Miles, Meynier và GBT Mỹ không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến việc thu thập tin tức tình báo về Đông Dương thuộc Pháp. Anh, Nước Pháp tự do và Trung Quốc cũng tìm kiếm thông tin liên quan đến sức mạnh và di chuyển của quân đội Nhật với hy vọng lấy được những đầu mối cho kế hoạch tương lai của họ. Người Anh theo dõi rất chặt chẽ vì sợ thật thành công trong việc đưa Ấn Độ vào GEACPS. Nước Pháp tự do dưới sự lãnh đạo của de Gaulle cố xác nhận vị thế như một chính phủ hợp hiến của Pháp nhưng không gây nguy hại cho yêu sách đòi chủ quyền của người dân trên khắp Đông Dương. Người Trung Quốc, sợ rằng một cuộc tấn công vào sườn phía nam của họ có thể buộc Tưởng Giới Thạch và các bộ trưởng của ông ta phải rút lui, thậm chí sâu hơn vào nội địa. Cả bốn nước này là kẻ thù của Nhật và nước Pháp của chế độ Vichy do hoàn cảnh, nhưng không nước nào ở tư thế thích hợp để nhận được thông tin trực tiếp từ Việt Nam. Vì vậy, câu hỏi then chốt dành cho họ là làm sao có thể thu được thông tin tình báo cần thiết. Câu trả lời đến dưới dạng nhóm 3 điệp viên duy nhất còn được gọi là GBT.
"GBT" được tạo thành từ những chữ cái dầu của họ của ba cá nhân đặc biệt: Laurence "Laurie" Gordon, Harry Bernard và Frank "Frankie" Tan. Nhiều năm trước khi mạng lưới GBT sụp đổ, Gordon đã cung cấp thông tin cho người Anh, Bernard cho người Mỹ và Tan cho người Trung Quốc trong cái mà một cựu quân nhân của OSS mô tả là "một ví dụ thực sự sáng ngời của hợp tác quốc tế". Gordon được chấp nhận là lãnh đạo nhóm, nhiều người nói một cách đơn giản là bộ ba và mạng lưới thông tin mà GBT thiết lập là nhóm Gordon. Gordon là người có mối quan hệ rộng rãi. Sinh tại Canada, ông là công dân Anh, có tư gia tại California, nhưng nhiều dự án kinh doanh đã đưa ông đi khắp thế giới. Sau khi bán đồn điền cà phê của mình ở Kenya, ông thử kinh doanh dầu sinh lời cao, quản lý những hoạt động khoan phá ở Ai Cập, Trung Quốc và Madagascar. Năm 1938 ông đến Hải Phòng, Đông Dương thuộc Pháp, quản lý các công ty kinh doanh dầu cho Tổ hợp Cal-Texaco có trụ sở tại Beaumont, Texas. Mùa thu năm 1940, khi quân Nhật kéo vào khu vực này, ông đã rời miền Bắc Việt Nam để về Mỹ.
Sau khi ổn định bản thân và gia đình tại California đầu năm 1941, ông báo cho chủ về việc thay đổi chỗ ở của mình, nhưng Cal - Texaco muốn thuê ông trở lại Đông Nam Á để "trông nom nhưng lợi ích của hãng". Gordon đồng ý và bắt đầu thu xếp cho chuyến đi, nhưng nhưng sự kiện tháng 12 năm 1941 đã thay đổi đáng kể kế hoạch của ông. Với việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và hai bên tuyên chiến, đi tới Đông Dương đòi hỏi phải qua một nước bị kẻ thù chiếm đóng - một kỳ công không dễ dàng từ bên kia đại dương. Vì vậy Cal - Texaco đã nghĩ ra một kế hoạch cài Gordon vào Đông Dương dưới "vỏ bọc bán chính thức".
Thật là một sự trùng khớp ngẫu nhiên, chính người bạn đồng liêu của Bill Donovan, ngài William Stephenson, lại cung cấp vỏ bọc cho Gordon. Stephenson - "người có tên Dũng cảm" của Winston Churchill - đã giúp Gordon gia nhập Cơ quan Tình báo Anh, và Gordon được "bí mật bổ nhiệm làm đại uý tình báo quân đội". Nhiệm vụ của ông là thiết lập một mạng lưới tình báo ở Đông Dương phối hợp với Phái bộ quân sự của Nước Pháp tự do (FMM) đóng cùng chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, nhưng nhiệm vụ của Gordon nói dễ hơn làm nhiều.
Bất luận là quốc tịch nước nào, thu thập tin tức tình báo ở mặt trận Trung Quốc đều rất khó khăn. Tướng Tai Li, giám đốc tổ chức tình báo của Tưởng Giới Thạch, cố gắng kiểm soát tất cả mọi việc và mọi người ở Trung Quốc, nhất là về việc mua thông tin. Khi Tai Li còn tại vị ông ta đã làm như vậy với một bàn tay sắt dưới điều khoản bảo vệ cá nhân chính ông ta. Danh tiếng của Tai Li lan xa: ông ta được biết đến trên khắp Trung Quốc và trong cộng đồng tình báo Mỹ, Anh và Pháp. Tại Washington ông ta được biết đến như một kẻ ám sát (Tai Li được cho là đã hạ sát ngay cả mẹ đẻ của mình) đã lập ra các trại tập trung để giam hãm những kẻ thù chính trị của ông ta. Ông ta không thích và không tin cả người Pháp lẫn người Anh, và họ thấy rất khó làm việc với ông ta ngay trong những hoàn cảnh tốt nhất. Đi lại bên trong Trung Quốc rất khó khăn nếu không được tổ chức của Tai Li cho phép, và gần như không làm được bất kỳ việc gì nếu không có "những quan hệ" cực kỳ quan trọng. Có được giấy thông hành và những giới thiệu cần thiết đòi hỏi những thủ tục rắc rồi chỉ ít người biết đến. Vì thế, tháng 6 năm 1942 khi Gordon bước ra khỏi máy bay xuất phát từ New Delhi với hai chiếc radio xách tay mà ông đã kiếm được từ một người bạn tại đó ông đã bước vào một thế giới phức tạp của các thế lực chính trị cả Trung Hoa và Pháp.
Gordon nhanh chóng phát hiện ra những khó khăn khi cố gắng làm việc theo nguyên tắc chỉ đạo của Tai Li và những rào cản ghê gớm hơn liên quan đến hoạt động với FMM ở Trùng Khánh. Năm 1942, de Gaulle không phải là nhà lãnh đạo tuyệt đối của Nước Pháp tự do. Dù dương nhiên ông có những người ủng hộ, song nhiều người vẫn trông cậy vào vai trò lãnh đạo của tướng Henri Giraud, một nhân vật kháng chiến có tên tuổi. Còn có những kình địch trong các sĩ quan của FMM, và mưu toan làm việc với một nhóm bất kỳ nào cũng tạo ra sự chống đối từ nhóm khác. Gordon thấy mình không thể hoạt động dễ dàng trong FMM và bắt đầu tìm kiếm hậu thuẫn ở nơi khác. Tuỳ viên quân sự Mỹ, đại tá Morris B. Depass Jr. đã giới thiệu ông với đô đốc Trung Quốc Yang Hsuan-cheng, một người có uy tín "đã uỷ quyền cho Gordon kinh doanh tại tỉnh Quảng Tây với điều kiện là ông không được cộng tác với tình báo Pháp".
Nằm ở biên giới đông bắc Bắc Kỳ, Quảng Tây là địa bàn tuyệt vời cho hoạt động kinh doanh. Để bảo vệ lợi ích của công ty, Gordon bắt đầu bằng việc lặng lẽ liên kết với các nhân viên của Cal-Texaco còn ở lại trong khu vực, nhưng công việc của ông sau đó thể hiện một thiên hướng khác. Đại uý Archimedes Patti, một điệp viên của OSS từng điều tra GBT như một phần trọng trách của ông ở Đông Dương tháng 2 năm 1945, phát hiện ra rằng:
Sau đó, dưới vỏ bọc một nhân viên làm nghề tự do, ông ta (Gordon) đã qua Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để nối lại những mối liên hệ cũ, tập hợp lại những người Pháp và Việt Nam trung thành, mua nhưng lượng lớn xăng dầu và các mặt hàng khác cung ứng cho thị trường chợ den Trung Quốc, cùng lúc đó tổ chức một mạng lưới chỉ điểm vì lợi ích của việc thu hồi tài sản của công ty. Những gì lúc đầu có lẽ là sự sắp đặt tình cờ sau đó bắt đầu mang dáng dấp của một tổ chức tình báo nghiệp dư.
Trong năm hoạt động đầu tiên của mình, để dền đáp lại việc cung cấp thông tin, Gordon đã xoay được quỹ, trang thiết bị từ người Anh và nhân sự từ người Trung Quốc. Quan trọng hơn, ông kiếm được hai bạn hàng người. Đấy ỹ là Harry Bernard và Frank "Frankie" Tan. Bernard là một viên chức của hãng British-owned Asian Tobacco Monopoly và là cựu nhân viên của Cal-Texaco. Được mô tả là "nói ít và biết nhiều", ông là một nhân vật bí ẩn và thú vị. Cái đầu lạnh, cảm giác mạnh về năng lực và sẵn sàng cư xử kín đáo đã khiến ông trở thành một viên chức mẫu mực trong thời bình và bây giờ làm ông trở thành tài sản vô giá đối với Gordon. Trong những năm đầu của GBT, vai trò của ông thường bị che khuất bởi một Gordon tràn đầy nghị lực. Tuy nhiên sự hiện diện của Bernard bảo đảm cho bộ ba rằng những nhiệm vụ kém phần hấp dẫn của mạng lưới sẽ được hoàn thành mỹ mãn. Cho đến đầu năm 1945 các báo cáo của OSS và người Pháp có xu hướng xếp Bernard và Tan như hai thành viên phụ của GBT. Dù vậy, vào thời gian đó Tan đã tạo dựng cho mình tiếng tăm đủ để dệt nên thiên sử hấp dẫn nhất của mình.
Là thành viên trẻ nhất trong nhóm, Tan mang trong mình hai dòng máu Trung Quốc và Mỹ. Sinh ra tại Mỹ và học tại trường Boston Latin, Tan xuất thân trong một gia đình am hiểu cách mạng: người cha đã dính líu đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ nhà Thanh. Sau khi di cư sang Mỹ, cha Tan trở thành một bác sĩ thành đạt nhưng vẫn cảm thấy một hàng rào ngăn cách giữa ông và những người đồng tuế và "bị phân biệt đối xử với người da trắng". Vì vậy, với những cơ hội có vẻ đang mở ra trên đất nước Trung Quốc đầu những năm 1930, gia đình Tan chọn con đường hồi hương giúp Trung Hoa Dân Quốc xây dựng một đất nước ổn định và thịnh vượng. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành cơ khí, Frank Tan đi làm cho General Small tại trụ sở riêng của Tưởng Giới Thạch, qua đó tạo được nhiều đầu mối trong cộng đồng người Hoa.
Thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Trung, ông có thể hoạt động hiệu quả trong nhiều môi trường và với nhiều dân tộc khác nhau. Tan cũng liên hệ với người Anh. Dù chuyên môn kỹ sư của ông tỏ ra có ích trong công việc với General Small, nhưng nó không chuẩn bị cho ông đến với vô số vai ông sẽ đóng với tư cách một thành viên của nhóm Gordon. Giống như Gordon, Tan nhận trợ giúp của người Anh - Cơ quan Tình báo Anh (MI5) đã huấn luyện Tan một số kỹ năng hoạt động bí mật. Ông cũng được huấn luyện cùng Đơn vị kỵ binh Rajputana 10. Năm 1938, Tan đến Đông Dương thuộc Pháp, nơi ông sẽ trực tiếp liên quan trong 7 năm sau đó.
Tan chỉ mới 26 tuổi khi gặp Gordon tại Hà Nội năm 1938. Mặc dù ông và Gordon sớm trở thành những người bạn tốt, nhưng hai người vẫn không cùng định đến hoạt động tình báo cho đến chuyến trở lại Đông Dương bí mật của Gordon năm 1942. Tuy vậy Tan không nhàn rỗi chút nào trong những năm tháng đó. Thành tích ban đầu của Tan đã cung cấp cho ông vô số kỹ năng làm nên thành công của GBT, và sau cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3 năm 1945 chính điều này đã làm Tan có tư thế hoàn hảo được trở thành người Mỹ đầu tiên đến Đông Dương cùng Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Nhật - Trung, Tan chuyển lậu hàng quân sự Mỹ vào Trung Quốc, một nhiệm vụ không chỉ đòi hỏi những kỹ năng che đậy mà còn cả lòng can đảm và sự từng trải. Tất cả những đặc tính đó đã sớm được thử thách khi ông bị Nhật bắt năm 1941 sau khi lên một con tầu dự định khởi hành đi Hồng Kông. Tan đã sử dụng nhiều mối quan hệ của ông trên khắp Việt Nam để làm cho việc đi lại của ông với tư cách là liên lạc viên bí mật giữa Trung Quốc và Đông Dương trở nên dễ dàng. Nghi ngờ những hoạt động của Tan, một tầu tuần tra Nhật đã kéo con tầu kia vào bến và bắt Tan để thẩm vấn. Ý thức được hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc của mình, Tan nhìn quanh căn phòng thẩm vấn bé nhỏ hầu tìm ra biện pháp trốn thoát khả thi nhưng vô vọng.
Bất chợt Tan than với lính Nhật rằng ông bị bệnh lỵ nặng và cần đi vệ sinh. Cho đây chỉ là trò bịp bợm, quân Nhật từ chối đề nghị của ông. Tuy nhiên Tan đâu dễ chịu buông tay. Ông lại than vãn và bắt đầu kéo quần xuống như thể để giải quyết "nỗi buồn". Đến nước này các sĩ quan Nhật buộc phải cho ông vào nhà vệ sinh, khoá cửa và cử người gác bên ngoài.
Tan nhảy qua cửa sổ và trốn thoát vào Hãng Texaco của Mỹ. Vì thật và Mỹ lúc đó còn chưa tuyên chiến nên quân Nhật không thể dùng vũ lực bắt một công dân Mỹ. Nửa đêm Tan được ấn lên thùng một chiếc xe và đưa ra cảng. Tại đây thuyền trưởng một con tầu của của Na Uy chuẩn bị đi Hồng Kông đã cho ông lên boong. Quân Nhật tiếp tục truy đuổi, nhưng khi tầu của một nước trung lập đang trên hành trình chúng không thể bắt nó dừng lại. Thất bại ê chề, chiếc tầu tuần tra Nhật kè sát con tầu chở Tân với hy vọng được phép lên boong bắt Tan. May thay, chúng không nhận được cái chúng cần và Tan đến được Hồng Kông an toàn. Từ đây những thành tích chói lọi của ông tiếp tục gắn với sứ mạng quân sự của người Anh đến Burma Road(1).
Cuộc đào thoát của Tan lên tầu Na Uy, một nước trung lập không phải là cuối cùng vì sau cuộc ném bom Trân Châu Cảng những tầu Na Uy và thuyền trưởng của chúng còn trở nên hữu dụng hơn đối với Tan và GBT. Mạng lưới đã thuê những con tầu trung lập để vận chuyển hàng quân sự từ các kho hàng ở Đông Dương thuộc Pháp sang Thượng Hải. Hàng được chuyển qua trước mũi quân Nhật khi GBT đưa chúng ra khỏi cảng Hải Phòng để lên đường tới Rangoon và Burma Road. Trong một sứ mạng như thế Tan lại bị quân Nhật bắt.
Ông vừa hoàn thành một hợp đồng bán xăng máy bay cho người Pháp để ngăn không cho rơi vào tay Nhật và đang chuẩn bị khởi hành về Việt Nam thì bị Nhật bắt lần thứ hai.
Chứng cứ về những hoạt động của ông thời gian đó, một tấm séc nhận từ người Pháp có mệnh giá 40.000 đô la nằm trong ví của ông. quân Nhật đã thẩm vấn và khám xét ông nhưng chúng lại quên kiểm tra những thứ đựng trong chiếc ví. Ông được thả và nhanh chóng lên một chiếc tầu Na Uy. Một lần nữa, lần này còn có cả nguồn tiền bạc đáng kể, Tan lại về được lãnh thổ của Đồng Minh bình an vô sự.
Tan cho thành công của mình và GBT là do khả năng "bắt đầu từ dưới đáy". Mỗi thành viên trong nhóm bắt đầu với những nhiệm vụ bí mật đơn giản nhất và rồi phát triển năng lực của mình qua thời gian. Hầu như ngay lập tức cả ba người có thể cung cấp cho Đồng Minh cái mà Tan gọi là "phần đại cương của công tác tình báo", hay kiến thức chung như thông tin về vùng quê và "cách đi từ A đến B sao cho không ai thấy bạn". "Kiến thức chung", Tan chỉ rõ, "không thể có được một sớm một chiều. Nó được hiểu là một việc làm hợp pháp đưa bạn đến một xứ sở để bạn hiểu xứ đó và người dân ở đó. Bạn biết ai có thể tin tưởng". Cả ba ông đều có việc làm hợp pháp trong nước. Vì điều hành kinh doanh chính thức tại Việt Nam trước khi chiến tranh bùng phát nên họ có thể tiếp tục sinh hoạt trong những nhóm xã hội có cùng nghề nghiệp chính thức và đưa những người bạn và đồng nghiệp gần gũi nhất từ trước Chiến tranh thế giới 2 vào mạng lưới của mình.
Những mối quan hệ không đếm xuể này đã cung cấp cho họ cơ sở hỗ trợ rộng lớn. Gordon báo cáo rằng ông "có thể ghé thăm nhóm những người bạn Pháp trung thành - những người biết và tin tôi". Điệp viên "số 2" của Gordon trong mạng lưới người Pháp là Helen Tong, thư ký của ông, một người Hoa tỵ nạn đến từ Việt Nam. Chị gái của Helen là Janet cũng làm việc tại văn phòng của GBT và mẹ họ, bà Tong, điều hành "hộ gia đình" GBT. Cả ba là những nhân viên quý giá - như khả năng phiên dịch từ tiếng Trung sang cả tiếng Anh và tiếng Pháp, kỹ năng văn phòng và tổ chức của họ. "Số I" của Gordon hay điệp viên quan trọng nhất là Andre Lan, được biết đến dưới mã số "nhân viên số 22", một người quốc tịch Pháp đã có nhiều năm sống ở Đông Dương và đã chỉ đạo đưa nhiều người Pháp vào mạng lưới. Sau này Lan đã được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh vì những thành tích của mình.
Bernard hoạt động tương đối đễ dàng trong giai đoạn trước khi Nhật đảo chính. Thực vậy, những thường dân Mỹ từ Việt Nam trở về đầu năm 1943 báo cáo với các nhân viên OSS ở Trung Quốc rằng họ được đi lại "tự do" trong thành phố và còn có thể kiếm được cả giấy phép ra ngoài thành phố nữa. Những đầu mối liên lạc người Hoa của Tan cũng hết sức cần thiết. Khi nhóm cần vào Sài Gòn một cách bí mật, họ đến gặp một nhân viên Texaco người Hoa, một trong những đầu mối của Tan, để nhờ giúp đỡ và được đáp ứng. Nói chung, mạng lưới của GBT được tạo dựng bởi "gia đình của những người tình nguyện" gồm nhiều quốc tịch: Canada, Mỹ, Pháp; Trung Quốc, Việt Nam và Na Uy.
Không ai trong số ba thành viên kiếm tiền cho những nỗ lực của mình mặc dù chi phí của họ thường được các cá nhân và tổ chức khác đài thọ. Cuối cùng GBT đại diện cho quyền lợi và nhận nguồn tài chính từ những người Hoa, đặc biệt là đô đốc Yang - người đứng đầu cơ quan tình báo của Hội đồng Quân sự Trung Hoa Dân Quốc (dưới trướng Tai Li) và tướng Trương Phát Khuê - chỉ huy quân đội Quốc Dân Đảng ở các tỉnh miền nam Quảng Tây và Quảng Đông; cơ quan tình báo MI5 của Anh, Nước Pháp Tự do và nhiều người Mỹ, trong đó có các tướng Stilwell và Wedemayer, tướng Chennault - chỉ huy Không đoàn 14 đóng tại Trung Quốc. Gordon, Bernard và Lan tự xem mình là đại diện cá nhân của Chennault và có giấy phép hoạt động thay mặt cho ông ở bất kỳ nơi nào có cơ sở của Không đoàn 14. Bởi tầm quan trọng của các thông tin tình báo từ Việt Nam nên tất cả các nhóm này đều muốn kiểm soát các hoạt động của GBT và tiếp cận nhân viên trong mạng lưới của họ. Tuy nhiên, đến giữa năm 1942 thành công của họ có thể được cho là nhờ họ sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai trong khi vẫn không phụ thuộc người nào. Dù nhiều người trông cậy nhóm Gordon cung cấp tin tình báo về Đông Dương, nhưng GBT không phải là tổ chức duy nhất vật lộn nhằm phát triển một mạng lưới hiệu quả.
OSS đã hoạt động không mệt mỏi từ khi nổ ra khi chiến tranh Thái Bình Dương để tạo dựng sự hiện diện tại mặt trận đó nhưng không mấy thành công. Tướng Douglas McArthur có cơ quan tình báo riêng và thấy không cần đến OSS trong khu vực tác chiến của mình. Nhưng như nhà sử học R. Harris Smith đã giải thích: "Việc ngăn chặn hoàn toàn OSS khỏi Nam Thái Bình Dương có một tác dụng phụ quan trọng về mặt tổ chức - Donovan bị buộc phải duy trì một căn cứ Trung Quốc cho các chiến dịch ở châu Á". Việc thành lập "căn cứ Trung Quốc" sau đó cũng đẩy OSS vào các vấn đề của Đông Dương. Tuy nhiên, như với bất kỳ vấn đề nào ở Trung Quốc trong những năm 1940, việc thành lập một căn cứ tác chiến là nhiệm vụ không dễ dàng. Vì thế Donovan buộc phải tìm một người hiểu biết về Trung Quốc và có thể đạt được một số thành công khi làm việc trong và xung quanh những ranh giới do Tai Li và Tưởng Giới Thạch tạo ra. Người được lựa chọn cho việc này là đại uý Hải quân Mỹ Milton "Mary" Miles.
Tổng thống Roosevelt đã trao trách nhiệm quan trọng thu thập tin tình báo ở Trung Quốc cho hải quân ngay tứ đầu chiến tranh, và tháng 3 năm 1942 Miles được cử đến Trùng Khánh để lãnh đạo Nhóm Hải quân Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của ông là phát triển các trạm khí tượng và một hệ thống cảnh giời bờ biển để hỗ trợ cho Hạm đội Thái Bình Dương. Trong nhiều lý đo, Miles là lựa chọn hoàn hảo cho vị trí này. Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân năm 1922, ông bắt đầu chuyến công tác kéo dài 5 năm tại Hương Cảng. Kết quá là Miles trở nên thông thuộc một sổ lượng lớn các hải cảng dọc miền duyên hải Trung Quốc cũng như những con sông chảy ra ngoài lãnh thổ nước này. Ông say mê văn hoá và lịch sử Trung Hoa và học được tiếng Quảng Đông và Quan thoại. Sự sành sỏi các món ăn và ngôn ngữ Trung Hoa của ông đã gây được thiện cảm của nhân vật quan trọng nhất - Tai Li. Miles và Tai Li nhanh chóng phát triển mối quan hệ công tác tốt và Tai Li đồng ý giúp Miles theo đuổi mục đích tình báo của mình. Bởi nhóm Hải quân Trung Quốc hoạt động nhằm làm vui lòng chính phủ Trung Quốc nên Miles rút ra kết luận, cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình là tạo dựng một "kế hoạch hữu nghị" nhằm kết hợp một mạng lưới tình báo của Mỹ và Trung Quốc. Dường như có những chữ ký dịch thực từ các chính phủ đáng kính của họ, kế hoạch hữu nghị đã tiến triển, với Hải quân Mỹ đi đầu trong việc thu thập tin tức tình báo ở Trung Quốc và Đông Dương láng giềng. Mùa thu năm 1942, Donovan "hăm hở thực hiện một cách liều lĩnh nhiều hoạt động quy mô của OSS ở một nơi nào đó", hy vọng mối quan hệ của Miles với người Trung Quốc cũng là cơ hội đối với OSS. Điệp viên Donovan cử đi đánh giá mối quan hệ Miles - Tai Li đã báo cáo về rằng Miles "đã giải quyết được toàn cảnh lục đục nguy hại, và OSS có thể hoặc chấp nhận đề nghị của ông ta và được đặt vào tư thế hành động, hoặc từ chối nó và có ít cơ hội phát triển căn cứ tác chiến ở đó", Chấp nhận độc quyền của hải quân về tin tình báo trong khu vực, ít nhất cũng là tạm thời, tháng 12, Donovan chỉ định Miles làm giám đốc OSS khu vực Viễn Đông.
Kế hoạch hữu nghị được chính thức hoá và tháng 4 năm 1943 được chính phủ phê chuẩn như Tổ chức Hợp tác Hán - Mỹ (SACO) với Tai Li làm giám đốc và Miles làm phó giám đốc SACO sẽ tham gia huấn luyện du kích, gián điệp, hoạt động phá hoại và ngăn chặn điện đài. Phía Trung Quốc cung cấp nhân lực và Mỹ chịu trách nhiệm huấn luyện, cung cấp vũ khí, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khác. Miles đã dày công tạo ra những mối quan hệ cần thiết khiến SACO làm việc cho Hải quân Mỹ và Trung Quốc, và ông không mấy vui khi được bổ nhiệm tại OSS. Một điệp viên được Donovan cử đi thẩm định Miles và kế hoạch hữu nghị đã báo về rằng Miles "100 phần trăm là Hải Quân, và 0 phần trăm OSS". Hơn nữa, Miles cũng nói rõ với điệp viên này là ông sẽ không tha thứ cho bất kỳ "sự can thiệp" nào từ phía OSS và sẽ không chấp nhận "bất kỳ nhân viên nào không do ông chọn lựa", và cũng không hành động dựa vào bất kỳ "chỉ thị nào mà ông không cho là sáng suốt". Thậm chí Miles còn doạ "gửi tất cả các đường dây cho OSS nếu các điều kiện của ông không được chấp nhận". Quan hệ của Miles với OSS căng thẳng thậm chí trước khi SACO mở đầu suôn sẻ. Đầu năm 1943 tại Washington Miles hội kiến Donovan và Uỷ ban Kế hoạch của OSS và lo ngại trước những gì tai nghe mắt thấy. Với Miles, vốn tự cho mình là người bạn gần gũi của Trung Quốc, thái độ của những người có mặt là không thể tha thứ. Ông viết: "Cái làm tôi khó chịu nhất là trong những người có mặt có một số thương gia châu Á trước chiến tranh vẫn bám chặt vào đường lối "uy quyền tối cao của người da trắng" cũng như một vài kẻ khác "theo đuôi đường lối Đế quốc Anh", thậm chí còn có một hoặc hai quý ông "hãy thay đổi Trung Quốc già cỗi và nghèo đói.. Về những văn phòng OSS ở Washington thì tại đó có vài kẻ chẳng mấy quan tâm đến chủ quyền của Trung Quốc và không ưa gì chính phủ của Tưởng Giới Thạch".
Bởi vậy, ngay từ đầu việc Miles liên kết với OSS đã diễn ra không xuôi chèo mát mái. Bradley Smith, tác giả cuốn "Những chiến binh bóng tối: OSS và nguồn gốc của CIA", đã kết luận rằng: "Vì cả Tai Li và Miles đều không muốn thấy OSS phát triển và thành công nên thoả thuận của SACO là một trở ngại, một thời gian dài đã hạn chế và kim hãm các hoạt động của OSS ở Viễn Đông". Nhóm tình báo của Miles đã góp phần vào những thành công tại Trung Quốc. Tướng Chennault đã ra lệnh cho một "nhóm khá lớn sĩ quan Hải quân của Miles", những người đã cung cấp cho Không đoàn 14 "tin tình báo về tầu bè, phải giải thích bằng hình ảnh và giữ cho chúng tôi liên lạc thường xuyên với Hạm đội Thái Bình Dương". "Mối liên lạc hiệu quả này", Chennault tuyên bố, "mang lại nhiều lợi ích cho những cuộc tấn công tầu thuyền địch". Lời ca ngợi của ông có ảnh hưởng lớn trên mặt trận Trung Quốc, và trong trường hợp của GBT cũng vậy, sự chấp thuận của ông đã cho phép SACO nhiều tự do hành động. Khi SACO đang được chính thức hoá tại Washington và Trùng Khánh, Miles vỡ lẽ ra là Đông Dương cũng rơi vào tầm hoạt động của ông.
Trong nghiên cứu ban đầu về tình hình miền Bắc Việt Nam, Miles nhận thấy trong những thuật ngữ tình báo, "Không có những hoạt động như vậy" diễn ra, và hơn nữa "tướng Tai Li hầu như không thể làm gì liên quan đến Đông Dương". Vì vậy Miles đã phải trông chờ một nơi nào đó để thực hiện bổn phận của mình. Trở ngại đầu tiên của Miles trong mở rộng thành phần cảnh giới bờ biển dọc theo miền duyên hải Bắc Kỳ liên quan đến quyết định cộng tác với ai ở Việt Nam. Tướng Tai giải thích với ông rằng ở đó có "các nhóm người Pháp, người Anh và người Hoa cũng như một vài nhóm người bản xứ khác, mỗi nhóm có những mục đích và tư tưởng riêng" và rằng trong cộng đồng người Pháp có rất nhiều nhóm đang tranh giành quyền lực. Mùa xuân năm 1943, Miles yêu cầu Donovan giúp giải quyết tình hình này. Donovan cử ông trở lại Trung Quốc nhưng ra lệnh cho ông trên đường đi dừng lại ở Bắc Phi.
Cũng vào mùa xuân năm 1943, tướng Henry Honoré Giraud đảm đương quyền kiểm soát Bắc Phi thuộc Pháp, lúc này đã giành lại tự do từ tay chính phủ Vichy và Đức, và rất vui được tiếp kiến Miles theo thỉnh cầu của Donovan. Giraud đề nghị Miles liên lạc với một anh hùng trẻ tuổi của Hải quân Pháp, sĩ quan Robert Meynier, người tạm thời chưa được bố trí sau khi nhận Huân chương Chữ thập chiến(2) vì đã dũng cảm tấn công tầu ngầm Đức và Italia. Miles và Meynier có thiện cảm với nhau ngay lập tức, và Miles đi đến kết luận rằng ông đã tìm được người giúp đỡ mình. Tuy nhiên ở đây lại nảy sinh bất ổn: Nếu Miles muốn thuê Meynier thì ông phải chấp nhận vợ Meynier như một phần của hợp đồng. Đã được nghe về người người phụ nữ trẻ, người sẽ được biết đến như "công nương của SACO", Miles hăm hở cho bà tham gia hoạt động.
Katiou Meynier, một phụ nữ khả ái mang hai dòng máu Âu và Á xuất thân trong một gia đình Việt Nam danh tiếng. Theo các nguồn tin của Miles thì bác của bà, Hoàng Trọng Phu, là tổng trấn Bắc Kỳ và là một thành viên của Uỷ ban Bí mật của Quốc vương Bảo Đại. Ảnh hưởng của ông, như đã được báo cáo, bao trùm khắp đất nước, trong đó có cả khả năng kiểm soát nhóm chính trị được lựa chọn lớn nhất Đông Dương. Cha bà, Đỗ Hữu Thịnh, là một người có quyền lực thực tế. Theo tường trình thì ông kiểm soát những nhóm chính trị lớn ở Nam Kỳ. Trong nhật ký của mình Miles đã viết những dòng sau đây về Meynier và cha bà:
Cha bà là lãnh đạo nhóm quốc dâm cách mạng lớn nhất Nam Kỳ. Tựu chung họ được gọi là những người Cộng sản, Đỏ, Cách mạng và Bônsevich. Trên thực tế, phần lớn bọn họ là đáng lo ngại không phái vì muốn lật đổ chính phủ mà vì họ trở thành đại diện lớn hơn cho thành phần dân tộc trong chính phủ do Pháp điều hành. Bật luận thế nào họ cũng không xem mình hoàn toàn có khả năng đánh đuổi Pháp cũng như điều hành chính phủ nếu như Pháp bị đánh đuối. Tối không tin từ tất cả những gì nghe được rằng nhìn chung họ muốn người Pháp ra đi cho dù ở đây có một số hành động xúi giục theo hướng đó. Vai trò nổi bật nhất mà họ đóng là đại diện lớn hơn cho người bản xứ trong nghị viện. Vài năm trước, khi nhóm có quy mô lớn mà cha bà Meynier là lãnh đạo được chính phủ Pháp nhượng bộ, thì họ đã tách ra khỏi thành phần Đỏ tả khuynh hơn và trở thành cái được biết là cánh Dân chủ hay Đảng Dân chủ Đông Dương. Cha bà Meynier là lãnh đạo của nhóm này và đem theo hầu hết môn đệ của mình. Họ dường như đổi tên nhóm của mình một cách hú hoạ cho phù hợp với tình hình. Một số người tin rằng họ chống Pháp. Đã sống với họ suốt cả đời mình, bà Meynier có thể được xem là một chuyện gia về vấn đề này.
Bà Meynier, Miles kết luận, "đặc biệt khao khát được báo vệ người dân nước mình trước cả Pháp và Nhật Bản cũng như trước tất cả những thế lực nước ngoài khác", một tình cảm phù hợp với yêu cầu của Miles cũng như của chính bà. Do đó Miles kết luận, có nhiều cái lợi thu được từ bà Meynier và ảnh hưởng của gia đình bà. Tuy nhiên, tướng Giraud thông báo cho ông rằng đưa người nhà Meynier vào nhóm có thể đặt ra, như ông trình bày, "chút ít khó khăn".
"Khó khăn" là Katiou Meynier bị giam trong một trại giam Đức trên đất Pháp. Miles đồng ý với điều kiện giải thoát bà và để OSS thu xếp cho bà đào thoát. OSS yêu cầu Lực lượng Đặc nhiệm Anh (SOE) cả tướng Giraud và de Gaulle cũng giúp lên kế hoạch giải thoát bà. Mặc dù một "đơn vị biệt kích" Pháp đã dàn dựng thành công một vụ "vượt ngục" nhưng ba điệp viên Anh và bảy điệp viên Pháp đã thiệt mạng để giải thoát người phụ nữ sẽ có lúc được gọi là Nữ hoàng của SACO. Dù đau lòng về cái chết của những người Pháp, nhưng tướng Giraud liên tục cho là cuộc tập kích "xứng với tổn thất vì danh tiếng của bà (Katiou Meynier) ở Đông Dương".
Rõ ràng là người An Nam sùng bái cái nền tảng mà ở đó bà hiện diện vì bà vừa là một nữ hoàng lại vừa là một Nữ tu.
Theo Katiou Meynier, sau khi được tự do bà đã đi khắp nước Pháp giống như một "lá thư có dán tem" cho đến khi được bay sang London, nơi bà được tiến sĩ Wellington Ku, đại sứ Trung Quốc tại Anh, đón tiếp. Không may cho Katiou Meynier, khi bà đến, chính quyền Anh có một số nghi ngờ đối với bà. SOE đã bị làm cho có ấn tượng sai về bản chất đích thực của chiến dịch giải cứu bà Meynier. Một lần nữa bất đồng trong quan điểm chính trị của người Pháp lại phát huy tác dụng: SOE hậu thuẫn de Gaulle và kế hoạch đưa Miles và Meynier lại với nhau được hậu thuẫn chủ yếu bởi Giraud. Tuy nhiên, Miles đã thu xếp giữ Katiou Meynier trong vòng bí mật tại London. Chỉ huy OSS Dunius Morgan đã né tránh người Anh và đăng ký cho bà vào khách sạn Ritz dưới tên Paula Martin, thành viên Quân đoàn nữ hỗ trợ Đồng Minh của quân đội Mỹ (USWAC). Bà được chỉ thị phải giả vờ bị viêm họng không thể nói được và người bạn gái nói tiếng Anh của bà sẽ đối đáp thay bà khi cần thiết. Katiou vào vai rất tốt, và với nét mặt cùng phong cách tao nhã, bà đã yên ổn trải qua khoảng thời gian lưu lại London. Vài ngày sau bà được bay đến Calcutta, nơi bà được đoàn tụ với người chồng đang cháy bỏng niềm mong mỏi của bà.
Dẫu vậy vẫn còn một khó khăn khác liên quan đến thiết lập sứ mạng của Meynier tại Đông Dương. Để đơn giản hoá việc tạo ra mạng lưới ở Đông Dương, Robert Meynier đã xoay xoả cho một nhóm người An Nam trẻ tuổi, sĩ quan Pháp và các tu sĩ "được thả" khỏi trại tù binh chiến tranh của Đức ở Bắc Phi. Người Anh cũng có một số nghi ngờ với nhóm này.
Để lẩn tránh nhà đương cục, nhóm đã khoác tấm bình phong "Quân đội Tự do Philippines" và đáp máy bay vận tải của Anh đến Bombay. Họ đến nơi mà không gặp bất kỳ sự cố nào bởi, theo Miles, "không ai trong số những người họ tiếp xúc biết về sự khác biệt giữa ngôn ngữ và ngoại hình của người Philippines và An Nam". Cả nhóm, bao gồm cả vợ chồng Meynier, giấu mình tại Calcutta trong một ngôi nhà do USWAC và "người Philippines" thuê cho đến khi Miles có thể thu xếp cho họ đến Trùng Khánh.
Với những nhiệm vụ phải triển khai, Miles và Meynier có thể tập trung lên kế hoạch cho sứ mạng của họ: phát triển một mạng lưới tình báo tại Đông Dương. Ngày 15 tháng 10 năm 1943 Miles báo cáo rằng "hơn một năm qua tôi đã điều tra các hoạt động chính trị ở Đông Dương, đã trao đổi với nhiều người theo phong trào đòi độc lập về vấn đề này và bây giờ tôi có dưới quyền mình một đến vị người Pháp và An Nam hoàn toàn nhận thức được những điều kiện tại quê hương họ cả trong quá khứ cũng như hiện tại". Nhưng dù Miles có lạc quan thì hoàn cảnh vẫn không diễn ra như ông mong đợi. Vợ chồng Meynier và những người "Philippines" gặp rắc rối ngay từ khi đến Trung Quốc.
Giấy tờ của Robert Meynier, do cả Giraud và de Gaulle ký, cho thấy ông sẽ trình điện tướng Zinovi Petchkoff và đại tá tham mưu trưởng Emblanc của FMM ở Trùng Khánh. Cả Petchkoff và Emblanc đều bất bình vì không được tham gia chuẩn bị cho nhóm Meynier và không "hoàn toàn kiểm soát" nhóm này. Những cuộc họp đầu tiên với cả hai ông là một thảm hoạ. Trong cơn nóng giận, đại tá Emblanc nói rằng ông sẽ không cho họ vào Đông Dương. Tướng Petchkoff doạ bỏ đi Bắc Phi ngay lập tức và "đưa những chiến sĩ Pháp của ông đi cùng". Sử dụng sự lôi cuốn cuốn của mình, Meynier cố tái cam đoan với vị tướng rằng sứ mệnh của Meynier không hề đe doạ vị trí của Petchkoff cũng như FMM nói chung. Dẫu vậy Petchkoff một lần nữa lại trở nên "cực kỳ bực mình khi ông nghe nói bà Meynier cũng có mặt trong nhóm" bởi vì, ông cho rằng, "vì bà ta là một người An Nam, điều đó sẽ giúp tăng cường sức mạnh chống Pháp của người An Nam ở Đông Dương". May thay, Meynier tìm ra cách xoa dịu FMM, chí ít cũng trong một thời gian ngắn. Meynier phát hiện ra rằng FMM không hề nhận được bất kỳ nguồn tài chính nào từ người Anh (những người mà họ phụ thuộc) trong vài tháng và ông "có thể làm dịu tình hình chút ít bằng chuyển giao hơn 2 hoặc 3 ngàn đô la của quỹ OSS để "ngăn không cho họ chết đói".
Kết quả là FMM cho phép Miles và OSS chia sẻ một số tin tức tình báo của họ đến từ Đông Dương. Petchkoff đồng ý phái Meynier đi làm nhiệm vụ tạm thời với SACO, và ông cùng những "người Philippines" bắt đầu kế hoạch một cách nghiêm chỉnh. Lạc quan về thành công của cuộc phiêu lưu mới này, Miles báo cáo Donovan, người vào tháng 3 đã trở thành thiếu tướng, rằng "trong vòng vài tháng chúng tôi có thế có từ 200 đến 300 điệp viên làm việc cho chúng tôi tại Đông Dương nếu chúng tôi cần đến họ".
Nếu sứ mạng của Meynier hoàn toàn thành công thì OSS sẽ có một mạng lưới bí mật tuyệt vời tại Việt Nam. Meynier lên kế hoạch phát triển một hệ thống chỉ điểm và đặc vụ, những người sẽ "tuyên truyền cho người bản xứ và cổ vũ cuộc không chiến chống Nhật của họ"; "phá huỷ" và "quấy phá" tầu Nhật; buôn lậu nguyên vật liệu vào Trung Quốc; và "thuyết phục các sĩ quan hải quân Pháp và binh lính đánh đắm tầu của họ vào thời điểm thích hợp nếu không thể đưa chúng ra chiến đấu cùng chúng ta". Và đến giữa tháng 10 Miles đã xác định được phần lớn nhiệm vụ của mình ở Đông Dương. Trong một chuẩn y yêu cầu ghi nhớ rải truyền đơn tại Việt Nam, Miles lưu ý rằng có những nhóm cách mạng nào đó với nhiều thành viên tồn tại ở phía tây thành phố Sài Gòn. "Những nhóm cách mạng này", Miles bổ sung, "không thân thật, nhìn chung, họ ủng hộ người bản xứ". Miles tin truyền đơn, do cả người Việt và Pháp chuẩn bị, sẽ rất có tác dụng trong việc thuyết phục không chỉ những nhóm này mà cả những nhóm khác ở Nam Kỳ ủng hộ sự nghiệp của Đồng Minh. Một nguyên nhân khiến ông lạc quan là ông tin tưởng Katiou Meynier sẽ thành công rực rỡ trong việc thay mặt nước Mỹ tuyên truyền cho người Việt Nam. Trong nhật ký của mình, ông khoác lác rằng "bà rất kính trọng người Mỹ và đã nhận thức được thực tế là trong tất cả các nước liên quan đến Đông Dương, duy chỉ có người Mỹ là không có tham vọng về lãnh thổ". Hơn nữa, ông xem bà là "người lý tưởng" trong quan hệ với người bản xứ", một phần vì Katiou Meynier có sự phê chuẩn chính thức và vì "bà là công nương theo tiêu chuẩn của mình cũng như công nương của người An Nam". Ngoài phả hệ ra, Katiou Meynier còn học rất nhanh tiếng Anh và tiếng Trung và được ghi vào danh sách dưới bí danh Paula Martin với tư cách là tác giả kế hoạch tuyên truyền cho Đông Dương của Miles. Kế hoạch này nhằm vào Đảng Dân chủ Đông Dương, trong số nhiều chính đảng khác, không nghi ngờ gì nữa bởi sự tham gia của cha bà vào đó. Đảng này được mô tả là "bao gồm tất cả những người có quốc tịch Đông Dương hoặc gốc Pháp", nhưng bà Meynier khẳng định, phân loại thành "chống Pháp" là sai lầm bởi đấy chỉ là cái mác, các thành viên của nó chỉ mong muốn Việt Nam độc lập. Trong khi viết báo cáo, bà hết sức thận trọng khiến mọi người chấp nhận "Đảng Dân chủ Đông Dương" và "7 hoặc 8 nhóm được gọi là "những nhà cách mạng dân tộc" vừa thiên về chủ nghĩa quốc gia vừa chống Nhật. Mục C của kế hoạch nêu rõ: "Không được quên rằng đối với người Nam Kỳ, không chỉ có "các nhà cách mạng dân tộc" được hưởng sự bảo vệ vũ trang của Nhật mà còn cả chính quyền, thường dân và quân Pháp. Như toàn quyền Decoux vẫn thường nói, người Nhật đang giúp chúng ta bảo vệ Đông Dương và duy trì chủ quyền của Pháp ở nơi này".
Katiou Meynierl được mô tả là "người nhỏ bé, xinh đẹp, tròn trịa và đã từng chiến thắng trong một cuộc thi hoa hậu", rõ ràng đã gây ấn tượng và bỏ bùa mê cho Mi1es cũng như nhiều người khác quanh bà, nhưng bà cũng không tránh được nhiều người gièm pha. Trung uý hải quân Robert Larson tuyên bố rằng ông "không muốn tập thói quen đi cùng một người đàn bà hư hỏng". Khi đến Nam kinh cùng nhóm của Meynier, Larson đã viết cho Miles về chuyến đi và địa điểm mới của họ và không thể tránh đưa vào báo cáo của mình một đoạn chỉ trích bà Meynier. Thái độ bực dọc của ông thể hiện cả ở việc bà được nuôi dạy như một "công nương", và thực tế là Larson đang tiến hành một sứ mạng quân sự với công việc phải làm và dĩ nhiên không trông đợi mua vui cho "công nương" trên đường. Bức công văn của ông về bà Meynier đã bổ sung không cố ý một mức độ hài hước vào báo cáo hàng ngày. Ông giận dữ:
Nếu muốn đi tiểu vào lúc nửa đêm thì bà ta đánh thức chồng (Meynier) dậy, cho nên cả tôi cũng phải dậy luôn, cốt để ông ấy có thể đi cùng bà ta. Một trong số những con mèo của bà ta bị mất thế là tất cả mọi việc đều phải dừng lại lúc 5 giờ 30 sáng để tìm con vật. Còn về mua sắm, tôi ngạc nhiên là ngài chỉ huy có bao nhiêu là tiền và nếu muốn cái gì là bà ta bám riết cho đến khi có được mới thôi.
Chắc chắn nhận thức được thiện cảm ngày một lớn của Miles dành cho gia đình Meynier nên Larson xuống giọng và bổ sung, "Tôi vẫn nghĩ bà Meynier rất hấp dẫn, rất đáng yêu và hội đủ mọi tố chất mà một người đàn bà cần có".
Khi đã an toạ tại Nam Kinh, nhóm của Meynier, gồm cả Katiou, nhanh chóng bắt đầu công việc kinh doanh, siết chặt an ninh nơi ở cho mình và những người Việt Nam làm việc cùng họ, thiết lập một trạm điện đài ở vùng nông thôn bên ngoài thành phố. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đối với nhóm đang gia tăng. Các điệp viên OSS đang dùng mánh lới để giành được nhiều hơn quyền kiểm soát sản xuất và sử dụng tuyên truyền, sử dụng "chiến tranh tâm lý". OSS cử thiếu tá Jack de Sibour làm lãnh đạo nhóm "Sứ mạng Đông Dương" dưới quyền Miles. Meynier theo dự tính sẽ làm việc trực tiếp với de Sibour mặc dù về mặt kỹ thuật vẫn dưới quyền Miles và SACO đồng thời liên kết chính thức với FMM. Điện tín gửi cho Miles thông báo việc bổ sung de Sibour rõ ràng đã chia rẽ những người được OSS huấn luyện với những người được huấn luyện từ nơi khác. Những "Chiến dịch tinh thần" (Tuyên truyền lật đổ), viết tắt là MO, hoàn toàn là trách nhiệm của OSS, bức điện viết: "Những kế hoạch tổng thể phải được hợp tác cẩn thận bởi đó là lĩnh vực phải được kéo dài và điều hành cẩn thận bởi những người được đào tạo". De Sibour là, bức điện lưu ý, một trong số những người đó. Bản ghi nhớ thông báo bổ nhiệm de Sibour còn nêu rõ chỗ nào có thể được hiểu như lời chỉ trích chống sứ mạng của Meynier mà người Trung Quốc có thể "có nhìn nhận không thiện ý về mối quan hệ gần gũi giữa quyền lợi của Mỷ và Pháp ở mức độ ảnh hưởng tới Đông Dương".
Về phần mình, de Sibour cũng đã sẵn sàng lập những kế hoạch đáng tin cậy về công tác MO tại Việt Nam. Ông đã bày tỏ sự tin tưởng chắc chắn rằng vì phía MO không làm bất cứ điều gì "ngoài Sứ mạng SO của Pháp", nên một bộ phận MO của Mỹ cần được thiết lập càng nhanh càng tốt. Và mặc dù rõ ràng liên kết với Miles và SACO, nhưng nhóm của Meynier được xem như một đội của Pháp với những khó khăn hiện hữu. Ví dụ, dù kế hoạch MO thừa nhận rằng Katiou Meynier chính thức hoạt động với nhóm, nhưng những mối quan hệ của gia đình bà được mô tả là từng "có thời gian chống Pháp" nhưng sau "đã ngả theo cách nghĩ của người Pháp" và "hợp tác với họ". Thêm vào đó, de Sibour chỉ ra vô số vấn đề liên quan đến cuộc giằng co chính trị về vai trò lãnh đạo FMM và nhóm của Meynier mà Giraud và de Gaulle dường như đang thực hiện. Nhưng gạt tất cả những chuyện này sang bên, de Sibour kết luận, những phẩm chất quý giá của nhóm Meynier "hiểu biết hoàn hảo của họ về đất nước", kỹ năng ngôn ngữ, và "sự khan hiếm những điệp viên đáng tin cậy" khi so sánh với "những gì đã có dưới sự quản lý của họ" - đã làm cho họ trở thành lựa chọn tốt nhất của người Mỹ cho việc thâm nhập thành công vào Việt Nam thông qua "những lời đồn, tin tức và giấy tờ giả, mua chuộc và chương trình phát thanh "đen".
Tuy nhiên, dù de Sibour và OSS có kết luận những gì đi chăng nữa thì tình thế của Pháp ở Trùng Khánh thời gian đó cũng ngăn cản Miles, Meynier và de Sibour thiết lập những mục đích của họ ở Việt Nam. Sự chia rẽ giữa những người ủng hộ de Gaulle và Giraud làm cho quan điểm của Meynier không được bảo vệ: Meynier càng ngày càng được xem là người được Giraud bổ nhiệm, trong khi FMM ở Trùng Khánh lại được de Gaulle hậu thuẫn. Thực tế là việc Tai Li (cũng như Miles) hậu thuẫn cho nhóm của Meynier chẳng giúp được gì nhiều cho vị thế của họ. Tai Li buộc tội FMM ở Trùng Khánh do thám chính phủ Trung Quốc, và người Pháp phản công bằng cáo buộc Tai Li ám sát công dân Pháp "để đảm bảo hoạt động phá hoại người Việt ở Bắc Kỳ của Trung Quốc không bị cản trở".
Kết quả của sự tranh giành quyền lực đang diễn ra là gia đình Meynier không được phép vào Đông Dương. Dù sao thì một nhóm người "Philippines" cũng đã được tiếp nhận. Đặc biệt, một tu sĩ người Việt, cha Bec, đã liên lạc với giới tu sĩ Thiên Chúa giáo khác ở Đông Dương và, cùng với những người trong nhóm Meynier, đã chuyển tin tức ra khỏi Việt Nam. Cha Bec đặc biệt quan tâm đến những phi công Mỹ bị bắn rơi. Ông đã trả lại tên của những phi công Mỹ có máy bay bị bắn hạ và thông tin về số phận của họ. Ông còn phân phát truyền đơn kêu gọi người dân Đông Dương biết đồng cảm và giúp đỡ những phi công Mỹ bị bắn rời. Miles báo cáo rằng Chennault và người của ông ta "rất hăng hái" và rằng họ "thậm chí còn đề nghị giúp đưa đại diện của nhóm Meynier vào nước này bằng nhảy dù". Song, theo Miles, "càng hoàn hảo bao nhiêu thì nhóm của Meynier càng gặp phải thái độ thù địch từ nhóm của người Pháp ở Trùng Khánh bấy nhiêu".
Cha Bec đã phải è lưng cõng gánh nặng chủ yếu này một thời gian dài vì ông là "một người làm việc quá nổi tiếng". Những đánh giá về khả năng của nhóm Meynier không giống nhau. Nhà sử học Ronald Spector nói rõ rằng Meynier đã thiết lập thành công một mạng lưới điệp viên ở Đông Dương, nhiều người trong số họ "đã hoạt động trong các cơ quan chính quyền Pháp và thậm chí trong cả cơ quan tình báo Pháp". "Họ gửi về", ông tiếp tục, "những dòng thông tin đều đặn về bố phòng, chuyển quân, các mục tiêu ném bom, những diễn biến chính trị tại địa phương". Miles thì cho rằng cho đến hết chiến tranh ông "đã liên tục nhận được thông tin về thời tiết, tù binh, tình trạng của thương binh, tin tình báo về tầu thuyền, các báo cáo về không quân Nhật - và một lượng đáng kinh ngạc tin tức về hải cảng và hàng hải". Đương nhiên công tác chuẩn bị đã đạt kết quả tốt đẹp vào tháng 10 năm 1943 khi các trạm quan sát bờ biển báo tin một đoàn từ 9 đến 10 tầu Nhật đang trên đường đến Hải Phòng. Thông tin đáng giá này được chuyển tiếp cho Chennault, người đã thành công trong việc thả thuỷ lôi ở cảng Hải Phòng trong khi những máy bay khác danh lạc hướng bằng phi vụ ném bom quân Nhật tại sân bay Hải Phòng. Miles báo cáo, nhiệm vụ đã thành công tốt đẹp: "Khi máy bay xuất hiện, tầu địch trên cảng hoảng sợ. Chiếc tầu vận tải ba ngàn tấn trong khi vội vã tháo chạy đã húc phải thuỷ lôi mới thả và nổ tung ngay tại chỗ, bít kín lối ra vào. Đường vào cảng Hải Phòng không bao giờ được khai thông trọn vẹn một lần nữa cho đến hết chiến tranh". Ngoài ra, đô đốc William F. Halsey Jr. cũng nhận thấy mạng lưới của Meynier rất hiệu quả. Như Miles đã viết:
Ngày 11 tháng Giêng năm 1945, các trạm quan sát bờ biển Đông Dương mà đại uý Meynier và người vợ công nương của ông đưa vào hoạt động thành công đã đền đáp đầy đủ cho những hy sinh và nỗ lực cộng tác với họ của chúng tôi. Điều đó xảy ra bởi khi đang chuẩn bị một cuộc tấn công mà chúng tôi không biết gì về nó, đô đốc William F. Halsey Jr đã hỏi chúng tôi những mục tiêu trên hải phận Đông Dương.
Trưóc câu hỏi này chúng tôi nhanh chóng báo động cho các nhân viên cảng vụ như người gác đèn hải đăng, nhân viên hải quan và những người khác. Họ được lệnh phát điện khẩn theo lệnh của đại uý Miles. Mặc dù bản thân Meynier đã ra đi nhiều tháng nhưng mạng lưới mà ông và vợ ông thiết lập đã đáp lại ngay lập tức. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, ngồi tại Trùng Khánh chúng tôi đã có trong tay một bản danh sách đầy đủ về tầu thuyền ở vịnh Cam Ranh, Sài Gòn và những hải cảng khác do Nhật kiểm soát. Thậm chí chúng tôi còn biết rõ cả kích cỡ, tốc độ và hàng hoá của chúng. Một người gác hải đăng báo tin một đoàn tầu 26 chiếc đã đi qua sáng hôm đó, người này cung cấp cả hướng đi và tốc độ của đoàn tầu. Điện báo cung cấp thông tin để chúng tôi chuyển cho đô đốc Halsey nhiều đến mức sau đó ông cho tôi biết là trong chừng mực nào đó cứ rối như canh hẹ. Với lượng thông tin phải xử lý lớn như thế, ông đã buộc phải thay đổi nhiều quyết định ủa mình. Dưòng như ông đã điều vừa đủ số máy bay cho mỗi mục tiêu và kết quả là ông có thể "kiểm soát được khu vực bến cảng. " Trên thực tế, các phi công của ông thành công đến mức chỉ trong nội ngày hôm đó đã đánh đắm 40 tầu với tổng trọng tải lên đến 120. 000 tấn, trong số chúng có một hàng không mẫu hạm và 11 máy bay của hải quân Nhật.
Sĩ quan OSS Archimedes Patti lại có cái nhìn khác. Nhóm của Meynier, vốn đảm nhận quá nhiều trọng trách trong việc chia rẽ người Pháp, là một thất bại ê chề đối với OSS, ông viết. "Nó đạt được rất ít tiến bộ trong thâm nhập vào Đông Dương, và OSS không nhận được thông tin quân sự mà Donovan đã tiên liệu và Miles từng hứa hẹn". Đánh giá thực tế nhất về cố gắng của họ, chao ôi, lại còn tạp pí lù hơn. Không nghi ngờ gì nữa, mạng lưới của Meynier chưa từng đem về những tin tình báo đắt giá mà Donovan đã hy vọng. Nhưng như cả Chennault và Halsey đã chỉ rõ, nhóm của Meynier đã cung cấp được những tin tức có giá trị về các mục tiêu ném bom và tầu thuyền.
Ngoài mạng lưới của Meynier, Miles còn có một kế hoạch khác liên quan đến Việt Nam. Ông đã có kế hoạch lợi dụng "những sắc tộc miền núi" ở cao nguyên để "tiến hành chiến tranh du kích và gián điệp chống Nhật". "Kế hoạch quân sự đặc biệt cho Đông Dương" này được đề xuất bởi một thành viên trong bộ máy nhân sự của Miles, trung uý George Devereaux - người trước chiến tranh đã nghiên cứu dân tộc H mông. Theo kế hoạch, những điệp viên được huấn luyện đặc biệt sẽ nhảy dù và thiết lập những mối quan hệ thân thiện với các sắc tộc miền núi. Tiếp đó sẽ thành lập và huấn luyện họ cho chiến tranh du kích, vũ khí, thuốc men và các trang bị khác sẽ được thả dù xuống căn cứ của họ. Kể hoạch được OSS, Hải quân Mỹ, Không đoàn 14 chấp thuận, và Chennault thậm chí còn "hứa phát động một cuộc oanh tạc đánh lạc hướng nhằm yểm hộ cho việc thả dù". Cho dù được nhiều phía hậu thuẫn nhưng Kế hoạch quân sự đặc biệt cho Đông Dương của Miles vẫn chẳng nên cơm cháo gì.
Trên thực tế, nhiệm vụ của Miles tại khu vực này nhanh chóng bị gác lại. Cam kết về sứ mạng của Meynier mới chỉ thực hiện được một phần bởi những khó khăn liên tiếp và từ hai phía với OSS đã làm tăng nỗi thất vọng của ông. Donovan và những người khác thường phàn nàn, mặc dù trên danh nghĩa là một sĩ quan OSS, nhưng Miles đã tỏ rõ thái độ không trung thành với tổ chức này và cung cấp toàn bộ những tin tình báo loại một cho hải quân trước. Về phần mình, Miles liên tục bị làm cho bực mình bởi những gì ông quan niệm là nỗ lực giành quyền kiểm soát mọi thứ liên quan đến tin tức tình báo ở Trung Quốc của OSS. Ngoài ra, trong khi OSS vẫn tự nhận là thân thiện và cởi mở với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, thì Miles lại bị số lượng vượt trội của "những kiều dân hoài cổ ở Trung Quốc" trong OSS làm cho phẫn nộ; theo ý kiến ông, họ không có khả năng làm việc với người Trung Quốc. Thái độ không hài lòng lẫn nhau đã dẫn đến việc Miles rời vị trí giám đốc OSS khu vực Viễn Đông và Donovan chỉ trích ông kịch liệt trong một cuộc trao đổi đáng thất vọng nhất diễn ra vào tháng 12 năm 1943. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Miles không còn làm việc cho OSS ở Viễn Đông thì nhóm Meynier vẫn tiếp tục hoạt động suốt cả năm 1944. Trung uý Larson trở thành sĩ quan phụ trách liên lạc với Robert Meynier ở Nam Ninh.
Các báo cáo của trung uý Larson giải thích cho nghiên cứu và hiểu biết ngày càng tăng của ông về Việt Nam. "Câu châm ngôn "nhập gia tuỳ tục" không nơi nào có ý nghĩa quan trọng hơn ở Đông Dương lúc này", Larson viết. "Sự chiếm đóng khu vực này của người Nhật được tiến hành theo một phong cách hấp dẫn. Chính phủ hầu như đã được trao vào tay nhân dân - hay ít nhất cũng là các "công bộc" và quan lại những kẻ có quyền thế trước chiến tranh". Tiếc là Larson đã nói quá nhiều điều tốt về hiệu quả cai trị của người Nhật hơn là về sự hữu hiệu của những nỗ lực tuyên truyền của OSS mà ông mô tả là "không thoả đáng một cách đáng buồn" và "gây tác hại nhiều hơn bất kỳ hoạt động nào khác". Nỗ lực tuyên truyền của người Mỹ, Larson quả quyết, thể hiện "sự thiếu hiểu biết về đất nước này. Đây không phải là một dân tộc thời nguyên thuỷ. Thật vậy, khi xâm chiếm nước này năm 1858, người Pháp đã thấy ở đây có một tổ chức chính trị và xã hội và nó tiếp tục làm cơ sở cho chính quyền của họ". những trang tiếp theo, Larson nói về những sĩ quan pháp như đại uý hải quân H. Rieunier, người đã ca ngợi "trí thông minh của chủng tộc" trong tiên đoán sự lãnh đạo "toàn vương quốc" của người Việt trong những năm tới - để chứng minh cho ý kiến trước đó của ông là người Việt Nam cần phải được tiếp cận như một xã hội phát triển. Larson cũng chỉ ra những yếu kém của ách thống trị thực dân và thói quen của người Pháp vừa khen ngợi lại vừa đè nén tàn nhẫn dân chúng Đông Dương, những người đã chính đáng yêu cầu có được tiếng nói ở đất nước của chính họ. Mặc dù rõ ràng Larson đã chuẩn bị cho tình huống này, nhưng vẫn có thể nhận ra ảnh hưởng của Katiou Meynier:
Nếu nhiều người An Nam đòi có tiếng nói lớn hơn trong chính phủ của họ thì đó không phải là một bước phát triển mỏi, và không phải là chiêu bài hàm ý theo nghĩa đen của bốn tiếng "Cách mạng dân tộc" mà họ hướng tới". Hiển nhiên họ khao khát độc lập cho đất nước mình nhưng họ thừa nhận rằng đây không phải là khả năng tức thời. Phương diện quan trọng của tuyên truyền nhằm vào Đông Dương cần phải nhấn mạnh đến thiện chí của Liên Hợp Quốc dần chuẩn bị cho tự do của đất nước… Ví dụ của Philippines đã làm cho chúng ta có được thiện ý của người An Nam bởi vì họ muốn và xứng đáng được hưởng một chính sách tương tự trên đất nước mình. Họ cũng xem sự đối xử với Cuba của chúng ta như bằng chứng chúng ta không có tham vọng thuộc địa và chúng ta tin vào quyền tự trị.
Những báo cáo của Larson từ tháng 2 đến tháng 9 đã thể hiện sự thất vọng đang tăng lên của cả ông và Robert Meynier đối với tình hình. Larson quy những nỗ lực bất thành của nhóm cho người kế vị tổ chức OSS của Miles, trung tá John Coughlin, và người Pháp. Tháng 3 năm 1944, Larson cam đoan rằng "OSS có ít nhất 20 bộ điện đài xách tay nhưng đôi khi không sử dụng được. Có lúc tôi cứ phải hét lên mà chẳng được tích sự gì và tôi hết sức bất mãn khi thấy Coughlin không chỉ kêu ca về việc thiếu kết quả từ nơi đây, mà còn đứng về phía Emblanc và không gửi cho chúng tôi tài liệu chúng tôi cần". Ông nói tiếp, "Cái làm tôi bực mình hơn cả là mưu toan (của OSS) xếp nhóm của Meynier vào loại gián điệp (những kẻ xúi giục) và làm họ sợ. Sẽ không có ai trong chúng tôi sợ hãi". Khi điệp viên OSS Austin Glass, người được giao trách nhiệm phát triển mạng lưới SI cho Đông Dương, tới thăm, cơn giận của Larson lại càng dữ dội bởi cái mà ông cho là sự công kích cực kỳ tiểu nhân. Larson viết cho chỉ huy Hải quân D.D. Wight như sau:
Trong những vấn đề khác Glass thừa nhận rằng Coughlin đã ra lệnh cho ông ấy thẩm tra lời đồn tôi đã ngủ với bà Meynier. Hầu như chắc chắn những lõi đồn đại loại như vậy là chuyện thuận tình trong một công tác như thế này, và tôi có thể bỏ qua khi chúng đến từ những người ngoài cuộc. Tuy nhiên, khi một ngưỏỉ như Coughlin xía vào chuyện này mà không thèm đếm xỉa đến tôi thì tôi cực kỳ ghê tởm.
Kết thúc chuyến thăm của Glass, Larson cảm thấy tương đối tin tưởng con người này và những báo cáo ông sẽ viết cho OSS và ông càng hy vọng sẽ nhận được điện đài cùng những trang bị khác mà ông đã yêu cầu nhưng ông vẫn rất căm ghét Coughlin. Trong một bức thư mật gửi cho Wight ông giải thích:
Tin tưởng vào giá tri tiềm tàng của tổ chức của Meynier và với niềm tôn kính cá nhân cao cả dành cho chúng tôi. Glass hết sức ngạc nhiên với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Tôi cho là ông ấy sẽ cố, nhưng với Coughlin tôi không nghĩ ông ấy sẽ gặt hái nhiều thành công. Coughlin chỉ hon tôi khoảng 7 tuổi, vậy mà nhiều lần tôi đã nghĩ ông ta hành xử thậm chí còn trẻ con hơn tôi và ít kinh nghiệm hơn tôi.
Thật ra, Larson dường như bị xúc phạm bởi suy đoán rằng ông là một phần của OSS. "Coughlin báo cho Glass rằng tôi là một sĩ quan OSS", Larson nổi nóng: "Tôi không được tham khảo ý kiến về vấn đề này và tôi không được thông báo sự việc đúng là như vậy. Tôi không mảy may ao ước được trở thành một trong những sĩ quan của ông ta hay trở thành một thành viên của tổ chức OSS". Larson tiếp tục nói rằng ông xem mình là "một sĩ quan Hải quân và dưới quyền của đại tá Miles" và không phục tùng Coughlin. Ông hứa làm "mọi việc trong thẩm quyền của mình" để tạo ra sự hợp tác giữa OSS và nhóm của Meynier, nhưng ông tranh cãi kịch liệt với cả Glass và Wight rằng ông "cần nhiều hơn chút đỉnh so với bị chẹn họng từ phía khác" để làm cho điều đó xảy ra. Meynier, Larson nói rõ, chán OSS chẳng kém gì FMM và liên tục doạ "rũ áo ra đi".
Mặc dù thông cảm với những phàn nàn của Larson và thất vọng của Meynier, nhưng Wight vẫn động viên cả hai tiếp tục công việc của mình. Trong phúc đáp lá thư của Larson ngày 26 tháng 3, Wight viết: "Tôi hy vọng ngài sẽ làm hết sức mình để ngăn ngài chỉ huy (Meynier) phản kháng. Cho dù điều đó có thể không giống như nhìn nhận từ Nam Ninh, tôi cho rằng ở dây đã có một số tiến bộ và tiến bộ này có thể bị mất tác dụng hoàn toàn nếu Meynier chịu thua". Có lẽ, những mối quan hệ của OSS với Emblanc và FMM đã tô hồng quan điểm của Larson và Meynier về OSS và ngược lại; dẫu vậy, bất kể nguyên nhân có là gì đi chăng nữa thì những mối quan hệ giữa các phe nhóm thường là không được cải thiện. Những phản đối của Larson tiếp tục kéo dài trong vài tháng nữa và đến tháng 6 thì kèm theo sự bất mãn của cả một tổ chức khác mà Larson tin là chịu ảnh hưởng của OSS.
Đại uý Mullens của cái mà Larson gọi là "Lực lượng không quân giải cứu trên bộ" có căn cứ ở Côn Minh còn cắt giảm thêm các hoạt động của Meynier và Larson. Mullens yêu cầu Larson và Meynier "không được mó tay" vào các chiến dịch giải cứu ở Đông Dương. Cả hai ông đều tin đây là một yêu cầu khá kỳ lạ bởi "(người Mỹ) chẳng làm quái gì ở Đông Dương (cho những phi công bị bắn rơi)" "một ấn tượng được nhấn mạnh hết lần này đến lần khác bởi chính những phi công thực hiện những phi vụ trên đất nước này". Larson nhắc lại những gì ông tin là hàng núi khả năng dành cho các chiến dịch giải cứu và đề nghị Mullens phải có lời giải thích. Mullens báo cho ông, vấn đề đó đơn giản là "thiếu sự tin tưởng" giữa tổ chức của ông ta và nhóm của Meynier. Mặc dù Larson đã trình bày lại lai lịch và quá trình huấn luyện (hầu hết do người Mỹ thực hiện) của các thành viên của tổ chức, nhưng kết quả chẳng được bao lăm. Hình như cả người Mỹ và người Pháp đều không tin tưởng nhóm của Meynier. Larson tin rằng tiếng xấu của họ xuất phát từ những mưu mẹo của Gordon và người Pháp. Trong báo cáo năm 1944 của mình Larson đã trình bày cuộc trao đối giữa ông và Mullens rồi nói rõ: "Tôi đã lại thấy những hoạt động của Gordon ở đó".
Dựa vào khung thời gian, Larson hầu như chắc chắn sẽ có phản ứng đối với nguồn dự trữ sẵn có dành cho GBT và sự khen ngợi GBT không tiếc lời của các tổ chức và cá nhân đã giúp nhóm của chính ông ít hơn là chỉ trích. Về người Pháp, Larson tổng kết hai điểm chính. Thứ nhất, "thái độ ngờ vực Mỹ của chính quyền Pháp" rõ ràng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, điểm thứ hai còn đáng lo ngại hơn. Larson tin rằng người Pháp đang cố "chơi trò OSS chống lại Hải quân" để cản trở bất kỳ sự hợp tác nào giữa hai quân chủng, nhất là trong các quan hệ với người Trung Quốc. Sự phối hợp giữa Tai Li với Miles và nhóm của Meynier đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Mỹ và Pháp. Có lẽ chỉ là bình thường đối với người Pháp nếu thừa nhận rạn nứt trong các quan hệ Hán - Mỹ sẽ giúp cho sự nghiệp của chính họ. Song Larson cam đoan "nếu người Pháp cảm thấy họ có thể sử dụng người Mỹ để chơi xỏ người Trung Quốc thì quả là bé cái nhầm và sẽ gặp rắc rối". Khi sự chống đối hoạt động của Miles - Meynier leo thang thì thái độ thù địch giữa Tai Li, bạn bè của Miles với cấp lãnh đạo trong SACO và FMM cũng gia tăng. Kết quả là, Tai Li ra lệnh cho FMM đóng cửa các cơ sở liên lạc với Đông Dương trên đất Trung Quốc. Patti rút ra kết luận là việc này "làm tê liệt hoạt động của lực lượng thân de Gaulle cho đến hết chiến tranh". Hậu quả của sự nghi ngờ lẫn nhau thật nhãn tiền, mùa hè năm 1944 Robert Meynier bị rút khỏi vị trí công tác và gia đình Meynier rời Trung Quốc. Nhìn chung, Miles rất thất vọng về sự sụp đổ của nhóm Meynier, về OSS, và cuối cùng, về vai trò của Mỹ trong lịch sử Việt Nam. Liên quan đến vấn đề thứ nhất, ông nói rõ: "Với sự ra đi của gia đình Meynier, chúng tôi cũng rời Đông Dương, để lại một khoảng trống cho Nhật trám vào". Nhìn lai tình hình năm 1943, ông thậm chí còn bị chính phủ của mình và lãnh đạo OSS làm đau lòng hơn:
Với áp lực nhiều hơn từ giới chóp bu trong chính quyền Mỹ phải giữ nguyên những cuộc cãi vã của người Pháp, chúng ta hẳn đã, trong vấn đề Đông Dương, tạo ra nhiều điều kỳ diệu. Nhưng bất chấp những nguyên tắc cao quý đã được nêu ra trong Tuyên bố Đại Tây Dương, chúng ta đã không theo đuổi được ngôi sao tự do của chúng ta. Thay vì đi đầu, chúng ta lại chơi trò lãnh đạo - theo - sau ở Viễn Đông. Vô tình hay cố ý - tôi không biết cái nào - chúng ta đã cho phép mình chịu quá nhiều tác động của Anh và Pháp, những nước mà quyền lợi và lịch sử gắn chặt với nô dịch - không phải là giảí phóng - các dân tộc Viễn Đông. Thời đại đó đã kết thúc, như hầu hết các nhà quan sát đã biết, nhưng Donovan, vì những nguyên nhân tôi không bao giờ hiểu được, đã liên kết chặt chẽ với những kẻ mơ ước giữ nguyên tình trạng châu Á trước chiến tranh. Miles lặp lại những ý kiến thường thể hiện thái độ chống chủ nghĩa đế quốc của Roosevelt trong hai năm trước khi ông mất. Mặc dù Miles không hề cho thấy ông biết tường tận kế hoạch uỷ trị của Roosevelt, nhưng cố nhiên ông tin tưởng nước Mỹ nên đóng vai trò thực dụng trong việc ủng hộ "chủ nghĩa dân tộc" ở châu Á. Dù ông quan tâm nhất đến bảo vệ và củng cố chính quyền Tưởng Giới Thạch, nhưng chủ nghĩa thực dụng của ông vượt ra ngoài đất nước này. Kinh nghiệm của ông với Robert Meynier, Công nương của SACO và "những người Philippines" thuyết phục ông rằng dĩ nhiên thành phần tinh hoa trong những người Việt Nam hoàn toàn có thể lãnh đạo đất nước mình. Việc Miles tán thành những ước mong có tiếng nói mạnh hơn trong chính phủ của người Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong nhật ký của ông.
Như đã nói ở trên, Larson, cấp dưới của Miles, cũng đi đến kết luận này thông qua công tác của chính mình với nhóm của Meynier. Trong một chừng mực nào đó, quan điểm làm sao để hoạt động hiệu quả ở Đông Dương thuộc Pháp của Larson còn sắc bén hơn. Mặc dù các mối quan hệ của Robert Meynier chủ yếu là người Pháp, nhưng ông đã sớm kết luận "sẽ không có bất kỳ hoạt động nào thành công ở Đông Dương nếu thiếu hỗ trợ tại chỗ". Larson tin tưởng chắc chắn rằng người Mỹ chiếm ưu thế trong việc giành được sự ủng hộ ở Đông Dương vì Mỹ được xem là "đỉnh cao của dân chủ và tự trị" lại "không có tham vọng về thuộc địa" ở châu Á. Tuy nhiên, Larson cho rằng người dân phải thường xuyên được bảo đảm mục đích chiến tranh của Mỹ không chỉ nhằm "loại bỏ những lời nói suông" và yêu cầu dân tộc này phải được nói tới như người Việt Nam. "Chúng ta nên nhìn xa [đủ] để không nói đến thuật ngữ "An Nam" mà đúng hơn phải là "Việt Nam", Larson viết. Theo nghĩa đen, "An Nam" có nghĩa là "phương nam bị bình định" và nhắc người An Nam nhớ đến lịch sử bị người Trung Quốc nô dịch, trong khi đó "Việt Nam" là cái tên mà họ, chính họ, đã đặt cho tổ quốc của mình".
Ngoài Miles và Larson, và có lẽ bổ sung thêm vào nỗi ngạc nhiên của họ, nhiều sĩ quan OSS trẻ tuổi cũng lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Nam Á và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam. Những trải nghiệm về Chiến tranh thế giới 2 của những sĩ quan OSS này trùng với những trải nghiệm của Miles và Larson vì họ thường xuyên gặp gỡ và làm việc với những người Việt Nam tốt nhất và thông minh nhất, đấy là chưa kể đến một số người thân Mỹ nhất. Họ cũng có thể gặp một số điều chán nản tương tự khi cố làm việc, và sử dụng âm mưu khi cần thiết, trong thế giới phức tạp của quan điểm chính trị Pháp. Bất chấp bình luận của Miles về chính sách của Mỹ, sự ra đi của gia đình Meynier không tạo ra "khoảng trống để Nhật trám vào". Dù mất những kiến thức đã được tích luỹ và liên hệ với Miles, Larson, và toàn bộ tổ chức của Meynier chẳng khác gì một đại hoạ nhưng GBT, vẫn trụ vững trong năm 1944, lại hiệu quả hơn bao giờ hết.
Qua vài năm đầu của chiến tranh, GBT tiếp tục chuyển tin từ mạng lưới rộng lớn của mình ở Việt Nam cho Trung Quốc, Anh, Nước Pháp Tự do và một số nhóm khác nhau của Mỹ, đáng kể nhất là Không đoàn 14 của Chennault. Một điển hình về tin tức mà mạng lưới của GBT cung cấp cho tất cả các binh chủng là một loạt báo cáo đề cập đến sự chuyển quân đang diễn ra và có thể diễn ra trong hơn ba ngày vào tháng 11 năm 1944. Dù đơn giản nhưng sự truyền tin cho thấy mức độ chi tiết phi thường về những hoạt động của quân Nhật. Ngày 25 tháng 11, các điệp viên báo tin 800 quân đã "có kế hoạch rời Bắc Ninh về Lạng Sơn". Đêm hôm sau họ báo quân Nhật "rời Sept Pagodas(3) và Vĩnh Yên để đến Lạng Sơn bằng tầu hoả và xe tải", và ngày 27 là "chuyến tàu quân sự số 3048 của Nhật theo lịch trình sẽ đến Phủ Lạng Thương lúc 1:15 phút sáng, Lạng Sơn lúc 6:22 phút chiều và 9:44 phút tối đến Nacham. Những thông tin như vậy cho phép Không đoàn 14 phối hợp ném bom đường sắt đồng thời nâng cao hình ảnh của Đồng Minh trong mắt người dân Việt Nam. Một điệp viên chiến trường báo rằng "tất cả mọi người tin rằng vụ ném bom hai đoàn tầu chở đầy quân Nhật, vũ khí và ngựa đã đạt kết quả tốt và vui mừng về điều đó".
Không đoàn 14 liên tục nhận được những thông tin quý giá từ GBT và đánh giá cao mạng lưới của họ. Đại tá Jesse Williams thuộc đơn vị Hổ bay của Chennault báo cho Coughlin rằng GBT "đã gửi về những thông tin tốt nhất từ Đông Dương".
Williams nói rõ, nhiều phi vụ đã dựa vào tin tức của GBT, và so với tin tình báo do mạng lưới của FMM và Meynier cung cấp thì tin của GBT "tốt hơn tất cả những nguồn kia cộng lại". Giới thiệu tuyệt hảo của Williams có kết quả ngay lập tức: OSS đã cấp cho GBT "một số máy thu vô tuyến, một máy phát, hai máy phát điện nhỏ và khoảng 1.000.000 đô la" quy ra tiền Trung Quốc. Mặc dù OSS đã biết rõ về GBT nhưng không phải đến khi Miles bị thải hồi khỏi OSS và tiếp đó là sự sụp đổ mọi niềm hy vọng về nhóm của Meynier thì nhóm của Donovan mới bắt đầu điều tra Gordon, Bernard, Tan và mạng lưới thông tin mà họ đã gây dựng.
Sử dụng điện đài do người Anh cung cấp, OSS, Chennault và GBT đã thiết lập một mạng lưới chỉ điểm và người đưa tin. Những người này chuyển thông tin đi và đến hàng loạt các trạm điện đài bí mật của GBT. Mạng lưới liên quan đến một lực lượng điệp viên đông đảo, bao gồm cả người Pháp và Việt Nam. Họ cung cấp nhân lực cho các trạm thu phát điện đài.
Khoản viện trợ bổ sung đến dưới các hình thức khác. Nhà sử học David Marr đã viết rằng một tu sĩ người Pháp là thành viên "cốt cán" của GBT đã giúp tài trợ cho những nỗ lực của họ bằng quyên góp "tài sản của hội truyền giáo ở Đông Dương".
Toàn bộ hoạt động tình báo này được phối hợp từ tổng hành dinh của Gordon ở Long Châu (tỉnh có tầm quan trọng chiến lược Quảng Tây) và được phân cho rất nhiều nhà bảo trợ. Sử dụng thông tin được cung cấp qua ngả Gordon làm ví dụ, nhà sử học Bernard Fall nhấn mạnh vai trò của người Pháp trong việc giúp đỡ cả người Anh và Mỹ. Trong cuốn "Chính sách của Mỹ về Việt Nam", ông viết rằng: "Kháng chiến Pháp đã cung cấp những thông tin then chốt về sự di chuyển quân đội và hải quân Nhật cho Gordon, đến lượt mình Gordon lại chuyển tiếp cho Chennault". Fall khẳng định những thông tin này đã cho phép Không đoàn 14 "thực hiện những cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự của Nhật".
Các học giả khác thì nhấn mạnh đến vai trò của người Việt Nam trong GBT. Theo Cecil B. Currey, từ năm 1942 các cán bộ Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng… đã cung cấp những thông tin hữu ích cho hoạt động tình báo của Đồng Minh - nhóm GBT. Phóng viên Robert Shaplen có quan điểm hơi khác về sự hợp tác này. Ông nhấn mạnh hợp tác của GBT với Việt Minh nhiều hơn là ngược lại: "Đến với ông (Hồ Chí Minh) là đại diện của nhóm dân sự các cựu doanh nghiệp Mỹ ở Đông Dương đã có thời cộng tác với người của ông". Vì mạng lưới của Gordon - Tan rõ ràng đã có những mối liên lạc tốt nên OSS biết cơ quan này cần tìm hiểu nhiều hơn về họ cũng như về toàn bộ tình hình tại Đông Dương thuộc Pháp.
Được giao nhiệm vụ tháo gỡ những bí mật của GBT là thiếu tá Austin Glass - người cũng đã được Coughlin phái đi điều tra Larson và tổ chức của Meynier. Glass rời Washington đến mặt trận Trung Quốc tháng 1 năm 1944 và dành cả năm tiếp theo thực hiện công tác tình báo bí mật (SI) trong và ngoài Đông Dương. Trên phần lớn các phương diện, ông là lựa chọn tuyệt vời cho vị trí này. Sau khi học tập 4 năm tại Đại học Michigan, mới ngoài 20 tuổi Glass đã lên đường sang Việt Nam. Hai mươi nhăm năm tiếp theo ông làm cho Hãng Dầu lửa Standard, lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam. Năm 1937 ông về hưu, sống cuộc sống tương đối nhàn nhã như "một người làm vườn và trồng lúa" gần Hải Phòng. Mùa xuân năm 1942 ông được hồi hương trong đợt trao đổi tù binh dân sự và ngoại giao lần thứ nhất với Nhật Bản. Ông trở về Mỹ trên tầu Gripsholm của Thuỵ Điển rồi ra nhập quân đội. Cuối năm đó ông vào OSS. Đã từng sống ở Đông Dương 30 năm, Glass thông thạo tiếng Pháp cũng như "các thứ tiếng bản xứ", ông được mô tả là "được cả người Pháp cũng như người bản xứ yêu mến một cách khác thường" và có hiểu biết sâu rộng "về đất nước và con người khu vực này" mà "không một người Mỹ nào sánh kịp". Vì thế ông rất thích hợp với công tác tình báo bí mật - "đưa các điệp viên lọt vào Đông Dương và giữ liên lạc chặt chẽ với người Pháp và các tổ chức bí mật của người bản xứ".
Thời gian ở Trung Quốc Glass công tác gần gũi với FMM, một số người Việt Nam và nhiều đầu mối cá nhân khác, báo về mọi tin tức từ tình hình kinh tế đến số lượng máy bay Nhật tại sân bay Gia Lâm và Tân Sơn Nhất. Trong yêu cầu lấy được thông tin đáng tin cậy và chính xác của mình ông đã khám phá ra GBT. Báo cáo cho OSS, Glass nêu rõ ông đã có đủ cơ sở để "chứng minh một cách chắc chắn" rằng GBT "được trang bị tốt nhất cả ở trong lẫn bên ngoài FIC (Đông Dương thuộc Pháp) để thu thập tin tức từ khu vực quan trọng này".
Ông mô tả Gordon, Bernard và Tan như "những đường dây sống, những nhân viên mẫn cán và có năng lực". Ông tiếp tục:
Họ là những người thực dụng nhất trong việc lấy thông tin có giá trị chiến thuật cao cả về chính trị và kinh tế. Họ còn lấy được nhiều bản sao của tờ Hành động, nhật báo Hà Nội, Đông Dương - tờ tạp chí phát hành hàng tuần tại Hà Nội, và tờ báo chính thức của chính quyền Đông Dương thuộc Pháp. Phần lớn những thông tin hữu ích loại thông thường được lấy từ nguồn này. Thật ngạc nhiên là cả về số lượng và giá trị, tin tức nhận từ nhóm này lại vượt quá nhưng gì thu được từ phái bộ quân sự Pháp.
Mặc dù ca ngợi GBT hết lời, nhưng Glass dĩ nhiên không đơn độc trong công tác điều tra nhóm này. Những thành viên OSS khác cũng bắt đầu biết rõ GBT và có những báo cáo tương tự chỉ với đôi chút khác biệt về giọng điệu. Đại tá Robert B. Hall mô tả các mối liên kết của OSS với GBT là "quanh co". Ông hạ thấp tầm quan trọng của các đầu mối người Pháp của nhóm - cái rõ ràng là điểm mạnh của Gordon - có lợi cho các mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Nhìn chung Hall xem đấy là những biểu hiện tích cực:
Nhóm Bernard - Cordon không dám hợp tác với người Pháp vi họ có được sự trợ giúp (không phải về tài chính) mạnh mẽ của người Trung Quốc… Hậu thuẫn chủ yếu đến từ người Anh, nhưng Không đoàn 14 cũng giúp cho một thời gian dài. Họ đã làm một công việc vĩ đại và rất tự chủ. Các mối quan tâm của họ không phải lúc nào cũng trùng với của Đế chế Pháp. Bởi vậy, báo cáo của họ thường không có sự thiên lệch ngoại lệ này. FMM muốn loại họ ra khỏi đường đua hay ít ra là tiếp cận được các nguồn cung cấp thông tin của họ.
Bất chấp Hall đã mô tả quan hệ giữa OSS và GBT là "quanh co", nhưng hai tổ chức này vẫn có mối liên kết tương đối mạnh, dù không công khai: Hall báo cáo rằng "để có được sự giúp đỡ chắc chắn", GBT đã "cung cấp nguồn tài chính của mình cho AGFRTS". AGFRTS là viết tắt của Air and Ground Forces Resources Technical Staff (Ban Tham mưu Kỹ thuật cho Không quân và Lục quân) số 5329 được tướng Donovan đặt tên thánh vào tháng 4 năm 1944 như một nhóm bí mật của OSS. Đầu năm 1944, Donovan vẫn còn đấu tranh nhằm phá vỡ mạng lưới của người Trung Quốc, nhưng thoả thuận của Miles với Tai Li vẫn tiếp tục có hiệu lực và SACO về pháp lý là cơ quan thu thập tin tức tình báo tại mặt trận Trung Quốc. Nhóm bí mật AGFRTS được thiết lập để đảm đương "toàn bộ trách nhiệm tình báo cho Không đoàn 14 của Chennault" và vì thế thoát khỏi sự kiểm soát của SACO. Khỏi cần phải nói, dòng thông tin từ GBT chuyển đến AGFRTS vô cùng quan trọng không chỉ với Không đoàn 14 mà còn với cả OSS nói chung.
Gordon đã vạch ra một loạt kế hoạch nhằm tăng cường thu thập thông tin ở Đông Dương, một trong số đó ông đã trình bày với Coughlin ngày 11 tháng 9 năm 1944. Trong cuộc gặp với Coughlin, Gordon đã phác thảo một kế hoạch toàn diện cho cuộc kháng chiến của thường dân Pháp tại Việt Nam. Gordon báo cho Coughlin rằng lực lượng bí mật Pháp đã liên lạc với ông và "người Pháp ở FIC cảm thấy thời cơ đã đến" với họ để "tham gia tích cực hơn vào cuộc chiến chống Nhật Bản". Gordon giải thích rằng ngoại trừ ở "một khu vực tách biệt, nhóm kháng chiến hoàn toàn là người Pháp; và có tổ chức cao nhất ở khu vực miền Bắc và miền Trung, có 17 nhóm kháng chiến với tổng số 412 thành viên ở Bắc Kỳ và 8 nhóm không chiến ở Trung Kỳ với 94 thành viên nữa". Theo Gordon, Kháng chiến Pháp không cần tiền nhưng dứt khoát cần quân nhu và trang thiết bị, nhất là vũ khí. Vì lý do đó ông đã thăm dò OSS. Coughlin đã nêu những nét chính, dẫn giải và đưa ra ý kiến về "Bản kế hoạch Gordon" rồi ngày 20 tháng 9 ông gửi nó cùng đánh giá của mình đi Washington.
Kế hoạch của Gordon trước tiên là cố gắng đưa ra đảm bảo cụ thể cho Kháng chiến Pháp mà chính phủ Mỹ có thế sẵn sàng trợ giúp và trang bị cũng như cấp cho họ "những chỉ thị phối hợp với chiến lược của Đồng Minh". Kháng chiến Pháp muốn người Mỹ đến gặp họ, đánh giá nhu cầu và khả năng của họ, giúp họ thiết lập thêm những trạm điện đài. Về phần mình, họ sẽ tiếp tục giúp các phi công Mỹ và tù binh chiến tranh, và Gordon thậm chí còn "cảm thấy chắc chắn" rằng các hoạt động phối hợp giữa OSS và Kháng chiến có thể "bảo đảm giải thoát toàn bộ trại giam (một trại giam tù binh chiến tranh lớn ở Sài Gòn) hay chỉ những thành viên mà những người lập kế hoạch cần đến". Kháng chiến đề nghị sử dụng điện đài của họ "với tần số, mật mã và lịch liên lạc cần thiết" để liên lạc với các tầu ngầm ngoài khơi. Tầu ngầm có thể được sử dụng "cho các cá nhân đến và đi an toàn", thậm chí cho "việc bắt cóc những cá nhân nào đó rồi chuyển về cho Đồng Minh". Coughlin giải thích, các nhóm kháng chiến dân sự được "tổ chức nhằm mục đích phá hoại", và cho dù "đối với Gordon và người Pháp, kế hoạch này chủ yếu liên quan tới kháng chiến, thì sản phẩm phụ rất tự nhiên của một kế hoạch như thế sẽ là tình báo".
Mối quan tâm của Coughlin về những khả năng thu thập tin tình báo đã thúc giục ông ta tán thành xét duyệt kế hoạch Gordon. Ông ta đề nghị OSS "lợi dụng tổ chức này", kèm thêm huấn thị "việc này phải được chỉ đạo thông qua Gordon, ít nhất cũng là trong thời gian đầu". Coughlin nhấn mạnh mối quan hệ tích cực của Gordon với người Trung Quốc và thực tế họ đã cho phép GBT "hoạt động mà không gặp bất kỳ cản trở nào" trong mặt trận của họ như một lý do quá đủ để tiếp tục sử dụng Gordon làm liên lạc chính.
Để làm bằng chứng, từ ngày 1 tháng 9 năm 1944 ông ta đã gửi sơ đồ "Bố trí các nhóm chiến đấu và phá hoại" của Gordon đi khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ và còn gửi kèm cả bản đồ Đông Dương của GBT xác định những vị trí thích hợp cho nhảy dù hoặc hạ cánh máy bay cho quân Mỹ, những sân bay có thể "dùng được ngay", và các vị trí liên lạc điện đài. Coughlin kết luận vắn tắt về vị trí của GBT:
Chiến trường Đông Dương thuộc Pháp xuất hiện nhiều vấn đề khác xa với ở Trung Quốc. Vì lý do đó GBT không chuyên về bất cứ vấn đề nào. Họ đang quản lý tình báo, viện trợ đường không, phát hiện mục tiêu cho không quân, tấn công và phá hoại. Họ mong muốn duy trì mối quan tâm tích cực nhưng muốn chắc chắn rằng từng mục phải được xử lý một cách đúng đắn và tất cả các hoạt động lớn sẽ diễn ra đồng bộ. Cuối cùng họ muốn nhận được chỉ thị và sự giúp đỡ đặc biệt, và được tham vấn để cho kinh nghiẹm cũng như khả năng của họ có thể được khai thác triệt để.
Trong khi Gordon và GBT rõ ràng rất thận trọng tính đến toàn bộ nhân sự cần thiết sao cho không làm hại hoặc nhiệm vụ hoặc mạng lưới của mình thì họ cũng cẩn trọng không kém đối với vấn đề độc lập. Coughlin làm rõ, "Gordon không mời chúng tôi tham gia vào cơ quan tình báo [GBT] và tuyên bố ông ta không cần giúp đỡ để duy trì cơ quan đó. Ông ta không tiết lộ các điệp viên cũng như cơ cấu tổ chức của mình với người ngoài". Dẫu vậy Coughlin vẫn lạc quan về tương lai của sự hợp tác OSS - GBT. "Tôi tin rằng liên lạc và kết hợp với ông ta [Gordonl có thể cho phép chúng ta tìm hiểu đầy đủ về tổ chức của ông ta đồng thời cho phép chúng ta thiết lập một tổ chức của chính mình".
Tháng 11 năm 1944, nhóm GBT đề nghị thảo luận về "Bản báo cáo Đông Dương thuộc Pháp", trong số các chủ đề thảo luận có nhu cầu đối với cuộc kháng chiến của nhân dân và vị thế hiện tại của cuộc kháng chiến này. GBT chỉ ra rằng mặc dù "Quân đội Pháp ở Đông Dương là lực lượng khá nhất để chống lại Nhật", nhưng rõ ràng đội quân này có những hạn chế nghiêm trọng như mối lo thường trực sẽ bị Nhật giải giáp". Vì vậy, có vẻ hiển nhiên với Gordon là "một nhóm dân thường khoẻ mạnh được phiên chế vào các đơn vị chiến đấu và phá hoại sẽ có giá trị lớn lao". GBT tin những thành viên đáng tin cậy nhất của Kháng chiến Pháp là những người như nhóm 22. Nhóm 22 được GBT bảo trợ và là tổ chức dân sự có tầm cỡ duy nhất tồn tại ở Việt Nam trước khi nước Pháp được giải phóng. Gordon đánh giá cao các thành viên của nhóm 22: "Được lựa chọn trong những ngày đầu khi bạn hữu như lá mùa thu và đã chứng minh được lòng trung thành, khả năng, mục đích kiên định của mình", ông viết: "Họ, theo tôi, không chỉ là nhóm xuất sắc nhất mà đương nhiên là nhóm duy nhất đáng tin cậy ở nước này". Gordon bày tỏ sự quan ngại sâu sắc rằng nhóm 22 đang bị suy yếu bởi sự kết hợp giữa quan điểm chính trị Pháp và thất bại trong một bộ phận của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, trong việc công nhận và hậu thuẫn họ. Ông cảnh cáo người Mỹ rằng từ tháng 8, khi Paris được giải phóng, các nhóm kháng chiến thân Đồng Minh "mọc lên như nấm trên khắp đất nước", hầu hết "cố chứng tỏ thiện ý trong mắt Đồng Minh".
Giờ đây Paris đã sạch bóng thù, mối quan tâm của Pháp tập trung vào giải phóng và duy trì đế chế. Trong một nỗ lực kiến lập một hình thức hợp pháp nào đó với Đồng Minh, tướng Pháp Gabriel Sabattier, chỉ huy Quân đội thuộc địa ở Bắc Kỳ, đã gửi điện cho Gordon qua nhóm 22, thuyết phục ông tạo lập quan hệ chính thức với Kháng chiến Pháp thông qua FMM ở Trùng Khánh. Với việc bổ nhiệm tướng Eugene Mordant làm tư lệnh Kháng chiến, việc này trở nên khó khăn hơn. Mordant bắt đầu chiến dịch vận động thành lập nhóm kháng chiến dân sự của chính ông ta ngay sau khi nhậm chức. Ông ta báo cho nhóm 22 rằng họ nên được sáp nhập vào cơ cấu của lực lượng kháng chiến rộng lớn hơn của ông ta và được đề nghị lực chọn "những nhiệm vụ nào đó". Nhóm 22 bày tỏ sự bất bình của họ với Gordon và nhấn mạnh mong muốn một nhà lãnh đạo có "kế hoạch rõ ràng và được Đồng Minh hậu thuẫn". Họ trình bày với ông chi tiết lý do phản đối Mordant và phe lũ của ông ta ở ba điểm chính:
- Họ đại diện cho thất bại về năng lực trong quá khứ.
- Họ không chỉ là những kẻ phản bội tìm kiếm an toàn cho riêng mình mà còn vu cho nhóm 22 chống Pháp bởi nhóm này đã đòi hỏi có được chỉ thị và sự họp tác của Đồng Minh.
- Hai ví dụ gần nhất về mệnh lệnh của Mordant được một nguồn tin đáng tin cậy báo cáo tự chúng đã nói lên, không cần giải thích:
Trong một tờ truyền đơn được chuẩn bị vào tháng 10 năm 1944, biểu tượng tuyển người vào Kháng chiến Dân sự không khác gì vũ khí chống "Đế quốc Mỹ". Việc làm ghê tởm đó hầu như chỉ nhằm mục đích gây cười, nhưng minh chứng một cách đầy đủ chính sách dao động trong nhóm người này.
Với tư cách là bước đầu tiên huấn luyện dân thường, mọi người bị dồn lên xe quân sự ở Hà Nội và giữa thanh thiên bạch nhật bị đưa ra khỏi thành phố vài dặm tới doanh trại Pháp để huấn luyện. Tất cả những người chứng kiến đều hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Việc làm này đã cho lính Nhật cơ hội kiểm tra những cá nhân được tuyển mộ và yếu tố bất ngờ của Phong trào Dân sự đang được điều chỉnh một cách vô vọng.
Tương lai sẽ chứng minh nhóm 22 đúng trên nhiều phương diện. Giải phóng nước Pháp đã cổ vũ nhiều người Pháp ở Đông Dương hy vọng vào chiến thắng của Đồng Minh trên mặt trận Thái Bình Dương trong một tương lai gần, còn Nhật thì theo dõi hoạt động ủng hộ Đồng Minh của thực dân đã gia tăng. Dĩ nhiên, sự khuyến khích kháng chiến chống Nhật của GBT đã làm họ thay đổi việc thu thập và phân tán thông tin liên quan đến cái mà nhà sử học David Marr mô tả là "đánh giá thái độ chính trị và cổ vũ lực lượng vũ trang bí mật chống Nhật". Đương nhiên, khả năng đánh giá các nguồn thông tin và báo cáo về chúng của Gordon rõ như thanh thiên bạch nhật đối với nhiều người, trong đó có OSS và Không đoàn 14. Tuy thế OSS lại không hoàn toàn thích sử dụng GBT vì có những biểu hiện nào đó làm cả Coughlin và người tiền nhiệm của ông ta, Donovan, lo lắng.
Trong những lời chỉ trích "Kế hoạch Gordon", Coughlin tính đến quan sát của chính cá nhân ông ta về từng người trong số ba thành viên cơ bản của GBT. Coughlin thú nhận rằng ông ta vẫn chưa gặp Frank Tan, nhưng cho biết ông ta chấp nhận mô tả tính cách Tan "như một người Hoa hoàn toàn đáng tin cậy" của Gordon. Ông ta còn thêm rằng Tan "phụ thuộc vào Gordon vì vị trí của mình sau chiến tranh thế giới". Coughlin bình luận, so với Gordon, Harry Bernard "không sắc sảo bằng", và không có cùng "nghị lực". Tuy nhiên Coughlin nêu rõ "Bernard mong muốn tột bực được giúp người Mỹ bằng mọi cách có thể". Điều này trái ngược với Gordon - người được Coughlin mô tả là "cực kỳ thân Anh" và "suy nghĩ dưới dạng duy trì Đế quốc Anh". Ông ta bổ sung, "Tôi không hề nghĩ rằng chúng ta nhận được tất cả những tin tình báo mà ông ấy thu được, nhưng phần chúng ta nhận được cho đến lúc này cũng đã nhiều hơn những gì đã trả cho sự giúp đỡ mà chúng ta phải đáp lại"
Donovan cũng nghi ngờ các mối liên hệ của Gordon.
Trong các cuộc trao đổi với tưởng Petchkoff tại Trùng Khánh, Donovan đổ lỗi cho GBT đã gây ra những hiểu lầm giữa Mỹ và Pháp. Trong các cuộc điều tra Gordon của mình, đại tá Paul Helliwell, sếp của SI tại tổng hành dinh OSS ở Côn Minh, lại tìm thấy những điều rất trái ngược. Helliwell báo cáo rằng Gordon mô tả người Anh gia nhập "FLC bằng nỗ lực của chính mình, không hề có sự phối hợp chiến trường", và người Pháp "hoàn toàn không đáng tin cậy". Thậm chí nếu không có những hoài nghi liên quan đến các mối liên hệ của Gordon thì Donovan cũng khó mà chấm dứt kế hoạch của Gordon. Đề nghị viện trợ cho các nhóm của Kháng chiến Pháp của OSS đã gặp khó khăn tại Washington. Tổng thống Roosevelt đã đáp lại ý tưởng này trong một giác thư gửi ngoại trưởng Hull.
Ông viết: "Về vấn đề Đông Dương, ý kiến của tôi là lúc này chúng ta không nên làm bất kỳ điều gì liên quan đến các nhóm kháng chiến hay liên quan đến Đông Dương". Mặc dù Kế hoạch Gordon đã suy yếu, nhưng OSS vẫn nóng lòng tăng cường vai trò tình báo của nó tại Đông Dương thuộc Pháp, ở một giới hạn nào đó bằng cách giành được sự tiếp cận lớn hơn đến mạng lưới đang tồn tại của GBT. Để làm được việc này cũng như để canh chừng Gordon, OSS đã bổ nhiệm trung uý Charles Fenn làm liên lạc viên của nó cho GBT. Fenn, Coughlin tuyên bố, "là người duy nhất ông ta muốn tin tưởng giao phó nhiệm vụ này".
Trong ba tháng cuối cùng của năm 1944, Charles Fenn là sĩ quan OSS duy nhất làm việc cùng GBT và báo cáo về các hoạt động của nó, và khi năm 1945 đến gần, Fenn đã có đầy đủ lý do để hy vọng rằng mối quan hệ tốt đẹp của OSS với GBT sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, quan hệ của OSS với GBT sẽ sớm thay đổi.
Tự trấn an mình về khả năng gần như vô hạn của nhóm, Donovan đã quyết định cố đưa nó vào vòng kiểm soát hoàn toàn của OSS. Cho dù nhiều thành công của GBT có thể được gán cho sự độc lập tương đối của nó đi chăng nữa thì cũng dễ phỏng đoán phản ứng của Gordon, Bernard và Tan trước bất kỳ nỗ lực nào muốn chiếm quyền kiểm soát nhóm này. Vì thế trong khi Gordon lên đường đi Washington để giải quyết khó khăn mới nảy sinh thì Fenn liên hệ mật thiết hơn với hai thành viên khác của nhóm. Với sự có mặt của Bernard và Tan, Fenn đã gặp một thành viên mới người Việt được giới thiệu dưới bí danh Hồ Chí Minh.
Chú thích:
(1) Con đường nối Burma với Trung Quốc, tổng chiều dài 1.130 km, được xây dựng trong hai năm 1937 - 1938.
(2) Croix de Guerre trong nguyên bản
(3) Sept Pagodas: 7 chùa trên địa bàn tỉnh Nam Định gồm Đại Bi, Phổ Minh, Phúc Lâm, Cổ Lễ, Chùa Đệ tứ Trần Nhật Duật, Keo và Vọng Cung.
|
|
|