Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Luật Đời & Cha Con Tác Giả: Nguyễn Bắc Sơn    
    Lê Cường chào bà nội rồi lên phòng mình. Đi qua phòng ông nội. ơ… Rõ ràng là chỉ có bà ở nhà, sao trong phòng tắm lại có tiếng nước chảy xoè xoè? Rón rén mở cửa phòng, tò mò đi về phía buồng tắm. Cánh cửa mở nửa chừng. Một người con gái khoả thân hoàn toàn đứng dưới vòi hoa sen đang tận hưởng cái mát mẻ, mơn man của nước giữa trưa hè nắng nóng ngột ngạt. Cường ngây ra nhìn. Nước miếng ứa đầy miệng. Ai thế nhỉ? Sao lại tự nhiên đến thế nhỉ? Rõ ràng không phải người nhà mình. Không phải con cháu họ hàng rồi. Tắm truồng thế này mà không đóng cửa thì hẳn không phải là người thành phố rồi. Hắn nuốt nước miếng. Bụng dưới tự nhiên căng cứng. Ngay từ khi tấm thân chắc lẳn kia bày ra trước mắt, hắn đã muốn giải phóng năng lượng đầy ứ. Tay đưa xuống thắt lưng, chợt dừng lại. Trước lúc đứa miếng ăn vào mồm, cũng phải biết đấy là miếng gì chứ. Không biết tên tuổi, con cái nhà ai mà đám đè nghiến nó ra à? "Á, à!" - Sực nhớ ra điều gì - "Được rồi, ngon rồi…". Hắn mở ba lô ra…
    Cô gái thoả thích sau khi tắm, thong thả mặc quần áo. Vừa bước ra cửa buồng tắm, bỗng sững người. Một người đàn ông đúng ngay trước mặt. Không biết người này đứng đây từ bao giờ? Cuống quít, sợ hãi, theo bản năng hai tay cô thu lên, bắt chéo qua ngực như che dậy, tuy đã mặc quần áo.
    - Anh là ai? Sao lại đứng đây?
    - Không bao giờ khách lại hỏi chủ nhà như thế.
    Giọng hắn cố ý chậm rãi thong thả. Yên chí con cá riết đã nằm trong nơm mình rồi. Chả việc gì phải vội vàng. Cứ nhẩn nha vờn con mồi trước khi cấu xé mới sướng.
    - Gớm cô tắm kỹ thế… Định vào kỳ cọ giúp… nhưng mà… nhìn cô tắm, có khi lại thích hơn.
    - Nhìn trộm đàn bà tắm là nghĩa làm sao? Anh không biết xấu hổ à?
    Cường cười dâm:
    - Tôi nhìn trộm bao giờ thế nhỉ? Cô mở toang cửa cho tôi nhìn đấy chứ? Cô chả xấu hổ thì tôi xấu hổ cái nỗi gì hả cô bé?
    Nó đi suốt ngày nên chưa bao giờ cô gặp. Vả lại, Dự chỉ dọn dẹp lau cửa nhà, lúc vắng khách, bà Phụng trông hàng hộ ở dưới nhà. Thỉnh thoảng cô vẫn tranh thủ tắm táp sau khi dọn xong. Ai ngờ hôm nay… ức quá nhưng không biết làm thế nào. Không thể giở bài chửi ở làng mình ra được. Chắc đây là cháu bà chủ nhà mình nhờ vả. Cũng tại mình vô ý quá. Đành cắn răng chịu lép.
    - Anh xê ra cho tôi xuống nhà.
    Cố lấy giọng thân mật, Cường dỗ đành:
    - Đi đâu mà vội. Nói chuyện với tôi một tí đã. Cô vẫn dọn dẹp cho nhà tôi chứ gì? Tên cô là gì nhỉ?
    - Anh không cần biết tên tôi - Dự gắt.
    Cường cười chớt nhả:
    - Cần chứ, chả nhẽ biết tất cả đường cong, mọi ngóc ngách trên người cô mà không biết tên cô thì sao trên.
    - Anh đừng có mà ăn nói lung tung, tôi gọi bà lên bây giờ?
    Hắn cười lạt, gật gật đầu, ra điều không sợ:
    - Này, hay cô gọi bà tôi lên, cùng cô xem cái này, hay lắm.
    Nói xong, hắn cầm một vật gì đó, chỉ cỡ bằng chiếc bánh chưng chợ quê. Bấm vào đâu đó, rồi đưa ngang mặt cô. Tò mò, cô nhìn vào đấy. Dự vội nhắm nghiền mắt lại, hình ảnh cô đang trần truồng tắm. Rõ mồn một.
    - Thế nào, có cần gọi bà tôi không?
    Hắn nắm tay cô. Cô giật vội ra:
    - Anh đểu lắm!
    Hắn nhăn nhở:
    - Sao lại đểu nhỉ, một tấm thân nõn nường thế này, - Tay hắn vuốt mông cô - Cửa mở toang cho tôi xem. Dại gì mà nhắm mắt lại? Bây giờ, nếu cô chiều tôi thì tôi sẽ xoá đi, không thì, lúc nào nhớ đến cô, tôi lại mở ra xem. Cắm vào ti vi, cho hình to lên xem càng khoái. In thành ảnh, bán cho bạn bè xem cũng tốt. Mà gửi về quê cô, cho gia đình cô, chồng cô xem càng hay nữa! Cô có con rồi, đúng không? Thôi, cho anh đi… giữ làm gì. Anh biết hết rồi còn gì?
    Dự bật khóc:
    - Đồ đểu! Anh hại tôi. Anh giết tôi đi còn hơn. Chồng tôi mà biết, nó giết tôi mất.
    - Anh làm gì mà bảo hại em? Lợi cho em thì có. Chiều anh xong, anh sẽ trả thù lao hẳn hoi, bằng mấy cái lãi bán gạo một ngày của em ấy chứ! Mà em cũng thích chứ phải mình anh thích đâu… Thế nhé.
    Cô đứng chôn chân ở đó. Như kẻ mất hồn. Hắn nhanh chân bước ra, chốt cửa lại. Vừa quay lại, hắn đã đổi ý, lại mở ra, chạy lại, kéo cô lên phòng mình ở tầng trên. Vừa lột quần áo cô, hắn vừa dỗ dành:
    - Đừng khóc nữa. Em mà làm anh cụt hứng, không yêu được thì một buổi sáng nào đó, dân làng em thức dậy sẽ được xem những tấm ảnh của em ban nãy phóng to, dán ở đình làng, trường học đấy.
    Dự cắn môi đến chảy máu để khỏi bật ra tiếng khóc. Hắn bế cô lên giường. Cô mếu máo:
    - Anh phải xoá những ảnh kia đi đã… Anh phải… đi bao cao su!
    - Em cũng chắc lép gớm nhỉ. Thế em nắm đằng chuôi thì anh nắm đằng lưỡi à? Xong việc thì mới nói đến chuyện xoá nó đi được. Còn bao cao su ư? - Nhớ đến vụ Kiều Linh, hắn vui vẻ - Anh đồng ý, sẽ kém thú vị đi đấy. Đợi anh đi lấy nhé. À, em tuổi gì nhỉ? Nói đi điều này quan trọng đấy…
    Dự sợ nên phải nói thật. Hắn đi lấy, nhưng rất nhanh, hắn còn làm một động tác nữa. Lúc quay lại, hắn giơ ra trước mặt cô một bao cao su mầu hồng, có những nét vẽ mầu đen, đúng là hình đầu lợn với hai mắt, hai tai ve vẩy, cái mõm dài. Hắn có một mớ bao cao su, hình mười hai con giáp. Con này ứng với tuổi Dự.
    - Đây nhé! Em yên tâm chưa nào. Anh bảo này, tự tay em đi cho anh thì hay hơn, không lại sợ anh lừa, cứ thế cho vào. Có đúng đây là con lợn không? - Hắn dùng đầu ngón tay chỏ, gạt đi gạt lại cái tai, cái mồm lợn giải thích - Những chỗ này đều có bi, quanh cổ lợn, cũng có những viên bi. Nó sẽ làm cho em sướng mê người lên đấy. Nào đi vào cho anh.
    Mặt đỏ gay cô gái khốn khổ lóng ngóng lồng bao cao su vào cho hắn. Hắn cười thích thú:
    - Thế cô phải hay hơn không nào. Tươi tỉnh lên cho anh thêm cảm hứng.
    Được một lát hắn bảo:
    - Nghỉ một tí em nhé!
    Hắn rời khỏi người cô. Cô vẫn nhắm nghiền mắt chịu đựng, nên không biết hắn làm gì. Rồi hắn trở lại, tiếp tục hành cô. Lát sau hắn lại: "Nghỉ một tí em nhé".
    Rồi lại trở lại tiếp tục. Mỗi lần như thế, hắn lại dùng một tư thế khác mà hắn học được trong sách Tố nữ kinh và buộc cô phải làm theo yêu cầu của mình. Cô tức vì thằng điều hành mình đủ kiểu kỳ quái mà không làm gì được nó.
    - Sao lâu thế?
    Thản nhiên; hắn tỉnh khô:
    - Người em đẹp thế này, chơi cả ngây không chán!
    Đại và ông Hoè ngán ngẩm quay ra. Ông Hoè lắc đầu chịu thằng cháu mất dạy. Cứ để cho bố nó tống đi học nước ngoài may ra còn được việc gì.
    
- o O o -

    Đang ngồi họp thì Trần Kiên nhận được điện thoại của Thanh Diệu gọi vào máy di động.
    - Anh đang làm gì đấy?
    - Tôi đang bận họp. - Có việc gì thế, cứ nói đi. Anh em đang phát biểu.
    - Chả có việc gì đâu ạ.
    Đây là lần đầu Thanh Diệu gọi như thế. Chắc hẳn phải có chuyện gì không đừng được. Anh kết thúc cuộc họp ngay sau đó. Rồi gọi lại.
    - Có việc gì thế em?
    Khi không phải giữ ý với mọi người xung quanh, Kiên mới xưng hô với chị như thế được.
    Im lặng.
    - Đừng giấu anh nữa. Hôm trước gặp, anh đã nhận ra ngay em có điều gì không vui. Nói với anh, em sẽ nhẹ người đi đấy. Chắc không phải là công việc rồi, phải không?
    - Thôi để lúc khác anh ạ.
    - Sao lại cứ lúc khác mãi thế? Lúc nào cơ chứ?
    - Em hẹn sau vậy.
    Chị không thể kể cho anh nghe về chuyện gia đình mình, ngoài bố. Mà với bố, cũng chỉ kể có mức độ. Làm sao nói hết được. Bạn gái, từ ngày đa mang công tác chính quyền cũng không còn thời gian đi lại với ai. Thế là chỉ còn biết ngấm ngầm chịu đựng một mình. Dĩ nhiên, gọi cho Kiên không phải để kể những chuyện ấy. Chỉ cần ngồi với anh một lúc, cũng vơi đi được phần nào. Nhưng hai người lại chưa ngồi riêng với nhau bao giờ. Gặp người quen thì sao? Không nhẽ chào nhau rồi "Xin lỗi mình trao đổi công tác". Nghĩ thì thế, nhưng có một tiếng nói khác giục chị phải gọi anh, phải được ngồi cùng anh, không nói gì cũng được. Miễn là có anh ngồi bên là được rồi. Nỗi khổ nhất của người phụ nữ là cô đơn, trống trải. Công việc hằng ngày phải giải quyết, họp tiếp họp. Những lúc ấy, không nói làm gì. Sợ nhất là lúc hết giờ làm việc, lúc tan họp. Ngày nào còn sốt ruột vì những người nói dài, còn ngong ngóng về với chồng con. Buổi sáng đi làm còn mang theo dư âm bài hát trong đêm, vợ hát, chồng đàn: "… Lời ta trao hẹn nắm tay người, bạn ra di hãy nhớ lấy lời. Đừng ai yêu chàng trai xinh ấy. Vì đó chính là người tôi yêu rồi". Chả hiểu chồng chị đọc ở đâu đó rằng, vợ chồng ôm hôn nhau trước khi chia tay đi làm, sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn, bởi tinh thần phấn chấn hơn. Nhưng đâu chỉ có thế. Nhiều lần, Sán còn tránh thủ từ A-Z. Mà quả thật sáu đó cảm giác ân ái còn lâng lâng trong chị suốt cả buổi làm việc. Chị em trong phòng thì vừa thấy chị hiện ra ở cửa đã nhận xét: "Có gì mà tươi hơn hớn thế kia?"
    Bây giờ…
    Người ta bảo hạnh phúc là sáng muốn đến nơi làm việc chiều muốn về nhà, thì chị chỉ còn một nửa. Về nhà là một cực hình, đi làm là một giải thoát.
    Nếu không có đứa con?
    Càng ngày chị càng hay nghĩ đến Kiên. Vì công việc đã đành. Mà còn vì một cái gì khác, không gọi tên ra được. Chỉ biết, hễ cứ nghĩ về anh là lập tức thấy bình an trở lại. Không biết đã bao lần chị định gọi đến cho anh, rồi lại thôi. Lần này, lấy hết can đảm, chị bấm máy. Chị định mời anh ngồi một chỗ nào đó, đối diện với anh qua một chiếc bàn nước nho nhỏ, trên ấy là hai cốc nước Dimah đâu đá. Cũng chả cần nói gì. Chỉ để cảm nhận anh đang ở bên cạnh. Thế là đủ. Có thế thôi mà không dám nói ra. Mỗi lần đi làm chị cảm thấy, không phải đến cơ quan mà là đến với anh, mặc dù không hề gặp anh.
    Cả khuôn viên rộng lớn này, hai đơn nguyên nhà, một là cơ quan Quận uỷ, một là cơ quan Uỷ ban, nhưng vẫn là một, mà anh là linh hồn tất cả, là linh hồn của chị.
    Chị vẫn nhớ câu nói bất chợt của anh độ nào: "Sao lấy chồng sớm thế?" Rồi anh cũng lấy vợ. Mỗi người một cuộc sống, một gia đình. Nhưng mỗi khi nghĩ về anh, chị lại thấy lòng ấm áp.
    Rất lạ. Không hiểu sao hôm nay, chị có cảm giác sắp có người gọi điện thoại cho mình. Bất giác chị dở túi xách lấy ra. Vừa cầm nó trên tay thì máy đổ nhạc.
    Bản nhạc hình như vui hơn mọi lần. Không nhẽ lại là anh? Anh thật!
    - Em chuẩn bị đi công tác với anh ngay bây giờ.
    Thanh Diệu biết chẳng bao giờ có chuyện này. Chị hiểu ngay là anh "lệnh" chị gặp đây!
    - Chi tiết cụ thể
    - Em đi xe máy đến quán cà phê vườn Bằng Lăng. Đi cẩn thận, thong thả thôi. 30 phút nữa có mặt là vừa. Anh đợi.
    Kiên ngồi đợi ở bàn xa nhất, khuất nhất, để không ai qua lại, có thể quan sát mọi người vào ra, mà không ai quan sát được mình. Thanh Diệu đang nhìn quanh thì Kiên bước ra khỏi đám thiết mộc lan làm thành bức rào xanh. Ngượng ngùng. Lo nữa. Nhưng không át được niềm vui sướng cứ muốn bật khỏi lồng ngực.
    Anh nhìn chị đi vào. Những bước đi dài, dứt khoát. Mỗi cái đặt gót là một lần thể hiện sự khẳng định, tự tin như chứng tỏ sự có mặt của mình. Váy ngắn mầu sôcôla bó gọn dưới gối, để lộ cặp chân dài thẳng đi tất mỏng mầu da chân. Giầy cao gót màu da bò, áo sơ mi không cổ mầu nâu non, ống tay lửng, bó khít tấm thân thon thả gọn gàng. Chiếc xắc nhỏ mầu gan gà. Chưa bao giờ anh được thoả thích ngắm chị kỹ càng, đang từng bước chững chạc tiến lại với mình thế này. Dáng đi mới đẹp làm sao. Vừa quý phái, lừa chính khách, vừa nữ tính.
    Chị thì tự hỏi, thế này là thế nào nhỉ? Chỉ có trai gái yêu nhau mới hẹn hò thế này, ở những nơi thế này. Không thể được! Sao không thể được? Làm việc gần một người đàn ông thế nào mà không yêu thì thật vô lý.
    Không thể tự đối lòng mình được. Miễn là không phá vỡ hạnh phúc của anh là được rồi. Thế hoá ra chồng mình, anh ta nói đúng à? Mình không sợ việc phải phản bội chồng. Chung tình với người không yêu là phản bội lại chính mình. Nhưng, thế là hắn nói đúng chứ gì? Thế mà còn đám tát hắn à? Oan ức gì cho cam nhỉ! Nhưng mà lúc ấy mình chưa có tâm trạng này, chưa hẹn hò anh bao giờ.
    Chị đã đứng trước mặt anh. Hai người cứ đứng nhìn nhau. Đúng là chưa bao giờ được thoả thích nhìn nhau thế này. Chị nhắm mắt lại, để tâm hồn được nhìn anh, cõi lòng được nhìn anh, như người thợ ảnh sập cửa ống kính thu tất cả hình ảnh anh, nhập nó vào bộ nhớ của mình, giữ nó ở đấy, làm của riêng mãi mãi.
    Anh ngắm chị, nhìn sâu vào đôi mắt lá dăm đẹp mê hồn của chị… Phải thừa nhận đẹp hơn mắt Thảo Tần. Một sự cảm thông, chia sẻ thế này chưa bao giờ mình dành cho ai. Từ đôi mắt nhắm của chị ứa ra hai dòng nước mắt. Anh mơ hồ đoán rằng, hẳn đây là bi kịch gia đình. Qua các mối quan hệ, anh cũng có biết chồng chị. Rõ là không tương xứng với chị, về vị trí xã hội, đã đành, mà nhất là về hình thức. Còn nội dung con người thế nào thì không biết. Anh biết, mình không chỉ là cấp trên, mà còn là chỗ dựa tinh thần của chị. Chị đến, là để tìm chỗ dựa ấy để chia sẻ, giãi bầy. Nhưng chị không nói, có lẽ là mãi mãi không nói. Chị chỉ đến với anh thế này thôi, nên cứ đứng như trời trồng thế kia.
    Anh không thể dối lòng rằng mình rất thích chị, yêu chị nữa kia, nếu không có những ràng buộc cả về hai phía thì tình cảm ấy đã bộc lộ ra rồi. Một người phụ nữa đẹp thế này, tin cậy chia sẻ với mình, đến một nơi thế này với mình, nghĩa là có thể trao cho mình tất cả…
    Vào thời điểm này, những người uống cà phê sáng muộn nhất cũng đã về. Uống trưa thì chưa phải lúc. Càng không phải buổi tối cho những cặp tình nhân.
    Chính vì thế mà họ tự do vô cùng. Anh phải cố nén mình. Anh biết, chỉ cần đặt tay lên vai chị, là lập tức tấm thân thon thả này sẽ nép vào mình. Chỉ cần đỡ chị ngồi xuống, anh cũng sẽ không kìm được lòng mình để ôm nết lấy chị. Ở đây, lúc này, họ có thể làm được tất cả những gì họ muốn, để đền đáp tình nhau, để thoả lòng mình.
    - Em ngồi xuống đi!
    Chị bừng tỉnh. Câu nói của anh như đánh thức chị. Hơi quay lại nhìn ghế, đưa hai tay vuốt xuôi váy, ngồi xuống. Khuỷu tay tì lên bàn, chống cằm đau đáu nhìn anh. Anh cũng đắm đuối, cảm thương nhìn thẳng vào mắt chị. Không no, không chán.
    - Bây giờ, em đã nói với anh được chưa?
    Thay cho câu trả lời, chị khẽ lắc đầu. Không phải một mà là hai cái lắc liền. Mắt vẫn đau đáu nhìn anh. Anh hiểu. Thế là chị sẽ không kể gì đâu.
    - Em uống nước đi! Trà dâu em vẫn thích đấy!
    Anh biết thế là không lay chuyển được chị đâu.
    Con người trông yếu mềm thế kia, mà lại là một người phụ nữ cứng cỏi, không khoan nhượng. Kiên đành lái câu chuyện sang hướng khác. Nếu không? Chính anh cũng không biết có giữ mình được không, khi thấy chị đang rơm rớm nước mắt.
    - Những chuyện không tiện nói với anh, em cố giữ tính nguyên tắc khi giải quyết. Còn trong công việc, nếu cần tham khảo ý kiến anh, cho yên tâm, cho khách quan, em cứ gọi. Bất kể việc gì, khó khăn đến đâu, cần anh, anh sẽ có mặt, với cả hai tư cách. Trước hết là người bạn trai tin cậy nhất mà em có thể trông cậy sau đó là người chịu trách nhiệm cao nhất ở Quận mình.
    Nói được như thế, anh đã vượt qua được sự dao động của chính mình. Anh thấy đã tự chủ được hơn, nên nắm lấy tay chị, ấp vào giữa hai bàn tay mình, nhè nhẹ ve vuốt, như muốn xoa dịu nỗi buồn đau trong đôi mắt kia. Chị khẽ rùng mình. Một luồng điện râm ran chạy khắp cơ thể.
    Chị nhào vào anh, muốn ra sao thì ra. Đời người, được một phút sống với người mình yêu, người xứng đáng cho mình yêu, người ta lại cũng yêu mình thế này… Thế là thoả rồi. Có gì quý giá hơn điều ấy! Có gì cần cho cuộc đời hơn điều ấy. Với chị bây giờ, đấy là chiếc phao cứu sinh, khi chiếc thuyền nan hôn nhân nhỏ bé đã bục vỡ, không thể bịt lại, không thể tát nước ra, không thể chèo chống. Nó đang chìm dần…
    Nhưng chị không dám. Chị biết anh cũng đang phải kìm nén. Đã có lúc anh phải quay đi, không dám nhìn chị. Nếu không, anh cũng sẽ nhào vào chị. Đôi mắt đàn ông kia nói rất rõ điều ấy Vì thế, khi anh đưa tay ra, nắm lấy tay chị ve vuốt, chị hiểu thế là giữa hai người, sẽ chỉ có thế, sẽ chỉ đến thế. Không ai dám vượt qua ranh giới mỏng manh vô hình này. Chị đành bằng lòng với cử chỉ âu yếm này.
    Chị đã định nổi loạn. Phải hít đầy lồng ngực, thở ra từ từ mới nén được nỗi khao khát, được anh che chở, yêu thương.
    Anh xem đồng hồ, chỉ là để chị hiểu rằng, ta phải về thôi. Nếu ngồi lâu nữa, không biết chuyện gì sẽ đến giữa chứng mình. Hai người cùng đứng dậy. Lại nhìn sâu vào trong mắt nhau lần nữa trước khi chia tay.
    Chính vào lúc ấy "… Chỉ hôn nhau một lần duy nhất này thôi anh nhé. Em dành nụ hôn thiêng liêng này cho anh, coi như đã trao tất cả cho anh rồi đấy, anh yêu ạ. Chứ không cho, không bao giờ cho chồng em nữa đâu, kể từ cái tát ấy".
    Nhưng, ý nghĩ ấy, không làm sao bứt ra khỏi miệng chị được.
    " Mà là đàn ông, sao anh cũng không dám hả anh yêu?"
    Chương 17
    Phó văn phòng Quận uỷ Lâm Du Đoàn Hùng có thói quen đọc báo mỗi sáng, như việc phải ăn uống hằng ngày. Mà anh ăn sáng ở nhà, chứ không ra quán. Vợ anh lo bữa sáng cho chồng con chu đáo, ngon lành hơn hẳn bát phở, bát bún ngoài phố nên không có chuyện phải sấp ngửa đến cơ quan cho đúng giờ, rồi lại đủng đỉnh, lững thững kéo nhau đi ăn. Ngay cả thói quen đọc báo, anh cũng làm ngoài giờ. Anh đến sớm, qua phòng thường trực lấy báo, lên phòng, đọc ngấu nghiến cho xong tất cả số báo cơ quan đặt và cá nhân mình mua thêm là vừa vặn đến giờ làm việc.
    Sáng nay vừa mở tờ Thời luận ra, lượt qua các tít lớn trên trang nhất, anh giật thót mình: "Những sai phạm về sử dụng đất ở Quận Lâm Du". Bài 1: "Thay đổi quy hoạch và mực đích sử dụng đất ở khu Văn hoá, Thể thao tổng hợp"… Bài báo đứa ra những số liệu cụ thể về diện tích tổng thể khu vực đã được Thành phố phê duyệt. Những hạng mục công trình gì đã được duyệt thiết kế. Những hạng mục nào đang thì công, những hạng mục nào không khả thì, rồi đặt câu hỏi: Dự án đầu voi đuôi chuột này ai phải chịu trách nhiệm?
    Hùng điện ngay cho thủ trưởng thì Kiên trả lời đã đến gần cơ quan rồi, hơi tắc đường một tí, "cậu cứ đọc kỹ đi, và nghĩ đi nhớ"
    Anh đón bí thư ngay ở cửa phòng mình, đưa cho thủ trưởng anh tờ báo đã được đánh dấu mầu xanh lá mạ những chỗ cần thiết.
    - Họ sẽ có một loạt bài đấy anh ạ, ít nhất là ba bài, nhiều thì không biết là bao nhiêu.
    - Cậu điện mời đồng chí phó chủ tịch khối kinh tế sang đây.
    Anh vừa nói xong thì điện thoại bàn reo. Bên kia đầu dây, trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Trương Vĩnh Lợi yêu cầu anh nắm lại toàn bộ tình hình, đầu giờ chiều lên báo cáo trực tiếp với phó bí thư trực. Ông hỏi xem Hùng, có quen ai bên báo ấy không? Không trực tiếp thì gián tiếp cũng được.
    Thanh Diệu gõ nhè nhẹ vào cánh cửa phòng làm việc bí thư Quận uỷ. Biết chắc ai gõ cửa, Kiên vội đứng dậy bước nhanh ra mở, chứ không nói đóng ra "mời vào" như nói với khách khác. Chị vừa bước vào phòng, Kiên đã đưa tay ra. Tay chị vừa nằm trong tay mình, Kiên đã kéo lại…
    Anh hơi đổ người ra phía trước, tay trái quàng ra sau lưng kéo chị lại phía mình, má anh chỉ kịp chạm nhẹ vào má chị trong một thoáng, hai cơ thể chỉ áp nhẹ vào nhau một thoáng. Việc đó diễn ra trong khoảnh khắc. Cử chỉ ấy, nhiều hơn cái bắt tay thân mật, nhưng cũng chưa thành một cái ôm hôn. Nếu việc này diễn ra ở quán Bằng Lăng hôm nào, nhất định sẽ không chỉ như thế. Nó lại diễn ra ở đây, vào lúc có chuyện này, chỉ mang ý nghĩa một sự cảm thông, gần gũi. Thanh Diệu cũng hiểu như thế, nên vẻ lo lắng vẫn còn nguyên trên gương mặt thanh tú của chị. Dù có tự tin thế nào cũng không thể không lo lắng. Kiên cũng vậy… Chuyện này đã đưa ra Thường vụ bàn bạc quyết định, cũng đã xin ý kiến chỉ đạo của Thành uỷ, Uỷ ban. Mà trên thành phố thì cơ quan nào, ngành nào chả mở nước rút chạy đất.
    Cả các cơ quan Trung ương cũng thế, nếu không là danh nghĩa cơ quan, thì rất nhiều cá nhân cũng có phần trong tờ trình của các cơ quan khác của thành phố hay thuộc thành phố rồi.
    Báo họ cứ nêu, làm gì được họ. Họ không nói hết những điều phải nói, mà chỉ nói những gì cần cho việc kết luận anh sai là đủ rồi. Đợi đến lúc mình nói lại được ở đâu đó thì đã mất uy tín trước dư luận. Còn đợi họ cải chính? Còn lâu nhớ. Mà luật chỉ quy định cải chính cái nói sai, chứ đâu có quy định phải cải chính nói thiếu, nói không đầy đủ. Chưa kể, trên đất nước này, chưa một cơ quan ngôn luận nào chính thức dùng từ cải chính, thường là chỉ "nói lại cho rõ" thôi. Anh có muốn cãi lại phải có bài của mình. Phải nhờ báo khác nói hộ. Mệt chưa?
    … "Câu hỏi tất nhiên phải đặt ra là: Có đúng là khi Uỷ ban Nhân dân Lâm Du lập dự án xây dựng khu Văn hoá Thể thao cho Quận mình đã cố tình vẽ ra những công trình công cộng thật to, thật bề thế, cốt để không thực hiện được, nhằm mục đích, tù đó xin chuyển đổi mực đích sử dụng, để chia đất cho nhau làm nhà ở hay không? Chính vì thế, ở đầu bài, chúng tôi mới đặt ba từ đất thừa ra trong ngoặc kép".
    Chữ nghĩa dài dòng lắm, Thanh Diệu đọc lượt qua, chỉ đọc kỹ những đoạn, những câu ấy thôi. Cái chết nhất là họ nói đúng. Mà theo chị biết thì, thành phố cũng làm thế chứ đâu phải chỉ Quận mình. Quận đối ngoại với thành phố, đến lượt thành phố lại đối ngoại với Trung ương, các Ban, Bộ, Ngành mà bản thân các Ban, Bộ, Ngành cũng xin thành phố cấp đất xây dựng nhà ở đấy chứ. Tiếng là đất đầu thừa đuôi thẹo từ các khu vực đã quy hoạch tổng thể, nhưng mỗi mảnh đều đủ chia cho vài chục hộ. Có nhiều quan chức thành phố đã hai lần được cơ quan phân nhà rồi. Một số lô đất được dùng để đối ngoại trong đó có một trường hợp để "đối ngoại" với cấp trên, đó là ông Trần Hồng. Nhiều vị có tới hai, thậm chí ba lô đất. Tất nhiên nói là chia thì không hẳn là chia rồi, vì cũng phải bỏ một số tiền ra làm cái việc gọi là đền bù. Nhưng số tiền đền bù chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Mặc dù chỉ có ý nghĩa tượng trưng, nhưng rất nhiều cán bộ công chức "thường thường bậc trung" cũng không đào đâu ra đủ tiền, đành bán lại cho các vị khác có máu mặt. Vậy là có vị mua lại được hai lô liền kề, cộng với lô của mình ở góc đường nữa thành ba lô. Bây giờ, những lô đã trả tiền sòng phẳng ấy, vẫn đứng tên chủ cũ, vẫn chưa xây dựng, hoặc mới xây thô.
    Thủ trưởng cơ quan chủ quản báo Thời luận Đào Trọng Toàn hứa với Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ và phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Lâm Du sẽ chỉ đạo cơ quan ngôn luận của mình ngừng đưa vụ này. Nhưng khi ông ta làm việc với Phạm Năng Triển, tổng biên tập thì ông này tỏ ra rất nguyên tắc.
    - Xin anh cho biết, vì lý do gì chúng ta phải ngừng vụ này lại?
    - Thì các anh bên Tuyên giáo Thành uỷ và đồng chí phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận đã đích thân sang đây có lời với mình. Mình đóng trên địa bàn này, vuốt mặt cũng phải nể mũi một tí chứ?
    Thủ trưởng thì nhỏ nhẹ, tình cảm, cố lái câu chuyện sang chuyện ứng xử trong mối quan hệ. Tổng biên tập thì cứ thẳng mực tàu mà bật dây mực, muốn vào đâu thì vào. Anh hỏi thủ trưởng:
    - Hay anh ngại tài liệu chúng tôi đưa ra không đủ tin cậy?
    - Cũng chả phải thêm! Tôi tin đồng chí chứ?
    - Báo cáo anh, tờ báo chúng ta, sở dĩ có uy tín đối với bạn đọc và báo giới, bởi vì chúng ta vừa đi đúng ý Đảng, vừa hợp lòng dân. Nhân dân đứng ngoài những đường dây "chạy đất" Họ nhìn những toà nhà sang trọng mọc lên ở khu A mà họ gọi là phố Đông Quan, khu B là phố Tham quan, khu C là phố Vịt - nói trẹo của chữ VIP đấy v.v… Họ kể vanh vách, nhà năm tầng xanh cô ban ở góc hai mặt đường kia là của ông Vương Bách Thụ, phó chủ tịch thành phố. Nhà ông giám đốc sở nọ sắp nghỉ hưu cũng ở góc có hai mặt đường, là đường nội bộ, nhỏ hơn, chưa có tên, nhưng cũng đủ cho tất cả các loại xe tải, xe con ra vào thoải mái, chỉ trừ có xe siêu trường, siêu trọng là chịu thôi. Nhà đầu đường kia cũng thế. Nghĩa là tất cả những góc có hai mặt đường đều là của các quan chức có cỡ. Quan to thì mặt đường to, quan nhỏ thì mặt đường nhỏ, lùi dần vào trong là các quan chức nhỏ hơn nữa. Còn nhà ba tầng này là của sếp sở nhà đất. Xây cho vợ bé không chính thức ở.
    Đang thao thao nói, Triển chợt thấy Toàn đưa cánh tay lên ra ý phanh lại:
    - Đồng chí kể những chuyện ấy với tôi làm gì nhỉ? Nếu cần phụ đạo nghiệp vụ báo chí, thì tôi sẽ bố trí vào một ngày khác. Còn bây giờ, đồng chí cho biết, có tiếp tục đăng loạt bài về vụ này không? Ngắn gọn thế thôi.
    - Báo cáo anh, toàn bộ bài vở đã ra can. Chỉ còn đưa sang bên nhà in. Bạn đọc đã được thông báo trước rồi. Chỉ có hai thì không thể gọi loạt bài, chùm bài được. Hết bài trước, đã giới thiệu tên bài số cuối tuần rồi.
    Có vẻ Toàn không muốn nghe nữa. Ông xem đồng hồ:
    - Tôi có hẹn bây giờ. Một lần nữa, đồng chí trả lời xem có đăng tiếp bài thứ ba không?
    Anh tìm kế hoãn binh.
    - Báo cáo anh, anh cho tôi khất hai tiếng nữa, để tôi về bàn với anh em trong cấp uỷ và ban biên tập.
    Toàn xem đồng hồ một lần nữa, rồi đứng dậy:
    - Tôi đợi.
    Ông rất khó chịu, chẳng còn trên dưới gì nữa. Trên bảo mà dưới không nghe, thế còn ra thể thống gì?
    Triển về đến toà soạn đã thấy Trưởng ban tuyên giáo Thành uỷ và phó chủ tịch quận Lâm Du ngồi chờ.
    Anh biết hai người đến về việc gì. Không để khách nói trước sau cái bắt tay, anh nói ngay:
    - Rất may là vừa rồi Quận không chia cho tôi một suất đất. Không thì thật khó xử.
    Khách đành ngồi nghe, không thực hiện được màn giáo đầu như dự định, vì chủ nhà đã đi thẳng vào cái lõi của sự việc rồi.
    - Phải nói ngay với các đồng chí là, không phải vì tôi không được một suất đất của các đồng chí mà tôi đưa vấn đề này ra đâu. Không phải vì chuyện ấy mà báo tôi đánh vụ này đâu. Chúng tôi không phải mất một chút công sức nào tìm hiểu, thu thập tài liệu, chứ đừng nói là điều tra. Khi mớ tư liệu đến tay, chúng tôi đã cân nhắc. Dùng thì có thể bị hiểu lầm là trả đũa, là thù vặt. Mà không dùng thì, một là mình là cơ quan ngôn luận mà không nói lên sự thật, không bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ thì ai làm việc ấy? Hai là, chắc chắn không phải chỉ báo chúng tôi được cung cấp tài liệu, mà còn một vài tờ báo khác. Người ta nói thế nào? Đề phòng Thời luận không dùng, nên chúng tôi sẽ cung cấp cho một vài tờ báo khác. Đem đến đây trước, chẳng qua là, chúng tôi tín nhiệm tờ báo của đồng chí…
    Hai người khách nhìn nhau, không biết nên nói thế nào. Người ta lật ngửa bài rồi, công khai rồi, chả vòng vo rào trước đón sau gì cả. Chủ nhà lại tiếp:
    - Không tin các đồng chí cứ chờ xem. Mà không phải chỉ chuyện sử dụng đất sai mục đích đâu. Tôi biết rõ đấy!
    Chả nhẽ lại không nói gì? Trưởng ban Tuyên giáo:
    - Đất đai đang là một vấn đề rất phức tạp. Chỉ mong các đồng chí khách quan cho, và nói có mức độ thì tốt.
    Phó chủ tịch Quận:
    - Vấn đề đất đai ở Quận chúng tôi đã được thường vụ Quận uỷ nhất trí về chủ trương và kế hoạch. Trong khi triển khai, nếu có gì sai sót thì đó là trách nhiệm của Uỷ ban mà cụ thể là tôi, người giúp việc đồng chí chủ tịch về mảng này. Chỉ xin các đồng chí thẩm tra kỹ tài liệu trước khi sử dụng.
    - Các đồng chí yên tâm, chúng tôi chịu trách nhiệm về những bài đăng tải trên báo mình. Toàn tài liệu gốc, dấu đỏ cả mà.
    Sáng hôm sau tờ Thời luận đăng trên trang nhất: "Vì sao nút cổ chai Linh Vân bị đút nút?"
    Báo Tin chiều đăng phóng sự: "Dự án thoát nước Lâm Du, tất cả đều thoát, trừ nước!"
    Báo Thanh Hoa buổi sáng: "Những khuất tất trong danh sách những người được chia đất ở quận Lâm Du". (Số sau: "Bộ mặt kiến trúc Thanh Hoa sẽ thế nào khi chia đất cán bộ tự xây nhà?)
    Mặc dù là ngày nghỉ, Đào Trọng Toàn vẫn cho gọi Triển đến cơ quan làm việc.
    Vừa thấy anh bước vào, ông ta không chào, chỉ ghế.
    - Mời đồng chí ngồi. - Và ngay lập túc chất vấn - Hôm qua đồng chí báo cáo sẽ ngừng không đăng vụ nào? Sao báo ra hôm nay vẫn có bài là nghĩa làm sao?
    - Báo cáo anh tôi làm đúng theo chỉ thị của anh!
    - Làm đúng? Làm đúng? Thế cái gì đây? - Ông giận dữ đập cả bàn tay lên tờ báo đặt trên bàn.
    Triển rất bình tĩnh. Với thái độ ấy, anh thấy phải thay đổi cách xưng hô:
    - Báo cáo đồng chí, đây là một vấn đề hoàn toàn khác!
    Thủ trưởng không nén được giận, hỏi như quát:
    - Khác là khác thế nào?
    Đối phương càng nóng, ta càng lạnh. Triển thong thả, cố tình thong thả là khác:
    - Đồng chí nói vấn đề đất. Đây là vấn đề giải phóng mặt bằng.
    - Thế giải phóng mặt bằng ở đâu? Ở trên trời chắc, hay tựu trung vẫn là vấn đề đất của Quận này. Các anh định hè nhau vào đánh đòn hội chợ người ta chắc? Cùng một ngày cả mấy tờ đều xúm vào đánh hết chuyện này đến chuyện khác. Anh tuồn tài liệu cho thằng khác nó dùng chứ gì. Định ném đá giấu tay chứ gì?
    Khi Toàn đổi cách xưng hô từ "đồng chí sang "anh", thì Triển ngược lại, chuyển từ "anh" sang "đồng chí". Tổng biên tập nghe đến đây, cũng sôi máu lên lắm rồi. Nhưng thấy đối phương càng nóng, càng bộc lộ sự thiếu hiểu biết. Ở đời, có thể, có lúc hàm hồ một chút cũng không sao. Nhưng hàm hồ đến mức này, với cấp dưới mà cấp dưới là một nhà báo, một tổng biên tập thì… Anh giải thích:
    - Báo cáo đồng chí, tôi không phải là Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, cũng không phải là trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Do đó tôi không thể ra lệnh hay hô hào, hoặc bật đèn xanh cho các báo đánh cơ quan này người này hay người khác, cơ quan khác. Cốt lõi của vấn đề là nội dung các bài viết có chính xác không? Mục đích là xây dựng hay phá hoại…
    - Anh lại định bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho tôi đấy à?
    - Không dám! Tôi nói nốt câu này rồi xin được về làm việc. Tôi làm việc dưới quyền đồng chí, là quân của đồng chí mà còn thấy bị xúc phạm khi đồng chí dùng từ "đánh đòn hội chợ" thì không biết hai tờ báo kia và giới báo chí sẽ phản ứng thế nào?
    - Anh định doạ tôi chắc?
    - Không lẽ đồng chí lại không dám chịu trách nhiệm về điều mình nói?
    - Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về tất cả những điều mình nói, trừ nhưng điều người ta gán cho tôi.
    Đến đây, Triển có vẻ thiếu bình tĩnh:
    - Kể cả việc đồng chí bảo các báo đánh đòn hội chợ?
    - Một sự bịa đặt không hơn không kém!
    Không biết Triển mất bình tĩnh hoàn toàn, hay anh đã lấy lại được bình tĩnh để không bộc lộ mình quá sớm. Anh đứng dậy:
    - Tôi là cán bộ dưới quyền đồng chí, nhưng khác tất cả những cán bộ khác dưới quyền đồng chí trong cơ quan này. Tôi là nhà báo!
    Nhìn thẳng vào mặt Toàn, Triển nói xong câu ấy đứng dậy, không bắt tay, không chào. Anh nói một câu, mà không một người cấp dưới nào nói với cấp trên:
    - Tôi đề nghị kết thúc buổi làm việc tại đây.
    
- o O o -

    Kiên đọc xong mấy bài báo. Có thể họ thiếu cái thông cảm, thiếu cái thể tất nhân tình, thiếu cái nhìn toàn diện. Nhưng đứng về phía công luận, phía công chúng, như một sự phản biện, như một đối trọng, thì họ đúng. Và nhất là, họ có quyền làm thế. Trách nhiệm công dân, trách nhiệm của các cơ quan ngôn luận, họ phải làm thế. Anh không sợ những vấn đề họ nói ra. Họ nói sai thì đã đi một nhẽ. Sợ nhất là họ nói đúng, có vấn đề anh trả lời được. Đối thoại được. Chuyện đất thì không lo, vì Thành uỷ đã cho phép về chủ trương, mà Thành uỷ cũng làm như thế. Chuyện dự án thoát nước thì quả là nước không thoát được thật, còn những gì đã thoát, đã thất thoát thì phải kiểm tra xem đã. Riêng chuyện tăng ni phật tử biểu tình ngồi ở đền Linh Vân mà chưa giải quyết được thì quá dở, lỗi rành rành ra rồi.
    Hôm trước, anh có hỏi Thanh Diệu về phương án giải toả để giải phóng mặt bằng, nhưng bên ấy cũng chưa có giải pháp gì. Có lẽ vì thế mà chưa có báo cáo sang. Nghĩ thế, anh quyết định tự mình đi tìm hiểu xem sao.
    Anh bảo Đoàn Hùng liên hệ với bên Uỷ ban, xin một người thông thạo về quy hoạch đưa mình đi hiện trường. Trong nửa tiếng đồng hồ - anh nêu một loạt câu rồi nói:
    - Các đồng chí đợi ở đây mười lăm phút nữa ta đi - Quay sang Hùng - Cậu xuống phòng bảo vệ, kiếm cho tôi đôi dép lê, bộ quần áo tàng tàng một tí nhé, mũ gì cũng được. Cả cậu nữa, bỏ giầy, cũng kiếm bộ như tôi ấy! Rõ chưa?
    Cậu ta nhanh chóng biến khỏi cánh cửa.
    Sau khi xem phần đất còn lại của khu Văn hoá Thể thao, quan sát khu vực chưa giải phóng được mặt bằng, Bí thư Quận uỷ bảo lái xe chở ra đoạn rẽ thả mình xuống rồi hai anh em xuống xe lưng thững đi bộ vào ngôi đền. Tay phải Hùng xách một cái túi, rõ ra là dân tỉnh lẻ lên thành phố.
    - A di đà Phật! Ngôi đền đẹp quá! Phải được mấy trăm tuổi rồi các cụ nhỉ? Trông cổ kinh lắm.
    - Cũng mới chỉ hơn hai trăm năm thôi. Nhưng thiêng lắm bác ạ. Làng tôi, giờ lên phố, lên phường khang trang thế nào là nhờ ngài phù hộ đấy.
    - Ngôi đền cổ kính thế này, sao con đường to tướng kia lại đâm thẳng vào đây là nghĩa làm sao hả các cụ?
    - Ờ thì phục vụ quy hoạch, quy thiếc của thành phố mà!
    - Thế thì phải dời đền ờ nơi khác ạ?
    - Dời thì cũng được thôi, các ngài chả quở trách gì con cháu đâu. Ngày xưa, ngôi đình làng to tướng bên kia còn ở ngoài bãi, bị mấy trận lũ lụt mới phải chạy vào trong đê đấy. Có sao đâu?
    - Thế sao cháu nghe nói là cụ từ và các phật tử ở đâu không đồng ý di chuyển?
    - Ai bảo bác thế? Tôi thì tôi… Bác định vu oan cho nhà đền đấy à?
    - Cháu xin lỗi, thế nghĩa là nhà đền và bà con sẵn sàng di dời ngôi đền?
    - Chứ sao?
    - Thế sao các cụ lại tập trung ở đấy đông thế? Cháu lại nghe nói - nếu không phải cụ bỏ quá cho - nhà đền không chịu nhận tiền đền bù.
    - Phải vậy?
    - Cụ giảng giải cho cháu. Cháu trẻ người non dạ nên không hiểu cao kiến của các cụ.
    - Đúng, chúng tôi không nhận. - Bác bảo chúng tôi nhận làm gì?
    - Cháu tưởng là để di dời, lắp lại và xây mới phần nền móng…
    - Này, đừng có tưởng chúng tôi ít học mà bịp nhớ. Tôi nói cho nhà bác nghe đây này: Chúng tôi yêu cầu có một địa điểm mới, gần ngôi đền này, vẫn là trên nền đất làng cũ chúng tôi. Thế nhớ! Đất phải cao, phải đẹp, phải rộng rãi hơn thế này. Các vị cứ việc xây đền một ngôi y hệt ngôi này. Thế nhớ! Chúng tôi sẽ thuê thợ chụp ảnh, "thợ vêđô" về quay. Rồi mới được tháo dỡ.
    - Thế nhớ. Tượng và đồ thờ cúng trong đền phải làm lễ rước đi đặt nhờ bên đình làng cũng được. Xong đâu đấy lại phải làm lễ rước về đền mới. Thế nhớ! Việc xây cất do các vị làm, nếu không, đang xây mà thiếu tiền thì chúng tôi ngồi cười à? Hay lúc ấy lại ngửa tay xin các vị cho thêm. Thế nhớ. Việc xây cất phải có người nhà đền và dân làng chúng tôi giám sát hằng ngày. Chúng tôi sẽ thuê người tài giỏi của thành phố về giám sát hẳn hoi. Để làm gì á? Để không bỏ túi được một xu của Nhà nước. Để khỏi mang tiếng nhà đền và dân làng chúng tôi! Thế nhớ!
    Người đối thoại với Kiên quay lại hỏi:
    - Hết chưa hả các ông, các bà?
    - Phải đấy.
    - Thế tôi hỏi khí không phải, bác là ai mà hỏi kỹ thế? Cứ như là mật thám hay bọn nhà báo ấy?
    Ra thế! Dân không tin chính quyền, không tin các bố xây dựng nhà ta nên họ phải chắc lép, phải nắm đằng chuôi. Đi nhiều nơi, anh từng nghe bà con kháo: Cái cống này cái đoạn đường này, nếu đưa tiền cho chúng tôi làm, các anh giám sát thì công thì chỉ hết nửa tiền, hoặc làm được hai cái… Mà có oan đâu cơ chứ. Có thằng cha nào, hay cậu đấy - anh quay sang cậu văn phòng - nói rằng quân xây dựng, thật ra là quân phá hoại. Tất nhiên khái quát thế thì hơi ác khẩu. Nhưng cậu nghe rồi đấy, theo đánh giá đâu như của Hội xây dựng thì thất thoát trong ngành xây dựng lên đến 40%? Sợ thật đấy!
    Thôi cái chuyện ấy xong rồi, xếp lại. Bây giờ em đố thủ trưởng, em sẽ nói với anh điều gì? Nếu anh đoán đúng thì em mời anh đi tắm… bùn. Còn nếu anh chịu thì anh chiêu đãi em cũng một bữa tắm bùn thôi.
    - Mày đánh giở trò láu cá với tao hẳn, nhỡ tao nói đúng, mày lại trẹo họng nói sang điều khác thì sao?
    - Không bao giờ! Trước hết là điều em nói ra, phải phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với câu chuyện hôm nay chứ. Một điều vớ vẩn, chẳng ăn nhập gì thì nói làm gì. Thứ hai…
    - Thôi được rồi, mày nói đi!
    - Quả thật, hôm nay anh diễn xuất sắc đấy. Hệt như một thằng phá hoại, vào hùa với dân chúng chống lại chủ trương chính sách của chính quyền.
    - Thì phải tỏ ra đồng cảm với người ta, thì người ta mới chia sẻ chứ. Mình phải đặt mình vào vị trí người ta, chứ đừng có áp đặt theo ý của mình. Ai người ta nghe được?
    - Vâng, em chưa nói hết. Quả thật, thiên hạ, ai cũng diễn - Trừ ai, anh có biết không - Trừ diễn viên! Đấy là một trong nhiều cái trớ trêu cuộc đời này anh ạ. Đúng không?
    - Tao chịu. Công nhận mày có những nhận xét hay thật. Thảo nào vợ mày mê mày là phải.
    - Cũng thường thôi anh ạ. Ở trong còn lắm điều hay kia.
    
- o O o -

    Đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến mức, dịch vụ giải trí cũng thành một ngành công nghiệp.
    Chăm sóc sức khoẻ cũng thành một ngành công nghiệp và đều hái ra tiền. Mấy năm trước ai biết cái chuyện tắm bùn rắc rối nhiêu khê thế này. Xưa tắm giếng, tắm ao, tắm hồ, tắm suối, tắm sông. Giờ đi tắm biển là mốt sang rồi. Nhưng chỉ các thành phố biển mới được tắm hằng ngày. Còn dân cư các vùng nội địa, năm đi một lần là ghê lắm. Chỉ có nhà giầu, hay tiện công tác mới đi nhiều. Đi xa, cần nhiều tiền, nhiều thời gian. Nhưng bây giờ, tắm biển không còn là sang nữa rồi. Ngay thành phố này cũng có nhiều điểm tắm hiện đại: tắm nước khoáng, tắm nước biển và tắm bùn. Nói tắm bùn không phải chỉ có tắm bùn.
    Lần đầu tiên Kiên đi tắm bùn. Phải tắm xà phòng thơm trước đã, rồi vào xông hơi. Nóng rừng rực, bằng mấy lần ngày xưa mẹ ta chùm chăn cho ta phải kêu thét lên trước nồi nước lá xông giải cảm. Sau đó mới nhảy xuống bể nước nóng 34 độ C, bể 38 độ C, trong ấy có những vòi phun ngầm cực mạnh xoa bóp cho ta. Nếu đủ dũng cảm thì "hai ba nào", cả hai thầy trò từ bể 38 độ C nhảy ùm xuống bể 50 độ C. Nhảy cho chìm nghỉm đầu, rồi phải lên ngay lập tức.
    Cảm giác thật kỳ lạ. Chưa bao giờ Trần Kiên có cảm giác ấy. Người đang nóng phừng phừng, nóng tưởng như bỏng da chín thịt. Tất cả các lỗ chân lông đều mở ra hết cỡ, thì, thình lình, cả cơ thể chìm nghỉm trong nước lạnh 5 độ C. Cả người mình như thành một cây đá. Cả lục phủ ngũ tạng mình như chứa đầy kem. Tất cả chỉ diễn ra trong khoảng hai ba giây đồng hồ. Phải ngoi lên ngay lập tức, để các lỗ chân lông chưa kịp co lại, mạch máu chưa kịp phản ứng co thắt. Và ngay lập túc nhảy trở lại bể nước 38 độ C. Ôi chà chà! Không thể tả được hai cảm giác trái ngược nhau đến thế, diễn ra liền nhau thế. Hai anh em lên ghế ngồi, thả chân xuống nước lá thuốc, cho vòi nước sục mát sa chân.
    - Thôi ta sang bể bùn đi anh! - Hùng dẫn Kiên đi - Anh có biết bùn này lấy từ đâu không? Anh có biết ở ta, tắm bùn khoáng chữa bệnh bắt đầu từ đâu không?
    - Làm sao mà tớ biết được những chuyện đó.
    - Không kể ích lợi của lối tắm hiện đại này. Chỉ riêng việc bất kỳ ai vào đây tắm (ở ta, phụ nữ chưa tham gia) đều phải tồng ngồng như lúc lọt lòng mẹ, đã làm cho mọi quan hệ, mọi chức tước, mọi vị trí xã hội đều gác lại ngoài kia. Hai anh em, cấp trên và cấp dưới, nhưng cùng một hướng nhìn, cùng một góc nhìn, nói nửa câu đã hiểu nhau, chưa nói đã hiểu nhau, như một cặp bài trùng, giờ là hai tay đàn ông, nói chuyện công việc chuyện đời, chuyện trên trời, dưới biển. Chả có gì cách bức. Cứ như tất cả gan ruột đều phơi trần cả ra. Vì thế, chỉ có những ai thân thiết, không có gì phải dấu giếm nhau mới đi với nhau thế này… như những người bạn nối khố. Như những đứa trẻ ngày nào còn trần truồng, mình mẩy đầu tóc bê bết bùn, ào xuống hôi cá khi hàng xóm tát ao.
    Hùng hỏi Trần Kiên:
    - Anh đi Nha Trang rồi chứ? Thế anh nhảy dù ở đấy chưa? Tắm biển ở đấy thì không lạ. Nhưng chắc chưa tắm bùn khoáng. Tắm bùn khoáng bắt đầu từ đây. Thế nên mới có câu này: Chưa đi chưa biết Nha Trang / Đi rồi mới thấy nó sang hơn mình / Hết tắm biển lại tắm sình / Có bể nho nhỏ cho mình ngâm chim.
    Kiên cười khoái trá:
    - Cậu kiếm đâu ra mấy câu ấy, hay sáng tác ra đấy hả?
    - Thế không đúng sao? Cái bể này to, cho nhiều người tắm cùng. Nha Trang có cả những bể tắm bùn nhỏ, bố trí kín đáo, dành cho hai người. Dĩ nhiên là những đôi uyên ương, trẻ có, già có. Chứ hai thằng đực rựa như anh và em thì hoá ra đồng tính luyến ái à? Mà vé đắt hơn tắm nhiều người lắm đấy nhớ.
    - Ái dà! Cái cậu này thế mà lắm chuyện vui nhỉ!
    
- o O o -

    Mỗi lần nhắc máy lên, nghe tiếng. nũng nịu ướt rượt của Hồng Nguyệt, Sán lại thấy người rạo rực, bụng dưới lập tức cứng lại. Cái giọng điệu ấy đã thành phản xạ có điều kiện. Cô ta đã thành món ăn sinh lý quen thuộc, mặc dầu, thời gian giữa hai lần gặp, anh ta cũng vẫn có những cuộc gặp với những đối tượng khác đồng dạng với Nguyệt, hoặc đến nhà nghỉ để "làm việc". Bởi lẽ nhiều đơn vị, tổ chức, công ty đều phát hiện ra thế mạnh của việc dùng các nhân viên đối ngoại là phụ nữ.
    Lần nào cũng thế, vừa nghe thấy tiếng: "Chào anh, em Hồng Nguyệt đây, anh có khoẻ không?" anh ta đã tỉnh hẳn người - "Anh rất khỏe, em cho anh một liều giảm khoẻ nhé". Thế là lập tức, ở một nơi nào đấy trong cơ thể anh ta động dậy Dù là sau đó họ không gặp nhau, dù lúc đó chỉ là trao đổi công việc thì thế nào Sán cũng phải dành một lúc cho tiết mục làm tình qua điện thoại thì mới yên được. Nhưng lần này, anh ta vừa mới nói thế, Nguyệt đã bảo:
    - Dù là bọn cave có trẻ, có xinh hơn em thì cave vẫn chỉ là cave. Không hơn không kém. Em biết là mỗi lần sếp em gặp anh, đều có tiệc chiêu đãi anh cave, lần trước chả thế là gì? Thế nên ông ta mới đuổi em về, chứ làm gì có hợp đồng nào? Nhưng chả sao. Đàn ông ai chả thích của lạ. Nhưng mà anh vẫn thích em hơn, đúng không nào?
    - Quá đúng! Thèm em lắm rồi đây!
    - Thôi nhé, thèm thì cố mà nhịn. Tối nay, 6 giờ, anh cứ để xe ở cơ quan, sẽ có xe đến đón anh ở cách cơ quan anh trăm mét, chỗ quán cà phè Trung Nguyên ấy. Không, em không được đi, đi để lại bị đuổi khéo về ấy à. Em chỉ làm nhiệm vụ chắp nối lần đầu thôi. Biết nhau rồi anh cứ làm việc thẳng với sếp em.
    
- o O o -

    Sau màn chào hỏi, người lơ lớ đi ngay vào việc:
    - Ông cho biết việc giải ngân số vốn chúng tôi đầu tư đến đâu rồi?
    Vũ Sán kể một hồi, đã tặng trưởng phòng Tổ chức một máy điều hoà nhiệt độ hai cục. Trong tay anh ta đã có ngày sinh của tất cả cán bộ chủ chốt của cơ quan, của cán bộ trong phòng. Đã đến tận nhà, chúc mừng sinh nhật của gần chục vị, làm cho vị nào vị ấy bất ngờ, xúc động không nói nên lời.
    - Thế còn với các mối quan hệ ngoài cơ quan ông? Rồi các cơ quan cấp trên, ở thành phố và trên thành phố? Thế còn việc đi học nghiên cứu sinh? Thế còn…
    Sán trả lời tất cả các câu hỏi của người lơ lớ, nhưng anh ta hoàn toàn bất ngờ khi người kia hỏi:
    - Quan hệ của ông với bà nhà thế nào?
    Sán đần mặt ra. Không thể hiểu được vì sao ông ta lại quan tâm đến cả chuyện này. Hiển nhiên không phải là cái gì khác ngoài công việc làm ăn. Cái gì, dù xa xôi mấy cũng chỉ để phục vụ cho việc làm ăn. Mà chuyện vợ chồng anh ta bây giờ thì… Biết trả lời hắn ra sao, cái thằng thổ tả này. Hình như ông ta không đợi câu trả lời. Hay là câu trả lời đã có trong túi, nên ông ta chỉ nêu vấn đề, để anh ta phải quan tâm mà điều chỉnh cho phù hợp. Chả thế mà ông ta nói thế này: Quan hệ gia đình còn là chuyện đối ngoại, làm sao để trong ấm ngoài êm. Không biết trong nhà, vợ chồng ông mặn hay nhạt, ấm hay lạnh, nhưng bên ngoài dút khoát phải êm. Không được để cho dư luận dị nghị bất cứ điều gì…
    Phải công nhận thằng cha này sâu sắc. Cứ nghĩ nó lơ lớ thế, ngô ngọng khi chọn từ để nói chuyện, tưởng hắn không biết gì. Chẳng qua là nó không thật thạo tiếng mình nên diễn đạt khó khăn thôi, chứ trong cái đầu đinh kia là cả một kho hiểu biết, và tinh toán thì… mình phải bái phục…"
    - Hai là, công tác của bà nhà đang gặp khó khăn. Không biết ông chia sẻ được gì?
    Sán cũng có biết mấy tờ báo đang đánh vợ mình.
    Nhưng tình cảm và cả suy nghĩ của anh ta, đều không có biểu hiện gì cụ thể rằng anh ta chia sẻ như thằng cha này hỏi. Xem ra ông ta vẫn đang chờ câu trả lời của mình. Cứ nhìn mắt ông ta thì biết. Anh ta đành thú thật là mình không biết làm thế nào. Người đầu định nặn ra một nụ cười xã giao:
    - Thế là ông chưa coi tôi như những người bạn tốt. Bạn tốt không ai bỏ nhau trong hoạn nạn. Bạn tốt phải chia sẻ với nhau. Đề nghị ông, từ nay gặp bất cứ điều gì khó khăn đều nói cho chúng tôi biết. Về khó khăn bà nhà đang gặp phải hiện nay, chúng tôi sẽ có cách hỗ trợ. Cuối cùng, ông cho biết kết quả của việc giới ngân trên? Cụ thể và trước tiên là bao giờ chúng tôi có giấy phép đầu tư?
    Sán đề xuất một cuộc gặp gỡ giữa đối tác với mấy quan chức quan trọng của các cơ quan hữu quan tại… - trong óc anh ta, khách sạn Bàn tay vàng là rất tuyệt rồi nên anh ta nêu tên địa điểm ấy. Người lơ lớ lắc đầu:
    - Ông có hai cái sai: Nếu tôi không hỏi thì ông cũng không chủ động đề xuất. Đã nói rồi, gặp khó khăn, cản trở gì, phải cho biết ngay! Thứ hai là ông chọn địa điểm quá tầm thường, không có tính hấp dẫn.
    - Tôi đề xuất một địa điểm khác, ở ngoài biên giới Việt Nam. Ông lựa lời ướm thử xem các vị ấy có vui lòng dành cho chúng tôi một khoảng thời gian tối thiểu là bốn đến năm ngày không? Ít nhất là bốn ngày. Đi vào thứ sáu hoặc chiều thứ năm, về vào thứ hai, như thế chỉ mất hai ngày làm việc thôi. Địa điểm cụ thể à? Ông cứ nói là, đảm bảo chưa vị nào đặt chân đến, một nơi đã từng tổ chức thì hoa hậu thế giới. Được chưa?
    Nhìn vào mắt Sán, người nói lơ lớ đoán được anh ta đang nghĩ gì liền nói ngay:
    - Dĩ nhiên ông là khách víp của chúng tôi rồi.
    "Đúng là nó đi guốc vào bụng mình". Sán nghĩ thầm.
    - Nào, mời ông dùng món đi, để ta còn vào tiếp công đoạn ba. Phải thừa nhận là Việt Nam có nhiều con gái đẹp, hơn hẳn bên chúng tôi.
    Bữa hôm nay đều là những món ăn nhẹ nhưng cực kỳ nặng với chức năng bổ dương: Súp vây cá mập, nầm dê, cà dê, ngầu pín dê, cà gà, còn rượu là rượu ngâm tay gấu pha mật gấu.
    
- o O o -

    Chuyện hôm qua giúp Kiên trút được gánh nặng.
    Điều quan trọng nhất là đã tìm ra được nguyên nhân.
    Nhưng nên thế nào đây, khi bên mình thật ra chỉ lãnh đạo, chỉ đạo chứ không bắt tay vào những việc cụ thể. Cơ chế phối hợp là chuyện phải giải quyết. Nếu cứ tách bạch ra thì rõ ràng là hai bộ máy, hai chức năng, hai nhiệm vụ. Hai bộ máy hoạt động thì phải độc lập rồi. Bên mình không thể làm thay bên chính quyền. Sẽ bị phê bình là bao biện, dẫm lên chân người khác. Mà bên ấy thì đang lúng túng quá. Đồng chí chủ tịch, không biết đi nước ngoài đã về chưa? Đã nắm được tình hình chưa? Nhất là diễn biến mấy hôm nay. Đã vào cuộc được chưa? hay là "Sau khi cân nhắc, tao giao cho mày". Như cái thằng lém Đoàn Hùng đã đọc. Anh gọi cậu ta lên.
    - Cậu làm cho tôi mấy việc này: Một là hỏi xem đồng chí chủ tịch đã về chưa. Hai là, nếu chưa về thì đề nghị đồng chí phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế chuẩn bị giúp báo cáo vấn đề nút cổ chai Linh Vân: Yêu cầu số liệu hết sức cụ thể, chính xác. Gửi sang bên này ngay. Ba là, bên ấy chủ động bố trí càng sớm càng tốt một cuộc họp với các thành phần, đối tượng liên quan trực tiếp đến vụ giải toả nút cổ chai. Nói rõ là tôi sẽ tham dự cuộc họp ấy nhưng chỉ là để nắm tình hình thôi. Hôm qua tôi với cậu nghe cả rồi đấy. Cậu nói bên ấy chuyển sang cả danh sách những người được chia đất nhớ. Bốn là,… à mà thôi không cần đâu. Nói tóm lại chuẩn bị tất cả những việc mà báo chí đã nêu. Kể cả tổng thể lẫn cụ thể. Càng cụ thể, chi tiết, càng tốt.
    Thanh Diệu vào phòng họp vừa lúc Kiên từ khối Quận uỷ bên kia đi tới. Anh gọi di động cho chị, hẹn đến trước nửa giờ để còn tranh thủ nói chuyện. Một cuộc hẹn hò đấy. Nhưng là cuộc hẹn về công việc, liên quan trực tiếp đến an nguy của cả hai người.
    Anh nhìn chị âu yếm:
    - Hình như em vẫn chưa rứt ra được khỏi chuyện gia đình phải không? Đấy là chuyện tế nhị, và không thể một sớm một chiều giải quyết xong được đâu. Phải kiên nhẫn, phải thuyết phục, phải chờ đợi, và có khi còn phải chịu đựng nữa đấy em ạ.
    Đang nói, anh chợt ngừng lại. Hình như chị không chú ý lắm đến điều anh nói. Chị nhìn anh đăm đăm.
    Anh cũng không biết nói thế nào, ngoài nét lo lắng bồn chồn công việc, không khó nhận ra nét buồn đau trong đôi mắt đẹp kia.
    - Đùng lo lắng quá. Thế nào cũng gỡ ra. Miễn là chúng ta không có khuyết điểm. Ý anh nói là không xơ múi, không tu túi gì. Còn sai thì sửa, thì nhận trách nhiệm, thì chịu kỷ luật. Người ta có thể phê phán chúng ta sai lầm, nhưng không thể khinh bỉ chúng ta vì chúng ta hèn hạ, dùng chức quyền để cầu lợi.
    Chả biết có phải máu tuyên huấn của bố vợ truyền sang không mà Trần Kiên cũng hay thuyết lý giảng đạo thế? Hay, đấy là suy nghĩ thật của anh trước những vụ việc liên tiếp gần đây. Thanh Diệu không hưởng ứng suy nghĩ ấy, chị đang bận tâm đến một việc khác:
    - Anh chủ trì cuộc họp này đấy nhớ.
    Kiên ngạc nhiên:
    - Ở kìa, họp bên Uỷ ban, Uỷ ban mời, sao anh lại chủ trì?
    - Nhưng mà trong cuộc họp nào anh là lãnh đạo cao nhất.
    - Không được đâu em. Nó không đúng nguyên tắc.
    Thanh Diệu nhìn anh cầu khẩn:
    - Vẫn biết vậy. Nhưng làm sao em tự chủ được khi có anh ngồi đấy? - Dừng lại một chút, chị ngập ngừng hạ giọng như nói một việc riêng tư với người yêu - Anh không chiều em được à?
    Anh nhìn chị thương cảm. Ngoái đầu rất nhanh lại phía sau, anh nắm tay chị, nói một điều đã cất giữ trong lòng từ lâu:
    - Bây giờ, vào lúc vô cùng khó khăn trong công việc anh mới nói với em điều hệ trọng này: Anh thuộc về em… Chỉ có điều, ta không thể, thậm chí không bao giờ có những biểu hiện thông thường của tình cảm ấy mà thôi. Còn ở đây, lúc này, cuộc họp nào trước mọi người, anh phải giữ đúng nguyên tắc làm việc em ạ!
    Chị đặt tay lên bàn tay anh đang nắm tay mình, bóp nhẹ. Giá không có cuộc họp. Giá không có mấy bài báo chết tiệt. Giá ở quán cà phê Bằng Lăng thì nhất định chị đám liều… Chị cảm thấy hạnh phúc. Nhưng chị biết trời cho chị thế này là nhiều lắm rồi. Chị cảm thấy vững tâm, tự tin trở lại.
    - Anh cũng biết em yêu anh chứ?
    Anh gật đầu bóp mạnh tay chị, đặt nốt tay kia lên tay chị. Bốn bàn tay nắm chặt lấy nhau. Đấy là một cam kết, là lời thề, đã thuộc về nhau mãi mãi - chị hít một hơi thở sâu, không còn đâu nét đau buồn, nét lo lắng, giờ là khuôn mặt đẹp, rạng rỡ, tươi cười:
    - Tôi chấp hành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư!
    
- o O o -

    Không biết có phải Bí thư cũng họp hay không mà mọi người đến rất đúng giờ. Thanh Diệu giới thiệu và mời bí thư Quận uỷ chủ trì cuộc họp.
    Trần Kiên nói:
    - Thế đồng chí chủ tịch đâu? Tôi được thông tin đồng chí ấy về rồi cơ mà.
    - Báo cáo anh, đồng chí chủ tịch mới về tối qua. Vì còn mệt và cũng chưa nắm được tình hình diễn biến gần đây, nên đồng chí ấy báo cáo không tham gia.
    - Thế thì đồng chí thay đồng chí chủ tịch chủ trì đi!
    "Ừ thì mệt, ừ thì không nắm được, nên không chủ trì, nhưng cũng phải dự mà nghe thì mới nắm được chứ. Nước sôi lửa bỏng thế này". Anh nghĩ thế thôi, Thanh Diệu đã: "Xin phép đồng chí bí thư, chúng ta bắt đầu".
    Trưởng ban giải phóng mặt bằng Quận không biết việc bí thư Quận uỷ đã vi hành vào đền Linh Vân nên cứ cao giọng đổ riệt cho nhà đền không chịu di dời. Trần Kiên giơ tay xin phát biểu:
    - Xin lỗi đã ngắt ngang ý kiến đồng chí. Hình như không phải là họ không chịu di dời.
    Báo cáo đồng chí, đồng chí cứ quá bộ ra mà xem. Tăng ni phật tử cứ biểu tình ngồi cả ngày ngoài ấy! Báo chí đã chụp ảnh, viết bài…
    - Thế ta đưa ra mức đền bù thế nào?
    - Mức cao nhất ạ!
    - Mà họ cũng không nhận?
    - Dứt khoát không nhận ạ!
    - Ở vào địa vị tôi, tôi cũng… cóc nhận…
    Cả phòng họp bất ngờ với câu văng cóc nhái từ cửa miệng Bí thư, ngay giữa cuộc họp, lại càng bất ngờ trước ý kiến ông:
    - Sao các đồng chí lại ứng xử với nhà đền như với một hộ dân nhỉ. đây là một công trình văn hoá, dù giá trị kiến trúc, giá trị lịch sử, giá trị văn hoá không vào cấp quốc gia thì từ mấy trăm năm nay nó đã gắn liền với đời sống tâm linh, với đức tin của dân làng. Anh mà đối đầu với đức tin ấy, là anh vỡ đầu, vỡ mặt đấy. Người ta sẵn sàng đổi mạng với anh đấy. Ngày xưa các cụ đã nói rồi. "Hôn nhân, điền thổ, vạn cổ chi thù" là gì? Tôi biết nhà đền dứt khoát không nhận đền bù, mà chỉ nhận đền thôi, đền một ngôi đền mới, to bằng cũ, giống hệt ngôi cũ, bằng vật liệu cũ, (cái nào hỏng thì thay thế). Các anh cứ làm cho tôi, dân làng tôi giám sát. Nhà đền nói thế đấy Sao ta không làm được?
    - Thế thì sẽ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm ạ!
    - Nguy hiểm chết người à? Có chết người, có tốn thêm một tỉ mà giữ được lòng tin của dân thì cũng cứ phải làm. Đồng chí làm dự toán phá dỡ, xin lỗi tháo đỡ, di chuyển, xây lắp ở địa điểm mới, thoả thuận với phường, với nhà đền về địa điểm sẽ chuyển đến v.v… Đề nghị đồng chí phó chủ tịch Uỷ ban kết luận theo phương án ấy.
    Trưởng ban giải phóng mặt bằng không dám phản đối ý kiến của bí thư, nhưng anh ta có vẻ không tâm phục khẩu phục cái đoạn ý kiến nhà đền thế này thế nọ.
    Sau khi phó chủ tịch kết luận anh ta xin phát biểu, cũng nói rõ là sẽ chấp hành chỉ đạo của Quận uy, Uỷ ban, nhưng… do dự một lát anh lễ phép hỏi:
    - Nhưng căn cứ vào đâu mà ta nói rằng nhà đền Linh Vân thuận theo phương án ấy ạ?
    Hùng giơ tay, không đợi người chủ trì đồng ý đã nói luôn:
    - Đích thân anh Kiên vào đền gặp nhà đền và bà con tăng ni phật tử hôm trước rồi. Tất nhiên về mặt hành chính còn phải làm văn bản cam kết vòi nhà đền đã.

Xem Tiếp Chương 17Xem Tiếp Chương 20 (Kết Thúc)

Luật Đời & Cha Con
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Xem Tập 11
  » Xem Tập 12
  » Xem Tập 13
  » Xem Tập 14
  » Xem Tập 15
  » Đang Xem Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi