Cầm Thi nheo mắt nhìn theo cái que đo. Cô đang đo để phát họa toàn cảnh nhà thờ Đức Bà. Bên cạnh cô, nhỏ Trà Mi cái miệng không liền da non. Nó hết ca ngợi Đan Trường dễ thương, tới khen Quang Dũng vừa đẹp trai vừa hát hay khủng khiếp. Nghe nhỏ Mi nói, Cầm Thi thiếu điều hụt hơi, khàn tiếng, nhưng con bé vẫn tỉnh queo ... phát thanh rộn rã. Nó bảo hổm rày ở nhà không bạn bè, không được trò chuyện nó sụt mất mấy ký nên bữa nay nó phải nói để lấy lại số ký lô đã mất.
Cầm Thi thì cứ im lặng như người câm. Im lặng đến mức Trà Mi phải phát cáu lên:
– È, nhỏ kia! Nãy giờ mày có nghe tao nói gì không?
– Có. Nghe đầy cả hai tai.
– Nghe và làm thinh. Tao công nhận mày hay thiệt.
Cầm Thi nheo con mắt quan sát thật kỹ cái nóc cao vút của tháp nhà thờ và nói:
– Tao thích nghe hơn. Mày tiếp tục đi. Thông tin về Cẩm Ly, Mỹ Tâm với chứ.
Trà Mi bĩu môi:
– Nghe phải trả tiền đó mày.
– Trả thi trả. Tao trả bằng công tao ngồi nghe mày nãy giờ đó.
– Hừ! Đồ ma giáo!
Cầm Thi tủm tỉm cười. Trà Mi bỗng đổi tong:
– Nãy giờ tao nới chuyện tào lao, bây giờ tao nói chuyện của mày đây.
Cầm Thi so vai:
– Tao chả có gì để mày nói hết.
Trà Mi hỉnh mũi:
– Cái đó thì chưa chắc. Này nhé! Mày đang yêu, đúng không?
Cầm Thi thản nhiên:
– Đoán mò!
Trà Mi so vai:
– Có người cung cấp tin này cho tao chớ tao chả mò mẫm chi ráo.
Cầm Thi buột miệng:
– Ai vậy?
Trà Mi nhịp chân:
– Mày thử đoán xem. Hà! Ai trồng khoai đất này. Cho mày hay, cô Lan nhờ tao theo dõi mày đó.
Cầm Thi ấm ức:
– Thật quá dáng. Chắc có lúc tao bỏ nhà đi quá:
Cô Lan coi tao chả ra gì cả.
– Nhưng ... có phải không? Hắn ta mặt mũi ra sao? Mày giấu tao kỹ dữ vậy .
Cầm Thi chưa kịp trà lời thì chợt nghe có tiếng la:
– Ăn cướp! Ăn cướp ...
Nhìn qua phía Bưu điện Thành Phố, Cầm Thi thấy một gã thanh niên ngồi trên xe máy đang giằng co dữ dội với một phụ nữ để giật cho bằng được cái ví của bà ta.
Ngay lập túc, Cầm Thi bật dậy lao về phía đó, đúng lúc người phụ nữ bị xô ngã xuống đường.
Hai gã thanh niên rồ ga, chiếc xe chồm lên nhưng chạy chưa được vì Cầm Thi đã ốm eo tên áo đen ngồi đằng sau ghịt lại.
Vì bất ngờ, hắn ngã chõng gọng ra sau. Tên ngồi đằng trước cùng chiếc Wave ngả nghiêng sang một bên vì loạng choạng tay lái.
Rất chuyên nghiệp gã áo đen ngồi dậy và vung tay thật mạnh, thật nhanh về phía Cầm Thi. Cô nghiêng người tránh được. Môi mím chặt, Thi cố giật lại cho bằng được cái ví. Biết không giằng co được với Thi, trong khi trên đường có nhiều người bắt đầu nhào vô tiếp ứng, bọn cướp nhảy lên xe chạy mất.
Cầm Thi đỡ người phụ nữ đứng dậy và đưa ví cho bà ta.
Người phụ nữ vừa ôm ngực vừa nhìn Cầm Thi, giọng lạc đi:
– Trúc Bi! Phải Trúc Bi không?
Nhỏ Trà Mi tài lanh:
– Dạ không phải ạ. Bạn cháu là Cầm Thi.
Bà Quỳnh vẫn chưa thôi xúc động:
– Cầm Thi à? Tên hay lắm. Nhưng trông cháu giống Trúc Bi, em gái tôi quá.
Cầm Thi chưa kịp nói gì, nhỏ Mi lại chót chét:
– Trông bạn cháu giống cô là đúng nhất. Thật đó. Ngộ ghê! Hay là bà con?
Cầm Thi lườm Trà Mi một cái làm con bé tịt ngòi.
Bà Quỳnh vừa thở vừa nói:
– Cô cám ơn cháu nhiều lắm. Con gái thời đại có khác. Vừa đẹp vừa khỏe lại gan dạ. Nhưng quần áo lấm lem cả rồi, thật khổ ghê.
Cầm Thi phủi bụi ở đầu gối:
– Dạ không sao đâu ạ. Nãy giờ cháu cũng ngồi bệt dưới đất mà.
Vừa nói, Thi vừa chỉ những thứ dụng cụ vẽ nằm lăn lóc trên bãi cỏ gần đó của mình.
Bà Quỳnh ngạc nhiên:
– Ồ! cháu là họa sĩ à?
Nhỏ Trà Mi lại trả lời:
– Dạ không. Bạn cháu đang là sinh viên trường Mỹ thuật.
Bà Quỳnh tròn mắt:
– Bọn cháu phải ra đường ngồi vẽ như thế này sao?
Cầm Thi cười:
– Vâng.
Bà Quỳnh chép miệng:
– Cực nhỉ!
Ngập ngừng, bà nói:
– Mời hai cháu vào quán uống với cô ly nước.
Trà Mi nhìn Cầm Thi như dò ý, Thi nhỏ nhẹ từ chối:
Bọn cháu phải phác cho xong bức ký họa này nên không dám đi đâu đâu cô.
Bà Quỳnh nhìn Cầm Thi. Cách nói của nó sao giống Diễm Chi lạ lùng. Càng nhìn, bà càng không thể bỏ đi ngay.
Một lần nữa, bà Quỳnh phải thốt lên:
– Cháu giống Trúc Bi nhà cô quá.
Trà Mi lẹ miệng:
– Chắc Trúc Bi là con gái cô?
Bà Quỳnh lắc đầu:
– Không. Trúc Bi là em gái cô, nhưng con bé vắn số đã mất đi lúc mười sáu tuổi.
Cầm Thi chớp mắt, cô chợt rưng rưng lòng thương tâm:
– Chắc cô rất quý cô Trúc Bi?
Bà Quỳnh trầm giọng:
– Rất quý vì cô chỉ có mình Trúc Bi là em gái.
Bà Quỳnh bỗng nói:
– Các cháu cho cô ngồi xem các cháu vẽ chứ?
Cầm Thi lễ phép:
– Vâng ạ. Cháu chi sợ cô bận thôi.
Bà Quỳnh ngồi xuống kế Thi:
– Thường ngày cô rất bận, nhưng trước những gì vừa xảy ra, cô không muốn làm việc nữa, mà muốn ngồi xuống đây với các cháu cho tâm hồn lắng đọng một chút. Cô là Quỳnh.
Trà Mi láu táu:
– Còn cháu là Trà Mi.
Bà Quỳnh vui vẻ:
– Tên ai cũng đẹp. Nhất là Cầm Thi, nghe là lạ. Thế nhà Cầm Thi có đông người không?
Cầm Thi trả lời:
– Dạ, cháu còn một em trai và một em gái nữa.
Bà Quỳnh gầt gù:
– Làm chi Hai chắc cực lắm đây.
Trà Mi ăn cơm hớt:
– Nó chẳng cực nhọc gì đâu cô. Nó ...
Cầm Thì nhăn mặt, thế là nhỏ Mi im mồm. Cô không muốn bị người lạ biết gì về thân thế, hoàn cảnh cũng như gia đình mình, mà nhỏ Mi này cứ như cái tò le.
Bà Quỳnh đoán:
– Không cực là chắc vì em cháu đã lớn?
– Vâng. Chi em cháu mỗi đứa cách nhau một tuổi, nên cháu chá biết trông em.
Giọng bà Quỳnh trầm xuống:
– Trái lại, Trúc Bi nhỏ hơn cô những mười tuổi, cho nên cô chẳng khác nào vú nuôi của con bé. Trúc Bi đau yếu bệnh hoạn luôn, nên trông chừng nó rất cực.
Trà Mi lại nhiều chuyện:
– Cầm Thi hồi bé cũng hay bệnh nên gia đình nó mới cho đi học võ đó cô.
Nhờ học võ, Cầm Thi mới khỏe ra và làm hiệp sĩ đường phố.
Hấp háy mắt, Trà Mi nói tiếp:
– Cô Út mà biết mày lại ra tay nghĩa hiệp tập hai ngay trung tâm Sài Gòn này, tao dám cá mai mốt mày khỏi ra đường một mình.
Thi ... hầm hừ:
– Mày không được nhiều chuyện đó:
Trà Mi gãi đầu:
– Tao không nhiều chuyện, nhưng lỡ tao vui miệng mày cũng đừng cho tao một chưởng nghen.
Bà Quỳnh bật cười khi nghe hai cô gái nói qua lại với nhau, trông chúng thật vô tư, trong sáng. Ngày xưa Diễm Chi cũng thế. Vô tư, hồn nhiên, khờ khạo.
đến tội nghiệp.
Mất cay cay, bà thấy tim mình ngập tràn cơn đau của sự ân hận. Phải chi hồi đó ...
Giọng Trà Mi chạt ngắt ngang dòng suy nghĩ của bà:
– Mày xin đi tới mấy giờ vậy Thi?
Nhìn đồng hồ, Cầm Thi nói:
– Còn đúng hai tiếng nữa, nhưng bữa nay tao rất muốn về trễ một chút.
Trà Mi hỏi:
– Định ... ký cho xong à?
Cầm Thi chép miệng:
– Chắc không xong nổi.
Ngẩng đầu nhìn đỉnh cao chót vót của nóc nhà thờ, Thi nhún vai than:
– Sao tự nhiên không còn chút hứng thú nào hết vầy nè Chúa ơi.
Bà Quỳnh bức bối:
– Chắc tại cô. Nếu không vì chuyện vừa xảy ra, chắc cháu đã xong bức ký họa này. Cô rất tiếo.
Cầm Thi gãi ót:
– Trời ơi! Không phải vì cô đâu. Tại cháu có cơn ấy mà. Thật ra, cháu đang muốn vẽ cái khác. Bởi vậy cháu hay bị mắng là bốc đồng lắm.
Bà Quỳnh nhìn Thi:
– Trông cháu đâu có giống như thế.
Cầm Thi im lặng, cô nhìn bà Quỳnh khá kỹ rồi hý hoáy phát nhưng nét chì đen trên tờ giấy vẽ mới.
Gương mặt bà Quỳnh dần dần hiện ra trên tờ gíấy trắng một cách sống động.
Trà Mi cười cười:
– Đó. Cô đã thấy sự bốc đồng của một thiên tải chưa?
Bà Quỳnh vừa ngạo nhiên, vừa thích thú:
– Đây là lần đầu tiên trong đời cô được làm người mẫu đó nghen.
Cầm Thi nheo nheo mắt ngắm bà:
– Nếu không đẹp, không giống, xin cô đừng chê cháu.
Bà Quỳnh chớp mi:
– Sao cớ có thể chê một tấm lòng như vầy.
Rồi giọng bà chợt nghẹn lại:
– Cầm Thi làm cô muốn khóc rồi đây.
Cầm Thi ngừng tay nhìn bà Quỳnh. Ở người phụ nữ này có điều gì đó gợi ở Thi sự trắc ẩn. Bà ta chắc có một địa vị ngoài xã hội, nhưng sao lại dễ xúc động vậy? Hay bà ta có nỗi niềm riêng mà không ai chia sẻ? Sống độc thân và vò võ cô đơn là tình trạng của nhiều phụ nữ thành đạt trong thời buổi này. Bà Quỳnh có lẽ là mẫu người đó.
Cầm Thi cố ghi lại thật chính xác đôi mắt như đang rưng rưng của bà Quỳnh.
Một đôi mắt đủ ở trạng thái xúc động, nhưng trông vẫn khá lạnh lẽo. Chắc hẳn thường ngày bà Quỳnh là người khó gần gũi, và là một phụ nữ cao ngạo, quyết đoán?
Đi lại những đường chỉ để tạo bóng trên tóc xong, Cầm Thi hài lòng nhìn bức chân dung bà Quỳnh. Hôm nay cô vẻ thật xuất thần. Nhìn bức tranh, Thi còn phải ngạo nhiên vì sự sống động của nó.
Lật mặt sau của trang giấy, Cầm Thi nắn nót ghi:
“Kính tặng cô Quỳnh.
Một người rất giống Trúc Bi của cô”.
Cầm Thi đưa bức tranh cho bà Quỳnh.
Mong cô sẽ thích.
Bà Quỳnh khen rối rít:
– Cháu thật là giỏi. Cô rất thích. Cô sẽ mua một cái khung lồng nó vào và treo trong phòng làm việc của mình. Nhìn bức chân dung này, cô sẽ nhớ tới Cầm Thi.
Giọng bà Quỳnh tha thiết:
– Cô thật sự muốn chúng ta vào quán uống cái gì đó, nếu không cô áy náy quá.
CầmThi lễ phép nhưng cương quyết:
– Cháu nghĩ điều này không quan trọng, cô đừng bận tâm khiến cháu ngại.
Giờ bọn cháu xin phép về.
Bà Quỳnh nuối tiếc:
– Cô rất muốn gặp lại cháu.
Mở ví, bà định đưa danh thiếp cho Thi, nhưng không hiểu sao bà cất vào rồi ghi sổ điện thoại của mỉnh lên góc tờ giấy vẽ của Thi và nói:
– Hy vọng là Thi sẽ liên hệ với cô để chúng ta sớm gặp lại nhau. Nhà cháu có điện thoại chứ?
Cầm Thi ngập ngừng:
– Dạ có, nhưng cháu không sử dụng ạ.
Bà Quỳnh gượng cười:
– Cô hiểu rồi. Thôi các cháu về nhé.
Cuộn bức tranh lại, bà Quỳnh bước ra đón taxi.
Nhìn theo bà Quỳnh, Trà Mi hỏi:
– Mày không thích bà ta sao lại vẽ tặng?
Cầm Thi vặn lại:
– Ai nói là tao không thích bà ta?
Mi so vai:
– Cách cư xử em như tế nhị lắm, nhưng không tế nhị chút nào. Bà Quỳnh có vẻ buồn.
– Đâu phải mày không biết hoàn cảnh của tao, cô Lan lúo nào cũng để ý từng chút những mối quan hệ của tao. Phiền phức lắm! Nếu mày không phải cháu dì Mão, chắc tao chả có lấy được một đứa bạn thân.
Thấy Cầm Thi dọn dẹp dụng cụ vẽ, Mi tròn mắt:
– Tính về thiệt à?
Cầm Thi gọn lỏn:
– Vào quán.
Trà Mi buột miệng:
– Quán nào?
Thi uể oái:
– ... Nào cũng được.
Trà Mi gật gù:
– Vậy thì theo tao.
Hai đứa băng qua đường, tới bãi gởi xe, Mi vào lấy xe rồi chở Cầm Thi.
Ngồi sau lưng Mi, Cầm Thi lơ đãng nhìn những dòng xe như mắc cữi xung quanh và chạnh nhớ tới Trình.
Giờ này anh đang làm gì ở phố biển? Dù biết Trình sẽ không liên lạc với mình, song Cầm Thi vẫn mong ... Mỗi lần nghe chuông điện thoại reo, trái tim tưởng là rất bướng của Thi cứ nhoi nhói lo lắng rồi nhoi nhói thất vọng. Trình không nghĩ tới cô nhiều như cô vẫn tưởng đâu, điều này làm Cầm Thi buồn.
Đúng hơn là cô ngơ ngác như thất tình. Cô Lan vốn rất tinh ý, Thi sợ cô đọc được suy nghĩ của mình, nên thường ... né cô. Cách né tốt nhất là tìm đủ mọi lý do để ra đường.
Kết quả của sự ra đường ấy là chuyện nghĩa hiệp vừa xảy ra tức thời.
Trà Mi dừng xe trước một quán cà phê nhỏ nhưng rất nổi tiếng.
Con bé hấp háy mắt:
– Vào đây ngồi biết đâu chừng gặp được người trong mộng.
Cầm Thi bâng khuâng vì lời nói của Trà Mi.
Người trong mộng của cô đang ở phương nào nhỉ? Có bao giờ người sẽ xuất hiện trong quán cà phê này không? Chắc là không đâu.
Trà Mi đẩy cửa bước vào trước, Cầm Thi chậm rãi theo sau. Hai đứa ngồi sát vách kính nhìn ra phố. Con phố bắt đầu vào chiều. Cầm Thi nhìn những cặp yêu nhau thả bộ trên vỉa hè mà ganh tỵ, mà khao khát. Với cô điều này thật mới mẻ vì đã có khi nào Thi mơ sẽ đi như thế với người yêu đâu.
Duy nhất đêm ở biển ấy ...
Người phục vụ bê cà phê ra thơm phức một màu nâu đen.
Trà Mi đẩy tách cà phê về phía Thi:
– Nhấm nháp đi và khỏi ngủ đêm nay.
Cầm Thi trầm trồ:
– Thơm quá và đẹp quá.
– Xí! Mày làm như chưa biết cà phê là gì không bằng.
Thi nói:
– Nhưng mỗi lần uống cà phề với mỗi tâm trạng khác nhau thì mùì vị và màu cà phê cũng sẽ khác.
Trà Mi hất mặt:
– Vậy bữa nay cà phê có mùi gì?
Bưng tách cà phê lên, Cầm Thi chun mũi ngửi. Cô chưa kịp nói gì với Mi thì cửa quán xịch mở, Trình bước vào trước, phía sau anh là Thoại Oanh.
Người Cầm Thi như cứng lại, cô quay mặt đi, nhưng Thoại Oanh đã thấy cô.
Một tay ôm lấy tay Trình, Thoại Oanh kêu lên đầy ngạc nhiên:
– Nhỏ Cầm Thi kìa anh.
Trình cũng ngạc nhiên không kém. Anh bối rối khi Thi giả lơ không thấy anh. Cô nhìn qua ô cửa kính và từ tốn uống từng ngụm cà phê với vẻ của một người bảng quan với thế giới xung quanh, nhưng Trình thừa hiểu tâm trạng Cầm Thi đang xúc động dữ dội chớ không như với thể hiện bền ngoài của cô.
Điều đó nói lên rằng Thi bị sốc khi chứng kiến cảnh Thoại Oanh đang tình tứ bám vào anh.
Trình chưa biết ứng phó ra sao, Thoại Oanh đã kéo anh về phía Thi, nơi sát bên có một cái bàn trống.
Thoại Oanh lên tiếng trước:
– Thi, Mi! Hai đứa uổng cả phê hả?
Cầm Thi làm như mới vừa thấy hai người, cô lễ phép gật đầu:
– Chào anh chị ạ.
Trà Mi cũng ... chào kèm theo câu thì thào vào tai Thi:
– Bà Oanh vớ ở đâu được một gã bảnh trai thế nhỉ!
Cầm Thi làm thinh xoay tròn chiếc ly. Thế đấy! Nhân tình thế thái là như vậy đó. Cô nhếch môi. Đôi môi như còn ấm nụ hôn của Trình đêm nào.
Cô Thoại Lan nói đúng. Có điên mới tin người như Trình. Ấy vậy mà Cầm Thi đã tin là anh thật lòng với mình:
Chua xót quá, đắng cay quá!
Giọng Trà lại vang lên:
– Mày vẫn. Chưa cho tao biết cà phê bữa nay ra sao.
Cầm Thi lại nhấp một ngụm:
– Cà phê đắng chát màu nước mắt của đêm.
Trà Mi phá ra cười:
– Mày nên làm thi sĩ hơn là họa sĩ.
Cầm Thi thở dài:
– Làm ... sĩ là khổ, khổ vì đời, khổ vì người. Tao có cảm giác mình đã khổ tới nơi rồi. Thôi, về mày ơi.
Trà Mi giẫy nẩy:
– Trời ơi! Cà phê vẫn còn nhiều. Tự nhiên đòi về.
Cầm Thi bướng bỉnh:
– Tao không thích ngồi đây nữa.
Mi gật gù:
– Ạ .... Vì bà chị thân yêu kia chớ gì? Cứ coi họ như pha chứ ăn thua gì.
Thi điềm tĩnh:
– Mày không hiểu đầu. Thôi, ráng uống ... Nước mắt đêm này cho hết rồi biến.
Trà Mi lắc đầu:
– Uống cà phê với mày chà hứng chút nào.
Cầm Thi đứng dậy:
– Mày không về, tao về trước à ...
Dứt lời, cô xốc cái balô, tay cầm ống da đựng bản vẽ lên như chuẩn bị đi.
Trà Mi gọi với theo:
– Chờ tính tiền đã chớ.
Thi nhún vai:
– Tao sẽ chờ bên ngoài quán.
Quay về phía Thoại Oanh, Cầm Thi ngọt ngào mà trong lòng cay đắng:
– Chào anh chị, em về ạ.
Dứt lời, cô đi như chạy ra ngoài. Như một phản xạ, Trình bật dậy theo Thi trước vẻ sững sờ của Thoại Oanh.
Ra tới vỉa hè, anh nói ngay:
– Nghe anh giải thích.
Thi ngang bướng:
– Về chuyện gì cơ chứ?
Trình trầm giọng:
– Về những gì em vừa thấy. Không như em tưởng.
– Anh đọc được suy nghĩ của người khác à? Anh biết tôi nghĩ thế nào sao?
Trình tha thiết:
– Anh muốn gặp riêng em. Hãy cho anh một cái hẹn.
Cầm Thi chớp mi vì ánh mắt của Trình. Cô đang rất giận anh, ấy vậy mà mới nghe anh nói đôi ba câu, trái tim cô sắp nhũn ra rồi.
Trấn tĩnh lại, Cầm Thi lạnh lùng:
– Sẽ không có cái hẹn nào cả. Anh vào với chị Oanh đi. Anh làm ơn nhớ chúng tôi là chị em.
Trà Mi ngơ ngác nhìn Cầm Thi và Trình, con nhỏ chưa kịp thắc mắc xem chuyện gì, Thi đã kéo nó đi để Trình đứng trơ trơ bên vỉa hè.
Anh thất thểu trở vào quán và ngồi phịch xuống trước vẻ tức giận của Thoại Oanh.
Cố cố nén nỗi đau xuống.
– Vấn đề của anh là Cầm Thi sao? Thì ra anh cứ hẹn làn hẹn lựa với em là vì nó. Anh có nghĩ mình quá độc ác khi khiến em và Cầm Thi rơi Thoại Yến rơi vào cơn ác mộng này không?
Trình phân bua:
– Anh xin lỗi. Nhưng anh đã nghĩ em và Thoại Yến đã hiểu lầm tình cảm của anh.
Thoại Oanh nhếch môi:
– Có lẽ anh đúng khi dùng từ hiểu lầm. Em và Thoại Yến đã quá u mê khi nghĩ tới anh. Nhưng em muốn biết ở Cầm Thi có điểm gì hơn em và Thoại Yến.
Trình tránh câu trả lời:
– Anh không thích so sánh người này với người khác.
Thoại Oanh nghẹn ngào:
– Lẽ ra em phải hiểu khi thấy anh trong ngôi nhà gỗ ở xóm Chài.
Hai người chợt rơi vào im lặng. Một lát sau, Trình lên tiếng trước:
– Bữa nay anh muốn gặp em để nói rõ, lúc nào anh cũng xem em và Thoại Yến như em gái. Anh rất quý em và Yến Oanh hỏi gặng:
– Còn với Cầm Thi thì sao? Em hỏi thật, anh đã biết gì về con bé?
Trình nói:
– Anh hiểu không nhiều về Cầm Thi, song đó lại là những điều cơ bản nhất để tin yêu một người.
Mặt Thoại Oanh tái xanh vì đau đớn. Cô lắp bắp:
– Chịu thú nhận là yêu rồi đó à? Anh đúng là quỷ dữ, song anh sẽ phải thua bà phù thủy Thoại Lan thôi. Bà ấy không đời nào để quỷ dữ đến gần cô cháu gái của mình đâu.
Trình bình thản:
– Điều này anh đã nghe Hòa nhắn đi nhấn lại nhiều lần. Anh tin mình sẽ vượt qua vì anh không phải là quỷ dữ.
Thoại Oanh gằm mặt xuống ly nước cam vàng tươi mà tưởng chừng như trước mặt mình là ly cà phê đen như đêm tối. Cô chợt hiểu vì sao anh Hòa cứ xa xôi khuyên cô đừng nghĩ tới Trình. Trước kia, Oanh cứ tưởng tại Thoại Yến.
Nào ngờ ... nhỏ Yến mà biết chuyện Trình mê Cầm Thi thì không khéo nó lại lăn đúng ra đất ấy chứ.
Bỗng dưng trong đầu Thoại Oanh lóe lên một ý. Cô nhếch môi:
– Chúc anh và Cầm Thi sẽ vượt qua mọi thử thách để được có nhau. Mong anh hãy nhớ một điều, em không bao giờ quên anh và lúc nào anh thấy cần em trong cuộc sống em sẽ đến với anh.
Trình khẽ nắm tay cô:
– Cám ơn Oanh đã hiểu và luôn nghĩ tốt về anh.
Thoại Oanh đứng dậy, giọng nghẹn lại như sắp khóc:
– Em về! Anh đừng tiễn, em sê khóc đó.
Trình ngồi yên nhìn Oanh bước đi. Anh đã đọn trống đường để đưa Cầm Thi vào tim, thế nhưng điều đó không dễ chút nào, dù đường đã trống.
Bà Bích Vi uể oải nhấc máy và ngạc nhiên khi nghe giọng Thoại Oanh vang lên:
– Thím Vi cho cháu gặp em Yến một chút ạ.
Trán cau lại, bà hỏi:
– Gặp nó chi vậy?
Oanh ngập ngừng:
– Cháu cô đứa bạn muốn học đàn, cháu nhờ Yến hỏi hộ chỗ nào dạy đàn có uy tín.
– Vậy thì chờ để thím gọi nó.
Vào phòng Thoại Yến, bà đưa điện thoại:
– Thoại Oanh tìm con nè.
Trán Yến khẽ nhíu lại, để quyển tạp chí qua một bên, cô dè dặt nghe.
Giọng Oanh vang lên thật nhẹ, thật êm khác với kiểu hay xách mé thường ngày.
– Đang làm gì đó cô nhỏ?
Thoại Yến ậm ự:
– Em đọc báo.
– Có tin gì mời không?
Yến vẫn dè dặt:
– Em không biết chị muốn nói tin nào.
Thoại Oanh cười rất khẽ:
– Không biết cũng phải thôi, chị sẽ cho em biết thông tin mới nhất về gã đàn ông hai chi em mình cùng yêu đây.
Thoại Yến ú ớ:
– Chị .... chi muốn ám chỉ ai? Em chẳng hề yêu gã đàn ông nào hết, chi đừng nói nhảm.
Thoại Oanh reo lên:
– A! Vậy là em rút lui rồi sao? Chà! Thảo nào nhỏ Cầm Thi hổng tác yêu tác quái cho được.
Thoại Yến đưa tay lên ngực, giọng run rẩy:
– Cầm ...Cầm Thi đã làm gi anh Trình?
Thoại Oanh dài giọng:
– Không yêu mà sao líu cả lưỡi thế?
Yến mặc kệ lời châm chọc của Oanh, cô hỏi tới:
– Chuyện gì? Chị nói nhanh lên.
Oanh nói dối như thật.
– Vừa rồi chị gặp Trình và Cầm Thi tay trong tay, mắt trong mắt hết sức tình tứ ở quán cà phê Đồng Vọng.
– Chị có lầm không?
Oanh nhấn mạnh:
– Chị có thể lầm Cầm Thi và Trình với ai khác được sao?
Thoại Yến làm thinh. Một lát sau cô mới ra vẻ lạnh lùng.
– Chi nói với em chuyện đó làm chi? Anh Trình muốn thân mật với ai là quyền của ảnh.
Thoại Oanh cười khẩy:
– Thôi! Đừng giả vờ nữa. Lo mà kiếm cách gạt Cầm Thi ra khỏi bộ nhớ,của Trình đi.
– Sao chị không làm điều đó mà bảo em?
– Chị xét thấy mình không đủ sức làm chị thấy em coi bệnh hoạn, yếu đuối vậy chớ muốn gì được nấy, chú Sang và thím Vi cưng em hơn vàng, nhỏ Thi thì nhằm nhỏ gì. Đúng không?
Thoại Yến khô khan:
– Nếu đã hết chuyện, em cúp máy đây.
Dứt lời, cô bấm mạnh nút tắt và nghe ngực nặng như đeo chì. Thoại Yến không muốn tin Thoại Oanh chút nào. Bà ta là một con mèo tinh quái, xảo trá.
Hừ! Bà ta tính chơi trò Ngư ông đắc lợí với Yến chắc. Cô yếu đuối, bệnh hoạn thật, nhưng đâu có ngốc. Thoại Oanh định để chị em cô Nồi da xáo thịt vì Trình để sau đó bà ta sẽ ung dung bên Trình chớ gì. Hừ! Lẽ nào Cầm Thi dám cãi lời cô Lan để yêu một người nhiều tai tiếng vì phụ nữ?
Thoại Yến đặt ra bao nhiêu là câu hỏi, nhưng chẳng cô lời giải đáp nào khiến cô vừa lòng.
Nếu Cầm Thi không tình ý gì với Trình, sao bà Oanh dám nói thế? Thoại Yến thấp thỏm bất an. Cô đi tới đi lui trong phòng như một kẻ mộng du khiến mẹ cô phải bước vào.
Bà Bích Vi lo lắng hỏi:
– Chuyện gì vậy?
Thoại Yến lắc đầu, bà Vi gặng:
– Sao lại lắc đầu. Hay con quỷ ấy lại hù dọa gì con?
Thấy Yến vẫn làm thinh, bà Vi buột miệng:
– Vì thằng Trình à? Nó nghĩ sẽ chiếm được trái tim Trình sao?
Thoại Yến lảm nhảm như điên:
– Không phải chị Oanh mà là Cầm Thi. Nghĩ mà điên lên được. Tại sao con luôn bị các bà chị ăn hiếp cơ chớ. Tại sao cả hai mụ ấy lại muốn cướp Trình của con.
Bà Bích Vi thảng thốt:
Con Cầm Thi dám ... dám động vào thằng Trình à? Lẽ nào cô Thoại Lan lại để nó làm thế?
Thoại Yến lo lắng:
– Cầm Thi rất bướng, rất ngang, nó luôn muốn gì được nấy, mẹ quên rồi sao?
Bà Bích Vi rít lên:
– Hừ! Nó giống mẹ nó ở chỗ thích chiếm đoạt tình yêu của người khác.
Thoại Yến lặp lại một cách máy móc:
– Tại sao họ cứ nhầm vào Trình chớ không vào người đàn ông nào nhỉ?
Thoại Oanh nói chỉ hổng đủ sức gạt Cầm Thi ra khỏi Trình, chị chịu thua thật hay giả vờ? Mẹ trả lời con đi mẹ.
Bả Vi khổ sở nhìn con gái. Bà không hiểu Trình có ma lực gi khiến đám con gái gia tộc này phải mê mệt đến mức gần như phải xâu xé nhau như thế. Trước đây Thoại Oanh làm tình làm tội Thoại Yến, bà đã đủ khổ vì thấy con gái tương tư rồi, giờ lại thêm Cầm Thi.
Con bé ấy rất hoang dã, mà đàn ông thường bị quyến rũ bởi loại phụ nữ như vậy. Ngày xưa, ông Vĩnh Sang cũng từng rơi vào bẫy của Diễm Chi. Nếu Diễm Chi không chết gì hậu sản, chắc gì bà sống yên vui hạnh phúc.
Chỉ nghĩ tới điều đó thôi, bà Bích Vi đã tức nghẹn ở ngực. Bao uất hận cố nén bao nhiêu năm bỗng bùng lên khiến bà đã ghét càng ghét Cầm Thi hơn. Dứt khoát bà sẽ không để chuyện cũ tái diễn, nhất là tái diễn với con gái cưng của bà. Điều làm bà khó xử là Trình luôn lẩn tránh Thoại Yến, nó không hề yêu con bé, bởi vậy muốn Trình là của Thoại Yến cũng khó.
Thấy bà Vi ngồi trơ ra như tượng, Thoại Yến nhào xuống giường, úp mặt vào gối khóc như mưa.
Bà Vi cuống lên:
– Nghe mẹ nói đây. Thoại Oanh không ăn thua gì đâu. Cầm Thi cũng vậy.
Rồi Trình sẽ để ý tới con.
Thoại Yến vẫn rấm rức:
– Để ý thì ăn thua gì. Mẹ làm sao thì làm đi. Nếu không con chả ham sống nữa.
Bà Bích Vi trừng mắt nhìn Yến, thường ngày nó là đứa nhút nhát, không ngờ bữa nay lại bạo miệng như vậy. Nó lụy thằng quỷ ấy quá rồi.
Vừa giận vừa thương, bà xót xa trước về thất thần của Yến, bà đau đớn vì biết không dễ dàng khiến Trình chú ý tới Yến, chớ đừng nói chi tới chuyện Trình yêu con bé.
Nhưng đâu thể vì vậy mà bà bỏ mặc cho con mình khổ. Nhất định bà phải tìm ra cách nào đó khiến Trình, lỡ như có mê Cầm Thi thật cũng phải ngậm ngùi chia tay con bé.
Sau đó bà sẽ tìm cách khiến Thoại Oanh cũng phải dang Trình ra thiệt xa, song càng nghĩ bà càng không ra cách.
Thoại Yến đều giọng như đang mê sảng:
– Con thù Cầm Thi, con thù Thoại Oanh. Con hận mình đã không được Trình yêu.
Bà Bích Vi lo lắng nhìn Yến, không khéo con bé bị tâm thần mất. Ngày xưa khi biết ông Sang có con với người đàn bà khác, bà đã té xỉu, sau đó ngơ ngơ ngác ngác như mất hồn mấy tháng trường, để tới bây giờ bà vẫn không trả lời được câu hỏi:
“Nếu Diễm Chi còn sống, liệu ông Sang có chung thủy với bà không, hay ông bất chấp gia đình tiếp tục ăn ở với cô?”.
Đã bao nhiêu lần bà tự dày vò mình vì câu hỏi đó. Cho dù ông Sang thà sống thề chết rằng chỉ yêu mình bà, rằng ông đã ... phạm tại khi say mèm, bà vẫn không thể quên ông từng phản bội bà vì hậu quả của một lần phạm tội trong cơn say ấy là sự ra đời của Cầm Thi. Con bé ấy là cái bớt đen trên gương mặt hạnh phúc của gia đình bà. Người ta không thể tẩy sạch cái bớt ấy được nên nó cứ tồn tại như một thách thức đáng nguyền rủa.
Hồi Cầm Thi sống ở Vũng Tàu với Thoại Lan, bà cảm thấy dễ chịu và an tâm. Còn bây giờ nó như cái gai đâm vào mắt bà. Bà không muốn nó được hưởng tí quyền lợi nào từ ông Bửu Cầm và ông Vĩnh Sang, song điều đó cũng khó, vì dầu sao Cầm Thi cũng là cháu của ông Bửu Cầm, đã là cháu đương nhiên Thi cũng có những quyền lợi như Thoại Yến hay Bảo Anh, bà đâu thể nào truất những quyền lợi đó của nó.
Bước đến bên Thoại Yến, bà vỗ về:
– Con cứ yên tâm, mẹ không để Cầm Thi yên đâu. Nó đã không biết thân phận mình, mẹ sẽ dạy nó một bài học nhớ đời.
Dứt lời, bà trở về phòng. Ông Vĩnh Sang đang trầm tư đốt thuốc, khói dày đặc khiến bà nhăn mặt:
– Đã bao nhiêu lần em bảo anh ra ban công hút thuốc rồi ... Làm ơn đi.
Làm thinh, ông Sang mệt nhọc lê chân ra ngoài. Thái độ của ông khiến bà bực mình.
Bà chì chiết:
– Hừ! Anh đang nhớ ai mà chìm trong khói vậy?
Ông Sang gắt:
– Để anh yên một chút đi. Đang đau đầu vì công việc đây. Nhớ với nhung gì.
Bà Bích Vi chạnh lòng nhìn vẻ uể oải của chồng. Bước ra ban công theo ông, bà dịu giọng:
– Chuyện gì vậy?
Ông Sang rít một hơi thuốc dài rồi mới nói:
– Ông Dinh vừa điện thoại hỏi anh, những điều bất ngờ làm anh thấy choáng.
Ông ấy cho rằng trước khi chết, Diễm Chi đã sanh cho Luận một đứa con.
Bà Bích Vi sửng sốt:
– Căn cứ vào đâu mà ông ta dám nói thế?
Ông Sang trầm ngâm:
– Ông Dinh báo Aline Chu quả quyết như vậy, bà ta hận Luận, nhưng không biết trút vào ai ngoài ông Dinh và thằng Trình. Vừa rồi bà ta đã cho người đánh Trình, Cầm Thi vô tình cũng dính vào.
– Sao anh Kỳ lại nói Aline Chu vì căm chuyện đấu thầu đất nên mới trả thù?
– Ông Dinh khẳng định bà Chu làm thế vì hận Luận, bà ta nói rõ là vì Luận mà Diễm Chi và con gái đã chết.
Bà Bích Vi kều lên:
– Sao ông Dinh không hỏi Luận mà hỏi anh?
– Luận đã đổi chỗ ở, ông Dinh không liên lạc được.
– Vậy anh đã trả lời thế nào?
Ông Sang ôm đầu:
– Anh vì quá bất ngờ nên trả lời là không biết, nhưng có lẽ ông Dinh không tin anh.
Bà Bích Vi ngẫm nghĩ:
– Ông Dinh và bà Chu cho rằng đứa bé đã chết cùng mẹ nó. Nghĩa là họ không biết Cầm Thi là con của Diễm Chi.
Thấy ông Sang im lặng, bà Bích Vi liền cố ý nhấn mạnh:
– Nhưng nó là con của Diễm Chi với ai. Đó mới là chuyện cần phải bàn.
Ông Sang đanh mặt lại:
– Em im đi!
Bà Vi cười khẩy:
– Chuyện lớn như vầy làm sao im được. Nếu Cầm Thi là con của Luận thì sao? Lý nào nó vẫn hưởng mọi quyền thừa kế như Thoại Yến và Bảo Anh?
Chà! Thoại Lan chắc sễ sốc dữ dội trước tin sốt dẻo này. Bao lâu nay cô ấy nuôi cháu người ta mà tưởng cháu mình.
Ông Sang nghiêm giọng:
– Tôi cấm em hé môi với mọi người việc này.
Bà Bích Vi bĩu môi:
– Sĩ diện à! Thôi được! Em sẽ làm thinh như bao lâu nay vẫn làm thinh. Anh có làm tò vò nuôi con nhện cũng mặc xác anh.
Ông Sang trừng mắt nhìn vợ. Bích Vi luôn là kẻ độc mồm. Bà thừa biết Cầm Thi là con của ông, nhưng có cơ hội vẫn không quên gieo vào tim ông những hạt giống xấu xa để ông nghi ngờ cả chính mình.
Bà Vi thản nhiên nhìn lại chồng ... Diễm Chi đã chết lâu lắm rồi. Suy cho cùng, chỉ cô ta mới biết chính xác cha của Cầm Thi là ai. Tội vạ gì bà phải im miệng. Hừ, nhất định bà sẽ làm rối tung mọi thứ mới được.
|
|
|