Nếu bạn nhìn một đàn kiến đang hành quân bạn sẽ thấy có một số con rất lộn xộn hay đi sai đường. Đàn kiến không có thời gian cho chúng, nó vẫn tiếp tục đi. Đôi khi những con lộn xộn chết. Ngay cả khi điều đó xảy ra cho đàn kiến cũng chẳng mảy may rúng động. Có một sự rối loạn nhỏ chung quanh cơ thể chuyện với xấu số, cuối cùng nó sẽ được mang theo – và nó mới nhẹ làm sao. Mọi lúc sự tất bật vẫn cứ tiếp diễn, và điều đó rõ ràng mang tính xã hội rất cao, cái khung cảnh gặp gỡ và chào hỏi mà những con kiến đi ngược chiều nhau, đi từ tổ ra và đi về tổ, vẫn thường làm.
Vậy là đã sau cái chết của cha Huismans. Ngày xưa thì hẳn cái chết của ông cũng làm chúng tôi nổi giận đấy, và mọi người hẳn cũng sẽ đổ đi tìm những kẻ đã sát hại ông. Nhưng giờ đây chúng tôi – những người ngoài cuộc, nhưng kể cả những người sống ở đây lẫn khách du lịch, những người không còn chỗ nào khác tốt hơn để đi – chỉ cúi gục đầu xuống và tiếp tục công việc của mình.
Thông điệp duy nhất của cái chết của ông là chúng tôi phải cẩn thận hơn và nhớ mình đang ở đâu. Và lạ hơn nữa, khi hành động như thế, khi gục đầu và tiếp tục công việc, chúng tôi chợt nhận ra ông đã thấu thị cho thị trấn chúng tôi. Ông từng nói thị trấn này có thể chịu đựng được sự thất bại nhưng chỉ là tạm thời mà thôi. Mỗi lần sau thất bại, nền văn minh châu Âu lại trở nên vững vàng hơn một chút ở khúc quanh dòng sông này, thị trấn luôn có thể bắt đầu lại, và mỗi lần thật lại có thể phát triển thêm một chút. Trong hoà bình mà hiện tại chúng tôi đang có, thị trấn không chỉ được tái thiết, nó còn phát triển. Và sự nổi loạn và cái chết của cha Huismans thoảng qua rất nhanh.
Chúng tôi không có được nhãn quan rộng lớn của cha Huismans. Một số trong chúng tôi có những ý tưởng riêng về người châu Phi và tương lai của họ. Nhưng tôi thấy rằng chúng tôi đã thực sự chia sẻ lòng tin vào tương lai với ông. Trừ phi chúng tôi tin rằng những thay đổi đó đến với chúng tôi từ châu Phi, chúng tôi đã không thể nào làm công việc của mình. Có lẽ ở đó kgcó gì quan trọng. Và mặc những cái bề ngoài – chúng tôi cũng có thái độ với chính mình như ông từng có với chính ông. Ông tự coi mình là một phần của một tiến trình lịch sử vĩ đại, ocó thể đã thấy trước cái chết của chính mình là cái gì đó chẳng hề quan trọng, không mảy may gây xáo trộn - chúng tôi cũng cảm thấy như thế nhưng từ một khía cạnh khác.
Chúng tôi là những người đơn giản có các nền văm minh nhưng không có nhà. Mỗi khi được phép, chúng tôi làm những việc phức tạp chúng tôi phải làm, chúng tôi giống như đàn kiến. Chúng tôi không có nhiều tiện nghi, nhưng vào những khoảng thời gian tốt hoặc xấu chúng tôi sống với sự hiểu biết rằng chúng tôi đáng giá, rằng sự lao động của chúng tôi vào bất cứ lúc nào cũng có thể bị bỏ phí, rằng chính chúng tôi cũng có thể bị thổi bay, và rằng những người khác có thể thay thế chúng tôi. Với chúng tôi đó là khía cạnh đau đớn, khi mà những người khác có thể tới vào thời điểm tốt đẹp hơn. Nhưng chúng tôi sống như đàn kiến, chúng tôi tiếp tục sống như thế.
Những người ở vị trí chúng tôi chuyển nhanh từ sợ hãi sang lạc quan và lại quay trở lại sầu thảm. Giờ đây chúng tôi đang sống trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. chúng tôi cảm thấy trí tuệ cai trị mới – và cả nghị lực – từ thủ đô, có nhiều tiền đồng được lưu hành, và hai thứ đó – trật tự và tiền bạc – là đủ để mang lại niềm tin cho chúng tôi. Nó trả lại cho chúng tôi nghị lực, và nghị lực, hơn là tính nhanh chóng hay vốn lớn, là cái chúng tôi sở hữu.
Mọi loại dự án được bắt đầu. Các cơ quan chính phủ khác nhau lại đến; và thị trấn ít nhất cũng trở thành nơi có thể làm việc được. Chúng tôi đã có lại tàu hơi nước, giờ đây sân bay đã được hoạt động trở lại và mở rộng, để đón những chuyến bay từ thủ đô (chở lính). Các cité đông người dần, những cité mới cũng được xây dựng, dù chẳng thấm tháp gì so với làn sóng người đến từ làng mạc, chúng tôi không bao giờ mất đi những trại ngủ đêm đêm trên những đường phố và quảng trường trung tâm. Nhưng giờ đây đã có xe buýt, và nhiều taxi hơn. Chúng tôi thậm chí còn có được một hệ thống điện thoại mới. Những cái đó còn xa mới có thể coi là tốt đối với nhu cầu của chúng tôi, nhưng đó là cái mà Người Đàn Ông Vĩ Đại ở thủ đô muốn cho chúng tôi.
Sự tăng lên của dân số có thể được tính qua số lượng rác rưởi trong các cité. Họ không đốt rác của mình bằng dầu như chúng tôi vẫn làm, họ chỉ ném nó ra những con đường nham nhở - những thứ rác rưởi châu Phi rời rã, đầy tro. Những đống rác đó, dù thường xuyên được mưa gột đi, vẫn lớn lên tháng này qua tháng nọ thành những cái đồi nhỏ vững chắc, và những cái đồi đúng nghĩa về chiều cao như những ngôi nhà bằng bê tông trong các cité.
Không ai muốn chuỷên rác đi. nhưng những chiếc taxi sặc mùi thuốc tẩy uế, các quan chức sở y tế chỗ chúng tôi tự hào về những chiếc taxi. Và vì lý do đó. Thời thực dân phương tiện giao thông công cộng theo luật được sở tẩy uế mỗi năm một lần. Những người tẩy uế phải trả tiền. Tập quán này vẫn được ghi nhớ/ Ai cũng muốn được làm việc tẩy uế này, giờ đây taxi và xe tải không còn được tẩy uế mồi năm một lần nữa, mà bất kỳ lúc nào chúng bị tóm. Mỗi lần như thế phải trả phí, và những người tẩy uế ởtrongz chiếc xe jeep rình taxi và xe tải trốn giữa những ngọn đồi rác. Những con đường bụi đỏ của thị trấn chúng tôi, hàng năm nay bị bỏ quên, đã nhanh chóng oằn xuống dưới sức nặng của giao thông, và những cuộc săn lùng tẩy uế đó theo một cách nào đó là một chuỷên động chậm chạp đáng tò mò, với những chiếc xe của người săn lùng và bị săn lùng chạy ngược xuôi những nếp gấp của đường như những chiếc thuyền ngoài biển.
Mọi người – cũng như các quan chức y tế - những người làm việc qua ngày đều rất quyết tâm và sốt sắng làm việc đó, những người của bên thuế, cảnh sát, thậm chí quân đội. Đội ngũ hành chính đã dầy lên, có những người mà bạn có thể phải gọi đến. Bạn có thể được việc nếu bạn biết cách làm.
Và thị trấn ở bên khúc quanh của dòng sông lại bắt đầu cái mà cha Huismans từng thường xuyên nói, rất lâu trước khi những người bên kia bờ Ấn độ dương hau châu Âu tới. Nó đã trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng, một vùng rộng lớn. Giờ đây các marchand đến từ rất xa, trải qua hành trình khó khăn hơn Zabeth nhiều, một số người phải đi mất cả tuần lễ. Tàu hơi nước không còn đi dưới thị trấn của chúng tôi nữa, trên ghềnh nước chỉ có những thuyền độc mộc (một số có động cơ lắp ngoài) và một số xuồng lớn. Thị trấn của chúng tôi trở thành một kho hàng hoá, và tôi đã có được một số hãng (trở lại những cái mà Nazruddin từng có) để mua các đồ dùng mà cho đến lúc này tôi chỉ mới mua đi bán lại lẻ.
Có tiền trong các hãng. Sản phẩm càng đơn giản bao nhiêu, hàng hoá càng dễ bán bấy nhiêu. Đó là một kiểu buôn bán khác với buôn bán nhỏ lẻ. Chẳng hạn như pin điện – tôi đã mua và bán khá nhiều rất lâu trước khi chúng tới, tôi không còn phải chạm tay vào chúng hoặc thậm chí không cần nhìn đến chúng. Cái này cũng giống như buôn bán bằng nước bọt, mọi thứ trên giấy tờ cả, cũng giống như một dạng trò chơi – cho đến một ngày bạn chợt nhận ra là pin đã tốt, và bạn đến kho hải quan và nhìn thấy chúng ở đó, những thứ mà những người công nhân ở đâu đó đã làm ra. Những thứ đồ hữu dụng, những thứ đồ cần thiết đó – chúng có thể được nhận trong một hộp giấy màu nâu, nhưng những người đã làm ra chúng hẳn là mất rất nhiều công để dán nhãn đẹp lên chúng với những lời quảng cáo đầy hấp dẫn. Buôn bán, hàng hoá! Một sự bí hiểm mới lớn làm sao! Chúng tôi không thể làm ra những thứ đồ mà chúng tôi bán, chúng tôi hiếm khi hiểu được những nguyên lý của chúng. Chỉ có tiền mới mang lại những thứ kỳ diệu đó cho chúng tôi, những người ở sâu trong vùng cây bụi, và chúng tôi buôn bán chúng theo cách mới ngẫu nhiên làm sao!
Những người bán hàng từ thủ đô, phần lớn là người châu Âu, giờ thích đi máy bay đến hơn là trôi nổi bảy ngày trên tàu thuỷ klhi ngược dòng và năm ngày khi xuôi dòng, đã bắt đầu ở lại chỗ Van der Meyden, và họ tạo ra một chút đa dạng cho cuộc sống xã hội của chúng tôi. Tại câu lạc bộ Hellenic, tại các quầy bar, chí ít họ cũng mang tới hơi hướng của châu Âu và thành phố lớn – bầu không khí trong đó ,trong những câu chuyện của họ, khiến tôi có cảm tưởng Nazruddin từng sống ở đó.
Mahesh, cửa hiệu của anh ở đối diện với Van der Weyden, thấy được những người đến và đi, và sự phấn khích đã dẫn anh vào một loạt những cuộc phiêu lưu thương mại nhỏ. Mahesh thật lạ lùng. Anh luôn nhìn thấy một sự bùng nổ kinh tế lớn, nhưng anh có thể tiêu tốn nhiều tuần lễ cho những thứ khá là nhỏ nhặt.
Một hôm anh mu avề một cái máy cắt chữ số và anh mua một đống những tờ giấy nhựa để dán số hoặc chữ. Ý tưởng của anh là cung cấp bảng tên cho thị trấn. Anh tập luyện ở nhà, Shoba nói âm thanh thật là khủng khiếp. Mahesh, trong căn hộ và tại cửa hiệu của mình, trưng ra những mẫu bảng tên làm được như thể chính anh, chứ không phải cái máy, đã tạo ra những chữ đẹp đẽ đó. Tính hiện đại và chính xác – và, hơn tất cả, cái vẻ "công nghiệp" của những tấm bảng – thực sự làm anh phấn khích, và anh chắc chắn cũng làm những người khác phấn khích theo.
Anh đã mua bộ dụng cụ từ một người bán hàng ở chỗ Van der Weyden. Đó thực sự là cách làm ăn được chăng hay chớ của Mahesh, khi nghĩ cần có những đơn đặt hàng in chữ, anh chỉ có thể nghĩ đến việc chạy ngang qua đường đến chỗ Van der Weyden – ngược lại với chặng đường người bán hàng đã tới bán máy cho anh. Anh dồn toàn bộ hy vọng của mình vào Van der Weyden. Anh làm lại hết các bảng số phòng, mọi thứ bảng toilet, và anh gắn báng vào hầu hết cánh cửa ở tầng dưới. Chỉ Van der Weyden thôi cũng khiến anh bở hơi tai hàng tuần và hoàn được vốn cái máy. Nhưng những người sở hữu Weyden (một cặp vợ chồng người italia trung niên ở tầng dưới cùng, trốn đàng sau những người châu Phi của mình) không muốn dùng chúng. Và không nhiều người trong số chúng tôi cảm thấy nhu cầu phải có tên mình trên những mảnh gỗ hình tam giác trên bàn. Thế là ý tưởng tiêu tan, thứ dụng cụ đó bị bỏ xó.
Mahesh, mỗi khi ấp ủ một ý tưởng mới, lại thích tỏ ra bí hiểm. chẳng hạn, thời gian anh nhập một chiếc máy từ Nhật Bản để cắt các mẩu gỗ phẳng nhỏ và thìa ăn kem, anh không chịu nói thẳng ra. Anh bắt đầu bằng việc tặng tôi một mẫu thìa trên một mảnh giấy mà người bán hàng đã đưa anh. Tôi nhìn vào cái thìa nhỏ có hình chiếc giầy. Nó muốn nói lên điều gì? Anh bảo tôi ngửi và nếm nó, và khi tôi làm vậy anh nhìn tôi theo cái cách làm tôi cảm thấy tôi sắp phải ngạc nhiên đây. Chẳng có ngạc nhiên nào cả, anh chỉ cho tôi thấy – cái gì đó mà tôi phải nói mà tôi chưa bao giờ ngừng nghĩ đến – rằng những cái thìa và que kem này không có mùi vị gì hết.
Anh muốn biết liệu có loại gỗ nào trong vùng được như gỗ Nhật không. Nhập khẩu gỗ từ Nhật với chiếc máy quả là quá phức tạp, và có thể làm cho giá thành thìa và que kem đắt hơn cả kem. Vì vậy vào tuần sao chúng tôi chỉ nghĩ và nói về gỗ. Ý tưởng này hấp dẫn tôi, tôi cũng chú ý vào đó, và bắt đầu nhìn cây cối theo một cách khác. Chúng tôi nếm, ngửi và nếm các loại gỗ khác nhau, trong đó có cả một số loại mà Daulat, người với những chiếc xe tải, mang đến cho chúng tôi trên đường đi về phía đông. Nhưng rồi tôi nhận ra là thật quan trọng việc tìm hiểu – trước khi chạy máy làm thìa – rằng liệu người dân địa phương, với khứu giác của họ với gỗ, có sẵn sàng ăn kem không. Không hiểu tại sao không ai nghĩ đến việc sản xuất kem, dù sao chúng tôi có người Italia trong thị trấn cơ mà. Và làm kem thế nào đây, lấy sữa và trứng ở đâu ra bây giờ?
Mahesh nói "Anh cần trứng để làm kem à?"
Tôi nói "Tôi không biết. Tôi chỉ hỏi anh thôi"
Kem không phải điều Mahesh quan tâm. Anh chỉ quan tâm đến ý tưởng về cái máy đơn giản này, hay đúng hơn là ý tưởng là người duy nhất trong thị trấn sở hữu một cái máy như thế. Khi Shoba gặp anh, anh là một người sửa xe máy, và anh đã từng rất hãnh diện với lời tán tụng của cô rằng anh hơn loại người đó rất nhiều. anh vẫn yêu thích những cái máy nhỏ bé và các loại dụng cụ điện và coi chúng như là những dụng cụ huyền bí làm nên cuộc sống.
Tôi biết một số người như thế ở bờ biển, những người trong cộng đồng chúng tôi, và tôi tin những người như thế tồn tại ở bất kỳ đâu không làm ra được máy móc. Những người đó khéo tay và giỏi giang theo cách của mình. Họ lú lẫn vì những thứ máy móc nhập về. Đó là một phần của trí tuệ của họ, nhưng họ sớm bắt đầu cư xử như thể họ không chỉ sở hữu những cái máy, mà cả bằng sáng chế ra nó nữa vậy, có vẻ họ thích thành những người duy nhất trên đời sở hữu những dụng cụ huyền bí đó. Mahesh tìm kiếm những thứ đồ nhập khẩu tuyệt diệu mà anh có thể độc quyền sở hữu, những thứ đồ đơn giản có thể tạo ra một lối tắt đến với quyền lực và tiền bạc. Chính trong lối nghĩ đó mà Mahesh chỉ trên những marchand một hai bậc, những người vẫn đến thị trấn mua đồ hiện đại để về bán ở làng.
Tôi thường tự hỏi bằng cách nào mà một người như Mahesh có thể tồn tại như đã tồn tại ở thị trấn của chúng tôi. Đó là một kiểu minh triết lặng lẽ và tính cẩn trọng, không nghi ngờ gì nữa. Nhưng tôi cũng bắt đầu cảm thấy anh sống sót được chính là vì cái tính vô tình đó, không mảy may nghi ngờ hay lo lắng gì sâu xa, và – mặc dù anh luôn nói đến việc ra đi đến sống ở một đất nước tốt đẹp hơn (lối nói chuyện điển hình giữa chúng tôi) – không hề có tham vọng gì lớn hơn. Anh hợp với nơi này, anh có thể thấy khó khăn khi phải sống ở bất kỳ nơi nào khác.
Shoba là vợ anh. Cô nói với anh – hoặc bởi sự tin tưởng của cô vào anh – anh giỏi giang đến thế nào, và tôi tin anh cũng tự coi mình là người mà vợ anh nghĩ. Ngoài ra, việc đến đâu thì anh xoay đến đó. Và giờ đây theo cách vô tình nhất, hầu như không có chủ định nào về gí mật hay lừa gạt, anh bỗng dính vào những vụ buôn bán "lớn" làm tôi sợ hãi khi anh nói với tôi về chúng. Dường như anh không có khả năng chống lại bất cứ gì có thể được miêu tả như một lời chào hàng. Và phần lớn những đơn chào hàng đó giờ đây đến với anh từ quân đội.
Tôi không mấy hạnh phúc với quân đội mới. Tôi thích những người đến từ các bộ lạc chiến đấu hơn, với đặc điểm hoang dã của họ. Tôi hiểu niềm tự hào bộ tộc của họ, và – luôn luôn nghĩ đến điều đó – tôi thấy họ ngay thẳng. Các sĩ quan của quân đội mới thuộc một giòng giống khác. Không có luật nhà binh ở đó, không có. Tất cả đều có những cách thức biến đổi giống như Ferdinand, và họ thường là những người trẻ tuổi giống như Ferdinand. Họ hung hăng, nhưng lại không có vẻ lịch thiệp phô trương như ở Ferdinand.
Họ mặc những bộ quân phục theo cách một thời Ferdinand từng mặc đồng phục của trường trung học, họ tự coi mình vừa là những con người mới của châu Phi, vừa là người của châu Phi mới. Họ chơi trò đó cùng với lá quốc kỳ và chân dung Tổng thống – cả hai giờ đây lúc nào cũng đi đôi với nhau – khiến thoạt đầu tôi nghĩ, dù sao đất nước cũng đã trải qua, và tất cả những gì xảy ra với họ, các sĩ quan, mọi nồi may mắn đã đưa họ đến nơi phải đến, lúc đầu tôi nghĩ những sĩ quan mới này đứng về phía niềm tự hào mới, có tính chất xây dựng. Nhưng điều này hoá ra lại đơn giản hơn. Lá cờ và chân dung Tổng thống chỉ giống như là những tấm bùa hộ mệnh của họ, nguồn gốc quyền lực của họ. Những người trẻ tuổi đó không thấy rằng cần xây dựng cái gì đó ở đất nước họ. Những gì liên quan đến họ, tất cả đã có ở đây rồi. Họ chỉ cần lấy đi thôi. Họ tin rằng, một khi dã là họ, họ có quyền để mang đi, và sĩ quan ở cấp càng cao tính dở hơi đó lại càng lớn – đó là từ đủ nghĩa nhất.
Với súng và xe jeep, những người đó trở thành những kẻ săn lùng ngà voi và ăn cắp vàng – và cả nô lệ nữa, chẳng khác gì thời xa xưa của châu Phi. Những người đó có thể buôn bán nô lệ, nếu có một thị trường như thế. Họ quay sang các thương gia ở thị trấn khi muốn rửa vàng của mình, hoặc đặc biệt hơbn, bán ngà voi mà họ đã cướp được. Các quan chức và chính phủ khắp châu lục này đều dính dáng vào hoạt động buôn bán ngà voi mà chính họ tuyên bố là bất hợp pháp. Điều này làm cho buôn lậu trở thành dễ dàng hơn, nhưng tôi rất ghét dính vào đó, vì một chính phủ tự mình vi phạm luật lệ mình đặt ra cũng rất dễ dàng làm hại bạn. Đối tác làm ăn hôm nay của bạn ngày mai rất có thể thành người bỏ tù bạn, hoặc còn có thể tệ hơn thế nữa.
Nhưng Mahesh không quan tâm đến điều đó. Giống như một đứa trẻ, tôi thấy vậy, anh nhận mọi thư thuốc độc bọc đường mà người ta trao cho anh. Nhưng anh không phải là một đứa trẻ, anh biết trogn đường có thuốc độc.
Anh nói "Ồ, họ sẽ làm hại anh thôi. Nhưng nếu họ làm hại anh, họ sẽ trả tiền. Thế là đủ. Bạn được bù cho cái giá đã trả bằng phúc lợi. Anh chỉ trả tiền thôi. Tôi không nghĩ là anh hiểu, Salim ạ. Và đó là một điều không dễ hiểu đâu. Ở đây không có gì là đúng là sai hết cả. Không có gì là đúng hết".
Đã hai lần tôi nhận được những cú điện thoại vô nghĩa của anh như một lời cầu cứu, và tôi đã phải mang nhiều thứ khỏi căn hộ của anh.
Lần đầu tiên, một buổi chiều ,sau khi nói không ra đầu ra đũa gì về tennis và giầy dép, anh bảo tôi lái xe đến căn hộ của anh và bóp còi xe. Anh không xuống. Anh mở cửa phòng khách và hét xuống cho tôi đang ở dưới phố "Tôi đang bảo đứa hầu mang giầy tennis xuống cho anh. Cứ đứng yên đấy, Salim!" và vẫn đứng bên cạnh cửa sổ, anh quay vào và hét với ai đó bên trong "Phonse! Aoutchikong cho Mis Salim!" aoutchikong, bắt nguồn từ caoutchouc của tiếng Pháp chỉ cao su, là thổ ngữ chỉ giầy vải. trước mặt nhiều người, đứa hầu Ildephonse mang xuống cái gì đó được bọc rất kỹ trong giấy báo. Tôi để nó vào băng ghế sau và lái xe đi không nhìn ngang nhìn ngửa. Sau đó khi mở gói ra, thì lại là một bó tiền nước ngoài, và, ngay khi trời tối, bó tiền được đưa ngay xuống cái hố dưới sàn nhà cạnh chân cầu thang lộ thiên. Tôi giúp Mahesh như thế, dù sao cũng chỉ để khích lệ anh. Lần sau đó tôi phải chôn một ít ngà voi. Chôn ngà voi! Chúng ta đang sống trong thời đại nào thế này? Tại sao người ta lại muốn ngà voi để làm, ngoài việc khắc chạm lên đó – tuy ngày nay chẳng mấy ai làm như thế - những gạt tàn thuốc lá, tượng nhỏ và những thứ lặt vặt?
Những chuyến buôn bán như thế đem lại tiền cho Mahesh, và anh tỏ ra biết ơn tôi và lôi kéo tôi vào con đường bằng cách thêm vào kho vàng nhỏ bé của tôi. Anh nói rằng không có gì là đúng cả. Tôi thấy thật khó thích ứng được với điều đo, nhưng anh làm điều đó thật là giỏi. Anh luôn rất ngộ và được chăng hay chớ, không bao giờ mất bình tĩnh. Tôi buộc phải ngưỡng mộ anh về điều này, dù tính được chăng hay chớ có thể dẫn anh tới những tình huống khá là lố bịch.
Một hôm anh nói với tôi, với cái kiểu ngây thơ quá mức anh thường có khi định nói với tôi về một vụ buôn bán nào đó "Salim, anh đã đọc báo nước ngoài. Anh có bao giờ đọc thấy gì về thị trường đồng không? Nó như thế nào?" Thế nào cơ đồng cao giá. Chúng tôi đều biết điều đó, đồng là nguyên nhân cuộc bùng nổ kinh tế nho nhỏ của chúng tôi. Anh nói "Người Mỹ đang đánh nhau. Tôi nghe nói trong hai năm qua họ dùng nhiều đồng hơn cả thế giới trong hai thế kỷ vừa qua". Đó là lối nói chuyện thậm xưng, một cuộc chuyện gẫu của những người bán hàng tại chỗ Van der Meyden. Mahesh, vừa đi qua đường, vẫn lủân quẩn với cuộc chuyện gẫu đó, không có nó, anh hẳn có ít ý tưởng hơn anh từng có về những điều đang diễn ra trên thế giới.
Từ đồng anh quay sang các kim loại khác, và chúng tôi nói chuyện một lúc, khá thờ ơ, về những khả năng của thiếc và chì. Rồi anh nói "Thế còn Uranium thì thế nào nhỉ? Hiện nay giá cả của nó ra sao?"
Tôi nói "Tôi không nghĩ họ đăng giá uranium".
Anh nhìn tôi vẻ rất ngây thơ "Nhưng hẳn là cũng phải cao đấy nhỉ? Một thằng cha ở đây muốn bán một mẩu"
"Họ bán uranium theo các mẩu à? Thế trông ra sao?"
"Tôi đã nhìn thấy đâu. Nhưng thằng ca muốn bán nó với giá một triệu đô la".
Đó là cái cách của chúng tôi. Một ngày làm vỡ mặt kiếm sống, mở những cái lon hoen rỉ, nấu ăn bằng lò than trên những cái hố đào trên mặt đất, và giờ đây thì nói về hàng triệu đô la như thể chúng tôi từng nói về hàng triệu trong đời mình vậy.
Mahesh nói "Tôi nói thường thì nó chỉ có thể bán cho một thằng cha giàu có ngoại quốc, thế là hắn bảo tôi đi tìm. Anh biết ông già Mancini rồi đấy. Ông là lãnh sự một số nước ở đây, đó là một đường dây buôn bán thật tuyệt, tôi luôn nghĩ vậy. Tôi đến gặp ông. Tôi nói thẳng vấn đề ra, nhưng ông ấy không thích. Thực tế, Mancini điên lắm. Ông chạy ra đóng cửa rồi ngồi sụp xuống, rồi bảo tôi đi ngay. Mặt ông ta đỏ ửng, đỏ lắm. Mọi người đều sợ Người Đàn Ông Vĩ Đại ở thủ đô. Anh nghĩ tôi sẽ nói gì với ông tướng hả, Salim? Hắn cũng sợ no6 t. hắn nói hắn trộm nó từ một chỗ tuyệt mật. Tôi không thích thành kẻ thù của ông tướng. Tôi không thể để ông ta nghĩ tôi không cố làm. Anh nghĩ tôi sẽ nói với ông ta như thế nào đây? Nghiêm túc đấy, nghiêm túc đấy"
"Anh nói ông ấy sợ?"
"Rất sợ".
"Thế thì bảo ông ấy đang bị theo dõi và không được đến gặp anh nữa"
tôi đi tìm những quyển tạp chí khoa học và bách khoa toàn thư cho trẻ con của mình (tôi từ lâu đã thích chúng) và đọc về uranium. Uranium là một trong những thứ chúng ta đều từng nghe thấy nhưng hiếm ai trong số chúng ta biết cặn kẽ. Giống như dầu lửa vậy. Tôi thường nghĩ, khi đọc về các mỏ dầu, rằng dầu chảy trong những dòng suối ngầm. Chínhì những mẩu bách khoa toàn thư đã cho biết mỏ dầu là đá và thậm chí đá hoa cương, với những túi dầu nhỏ. Theo đúng cách như thế, tôi cho rằng ông tướng, nghe nói về giá trị lớn của uranium, đã nghĩ nó như là một thứ kim loại siêu quý, một kiểu quặng vàng. Mancini lãnh sự hẳn là cũng nghĩ thế. Sau khi đọc tôi biết phải xử lý hàng tấn quặng rồi cô lại – thành những tảng to đùng.
Ông tướng, khi chào hàng một "mẩu" hẳn là đã tự bịp mình. Nhưng vì một lý do nào đó – Mahesh có thể nói với ông là ông ta đang bị theo dõi – ông ta sẽ không quấy rầy Mahesh nữa. và không lâu sau đó ông đã biến khỏi thị trấn của chúng tôi. Đó chính là phương pháp của Tổng thống : ông cho người của mình quyền lực và sức mạnh nhưng ông không bao giờ cho phép họ được ở lâu một nơi để trở thành tiểu vương tại đó. Ông đã tránh được rất nhiều rắc rối.
Mahesh lại trở nên điềm đạm như trước. Người duy nhất còn sợ hãi là Mancini, viên lãnh sự.
Những ngày đó chúng tôi đã sống như vậy đấy. Chúng tôi cảm thấy có kho báu ở quanh mình đang đợi để được tìm thấy. Chính cây bụi đã cho chúng tôi cảm giác đó. Trong khoảng thời gian trống rỗng, lười biếng, chúng tôi khá thờ ơ với cây bụi, trong những ngày bạo loạn nó đè nghiến chúng tôi. Giờ đây nó làm chúng tôi phấn khích, cái mặt đất không quen thuộc, với lời hứa về cái không quen thuộc. Chúng tôi quên rằng những người khác từng sống ở đây trước chúng tôi, từng cảm thấy như chúng tôi vậy.
Tôi tham gia vào sự bùng nổ. Tôi hăng hái theo cách nhỏ bé nhất của mình. Nhưng tôi cũng không ngừng. Bạn sẽ rất nhanh chóng quen với hoà bình. Cũng giống như khi bạn mạnh khoẻ - bạn cho điều đó là được cho, và quên rằng bạn từng đau ốm, lại mạnh khoẻ trở lại dường như giống với mọi thứ. Và với hoà bình và sự bùng nổ lần đầu tiên trong đời, tôi bắt đầu thấy thị trấn thật bình thường.
Căn hộ, cửa hiệu, cái chợ bên ngoài cửa hiệu, câu lạc bộ Hellenic, những quầy bar, cuộc sống của dòng sông, những chiếc thuyền độc mộc, những cây dạ lan hương nước – tôi biết tất cả thật rõ. Và đặc biệt vào những buổi chiều nóng nực – với ánh sáng chói chang, những cái bóng đen ngòm, cảm giác về sự trì trệ - dường như không còn hứa hẹn gì thêm nữa với con người.
Bản thân tôi không trôi qua phần còn lại của những ngày của mình tại khúc quanh dòng sông như Mahesh và những người khác. Trong tâm trí tôi chia tách mình với họ. Tôi thường nghĩ mình là một người chỉ đi lướt qua. Nhưng đâu mới là chỗ tốt? Tôi không nói được. Tôi không bao giờ nghĩ thực sự thấu đáo về điều đó. Tôi đang chờ đợi một sự loé sáng đến với mình, dẫn tôi đến chỗ tốt và "cuộc đời" tôi vẫn hằng trông đợi.
Thỉnh thoảng thư từ của cha tôi cũng đến từ bờ biển, nhắc tôi về ý muốn của ông thấy tôi được ổn định – lấy cô con gái của Nazruddin, đó gần như là một cam kết gia đình. Nhưng hơn bao giờ hết, tôi thấy mình không sẵn sàng để làm việc đó. Dù đó là một cơ hội để thấy rằng bên ngoài chỗ này vẫn còn cả một cuộc đời chờ đợi tôi, tất cả những mối quan hệ trói buộc con người vào trái đất này và cho anh ta cảm giác mình có một chỗ nào đó. Nhưng tôi biết rằng điều này không thực sự giống như thế. Tôi biết rằng với chúng tôi thế giới không còn an toàn được như thế nữa.
Và các sự kiện lại đến làm khuấy độngz lo lắng của tôi. Có biến loạn ở Uganda, nơi Nazruddin có nhà máy tuốt bông. Uganda cho đến lúc này vẫn là đất nước an toàn và phát triển mà Nazruddin từng thử lôi kéo chúng tôi đến, đất nước đón nhận những người tị nạn từ các nước láng giềng. Giờ đây tại chính Uganda một vị vua lại bị lật đổ và buộc phải rời khỏi đất nước, Daulat mang đến những câu chuyện về một quân đội đang lớn mạnh. Nazruddin, như tôi còn nhớ, sống với niềm tin rằng, dù may mắn, cuối cùng ông sẽ gặp những chuyện tồi tệ, và tôi nghĩ sự may mắn của ông hẳn bây giờ đã bỏ đi. Nhưng tôi nhầm, sự may mắn vẫn tiếp tục ở lại với Nazruddin. Biển động ở Uganda kéo dài không lâu, chỉ mình ông vua phải chịu. Cuộc sống ở đó dần trở lại bình thường. Nhưng tôi bắt đầu lo sợ cho Nazruddin và gia đình ông, và ý tưởng cưới con gái ông thôi không còn là ý nghĩ về một trách nhiệm gia đình đúng đắn nữa. Nó đã trở thành một thứ trách nhiệm đè nặng, và tôi cho nó vào tận cùng tâm trí mình như cái gì đó tôi có thể sẽ phải đối mặt khi tình thế bắt buộc.
Thế nên giữa cuộc bùng nổ kinh tế tôi lại rất lo lắng và trở nên gần như không thích thú và bồn chồn giống lúc đầu. Nó không chỉ nằm bên ngoài những áp lực; hoặc sự cô độc và tính khí của tôi. Phải làm gì đó với bản thân nơi này, theo cách đã bị hoà bình làm biến đổi. Đó không phải là lỗi của ai hết. Đó chỉ là cái gì đó đã xảy ra. Trong những ngày nổi loạn tôi từng có cảm giác rõ ràng nhất về vẻ đẹp của dòng sông và khu rừng, và đã tự hứa với mình phải học điều đó, sở hữu được vẻ đẹp đó. Tôi đã không làm gì để được như thế, khi hoà bình tôi tôi chỉ đơn giản là thôi không tự nhìn vào mình nữa. Và giờ đây tôi cảm thấy sự huyền bí và bí ẩn của nơi này đã biến mất.
Trong những ngày hoảng sợ đó tôi cảm thấy chúng tôi đã bị chạm tới, qua những người châu Phi, với tinh thần của dòng sông và khu rừng, và chỉ thế thôi cũng đẩy thêm lên sự căng thẳng. Nhưng tất cả tinh thần giờ đây dường như đã rời khỏi chốn này, như thể sau cái chết của cha Huismans, các linh hồn đã rời bỏ mặt nạ của mình. Chúng tôi đã bồn chồn biết bao nhiêu cho những người châu Phi trong những ngày đó, không có ai trong số chúng tôi được như vậy. Chúng tôi là những kẻ đột nhập, những người bình thường, còn họ là những người có tinh thần. Giờ đây linh hồn đã rời khỏi họ, họ thật bình thường, đê tiện, khốn khổ. Không cần nỗ lực chúng tôi cũng trở thành những ông chủ, với những quyền năng và xảo thuật họ cần. Và chúng tôi đơn giản biết bao. Trên mảnh đất giờ đây sự tầm thường lại chiếm lĩnh cuộc sống tầm thường của chúng tôi, tại các quầy bar và nhà thổ, hộp đêm. Ôi, thật nghèo nàn. Nhưng chúng tôi còn biết làm gì nữa đây? Chúng tôi chỉ làm cái chúng tôi có thể làm. Chúng tôi theo triết lý của Mahesh: chúng ta tiếp tục thôi.
Mahesh làm nhiều hơn thế. Anh đã làm xong một cú. Anh tiếp tục tra cứu các catalog, điền vào những cái phiếu, viết thêm nhiều thông tin, và cuối cùng, anh có được lô hàng anh tìm kiếm, cái mà anh có thể nhập khẩu toàn bộ và sử dụng như một lối đi tắt tới công việc kinh doanh và tiền bạc. Anh có được quyền uỷ nhiệm của Bigburger ở thị trấn chúng tôi.
Tôi không chờ đợi điêu này. Anh đang điều hành một cửa hiệu nhỏ bán đủ mọi loại đồ sắt, đồ điện, máy ảnh, ống nhòm, hàng đống đồ lặt vặt tiện dụng. Hamburger – Bigburger – chẳng hề giống với những gì anh đang buôn bán. Tôi thậm chí còn không tin người dân thị trấn sẽ tới Bigburger. Nhưng anh chẳng hề nghi ngại đến điều đó.
Anh nói "Họ đã tiến hành nghiên cứu thị trường và quyết định mở một chiến dịch ở châu Phi. Họ có một văn phòng cho khu vực hiện đang nằm ở một nơi thuộc quyền người Pháp ở bờ biển phía Tây. Hôm nọ thằng cha đã tới và đo đạc đủ mọi thứ. Họ có vẻ như không chỉ gửi nước sốt đến đâu, anh cũng biết mà, Salim. Họ gửi đến nguyên cửa hiệu".
Và họ làm đúng như vậy thật. Các loại thùng được chở đến bằng tàu thuỷ trong suốt vài tháng chứa đủ toàn bộ một cửa hàng: bếp lò, máy đánh sữa, máy pha cà phê, cốc chén, bát đũa, bàn ghế, quầy tính tiền, ghế đẩu, tường được đo đạc cẩn thận với dòng chữ Bigburger. Và sau hết là một đống những thứ đồ chơi: những lọ dấm của Bigburger, hộp đựng ketchup của Bigburger, thực đơn và chỗ để thực đơn của Bigburger, và những câu quảng cáo dễ mến sau: "Bigburger – khổng lồ - đẹp tuyệt", với những bức ảnh đủ loại khác nhau về Bigburger.
Tôi nghĩ những bức ảnh của Bigburger trông giống như những cặp môi trơn nhẵn màu trắng của bánh trên những cái lưỡi đen trộn lẫn thức ăn. Nhưng Mahesh không thích khi tôi nói với anh như vậy, và tôi quyết định không nói điều gì không mang tính kính trọng về Bigburger nữa. Mahesh hết sức vui nhộn về dự án, nhưng ngay khi những thứ đồ lặt vặt tới anh lập tức trở nên cực kỳ nghiêm trang, anh đã trở thành Bigburger.
Cửa hàng của Mahesh có cấu trúc khá đơn giản, những khối bê tông chủân của thị trấn chúng tôi và không lâu cánh thợ Italia phải phá nó đi cho những cái giá của Mahesh, phải đi lại đường điện, hàn chì lại, và sửa lại một cái quầy bar có vẻ như được nhập khẩu từ bên Mỹ. Toàn bộ công việc chuẩn bị cửa hàng được tiến hành, và thật là buồn cười khi có mặt ở Bigburger, rời khỏi cái mùi cống rãnh, khỏi bụi và rác của đường phố, để bước vào một không gian hiện đại, với các hình quảng cáo và đủ mọi thứ khác. Dù sao Mahesh cũng làm xong được việc này.
Vẻ đẹp của cửa hàng cũng ảnh hưởng cả đến Shoba. Nó làm cô trở nên có nghị lực và làm sống dậy trong cô cái gì đó liên quan tới tài làm ăn của gia đình. Cô tổ chức địa điểm và sớm chạy nó êm ru. Cô sắp xếp những đợt chuỷên thịt từ siêu thị mới của chúng tôi (giờ đây thịt đến từ Nam Phi, giống như trứng) và cô dàn xếp với một người Italia về bánh mì. Cô huấn luyện đám bồi bàn và lên lịch làm việc.
Ildephonse, đứa gia nhân, được lôi ra khỏi căn hộ và được ấn lên đầu một cái mũ bếp trưởng Bigburger cùng áo vàng Bigburger và đứng đàng sau quầy thu tiền. Chính Mahesh là người có ý tưởng gắn cho Ildephonse một cái mác cho áo của anh ta với tên và chức danh – bằng tiếng Anh, cho có phong cách lạ - Quản lý. Mahesh làm những việc nhỏ nhặt như thế và đôi khi làm bạn có cảm giác, dù rất được chăng hay chớ, giờ đây bằng bản năng anh đã biết được phải quẫy như thế nào ở thị trấn của chúng tôi. Anh nói anh gọi Ildephonse là quản lý để tạo cảm giác cho người châu Phi về địa điểm mới, trông giàu có và cũng để thu hút khách hàng người Phi. Và mỗi ngày anh để Ildelphonse quản lý trong vài tiếng đồng hồ.
Dù sao Ildephonse cũng thật lạ lùng. Anh ta yêu bộ quần áo Bigburger và anh ta yêu công việc mới của mình. Không ai lại nhanh nhẹn và thân thiện, cũng như lo lắng làm bạn hài lòng hơn anh, khi Shoba và Mahesh ở quanh đó. Họ tin tưởng Ildephonse, họ nói tướng lên là họ tin tưởng anh ta, tin tưởng vào sự có mặt của anh ta. Nhưng ngay khi còn lại một mình, anh ta liền trở thành một con người khác. Anh ta bỏ bê. Không phải cộc cằn, mà là bỏ bê. Tôi nhận ra sự thay đổi này trong đội ngũ người làm châu Phi cả ở những nơi khác. Điều này làm bạn cảm thấy trong khi làm việc theo cái lối hào nhóang khác nhau của mình, họ chỉ đóng kịch với những người thuê họ, bản thân công việc chẳng mảy may có ý nghĩa gì với họ, và họ có cái tài – khi ở một mình, và không ai để đóng kịch cho xem, tự phân thân torng tâm trí ra khỏi địa điểm, công việc, bộ đồng phục.
Bigburger là một thành công. Nhà Van der Weyden bên kia phố, hài lòng kiêm itền từ giường và phòng của mình. Dịch vụ và đồ ăn tại đó khiến người ta phải đi tìm cái ăn, và Bigburger có vi .trí hoàn hảo để chiếm lĩnh sự buôn bán ẩn danh này. Bigburger hấp dẫn rất nhiều quan chức châu Phi và cả người của quân đội – họ thich cách bài trí và sự hiện đại của nơi đây. Thế là Mahesh, từ chỗ là chủ một cửa hiệu đồ sắt nhỏ vô danh, vụt trở thành trung tâm của thị trấn chúng tôi.
Và điều này xảy đến thật nhanh chóng, trong vòng chưa đầy một năm. Mọi thứ gIờ đây đều thật nhanh chóng. Cứ như thể mịo người phải nhanh chân lên để bù cho những năm tháng đã mất, hoặc giả như ai cũng cảm thấy thời gian thật ngắn ngủi, rằng địa điểm này có thể đóng lại bất cứ lúc nào.
Một hôm Mahesh nói với tôi "Noimon muốn mua lại của tôi với giá hai triệu. Nhưng anh biết Noimon rồi đấy. Khi hắn ta trả hai, tức là anh đáng giá bốn".
Noimon là một trong những người Hy Lạp giàu có ở chỗ chúng tôi. Cửa hiệu đồ gỗ mới – đang bán rất chạy – chỉ là một trong những hoạt động của ông ta. Hai triệu mà ông ta đề nghị là bằng đồng franc địa phương, ba mươi sáu đồng bằng một đô la.
Mahesh nói "Tôi cho rằng chỗ của anh bây giờ cũng đáng gía lắm. Nazruddin từng định bán nó cho tôi, anh cũng biết rồi đấy. Một trăm năm mươi nghìn. Bây giờ anh nghĩ nó trị giá bao nhiêu rồi?"
Giờ đây ở đâu bạn cũng nghe thấy kiểu nói chuyện về bất động sản như thế. Ai cũng say sưa tính xem mình kiếm chác được bao nhiêu từ cuộc bùng nổ kinh tế, nó đáng giá bao nhiêu. Mọi người học được cách nói về những con số khổng lồ một cách lạnh lùng.
Trước đã từng có một cơn sốt ngay trước khi kết thúc thời thuộc địa, và khu ngoại ô đổ nát gần ghềnh nước là cái còn lại. Nazruddin từng kể một câu chuyện về thời đó. Ông đã di đến dó vào một buổi sáng thứ bảy, đã nghĩ rằng nơi này là đám cây bụi hơn là một bất động sản, và quyết định bán nó đi. Ông thật là may mắn, nhưng giờ đây khu ngoại ô chết ngắc đó đang dần dần lấy lại sinh khí. Sự phát triển hoặc tái phát triển đó đã trở thành đặc điểm quan trọng nhất của cuộc bùng nổ của chúng tôi. Và nó là nguyên nhân của sự lên giá nhà cửa trong thị trấn.
Vùng cây bụi gần ghềnh nước giờ đây đã được phát quang. Đống đổ nát dường như là thường trực đã bị xe ủi san đi, những đại lộ mới sắp được xây. Đó là việc làm của Người Đàn Ông Vĩ Đại, chính phủ đảm trách toàn bộ khu vực này và đã quyết định nó trở thành đất của Nhà nước, và Người Đàn Ông Vĩ Đại sẽ xây dựng cái gì đó giống như là một thị trấn nhỏ ở đây. Việc này sẽ diễn ra rất nhanh. Tiền được đổ vào, đẩy vật giá tại thị trấn của chúng tôi leo thang. Tiếng ì ầm sâu thẳm, làm rung chuyển mặt đất của những chiếc xe ủi hoà lẫn với tiếng của ghềnh nước. Mỗi chuyến tàu thuỷ lại chở đến những người thợ xây dựng và nghệ nhân người châu Âu, các chuyến bay cũng vậy. Nhà Van der Meyden hiếm khi có đủ phòng cho thuê.
Mọi việc Tổng thống làm đều có nguyên do cả. Với tư cách là người cầm cân nảy mực tại một vùng có nguy cơ nổi loạn, ông đã tạo ra một khu vực mới, nơi ông và lá cờ của mình là tối thượng. Là người châu Phi, ông sẽ xây dựng một thị trấn mới tại nơi từng là ngoại ô giàu có của người Âu – nhưng cái ông sẽ xây lên sẽ có ý nghĩa vĩ đại. Tại thị trấn toà nhà duy nhất hiện đại có "thiết kế" là của Van der Meyden, và với chúng tôi những khu nhà lớn hơn của Khu thật là lung linh – mái hắt bằng bê tông, những tảng bê tông cỡ lớn, kính nhiều màu. Những toà nhà nhỏ hơn – nhà ở và bungalow – giống với những cái chúng tôi từng quen rồi hơn. Nhưng cả chúng cũng có kích thước lớn và, có điều hoà nhiệt độ gắn vào nhiều chỗ như những khối nhà dựng lên, trông thật kỳ.
Không ai chắc chắn, dù sau khi một số nhà đã được hoàn thành. Khu dùng để làm gì. Nhiều lời đồn dại về một trang trại thí điểm lớn và trường nông nghiệp, một khu hội họp cho cả châu lục, nhà nghỉ cuối tuần cho những công dân trung thành. Còn bản thân Tổng thống không có tuyên bố nào hết cả. chúng tôi nhìn và tự hỏi khi nào bắt đầu sử dụng những toà nhà này. Và rồi chúng tôi bắt đầu hiểu rằng điều mà Tổng thống hướng đến thật kỳ diệu trong chính mắt ông đến độ ông không muốn tuyên bố ra. Ông đang tạo ra châu Phi hiện đại. Ông đang tạo ra một điều kỳ diệu sẽ làm cả phần còn lại của thế giới sững sờ. Ông dang đi ngay qua châu Phi thực tế, cái châu Phi khốn khó của cây bụi và làng mạc, và tạo ra điều gì đó có thể đạt tới mọi thứ đang tồn tại ở nước khác.
Những bức ảnh của Khu nhà nước này – và những bức ảnh khác về những vùng khác của đất nước – bắt đầu xuất hiện trên những tạp chí về châu Phi xuất bản ở châu Âu, nhưng được những chính phủ như chính phủ của chúng tôi tài trợ tiền. Trong những bức ảnh đó thông điệp của Khu thật đơn giản. Dới thời Tổng thống mới của chúng tôi điều kỳ diệu đã diễ nra. Người châu Phi đã trở thành những con người hiện đại, tự mình xây dựng được bằng bê tông và kính và ngồi trong những chiếc ghế êm ái bọc nhung. Cái đó cũng giống như sự đầy đủ trong lời tiên tri của cha Huismans về sự bùng khởi của châu Phi của người châu Phi, và thành công của sự hoà trộn với châu Âu.
Khách đến tham quan được khuyến khích, họ đến từ các cité và thị trấn đầy lều, từ những ngôi làng lân cận. Chủ nhật có xe buýt và xe tải quân đội chở người đến đó, và lính tráng trở thành hướng dẫn viên, dẫn mọi người đi dọc những con đường một chiều được đánh dấu bằng những mũi tên chỉ hướng, chỉ cho họ, những người mới đây từng muốn phá huỷ thị trấn, những gì vị Tổng thống của họ đã làm cho châu Phi. Những toà nhà xấu xí đó, sau khi bạn đã quen với những dáng vẻ, những đồ gỗ hào nhoáng đó – Noimon đã vớ bẩm với cửa hiệu đồ gỗ của mình. Xung quanh đây, cuộc sống của những con thuyền độc mộc và lạch sông và làng mạc vẫn tiếp diến, tại các quầy bar của thị trấn những người thợ xây dứng và nghệ nhân nước ngoài uống rượu và đùa nhảm về vùng đất này. Điều này thật đau lòng và đáng buồn.
Tổng thống muốn cho chúng tôi thấy một châu Phi mới. Và tôi thấy châu Phi theo cách trước đây tôi chưa từng bao giờ thấy, thấy những khiếm khuyết và những nỗi nhục mạ cho đến khi đó tôi chỉ coi là một phần của cuộc đời. V tôi cảm thấy thế - đầy niềm cảm thông với Người Đàn ông Vĩ Đại về những người làng rách rưới đi vòng quanh Khu, và những người lính chỉ họ bằng những dấu hiệu bẩn thỉu – cho đến khi một người lính nào đó đùa cợt tôi hoặc khi phải đối mặt với một quan chức khó tính nào đó tại hải quan, và rồi tôi cảm thấy lại rơi vào những cảm giác cũ, những thái độ dễ dàng hơn của những người ngoại quốc ở các quầy bar. Châu Phi cũ, cái dường như hấp thụ mọi thứ, thật đơn giản, nơi đó làm bạn luôn căng thẳng. Căng thẳng làm sao, nó đưa bạn đi theo con đường qua sự ngu xuẩn và hung hăng, kiêu hãnh và tổn thương!
Nhưng Khu dùng để làm gì? Những toà nhà mang lại niềm tự hào, hoặc có ý nghĩa như vậy, chúng làm thoả mãn một nhóm người nào đó cần có sự tự hào về Tổng thống . tất cả những cái đó để làm gì?Nhưng họ đã tiêu hàng triệu vào đó. Không có trang trại. Người Trung Quốc hay Đài Loan không chịu đến khi Khu chưa có được một trang trại châu Phi mới,sáu nhà thầu mà một chính phủ nước ngoài nào đó cung cấp ở sát nhau. Bể bơi lớn gần toà nhà được cho là khu họp đã bắt đầu nứt và vẫn trống không, với một cái lưới dây thừng to tướng trên nóc. Khu đã được xây rất nhanh, và mặt trời cùng mưa cũng đã làm nó đổ nát đi nhanh chóng. Sau mùa mưa đầu tiên nhiều cây mới trồng bên cạnh đại lộ chính rộng rãi đã chết, rễ của chúng đầy nước và bị úng.
Nhưng với vị Tổng thống còn ở thủ đô thì Khu vẫn là một cái gì đó sống động. Những bức tượng và đèn đóm theo tiêu chuẩn được mang tới. Những chuyến thăm ngày chủ nhật vẫn tiếp tục, những bức ảnh tiếp tục xuất hiện trên các tạp chí chuyên sâu về châu Phi được chính phủ tài trợ. Và chí ít đó cũng là một cách sử dụng những toà nhà này.
Khu trở thành một khu đại học và trung tâm nghiên cứu. Toà nhà phòng họp được biến thành một trường bách khoa cho người dân trong Khu, và những toà nhà khác được biến thành ký túc xá và khu nhân viên. Các giảng viên và giáo viên bắt đầu đến từ thủ đô, và rất sớm sủa từ các nước khác, một cuộc sống song song đã được phát triển ở đó, mà chúng tôi ở thị trấn chỉ biết rất ít. Và nơi đó trở thành trường bách khoa – trên khu ngoại ô chết của châu Âu mà với tôi khi lần đầu đến từng cho rằng đống đổ nát của một nền văn minh đã đến và đã đi – mà Ferdinand được gửi đến với một học bổng của chính phủ, khi nó học xong trung học.
Khu cách thị trấn vài dặm. Có xe buýt đi đến đó, nhưng không đều đặn lắm. trước tôi không thường gặp Ferdinand, giờ lại càng hiếm khi. Metty mất đi một người bạn. Sự chuyển biến này rõ ràng cuối cùng đã tạo ra khác biệt giữa hai đứa, và tôi nghĩ chắc Metty phải buồn lắm.
Những cảm giác của tôi còn phức tạp hơn. Tôi thấy một tương lai bất ổn của đất nước. Không ai được an toàn ở đây hết, số phận những người sống ở đây không hề bị ghen tị. Thế nên tôi nghĩ Ferdinand thật là may mắn, mọi thứ với nó mới dễ dàng làm sao. Bạn lôi một cậu bé ra khỏi vùng cây bụi, xây dựng một trường bách khoa và dạy nó đọc và viết, bạn san phẳng vùng cây bụi và gửi nó đến đấy. dường như quá là dễ dàng, nếu bạn sinh ra muộn màng trong thế giới này và mọi thứ đã sẵn sàng hết cả, những thứ mà các nước khác và những dân tộc khác đã đạt đến từ lâu – viết, in, trường đại học, sách vở, kiến thức. Còn những người còn lại như chúng tôi phải chập chững. Tôi nghĩ đến gia đình tôi, Nazruddin, bản thân tôi – chúng tôi bị trói buộc vào cái mà hàng thế kỷ nay đã đeo bám vào tâm trí và trái tim chúng tôi. Ferdinand, khởi đầu từ không có gì cả, đã có được một bước tiến làm cho nó tự do, và đã sẵn sàng để đi trước chúng tôi.
Khu, với sự lớn lao của nó, là một trò lừa. Cả Tổng thống , người đã làm ra nó, cả những người nước ngoài đã kiếm lời lớn khi xây dựng nó đều đặt niềm tin vào cái mà họ đã tạo ra. Nhưng liệu trước đây đã có lòng tin lớn hơn chưa? Miscerique probat populos et foedera jungi: cha Huismans đã đấy sự cao ngạo của câu tuyên ngôn này. Ông từng tin tưởng vào chân lý của nó. Nhưng bao nhiêu người thợ xây dựng của thị trấn trước đây có thể đồng ý với ông? Trò lừa trước đây đó theo một cách nào đó đã giúp những người dân của đất nước, và những người đó cũng có thể lại bị đánh lừa nữa. Ferdinand coi trường bách khoa là cái gì đó thật nghiêm túc, cái sẽ tạo cho nó khả năng vào được giới cầm quyền và cuối cùng tới một địa vị có quyền lực. Với nó Khu thật là tuyệt, và nhất thiết là như thế. Nó coi ở trường bách khoa là tuyệt vời hơn rất nhiều so với ở trường trung học.
Thật phi lý khi ghen tị với Ferdinand, người dù sao vẫn đi về nhà ở vùng cây bụi. Nhưng tôi không ghen tị với nó chỉ vì tôi cảm thấy nó sẽ đi trước tôi về mặt kiến thức và đi vào những chốn thần tiên, tôi không thể đặt chân tới. Tôi ghen tị hơn về ý tưởng nó luôn luôn có được cái tầm quan trọng của nó, sự quyến rũ của nó. Chúng tôi sống trong cùng một dải đất, chúng tôi cùng nhìn theo cùng một hướng. Với nó thế giới luôn đổi mới và luôn mới hơn, với tôi, vẫn thế giới đó thật đen đúa, không có chút khả năng nào hết.
Tôi ngày càng ghét cảm giác thực thể về vị trí. Căn hộ của tôi vẫn luôn như vậy. Tôi đã không hề thay đổi gì hết ở đây, vì tôi sống với ý tưởng về một sự nhận xét mang tính thời điểm rằng tôi phải coi nó như là đã mất đi – cái phòng ngủ với nẹp cửa sổ sơn trắng và cái giường to có đệm cỏ, những giá bát đĩa thô mộc, quần áo và giày dép của tôi, cái bếp với mùi dầu hoả và dầu rán, rá, bụi và gián, cái phòng khách màu trắng trống trơn. Luôn luôn ở đó, không bao giờ thực sự là của tôi, giờ đây chỉ chăm chăm nhắc nhở tôi về sự trôi qua của thời gian.
Tôi ghét những cái cây trang trí nhập ngoại, những cái cây tuổi thơ tôi, ở đây trông mới phi tự nhiên làm sao, với màu bụi đỏ đường phố chuyển sang thành bùn khi trời mưa, bầu trời u ám chỉ có ý nghĩa là nóng thêm lên, bầu trời sáng sủa có nghĩa một mặt trời đang thiêu đốt, cơn mưa hiếm khi mát mẻ và thường ẩm ướt, dòng sông màu nâu với những bông hoa màu tử đinh hương trên những cuống màu xanh nhợt trôi nổi ngày đêm.
Ferdinand đã chuỷên đi, chỉ cách vài dặm. Và tôi, dù lớn hơn nó, cảm thấy ghen tức và hoang vắng.
Cả Metty dường như cũng thế. Tự do có giá của nó. Trước đây nó từng có được sự an toàn khi còn là nô lệ. Ở đây nó đạt tới ý niệm về bản thân nó như thể một người được chỉ định để chống lại những người khác. Điều này hẳn không làm nó thích thú. Nhưng giờ đây dường như nó cũng cảm thấy đôi chút cay đắng nào đó. Dường như nó tự lánh xa bạn bè của mình.
Nó có rất nhiều bạn, mọi loại người đến cửa hiệu và căn hộ để hỏi nó. Hoặc đôi khi họ gửi người khác đến hỏi về nó. Tôi còn nhớ một sứ giả như thế. Đó là một cô gái gầy guộc, loại con gái bạn có thể nhìn thấy đang chèo thuyền độc mộc, mà mọi người đều biết là người lao động chân tay. Công việc nặng nhọc và thức ăn kém dường như đã làm nó tê liệt, mất đi nữ tính, và đầu gần như trọc lóc.
Nó thường đến gặp Metty ở cửa hiệu, đứng ở bên ngoài. Đôi khi Metty nói chuyện với cô bé, đôi khi nó tỏ ra ác nghiệt với cô. Có lúc nó tìm cách đuổi cô bé đi, cúi người như để nhặt đá, cách mà người ở đây làm khi muốn dọa một con chó rách rưới. Không ai có thể bằng người nô lệ trong cách xử sự hay nói chuyện với người nô lệ khác. Cô bé này thuộc về những người thấp bé nhất trong số những người thấp bé, dù cô bé thuộc gia đình châu Phi nào đi nữa thì cô vẫn chẳng khác gì một nô lệ.
Metty tìm cách đuổi cô bé khỏi cửa hiệu. Nhưng một chiều, khi về căn hộ, tôi thấy cô bé trên hè phố, đứng trong đống bụi cỏ hoang gần lối vào sân sau nhà chúng tôi. Một chiếc áo khoác vải, tay và cổ rộng, toang hoang từ vai và cho thấy cô chẳng mặc gì bên trong cả. Tóc cô bé thưa đến nỗi trông cô như thể đã cạo đầu. Khuôn mặt gầy guộc đang ở trạng thái nhăn nhó nhưng không hẳn là nhăn nhó mà chỉ có ý nghĩa là đang nhìn tôi.
Cô bé vẫn ở đó khi tôi đi xuống sau khi đã uống một tách trà và thay quần áo. Tôi đi đến câu lạc bộ Hellenic để chơi squash. Đó là nguyên tắc của tôi, dù trong hoàn cảnh nào, dù tâm trạng có tồi tệ đến đâu, cũng không bỏ tập. Sau đó tôi lái xe đến đập nước, đến hộp đêm Bồ Đào Nha bên dòng nước, giờ đã hoạt động trở lại, ăn vài con cá rán ở đó – tôi chắc chắn ở Bồ Đào Nha họ làm cá ngon hơn. Còn quá sớm cho người trong thị trấn, nhưng đập nước đã tràn ngập ánh sáng và họ bật đèn màu trên cây cho tôi.
Cô bé vẫn ở trên hè phố khi tôi trở về căn hộ. Đến lúc này thì cô ta gọi tôi, cô nói "Mety-ki là?" (Metty có ở đây không?)
Cô chỉ biết nói vài thổ ngữ, nhưng cô có thể hiểu khi người khác nói, và khi tôi hỏi cô muốn gì, cô nói "Popo malade. Dis-li Metty" (Đứa bé bị ốm, nói cho Metty biết) Popo có nghĩa là "đứa bé". Metty đã có con ở đâu đó trong thị trấn, và đứa bé đang ốm. Metty có cả một cuộc đời ở đâu đó, tách biệt hẳn với cuộc sống với tôi ở căn hộ, tách biệt hẳn với việc nó mang cà phê cho tôi mỗi sáng, tách biệt hẳn với cửa hiệu.
Tôi bị sốc. Tôi cảm thấy bị phản bội. Nếu chúng tôi đang sống ở khu nhà chúng tôi ở bờ biển, nó có thể sống cuộc sống của riêng nó, nhưng ở đó không có gì là bí mật hết. Tôi có thể biết ai là người đàn bà của nó, tôi có thể biết khi con nó ra đời. Tôi đã mất Metty cho vùng đất châu Phi này. Nó đã đến nơi phần nào đó là nhà nó, và tôi đã mất nó. Tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Tôi đã từng rất ghét nơi này, ghét căn hộ, giờ tôi thấy cuộc sống tôi tạo dựng cho riêng tôi trong căn hộ này thực ra khá tốt, và giờ đây tôi cũng mất nốt.
Cũng giống như cô bé ở ngoài, cũng giống như nhiều người khác, tôi chờ đợi Metty. Và khi rất muộn, nó về đến nơi, tôi bắt đầu nói ngay.
"Ôi Metty, tại sao mày không nói với tao, tại sao mày làm điều đó với tao?" Rồi tôi gọi nó bằng tên mà chúng tôi từng gọi nó khi còn ở nhà "Ali, Aliwa! Chúng ta sống cùng nhau. Tao cho mày ở dưới mái nhà và coi mày như thành viên gia đình. Thế mà giờ mày làm thế đấy".
Rất khó nhọc, giống như một gia nhân ngày xưa, nó cố tỏ ra đồng cảm với tôi, làm như nó cũng chịu đựng với tôi vậy.
"Tôi sẽ bỏ nó, patron. Nó là một con vật".
"Làm sao mày có thể bỏ cô ta? Mày đã làm điều đó. Mày không thể chối bỏ. Mày đã có đứa con ở đâu đó. Ôi, Ali, mày đã làm gì vậy? Mày không nghĩ thật tệ khi có một đứa con nhỏ châu Phi chạy nhảy trong một cái sân cca ai đó, với toto (con chó) của nó ve vẩy hai bên sao? Mày không ngượng hay sao? Một người như mày?"
"Thật đáng tởm, Salim ạ." Nó nói và đặt tay lên vai tôi "Tôi hổ thẹn lắm. Nó chỉ là một đứa con gái châu Phi thôi mà. Tôi sẽ bỏ nó".
"Làm sao mày có thể bỏ cô ta? Giờ đây đó là cuộc sống của mày. Mày không biết thế hay sao? Chúng tao đã gởi mày đi học, chúng tao đã thuê giáo sĩ dạy mày. Thế mà giờ đây mày làm như thế đấy!"
Tôi đang đóng kịch. Nhưng có những lúc khi chúng ta đóng kịch về cái chúng ta thực sự cảm thấy, những lần khi chúng ta không thể đối mặt với một số cảm xúc, và thật dễ dàng hơn để đóng kịch. Và Metty cũng đóng kịch nốt, vờ tỏ ra trung thành, nhắc tôi nhớ về quá khứ, về những nơi khác, nhắc tôi về những điều tôi khó chịu đựng được vào đêm đó. Khi tôi nói, rất kịch. "Tại sao mày không nói với tao hả Metty?" thì nó lại quay trở lại hùa với tôi. Nó nói "Tôi làm sao có thể nói với ông được, Salim? Tôi biết ông sẽ làm như thế mà".
Làm sao nó biết được?
Tôi nói "Mày biết đấy, Metty, ngày đầu tiên mày đến trường, tao đã đi cùng mày Mày la hét suốt, mày bắt đầu khóc ngay khi chúng ta rời khỏi nhà".
Nó thích nhắc lại về điều đó, được nhớ đến từ xa xôi đến thế. Nó mỉm cười mơ hồ "Tôi đã la hét nhiều ư? Tôi đã ầm ĩ lên ư?"
"Ali, mày đã hét tướng lên. Mày đội mũ trắng, và mày đi xuống lối đi nhỏ bên cạnh nhà Gokool, rồi mày nói ầm lên. Tao không thể biết mày đi đâu. Tao chỉ nghe mày nói ầm ĩ. Tao không chịu được. Tao nghĩ họ đang làm điều gì rất kinh khủng với mày, và tao cầu Chúa mày không phải đến trường. Rồi rắc rối xảy ra khi mày về nhà. Mày đã quên, tại sao mày phải nhớ chứ? Tao không hề chú ý gì đến mày từ khi mày ở đây. Mày ra dáng lắm rồi mà".
"Ôi, Salim! Đừng nói thế. Tôi vẫn luôn kính trọng ông mà".
Điều đó đã từng đúng. Nhưng nó đã về nhà, nó đã tìm được cuộc sống mới. Nó luôn muốn vậy, nó không thể quay ngược lại. Tay nó đặt lên vai tôi – giờ thì còn tốt đẹp gì nữa.
Tôi nghĩ, không gì còn lại nữa. Mọi thứ thay đổi. Tôi sẽ không thừa kế nhà, và không ngôi nhà nào tôi xây sẽ dành cho con của tôi. Đó là cách cuộc đời diễn tiến. Tôi đã quá tuổi hai mươi, và điều tôi trông chờ kể từ khi rời khỏi nhà đã không đến với tôi. Tôi chỉ có chờ đợi thôi. Tôi sẽ chờ trong suốt phần còn lại của cuộc đời tôi. Khi tôi đến đây, căn hộ này vẫn còn thuộc về một bà người Bỉ. Nó không phải là nhà tôi, nó giống như một cái trại. Rồi cái trại đó trở thành nhà tôi. Giờ thì không nữa rồi.
Sau đó tôi nằm yên lặng cô đơn trong phòng ngủ, trong cái thế giới thù địch này. Tôi cảm thấy cơn đau tim của đứa trẻ khi phải ở một chỗ lạ. Qua cửa sổ sơn trắng tôi nhìn thấy những cái cây bên ngoài – không phải bóng của chúng, mà là những gợi ý về hình dạng của chúng. Tôi đang ở trạng thái nhớ nhà, đã nhớ nhà như thế từ nhiều tháng nay. Nhưng nhà hiếm khi là nơi ta có thể quay về. Nhà là cái gì đó trong đầu chúng ta. Nó là cái gì đó chúng ta đã đánh mất. Và trong đó tôi giống như những người châu Phi rách rưới thấp kém trong thị trấn mà chúng tôi phục vụ |
|
|