Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Mật Thư Tội Ác Của Chủ Nghĩa Cộng Sản Tác Giả: Trần Hữu Sơn    
Kết Thúc Phần Nhà Nước Chống Lại Nhân Dân

    Trong lúc tổng hợp các chương trên, mục đích của chúng tôi không phải là nêu lên các hành động tàn bạo và các biện pháp đàn áp mà nhà nước Liên Sô đã chủ trương trong suốt thời gian chế độ này ngự trị. Cũng không phải để nêu lên sự khác biệt trong cái nhìn của các sử gia trước và sau khi được phép tham khảo tài liệu mật khi viết về cường độ và hậu quả của các cuộc khủng bố và đàn áp.
    Ngược lại, khi được phép tham khảo, chúng tôi muốn thiết lập một bản thống kê toàn bộ các diễn tiến có tính cách hệ thống theo thời gian về số lượng cũng như phương thức áp dụng bạo lực, và ý nghĩa của những lời dẫn giải khác nhau.
    Trong suốt 10 năm gần đây, có nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng đã xảy ra ở Nga cũng như ở Âu Châu. Với chính sách mở cửa - cho dù chỉ mới hé mở- các sử gia cũng đã bắt đầu sưu tầm các tài liệu của các văn kiện trước kia được coi như là bất bình thường mà ngày nay được cho phép truy lục. Nhờ vậy, nhiều sử gia, nhất là sử gia người Nga đã tung ra nhiều tài liệu , làm nền tảng cho các cuộc nghiên cứu sâu rộng đang diễn tiếp.
    Nhiều lãnh vực nghiên cứu được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là các trung tâm tù vĩ đại; các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà nước; chính sách, các hình thức ban hành các đạo luật và thực thi các quyết nghị của nhà nước Cộng sản.
    Hai sử gia người Nga, ông V.N. Zemsov và N. Bougai viết một bản thống kê về số lượng của tất cả các cuộc lưu đày trong suốt thời gian Staline cai trị, nghĩa là từ khi Lenine cho đến khi Staline tắt hơi thở cuối cùng.
    Các ông V.P Danliov ở Nga và ông A. Graziosi ở Ý viết về các cuộc đụng độ liên tục của nông dân với tân chế độ Sô Viết.
    Dựa theo tài liệu của Trung ương đảng, sử gia O. Klevniouk đã đưa ra ánh sáng về các cuộc hợp vòng tròn ở điện Cẩm Linh. Nghĩa là tất cả những gì trước khi cho thi hành đều có sự quyết định và được sự đồng ý của các lãnh tụ Bônsêvích.
     Căn cứ vào kết quả các cuộc nghiên cứu trên, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho có hệ thống những diễn biến của các chu kỳ bạo động và đàn áp, khởi đầu từ năm 1917. Các chu kỳ này đã trở thành mục tiêu chính của các cuộc nghiên cứu rộng lớn về lịch sử và xã hội Nga. Nó cũng trở trành tài liệu nghiên cứu của khoa Xã Hội Học trên toàn thế giới.
    Khi xử dụng các tài liệu quý giá của các sử gia đàn anh đã dày công khảo cứu các diễn biến bi thảm của lịch sử, chúng tôi đã cẩn thận chọn lựa những sử liệu biểu tượng trong các hình thức đàn áp bạo động đa dạng. Các cuộc đàn áp đã diễn ra cho từng nhóm nạn nhân chuyên biệt và xảy ra trong từng thời kỳ khác nhau. Có khi giữa hành động đàn áp cùng với những bản văn tuyên cáo cũng không đồng nhất. Như khi Lenine tuyên án đem xử bắn tất cả các thành viên của nhóm Mensưvich, thì thật ra Lenine chỉ bắt họ bỏ tù mà thôi. Như hành động của các toán trưng thu lương thực ở miền quê. Các toán này chỉ được lệnh thi hành trưng thu lương thực cưỡng bách trước ngày Lenine ban hành chính sách kinh tế mới vào năm 1921. Thế nhưng các toán trưng thu vẫn tiếp tục thi hành chính sách này cho đến cuối năm 1922, mặc dù chính sách kinh tế mới đã ban hành hơn một năm qua.
    Trong những năm 30, trong khi nhà nước Trung ương ra lịnh phóng thích tù nhân vì nhà tù không còn chỗ để chứa, thì ngược lại, các toán công an cứ tiếp tục lùng bắt người.
    Trong số quá nhiều sự việc đã xảy ra như một vài sữ kiện điển hình kể trên, chúng tôi có ý định một bản thống kê các cuộc đàn áp bạo động hầu để giải đáp một phần nào những câu hỏi về cơ cấu của guồng máy cai trị, mức độ và ý nghĩa của các cuộc khủng bố mà nhà nước Liên Sô nhắm vào đám đông quần chúng.
    Các diễn tiến đàn áp thường xuyên diễn ra một cách ngẫu nhiên cho đến khi Staline qua đời đã làm chúng tôi quyết định, trong giai đoạn đầu, đưa mục đích của cuộc nghiên cứu về lịch sử chính trị của nước Nga xuống hàng thứ hai.
    Trong lúc sắp xếp các tài liệu cho có hệ thống, nhiều sự kiện trước đây hay những sử liệu vừa mới được công bố, đã đặt cho chúng tôi một số vấn đề cần phải giải quyết. Các câu hỏi thường nảy sinh ra khi chúng tôi bắt gặp một số bản phúc trình của các nhân viên thi hành công tác, viết tại chỗ gởi về trung ương. Đó là các bản phúc trình của các toán công an Tchéka địa phương nói về nạn chết đói, các cuộc đình công ở Toula; các bản phúc trình của các ban quản lý các trại lao động tập trung viết về tình trạng sức khỏe của các tù nhân cải tạo. Tất cả các sự kiện đó kết tụ thành một hình ảnh thực tế của một thế giới bạo lực đang ngự trị.
    Chúng tôi cố tình nhắt lại chu kỳ đàn áp với mục đích để chúng ta thử đặt lại một số vấn đề. Và đó chính cái đích của cuộc nghiên cứu này.
    Chu kỳ đầu tiên xảy ra vào cuối năm 1917 cho đến cuối năm 1922 với việc cướp chính quyền. Theo sách lược của Lenine, chỉ có con đường bạo lực nội chiến mới đạt mục đích này.
     Sau một thời gian ngắn hình thành các điều kiện khả thi như sức phản kháng bộc phát của quần chúng, Lenine đã dùng nó như một vũ khí cần thiết để phá vở trật tự của chế độ cũ. Vào mùa Xuân 1918, người ta chứng kiến một cuộc tấn công xã hội nông thôn đã được nghiên cứu kỹ từ trước. Đó là cuộc chiến làm mẫu mực cho các cuộc đàn áp diễn tiếp trong mấy thập niên sau này. Các cuộc khủng bố đã gây nên sự bất mãn tột độ của dân chúng đối với chính quyền Sô Viết, và đã gây ra cuộc nội chiến giữa hai lực lượng Hồng và Bạch quân.
    Một điều đáng lưu ý là, mặc dù chính quyền Sô Viết đang ở trong thời kỳ bấp bênh, chính quyền Bônsơvich từ chối các cuộc thương thuyết. Họ tiếp tục tiến lên và tiếp tục đàn áp nhóm người Mensơvich, đàn áp công nhân thợ thuyền nổi loại ở thành phố Kronstadt. Và chu kỳ đàn áp này vẫn tiếp tục diễn ra khi Bạch quân thua trận và cả sau khi Lenine cho ban hành chính sách kinh tế mới NEP. Nó diễn ra một cách liên tục và mãnh liệt mà hệ quả của nó là nạn chết đói kinh hoàng trong năm 1922.
    Từ năm 1923 - 1927, các cuộc khủng bố tạm ngưng. Với mục đích gì?
    Nhiều sự kiện cho thấy đó là hậu quả của cuộc nội chiến.
    Con số nhân viên của cơ quan công an nội chính giảm xuống. Nhà nước muốn đổi cuộc chiến đàn áp nông dân qua con đường pháp lý. Nhưng nhà nước vẫn chưa cho giải tán toàn bộ bộ máy công an. Các toán này chỉ thay đổi nhiệm vụ. Từ công tác đàn áp, các toán này làm công việc kiểm soát, canh phòng và thiết lập phiếu cá nhân. Đó là mục đích của cuộc ngưng bắn.
     Chu kỳ đàn áp lần thứ nhất đã diễn ra trực tiếp và toàn bộ. Trong khi đó, chu kỳ đàn áp lần thứ hai chỉ xảy ra giữa các một nhóm người thân Staline chống lại tầng lớp nông dân, vào lúc mà các lãnh tụ cộng sản cao cấp đang tranh nhau để chiếm chiếc ghế của mhà độc tài Staline. Cả hai phe đều nghĩ rằng, tiếng súng của chu kỳ đàn áp đã thực sự tái diễn. Nhà nước cộng sản đem áp dụng lại một số biện pháp mà trước kia họ thi hành khi ra tay đàn áp nông dân. Và cũng chính các hành động đàn áp này đã dẫn đến sự thoái hoá của nhà nước 25 năm sau đó.
    Cuộc tuyên chiến lần thứ hai của nhà nước đối với tầng lớp nông dân đã quyết định sự hình thành một định chế khủng bố như là một chính sách cai trị. Có nhiều hình thức định chế khủng bố khác nhau. Nhà nước tìm cách gây hận thù giữa lớp người nghèo và người giàu, như trước kia họ vẫn thường hay áp dụng ở thông thôn. Chính quyền cũng mở chiến dịch cho lưu đày một số đông quần chúng. Đồng thời trong thời gian này, nhà nước cố đào tạo cán bộ chính trị phục vụ cho chế độ. Sau đó, nhà nước cũng diễn lại cái trò thu mua nông sản cưỡng bách theo lối ăn cướp tài sản của nhân dân. Sự kiện này đã gây xáo trộn hệ thống sản xuất của tầng lớp nhà nông. Nó mở đường cho cuộc thử nghiệm giết người kinh tởm nhất dưới thời Staline. Năm 1933 đã xảy ra ở Liên Sô một trận đói làm chết hàng chục triệu người. Đó là thời kỳ có con số người chết cao nhất dưới triều Staline. Con số nông dân chết quá nhiều và nhà tù nhốt quá nhiều tù nhân cho đến nổi không còn đủ người để gieo hạt giống trong các vụ mùa. Đứng trước tình cảnh này, nhà nước tạm thời hưu chiến với nông dân và cho ân xá một số tù nhân. Nhưng biện pháp hòa giải đã dẫn đến tình trạng căng thẳng khác. Nhà nước lại ra lịnh không cho con cái của những người điền chủ trở về quê quán mặc dù những người này đã được phục hồi quyền công dân.
    Làm thế nào để hiểu được tính liên tục của các chu kỳ khủng bố đã xảy ra trong suốt thập niên 30 và các thập niên sau đó?
    Để có một cái nhìn chính xác, chúng tôi căn cứ theo các mốc thời gian và mức độ diễn tiến của các cuộc đàn áp. Thời gian xảy ra cuộc Đại Khủng Bố trong vòng hai năm, từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1938. Có đến 85% án tử hình trên tổng số án tử hình trong suốt thời kỳ Staline cầm quyền, do các toà án nhân dân đặc biệt thi hành. Trong suốt thời gian khủng bố này, người ta không thể hiểu nổi về thành phần cán bộ bị hành quyết và con số nạn nhân phải được thủ tiêu theo con số nhà nước ấn định trước. Cuộc đàn áp man rợ và thủ tiêu mù quáng đã được coi như là phượng tiện duy nhất nhằm giải quyết một số khủng hoảng tranh chấp nội bộ.
    Nhìn vào đối tượng của các cuộc đàn áp, người ta có thể biết được từng lớp nạn nhân của các vụ khủng bố trong suốt thập niên 30. Nạn nhân cuối cùng của nhà nước cộng sản đó là những người dân cùng đinh nhỏ bé sống trong các thành phố, khởi đầu từ năm 1938 bằng các đạo luật mang tính chất chống lại nhân dân.
    Trong bối cảnh của chính sách Liên Sô hóa các vùng vừa mới chiếm, và cuộc chiến Ái Quốc, từ năm 1940, người ta nhận ra một giai đoạn đàn áp mới. Biểu tượng cho thời kỳ khủng bố này là một tầng lớp nạn nhân mới. Đó là những người có tinh thần quốc gia và các nhóm người thuộc các quốc gia thù nghịch bị truy lùng và cho đi lưu đày tập thể. Triệu chứng của các đợt lưu đày cũng đã được ghi nhận vào những năm 1936-1937. Một số dân Nga gốc Triều Tiên nằm dọc biên giới là những nạn nhân bị lưu đày đầu tiên.
    Từ năm 1939, việc sát nhập các vùng đất nằm ở phía Đông Ba Lan rồi đến ba nước vùng Baltique đã dẫn đến sự loại trừ các Đại Biểu của các sắc dân này. Nhà nước cộng sản kết tội những người này thuộc tầng lớp trung lưu tư sản quốc gia. Họ bị đưa đi lưu đày cùng với một số nhóm dân thiểu số khác, điển hình là dân Ba Lan cư ngụ ở vùng Đông Galicie. Chiến dịch lưu đày tập thể gia tăng khi chiến tranh Nga Đức bùng nổ. Nhà nước không quan tâm đến nhu cầu tối yếu của quốc phòng đang đe dọa tiêu diệt. Và rồi các cuộc lưu đày tập thể dân Nga gốc Đức, gốc Tatar, gốc Kalamouk, gốc Tchetchene vẫn diển ra liên tục nhờ vào kinh nghiệm của các năm vừa qua. Chiến tranh không làm cản trở chính sách lưu đày. Nó vẫn diển ra có hệ thống và kéo dài trong suốt thập niên 40 trong chính sách bình định và Sô Viết hóa các vùng đất mới được sát nhập vào đế quốc. Sự hiện diện của các nạn nhân bị lưu đày thuộc tầng lớp những người Đại Diện cho các dân tộc bị trừng phạt đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của thế giới ngục tù Goulag.
    Sau thế chiến thứ hai, người ta thấy tình hình quản lý trong các ngục tù trở nên cứng rắn hơn. Như việc gia tăng các bản án cũ. Người bị kết án 5 năm, bấy giờ tăng lên 10 năm. Thêm vào đó, con số tùn nhân mỗi lúc một gia tăng. Vào thời điểm này, con số tù tại các trại giam Goulag đã đạt đến cao điểm của nó và đó cũng là khởi điểm của một giai đoạn khủng hoảng trong các trại tù. Điều này đã dẫn đến tình trạng sa sút hiệu năng kinh tế càng ngày càng trầm trọng.
    Có rất nhiều chi tiết của những năm cuối của Staline vẫn còn nằm trong bí mật. Nhưng vẫn có một số bằng chứng cụ thể để xác nhận như việc cho tái thi hành chính sách bài Dân Do Thái, gây chia rẽ các thế lực trong các cơ quan nhà nước, tranh giành quyền lực trong Đảng ở các địa phương. Những diễn tiến trên đủ để cho người ta đưa một câu hỏi là phải chăng đã đến lúc diễn ra một cuộc Đại khủng Bố mới mà nạn nhân chính là những công dân người Nga gốc Do Thái?
    Phần viết tóm lượt lịch sử của Liêng Bang Sô Viết trong suốt 35 năm này đặt biệt lưu tâm đến các hành động bạo lực đã diễn ra liên tục và đạt đến cao điểm nhất của nó. Và chính bạo lực là chính sách quản trị xã hội của nhà nước cộng sản.
    Có cần phải đặt lại câu hỏi quá cũ về sự liên hệ của hai chu kỳ Lenine và Staline hay không? Qua đó, chu kỳ thứ nhất là biểu tượng đã dẫn đến chu kỳ thứ hai. Dĩ nhiên là các cơ chế lịch sử của hai thời kỳ không thể nào so sánh với nhau được. Vào mùa thu năm 1915 cuộc khủng bố đỏ phát sinh trong một hoàn cảnh phải đối phó toàn diện. Và những biện pháp đặc biệt trong lúc thi hành các cuộc khủng bố vì thế cũng mang tính chất đặc thù.
    Ngược lại, cuộc chiến chống lại nông dân trong chu kỳ thứ hai đã diễn ra một một quốc gia đã được ổn định, nhưng tại sao lại cũng diễn ra các cuộc tàn sát đẫm máu lâu dài chống lại toàn xã hội. Mặc dù tình thế có khác biệt giữa hai chu kỳ này, nhưng bạo lực vẫn là vũ khí chính để thực hiện kế hoạch chính trị của Lenine đã vạch ra trước, trước khi cuộc nội chiến hình thành. Và nó đã được đem ra thi hành một cách có chủ đích như là một chương trình hành động mang tính chất tạm thời.
    Dưới cái nhìn này, cuộc hưu chiến trong thời kỳ thi hành Chính Sách kinh Tế Mới NEP của Lenine đã tạo ra một cuộc tranh luận rất gay cấn giữa các lãnh tụ trong đảng Bônsêvích về việc tìm một hướng phát triển cho đất nước. Câu hỏi vẫn còn phải đặt ra, có phải việc bình thường hóa đời sống và việc gia tăng các cuộc đàn áp là phương tiện duy nhất để giải quyết tình trạng căng thẳng kinh tế và xã hội?
    Trên thực tế, trong suốt thời gian này, những người ở miền quê, sống tách rời ra khỏi thế giới bên ngoài. Và như vậy, những hoạt động tương quan giữa nhà cầm quyền và xã hội chẳng có ai biết đến.
    Cuộc chiến nông dân, một gạch nối giữa hai chu kỳ bạo động, đã diễn ra trong cùng một khuôn mẫu. Bởi vì cuộc chiến này đã khơi lại những sự kiện đã được thử nghiệm và đã được khai thác trong những năm 1918-1922. Như nhà nước mở chiến dịch thu mua cưỡng bách, công cụ hóa sự căng thẳng của xã hội nông dân, các cuộc đụng độ trực tiếp đã được dàn xếp trước, gây bạo động cục bộ.. Cả hai bên, chính quyền cũng như nông dân cùng nghĩ rằng họ đang sống trở lại cái thời trước đây mà họ đã nếm mùi.
    Cho dù triều đại Staline đã chiếm một vị trí đặt biệt trong chúng ta, nhưng vì có những lý do quá rõ ràng liên hệ đến hình thức khủng bố được dùng như phương tiện để cai trị, chúng ta cũng phải tự hỏi những điều gì đã cấu kết nên cuộc đàn áp. Về vấn đề này, việc đưa đi lưu đày đầu tiên được coi như là chính sách giải thể toàn diện người Cosaque trong các năm 1919-1920. Nằm trong kế hoạch tịch thu lại các phần đất mà dân Cosaque đang định cư, nhà nước cộng sản mở chiến dịch đưa đi lưu đày tất cả dân địa phương trong vùng.
    Trước hết nhà nước nhắm vào một số người giàu có, sau đó, do nhiệt tình của các cơ quan địa phương, nhà nước bắt lưu đày tất cả những người còn lại. Dưới nhiều hình thức khác nhau, các cuộc đàn áp này chính là những cái gương cho các chiến dịch đàn áp sẽ diễn ra ở vào một hoàn cảnh khác , trong một môi trường khác và trong khoảng thời gian khác, mười năm sau.
    Sự việc phân chia các nhóm người trong xã hội, việc làm quá mức chỉ tiêu của các toán công tác địa phương, cái ý nghĩ nhổ tận gốc qua hình thức đưa đi lưu đày, giống hệt như là chính sách giải thể giới điền chủ sau này.
    Ngược lại, nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa hơn về các hiện tượng chính trong chính sách khai trừ tập thể rồi cô lập các nhóm chống đối và việc thiết lập một hệ thống nhà tù xảy ra trong khi đang lâm vào cuộc nội chiến, người ta thấy có một khoảng cách lớn giữa hai thời kỳ đàn áp này. Việc phát triển các trại giam trong thời kỳ nội chiến, rồi trong thập niên 1920, việc thi hành các chính sách quản thúc, không phải là biện pháp chung có cùng một mục tiêu với những gì đã xảy ra trong thực tế đã xảy ra trong thập niên 1930. Vì vậy việc thi hành công cuộc cải cách lớn trong năm 1929 không phải là cuộc lùng bắt thông thường. Trái lại nó đặt nền tảng cho một chế độ ngục tù mới thể hiện dưới hình thức lao động cưỡng bách. Sự xuất hiện các trại lao động cưỡng bách Goulag dẫn chúng ta đến vấn đề chính yếu về việc phải chăng đã có một kế hoạch để loại trừ con người lâu dài trong một dự án được thực hiện với mục đích là để thay đổi toàn diện cơ chế xã hội và kinh tế. Có nhiều dấu hiệu cho thấy giả thuyết này trở thành sự thật. Giả thuyết này cũng đã được các nhà độc tài triển khai.
    Trước hết, kế họach khủng bố thực hiện theo chỉ tiêu như đã xảy ra từ khi bắt đầu chính sách giải thể cho đến xảy ra cuộc Đại Khủng Bố, có thể được coi như là hình thức biểu tượng cho kế hoạch. Công tác nghiên cứu các văn kiện xác nhận sự kiện này bằng những con số chính xác. Các bản kế toán với nhỡng con số được ghi đều đặn đã chứng minh rõ ràng các nhà lãnh đạo nắm vững sự việc xảy ra cùng với diễn tiến của các cuộc đàn áp.
    Nhờ vậy, sử gia có thể diễn lại, mặc dù rất phứt tạp, thứ tự cừơng độ của các cuộc đàn áp theo từng bậc. Ngày hôm nay, tài liệu về các cuộc khủng bố theo từng thời điểm, đã được biết rõ, nó qiúp cho ta xác định được một chuỗi đàn áp có hệ thống.
    
    Tuy nhiên việc thiết lập lại toàn bộ các cuộc đàn áp, của hệ thống ban lịnh và thi hành lịnh, của những gì đã xảy ra, sẽ làm mất đi rất nhiều sự kiện quan trọng mà chính các nhà độc tài đã khai thác và thi hành trong một thời gian lâu. Nếu chúng ta đặt vấn đề việc kế hoạch hóa các cuộc đàn áp, chúng ta sẽ nhằm lẫn và sơ soát một số sự kiện trong các giai đoạn đàn áp khác nhau. Theo cái nhìn này, một thí dụ điễn hình nhất là đưa đi lưu đày các thành phần điền chủ mà không cho họ biết đi đến nơi nào. Nói một cách khác, nhà nước muốn để cho số phận của những người lưu đày luôn luôn ở trong tình trạng khủng hoảng. Và cũng giống như kế hoạch giảm tù nhân trong các trại tù không hề được thực hiện theo kế hoạch. Nếu chúng ta lưu ý đến diễn tiến công việc chuyển lịnh và thi hành lịnh, người ta không thể nào không nhận thấy tầm quan trọng về các hình thức thi hành theo trước kỳ hẹn, làm quá chỉ tiêu hay làm không theo lịnh trên.
    Nếu chúng ta đề cập đến vấn đề trung tâm nhà tù Goulag, đó cũng chính là lợi ích và mục tiêu của chế độ, có lẽ chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp khi viết bài nghiên cứu.
    Trái với quan điểm cho rằng những quyền lực của Staline trong thời kỳ xây dựng hệ thống nhà tù Goulag là những gì cần phải cho qua vì nó đã diễn ra trong quá khứ , tài liệu ngày hôm nay đã ghi rõ mối tương phản trong thế giới ngục tù. Việc tiếp nhận hàng loạt con số người tù bị đàn áp chỉ làm rối loạn cơ chế tổ chức sản xuất hơn là làm gia tăng năng suất lao động.
    Mặc dù nhà nước có soạn thảo quy chế riêng biệt cho từng loại công nhân tù, nhưng người ta không thấy sự khác biệt khi đem ra thi hành. Và sau cùng là vấn đề kinh tế. Câu hỏi được đặt ra là chính sách giam cầm và khai thác sức lao động của tù nhân có lợi hay không?
    Trước một số sự kiện tương phản đó, người ta phải tự đưa ra một số lý luận, giả thuyết khác nhau để giải thích về những lý do tại sao các nhà lãnh đạo độc tài cứ cho tái diễn các cuộc đàn áp tàn bạo như vậy.
    Trong nổ lực tìm hiểu những lý do sống thực, có lẽ cũng chính là nền tảng cho chính sách phát động chu kỳ đàn áp vĩ đại của Staline, các sử gia đã minh chứng mối tương quan mật thiết giữa chính sách hiện đại hóa quốc gia và chính sách cai trị tùy hứng của Staline. Nhà nước cho rằng khi dứt khoát phá bỏ hệ thống nhà nước cũ thay vào đó chính sách cai trị rộng lớn mới bằng vũ lực và đàn áp, họ sẽ sống trong cái ảo tưởng khống chế được toàn xã hội. Từ đó, người ta bị lôi cuống vào cơn lốc bạo lực kỳ quái mà từ cơ chế, phản ứng giây chuyền cho đến bản chất của nó, không một sử gia hay một người đương thời nào hiểu được.
    Chính quá trình diễn tiến các cuộc đàn áp, được coi như là phương tiện duy nhất để trả lời cho các cuộc chống đối hay những cản trở, đã làm nẩy sinh các phong trào bạo động ngoài tầm kiểm soát.
    Chính sách khủng bố trong lịch sử chính trị và xã hội của Liên Bang Sô Viết đã đặt cho chúng ta những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn.
    Các cuộc nghiên cứu gần đây đã đánh đổ một phần nào những lý thuyết cũ của khoa Sô Viết học.
    Nếu các nhà nghiên cứu không quan tâm đến việc đi tìm câu giải đáp toàn bộ và dứt điểm về hiện tượng khủng bố , thì một cuộc khảo cứu có thể chuyên hướng trong công tác phân tích về cơ chế và tính hiếu động của bạo lực.
    Trong cái viễn ảnh đó vẫn còn có nhiều điều bí ẩn mà một trong những điều quan trọng hơn cả là bản tính xã hội đã được hình thành trong khi thi hành bạo lực. Nếu chúng ta muốn lưu tâm đến bộ phần thiếu soát này trong công tác tái dựng lại lịch sử - ai sẽ là người đùng ra làm chuyện này? - thì chúng ta phải liên tục nghiên cứu toàn bộ xã hội. Vì chính xã hội vừa là nạn nhân cũng vừa là tác nhân của tất cả những gì đã xảy ra.
    
    

Xem Tiếp Chương 16Xem Tiếp Chương 16 (Kết Thúc)

Mật Thư Tội Ác Của Chủ Nghĩa Cộng Sản
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Đang Xem Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )