Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Một Người - Một Đời Tác Giả: Lê Mỹ Hân    
    Chiều ngày hôm sau, cả nhà tập trung về đông đủ. Lần nào cũng vậy, mỗi khi tôi trở về thăm gia đình, anh chị em tôi thường quây quần tụ họp đông đủ như vậy. Mấy khi mới có dịp gặp nhau, tụi tôi bày vẽ ra đủ các kiểu món ăn, vừa ăn vừa tán chuyện, đủ các thứ chuyện trên đời đều được lôi ra mổ xẻ y như đài phát thanh quốc tế rồi cười như pháo rang. Hôm nay có thêm một nhân vật mới tham gia, đó là Vũ Linh, em vợ của thằng Út. Vũ Linh năm nay khoảng 20 tuổi, thân hình mập ục ịch với gương mặt ú nu ú nần toàn thịt. Vũ Linh đang học nghề sửa máy điện thoại di động, xin ở trọ tại nhà tôi khoảng 6 tháng trước. Nó vừa trở lên Sài Gòn hồi trưa sau hai tuần về quê ăn tết với gia đình. Mặc dù đã trải qua sáu tháng học nghề nhưng hầu như nó chẳng biết tí gì về máy điện thoại di động, trong vòng sáu tháng đó thằng này đã cầm cố xe honda của mình ba lần để lấy tiền ăn xài. Lần nào má nó, bà sui nhà tôi cũng lọ mọ mang tiền từ quê lên chuộc xe cho nó chạy. Mới trước tết ít ngày, má nó nước mắt ngắn dài than thở với tôi về lũ con của bà.
    Bà má vợ thằng Út nhà tôi còn khá trẻ, khả ái và có gương mặt hiền từ nhân hậu. Ngay lần đầu gặp bà trong ngày cưới thằng Út, tôi đã giật mình thảng thốt vì trông bà còn trẻ đẹp đài các hơn cả cô em dâu tôi (con gái của bà). Bà sanh cả thảy năm đứa con, hai gái, ba trai nhưng cả lũ chẳng được đứa nào ra hồn người, học hành chểnh mảng, chỉ lo ăn chơi chác táng rồi về báo cha báo mẹ. Vợ thằng Út là con gái đầu của bà. Thằng em kế nó rượu chè be bét, vừa mới tốt nghiệp cấp ba đã nhèo nhẹo đòi cưới vợ, sinh được hai đứa con thì vợ chồng ly dị, thảy con cho bà nội nuôi, nó cưới tiếp một cô vợ khác, không làm ăn gì tối ngày nhậu, bây giờ cả hai vợ chồng và mấy đứa con sống bám vào bà. Thằng con trai kế nữa cũng lên Sài Gòn học nghề, ra trường quay trở về nhà mang theo một cô gái khá trẻ bên quận tư đòi cưới làm vợ và hiện giờ phụ mẹ buôn bán hàng điện tử ở quê nhà. Còn lại đứa con gái út đang học trung học, và thằng Vũ Linh này. Tôi nhìn chân cẳng thằng Vũ Linh chắc cũng chẳng được tích sự gì ngoài việc bám gấu quần mẹ. Tuổi trẻ bây giờ tụi nó quá lười biếng, chỉ thích ngồi chờ sung rụng, so ra tụi nó có cuộc sống sung sướng hơn thời tụi tôi nhiều, chắc vì vậy mà tụi nhóc không biết quý trọng đồng tiền, bỏ ngoài tai lời khuyên răn của cha mẹ, ăn chơi xả láng, chẳng màng gì tới tương lai.
    Mấy bữa nay thời tiết trở nên nóng nực. Thằng Vũ Linh ngồi một góc cách tôi khá xa, tay mân mê chiếc điện thoại di động mới cứng vừa tậu về. Con bé Trân xán lại gần hỏi:
    - Mới mua hả Vũ Linh? Đẹp quá héng!
    - Ừa.
    - Loại này có tải hình về được như cái trước không?
    - Được chớ, chứa nhiều hơn nữa đó.
    Xực nhớ ra điều gì, Trân quay qua phía tôi, hỏi:
    - Vũ Linh có lưu nhiều hình sex lấy trên mạng xuống lắm, dì coi không? Có cả hình con ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung nữa đấy.
    Tôi dấm dẳng:
    - Người thật tao còn không thèm coi chứ ba cái hình cởi truồng đó mà coi làm cái gì cho mệt.
    Tuy mồm nói vậy, nhưng tôi vẫn đưa tay với lấy cái máy điện thoại bé Trân chuyền qua, đó là cái thói tò mò nhiều chuyện cố hữu của tôi từ trước đến nay, muốn bỏ cũng không bỏ được. Tôi đưa mắt liếc nhìn tấm hình cô gái trẻ một lượt, không nói năng gì, bấm tiếp để coi thêm những tấm hình khác. Cả thảy có khoảng vài chục tấm, đủ hạng người, trẻ có, già có, xồn xồn có và cả mấy cô đầm tóc vàng hoe. Hình chụp đủ kiểu, có cô e thẹn nửa muốn phô ra, nửa lại dấu đi, có cô chổng ngược mông lên, còn có cô tô hô ra bằng sạch. Có cô xinh đẹp ẻo lả khoe những đường cong tuyệt mỹ của thân thể mình, nhưng cũng có nhiều hình chụp các cô trông gớm chết... chẳng ai giống ai mỗi người mỗi vẻ. Coi hết lượt máy tự động quay ngược trở lại tấm hình đầu tiên. Tấm hình này là của cô ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, vừa nổi đình nổi đám vì vụ xì căng đan phóng hình khoả thân lên mạng cách đây vài tháng. Cô ca sĩ này khá trẻ, tôi không để ý đến và cũng chưa nghe cô ta hát bao giờ, chẳng biết giọng hát của cô ta ra làm sao? Tuy nhiên, trông gương mặt cũng tạm được không đến nỗi xấu tệ. Tôi dừng lại ở tấm hình cô này thật lâu xăm xoi từng chút một đưa ra xa rồi lại nhích vào gần, xoay ngang xoay dọc. Tấm hình chụp cô ở tư thế đứng, hơi cong người, mái tóc dài óng mượt xoả che bớt một phần gương mặt, mắt nhìn xuống bên dưới, trông hơi ngượng nghịu. Tôi trề môi. Mèng ơi! Cái tướng như vầy mà bày đặt chụp hình khoả thân! Người ta bảo rằng "đẹp khoe, xấu che", xấu thì che nó lại, ai đời đứng tồng ngồng cho người ta chụp hình rồi đem phóng lên mạng để thiên hạ ngắm thì thật là tôi không hiểu nổi (?) Chụp hình khoả thân là cả một nghệ thuật, nếu bạn có một thân hình tuyệt mỹ cũng nên chụp vài tấm làm kỷ niệm trong đời, còn như cô ca sĩ này thì tôi xin can, trông tởm quá! Bộ ngực lép xẹp, phô nguyên cả cái "lá đa" ra ngoài, gọi cho lịch sự chứ thật ra nó không giống hình "lá đa" chút nào, với tôi cả tuổi thơ tôi quanh quẩn vui chơi bên cây đa đầu làng, làm sao tôi không biết cái lá đa có hình dạng gì? Rồi chẳng biết ma xui hay quỷ khiến gì đó mà tôi hét toáng lên:
    - Ứ...ừ...con này chim "lá tre" bay ạ, "chim lá tre chồng đe chồng đánh" hèn gì thằng chồng hờ Việt Kiều Ăng Gô La tối ngày nó lôi ra wánh cho bầm mình, nó lại còn phóng hình sex lên mạng nữa chứ.
    Mọi người ồ lên cười như muốn sập cả nhà. Chị Lan ngồi bên cạnh phạt một cái thật mạnh vào đùi tôi làm tôi đau đớn xuýt xoa, chị ghé tai tôi cảnh cáo.
    - Này! Con mày lớn rồi đấy nhá, cái miệng cứ bô bô ba ba nói bậy nói bạ đi. Đúng là cái thứ mẹ vô duyên mất nết!
    Nghe chị Lan nói, tôi giật mình đưa tay lên che miệng, mắt liếc sang bên thằng Tài đang ngồi chơi game.
    - Ồ... "Xó ghi, xó ghi" con trai, mẹ...quên.
    Thằng nhỏ mặt đỏ tía tai, vứt cái máy game sang bên cạnh bỏ đi ra ngoài, vừa đi vừa lủng bủng:
    - Mẹ nói bậy quá nha. Nhà này nè, A Chin, dì Hạnh với mẹ mà sáp vô thì khỏi nói rồi...phải bịt lỗ tai lại.
    - Ừa, chỗ này người lớn không à, con đi chỗ khác chơi đi nghen.
    Tôi đưa trả lại Vũ Linh cái máy điện thoại, nói:
    - Tụi bay công nhận rảnh thiệt, học cái hay không học, chỉ học mấy cái xấu là nhanh. Sưu tầm mấy tấm hình vớ vẩn này làm gì? Đẹp đẽ gì mà ngó? Thích ngó cái "lá tre" của nó hả?
    Tự nhiên bị ăn chửi lãng xẹt, Vũ Linh ngượng ngùng lảng đi.
    Vậy mà cách đây không lâu trên báo Người Việt online, tôi đọc bài phỏng vấn cô nàng trên mạng, thấy có anh Tony Phan, John Vũ, Keven Nguyễn nào đó ca nàng hết lời: "Hồng Nhung ơi, Hồng Nhung dễ thương quá. Anh mê giọng hát của Hồng Nhung lắm...Làm thế nào để quen được Hồng Nhung..." Tôi bật cười khúc khích... không biết dễ thương ở cái chỗ nào, cái "lá tre" chắc (?)
    Điện thoại trong phòng reo vang, tôi uể oải đứng dậy, bước vào phía trong nhấc máy nghe, tiếng chị Nguyệt bên kia đầu dây, hỏi:
    - Em không đi đâu chơi hả? Sao suốt ngày ở nhà vậy cưng?
    - Em mới đi Long Khánh về hôm qua, đang còn mệt trong người.
    - Mai em rảnh không? Tú muốn mời em lên nhà chị ăn cơm.
    - Trưa hay chiều chị?
    - Bữa trưa hén, em ở nhà chờ, trưa Tú mang xe xuống đón.
    - Vậy cũng được.
    Từ ngày chị Nguyệt dọn nhà lên Gò vấp sống, tôi ít có dịp ghé thăm chị vì đường xá quá xa xôi, mà Sài Gòn thì nắng nôi, bụi bậm, gặp phải hôm kẹt xe, rong ruổi ngoài trời nắng tới ba tiếng đồng hồ mới đến được nhà chị. Hồi chị còn ngụ tại quận Ba, tôi vẫn thường ghé thăm chị mỗi tuần.
    
- o O o -

    Trưa hôm sau nhằm ngày Chủ Nhật, theo lời hẹn, tôi sửa soạn thay đồ trước, ngồi chờ thằng Tú đến đón, lần này tôi rủ thêm con mình cùng đi. Hơn 11 giờ trưa ngóng mãi cũng không thấy bóng dáng Tú đâu cả, thằng Tài đi tới đi lui ra điều sốt ruột, miệng lẩm bẩm:
    - Sao lâu quá vậy mẹ, anh Tú làm gì mà lâu vậy?
    Sợ con chờ lâu, đói bụng, tôi hối:
    - Con có đói thì xuống bếp coi có gì ăn tạm, không thồi hồi nữa la làng lên làm xấu mặt mẹ à nghen.
    - Con chưa đói mấy, con chờ được mà.
    Mãi tới 11 giờ rưỡi, Tú mới chạy xe lại rước mẹ con tôi. Ngồi trong chiếc xe hơi mát rượi mới cáu cạnh, thằng Tài thủ thỉ: "Mai mốt mẹ mua xe giống xe anh Tú cho con nghen mẹ" Tôi quay qua ký đầu nó nói: "Con muốn có xe đẹp như vầy thì phải chịu khó học, lười biếng như con chỉ có nước đi bán vé số thôi. Ở đó mà đòi xe hơi.". Nghe tôi nói vậy, Tú đang lái xe bật cười.
    - Cô chừng nào qua Nhật?
    - Tuần sau cô đi rồi.
    - Lẹ hén cô. Mới đó mà đã gần cả tháng rồi.
    - Ừa, thời gian coi vậy mà qua mau lắm.
    - Hôm nay con mời cô lên ăn bữa cơm gia đình, có cả anh con nữa, lát cô xem hai anh em con ai đẹp trai hơn.
    - Bữa hôm cô cũng có nghe mẹ nói, anh con mới về kiếm. Chúc mừng con.
    Buổi trưa, trời nắng chang chang, đường phố vắng hẳn người qua lại, chiếc xe lao đi vù vù, vậy mà mãi đến hơn một tiếng đồng hồ sau mới về đến nhà chị Nguyệt.
    Hôm nay chỉ có mình chị Nguyệt ở nhà, bà ngoại đã về quê từ mấy bữa trước. Tôi bước vào trong nhà, hai con chó nhỏ lại nhe răng sủa ầm ĩ. Chị Nguyệt kéo tôi lên phòng bếp nằm trên lầu hai, sửa soạn dọn bữa ăn. Bỏ mặc thằng Tú đang trả lời điện thoại chỉ đường cho khách đến nhà. Ngoài mẹ con tôi và vợ chồng người anh cùng cha khác mẹ của Tú, còn có ông Hoà, bạn của chồng chị Nguyệt đưa vợ về Sài Gòn khám bệnh, ghé lại đây ăn cơm. Tụi tôi vừa dọn bàn ăn ra thì khách đã đến đông đủ. Bữa cơm đạm bạc, một dĩa sườn heo nướng nhưng có lẽ vì nướng quá tay nên dĩa sườn heo cháy đen thùi. Một thố cá kèo kho tộ, thịt bò xào thơm, dưa cải muối chua, rau sống và đặc biệt có món canh nấm đắng, lần đầu tiên tôi mới được thử món canh nấm này, đắng khủng khiếp đắng như bồ hòn.
    Con trai chị Nguyệt ngoài tài ca hát đóng phim còn là một đầu bếp có hạng, Tú đã từng đoạt giải ba về cuộc thi nấu ăn do đài truyền hình tổ chức. Tôi chưa bao giờ ăn bữa cơm do Tú nấu, ngoại trừ món Ba Khía do chính tay nó trộn mà thỉnh thoảng chị Nguyệt xách lên nhà biếu tụi tôi ăn chơi. Ngày tôi còn sống dưới Bến Tre, ba khía bán đầy chợ, nhưng chưa bao giờ tôi mua vì không biết ăn, có lần nếm thử thấy nó tanh tưởi và thật khó nuốt. Khi chị Nguyệt mang cho hũ Ba Khía, tôi chẳng mấy mặn mà, nhưng chị Lan thì khen nức nở: "Em ăn thử đi, ngon lắm!". Tôi tò mò cũng nếm thử, quả là ngon thật, vừa chua, vừa ngọt, vừa mặn, vừa cay quyện với mùi mắm quê nhà thành một món ăn tuyệt hảo. Tôi ăn một lúc ba chén cơm với ba khía trộn mà vẫn còn thòm thèm, chỉ mỗi tội vừa ăn vừa khóc, nước mắt chảy dàn dụa, món ba khía thắng Tú trộn cay muốn xé lưỡi tôi ra.
    Anh trai của Tú khá trẻ, dáng người dong dỏng cao nhưng không được đẹp trai như Tú, anh này là Việt Kiều định cư tại Đức, về Việt Nam làm ăn cách đây mười mấy năm. Tôi nghe anh ta khoe rằng đã từng mang cả triệu đô về đầu tư nhưng nay thì tay trắng. Ngồi bên cạnh là cô vợ người Hải Phòng có nước da hơi ngăm đen và gương mặt nhang nhác giống chị "địt mẹ" ở xóm cái Hạnh nhà tôi. Chị Nguyệt thì thầm bên tai tôi bảo: "Không biết sao mà vớ ngay phải con vợ Bắc Kỳ, lại là dân Hải Phòng nữa, dân Hải Phòng dữ lắm đó em".
    Ngồi đầu bàn là ông Hoà, bạn thân của ba thằng Tú, ông Hoà vào khoảng trên năm chục tuổi, người lùn được một khúc, nước da đỏ au, mịn màng như làn da em bé. Cô vợ trạc tuổi chị Nguyệt, thân hình mảnh mai và trông có vẻ đài các kiêu sa. Chị Nguyệt giới thiệu tôi với vợ chồng ông:
    - Con nhỏ này, hàng xóm của anh đó.
    Ông nhíu mày nhìn tôi hỏi:
    - Cô khúc nào?
    - Dạ, nhà em bên phía Calmette.
    - À vậy hả? Tui lấy tiền tui dọn đi cả năm rồi cô, tui là người ký giấy đầu tiên.
    - Bên khúc đó người ta đập nát rồi.
    - Tui lấy tiền bồi thường hai tỉ mấy tui gửi trong ngân hàng, một tháng tiền lời là 18 triệu. Vậy thì ngu gì mình không lấy tiền mà đi cho rồi. Lằng nhằng với ông nhà nước không được lợi gì hết, thiệt mình.
    - Tại anh chị có sẵn nhà cửa rồi nên anh chị không cần nhà tái định cư. Tụi em khác, muốn giải toả thì phải cấp cho mình chỗ ở chớ. Những người có hộ khẩu thành phố đều được cấp hết rồi, chỉ còn mình nhà em họ chưa cấp vì chỉ là tạm trú KT3, bởi vậy tụi em đâu chịu ký.
    Ông Hoà vừa ăn vừa nói chuyện vừa cười sang sảng, hai má ông núng nính toàn thịt chảy xuống tận dưới cằm, da đỏ hồng, sợi dây chuyền vàng to bằng ngón tay út của tôi lủng lẳng trước ngực, cổ tay mũm mĩm trắng ngần nổi bật chiếc đồng hồ Rolex bằng vàng 18 ka rát sáng choé làm tôi lé mắt tôi. Ghé sát tai chị Nguyệt thì thầm:" Ông đeo cái đồng hồ đẹp quá ", vừa dứt lời chị Nguyệt đã oang oang:
    - Cổ khen cái đồng hồ của anh đẹp kìa, anh Hoà!
    Tôi nhìn chị Nguyệt lắc đầu. Bà này thiệt tình biết tánh chị rồi những vẫn cứ bị hố nặng. Tôi nhớ một lần cách đây vài năm, một người bạn mời tôi và chị Nguyệt đi ăn cơm, cho tụi tôi chọn món và địa điểm, chị Nguyệt rủ ra ăn bún ở quán vỉa hè. Trên đường đi tôi bỏ nhỏ tai chị: " Kiếm cái nhà hàng nào cho lịch sự, chị lại rủ ra vỉa hè ngồi, mấy khi mới có người mời mình đi ăn, sao chị dốt thế!" Ngay tức khắc, chị lập lại y chang lời nói của tôi cho anh bạn nghe làm tôi ngượng gần chết.
    Nghe chị Nguyệt nói vậy, ông Hoà cởi phăng cái đồng hồ đưa qua cho tôi, cầm chiếc đồng hồ nặng trịch trên tay, tôi xít xoa khen đẹp. Thấy có người biết về giá trị chiếc đồng hồ của mình, ông Hoà cười toét, khoe:
    - Tui mua nó ở bên Pháp hồi năm ngoái.
    - Anh mua bên Pháp giá bao nhiêu vậy?
    - 18 ngàn đô la.
    Tôi ngắm nghía nó thêm một lúc rồi đưa trả lại cho ông.
    - Mắc quá héng, bên Pháp lại mắc hơn cả bên Nhật.
    - Bên Nhật loại này có giá bao nhiêu cô?
    - Rolex có nhiều loại, tuỳ mô đen nữa anh ạ. Như đồng hồ của anh thì giá vào khoảng 12 ngàn là cùng, loại có gắn thêm hột xoàn chớp chớp thì mắc hơn. Thứ em đang đeo giá chính thức khoảng 5 ngàn. Nhưng ở Nhật, không ai mua giá chính thức này cả.
    Tôi chìa tay giơ cái đồng hồ của mình ra cho ông coi, ông gật đầu khen rẻ.
    - Vậy tui méc cho cô cái mánh làm ăn này, mỗi lần cô về cô mua theo vài cái bán kiếm lời. Ngón ăn lắm đó!
    - Thôi anh ơi, không quen biết mối lái đem về nó ép giá. Làm ăn với dân Việt Nam em sợ lắm, khi mình chưa mang về thì tụi nó nói nghe ngon lành, mang về rồi nó chê ỏng eo đủ thứ, kiếm chuyện ép giá. Em bị rồi chứ có phải không đâu. Nó không lấy mình phải ôm sô mấy chục ngàn đô, chắc chết.
    Chị Nguyệt thêm vào:
    - Đúng rồi đó em.
    Tôi cười:
    - Lúc trước nhỏ Hạnh nhà em kiếm được mối lấy giầy đá banh thể thao, kêu em lúc nào về cầm ít hàng làm mẫu. Em tham lam xách cả chục đôi về, mang ra cửa hàng, tụi nó trả có 150.000 đồng một đôi, trong khi đó giầy Nike bán cả 100 đô la lận. Tụi nó chê bai bải giày này đá sân Việt Nam không được. Tức mình em mang về phân phát cho tụi nhóc con mấy người bạn, mấy cu cậu sướng rơn. Giày Nike có trên toàn thế giới mà tụi bán lại bảo đá trên sân Việt Nam không được.
    Chị Nguyệt đòi gỡ cái đồng hồ từ tay tôi ra, ngắm nghía:
    - Trông vầy mà sao mắc dữ vậy em?
    - Thì hàng hiệu mà chị.
    - Nó có chức năng gì hơn mấy hiệu đồng hồ khác không?
    - Có chứ chị, nhiều lắm, thứ nhất là cái hiệu Rolex, thứ hai là vì nó bền, chị xài từ đời này qua đời khác, làm của gia bảo, và nó không vô nước được, kể cả xuống biển cũng không sao. Chị nhìn kỹ đồng hồ của anh Hoà đi, nó được chế tạo hoàn toàn bằng vàng 18 K đấy, nhìn lé con mắt chưa? Dân Nhật họ rất chuộng đồng hồ Rolex, hầu như ai cũng có một chiếc.
    - Ôi! đeo cái đồng hồ gì mà cả mấy trăm triệu vậy...
    - Loại này mỗi lần hư mang đi sửa cũng tốn bộn tiền à nghen, bốn, năm trăm đô à, không có rẻ đâu nghen chị.
    Chị Nguyệt suýt xoa la trời...Câu chuyện qua lại tôi được biết ông Hoà có nhà máy sản xuất đồ nhựa xuất khẩu, làm ăn khấm khá, tiền bạc dồi dào, thường xuyên ra ngoại quốc ký hợp đồng. Ông khoe mới mua cho thằng con trai chiếc xe đạp đua giá 30 triệu đồng (2000 đô la mỹ). Ông kể chuyện về con mình rồi cười khà khà:
    - Tụi nhóc bây giờ lười biếng quá, không chịu học hành chi cả, ăn bận như con bú dù thiệt rầu hết sức. Cô biết không, lớn bây nhiêu rồi mà ăn cơm không biết dùng đũa, lấy muổng xúc không hà, ăn xong, quẹt quẹt cán muổng để lau miệng. Cô biết tại sao không? hồi còn nhỏ đi học mẫu giáo, mấy cô bảo mẫu dạy nó đó giờ lớn rồi nó cũng làm vậy, wánh hoài mà không sửa chữa.
    Ông ngưng lại, đưa ly trà đá lên miệng, uống một hơi, kể tiếp:
    - Tui hỏng dám cho đi đâu, sợ mắc cỡ với người ta. Mới cách đây ít ngày, vợ chồng tui đi dự hội nghị các doanh nghiệp ở khách sạn Sheraton Saigon Hotel, nó cũng chui vô xe ngồi, mặc cái quần cụt, đi đôi dép loẹt quẹt, may mà tui thả nó xuống ngay "Bô-Đa", đẩy nó vô uống cà phê ở đó đợi vợ chồng tui, không thôi mắc cỡ chết. Khách sạn người ta sang trọng như vậy mà thằng con mình...thiệt buồn hết sức.
    Bữa ăn kết thúc, đã quá hai giờ trưa, để mấy người đàn ông ngồi lại bàn tán chuyện, tôi theo chị Nguyệt và cô con dâu người Hải Phòng xuống dưới phòng ngủ của chị nghỉ ngơi. Thằng Tài đã chui vào phòng anh Tú đọc ké truyện tranh từ lâu.
    Phòng ngủ của chị Nguyệt khá rộng và thoáng, cách bài trí thật trang nhã. Trên giường ngủ trải dzap trắng tinh, cô con gái bé bỏng của cặp vợ chồng A Minh, con trai riêng chồng chị Nguyệt đang nằm ngủ, đứa bé mới được mấy tháng tuổi, đen thủi đen thùi giống hệt mẹ. Tôi ngồi xuống bên mép giường, cô con dâu ngồi trên phía đầu, lưng tựa vào mặt thành giường, chị Nguyệt ngồi dưới chân, đối mặt với tôi. Hơi lạnh từ cái máy điều hoà toả xuống, mát rượi. Chị Nguyệt ngước cặp mắt buồn thăm thẳm, chậm rãi kể chuyện đời mình. Tôi biết chị khá lâu, nhưng chưa bao giờ chị tâm sự về mình cũng như những chi tiết về ông chồng bạc phận của chị. Tôi ngồi im lặng lắng nghe từng câu từng chữ, mắt lơ đãng nhìn tấm hình chụp chân dung của chị treo trên tường, mái tóc dài mượt mà che khuất một phần gương mặt, cả tấm hình đều toát lên cái vẻ đẹp đoan trang dịu hiền của chị. Bất giác, tôi nở một nụ cười, chị Nguyệt hồi trẻ xinh thật, tôi nghe chị khoe lúc trước có ông đạo diễn phim mời chị đóng nhân vật chị Sứ trong bộ phim cùng tên, nhưng chị không nhận. Ngày xưa chị từ chối không theo nghiệp điện ảnh, bây giờ thằng con trai duy nhất lại trả cái nợ đó giùm cho mẹ. Phải chăng đó là cái duyên?
    Tôi vẫn lắng nghe chị Nguyệt tâm sự đều đều, chị đang kể về những ngày làm dâu và bà mẹ chồng khắc nghiệt, cùng hai đứa con riêng của chồng hắt hủi chị ra sao. Nghe đến đây tôi bất ngờ xen vào hỏi chị:
    - Ủa, vậy là anh thằng Tú biết chị từ hồi nhỏ hả?
    - Ừa, hồi thằng Tú còn nhỏ, anh nó ẵm đi chơi hoài chớ gì.
    Tôi tràm ngâm, quay sang bên cô gái, hỏi:
    - Em quen biết chồng em lâu chưa?
    - Dạ cũng mấy năm rồi chị. Số tụi em cũng sui tận mạng luôn, đã chuẩn bị ngày cưới xong xuôi thì ba anh đột ngột chết, đám cưới bị huỷ bỏ. Công việc làm ăn thất bại liên tục. Hồi xưa, chồng em khá lắm đó mang về đây đầu tư cả triệu đô la.
    Tôi nở một nụ cười không nói năng thêm điều gì, nhưng trong bụng lại thầm nghĩ, tại sao lúc cầm trong tay cả triệu đô la về Việt Nam đầu tư, anh thằng Tú không chịu tìm kiếm đứa em nghèo khổ tội nghiệp thí cho nó vài đồng ăn học (tôi biết chị Nguyệt và thằng Tú ngày xưa sống rất cơ cực). Bây giờ, khi thằng em đã tự mình tạo lập được cơ nghiệp, có nhà lầu xe hơi, có tiếng tăm trong xã hội thì lại tìm đến nhận em. Nghĩa là sao(?) Tôi mà có thằng anh như vầy, tôi đạp ra khỏi cửa. Dẹp! không có anh em gì ráo trọi! Chị Nguyệt bản tình thật thà, chất phát, chắc không nghĩ như vậy. Còn tôi thì khác, tôi luôn nhìn người đối diện mình bằng đôi mắt thận trọng và suy sét kỹ càng. Tôi sống không lợi dụng ai và cũng chẳng muốn ai lợi dụng mình. Tuy vậy, tôi vẫn dấu những suy nghĩ của mình không nói ra cho chị Nguyệt biết. Cũng có thể cái tánh đa nghi của tôi là sai chăng?
    Chị Nguyệt ngưng câu chuyện lại hỏi tôi:
    - Em có khát nước không?
    Chẳng đợi tôi trả lời, chị bước lại gần cái tủ lạnh nhỏ đặt ngay trong phòng, mở cửa với chai nước suối trong đó, rót vào cái ly đặt ngay trên đầu tủ rồi cầm đến đưa cho tôi. Tôi đón nhận ly nước nhấm một ngụm cho thấm giọng.
    - Cô Hân này giỏi tiếng Anh lắm đó, nói cứ như gió.
    Tôi ngước mắt lên nhìn chị đá lông nheo liên tục, ra hiệu chị đừng có nói thêm, võ vẽ được vài câu tiếng Anh, giỏi giang gì mà đem khoe. Chị không hiểu ý tôi mà còn xổ thêm một chàng làm tôi sượng ngắt.
    - Cô Hân có mấy bằng đại học nữa đó!
    Mèng đéc ơi...! Cái bà này thiệt tình, nổ hơn đại bác. Tôi có bao giờ khoe khoang về đường học vấn của mình với chị đâu. Vả lại đã được bước chân vào trường đại học ngày nào mà đòi có mấy bằng để "nổ ". Đợi cho cô con dâu ngang hông đi vào trong toilet, tôi ghé tai chị thì thầm:
    - Em có cái bằng đại học nào đâu mà sao chị đi khoe với nó vậy?
    - Ủa chị tưởng em...
    - Ủa ủa... cái gì, lần sau đừng có mà nói bừa, lỡ gặp người hiểu biết, họ hỏi em học trường nào, tắc tị, quê chết. Chị biết chưa. Thiệt tình chị đó...
    Nói xong, tôi bật cười khúc khích, rồi cười ha hả... tự nhiên bà này phong cho mình có tới mấy bằng đại học (!)
    Tôi thả mình nằm thẳng cẳng ra giường, đưa tay vắt lên trán, nghĩ đến ông chủ nhà tôi mướn khi xưa gần xóm chị Vân Giang. Ông này hồi thiếu niên đã chốn nhà theo cách mạng lên "Gờ"rừnghoạt động. Sau năm 1975, đổi đời ông về thành làm việc tại sở thương binh xã hội, học vấn không đến đâu mà nay cũng cầm trong tay hai cái bằng đại học, lại giữ chức giám đốc một trại trung chuyển chuyên giam giữ lũ trẻ vị thanh niên hư đốn, và lũ gái điếm bị bắt quả tang để đưa lên trường "Phục hồi nhân phẩm", một chức vụ dễ ăn hối lộ nhất hiện nay. Chẳng nói gì đâu xa, con mẹ Trương Mỹ Hoa, phó chủ tịch nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn nào đó khoe nhặng xị rằng thì mụ ta thông thạo tới bảy ngoại ngữ, lấy thêm được vài cái bằng đại học. Tôi đọc mà thấy tức cười, con mẹ này dóc tổ thật nói không biết ngượng mồm. Mẹ bị ở tù VNCH từ khi còn đi học, Sau khi VNCH thất thủ, mẹ được phong chức tước, công viêc bận rộn bù đầu, thời gian ở đâu mà đi học, lại khoe lấy được mấy bằng đại học, chắc toàn thứ bằng cấp đi mua ngoài chợ đen. Còn nữa, học để thông thạo một ngoại ngữ đã muốn khùng rồi, thông thạo thêm bảy ngoại ngữ nữa, chắc mẹ là thiên tài! Tôi đây có mỗi món tiếng Nhật mà nhá hoài không trôi, nghe tai này nó lọt qua tai kia, lùng bùng nhớ không nổi. Có lẽ tiếng Nhật là một thứ ngôn ngữ khó nhất thế giới, tiếng Nhật không có những chữ tục tằn, bậy bạ, tiếng Nhật khách sáo đến mức họ chẳng bao giờ có cách nói trực tiếp thẳng thắn với người đối diện. Cũng như tôi coi mấy phim Mỹ, họ đối thoại với nhau rất thẳng thắn, nhưng khi đem dịch qua tiếng Nhật, lời đối thoại đó trở nên nhẹ nhàng hơn. Người Nhật khi nào giận quá mức cũng chỉ quạt lại nhau bằng cái tiếng " ba kà" (có nghĩa là ngu xuẩn, khùng điên, ba trợn). Tôi thiết nghĩ nếu họ đem bài chửi " mất gà" của Việt Nam dịch ra tiếng Nhật thì không biết họ sẽ dịch ra sao cho đúng ý nghĩa? Chẳng biết có phải vậy không hay là chồng tôi sợ chỉ dạy cho tôi mấy từ bậy bạ tục tằn đó rồi tôi sẽ mang nó ra áp dụng, nên anh bảo không có. Ngay cả những cuốn sách viết về kinh tế (dạng Academic book) họ phải để nguyên thuỷ bằng tiếng Anh vì sợ khi dịch sang tiếng Nhật sẽ làm lạc nghĩa, và sinh viên sẽ hiểu sai.
    Khi chị Nguyệt đi ra khỏi phòng, cô con dâu ngang hông hỏi tôi nho nhỏ:
    - Chị thấy thằng Tú nhà em hát hay không chị?
    - Chất giọng khá lắm, chỉ có điều không có được "bài tủ" nào cả.
    Cô gái chẳng dấu diếm ý tứ, xổ toẹt:
    - Em thấy nó hát dở ẹc, chỉ nổi tiếng được là vì đẹp trai.
    Tôi im lặng, mỉm cười, nhớ lại câu mình nói ngày xưa: "Cần gì hát hay, đẹp trai là được nổi tiếng"
    Dạo sau này tôi vẫn thường vào trang nhà riêng của Tú đọc tin tức, Tú ra thêm được khá nhiều CD, nào là Hàn Thái Tú in China, nào là Huynh Đệ Tương Tàn nghe nhuốm mùi xã hội đen ra phết, rồi Hàn Thái Tú thành công sau chuyến xuất ngoại sang Úc... có vài tờ báo khen nức nở... tôi cũng tò mò bấm vào bản nhạc đề tên " Nghèo Mà Có Tình" để nghe, nghe đi nghe lại vài lần...tôi buông tiếng thở dài ngao ngán, hát mấy bản nhạc như thế này thì cháu tôi chỉ trở thành ngôi "sao sẹt" là cùng. Bữa nọ tôi mới nói chuyện với chị Nguyệt, tôi có hỏi chừng nào thằng Tú qua Mỹ hát, chị bảo giấy tờ xin visa trục trặc chưa đi được Tú Mừng quá trời, Thằng Tú không thích ra ngoại quốc hát vì sợ bị ném trứng thối, thằng nhỏ thật thà về khai toẹt chứ mấy ca sĩ khác về đâu dám khoe ra sợ mắc cỡ.

Xem Tiếp Chương 22Xem Tiếp Chương 29 (Kết Thúc)

Một Người - Một Đời
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Xem Tập 16
  » Xem Tập 17
  » Xem Tập 18
  » Xem Tập 19
  » Xem Tập 20
  » Đang Xem Tập 21
  » Xem Tiếp Tập 22
  » Xem Tiếp Tập 23
  » Xem Tiếp Tập 24
  » Xem Tiếp Tập 25
  » Xem Tiếp Tập 26
  » Xem Tiếp Tập 27
  » Xem Tiếp Tập 28
  » Xem Tiếp Tập 29
 
Những Truyện Dài Khác