Mỗi tuần một lần chúng tôi được một xô nước ấm để tắm. Chúng tôi gọi đó là ngày banya (banya là tiếng Nga có nghĩa tắm, nhưng với chúng tôi từ đó có nghĩa là cho tất cả những thú vui nhỏ mà chúng tôi thiếu). Khi chúng tôi đến ngày banya, chúng tôi đi vào nhà tắm và được một miếng xà phòng bé tí mà chúng tôi phải dùng nguyên tuần, chờ đến ngày banya tới. Cục xà phòng là một miếng màu nâu không tác dụng mấy. Chúng tôi lấy một xô gỗ nước vào phòng, cởi đồ và tắm; sau đó dội lại bằng nước lạnh. Chúng tôi có một cái khăn nhỏ dùng từ lần tắm này cho đến lần tắm sau. Chúng tôi chỉ có thể tắm mỗi lần 1 tuần, vì phòng tắm chỉ chứa được một số người mỗi ngày. Mỗi tuần 1 lằm có thể là điều mà người Nga có thể làm được; vì vậy, chúng tôi phải gấp để mọi người đều được tắm. Chúng tôi cũng được cạo râu vào ngày banya; người Nga cất giữ dao cạo, tất nhiên, nhưng chúng tôi được cạo bởi người thợ cắt tóc (một tù binh Đức) sau khi chúng tôi được tắm.
Cắt tóc có nghĩa là bị cạo đầu bằng tông đơ. Điều này, ít nhất, là để tránh chí. Nếu một người bị chí, chúng sẽ lây cho mọi người. Lúc đầu là một điều sỉ nhục, nhưng chúng tôi quen dần đi. Tôi nhờ ai đó biết may để lấy miếng vải đỏ từ quần để may cho tôi một cái mũ chỏm giống như giáo hoàng, và khi nào họ cạo đầu tôi thì tôi đội cái mũ đó lên cho đến khi tóc mọc ra. Bọn "hoạt động" Đức không thích vậy, vì nó làm bằng miếng vải đỏ từ quân sĩ quan tham mưu, nhưng tôi không đếm xỉa đến họ.
Có lẽ điều khổ sở nhất của cuộc sống tù đày sau việc mất tự do và đói là rệp - hàng triệu con rệp. Vì chúng quá nhiều nên chúng ra cắn chúng tôi vào cả ban ngày. Cố gắng giết chúng không có nghĩa gì cả, vì chúng quá nhiều. Có con to như một con bọ rùa. Mùa đông, khi điểm danh trong nhà, chúng tôi có thể nhìn thấy lũ rệp bò trên tường khi chúng tôi đứng nghiêm. Cuối cùng chúng tôi thuyết phục được bọn "hoạt động" báo lên cho người Nga. Sau đó, chúng tôi phải dọn ra cứ 2 - 3 tháng 1 lần để người Nga có thể xông khói dãy nhà để giết rệp. Sau đó chúng tôi cảm thấy dễ chịu được vài ngày, và chúng bắt đầu sinh sản trở lại. Người Nga không thể hoàn toàn giết chúng, và có nhiều người bị dị ứng với rệp thì coi như là tai hoạ. Trong thời gian tệ nhất, có người bị dấu rệp cắn khắp người.
Tôi tìm được một cách ngủ mà không bị chúng quấy rầy. Tôi đổi được cái tấm phủ cho ngựa bằng 10 điểu thuốc và may nó lại giống như một cái bao thư, với phần mở ra về phía trung tâm từ cả phải phía đầu và chân. Tôi chui vào qua chỗ mở, ở trung tâm, ngay dưới lưng tôi. Nó gây ra khó thở qua tấm mền dày, nhưng tốt hơn bị rệp cắn rất nhiều.
Chúng tôi mặc áo quần mà chúng tôi đem theo khi vào trại. Tôi có quân phục của tôi, với quần cưỡi ngựa, quần lễ phục và giày boot. Tôi cũng có một cái quần dài của lính cơ giới, tôi đã mặc nó ở ngoài quân phục khi đầu hàng. Bên cạnh đó, tôi có thêm 2 quần lót, 2 áo. Chúng tôi phải tháo hết quân hàm ra khỏi quân phục, và chúng tôi không được phép đeo các huân chương. Hội nghị Hague cho phép chúng tôi đeo huân chương, nhưng Người Nga không cho, vì tất cả các huân chương đều có hình chữ thập ngoặc, và chúng tôi hiểu họ cảm thấy điều đó như thế nào. Chúng tôi không cảm thấy Stalin hay CS tốt hơn Hitler hay Phát Xít, nhưng chúng tôi không muốn kích động họ một cách không cần thiết.
Lúc đầu, tôi chỉ có ủng cưỡi ngựa, nên tôi mặc quần đi ngựa. Sau đó, tôi mua một đôi guốc gỗ, tôi mặc quần dài và cất ủng và quần cưỡi ngựa. Đôi guốc là 2 tấm gỗ được đẽo có dạng như đôi guốc gỗ của dân Phổ, với 1 miếng vãi bọc phía trên và được đóng đinh 2 bên. Mang chúng khó mà đi được đường dài, nhưng chúng khá thích hợp để mang trong trại. Mùa hè, chúng tôi không mang vớ. Chúng tôi chỉ mang đôi guốc và để dành vớ cho mùa đông. Người Nga không cung cấp món gì lúc đầu.
Sau đó, khi áo quần của chúng tôi rách, chúng tôi nhận được đồ lót của quân đội Nga - quần lót dài giống như vải flannel (tiếng Việt là gì nhỉ?), nhưng may rất thô sơ. Đồ lót được giặt mỗi tuần 1 lần. Chúng tôi không được giặc quần áo ngoại trừ đồ lót. Mùa đông, người Nga phát chúng tôi áo cũ và áo bông cũ đã mòn rách đã bị lính Nga bỏ đi. Chúng tôi nhận được chúng - đã bị vá, nhưng ít ra mặc chúng rất ấm. Áo Nga không có dáng và không có nút (cúc) (áo quần người Nga mặc không dùng nút ) - chúng chỉ thẳng xuống và ngắn, với dây cột.
Không có lính Đức nào đến trại mà đang ở trong tình trạng cần săn sóc y tế. Những ai bị thương để đã được điều trị ở Đức trước khi đến trại. Nhiều người có những vết thương cũ (ví dụ, nhiều người không thể đi nếu không có gậy), nhưng không có ai có vết thương đang mở. May thay, không có vết thương nào của tôi trở chứng.
Nếu ai đó bị bệnh, trại có trạm y tế họat động bởi các bác sĩ và y tá tù binh Đức. Người Nga sợ bệnh dịch và cố gắng phòng dịch. Chúng tôi được tẩy rận đều đặn, và chúng tôi có các cuộc kiểm tra sức khoẻ bởi người Nga cứ 3 tháng 1 lần. Tuy nhiên, khám bệnh không gì hơn là bị cởi truồng và đi qua một cái bàn có 3 bác sĩ Nga ngồi (2 trong số họ thường là nữ bác sĩ). Họ chỉ nhìn chúng tôi và coi chúng tôi có mạnh khoẻ không. Họ có thể chặn ai đó hỏi nếu như anh ta trông có vấn đề. Thỉnh thoảng, họ bắt chúng tôi xoay người, hoặc họ véo chúng tôi để coi chúng tôi có mỡ không. Nếu có ai đó có nhiều dấu rệp cắn, họ có thể lo sợ bệnh dịch về da. Nhưng thường thì các buổi khám không có gì nhiều.
Nhiều lần, viên trưởng trại cố gắng bắt các sĩ quan trung cấp trở lên làm việc. Tuy nhiên, chúng tôi biết số lệnh và ngày mà Stalin đã ký lệnh để các sĩ quan trung cấp trở lên không bắt phải làm việc, và khi bất cứ khi nào họ bắt chúng tôi làm việc, chúng tôi lại đem cái lệnh đó ra. Lần đầu tiên khi điều đó xảy ra, chúng tôi bị bắt ra ngoài và đứng trong đội hình. Rồi người trưởng trại nói chúng tôi phải làm việc. Chúng tôi trích dẫn lệnh của Stalin, và ông ta bắt đầu la hét chúng tôi "Các anh là tội phạm chiến tranh! Các anh sẽ làm việc khi được lệnh!" Một đại tá Đức biết các chi tiết của lệnh của Stalin đọc lệnh đó một lần nữa với nhiều chi tiết rõ ràng. Viên trưởng trại tiếp tục la hét thêm một hồi và họ chấm dứt. Chúng tôi nghi rằng anh ta được trả tiền cho mỗi tù nhân làm việc. Anh ta không thể bắt buộc chúng tôi làm việc mà bất chấp lệnh của Stalin, nhưng anh ta có thể trút nỗi hằn học của mình. Và anh ta đã làm.
Không có ai bị làm việc quá sức ở trại chúng tôi, không như các trại tù khác trong các trại lao động Nga (nơi các sĩ quan bị bắt buộc làm việc). Chúng tôi làm việc 8 giờ một ngày, và họ được trả 1 bữa ăn và 10 điếu thuốc. Những người đi làm không bao giờ phàn nàn về điều này. Nếu họ làm trong rừng, họ mang gỗ về trại và bán cho các tù nhân khác. Nếu họ làm việc ở nhà máy, họ có thể ăn cắp những thứ như các mảnh kim loại nhỏ và cao su và bán trong trại cho những ai có thể làm được đồ từ những món này. Họ cũng làm quen với công nhân Nga trong nhà máy và bán những món được làm trong trại - như hộp đựng thuốc lá, khung hình nhỏ, cờ vua - như là những người trung gian cho người mua và người bán. Họ làm việc chỉ 6 ngày 1 tuần; chủ nhật không được chính phủ Nga chấp nhận là ngày có ý nghĩa tôn giáo, mà họ công nhận đó là ngày nghỉ. Nhưng ai không làm việc hay không tự làm cái gì đó - chỉ nằm dài ra và suy nghĩ đến thức ăn và nhà - bắt đầu trở nên xuống giá trị của mình. Nhiều người tù mất khả năng suy nghĩ hay chấp nhận ý kiến trong vòng vài tháng.
Những ai không phải làm việc thì có nhiều cách làm cho họ bận rộn. Chúng tôi có chuyên gia về bất cứ đề tài gì - thần học, chính trị, kế toán, luật sư, nhà văn, thương gia - nên chúng tôi tổ chức những buổi học không thủ tục. Có ai đó nói "nói chuyện về nghề làm vườn," và một người cựu giáo sư về môn làm vườn sẽ hướng dẫn một cuộc thảo luận về cây cối, hoa cỏ, và cách trồng chúng, săn sóc như thế nào... Những cuộc thảo luận khác về kế toán, kinh tế, lịch sử, hay một môn nào đó. Những nhóm thảo luận phân ra khắp trại, bên ngoài vào mùa hè, trong nhà vào mùa đông. Chúng tôi phải giữ ít người, vì người Nga, qua bọn "hoạt động", không cho phép tập trung đông. Bọn "hoạt động" luôn theo dõi chặt chẽ, vì người Nga luôn sợ nổi dậy.
Chúng tôi có thể ngồi trong một gian nhà, đủ chỗ cho 8 người, với 4 nguời một giường đối mặt với 4 người bên giường bên kia. Tuỳ theo hứng thú, chúng tôi có thể tham gia vào những nhóm học kiểu này. Chúng tôi có thể có một loạt các buổi lý thuyết về một đề tài mỗi thứ 3. Có thể 10 đến 15 bài lý thuyết được dạy trong ngày. Những người tham gia các lớp học có thể giữ được đầu óc nhạy bén và nâng cao kiến thức. Người dạy giữ được khả năng cũng như kiến thức của họ. Họ dạy từ trí nhớ, tất nhiên, chúng tôi không có sách vở. Tôi tiếp tục học về ngôn ngữ, rèn luyện lại tiếng Anh và Pháp, bắt đầu học thêm tiếng Tây Ban Nha. Tôi thực hành tiếng Ý với các tù binh Ý. Tôi còn học thêm luật bằng cách tham gia nhóm học của Đại Úy Pawelek, cựu chánh án.
Chúng tôi cũng chơi bài, mặc dù đánh bài được coi là sa sút và cấm (bài bị cấm trong quân đội Nga, nên nó tự động bị cấm trong tù). Chúng tôi qua mặt họ bằng cách nói với họ rằng những con bài gỗ của chúng tôi là cờ domino. Họ không ngu ngốc đến mức phải tin chúng tôi, nhưng họ giả vờ, vì chời bài giúp giữ chúng tôi bận rộn và im lặng. Để làm lá bài, chúng tôi phải mua gỗ mỏng từ những nguời làm việc trong nhà máy. Chúng tôi làm lá bài lớn khoảng 2 x 4 cm. Rồi mài tấm gỗ cho đến khi nó láng (với giấy nhám ăn cắp từ nhà máy), rồi khắc số và ký hiệu lên gỗ và sơn màu chúng bằng mực đen và đỏ ăn cắp từ văn phòng bởi những người làm việc ở đó.. Lá bài có thể cong 1 chút, nhưng chúng quá cứng để cầm, nên chúng tôi làm một miếng đựng nhỏ và dựng lá bài lên đó.
Chúng tôi tổ chức các cuộc thi cờ vua và bài bridge cứ vài tháng 1 lần. Mặc dù cuộc thi cờ vua chỉ giới hạn trong trại, nhưng nhiều người nước khác tham gia nên chúng tôi gọi chúng là cuộc thi quốc tế. Một cuộc thi mất vài ngày, và mỗi "quốc gia" cữ nguời chơi cờ hay nhất. Một Đại Tá Hungarian và tôi vào đến chung kết nhiều lần, và tôi là vô địch ở Krasnogorsk trong suốt thời gian ở đó. Người Nga giúp tổ chức các cuộc thi này, vì họ cũng thích cờ vua và họ muốn làm chúng tôi bận rộn. Khi có khách quan trọng Nga viếng thăm trại từ Moscow, họ yêu cầu tôi đánh một ván cờ vua với người đó nếu họ biết nguời đó biết chơi cờ, và nhiều người Nga biết chơi cờ. Tôi luôn nhận được thêm thuốc lá và một ly trà ngon khi làm những điều trên, và thường thì diễn ra rất thân thiện (chỉ một lần một người trở nên giận dữ và chửi rủa khi tôi thắng ông ta).
Một cách khác để giữ bận rộn là làm những tặng phẩm tặng cho nhau trong dịp Giáng Sinh và sinh nhật. Chúng tôi mua gỗ từ những người làm việc trong rừng, và mua thiết từ những người làm ở bếp. Một lon thịt Spam của Oscar Meyer phục vụ chúng tôi rất tốt trong nhiều mục đích. Tù nhân làm việc ở bếp lấy lon không, vì người Nga không biết chúng có giá trị đối với chúng tôi. Họ bán phần kim loại cho những người có khả năng làm đồ thủ công. Chúng tôi dùng lon không chỉ để đựng đồ, mà còn dùng chúng để làm dao khắc gỗ. (Người Nga cho phép chúng tôi dùng dao khắc gỗ nhỏ; lưỡi dao quá nhỏ để xếp vào hạng vũ khí nguy hiểm). Để làm con dao, chúng tôi cắt miếng kim loại ra những hình tam giác nhỏ, gắn vào một cán bằng gỗ, và mài nhọn nó trên đá.
Người ta khắc cờ vua, hộp đựng thuốc lá hay thứ gì đó. Một tù nhân thậm chí làm đồng hồ, với tất cả bánh xe và răng cưa đều làm bằng thiết từ lon thịt Oscar Meyer! Chúng tôi gọi là đồng hồ Oscar Meyer. Nhưng người có năng khiếu thủ công có thể làm được chúng. Và tù nhân làm việc ở nhà máy đem chúng vào nhà máy và bán cho người Nga và ăn hoa hồng. Tôi vẫn còn giữ một khung ảnh và một hộp thuốc là đã được tặng cho tôi và một hộp đựng thuốc lá bằng nhôm khi tôi được tặng trong một cuộc thi cờ vua.
Không có lý do nào để chúng tôi chán. Vài người tạo áp lực tâm lý nặng nề cho chính họ bằng cách chỉ nằm dài suốt ngày nghĩ đến thức ăn và sống chờ bữa ăn này đến bữa ăn khác. Tất cả chúng tôi luôn luôn đói, nhưng tôi giữ thời gian của tôi bận rộn để khỏi suy nghĩ về nó. Tôi cố gắng tạo cho mình bận rộn với việc học hỏi và các buổi nghe lý thuyết, với những việc thủ công, nhạc, với bài bridge và cờ vua. Tất cả những món đó nghe vui vẽ và nhàn hạ, nhưng thật ra chỉ là những cố gắng tuyệt vọng để tồn tại và không bỏ cuộc. Dù những việc này tiếp tục trong tù suốt gần 5 năm, tôi luôn chống lại không cho phép mình trở nên chán nản. Mọi việc trở nên xấu chỉ khi nào tôi nghĩ về quê hương; nhưng thường thì tôi giữ tôi bận rộn suốt ngày. Khi tôi cảm thấy chính mình trở nên chán nản, tôi chỉ có thế tự nhắc nhở mình là tất cả những người lính Đức khác ở mọi cấp bậc làm việc đến chết ở các trại lao động tàn bạo.
Tôi luôn luôn tập thể thao, và tôi lập ra thời khoá biểu tập thể dục cho mình. Mùa hè, tôi đi bộ quanh trại trong 1 giờ, và tôi vặn người trong 30 phút. Trong thời gian lạnh nhất của mùa đông, tôi không đi bộ mà chỉ vặn người. Nhiều người khác cũng tập thể dục các cách khác nhau. Chế đệ ăn uống hạn chế làm chúng tôi mệt một cách nhanh chóng, và vì lý do đó mà nhiều người không tập thể dục, nhưng tôi không sao vì nhờ ít thức ăn có thêm từ thuốc lá.
Giấy có giá trị kinh khủng trong trại tù. Không phải giấy được cung cấp thiếu - mà hoàn toàn không có. Ngay cả người Nga cũng không có. Khi họ đếm chúng tôi, họ làm dấu số lên một tấm bảng nhỏ bằng gỗ, vì họ không có giấy. Sau khi con số được báo cáo, họ cạo tấm bảng bằng dao và dùng lại tấm bảng.
Thỉnh thoảng, khi thuốc lá khan hiếm, chúng tôi nhận thuốc "rê" makhorka "Sao Đỏ". Nhưng, tất nhiên, chúng tôi không có giấy cuốn. Chỉ có những người có thể lấy được giấy báo là bọn "hoạt động" và những người làm việc thông dịch (báo được cố ý làm để nó có thể được gấp lại như giấy cuốn thuốc lá). Những người thông dịch được phép đọc báo Nga Pravda và Izvestia, nên họ có giấy để cuốn thuốc lá. Bọn "hoạt động" và thông dịch viên chia giấy với bạn bè họ, còn những người khác phải mua hoặc cố gắng làm ống điếu để hút thuốc. Một trang giấy có giá trị 600 gram bánh mì. Chỉ có 1 lần chúng tôi nhận được giấy cuốn thuốc - và nó gần như quý hơn thuốc. Nếu nhóm chúng tôi có 12 người, chúng tôi chia giấy ra làm 6 miếng và chia phiên nhau dùng nó. Chúng tôi giữ danh sách để ai cũng có phần. Giấy quá dày để cuốn thuốc, nhưng khá tốt để viết. Chúng màu trắng với một ngôi sao đỏ và hình búa liềm trên đó.
Thời gian trong trại tù khác với thế giới bên ngoài. Ở góc độ lớn, thời gian chi phối và chỉ đạo thế giới bên ngoài, trái lại, trong tù thời gian không có nghĩa gì cả, bởi vì không có gì xảy ra và không ai đi đâu hết. Ngoại trừ chủ nhật, khi không có ai đi làm, những ngày khác ngày nào cũng như ngày nào. Công việc hàng ngày của chúng tôi đã được tổ chức cẩn thận. Thức ăn được cung cấp đúng giờ mỗi ngày, và trong sự trống rỗng đơn điệu của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi, các bữa ăn, dù dở tệ hại, chúng tạo ra sự kích thích rõ ràng cho mắt và não.
Tháng 5 năm 1946, đúng 1 năm sau khi tôi đầu hàng ở Berlin, người Nga cuối cùng cho phép chúng tôi viết thư về nhà. Tôi được phép viết một cái bưu thiếp, và một tấm bưu thiếp khác được kèm vào để người nhà viết trả lời. Tôi được phép viết chỉ 15 chữ trên bưu thiếp, và Lilo cũng được viết 15 chữ trả lời. Tôi viết rằng tôi vẫn mạnh khoẻ và bình thường, chờ và hy vọng nhận được hồi âm thật là một nỗi thống khổ tuyệt đối. Cuối cùng, sau hơn hai tháng, tôi nhận được hồi âm của Lilo vào ngày 24 tháng 7. Đó là một ngày được lên thiên đàng! Chỉ khi tôi nhận được nó, tôi biết chắc chắn là Lilo và Klaus sống sót sau cuộc chiến. Cô đã biết rằng tôi còn sống, vì người tướng già được thả ra từ trại tù ở Kopenick đem lá thư tôi gửi cho cô . Lilo viết rằng cô và Klaus vẫn khoẻ và đứa con thứ 2, cô đặt tên Alexander và sinh đúng 1 năm trước đây - ngày 24 tháng 7 năm 1945! Cô đã may một tấm hình của cô và 2 đứa con vào phía sau tấm bưu thiếp, và tôi thán phục cho sự khéo léo của cô. Nhận được tấm ảnh cứ như sống trở lại. Tôi vẫn còn giữ một hộp nhỏ đeo cổ với tấm hình của Lilo mà tôi đã giấu được qua biết bao nhiêu đợt khám xét của quản trại. Khi tôi nhận được tấm bưu thiếp với tấm hình gia đình mới, tôi cắt nó cho vừa cái hộp, và để vào mặt bên kia bên trong cái hộp. Cái hộp nhỏ luôn ở trên cổ tôi trong suốt những ngày tù còn lại.
Sự phấn khởi khi biết rằng gia đình của tôi vẫn còn sống chấm dứt mau chóng khi mắt tôi nhìn lên hàng rào kẽm gai. Biết được họ vẫn sống làm tôi nhớ nhung nhiều hơn. Cho đến nay tôi luôn chống lại những tin nói rằng họ không sống sót qua cuộc chiến. Cho đến nay, tôi sống một giây phút chỉ để có thể sống thêm giây phút đến. Bây giờ tôi có cái gì đó để sống, không chỉ vì sự sống còn của mình. Cho đến nay, tôi nhìn một ngày mới như là một điều kỳ diệu nhỏ và là một món quà tặng. Bây giờ tôi biết tôi có một gia đình đang chờ đón tôi, mỗi ngày trở nên quý giá hơn.
Từ tháng 5 năm 1946 trở đi, chúng tôi được phép trao đổi bưu thiếp với gia đình 2 lần 1 năm, tôi được thêm một bưu thiếp giải nhất cờ vua trong các cuộc thi cờ vua. Những tấm bưu thiếp là động cơ để thắng. Tuy nhiên, khi mọi việc xấu đi cho phía Nga trong cuộc chiến tranh lạnh, họ giữ bưu thiếp trả lời từ gia đình mà không đưa cho chúng tôi, nên chúng tôi không còn nhận được.
Không biết khi nào tôi mới được gặp lại Lilo và các con là phần tệ hại nhất trong sự tù đày. Thỉnh thoảng, người Nga nói chúng tôi, "Các anh là tội phạm chiến tranh - các anh sẽ không bao giờ được thả." Rồi đến khi mọi việc tốt đẹp hơn trong cuộc chiến tranh lạnh, họ nói chúng tôi là chúng tôi sẽ được thả trong dịp Giáng Sinh. Đôi khi họ chơi trò tâm lý để chúng tôi ngã lòng, nhưng với thời gian, tôi chấp nhận một câu triết lý của nông dân Nga: "Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn." Nó giúp tôi chấp nhận sự vô chừng của tù đày.
Tôi cũng học được giá trị của sự nhẫn nại, một bài học tôi đã trải qua trong thời gian sau này. Nhẫn nại cũng là tính cách của nông dân Nga, và bây giờ tôi biết tại sao. |
|
|