọa buổi hướng dẫn kỳ tới.
Hai tuần lễ sau, buổi cầu hồn lại được tổ chức. Lần nầy chính bác sĩ Kunz Hướng dẫn và cậu Jo trở về nhập xác đồng tử. Cô đồng cứ nấc lên như người bị sặc nước. Bác sĩ Kunz Lên tiếng:
- Hãy cố gắng lên Jo. Ba biết con bị sặc nước nhưng hiện nay con xác thân của con không còn nữa. Cái xác hiện con đang sử dụng chỉ là xác của một người khác cho con mượn. Cái xác nầy không hề hề hấn gì và con có thể nói năng dễ dàng. Quanh đây đều là những người thân yêu, ai cũng thương con và ai cũng muốn nghe con nói lên vài lời...
Tự nhiên đồng tử ngưng lại, cố gắng thốt lên một câu:
- Nhưng con không nói được.
Ông Kunz Vội lên tiếng:
- Con hãy can đảm lên, nói cho ba biết có vật gì đang ở trong cổ họng của con?
Cậu Jo cố gắng cử động cái lưỡi. Từ trước đến giờ cậu cứ ú ớ như không nói được, nhưng bây giờ thì cậu cố gắng cử động lưỡi liên tiếp như muốn nhả một vật gì ra.
Ông Kunz Tiếp tục:
- Con thân yêu, hiện nay con không bị ngộp nước nữa đâu. Cái thể xác trước kia của con đã bị hư hại và được đem đi chôn cất rồi. Con hãy quan sát kỹ xem, bây giờ con không ở thẻ xác cũ nữa mà ở một thể mới, tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Con hãy thoát ra sự chi phối của thể xác cũ. Con hãy cầu nguyện, hãy quên đi tai nạn thương tâm vừa qua, cha mẹ và người quanh đây sẽ giúp con. Con hãy thở đều cho thoải mái. Con đã ra khỏi hồ nước, con thấy không? Chung quanh con toàn là ánh sáng đẹp đẽ, con thấy thân thể nhẹ nhàng không? Con hãy can đảm lên...
Cậu Jo vẫn khua tay múa chân như người đang bơi. Ông Kunz Nói tiếp:
- Con không còn ở dưới nước nữa mà đang ở trong trường đại học. Con hãy thở một hơi thật dài. Tất cả những thứ trong cổ họng con đã thoát ra ngoài cả rồi, cứ bình tĩnh thở đều, không có gì ngăn cản con hết...
Cậu Jo đưa tay sờ ngực và cố gắng nói nhưng vẫn chưa nói được, sau cùng cậu khóc tấm tức. Ông Kunz Tiếp tục:
- Con cứ khóc đi, không sao hết. Khóc cho trút hết nỗi đau khổ rồi con sẽ thấy thoải mái hơn.
Cậu Jo khóc một lúc rồi đưa tay ôm cổ. Ông Kunz Vội hướng dẫn:
- Nầy Jo, hiện nay con không còn ở dưới nước nữa. Con đang ngồi gần cha mẹ và con hãy bình tĩnh. Con đã được vướt lên khỏi hồ nước rồi...
Cậu Jo bật lên một câu:
- Cha mẹ ơi rong rêu bám đầy vào miệng con ghê gớm quá!
- Con cứ bình tĩnh, mọi việc đã qua rồi. Hiện nay con đang ở bên cha mẹ, không có gì có thể làm hại con nữa đâu. Nàu Jo, ngày trước con hát hay lắm, con hãy hát một bài cho cha mẹ nghe đi.
Cậu Jo bật cười thành tiếng, hát một bản nhạc thịnh hành rồi thăng. Lúc đó ông Piquet mới lên tiếng giải thích:
- Cháu Jo từ trần quá sớm, cháu còn quyến luyến cha mẹ, tiếc cuộc đời còn đẹp nên không muốn từ bỏ cõi trần. Do đó cháu cứ bám víu vào thể xác nên thần trí bị u mê. Cái áp lực vật chất nầy rất kinh khủng cho những ai muốn bám víu vào cõi trần nên người chết cứ bị ám ảnh bởi hoàn cảnh khi chết. Dĩ nhiên họ rất đau khổ. Vấn đề là phải biết hướng dẫn cho cháu biết chấp nhận sự chết để được siêu thoát. Muốn như thế, cháu cần phải hiểu biết về đời sống ở cõi bên kia, loại bỏ những quyến luyến thì mới có thể tiêu diêu tự tại được. Các ông bà nên biết có rất nhiều người chết vẫn ở trong trạng thái lúc chết từ năm nầy qua năm nọ mà không siêu thoát. Họ không sống ở cõi trần, không sống ơ cõi chết mà cứ ở giữa hai cõi. Chính cái hoàn cảnh không sống mà cũng không chết nầy làm họ u mê đau khổ. Muốn giúp họ chỉ có một cách duy nhất là cầu nguyện thật chân thành để sự thương yêu của quý vị tạo ra một mãnh lực soi sáng tâm tư đang hồ đồ của người vừa mới chết. Các sự than khóc, kêu gọi ồn ào chỉ làm tâm tư người chết đã bối rối lại còn hoang mang thêm, không ích lợi gì hết. Do đó một đám tang phải được cử hành trong sự chân thành cùng cầu nguyện. Quý vị nên biết cõi giới bên kia cửa tử không phải là một cảnh thiên đ àng hay địa ngục như người ta thường diễn tả, mà là một cảnh giới rất sáng, một thứ ánh sáng tràn đầy yêu thương của đấng sáng tạo. Tại đây người ta có dịp hồi quang phản chiếu, ý thức thực của mình để quyết định cho đời sống ở kiếp sau. Đời sống bên nầy rất yên lành, thoải mái vì chỉ có các tư tưởng rung động thanh cao, không hề bị ô nhiễm bởi các dục vọng vật chất. Muốn thích hợp với đời sống, con người cần biết loại bỏ các ràng buộc vật chất như lòng tham lam, ích kỷ. Chác Jo hiện nay vẫn còn bị ám ảnh nhiều bởi tâm trạng lúc chết nhưng tôi tin cháu sẽ hiểu biết và siêu thoát.
Sau buổi tiếp xúc, các bác sĩ trong hội đồng Y khoa đã họp nhau bàn thảo về trường hợp nầy. Đa số tỏ ra nghi ngờ vì họ chưa thấy một bằng chứng rõ rệt nào rằng người nhập xác đồng chính là cậu Jo. Bác sĩ Kunz Cũng bối rối không biết có nên tiếp tục nữa không nhưng bà Kunz Thì hoàn toàn tin tưởng, bà nói:
- Nghe tiếng nói tôi biết đó chính là Jo, không ai có lối nói như vậy ngoài Jo. Hơn nữa, bài hát đó vẫn là bài Jo thường hát, người ngoài không thể biết được. Các ông nghi ngờ ông Piquet đã đánh lừa chúng ta, nhưng ông ta làm thế để làm gì? Cho đến nay, ông Piquet chưa hề đòi hỏi hay lợi dụng chúng ta một điều gì.
Sau một hồi bàn tán sôi động nhưng không hề đi đến một kết luận nào, hội đồng bác sĩ quyết định cho tiếp tục buổi cầu hồn để thu thập thêm dữ kiện. Bác sĩ ben thông báo cho ông Piquet. Ông nầy yêu cầu mọi người hãy chân thành cầu nguyện cho Jo trong hai tuần lễ trước khi tiếp tục. Hai tuần sau, buổi cầu hồn được tổ chức tại đại học Geneve. Cũng như lần trước, bác sĩ Kunz Hướng dẫn và Jo trở lại, vẫn ú ớ không nói được và khua tay múa chân liên hồi. Ông Kunz Lên tiếng:
- Nầy, Jo con hãy ngồi yên đừng lắc lư nữa. Làm thế chỉ mệt thêm mà thôi. Con đã ra khỏi cái xác thân cũ, cái xác đó hư rồi không dùng được nữa, hiện nay con đã có một xác thân khác. Con hãy tĩnh táo và nghe lời cha mẹ nói đây. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Con còn nhớ những câu mà chúng ta thường cầu nguyện trước bữa ăn gia đình không?
Cậu Jo gật đầu là lên tiếng cầu nguyện cùng với mọi người nhưng sau đó cậu lại chỉ tay vào cổ như bị sặc nước. Ông Piquet bèn chắp tay nói lớn:
- Hỡi Thượng Đế kính yêu, hỡi đấng Đại Từ Phụ toàn năng, chúng con xin quỳ mọp dưới chân ngài để xin ngài giúp cho cháu Jo thoát khỏi các áp lực vật chất. Chúng con xin thành tâm phụng sự ngài, xin ngài tha thứ cho chúng con những tội lỗi mà chúng con đã phạm, xin ngài chỉ bảo cho chúng con một con đường sáng. Nầy Jo, cậu hãy đọc cùng tôi lời cầu nguyện sau: Xin đức Cha tha thứ cho tội lỗi của chúng con, xin đức Cha chỉ bảo cho con một con đường sáng, xin đức Cha giúp con tiến đến gần ngài, con nguyện cương quyết rời bỏ thể xác vật chất nầy để tiến lên cõi sáng của đức Cha. Con nguyện sẽ phụng sự ngài và tiến lên đời sống tâm linh tốt đẹp, con quyết tiến lên cõi sáng...
Khi ông Piquet thốt lên lời cầu nguyện thì cậu Jo lắng tai nghe một cách chăm chú, không còn ú ớ như trước rồi bỗng nhiên cậu cất tiếng đọc theo một cách chân thành. Khi vừa đọc đến câu cuối: "Con quyết tiến lên cõi sáng..." thì cậu bất ngờ reo lên:
- Ô nhìn kìa! Ánh sáng! Ánh sáng đẹp quá... Cha mẹ ơi, ánh sáng đẹp quá... Con đã ra khỏi đường hầm tối tăm rồi, trước mặt con toàn là ánh sáng...
Mọi người nín thở theo dõi. Bà Kunz Cảm động khóc thút thít. Cậu Jo reo lớn mừng rỡ:
- Cha mẹ ơi, ánh sáng ở đây đẹp tuyệt vời! Con thấy nhẹ nhõm làm sao... Con có thể bay bổng lên được. Thích quá! Thích quá! Phải rồi, con không còn ở dưới nữa mà đã bước vào cõi sáng... Ở đây ánh sáng đẹp tuyệt vời. Cha mẹ ơi, con sung sướng quá, con đã được giải thoát rồi...
Ông Kunz Mừng rỡ kêu lớn:
- Phải lấy Jo con ơi, con đã bước vào cõi sáng rồi. Suốt mấy tháng nay con không thể nói được nhưng bây giờ con đã nói được rõ ràng rồi.
Ông Piquet ra hiệu cho mọi người cùng quỳ xuống chấp tay cầu nguyện:
- Hỡi đấng Đại Từ Phụ, chúng con cám ơn ngài đã giúp cho cháu Jo. Chúng con yếu đuối không thể làm gì hơn là xin quỳ mọp dưới chân ngài và xin ngài chăm nom cho phần hồn của cháu Jo. Chúng con tin tưởng nơi lòng bác ái cao cả của ngài...
Cậu Jo nói lớn:
- Cha mẹ ơi, con đã bước vào cõi sáng rồi, tại đây con rất thoải mái an lành, xin cha mẹ đừng lo lắng gì nhiều về con.
Nói xong, Jo cười một cách sung sướng rồi thăng.
Mặc dù buổi cầu có kết quả tốt đẹp nhưng đa số mọi người vẫn không tin tưởng cho lắm. Một số bác sĩ đã nghi ngờ rằng đó chỉ là một màn kịch được đạo diễn bởi ông Piquet mặc dù họ không biết ông nầy làm thế với mục đích gì. Cuộc bàn cãi trở nên sôi nổi hơn khi bác sĩ Kunz Có ý nghiêng về phía ông Piquet và tỏ ý chê trách các bạn đồng nghiệp đã quá khắt khe với những dữ kiện thu thập được. Sau cùng mọi người đồng ý sẽ tổ chức buổi nói chuyện với Jo thêm một lần nữa. Hai tuần lễ sau Jo trở lại, lần nầy cậu tỉnh táo hơn và đã nói như sau:
- Cha mẹ ơi, khi xưa con chỉ biết nghĩ đến đời sống vật chất. Con nghĩ đến tương lai huy hoàng sau khi tốt nghiệp đại học. Con nghĩ đến những tiện nghi của đời sống như có một chiếc xe hơi, một căn nhà riêng, và một tình yêu thật đẹp. Chính vì thế mà con không muốn rời bỏ trần nên cứ sống trong trạng thái bị ngộp nước suốt mấy tháng. Đó là do lỗi của con quá thiết tha với cái vỏ vật chất mà con không muốn từ bỏ. Bây giờ bước qua cõi sáng, con nhìn lại và thấy mình quá ngu dại, lầm lẫn. Từ chỗ của con ở mà nhìn lại cõi trần, con thấy nó âm u, ảm đạm làm sao, khác hẳn với sự tươi sáng của cỏi nầy. Đời sống của con bây giờ đẹp lắm, đẹp không thể tả được. Phải chi khi vừa chết con biết được như vậy...
Bất chợt quay qua một bác sĩ ngồi gần đó:
- Cháu kính chào bá Morris. Cháu biết bác không tin tưởng gì ở những điều cháu nói. Cháu biết bác nghĩ cha cháu đã quá dễ dãi với những dữ kiện mơ hồ, không thể kiểm chứng nầy, nhưng bác ơi, cha cháu không lầm lẫn đâu. Làm sao cháu có thể nói cho bác biết được những điều cháu đã thấy hay đã kinh nghiệm được nơi cõi nầy cũng như những điều mà cháu đã thấy nơi cõi trần. Cháu không biết có nên nói tiếp nữa không...Thôi cháu cứ trình bày và để bác tự quyết định.
Cháu biết bác là người rất quý trọng thời giờ. Bác tin rằng thời giờ là tiền bạc nhưng nầy bác Morris, ở cõi bên nầy tiền bạc không còn quý báu nữa và cũng không có một giá trị gì. Thay vì lo kiếm tiền, bác nên dành thời giờ để lo cho Yvonne, con gái của bác thì hơn. Yvonne rất thương bác nhưng hiện nay cô ta đang đau khổ vì nghĩ rằng không ai hiểu được sự cô đơn của cô ấy. Nầy bác Morris, bác chỉ có một người con gái độc nhất mà bác rất yêu quý nhưng bác lại quá lo lắng về vật chất mà quên rằng con của bác đâu cần những thứ đó mà chỉ cần sự thông cảm của người cha dành cho người con mà thôi. Nầy bác Morris, Yvonne đâu cần những số tiền khổng lồ mà bác cất giữ trong ngân hàng, cô cũng đâu cần những trương mục đầu tư của bác dành riêng cho cô ấy. Điều cô ấy cần là sự cảm thông và hiểu biết của bác kìa. Cách đây mấy hôm, Yvonne đến gặp bác trong phòng làm việc để khoe bức tranh cô ấy vừa vẽ xong nhưng bác chẳng những không để ý, còn nghiêm giọng bảo cô ấy đi ra chỗ khác để bác làm việc. Bác còn nhẫn tâm nói rằng: Đừng làm phí phạm thì giờ quý như vàng của bác. Bác có biết Yvonne đau khổ như thế nào không? Cô ấy đã xé nát bức tranh và còn có ý nghĩ điên rồ là nhảy từ trên lầu xuống đất. May thay sau một lúc khóc lóc, cô ấy nguôi ngoai nhiều nên đã bỏ cái ý định dại dột ấy đi. Cháu thiết nghĩ bác nên suy nghĩ lại. Điều Yvonne thèm khát nhất trong lúc nầy chỉ là một câu nói yêu thương chân thành và dịu dàng của bác, mà điều nầy đâu có khó phải không bác?
Bác sĩ Morris ngồi chết sững.
Mỗi câu nói của Jo là một mũi kim xuyên vào tim ông. Làm sao Jo biết được điều nầy? Những sự kiện riêng tư nầy làm sao một người ngoài có thể biết được, từ khi họ quan sát nó từ một cõi giới nào đó? Liệu ông có nên tin những câu nói mơ hồ phát ra từ miệng một đồng tử như vậy không? Là một khoa học gia, ông không thể chấp nhận những điều "phản khoa học" như thế nầy được, nhưng ông cũng không thể phủ nhận những dữ kiện có tính cách cá nhân mà ông không ngờ nhất. Mặt ông dúm dó lại như đau đớn lắm. Sau cùng ông run rẩy nói:
- Cám ơn... cám ơn Jo. Bác đâu ngờ sự tình lại xảy ra như vậy...
Cậu Jo quay qua một người khác:
- Còn bác Franz Nữa. Có phải bác đang nghĩ rằng cõi giới bên kia cửa là một nơi náo xa lắm, xa như một tinh tú trên bầu trời mà người ta không thể đến được không?
Bác sĩ Franz Giật nẩy mình, ấp úng:
- Phải... phải đấy... nhưng làm sao cậu lại biết?
Jo cười lớn:
- Cháu có thể đọc được tư tưởng của bác. Ở cõi bên nầy người ta có thể đọc rõ tư tưởng của những người bên cõi trần một cách dễ dàng. Nầy bác Franz, điều bác nghĩ không đúng đâu! Cõi giới bên nầy rất gần với cõi trần và chỉ trong chớp mắt là người ta có thể qua đến bên nầy. Để cháu lấy một thí dụ cho dễ hiểu: Khi bác mặc áo choàng là lúc bác ở cõi trần, và khi cởi bỏ áo choàng ra là bác đã qua cõi bên kia rồi. Con người của bác khi khoác chiếc áo choàng và khi cởi bỏ nó nào có khác gì đâu, vẫn y nguyên như trước đấy chứ. Bác không hề thay đổi gì, cũng như đi làm bác mặc áo choàng rồi về nhà cởi bỏ áo ra, bác đâu thình lình Chay bổng lên một hành tinh nào đâu, bác vẫn đứng nguyên ở chỗ cũ đấy chứ. Nói một cách khác, khi từ trần người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan thuộc về xác thân đã hư hại không cón sử dụng được nữa nhưng các giác quan mới lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị lóa mắt một lúc rồi mới có thể nhìn được mọi vật một cách rõ ràng thì cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể ý thức được cõi giới bên nầy một cách rõ rệt hơn. Điều đáng nói ở đây là sự quyến luyến với cõi vật chất, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại cứ nhắm mắt, không muốn nhìn gì nữa. Tuy họ không còn ở chỗ tối nữa nhưng họ cũng chưa thể thấy gì ở cõi sáng vì nhắm mắt chặt. Đó là cái áp lực vật chất, cái cảm giác u mê, đau khổ đ è nặng lên tâm thức con người khiến cho họ trở nên tê liệt không sáng suốt, không ý thức và cũng hiểu biết gì. Ôi, cái tâm trạng sống không ra sống mà chết cũng không ra chết, cứ vất vưởng trong trạng thái lúc từ trần, ở giữa hai cõi giới nầy thật vô cùng ghê gớm, không thể tưởng tượng được.
Cậu Jo im lặng một lúc rồi nói tiếp:
- Con muốn nói để cha mẹ và mọi người hiểu thêm về thế giới bên nầy. Có rất nhiều vong linh sau khi từ trần vẫn không chịu rời bỏ những ràng buộc vật chất. Số nầy rất đông, họ sống vất vưởng, lang thang, đói khổ, không nơi nương tựa, không biết phải làm gì và cũng không chịu nghe ai. Phần con thì rất thoải mái, muốn làm gì cũng được. Con có thể Chay lên Chay xuống nhẹ nhàng, nhưng con thích ở bên cõi sáng nầy hơn vì mỗi lần đi trở lại cái đường hầm âm u tăm tối kia con thấy buồn lắm. Buồn vì thấy còn có những người cứ u mê, than khóc, buồn vì cứ nghe những câu trách móc, than vang, những lời nguyền rủa, những sự oán hận, đau đớn không thể kể xiết. Mấy tháng trước con cũng như thế nhưng nhờ cha mẹ và mọi người cầu nguyện mà con tỉnh thức, thoát khỏi cái tình trạng kinh khủng kia. Bây giờ con đã hiểu rồi nên cố gắng giúp đỡ những người còn đang u mê để họ có thể tỉnh thức... Con làm việc ngày đêm không biết mệt và cũng không cần phải cung ứng nữa...
Bà Kunz Giật mình kêu lớn:
- Sao, con không ăn uống gì ư:
Cậu Jo cười lớn:
- Ở bên nầy đâu ai cần phải ăn uống! Người ta sống bằng tâm thức chứ đâu bằng thân xác vật chất nữa. Nầy mẹ, mẹ hay làm nhiều đồ ăn quá, mẹ nên hạn chế bớt việc nấu nướng đi. Hiện nay sức khỏe của cha mẹ không còn như xưa, mẹ không nên quá cực nhọc trong việc nấu nướng, ăn uống. Phần con thì không nghĩ gì đến việc ăn uống, thế mà sức khỏe của con lại hơn xưa vì ở bên nầy thức ăn cần thiết là tình thương chứ không phải thứ gì khác. Cha mẹ ơi, lạ lùng lắm! Con nghiệm được rằng tình thương là sự cho ra chứ không phải nhận vào. Càng cho ra Chao nhiêu con càng cảm thấy thoải mái, sung sướng, mạnh khỏe bấy nhiêu. Đó cũng là đặc điểm của cõi sáng bên nầy: Càng yêu thương Chao nhiêu, người ta càng nhẹ nhõm, sung sướng, thoải mái, bình an bấy nhiêu. Hiện nay con đang cố gắng giúp đỡ những vong linh vừa từ trần đang đau khổ. Con tự nhủ: Thế nào họ cũng trải qua tâm trạng đau khổ, oằn oại, thao thức như con đã trải qua, và họ sẽ sống trong đau khổ như thế cho đến lúc tỉnh thức. So sánh với hoàn cảnh của con thì nhiều người còn khổ hơn nhiều, có người đã đau khổ như vậy đã mấy trăm năm rồi, không thể nào cảnh tỉnh họ được. Con có cảm giác rằng tâm thức họ bị đè nặng bởi những áp lực rất lớn, những áp lực kinh khủng mà sức con không thể giúp họ được. Chắc hẳn họ đã phạm những lỗi lầm ghê gớm lắm. Theo chỗ con biết, họ là những người khi sống không hề biết yêu thương, không hề biết xúc động, trái tim của họ đã khô kiệt, chỉ còn những sự thù hận, oán hờn, ích kỷ nên họ phải trong những nổi đau khổ cùng cực cho đến khi nào những động năng thù oán đó tiêu tan bớt đi. Phần con rất may mắn là chỉ đau khổ trong vòng mấy tháng thôi, vì mê muội không chịu chấp nhận sự thật rằng mình đã chết, cứ u mê thiết tha với những vọng tưởng về vật chất mà không biết đời sống ở đâu cũng có cái hay, cái đẹp của nó. Nếu biết như vậy con đâu để mình bị ngộp nước lâu đến thế. Những điều con nói đây là sự thật mà con đã nghiệm được, cha mẹ nên trình bày cho mọi người biết để họ tránh cái hoàn cảnh đau khổ mà con đã trải qua.
Bác sĩ Kunz Lên tiếng:
- Nầy Jo, con có thể cho cha biết tai nạn đó xảy ra như thế nào không?
- Cha muốn con trở lại tình trạng khổ sở đó sao?
- Không phải vậy, nhưng bây giờ con đã siêu thoát rồi. Cha tưởng con có thể cho cha mẹ biết sự việc một cách rõ ràng và khách quan hơn.
- Cha mẹ biết rằng con rất thích bơi lội. Hôm đó sau khi thi xong, thấy làm bài trôi chảy, con bèn tự thưởng cho mình bằng cách ra hồ vùng vẫy cho thoải mái. Con nhào lộn một hồi mà quên rằng mình đã mệt vì phải thức khuya học thi suốt mấy ngày liền. Con vừa bơi được một lúc thì đuối sức nên bị chìm xuống đáy hồ, mắc vào những cọng rong rêu. Bình thường con có thể đạp chân để trồi lên được nhưng hôm đó mệt quá nên con hoảng hốt và bị sặc nước. Thật ra dù có trồi lên được thì con cũng chết thôi vì phận số đã đến lúc rồi. Việc ra đi cũng nhẹ nhàng chỉ như người ta lật một trang giấy thôi, nhưng con lại không muốn chết vì con muốn bám víu vào cái thể xác vật chất. Con thấy mình còn quá trẻ mà cuộc đời lại quá tươi đẹp nên không muốn chết, chỉ muốn trở lại với thể xác nên cứ mơ màng trong cái trạng bị sặc nước, cho đến khi được Ơn trên phù hộ giúp con tỉnh thức và hiểu biết. Trong lúc u mê, con không biết gì và cũng không hiểu gì cả nhưng con cảm nhận được tư tưởng yêu thương chân thành và nghe được những lời cầu nguyện của mọi người. Chính sự cầu nguyện đã giúp con tỉnh táo nhiều.
Bác sĩ Franz Lên tiếng:
- Nầy Jo, cháu có thể cho bác biết thêm về cõi giới bên đó không?
- Được chứ. Cõi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là một cõi sáng rất linh hoạt. Có lẽ nó còn linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cõi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, bình an, thoải mái để người ta có thể cảm nhận được một tình yêu thương tuyệt đối, một ân phước dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự bình an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đã xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi để chuẩn bị cho một đời sống mai sau.
- Cháu nói sau? Còn có một đời sống nữa hay sao?
- Đúng thế. Còn có nhiều cõi giới nữa chứ không phải chỉ có một cõi bên nầy mà thôi. Hiện nay việc học hỏi của cháu còn giới hạn nên cháu không biết rõ những cảnh giới khác ra sao, nhưng cháu được biết sẽ có lúc cháu sẽ trở lại cõi trần, dĩ nhiên dưới một hình thức nào đó. Theo sự biết của cháu thì việc học hỏi ở bên nầy có tính cách lý thuyết còn phải mang ra thực hành, và nhờ kinh nghiệm thực hành mà người ta mới thực sự học hỏi. Vì người ta chỉ có thể kinh nghiệm được qua đời sống ở cõi trần mà thôi nên trước sau gì các vong linh cũng đều tái sinh trở lại.
Cậu Jo quay qua cha mẹ:
- Thưa cha mẹ, con đã nói tất những gì con biết về cõi giới bên nầy. Con xin cha mẹ cứ yên chí, đừng quá lo lắng gì nhiều cho con và cũng đừng gọi con trở lại nữa... sự liên lạc nầy không cần thiết, gây quyến luyến và làm trở ngại việc học hỏi của con. Công việc của con hiện nay rất bận rộn. Con xin cảm ơn cha mẹ và mọi người đã cầu nguyện cho con, chính nhờ việc nầy mà thần trí con sáng suốt và được thức tỉnh. Việc cầu nguyện chân thành cho người chết có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều, đây là một điều hết sức quan trọng mà mọi người cần nên biết. Khi từ giã cõi trần, người ta không thể mang theo tiền tài, sự nghiệp, danh vọng mà chỉ có thể mang được lòng yêu thương và sự hiểu biết mà thôi. Chính lòng yên thương là mãnh lực duy nhất có thể vượt qua không gian, thời gian và tồn tại với người đó mãi mãi, nó cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp người ta tiến hóa, phát triển ở cõi giới bên nầy. Người ta có thể chuẩn bị cho cuộc hành trình nầy với hành trang quý báu và độc nhất là sự yêu thương mà thôi. Những điều con nói ra hôm nay cần được trình bày cho mọi người biết rõ, đó cũng là lý do ông Piquet viết thư riêng cho cha để báo trước. Dĩ nhiên tin hay không là vấn đề riêng của mỗi người, điều nầy không quan trọng, nhưng sự hiểu biết về cõi sáng và các áp lực vật chất sẽ là một hạt giống tốt gieo vào tâm thức người đó, và rồi trong giờ phúc khổ sở lúc lìa đời, người ta sẽ nhớ lại. Con xin kính chào tất cả, chúc cha mẹ và mọi người luôn luôn được bình an, hạnh phúc.
Trường hợp của Jo Kunz Là một trong hàng trăm tài liệu đã ghi nhận và soạn thảo thành hồ sơ một cách chi tiết. Một số khoa học gia cho rằng đây là tài liệu rất quý giá về cõi giới bên kia cửa tử cần phải được nghiên cứu rộng rãi hơn. Một số khác chưa chịu chấp nhận các hiện tượng nầy vì tính cách "mơ hồ khó có thể phối kiểm qua các định luật khoa học thực nghiệm". Do đó các nhà khoa học vẫn còn bàn cãi sôi nổi, chưa ai chịu nhường ai nhưng đó là việc của ho. Còn về phần chúng ta? Phải chăng chúng ta vẫn chờ đợi cho đến khi những khoa học gia hay giới chức có thẩm quyền chấp nhận thì mới chịu tin?
Theo những tài liệu viết về cõi giới bên kia cửa tử như cuốn Tử thư Ai Cập và Tử thư Tây Tạng thì những người chết trẻ, chết bất đắc kỳ tử, nghĩa là chết trong lúc bất cập, chưa chuẩn bị, thường bị những áp lực rất nặng của vật chất nên khó siêu thoát. Người chết trẻ giống như quả non chín héo. Trong một quả non chín héo, người ta có thể tách rời cái hột ra khỏi cái trái. Ở một người chết trẻ, vong linh cũng khó có thể thoát ra khỏi áp lực của vật chất, của các dục vọng, thèm khác của xác thịt. Các vong linh nầy không muốn lìa bỏ cõi trần, không muốn rời bỏ thể xác đang tan rã, nên đau khổ rất nhiều. Hầu hết các tôn giáo đều dạy rằng khi có người sắp từ trần cần phải tụng kinh cầu nguyện. Sau khi họ qua đời cũng cần cầu nguyện tiếp tục trong một thời gian. Mặc dù đây là việc nên làm, cần làm và thường được làm nhưng nếu chờ đợi đến khi chết rồi mới lo cầu nguyện thì có lẽ đã quá trễ chăng? Cuốn Tử thư Tây Tạng khuyên người ta cần chuẩn bị càng sớm cáng tốt, nếu có những ham muốn vật chất thì phải biết hạn chế lần hồi các dục vọng nầy bằng cách thay thế nó với những thú vui trí thức, nghệ thuật có tính cách hướng thượng. Chương thứ sáu của cuốn Tử thư đã ghi rõ: "Muốn được hữu dụng ở cõi trần và thoải mái ở bên kia cửa tử, ngay bây giờ phải biết làm chủ các dục vọng vật chất, nghĩa là tránh các thú vui tửu sắc, tránh sự tha thiết với tài sản, sự nghiệp, không nên chạy theo tiền tài, danh vọng vì đó là những vật vô thường, nay còn mai mất. Khi nhắm mắt từ bỏ cõi trần, người ta không thể mang nó theo được mà còn bị nó tạo những áp lực khiến cho thần trí hoang mang, u mê không sáng suốt, dễ bị đọa lạc vào cảnh giới ngạ quỷ hay súc sanh".
Hơn lúc nào hết, sự hiểu biết về cõi giới bên kia cửa tử là một đề tài cần được nghiên cứu rộng rãi để chuẩn bị cho mọi người vì trước sau ai cũng qua bên đó. Tại sao trước khi đi du lịch một nơi nào, người ta đã thu xếp hành lý cẩn thận, nhưng lại cố tình phủ nhận không chịu chuẩn bị, bỏ qua một nơi chốn mà trước sau ai cũng phải đến?
Theo tài liệu của viện nghiên cứu Gallup thì với sự tiến bộ của nền y khoa hiện đại, một số người đã chết nhưng được hồi sinh (near death experience) mỗi ngày một nhiều. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, cơ quan Gallup đã ghi nhận hơn 8 triệu trường hợp xảy ra. Cũng theo cơ quan nầy, đa số dân chúng Hoa Kỳ (68%) đều tin rằng "có một đời sống bên kia cửa tử". Kết quả cuộc nghiên cứu của viện Gallup cho thấy mặc dù kinh nghiệm cá nhân có phần khác nhau ít nhiều nhưng nói chung đa số đều cho biết họ thấy "nhẹ nhõm, thoải mái, không đau đớn gì khi lìa bỏ thân xác". Phần lớn kể rằng họ đã thấy cái thể xác nằm bất động của mình (out of body experience) và sau đó bị lôi cuốn đi trong một đường hầm đen tối sâu hun hút trước khi đến một biển sáng dịu dàng, thoải mái. Có người kể rằng họ gặp lại các thân nhân đã từ trần trước đó, có người kể rằng họ gặp những cá nhân mà toàn thân sáng chói như thiên thần, có người tin rằng họ đã gặp Thượng Đế hay gặp Chúa Jesus và được ngài chỉ dạy.
Một số khoa học gia đã phủ nhận sự kiện nầy và cho rằng đó chỉ là sự tưởng tượng trong lúc mê sảng. Họ cho rằng khi sắp chết, cơ thể của con người đã tiết ra những hóa chất đặc biệt, có công dụng gây ảo giác như một thứ ma tuý, mặc dù họ chưa chứng minh được những hóa chất nầy như thế nào. Một số người khác tin rằng lúc chết, cơ thể con người bị xáo trộn mạnh mẽ, bộ óc không còn kiểm soát được mọi sự nữa nên hệ thần kinh đã hoạt động rất bình thường. Giống như một bình điện bị chạm, xẹt lửa lung tung, bộ óc con người lúc tan rã cũng có những rối loạn khiến người ta có cảm tưởng như đang ở trong một thế giới với muôn ngàn tia sáng lắp lánh. Tuy nhiên họ không thể giải thích nếu bộ óc đã tan rã (xẹt lửa) như vậy thì tại sao khi hồi sinh nó lại hoạt động bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra. Các nhà tâm lý học cho rằng hình ảnh về thế giới bên kia chỉ là những sự tin tưởng tọn giáo, nằm sâu trong tiềm thức con người, khi đầu óc bị chấn động lúc chết nó đã phát động như một "phương tiện tự vệ" để giúp con người tránh sự xúc động. Tuy nhiên theo dữ kiện của viện nghiên cứu Gallup, thì phần lớn số người hồi sinh nói về "đời sống ở cõi bên kia" không phải những người có nhiều đức tính về tôn giáo hay những người không đáng tin cậy. Một số lớn là những người có địa vị hay trình độ học thức rất cao trong xã hội, một số khác là các trẻ em còn ngây thơ, chưa biết thêu dệt hay thêm thắt những điều bịa đặt.
Trong cuốn Learning from Children s Near Death Experiences, bác sĩ Melvin Morse viết: "Tôi tin rằng chúng ta đang bước vào một lĩnh vực mới, có thể nối liền khoa học với tôn giáo. Hiểu biết được sự việc nầy, chúng ta có thể thay đổi quan niệm sống một cách toàn diện và nền y khoa cũng sẽ bước vào một giai đoạn khác hẳn khi xưa". Bác sĩ Morse đã ghi nhận hơn 1000 trường hợp trẻ em bị tai nạn, tưởng đã chết nhưng lại được hồi sinh. Các em nầy kể lại hoạt vẽ lên giấy những hình ảnh mà các em đã thấy, cũng như những người mà các em đã tiếp xúc ở cõi giới bên kia. Đa số các em đều nói về một nơi chốn rất sáng, có các thiên thần toàn thân sáng chói dìu dắt, an ủi và ôm các em vào lòng. Nhiều em kể lại đã gặp thân nhân, họ hàng đã qua đời, hoặc bạn bè giúp đỡ trong lúc các em bị xúc động.
Bác sĩ Elizabeth Kubler Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết: "Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn, lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện nầy chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được". Zz Phần lớn các tài liệu nói về người chết hồi sinh chỉ ngưng lại ở một cảnh giới có ánh sáng chói lọi, ít khi đi xa hơn nhưng đã có những tài liệu khác của những người đã chết tìm cách liên lạc với cõi trần, kể rõ về cảnh giới bên kia cửa tử. Chúng tôi trích lại một tài liệu từ cuốn La revue spirite:
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà những nhà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống nầy nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì buổi bàn luận đó nữa. Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn kêu các em lại dự buổi cơ bút nầy, một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:
Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trong đợi để kể cho các con nghe về những điều ở cõi bên nầy mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha lại thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết lúc đó cha đang bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đang xúc động và không thể hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện nầy thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xầu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nữa ngủ nữa thức nầy một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như bầu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người nầy có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biềt tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên nầy. Sở dĩ cha không tiếp xúc được với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học nầy làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên nầy tầng số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên nầy, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến các cảnh giới khác nhau. Sự kiện nầy làm cha vô cùng cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi nầy lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa. Zz Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đ àng địa ngục nhưng hiện nay cha cảm thấy quan niệm nầy có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động nầy như thế nào? Tại sao cha lại có tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau, người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay nhữnng người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt cậu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên nầy cả. Điều nầy làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tác chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên nầy ai cũng có thể học hỏi được. Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người nầy bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xa xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước đến nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì só với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người ta nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đay cũng không khác cõi trần bao nhiêu, cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn, có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc, có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật nầy dường như luôn luôn thay đổi nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Thay vì xây cất nhà cửa bằng chất liệu vật chất như gạch đá thì họ lại tạo ra những thứ nầy bằng tư tưởng. Điều nầy có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưngn ở cõi trần, sức mạnh tư tưởng nầy rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc rồi thôi. Ở bên nầy vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh nầy có thể được thự hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên nầy suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ, mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh, vì mọi tư tưởng bên nầy đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trướng rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên nầy không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời gian theo đuổi những công hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, kẻ theo đuổi các ngành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương, thơ phú.v.v.. Tóm lại, đây là môi trường để học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thì nghiệm khoa học để sau nầy có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng gì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ lỗi thời" và như cha đã biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đ ào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tổn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy gẫm về vấn đề nầy, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi những giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta nhu một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại, nhưng khi bước qua cõi bên nầy thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bầy rõ rệt trước mắt. Nhờ thế mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ nầy là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chíng nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với nhựng cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên nầy. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên nầy, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc nầy ngay. Các con hãy ráng làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.
Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên nầy một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như miếng đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thật sự, để họ tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau. Nó là một mãnh lựv bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương nầy mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Nầy các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên nầy, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thang cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động nầy, dó đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi nầy qua nơi khác, từ hình thức nầy qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau, và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sự của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhân thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, ba muốn nói thêm rằng hiện nay ba đang sống một cách thoải mái, vui vẻ va an lạc chứ không hề khổ sở.
|
|
|