Tôi ân hận và cũng có quyết tâm sẽ học tốt hơn, nhưng khổ nổi là tôi tới giờ vẫn lẹt đẹt con đường học vấn, có phải tôi vô dụng lắm không?Thời gian hai năm tôi chẳng hề đụng gì tới bài vở, chỉ lo mơ toàn những giấc mơ hão và cứ sống trên mây. Tôi thích vẽ tranh lắm nên với thời gian rỗi rãi thì tôi cũng tự tìm cho mình một thú vui riêng khác là tới lớp hội hoạ
Tôi học vẽ ở nhà văn hoá thiếu nhi quận 08, lớp vẽ đa phần là những học sinh nhí, chỉ có tôi và một anh bạn là hơi người lớn, anh bạn này nhỏ hơn tôi một tuổi, thế mà chúng tôi lại có khoảng thời gian để mắt tới nhau đó chứ
Cho tới hôm nay, tôi không hiểu vì sao Nam (tên anh bạn) lại gọi tôi là cỏ daị, cỏ dại thì dù có mọc ở đâu cũng mạnh mẽ, dù trong gió mưa cỏ dại cũng biết đương đầu trước thời tiết khắc nghiệt, còn tôi, tôi chỉ là một người yếu đuối, lụy tình, hai từ "cỏ dại" nghe sao thật mĩa mai.
Tôi và Nam học chung lớp hoạ, chúng tôi dù gắn bó với nhau trong quan hệ chị em, nhưng với Nam thì khi chỉ còn hai người thì Nam xem tôi như bạn, và có lúc những hành động của Nam thiệt giống như người anh quan tâm cho em gaí, hay người yêu chăm sóc người yêu, tôi nhớ như in cái ngày mà chúng tôi được nhà trường cử đi thi làm mô hình ở nhà văn hóa thiếu nhi quận nhất, Nam và tôi phải trải qua những giây phút nghiêm khắc trước đòi hỏi của sự khéo tay, mô hình mà thầy dạy vẽ tôi phác thảo là mô hình Cầu Chữ Y Trong Tương Lai, nguyên liệu ban tổ chức dành cho hội viên là rau quả, và trái cây tươi sống
Nam thì có nhiệm vụ gọt rau quả, và tỉa hình, dựng cái sườn cho chắc, còn tôi thì tạo nền, đầu tiên tôi sâu những que so đũa vào những cọng kẽm rồi nối lại sao cho ra hình chữ Y, Nam khéo léo tỉa củ cải đỏ làm đèn đường và củ cải trắng làm chân đèn, tôi lấy xu hào bào nhiển làm cỏ, làm ghế, duới chân cầu chẳng mấy chốc có một công viên ngộ nghĩnh đáng yêu, tóm lại chiếc cầu là cả một công trình phức tạp, đòi hỏi sự thẩm mỹ rất cao, cả hai chúng tôi làm vã cả mồ hôi sao cho kịp thời gian, chưa kể phải chăm xịt nước để cho hoa quả luôn giữ được dộ tươi, Nam hôm ấy vui lắm, cứ cười nói suốt, cười nói là bản tánh của cậu ấy, dường như nơi đâu có Nam là mọi vui buồn đều vỗ cánh bay đi
Chúng tôi ở trọ tại dãy nhà nghĩ của nhà văn hoá, đêm ấy lũ trẻ thì đi ngủ rất sớm để sáng mai có tinh thần dự thi vẽ, còn những anh chị lớn như chúng tôi thì dắt nhau đi xem các bạn khác thi, nào là thi ca hát, thi muá, thi đố vui... Nam và tôi cứ quấn quít nhau không rời, cho đến khi về phòng mỗi người nằm một góc mà Nam vẫn còn chưa chịu buông tha tôi, cứ len lén mò tới chỗ tôi, tôi thì cứ vờ ngủ say trong bóng tối lờ mờ dù không nhìn rõ mặt nhưng tôi biết Nam đã ngắm tôi thật lâu, tim tôi lúc ấy đập rất mạnh, và có chút xíu hạnh phúc, kỳ thực tình bạn và tình yêu với độ tuổi 16, 17 như tôi ngày ấy, quả thật chưa nhận định được, chỉ đơn giản nghĩ được một người xa lạ quan tâm, bầu bạn là hạnh phúc. Thế thôi!
Chúng tôi gắn bó với nhau hơn nữa năm, trong nữa năm đó chúng tôi có những ngày vô tư, vì đều còn nằm trong giai cấp chìa tay, nên chúng tôi lúc ấy hầu như chẳng nghĩ gì tới cơm aó, bạc tiền, cứ mãi thong dong cùng tuổi trẻ
Nam đưa tôi về chơi nhà anh ấy. Nhà Nam nằm ở quận tám gần thánh đường Bình Thái, cha mẹ anh mở tiệm cháo lòng trước cửa, mỗi lần đưa tôi về nhà chơi, là mỗi lần tôi được gia đình anh đãi chaó miễn phí. Nam có một cô em gái dễ thương lắm, cô ta cứ thích gần tôi, thỉnh thoảng chỉ có hai chị em, cô em gái Nam đòi tôi hát ru cho ngủ, tôi thì chẳng rành gì mấy bài hát ru, tôi chỉ khoaí dân ca, nên tôi đã ca bài Trống Cơm, không ngờ cả Nam và em Nam đều lăn ra ngủ, làm tôi hơi tự kiêu là chất giọng mình cũng ngọt ngào quá chứ!
Sau đó chúng tôi có đôi lần ra ngoaị ô chơi nữa, Nam chở tôi trên chiếc xe đạp cuộc, tôi ngồi trên cái thanh ngang ê cả mông, còn Nam thì khoaí chí đạp với tốc độ nhanh, chạy đua với sự oi bức của ông trời. Tôi nhớ có lần khi vừa ra khỏi thành phố là đầu óc tôi choáng voáng, lần ấy Nam lo lắng lắm, Nam cứ sợ tôi chết, Nam đâu biết bệnh cũ của tôi tái phát, hầu như còn lúc học tiểu học là tôi đã mắc chứng bệnh thiếu máu này rồi
Mỗi lần bệnh tái phát trông tôi thật tệ haị, nào là chóng mặt, buồn nôn, toàn thân toát mồ hôi lạnh, mặt xanh xao và mắt thì lúc nào cũng muốn nhắm nghiền laị, trông tôi rất đờ đửng, mà những lúc như thế thì tôi hay nói sảng, đầu óc tôi đơn giản nghĩ nếu chết ngay lúc ấy sẽ là giải thoát, chứ bị hành hạ bằng chứng bệnh quaí ác này tôi thấy như bị dày vò khổ sở
Nam lo cho tôi lắm, Nam chở tôi tới quán cóc gần đó mua nước nóng, nhúng khăn đắp lên trán tôi, và đặt đầu tôi gói trên bắp vế của Nam, tôi thấy Nam hoảng hốt, mắt tôi lim dim, nhưng ý thức thì vẫn còn, tôi trấn an Nam:
-Bình không sao đâu, sẽ chóng qua thôi mà!
Với Nam chỉ cần lần chăm sóc đó, Nam đã tự cho mình là người lớn, và dĩ nhiên tôi chợt thành đứa trẻ. Nam kể về ước mơ của Nam. Nam noí:
-Mình từng ao ước sau này sẽ thành kiến trúc sư, nhưng bây giờ thì hết rồi...
Tôi ngạc nhiên hỏi:
-Sao thế? Nam vẽ nhà cửa Bình thấy đẹp lắm, chắc chắn Nam sẽ trở thành kiến trúc sư mà, biết đâu khi Nam trở thành kiến trúc sư, Bình lại nhờ Nam thiết kế nhà cho Bình đó hì hì
Nhưng Nam kiên quyết:
-Không, mình đã chọn một ước mơ khác
Tôi lại hỏi
-Ước mơ gì?
-Mình sẽ thành một bác sĩ gioỉ- Nam tự tin trả lời- mình sẽ giúp nhiều người lành bệnh, và Bình...mình sẽ chữa cho Bình khỏe mạnh
Mắt Nam rực sáng, những tia sáng kỳ vọng, không hiểu sao tôi chợt xúc động, xiết chặt tay Nam, củng cố thêm nghị lực:
-Bạn sẽ làm được điều mình muốn thôi Nam à!
Rồi những ngày vui vẽ cũng không còn bao nhiêu, đột nhiên Nam đòi về quê chơi, và muốn rũ tôi theo cùng, nhưng tôi đã khéo léo từ chối, vì tôi biết mình không thể đi đâu xa, mà lại qua đêm tới mấy tuần như vậy. Với một người con gái thì điều ấy là tối kỵ, vả lại tánh tôi cũng hơi nhút nhát. Từ trước tới giờ chẳng khi nào đi xa, toàn quanh quẩn ở nhà, ở khu phố của mình. Tôi cũng muốn đi xa một lần nhưng ngặt nổi còn gia đình, còn cha mẹ, tôi sợ mẹ tôi sẽ nghĩ tôi là đứa con gái hư hỏng, dám bỏ gia đình đi theo một thằng nhóc, nghĩ tới đó tôi đã thấy rùng mình rồi
Mà đi chơi xa thì trong người phải có tiền, mà tôi thì chưa có làm gì có tiền, nếu đi theo thì Nam sẽ càng mang thêm gánh nặng, chính vì quá nhiều lý do mà tôi đành để Nam ra đi một mình, tôi biết Nam buồn nhiều lắm, nhưng Nam cũng thông cảm, tôi thật sự không nghĩ sau lần ấy, Tôi và Nam đều đi hai hướng đời khác nhau, và chúng tôi mãi mãi trở thành xa lạ trong nhau
Nam đi về quê là vào khoảng cuối mùa hè năm 1997, và Nam đã không còn quay lại lớp học vẽ nữa, anh chuyên tâm vào việc học chính quy của mình, còn tôi từ khi mất đi một người tri âm thì tôi đã không còn thiết tha vẽ tranh, tôi cũng nghĩ học ngay sau đó, và những bức tranh thiên nhiên mà tôi vẽ khi còn ở bên Nam tôi cất nó vào một góc tủ xem như là kỷ niệm về một người bạn mắt kính dễ thương, nhiều lúc nhớ về Nam, nhớ về kỷ niệm hai đứa thì trang giấy và bút mực luôn là người bạn để tôi trải xúc cảm của mình, tôi dành cho Nam một tình cảm lấp lửng, tôi làm thơ cho Nam, đem cả tên anh vào trong bài thơ, mà bây giờ đọc lại sao thấy thật trẻ con:
Chuyện ngày xưa chừ đi vào dĩ vãng
Nam và Bình như hai kẻ chẳng quen
Chỉ nhìn nhau, hiểu nhau qua ánh mắt
Một lời chào cũng khách saó. Vì sao?
Ừ thì thôi cứ xem như xa lạ
Suốt cuộc đời là hai kẻ quen sơ
Bình va Nam giống hai vì sao lạc
Trên bầu trời trong vũ trụ bơ vơ
Ngày chia tay đôi người đi hai lối
Lời từ giã còn ở tuốt đầu môi
Muốn thốt ra cho bạn lòng thấu hiểu
Nhưng ngặt nổi người ấy về quê rồi
Ngày chia tay lớp họa thầy bạn cũ
Kỷ niệm đầu Bình gữi hết lại đây
Chỉ mong Nam xoá chuỗi ngày yêu dấu
Anh em mình giờ mãi mãi xa rời
...
Có lẽ chỉ là thời bồng bột nhưng việc anh chàng chinh phục tôi đó lại là sự thật, tôi bị cuốn hút bởi vẽ lãng tử của anh, đôi mắt đa tình nè, cái môi ưa huýt sáo, tánh tình thì vui vẽ....còn tôi trong hồn anh thì là cây cỏ dại, anh từng bảo:
-Chị là cây cỏ dại của em, em thường thích rong chơi khắp nơi và có lúc em sẽ ngã mình xuống cỏ dại mà nghĩ, liệu chị có thể bên em được ko?
Oh, một câu nói trẻ ranh thật dễ thương, tôi gật đầu đồng ý
-Cỏ dại thì dù bất cứ nơi nào cũng sinh trưởng được, mong mình mãi là bạn tốt
|
|
|