Tôi dùng thời giờ buổi sáng để đi tới ba nơi. Trước hết là Trung úy Mike Dennison. Tôi phải ngồi chờ nửa tiếng đồng hồ trên một chiếc băng không mấy tiện nghi bên ngoài văn phòng nhỏ của ông ta ở 300 Đại lộ Indiana, và tôi lại càng thêm chán nản khi ông ta yêu cầu tôi ngồi trên một chiếc ghế gỗ bên cạnh cái bàn sắt của ông ta.
- Tôi có thể làm gì cho ông đây, ông Dunbar?
- Tôi thiết tưởng Trung úy có thể tự trả lời câu hỏi đó. Tôi muốn được biết một cách thỏa đáng về cái chết của em tôi.
- Ông Dunbar, tôi rất lấy làm tiếc. Tôi đã kể với ông tất cả những gì tôi có thể, và ông Dilingham đã cho ông hay về vụ nghiệm thi.
- Ông có ý kiến gì về vụ nghiệm thi? Em tôi đã tự tử hay bị kẻ khác bắn?
- Tôi không được chỉ thị xác định về chuyện này. Lúc này nội vụ đã ra ngoài phạm vị của chúng tôi. Nhưng tôi có thể nói riêng với ông rằng rất ít khi người tự tử bắn vào ngay giữa trán mình được.
- Tôi công nhận điều đó. Như thế nghĩa là ông tin rằng em tôi đã bị ám sát.
- Ông Dunbar, tôi đâu có nói như vậy.
- Tôi thấy hình như Trung úy không chịu nói gì hết. Còn vụ truy cứu lý lịch thì sao? Ông có chắc chắn đó là xác của em tôi?
- Chính ông đã nhận được chiếc nhẫn của em ông mà.
- Nhưng Trung úy biết rằng như thế vẫn chưa đủ. Còn về răng của nạn nhân?
- Chúng tôi không thểm tìm ra một dấu vết nào về vụ chữa răng của em ông. Chúng tôi đã không tìm ra hồ sơ ở đâu cả.
- Dù ở trong hồ sơ của Bộ Hải Quân? Em tôi đã từng phục vụ trong ngành Thủy Quân Lục Chiến.
- Ông Dunbar, ông nên hiểu tôi đã kể cho ông nghe tất cả những gì tôi có thể. Tôi không được phép trả lời một câu hỏi nào khác. Hiện giờ tôi đã trả lời nhiều hơn quyền hạn.
- Thế thì tôi xin gặp ông Trưởng Sở Cảnh Sát.
Dennison nhìn sững tôi một cách khó chịu trong mấy giây. Miệng ông ta mím lại. Thay vì trả lời tôi ông ta nhấc điện thoại lên và quay một con số ngắn rồi nói vào máy:
- Peggy, có một ông tên Stuart Dunbar hiện ở trong văn phòng của tôi muốn gặp ông Chán. Ông Dunbar là một phóng viên. Cô xem thử ông Chánh có rảnh một vài phút hay không?
Ông ta lắng nghe một lát. Cuối cùng ông ta bảo:
- Cám ơn cô. Để tôi đưa ông ấy lên.
Tôi chen lời:
- Và vui mừng đẩy được tôi đi chỗ khác.
Ông ta không trả lời tôi, im lặng dẫn tôi đến thang máy.
Viên Trưởng Sở Cảnh Sát là một người lừ đừ có mái tóc bạc phơ. Ông ta lắng nghe những giải thích của Dennison và gật đầu.
- Được rồi, Trung úy có thể trở về với công việc. Tôi giải quyết vụ này.
Dennison đi ra và đóng cửa lại. Viên Trưởng Sở quay lại nhìn tôi sau khi thấy cánh cửa đã đóng.
- Ông Dunbar, tôi rất thông cảm trường hợp của ông. Tôi lấy làm buồn tiếc về chuyện em ông. Nhưng ông phải hiểu rằng tất cả đã ra khỏi phạm vi của chúng tôi. Nội vụ đã được kết thúc.
- Các ông không thèm điều tra xem ai đã giết em tôi?
- Chúng tôi không biết chắc có phải là em ông đã bị giết hay không. Trong bất cứ trường hợp nào chúng tôi cũng không thể tiếp tục dù chúng tôi thật tâm muốn. Nó ở ngoài thẩm quyền của chúng tôi.
- Thế thì tôi mong ông trả thi hài lại cho tôi.
Ông ta lắc đầu một cách yếu ớt.
- Lúc này tử thi không còn ở nhà xác nữa. Chúng tôi đã chuyển qua Bộ Quốc Phòng từ ngày hôm qua.
Nói đoạn ông ta đứng dậy và đưa bàn tay ra. Tôi không thèm lưu ý tới chuyện bắt tay từ giã, hậm hực bảo:
- Lề lối làm việc của sở cảnh sát thật quá sức kỳ quái, không ai có thể hiểu nổi.
Tôi bước ra khỏi phòng không nói thêm một lời.
Norman Kindness là chủ bút của tờ Evening Mail, một trong ba tờ nhật báo của Hoa-thịnh đốn. Tôi đã quen sơ anh hồi anh làm thông tín viên chiến trường trong Thủy Quân Lục Chiến vào những ngày cuối cùng của Đệ Nhị Thế Chiến và có cảm tình khá nhiều với anh ta. Anh lắng nghe câu chuyện của tôi một cách kiên nhẫn, ngửa người trên lưng chiếc ghế xoay, hai bàn tay chắp lại sau đầu.
Khi tôi kể xong, anh nói ngay:
- Thật là một câu chuyện hết sức kỳ cục. Nhưng sự thực không phải như thế. Tôi không thể nhúng tay vào. Anh cũng sẽ không có đủ thời giờ để đào bới. Để tôi nhờ Charlie Roberison, người của tôi ở Ngũ-giác-đài, thử xem sao. Nhưng tôi e anh ta cũng sẽ không biết gì. Mình đang sống giữa một thời đại tin tức ngụy tạo - chắc anh phải hiểu rõ hơn tôi về chuyện đó vì suốt ngày tôi bị giam hãm trong bốn bức tường. Chẳng biết Dillingham là con người ra sao?
- Anh ta muốn nói anh chưa từng nghe ai nhắc đến ông ta?
- Đúng thế. Anh dợi tôi một phút.
Anh nhấc điện thoại lên và hỏi thăm Charlie Robertson.
- Charlie, anh có bao giờ nghe nhắc nhở một người tên John Dillingham? Ông ta có một tấm thẻ đặc biệt của Bộ Quốc Phòng, và dường như thuộc một cơ qua phản gián… Không, tôi chỉ muốn hỏi thăm vài điều về ông ta… Tôi hiểu rồi, cám ơn Charlie. Anh cố điều tra thử và gặp tôi chiều nay nếu có gì khác lạ - sau khi báo phát hành đợt đầu.
Anh gác điện thoại, quay sang nói với tôi:
- Chính Charlie cũng chưa từng nghe cái tên đó. Nhưng trưa nay tôi sẽ thảo luận lại với anh ta một lần nữa xem sao - trừ phi anh muốn trở lại và đích thân nói chuyện với anh ta.
- Không, chiều nay tôi phải đi Warrenton. Ngày mai tôi sẽ điện thoại cho anh trước khi trở về. Cám ơn anh nhiều lắm.
- Đâu có gì. Ông cụ anh độ này ra sao?
- Ông ấy vẫn còn khá. Ít nhất cũng còn sống trên mười năm nữa.
- Được rồi. Anh nhớ gọi tôi trước khi về. Khoan, đợi tôi một phút! Anh còn nhớ Hạm Trưởng Jonas hay không?
- Everett Jonas. Còn chứ. Ông ta trước ở Đệ Lục Hạm Đội trên Địa Trung Hải.
- Hiện giờ ông ta đã về đây, tại Bộ Tư Lện hải Quân. Theo tôi biết ông ta gần như la người đứng đầu trong ngành Tình báo Hải quân. Anh hãy thử hỏi ông ta về Dillingham.
- Ý kếin hay lắm.
- Dù sao, anh nên chuẩn bị trước, để nghe nổ. Ông ta đã nổi sùng về bài báo anh viết về ông ta đăng trên tờ Event. Tôi đã gặp ông ta trong một dạ hội ngay sau khi số báo đó phát hành. Tôi vẫn còn có thể nhớ rõ từng lời của ông ta: “Dunbar đúng là một tên chó đẻ ba đầu sáu tay, một dạ hai lòng. Y trông như một khối đá, chuyện trò như một người bạn, hành động như một người qúi phái, nhưng sắc bénnhư dao kiếm. Y là kẻ vừa mỉm cười vừa đâm chết người ta lúc nào không hay. Nếu tôi có dịp lôi ra biển tôi sẽ cho phục hồi chiếc roi chín nút”.
Tôi bật cười.
- Đâu có đến nỗi tệ đến thế.
- Anh ráng đợi cho tới khi chính tai anh nghe.
Dillingham đón tôi, đúng ba giờ chiều hôm ấy tại Marlyn, với một chiếc Alpine nhỏ. Ông ta lái xe về phía nam theo Đường Mười Bảy, quẹo lên Đường Mười Lăm rồi chạy vòng quanh đài kỷ niệm để qua chiếc cầu ở Đường Mười Bốn.
Ông ta lên tiếng:
- Về Răng Vàng. Tôi rất lo ngại về tên này. Y rất nguy hiểm.
- Y là ai?
- Tên y la Mendoza, như tôi đã nói với ông đêm hôm qua. Y hiện lảm cho Oui-Dire, một tổ chức gián điệp chuyên gnhiệp độc lập. Tôi không thể đoán biết được họ đang làm những gì trong dịch vụ này, và ông có thể tin chắc rằng tôi không muốn biết đến.
- Gián điệp độc lập? Ông nói thật đấy chứ?
- Hoàn toàn đứng đắn. Những tổ chức như thế vẫn thường có và Oui-Dire là nhóm khá nhất trong tất cả. Cái tên này theo tiếng Pháp có nghĩa là “tin đồn”, chắc ông đã thừa hiểu. Chính chúng tôi cũng có một đôi lần nhờ tới họ và họ đã hành sụ khá chu đáo. Đối với giới trộm đạo, họ luôn luôn giữ tròn danh dự - có thể nói gần như một thứ đạo đức. Họ cũng không làm việc cho những khách hàng nào có thể gây ra những đụng chạm. Đó là một trường hợp rất hiếm có giữa một thời đại đầy rẫy bọn gián điệp đôi như hiện giờ, và chính vì thế thỉnh thoảng chúng tôi vẫn dùng tới họ. Nhưng họ không chịu làm bất cứ công việc gì không được trả tiền trước, và khách hàng phải ra mặt đàng hoàng. Tôi phải bỏ ít ra là một năm ròng mới mong tìm hiểu được bọn họ là những ai. Tôi đã nhất quyết nếu có dịp sẽ phanh phui cho rõ.
- Ông có vẽ lo ngại.
- Đúng thế. Vì vậy tôi nghĩ ông không nên trở về bằng tàu Victoria mà nên dùng máy bay. Tôi sẽ đặt một nhân viên của tôi trên tàu để canh chừng em ông. Đây là công việc của một tay chuyên nghiệp.
- Giả sử em tôi có mặt trên tàu, mặc dầu chuyện đó không thể xảy ra được. Nhân viên của ông sẽ làm gì?
Dillingham rời mắt khỏi chiếc cầu trong chốc lát để nhìn tôi với một vẻ hơi ngạc nhiên.
- Bắt ông ấy, chứ còn gì khác?
- Bằng cách nào?
Có tới mười lăm giây sau ông ta mới đáp:
- Chỉ có mỗi một cách. Chúng tôi không có lý do để đưa ông ấy trở về đây, hoặc câu lưu ông ấy ở Nữu Ước. Các ông xếp của tôi nhất định khônc chịu để tôi hành động theo lối này.
- Án mạng chính thức. Tôi hiểu.
- Cá nhân ông cũng bị liên can. Ông có thể thấy rõ nếu ông tự đặt vào địa vị của tôi. Một vụ án phản quốc sẽ gây lộn xộn, dù cho nhu cầu an ninh không quan trọng đến mức độ biến nội vụ thành nguy hiểm. Dunbar, ông chớ nên nghĩ bậy. Án mạng chính thức, như danh từ ông vừa dùng, quả thật sẽ phá hủy bí mật đối với chúng tôi, nhưng nó còn khiến cho chắc chắn không một ai khác khai thác được tim óc của em ông.
Ông ta quay sang nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên trong lúc ông ta quẹo xe vào con đường chạy về ngả Phi Trường Quốc Gia. Rồi ông ta phàn nàn:
- Trời ơi, không hiểu vì sao tôi lại nói chuyện với ông theo lối đó! Không chừng tôi sẽ mất chức chỉ vì lo ngại cho ông. Bộ mặt hốc hác của ông có gì đặc biệt khiến tôi sinh ra kỳ lạ như thế này? Tôi đâu có làm cho ông lên tinh thần được.
Tôi bảo:
- Được rồi, thế thì tôi sẽ đáp tàu Victoria. Tôi phải cố tìm cách nói chuyện với ted về những gì Ted đang làm, để cứu em tôi - nếu quả thật Ted có mặt trên tàu, điều mà ông đã biết là tôi không bao giờ tin.
Ông ta thở dài:
- Dunbar, ông là một con người bướng bỉnh, và thích những chuyện rắc rối. Nhưng thế cũng được. Dù sao nhân viên của tôi cũng phải đi. Lẽ tất nhiên, tôi sẽ không nói rõ với ông anh ta là ai, nhưng tôi sẽ cho ông biết một cách để bắt liên lạc với anh ta nếu ông thành công trong cuộc nói chuyện phải trái với em ông. Đây.
Ông ta thịc bàn tay tự do vào túi áo choàng và đưa cho tôi một chiếc hộp nhỏ. Tôi lềin mở hộp ra. Một tấm huy chương bằng kim loại thụoc ngành Hải Quân lấp lánh sáng trước mắt tôi trong ánh nắng chiều.
Ông ta nói:
- Tôi biết ông không bao giờ chịu mang những thứ này, nhưng ống cứ đem theo trong mình. Nếu ông muốn bắt liên lạc với nhân viên của tôi trên tàu Victoria, và kể cho ông ta nghe là ông đã hoàn thành được việc gì, ông hãy mang nó lên ngực. Anh ta sẽ liên lạc với ông ngay tức khắc. Nhưng ông cần nhớ, chỉ khi nào ông hoàn thành được chuyện gì. Nêu không tôi không muốn anh ta bị bại lộ tung tích. Tôi có đầy đủ lý do để tin chắc anh ta vẫn chưa bị tổ chức Qui-Dire biết mặt, nhưng tôi không rõ có phải chính tổ chức này hay là một tổ chức khác đang nhúng tay vào nội vụ. Nếu ông mang cái này, nhân viên của tôi sẽ tự xưng ganh với ông bằng cách bảo: “ Ngày hôm nay thật là tôt cho lũ vịt trời”.
Tôi liền bảo:
- Ông làm tôi có cảm tương mình như một con dế bị đem trói ngoài rừng trống để dụ cọp.
Ông ta bật cười không có chút vui vẻ.
- Quả thật ông chỉ thích nói những lời tàn nhẫn.
Người đàn ông còn trẻ trong văn phòng hãng Hàng Không Đông Phương lấy tập giấy ghi chú Dillingham hỏi và đặt lên bàn.
Dillingham giới thiệu:
- Đây là Ông Dunbar. Tôi nhờ anh đưa cho ông ấy xem qua tấm phiếu do ông Edward Dunbar ký vào sáng Thứ Tư vừa qua.
- Kính chào ông Dunbar. Đây là tấm phiếu của ông Edward Dunbar.
Tôi chăm chú nhìn tâm giấy nhỏ màu vàng mà anh ta đưa cho tôi xem. Tên của Ted được viết rõ ràng trên đó bằng bút nguyên tử, nhưng không có một điểm gì đặc biệt. Từ hồi còn đi học tới giờ tôi không hề để ý nhìn nét chữ in của Ted. Tôi liền lắc đầu với Dillingham.
Ông ta nói ngay:
- Tôi đã nghĩ trước ông sẽ không nhận ra. Chúng tôi đã thử so sánh chữ viết trên tấm phiếu này với chữ trên những họa đồ của ông ấy nhưng vẫn không thấy khác lạ. Tuy nhiên, bởi vì ông không tin, ông hãy để cho Ông Garnet kể lại vì sao ông ấy quả quyết người đó chính là em ông.
- Vâng, thưa Ông Dunbar, đúng như lời tôi đã trình bày với Ông Dillingham, đó là một ngày khác với lệ thường. Buổi sáng hôm ấy tôi đứng giữ cửa bởi vì có một nhân viên bị bệnh cúm không đi làm được, và tôi phụ trách việc thu phiếu. Nhưng cái lý do khiến tôi nhớ hết sức kỹ là vì Ông Dunbar là một hành khách vô cùng đặc biệt. Tôi chắc các ông đếu biết hệ thống bay của chúng tôi hoạt động như thế nào. Khỏi cần phải giữ chỗ trước, chúng tôi luôn luôn thõa mãn bảo đảm bất cứ ai, dù chúng tôi phải sử dụng một chiếc phi cơ khác để chỉ chở một hành khách duy nhất. Và đó là trường hợp xảy ra hôm Thư Tư. Ông Dinbar đã bay qua Nữu Ước một mình với phi hành đoàn gồm một viên đại uý phụ tá phi công và hai nữ chiêu đãi viên hàng không. Tôi không thể nào quên được chuyện ấy.
- Tại sao ông biết chắc đó là ông Edward Dunbar chứ không phải là một người nào khác?
- Thì tên ông ấy ghi rõ ràng trên tấm phiếu. Ồ, tôi hiểu ý ông rồi. Ông Dillingham đã đưa cho tôi xem tấm hình của Ông Dunbar và tôi đã nhận ra đúng là ông ấy.
Dillingham lên tiến:
- Tấm này.
Nói đoạn ông ta đưa cho tôi một tấm hình khổ nhỏ kiểu căn cước của ted. Trong hình Ted mặc chiếc áo choàng bằng vải len hiệu Harris mà tôi vẫn còn nhớ Tea đã mua ở Luân Đôn, và một cái cà-vạt mà tôi cũng nhớ rõ, với một quả cầu và mỏ neo bằng vàng. Tôi ngước mắt nhìn Garnet.
Anh ta gật đầu.
- Đúng là người này. Tôi lại còn nhớ ông ấy đội một chiếc mũ vàng và mang một cặp kiếng đen. Ngoài ra hình như ông ấy đau răng, vì tôi thấy hàm ông ấy sưng vù lên.
Tôi liền bảo:
- Ted không bao giờ đội mũ, kể từ khi ra khỏi Hải Quân.
Dillingham nhìn Garnet một cách sắt bén.
- Ông không hề kể cho tôi nghe về vụ đau răng.
- Chắc tại tôi quên. Nhưng trông ông ấy vẫn bình thường. Ông ấy giữ một chiếc khăn tay sát mặt, và phảng phất một mùi y hệt thứ thuốc mình vẫn dùng mỗi khi đau răng. Dillingham đáp một cách yếu ớt.
- Wintergreen.
Tôi nói:
- Lời xác nhận của Ông Garnet không có gì đáng giá ngoại trừ chiếc áo choàng và cái cà-vạt.
- Vâng, tôi hiểu. Bây giờ mình có thể cáo từ. Dù sao chúng tôi cũng xin cám on Ông Garnet.
Ông ta không nói gì nữa cho tới lúc thả tôi xuông khách sạn Marlyn. Rồi ông ta quay lai nhìn tôi.
- Tôi đã giữ chỗ cho ông trên chiếc Victoria. Hay đúng hơn cô Frances, nữ thư ký của tôi đã giữ giùm. Ông sẽ ở phòng M-31. Đó là một phòng có hai loại tốt nhất mà chúng tôi có thể giữ được vào lúc cận ngày như thế này. Hai anh em Ménard ở hai phòng đặc biệt cách ông hai căn về phía sau tay lái bên tay mặt. Cô gái ở phòng M-39-41 và ông anh cô ta ở phòng M-43-45. Quá sang. Hai phòng đặc biệt này ở phía tay phải tức là phía có ánh nắng rọi ấm hơn các chỗ khác, vào mùa này thì số một.
- Còn Ted?
- Ông ấy đã ghi tên giữ phòng M-43-45 tức là phòng đặc biệt của Jacques de Ménard. Mặc dầu có lời khai của anh chàng Garnet đó, tôi vẫn không thể không nghi ngờ về sự thực hiển nhiên chứng tỏ em ông đã đi Nữu Ước và sẽ có mặt trên tàu.
Tôi bảo:
- Tôi thì vẫn không bao giờ tin được chuyện đó. Nhưng tôi sẽ cố khám phá cho rõ sự thật.
Ông ta đưa bàn tay ra và tôi bắt lấy.
- Dunbar, chúc ông may mắn. Có lẽ ông cần nhiều may măn trong những ngày sắp tới. Ông hãy nhớ tấm Hải Quân Bội Tinh.
- Cám ơn ông.
Nói đoạn, tôi bước ra khỏi chiếc Alpine và nhìn ông ta lái xe chạy đi.
|
|
|