Tù nhân trong trại chia làm 3 nhóm: số đông giống nhau, những người chống đối, và những người "hoạt động".
Hầu hết các tù nhân thuộc nhóm số đông giống nhau. Dưới sự đè nén của nhóm "hoạt động" họ thường làm những gì nhóm "hoạt động" muốn, nhưng thường thì họ tránh va chạm và chọn hướng ít chống đối nhất.
Tôi thuộc về nhóm chống đối, nhưng chúng tôi phải giữ im lặng. Sự công khai chống đối có thể dẫn chúng tôi đến cái chết vì "hoạt động phát xít" hay "tội phạm chiến tranh". Nhưng chúng tôi từ chối tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào và từ chối đưa ra lý do, và chúng tôi thoát được. Chừng nào chúng tôi còn giữ im lặng, chúng tôi không bị tra tấn hay bị tách rời để hành hạ, trừ khi bị phiền nhiễu từ bọn "hoạt động".
Bọn "hoạt động" (họ tự gọi họ là những người chống phát xít) là những người cộng tác công khai; họ chạy khu trại và kiểm soát các việc làm. Họ nhận lệnh từ người Nga, báo cáo cho người Nga, và do thám cho người Nga. Người Nga gọi họ là natchalnik, có nghĩa là "chief" hay "superior", và chúng tôi thỉnh thoảng cũng gọi họ như vậy. Nếu chúng tôi muốn gì từ người Nga, chúng tôi phải nói cho họ thay vì nói cho người Nga, vì chỉ có họ mới có thể nói chuyện với người Nga. Để duy trì chỗ đứng của họ như là "người hoạt động" và giữ các đặc quyền của họ là thức ăn nhiều và ngon hơn và được đối xử tốt hơn, họ được yêu cầu phải công nhận, chấp nhận, và tán thành quan điểm của người Nga trong bất cứ điều gì.
Vài người "hoạt động" không giống như những người kia và cố gắng giữ quan hệ tốt với những người chống đối bằng cách thảo luận một cách khách quan. Hầu hết những người này có gia đình sống ở khu vực bị Nga chiếm đóng và họ cảm thấy không có sự chọn lựa mà phải đi theo đến góc độ nào đó, nhưng họ muốn tránh nhãn hiệu "phản bội", mà những người chống đối đặt cho những người "hoạt động". Một nhóm nhỏ những người "hoạt động" thật sự là những người khích động cho người Nga; họ làm công việc chính trị, trưởng trại, tuyên truyền, v.v... Họ ca tụng và bào chữa về bất cứ điều gì từ những người cầm quyền Nga. Chỉ có vài trường hợp hiếm hoi họ trở thành người Cộng Sản; họ đối xử như vậy vì họ được đối xử tốt hơn hay vì họ cảm thấy tội lỗi về việc gì đó (ví như như họ thật sự là tội phạm chiến tranh). Những người này nguy hiểm vì sự cuồng tín của họ.
Bất cứ khi nào phải làm một điều gì đó không vui, người Nga không tự họ làm - họ giao cho những người hợp tác cho họ, những người "hoạt động", đi làm. Ví dụ, nếu có một cuộc vượt ngục xảy ra, họ sẽ cho gọi bọn "hoạt động" và nói, "Nó đã xảy ra rồi, nên bây giờ các anh phải đứng ngoài trời lạnh 1 giờ." Và bọn "hoạt động" sẽ thực hiện, và tất cả chúng tôi phải đứng ngoài trời lạnh 1 giờ. Họ có tất cả các quyền, và tất cả chúng tôi dưới quyền của họ.
Bọn hoạt động tổ chức các buổi lên lớp ủng hộ Cộng Sản và tất cả chúng tôi bị yêu cầu phải tham gia, họ biểu diễn các màn kịch chính trị và chúng tôi bị yêu cầu đến xem, và họ viết những bài viết khích động và chúng tôi bị yêu cầu phải đọc. Bọn "hoạt động" cũng lưu hành các nghị quyết chính trị về các đề tài mà người Nga có lợi thế hơn phương tây. Một nghị quyết khoảng 1 hay 2 trang ủng hộ vị trí của người Nga trong vấn đề nào đó. Bọn "hoạt động" ép mọi người ký vào các văn bản này. Họ nói "đây là cho hoà bình. Liên Bang Xô Viết muốn hoà bình trên toàn thế giới, và các thế lực phương tây là những kẻ hiếu chiến. Anh theo hoà bình hay chiến tranh? Nếu anh theo hoà bình, anh sẽ ký vào nghị quyết này. Nếu anh không ký, anh theo chiến tranh." Trong thời gian Berlin bị phong toả, ví dụ, khi người Nga cố gắng đóng các ngã đường đến Berlin từ các đồng minh phương tây, chúng tôi bị bắt phải ký một bản nghị quyết ủng hộ sự phong toả Berlin. Mục đích của các bản nghị quyết này là để kiểm soát đầu óc chúng tôi, vì các bản nghị quyết không có giá trị thực dụng nào với người Nga sau khi họ đã ký. Khoảng 80% tù nhân đã ký vì sợ hậu quả nếu họ không ký.
Bọn "hoạt động" không phải ai cũng cấp nhỏ hay không thông minh. Vài người trong số họ là tướng và Ph.D; thật sự, họ là những người đáng sợ nhất. Bác sĩ Nawrocki là một ví dụ, là một trong những người tích cực và nguy hiểm. Ông ta hô hào tù nhân ký bản nghị quyết và không ngừng làm việc để lay chuyển các tù nhân khác và thay đổi họ để họ hợp tác với người Nga. Một cựu giáo sư đại học, ông ta vào trại vì người Nga nhận thức rằng ông ta là người trí thức cho nên có thể gây nguy hiểm cho họ, và ông ta quyết định làm cho họ thấy là họ không phải sợ ông ta điều gì. Ông ta làm tốt hơn người Nga trong sự cố gắng tuyên truyền. Ông ta hoàn toàn tự nguyện, và có thái độ khinh miệt mọi người. Khinh bỉ và ngạo mạn, dường như ông ta không học điều gì từ việc thua trận của người Đức. Ông ta tìm cách vươn lên các công việc cao cấp hơn cho mình trong chế độ Cộng Sản ở Đông Đức sau khi được tha khỏi trại.
Một người "hoạt động" khác là trưởng khu nhà của chúng tôi, Thiếu Tướng Bammler, người đã từng là sĩ quan tham mưu về tình báo trong thời bình và lúc đầu chiến tranh. Sau khi Đức chiếm Na Uy, ông ta trở thành tham mưu trưởng của Bộ Chỉ Huy tối cao Đức ở Na Uy. Sau đó ông ta chuyển qua mặt trận phía đông với chức tư lệnh sư đoàn, và ông ta bị bắt năm 1944 khi Phương Diện Quân Trung Tâm sụp đổ. Bammler vào khoảng giữa 40 vào cao 6 feet. Ông ta luôn để ý cho lợi riêng của mình. Ông ta không những làm tất cả mọi việc người Nga yêu cầu, mà ông ta còn làm những gì ông ta nghĩ rằng họ có thể muốn. Ông ta không chỉ muốn được tha, mà như Nawrocki, có tham vọng nắm một vai trò trong chính phủ Đông Đức mới.
Ông ta trở thành 1 trong những người lãnh đạo và tổ chức tích cực nhất, xảo quyệt, vô lương tâm trong việc phục vụ cho NKVD. Ông ta ký tất cả những gì NKVD muốn ông ký và viết những bài viết khích động cho họ, và ông ta cố gắng hết sức ở khả năng của mình để bắt những người khác làm theo. Ông ta hợp tác với người Nga trong việc thu nhập hay bịa đặt các chứng cớ dùng để kết tội nhiều người, những người bị kết tội về sau bởi người Nga và bị tuyên án những án tù dài hơn. Nếu ông ta sống đến bây giờ, ông ta phải trả số phận nhiều người cho chính lương tâm của ông ta.
Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều biết rằng ông ta đã không bất ngờ thay đổi thành Cộng Sản, mà ông ta có điều gì đó day dứt trong lương tâm và ông ta cố giữ mạng mình- bằng cách trả giá tính mạng của người khác nếu cần. Và tất nhiên, người Nga cũng biết điều đó. Có thể là với tư cách tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy tối cao Na Uy, ông đã ra lệnh hành hình các du kích hay những người dân ủng hộ du kích. Điều này được coi là rất tội phạm chiến tranh rất nghiêm trọng đối với người Nga. Đương nhiên ông ta biết là người Nga biết những gì xảy ra ở Na Uy và ông ta ít nhất có phần trách nhiệm. Na Uý là nước dài, hẹp, núi non và rất khó kiểm soát. Nếu du kích phá nổ một đập thuỷ điện ở vùng trách nhiệm của ông ta, ông ta phải phản ứng. Là người lính, đó là công việc của ông ta để giữ khu vực hoạt động hiệu quả. Người Nga có thể không quan tâm vì họ cho rằng Na Uy là kẻ thù trong cuộc chiến tranh lạnh. Nếu ông ta là y như vậy ở một nước Đông Đức dưới sự chiếm đóng của họ, tôi chắc chắn là ông ta sẽ bị xử tử. Cho nên, ông ta sợ người Nga sẽ giao ông ta cho Na Uy để ra toà. Ông ta có thể nghĩ rằng hợp tác với người Nga có thể giữ được tính mạng. Bammler, để thay đổi cho thức ăn tốt hơn và các đặc quyền, đã hy sinh tất cả lý lẽ, phẩm chất, và lòng tự trọng. Mặc dù ông ta giả vờ gia nhập Cộng Sản, tôi chắc rằng người Nga không tin ông cũng như chúng tôi.
Chúng tôi cũng có một sĩ quan tham mưu làm "hoạt động". anh ta chơi bài brigde rất hay, và anh ta và tôi thường làm một phe vì 2 chúng tôi có thể thắng bất cứ phe nào. Anh ta là sĩ quan hành quân của một sư đoàn bộ binh và bị bắt ở Stalingrad năm 1943. Anh ta trở nên cay đắng vì Hitler từ chối không cho rút lui và tập trung ở Stalingrad, và anh ta đã quay lưng về phía chính phủ như Thống Chế von Paulus đã làm. Anh ta cảm thấy mình là người vô tổ quốc và không có bổn phận trung thành cho bất cứ ai, và anh ta không cảm thấy tội lỗi hay nhục nhã gì khi hợp tác với người Nga để đổi công việc cở nhà bếp và đối xử tốt hơn. Mạc dầu chúng tôi biết là anh không hề làm hại bất cứ chúng tôi, chúng tôi cũng cẩn thận khi tiếp xúc với anh và tránh không cung cấp cho anh bất cứ tin gì có thể dùng để chống lại chúng tôi. Anh ta không phải là người buồn rầu hay chán nản trong việc thù hận của sự kết thúc đen tối của số phận mình. Thật sự, anh tỏ ra vui vẽ gần như mọi lúc. Anh thỉnh thoảng bị gọi lên hỏi cung vào ban đêm, và thường thì người bị "hỏi cung" vào ban đêm báo cáo cho người Nga.
Một người "hoạt động" khác là một sĩ quan trẻ tên Count von Waldersee, bị đến trại vì anh ta từ một gia đình quý tộc nổi tiếng. Ông nội của anh ta từng là Thống Chế Phổ và là Tổng Tham Mưu Trưởng. Cậu cháu nội khoảng 21-22, cao và tóc vàng. Mặc dù xuất thân từ gia đình quý tộc, anh ta dễ dàng bị lừa gạt và bắt nạt. Anh ta đặc biệt sợ người Nga không bao giờ thả anh va về vì ông nội của anh ta, nên anh ta hợp tác với họ để cho họ biết là anh ta đứng về phía họ.
Một hoạt động chống Phát Xít riêng rẽ (một nhóm của những người "hoạt động") được thành lập bởi người Nga cho tất cả các nhóm quốc gia khác. Mỗi nhóm thích ứng với lệnh từ phòng chính trị của NKVD theo tinh thần dân tộc nhóm đó và rồi tung ra ngoài. Mỗi nhóm hoạt động của mỗi quốc gia được kiểm soát bởi một lãnh đạo và vài người thân cận. Một nhóm "Hoạt Động Kéo Dài", bao gồm tất cả các nhóm hoạt động, kiểm tra tất cả các nhóm quốc gia. Qua nhóm này, người Nga biết hết mọi thứ xảy ra trong trại trong một thời gian rất ngắn. Các "hoạt động" viên tự nhận "trách nhiệm chống phát xít" của họ là theo dõi mọi người và tất cả những gì xảy ra trong trại và báo ngay lập tức đến cấp trên người Nga. Vài người "hoạt động" từ chối hợp tác với "hoạt động kéo dài" - một việc rất nguy hiểm mà họ có thể làm, vì với người Nga, đó là "ủng hộ bọn phản động" trong trại - một vi phạm rất nghiêm trọng. Mặt khác, vài người "hoạt động" khác dường như làm mấy cũng không đủ để lấy thực phẩm từ người Nga.
Nguời Nga thỉnh thoảng cũng dùng các nhóm dân tộc khác nhau để chống lại nhau. Một trong các nhóm quốc gia là nhóm "hoạt động" người Áo, họ dễ dàng quên rằng nước Áo đã bầu cử với 90% số phiếu thuận để sáp nhập vào Đế Chế năm 1938. Khuyến khích người Áo bịa đặt rằng họ bị biến thành nô lệ và rằng họ thù ghét nước Đức tạo cho người Nga một nhóm người khá lớn để có thể giúp họ kiểm soát chúng tôi. Người Áo đeo lá cờ đỏ-trắng-đỏ nhỏ bên cánh tay áo để phân biệt với chúng tôi. |
|
|