Lớp học được bắt đầu vào giữa tháng 7 năm 1944. Có nhiều trường khác nhau mà chúng tôi phải học: trường xe tăng, trường thông tin, trường pháo binh, công binh... Chúng tôi không phải đi học trường chuyên môn của mình, nên đến khi học lớp pháo binh, tôi được về nhà.
Trong các khoá học, tôi vẫn phải đi khám bệnh ở Leipzig, mặc dù trường vẫn cung cấp các dụng cụ y tế để tôi thay băng.
Chúng tôi có hai tháng để học qua các ngành khác nhau, vì khoá học chính ở trường tham mưu bắt đầu vào tháng 9. Mặc dù tất cả chúng tôi đều là các sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu, chúng tôi cần phải tiếp cận với những việc mà chúng tôi chưa có điều kiện làm việc trực tiếp. Lilo đi với tôi đến vài trường và ở lại đó trong khoá học, bao gồm lớp đầu tiên, trường xe tăng ở Bergen, gần Celle.
Chúng tôi đang ở trường xe tăng thì vào ngày 20 tháng 7 năm 1944, Đại Tá i.G. Klaus von Stauffenberg mưu sát Hitler, và các lãnh đạo đảng Nazi điên lên. Những ngày kế tiếp là những ngày hỗn loạn trên khắp nước Đức. Không ai biết những gì sẽ đến hay những ai sẽ bị bắt. Chính phủ và quân đội đều nằm trong tình trạng náo động; những tin đồn không ngừng tung ra, những tên tuổi được nhắc đến; và vài tuyên bố từ radio. Mất một tuần trước khi mọi việc bắt đầu xẹp xuống.
Von Stauffenberg, người ra kế hoạch đặc bom dưới bàn của Hitler trong một buổi họp ở văn phòng Hitler ở Đông Phổ rồi lập tức quay về Berlin để lật đổ chính quyền, là một sĩ quan tham mưu, và nhiều người trong nhóm âm mưu cũng là sĩ quan tham mưu. Không may cho ông ta và những người khác, trái bom không giết chết Hitler, và Stauffenberg bị bắt và xử tử ở Berlin.
Ngay lập tức, mọi người trong hàng ngũ sĩ quan tham mưu đều bị nghi ngờ. Các lãnh đạo đảng Nazi đặc biệt lớn tiếng bôi xấu và kết tội các sĩ quan tham mưu. Họ không thích quân đội, và họ đặc biệt ghét ngành tham mưu. Bộ trưởng bộ lao động, Robert Ley, đặc biệt ghê tởm. Ông ta huênh hoang và nói như điên và nôn ra nhưng lời chửi rủa thù hận trên radio, trên báo chí, và những bài diễn văn trong các nhà máy. Ông ta gần như căm thù một cách bệnh hoạn các sĩ quan tham mưu có nguồn gốc quý tộc, và khi chúng tôi nghe những lời chửi rủa về ngành tham mưu "máu xanh và ngu ngốc bẩm sinh", chúng tôi nghĩ là chúng tôi có rất ít hy vọng để khoá học có thể tiếp tục và có thể là may mắn nếu chúng tôi không bị bắt vì chúng tôi đang huấn luyện tham mưu. Chúng tôi hầu như chắc chắn là trường tham mưu sẽ bị đóng cửa, chúng tôi sẽ trở về mặt trận, và ngành tham mưu không còn tồn tại nữa.
Nhiều giảng viên ở trường tham mưu lo sợ cho số phận của họ, vì họ biết vài người trong số những người âm mưu. Đó là thời gian rất khó khăn cho các sĩ quan tham mưu, nhất là những người đã làm việc sau một thời gian. Một sĩ quan có thể bị bắt vì anh ta là người quen hay có quan hệ đến những người bị bắt. Tôi an toàn, vì tôi luôn luôn ở mặt trận và rất mới trong ngành tham mưu, nhưng có nhiều sĩ quan mới cũng bị bắt vì họ bị lôi kéo vào ngành tham mưu và đã tỏ ra được sự tin tưởng trong ngành.
Vì tôi đã làm việc cho bộ tham mưu của Thống Chế Kesselring được 3 tuần, nhiều tên tuổi được nói đến nghe rất quen với tôi. Ai cũng biết một ai đó bị bắt. Và với hệ thống của Quốc Xã là bắt cả gia đình liên lụy nếu ai đó làm điều gì, cả gia đình đều bị bắt và gởi đi trại tập trung. Von Stauffenberg và một số người khác bị bắt và bị bắn ngay lập tức. Bây giờ đến phiên toà của những người khác, và tin tức về phiên toà liên tục đưa lên radio và báo chí. Cái chết của Rommel được công bố, nhưng quy là ông bị máy bay bắn ở Pháp, vì ông rất nổi tiếng trong lòng dân Đức, cái chết của ông không được nối với việc ám sát trên tin tức.
Sau khoảng 1 tuần, tình hình bắt đầu lắng xuống. Phần còn lại của khoá học ở trường xe tăng bị hủy bỏ và không được mở lại, nhưng chúng tôi được thông báo khoá học kế tiếp sẽ được tiếp tục, cá nhân tôi, tôi cảm thấy nó sẽ tốt hơn nếu cuộc ám sát thành công, vì nó có thể chấm dứt cuộc chiến tranh dưới một ngôn ngữ tốt hơn là "đầu hàng vô điều kiện" mà quân đồng minh một thời nhấn mạnh. Đó là ý kiến mà tôi chỉ chia sẽ với một người - Đại Úy Heiner Engel, một người bạn học tôi vừa gặp nhưng mau chóng thân thiết và tin tưởng.
Sau âm mưu ám sát, quân đội bị bắt buộc làm theo cách chào của đảng Quốc Xã. Lối chào đó được dùng trong nhà, khi chúng tôi không đội mũ, từ khi tôi gia nhập quân đội vào năm 1936. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi bị bắt buộc phải bỏ cách chào thuần tuý quân đội và chào theo đảng Quốc Xã. Nó được dựng lên bởi đảng Quốc Xã, họ muốn chứng tỏ với quân đội Đức họ là người cầm quyền, và Hitler đồng ý với họ.
Sĩ quan chính trị cũng được lập ra trong quân đội sau cuộc ám sát. Cách lãnh đạo đảng Quốc Xã muốn biết những gì xảy bất cứ ở đâu trong quân đội, và đó là cách mà họ lấy được mục đích. Họ tuyển mộ các sĩ quan trừ bị cho các vị trí này (sĩ quan quân đội chính quy bị cấm các hoạt động chính trị). Các sĩ quan chính trị đều là đảng viên Quốc Xã trước khi gia nhập quân đội. Tên gọi chính thức là Sĩ Quan Chỉ Đạo Xã Hội Quốc Gia (nguyên văn: National Socialist Guidance Officers). Họ được đặt vào vị trí để theo dõi các đơn vị trưởng. Nếu người chỉ huy không theo lệnh chiến đấu đến người cuối cùng, sĩ quan chính trị sẽ báo về đảng Quốc Xã, họ sẽ có hành động cách chức anh ta. Trách nhiệm chính thức của họ là kéo lên tinh thần, tư tưởng của binh lính. Họ dùng cách lôi kéo lòng yêu nước thay vì chính trị, mặc dù nếu điều kiện cho phép, họ lên mặt dạy bảo về chính trị và những lúc cần hô khẩu hiệu.
Trường Tham mưu được bắt đầu ngày 20 tháng 9 năm 1944, sau những khoá học đặc biệt hoàn tất. Trường di chuyển từ Berlin đi Hirschberg, trong vùng núi Sudeten ở Silesia. Chúng tôi được phép dẫn theo gia đình. Các sĩ quan có gia đình được cấp 2 phòng, với 1 cái bếp cho 3 gia đình; vì chúng tôi đều ăn ở câu lạc bộ sĩ quan, nên cũng không thoải mái lắm. Hầu như tối nào cũng có bài tập nhà, nhưng thỉnh thoảng cũng có nhửng buổi tiệc cho các sĩ quan. Tất nhiên, thời gian này mọi thứ đều thiếu thốn, nhưng Hirschberg gần như là một ốc đảo của chiến tranh; không có báo động máy bay, và nó là một thành phố nhỏ nhắn xinh đẹp.
Trường tham mưu cũng giống như Học Viện Potsdam, ngoại trừ học viên là các sĩ quan. Ở Hirschberg, hiệu trưởng trường là thiếu tướng, trong khi ở Potsdam là một đại tá. Ở Hirschberg, một lớp học có khoảng 20 đại uý và thiếu tá và dẫn đầu là một đại tá trongkhi ở Potsdam có 24 hạ sĩ quan và dẫn đầu là một thiếu tá. Ở Hirschberg chúng tôi học để điều khiển một sư đoàn trong chiến đấu, trong khi ở Potsdam là một tiểu đoàn. Viên đại tá chủ nhiệm lớp tôi tên là Klostermann.
Chúng tôi học cách chỉ huy một sư đoàn trong các tình huống chiến đấu khác nhau: tấn công, rút lui, phòng thủ, giữ tuyến sau, tấn công qua một cây cầu, tấn công trong địa thế đồi núi, thiết lập một đầu cầu, tấn công đầu cầu, ... Tất cả các tình huống này được học trên bản đồ hay mô hình, và làm các bài kiểm tra. Mục đích là làm cho chúng tôi có khả năng giúp đỡ các tướng lãnh nắm quyền sư đoàn. Chúng tôi học cách viết lệnh, lập kế hoạch tấn công, tính toán chiều dài của sư đoàn khi hành quân, bao lâu thì cả sư đoàn vượt một cây cầu, cách tập trung quân, giữ quân dự bị như thế nào, phòng thủ một đợt tấn công cường tập ra sao, cách cường tập vào vị trí phòng ngự của địch, lập các vị trí chiến đấu cho bộ binh, pháo binh, bố trí công binh ở đâu khi tấn công vượt sông và khi nào đưa họ lên tuyến đầu để làm cầu. Chúng tôi cũng học cách tình báo và phản gián: làm thế nào để biết được lực lượng địch đang đối mặt chúng tôi và làm gì với những thông tin đó - hành xử như thế nào với tất cả các chi tiết trên cho tư lệnh sư đoàn.
Trong tập trận, chúng tôi được cho biết tình huống và những gì đang xảy ra. Rồi bỗng nhiên một việc gì đó xảy ra ngoài ý muốn, và chúng tôi phải học cách báo cáo, gởi liên lạc, hay điện thoại. Rồi chúng tôi phải phản ứng với tình hình mới. Trong luyện tập bình thường, chúng tôi phải lấy các thông tin và phải tìm ra cách giải quyết qua đêm hay qua dịp cuối tuần. Trong tất cả các tình huống, sức ép luôn xảy ra, vì trong chiến đấu bạn luôn bị áp lực rất nặng. Nó cũng như Potsdam, nhưng ở mức cao hơn, và rất lý thú.
Trong thời bình, việc huấn luyện sĩ quan tham mưu - bao gồm huấn luyện tại chỗ, các khoá học đặc biệt, và trường tham mưu - là một chương trình 2 năm. Trong trường hợp chúng tôi thì cô đọng hơn nhiều. Tôi bỏ ra khoảng 3 tháng rưởi để huấn luyện tại chỗ, 2 tháng cho các khoá đặc biệt, và 4 tháng trong trường tham mưu, tổng cộng chưa tới một năm. Cuộc sống hoàn toàn khác trong thời chiến. Một phần, tất cả chúng tôi đều có kinh nhiệm chiến đấu rất nhiều mà người sĩ quan không có được trong thời bình. Một phần, không có khía cạnh xã hội trong khoá học, quan hệ xã hội chiếm một phần quan trọng trong khoá huấn luyện trong thời bình. Hoạt động xã hội duy nhất của chúng tôi là các buổi họp mặt toàn trường mỗi tháng 1 lần ở hội trường, ở bữa ăn tối.
Mặt trận phía đông cách Hirschberg không xa lắm , và ngày càng đến gần trong khi lớp học tiếp tục. Bây giờ, rất rõ ràng là chúng tôi sẽ không kéo dài đời binh nghiệp. Chúng tôi biết rằng chiến tranh sẽ không kéo dài lâu và chúng tôi không thể thắng, nhưng cho đến khi chính phủ quyết định chấm dứt chiến tranh - hay đến khi thua trận toàn bộ - thì quân đội vẫn còn tiếp tục hoạt động bình thường, trong đó có việc huấn luyện sĩ quan tham mưu. Chúng tôi cũng nghĩ đến việc các thế lực phương tây có thể cùng chúng tôi đẩy lui quân Nga. Nó không có nghĩa với chúng tôi lắm là họ không muốn chặn đứng quân Nga như chúng tôi để chống lại sự bá chủ của người Nga ở Châu Âu sau chiến tranh.
Đến Giáng Sinh, cha mẹ Lilo đến thăm chúng tôi. Cha cô ấy về nghĩ phép từ Ý, nơi ông ta phục vụ ở một đơn vị tiếp vận, và họ ở trong một khách sạn gần đó. Lễ giáng sinh không vui vì tình trạng chung. Không có nhiều quà cáp trong các cửa tiệm, nhưng ít ra, quân đội cung cấp thức ăn ngon, nên chúng tôi đón Giáng Sinh tốt hơn dân Đức rất nhiều.
Sắp thua trận, và bây giờ chúng tôi phải nghĩ đến những việc sắp xảy ra. Đối với chúng tôi, nền dân chủ tây phương không đe doạ như Liên Bang Xô Viết. Một phần là do hệ thống tuyên truyền của chính phú luôn trực tiếp chống lại nước Nga, và ít khi chống lại nền dân chủ phương tây. Một phần là vì chúng tôi đã tấn công nước Nga, và biết người Nga sẽ trả thù rất tàn nhẫn - ngay cả lúc đó chúng tôi chưa biết những điều độc ác tệ hại mà đảng Quốc Xã đã làm ở Nga trong vùng chiếm đóng. Một phần là những gì chúng tôi khám phá những gì người Nga đã làm mỗi lầm chiếm lại một khu vực mà người Nga đã chiếm từ chúng tôi trước đó. Phía tây, mọi việc tồi tệ khi xảy ra trận chiến, nhưng chiến trận chỉ xảy ra vài ngày và chấm dứt. Tất nhiên, có sự thiệt hại về phía dân chúng, nhưng chúng chấm dứt khi trận đánh chấm dứt. Nhưng ở mặt trận Nga thì khác, sau trận đánh, những hành động tàn bạo với thường dân Đức bắt đầu, nhất là đối với phụ nử. Hảm hiếp và giết chóc xảy ra vô cớ. Cây viết người Nga nỗi tiếng và nhiều ảnh hưởng Ilya Ehrenburg đã viết, "các chiến sĩ Hồng Quân, phụ nữ Đức là của các bạn!" Vì Ilya Ehrenburg được chính thức thừa nhận bởi chính phủ Nga, binh lính Nga ghi nhớ điều đó khi họ rời Kremlin.
Năm 1945 bắt đầu, bóng đen đe dọa của sự chiếm đóng của quân Nga bao bọc nước Đức như một đám mây độc hại và đen tối, thấm vào đầu óc của chúng tôi và bám chặt vào như sương mù ẩm ướt trên bầu trời mùa đông. Lòng tin của chúng tôi về việc quan Nga không bao giờ có thể tấn công nước Đức bây giờ trở thành một lực lượng đáng sợ. Quân Nga đã tiến đến Vistula và chuẩn bị cuộc tấn công lớn nhất vào trái tim nước Đức. Đông Phổ đã rơi vào tây quân Nga, và trận tấn công ở Bulge đã thất bại ở phía tây. Sự chấm dứt của chiến tranh rất gần. Với cảm nghĩ của tôi thì chính phủ nên hoà đàm - kể cả việc đầu hàng vô điều kiện vẫn tốt hơn là nước Đức bị tàn phá. Nhưng tôi biết rằng người đã từng ra lệnh cho vô số quân Đức đứng lại chiến đấu đến chết còn hơn rút lui sẽ không thương lượng để chấm dứt chiến tranh.
Ngay cả việc học ở trường tham mưu và sống với Lilo và Klaus ở Hirschberg, nơi không bị ném bom, cũng không thể đưa cao tinh thần đang suy sụp của tôi. Chúng tôi đang chuẩn bị cho cuộc thi cuối cùng, trong đó có phần đi thực nghiệm ở Mecklenburg, nhưng chúng tôi biết chắc là đến lúc đó quân Nga đã đến đó trước khi cuộc tập trận được khai diễn. Đầu đề của tôi về cuộc thi là "Thiết lập một đầu cầu trong khi tiến lên." Lớp học ngày càng ảnh hưởng bởi những sự kiện ở mặt trận, tuy nhiên, những trận đánh thực sự đang xảy ra ở mặt trận tỏ ra lý thú với chúng tôi hơn là những cuộc tập trận trong lớp học.
Lũ chúng tôi ở trường tham mưu ngày càng trở nên dễ bị kích động khi chúng tôi tìm cách đương đầu với những gì xảy ra ở nước Đức. Thỉnh thoảng, tôi cúng đi nghe piano, hát hay đi xem phim.
Tháng giêng trôi qua và quân Nga đã tiến qua sông Vistula đến sông Oder, hoạt động trong lớp ngày càng ít đi. Ngày 20 tháng Giêng, Thống Chế Schorner nắm lấy quyền chỉ huy Phương Diện Quân Trung Tâm thay cho Tướng Harpe. Đến cuối tháng, các hoạt động bình thường trong lớp đều bị ngưng ngoại trừ các lớp học về ý tưởng Quốc Xã; thay vào đó, thời gian học chúng tôi nghe tin tức trên radio và thảo luận về tình hình các mặt trận. Quân Nga đang đổ vào Đông Phổ, vùng cao Silesia, và Pomerania. Không bao lâu họ tiến vào Breslau và Cổng Moravian. Ở Steinau, họ đạt được thành công đầu tiên vượt qua sông Oder, hầu như gây chấn động trong trường tham mưu.
Ngày 23 tháng Giêng, vì quân đội tuyệt vọng cần nhân lực, vài người được phân việc từ phòng nhân sự quân đội ở Berlin trước khi lớp học kết thúc. Tôi trong số họ, được phân bổ về Sư Đoàn Sơn Cước (mountain Division) số 6 ở Na Uy làm sĩ quan tiếp vận. Tôi được thông báo trước lúc ăn trưa là phải lên đường sáng hôm sau.
Tôi sợ nói với Lilo, cô đang có thai 3 tháng đứa con thứ 2. Không những có nghĩa là không làm được gì, và vấn đề riêng tư của chúng tôi rất nhỏ tôi phải rời một cách bất ngờ mà cô ây còn phải có trách nhiệm dọn nhà, bên cạnh bản thân cô và Klaus, về Leipzig. Khi tôi nói với Lilo, cô cố gắng cứng rắn nhưng rồi bắt đầu khóc. Cô không thể kiểm soát nổi tình cảm và khóc sướt mướt. Tôi đau tận đáy lòng khi nhìn cô. Tôi cố gắng an ủi, nhưng không có gì giúp được; thân người cô rung lên từng đợt. Chúng tôi thật nhỏ bé so với những gì đang xảy ra.
Đến chiều, Lilo bắt đầu bị xuất huyết. Sợ bị sẩy thai, tôi hoảng hốt gọi bác sĩ. Khi ông ta đến, ông cũng lo sợ việc sẩy thai. Ông cố gắng đưa Lilo nhập viện, nhưng bệnh viện đầy ắp thương binh.
Tôi giải thích tình trạng này với Đại Tá Klostermann, người chỉ huy nhóm của chúng tôi ở trường tham mưu. Với tôi, việc rời bỏ Lilo trong khi cô đang bị bệnh và không có sự chăm sóc y tế, với đứa trẻ 1 tuổi bên cạnh phải dọn mọi thứ về Leipzig, là rất nhẫn tâm. Đại Tá Klostermann đồng ý và gọi Berlin yêu cầu người khác thay thế tôi đi Na Uy. Họ chọn Đại Úy Weisser đi thay tôi, giúp tôi có vài ngày để lo cho Lilo. Tình trạng của cô ấy ngay lập tức tiến triển. Ngày 26 tháng Giêng, tôi sắp xếp đồ đạc vào thùng và xách và đưa mọi người về Leipzig bằng xe lửa.
Khoá học chính thức kết thúc vào ngày thứ 6, 26/1/1945, bằng một buổi điểm danh ngắn ngủi. Khoá học chấm dứt sớm, vì quân Nga chỉ còn cách khoảng 95 km và chúng tôi được cần ở mặt trận. Trường tham mưu sẽ được dọn về hướng tây, ra khỏi sự đe doạ của quân Nga và tiếp tục; Sự thật, nó không được tổ chức lại, mặc dù lớp học mới đã có mặt tại trường khi chúng tôi đi.
Thứ 7 ngày 27 tháng Giêng, chúng tôi được lệnh về PDQ Trung Tâm, tư lệnh là Thống Chế Schorner, đang cần sĩ quan tham mưu. Và tôi phải lại phải đánh nhau với quân Nga, lần thứ tư trong mấy năm nay! Đại Tá Klostermann từ chối yêu cầu 3 ngày phép của tôi để mang Lilo và Klaus về Leipzig. Ông là một người từ tâm, nhưng ông là một sĩ quan có trách nhiệm và ông ta nghĩ rằng tôi không nên rời khỏi lúc này.
Thứ hai, 29/1, tôi đưa Lilo và Klaus ra ga xe lửa và đón chuyến tàu đặc biệt cho thân nhân binh sĩ. Thời tiết rất lạnh, khoảng 50 F, và tuyết đang rơi. Sân ga đông nghẹt người tỵ nạn từ hướng Đông chạy khỏi quân Nga. May mắn, đoàn tàu chuẩn bị cho người lên khi chúng tôi đến và chúng tôi không phải đợi lâu. Ngăn của Lilo rất nhỏ cho cô và Klaus cùng với hành lý, nên tôi cột cái nôi trên trần của căn phòng. Chúng tôi muốn cô đem được càng nhiều đồ đạc càng tốt, vì những gì để lại sẽ mất, và cô phải tự sống với bọn trẻ sau chiến tranh, cho dù tôi sống sót hay không. Chúng tôi không thể bỏ lại đồ vật và nói không cần thiết vì thua trận. Chúng tôi phải tiếp tục sống cho tương lai.
Chuyến tàu chật ních. Hàng trăm thường dân cố gắn rời khỏi Hirschberg trước khi quân Nga đến. Họ biết rằng tiền quân của quân Nga đã làm gián đoạn đường xe lửa một lần và họ có thể gián đoạn nữa. Xe lửa là phương tiện giao thông duy nhất, vì chính thủ cấm tư nhân sử dụng xe cộ. Đây là đoàn tầu đặc biệt của quân đội. Thường dân đã được thông bao ra đi từ trước, và đúng ra họ đã đi. Quân cảnh cố gắng giữ thường dân ra xa đoàn tàu, nhưng họ không phải lúc nào cũng thành công.
Rồi thì tạm biệt. Tôi chắc là không bao giờ nhìn thấy Lilo và Klaus lại. Chúng tôi xa cách nhiều lần, nhưng những lần trước không có ý nghĩ sẽ không bao giờ gặp lại. Tôi không ảo tưởng; sự kết thúc đã đến gần, và tỉ lệ sống sót của tôi rất ít. Rồi đoàn tàu bắt đầu di chuyển. Cái siết tay cuối cùng, nước mắt rơi, và tôi đứng lạc lõng trong đám đông trên sân ga. Tôi trở về căn hộ trống trơn ở trường tham mưu, bây giờ chỉ còn vài túi hành lý của tôi đi mặt trận. Tôi bị chôn vui bởi cảm súc cô đơn chưa bao giờ có trong đời. |
|
|