Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Sài gòn 1970 (tt) Khi Châu lựa chọn. Ông nghĩ tới cái ngày của năm 1965 ấy khi nó mới bắt đầu, khi anh Hiền của ông đã xuất hiện tại văn phòng của ông ở Kiến Hoà. Cuộc viếng thăm của Hiền như sấm chớp giữa trời xanh. Châu đã không gặp Hiền từ ngày anh trốn khỏi chiến khu Việt Minh mười sáu năm về trước khi anh rời bỏ phía cộng sản. Hiền là một người trang trọng, không cười. Ông là một người chính trực, hành động không chê vào đâu được, đáng kính trọng. Nhưng là một tín đồ thực sự. Marx và Lenin là Chúa của ông. Châu không biết là Hiền muốn gì nhưng ông cố đặt mình vào địa vị của Hiền và chuẩn bị tư tưởng để xem Hiền nói gì.
Châu nghĩ rằng thời điểm anh Hiền đến thăm không phải là tình cờ. Điều đó đã xảy ra sau khi quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam năm 1965, làm nhụt đà tiến của Cộng sản. Việt Cộng không còn trông thấy viễn cảnh nhìn thấy Nam Việt Nam rơi vào tay họ như một trái xoài chín, trong cơn lốc hỗn độn về chính trị và quân sự sau khi Diệm bị lật đổ. Hay là hiền đã quá mệt mỏi với những quả đấm của Mỹ và đã sẵn sàng bỏ về?
Hai anh em gặp nhau rất xúc động. Hiền mặc áo sơmi trắng, đi dép. Trông ông người ta có thề nghĩ đó là một người Việt trung lưu đến thăm ông tỉnh trưởng để bàn một việc gì đó. Châu được mọi người biết là có chính sách mở cửa cho mọi người muốn đến gặp ông. Trà được dọn ra. Châu nói trước. Ông đã chuẩn bị sẵn những gì định nói. Mối quan tâm đầu tiên của ông, ông nói là Hiền gìn giữ danh dự của gia đình. Ông không bao giờ từ bỏ tự hào của mình. Nếu Hiền thấy đã quá mệt mỏi vì chiến tranh thì Châu sẵn sàng giúp đỡ. Ông sẽ lo cho Hiền đi Hoa Kỳ, hay đi Pháp, ở đấy Hiền có thể lấy lại sức khoẻ, nghỉ ngơi và học hành. Nhưng Hiền không phải làm như những Việt Cộng khác về đầu hàng, một số đã hạ mình xuống khúm núm xum xoe và tỏ ra sẵn sàng phản bội những đồng chí cũ của mình. Châu tin rằng cả hai, Hiền và ông đều trung tín với niềm tin của mình. Cả hai đều có lý do để chiến đấu. Hiền không có lý do gì phải nhục nhã cả. Nếu anh thấy mệt, Châu chấm dứt một cách bình tĩnh, em sẽ giúp anh.
Hiền ngồi nghe Châu một cách điềm đạm. Ông lấy ra một bức thư đưa cho Châu. Đó là của người Trưởng ban tổ chức mà Châu đã làm việc khi còn là Việt Minh. Ông ta bây giờ là một cán bộ cao cấp trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. MTDTGP tuy gồm phần lớn là người miền Nam, một số người không phải là cộng sản, nhưng do cộng sản kiểm soát và liên hệ với Hà Nội. Mặt trận là một kiểu nghi trang chính trị đã từng được áp dụng trong thời Việt Minh chống Pháp để che đậy bộ mặt thực. Hiền không nói cấp bậc của mình, nhưng Châu đoán đằng anh mình chắc là một đại tá trong Cục quân báo thuộc Bộ Quốc phòng ở Hà Nội biệt phái vào Trung ương Cục miền Nam. Sĩ quan cấp bậc ấy thường hoạt động theo chỉ thị của Bộ Quốc Phòng, nếu không nói là của Bộ Chính trị. Một người em của Hiền và Châu làm thông dịch tiếng Anh cho Bộ Chính trị.
Châu trả thư lại cho Hiền mà không đọc. Châu muốn tiếp Hiền với tư cách là người anh chứ không phải là người đại diện của Mặt trận. Nhưng Châu đã nhận thức ra rằng anh mình đến đây là vì công vụ. Hiền không có ý định bỏ về. Trái lại ông càng tỏ ra quyết tâm hơn bao giờ hết. Hiền bắt đầu nói rằng họ đã theo dõi hoạt động của Châu trong nhiều năm qua. Mặt trận đã tập hợp được một hồ sơ dày về Châu. Họ thấy là Châu không phải như người khác. Hiền muốn tuyển mộ Châu làm việc cho mình, nhưng thay vì rao hàng cho chủ nghĩa cộng sản thi Hiền nói muốn bàn với Châu xem hai anh em có thể làm gì cho quê hương. Không phải cho cộng sản, ông nhấn mạnh, mà cho quê hương. Nếu chú nghĩ rằng chú đang chiến đấu cho chính nghĩa thì chú hãy nhìn quanh mà xem và hỏi có được bao nhiêu người như chú làm tỉnh trưởng? Nếu chú không chú ý tới quyền lợi và địa vị thì chú chống chúng tôi làm gì?
Châu nói rằng ông không chống Hiền vì Hiền là cộng sản. Ông nói rằng, đối với một người Việt Nam, việc ai là cộng sản hay không cộng sản không phải là vấn đề ý thức hệ. Đây cũng không phải là chuyện Hoa Kỳ chống Liên Xô. Đối với họ, thì vấn đề là ai có thể làm lợi nhiều nhất cho Việt Nam. Và đó là lý do ông đang chiến đấu, Châu nói: cho đất nước. Tất nhiên là ông khổ sở với chế độ Sài Gòn, Châu nói, ông khổ sở với đủ thứ chuyện. Nhưng ông hiến thân cho cuộc đấu tranh cho tự do. Tuy nhiên, ông không chống Việt Cộng như là những con người. Họ là những người Việt Nam tốt. Nhưng họ đi nhầm đường.
Châu chán nản là hai anh em lại lao vào cuộc tranh luận chính trị thay vì nói chuyện gia đình với nhau. Châu muốn được biết tin về những người bà con đang sống ngoài Bắc. Hiền là anh trước, cộng sản sau hay là ngược lại? Liệu đồng thiếc làm bằng đồng với thiếc hay ngược lại, làm bằng thiếc với đồng?
Một lý do nữa khiến Hiền xuất hiện bất ngờ là Hiền muốn trực tiếp gặp Đại sứ Cabot Lodge ờ Sài Gòn, mở một đường liên lạc giữa Mặt luận Giải phóng với Mỹ. Ông gọi ý Châu nên thu xếp một cuộc gặp gỡ thông qua John Paul Vann. Không nghi ngờ gì nữa, Châu thấy rõ Hiền đang hoạt động theo những chỉ thị từ Hà Nội, nhưng khi Châu tìm hiểu mục đích cuộc gặp gỡ với Lodge thì Hiền nói rằng ông không được phép tiết lộ điều đó, ngay cả đối với em, tuy ông có thể nói rằng cuộc chiến có thể chấm dứt thông qua đàm phán giữa Mặt trận với Mỹ. Nhưng tại sao lại phải ở Sài Gòn, Châu hỏi? Mấy anh thiếu gì con đường khác. Hiền nói rằng mỗi con đường có nhiệm vụ riêng của nó.
Khi nghiên cứu yêu cầu của Hiền, người ta thấy việc Hà Nội muốn liên lạc với Cabot Lodge là việc làm có ý nghĩa, vì Lodge là người đã chứng tỏ khả năng của mình qua việc lật đổ Diệm. Một người có thể tống khứ một lãnh tụ cỡ như Diệm thì cũng có thể đẩy sang một bên một hoặc hai viên tướng Việt Nam để mở đường cho một chính phủ liên hiệp ở Sài Gòn. Dĩ nhiên là không ai dám chắc là biết được cộng sản đang nghĩ gì trong đầu. Sứ mạng của Hiền có thể là của một người ly gián, gây mâu thuẫn giữa người Mỹ và chính phủ Sài Gòn.
Châu báo cho John Paul Vann yêu cầu của Hiền. Vann nói ông sẽ mang tin này đến Đại sứ Lođge. Châu cũng nói với người sĩ quan CIA quan hệ với ông, Stu Methven. Ông không biết Methven bằng Vann và ông không nói rằng Hiền là anh của ông, chỉ nói là một sĩ quan tình báo Việt Cộng thôi.
Methven kể lại: “Châu nói rằng ông ta có nguồn tin từ phía bên kia và có thể tổ chức những cuộc tiếp xúc như vậy. Tôi khuyến khích ông ta tiếp tục. Tôi nói rằng chúng ta rất sung sướng có quan hệ với những người đó. Tất cả cái đó là sự thật. Nhưng tôi không nhớ rằng có bao giờ ông ta nói đó là anh ông ta không”.
John Paul Vann biết rằng Hiền là anh của Châu và đã cho Lodge biết, đã từ Sài Gòn trở về cho biết là Lodge từ chối không gặp đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Nhưng Lodge lại gợi ý Hiền nên gặp một quan chức khác của sứ quán. Ai cũng có thể thấy được lý do khiến Lodge phải thận trọng. Nếu Hiền thật ra chỉ là một phần tử khiêu khích và Hà Nội công bố cuộc gặp gỡ này thì ông sẽ bị rắc rối với chính phủ Sài Gòn là chính phủ mà ông đang muốn làm cho ổn định. Mặt khác, nếu Hoa Kỳ thực sự quan tâm tới một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến tranh thì mở những cuộc nói chuyện với Hà Nội thông qua Hiền là một mạo hiểm đáng giá lắm.
Sau đó, có một chỉ dẫn cho thấy sứ mạng của Hiền có thể là có tính chất quan trọng thực chất nào đó, bởi vì ông ta không chịu tiếp xúc với bất cứ ai ngoài Đại sứ Lodge. Nếu cộng sản không thể nói với đại sứ để người này nói lại với tổng thống, thì họ không nói với ai khác cả.
Hiền xuất hiện gặp Châu một lần nữa sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Sau đó, Châu mất liên lạc với Hiền. Châu cũng không nói với bất cứ ai trong chính phủ Sài Gòn về những buổi gặp đó, sợ rằng chính phủ này đã trải qua bao lần thay đổi đột ngột, quá bấp bênh để có thể giữ kín việc này, làm lộ ra, gây liên luỵ cho nhiều người. Và sứ quán cũng như CIA, không ai cho chính phủ Việt Nam biết những tiếp xúc của Châu. Bí mật này nằm trong hồ sơ gần năm năm. |
|
|