Dùng Lời Nói Hoang Đường Tạm Thích ứng Thành thực, trung thành, chính trực vốn được coi là đức cao đẹp, còn lừa gạt, nói dối dễ bị người khác hiểu là kẻ không có đạo đức. Nhưng nếu vứt bỏ hoàn cảnh cụ thể mà nói rằng nói dối đều là không đạo đức thì đó là quan điểm phiến diện.
Sugeladi, triết nhân Hy Lạp cổ đã bác bỏ quan điểm coi tất cả mọi lời nói dối (kể cả nói dối thiện ý) là hành vi vô đạo đức mà không cần xét đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ông cùng với Erside đã từng có đoạn đối thoại về chuyện lừa bịp (nói dối) như sau:
Sugeladi: Lừa bịp là chính nghĩa đúng không?
Erside: Không đúng.
Sugeladi: Giả như có một vị tướng quân nhìn thấy chí khí quân sĩ mình sa sút bèn lừa họ nói: “Viện binh sắp tới, hãy dũng cảm tiến về phía trước!“, do đó đã giành toàn thắng, đây là chính nghĩa hay không chính nghĩa?
Erside: Đây là chính nghĩa.
Sugeladi: Trẻ con mắc bệnh, khó cho uống thuốc, bố mẹ nói: “Thuốc rất ngọt.“ Trẻ con uống cứu được mạng. Đây có phải là chính nghĩa hay không?
Erside: Đây là chính nghĩa.
Sugeladi: Vừa rồi ông chẳng phải đã nói lừa bịp là không chính đáng, sao giờ lại nói nó là chính đáng?
Erside : ...Việc này ... (đỏ mặt tía tai, chẳng nói lên lời)
Quả thực, thành thực, chân thực là đạo đức tốt đẹp, nhưng nếu coi hết thảy lừa bịp, nói dối là không có đạo đức thì quả là võ đoán. Tóm lại, đối với việc nói dối phải phân tích cụ thể các vấn đề chứ không thể đánh đồng như nhau. Những lời nói dối được suy tính kỹ càng để giăng bẫy lừa người lừa của thì đương nhiên là vô đạo đức. Còn một số lời nói dối khác vẫn là chân lý, là chính đáng, thấu tình đạt lý, để tránh tổn hại đến người khác thì bạn nói thử xem nói dối “đầy thiện ý“ như vậy có vô đạo đức hay không?
Nhưng mà, thời khắc thích hợp để nói dối không thể không chú ý, bởi vì lời nói dối này có khi sẽ khiến quan hệ giữa hai người trở nên xa cách. Khôn khéo sẽ khiến mọi việc dễ dàng giải quyết. Chỉ có điều, do cái nhìn lệch lạc của mọi người đối với việc nói dối nên mới đả kích, chỉ trích nó, đương nhiên điều này có liên quan đến những khuyết điểm của chính việc nói dối. Nhưng người nói dối khó được mọi người tin, câu chuyện đồng thoại chúng ta đã đọc hồi nhỏ “Sói đến rồi“ sẽ giúp ta hiểu rõ lý lẽ này. Nhưng lúc thích hợp để nói dối là vấn đề khác. Tô Đại, em Tô Tần, nhà sách lược nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc đã nhằm vào câu nói dối người nghe không lọt tai của vua Yên mà nói một đoạn khiến người khác tỉnh ngộ.
Người Chu thường không coi trọng bà mối. Bởi vì bà mối ở gia đình bên nam hay bên nữ đều nói hay; đến bên nhà trai thì nói cô gái xinh đẹp còn đến bên nhà gái thì nói chàng trai tài giỏi. Vì những bà mối này không bao giờ nói thật, đều thích ba hoa tuỳ tiện, nói năng xằng bậy do đó mọi người không tín nhiệm, không coi trọng bà mối.
Nhưng theo phong tục tập quán người Chu, không có người trung gian làm mối thì không thể cưới gả. Con gái nếu không có người làm mối thì đến già cũng không lấy chồng. Do đó, theo phong tục vùng đất này, không cho phép con gái dễ dàng ra ngoài. Nếu như không có người làm mối lái thì những cô gái này sẽ vì đợi ở khuê phòng thâm sâu mà thành bà cô. Cho nên, nếu như muốn con gái thuận lợi gả đi thì cũng chỉ có nhờ cậy bà mối. Mọi việc khác cũng vậy, nếu như không hiểu chiến lược lợi thế thì việc sẽ không thành được. Không biết thuận dòng đẩy thuyền thì khó có được thành công. Do đó, có thể khiến người khác ngồi mà hưởng thành công cũng chỉ có kẻ lừa bịp giỏi lừa gạt người khác. Chẳng trách anh của Tô Đại khi chỉ trích Yên Chiêu Công là kẻ lừa người lấy của, đã nói một cách hùng hồn đầy lí lẽ: “Chính vì tôi là người lừa bịp cho nên mới có ích.“ Tuy lời nói này không thiên lệch nhưng vẫn hàm chứa hai lớp nghĩa trong đó. Đặc biệt là trong đời sống chính trị, ngoại giao, có một số điều bí mật thì không nên nói thật, vận dụng kỹ xảo nói dối cao siêu không chỉ có thể tăng thêm tính hóm hỉnh, mà còn có thể khiến mình thoát khỏi cảnh khó xử.
Nhà chính trị gia nổi tiếng người Mỹ ở thế kỷ 17 là Henry Woton đã từng chỉ ra rằng: “Các nhà ngoại giao là chỉ những người chính trực chuyên nói dối được cử sang nước ngoài.“ Câu nói này có lí lẽ nhất định, trước một số vấn đề có liên quan đến cơ mật trọng yếu của quốc gia thì nhà ngoại giao trí tuệ, giỏi ứng biến đó đều sẽ ứng đối bằng những lời nói dối bay bướm.
Sự dí dỏm của nhà ngoại giao
Một lần trong tiệc chiêu đãi phóng viên nước ngoài, một vị phóng viên tin tức của quốc gia phương Tây từng hỏi Trần Nghị bộ trưởng bộ Ngoại giao khi đó của Trung Quốc: “Gần đây, Trung Quốc để đánh hạ nước Mỹ đã chế tạo máy bay trinh sát trên không, xin hỏi vũ khí dùng là gì? Là lựu đạn phải không?“
Đối với vấn đề liên quan đến cơ mật quốc phòng, Trần Nghị hoàn toàn không qua loa tắc trách bằng ngôn từ ngoại giao “Không thể báo cáo“, mà rất dí dỏm đưa hai tay lên không trung làm một động tác sau đó vạch mấy cái rồi ý nhị nói: “Thưa vị nhà báo, chúng tôi dùng tre đâm thủng nó!“, một câu nói đã khiến mọi người đều cười. Nguyên soái Trần Nghị đã trả lời khéo léo bằng lời nói dối dí dỏm mà vị nhà báo đã đưa ra.
Lưu Bang nói dối cứu tính mệnh
Hán Cao Tổ Lưu Bang dùng những lời nói dối khéo léo lừa bịp Bá Vương Hạng Vũ từ đó tự mình đã thoát được tình thế nguy hiểm. Đây là câu nói khi Lưu Bang đi đến Hồng Môn Yến. Lúc này, Lưu Bang và Hạng Vũ phân chia hai tuyến đường dọc Hải Nam, Hải Bắc tấn công quân Tần. Lưu Bang giả đánh, đầu tiên chiếm cửa ải còn Hạng Vũ triển khai đánh trực diện, tuy đánh tan thế lực quân Tần, nhưng kéo dài làm mất cơ hội đoạt cửa ải. Còn Sở Vương đã từng nói trước, ai vào cửa ải trước sẽ là vua. Lẽ ra, Lưu Bang nên là vua xưng bá nhưng lúc đó thế lực không địch nổi Hạng Vũ. Hạng Vũ cũng tức giận Lưu Bang vào ải trước, muốn giết chết nhưng còn muốn tận mắt xem Lưu Bang đối mặt với đại hoạ này. Đúng lúc đó, Tế phụ của Hạng Vũ là Hạng Bá ban đêm chạy đến doanh trại của Lưu Bang, hẹn riêng người bạn tốt Trương Lương trốn chạy khỏi doanh trại Lưu Bang. Lưu Bang thừa cơ gặp Hạng Bá và bày tỏ nỗi lòng: “Ta, người thì giữ, không hề dám tơ tưởng gì. Dinh phủ niêm phong chờ tướng quân. Cho nên, đốc thúc tướng lĩnh giữ ải, ngăn chặn cướp bóc. Ngày đêm mong đợi tướng quân, đâu có ý phản? Chỉ sợ lời nói không bày tỏ hết tấm lòng ta.“ Lưu Bang lúc đó quyết định đến Hồng Môn bái tạ Hạng Vũ. Hôm sau, Lưu Bang cùng các tuỳ tùng Trương Trường, Phan Xá đến bái tạ Hạng Vũ và nói với Hạng Vũ: “Thần và các tướng quân hợp sức tấn công Tần, tướng quân đánh chiếm Hải Bắc, Vận Điếm, Hải Nam, thần không thể tự vào Nhân Quan trước để phá Tần, tất cả đều phải nhờ vào tướng quân đó. Hôm nay có lời tiểu nhân khiến tình cảm giữa tướng quân và thần có vết nứt.“ Lưu Bang xưng thần tạ tội, che giấu ý định của mình, lời nói của ông đều là quỷ quái lừa người nhưng nghe dường như chân thật, tình ý rõ ràng, cảm động đầy tâm huyết khiến Hạng Vũ có lòng thương xót thả Lưu Bang. Lưu Bang bằng cách nói dối Hạng Vũ với lời lẽ khéo léo, lời ngon tiếng ngọt đã dễ dàng khiến mình thoát cảnh nguy hiểm, có thể thấy sự cao siêu của nghệ thuật nói dối.
Lâm Đại Ngọc lời lẽ khéo léo thoát khỏi cảnh khó xử
Có một lần, Bảo Ngọc chợt nhìn trân trân vào cánh tay mềm mại trắng nõn của Bảo Thoa, vừa đúng lúc bị Đại Ngọc đang bước vào cửa bắt gặp. Bảo Thoa liếc nhìn Đại Ngọc đang đứng ở chỗ gió lùa nơi ngưỡng cửa, liền hỏi cô sao lại phải đứng ở chỗ gió lùa? Đại Ngọc nhanh nhẹn cười và trả lời: “Chỉ vì nghe thấy trên trời có một tiếng kêu lớn, ra ngoài nhìn xem hoá ra là con chim Nhạn.“ Bảo Thoa hỏi: “Chim Nhạn ở đâu? Ta cũng muốn xem?“ Đại Ngọc nói: “Tôi vừa đi ra, nó đã phạch một cái rồi bay mất.“ Nói rồi vẫy vẫy cái khăn mặt về phía mặt Bảo Ngọc khiến anh ta chột dạ.
Từ đoạn trên chúng ta có thể thấy sự thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt và sắc sảo của Đại Ngọc. Khi cô ấy nhìn thấy màn kịch mà cô không muốn nhìn thấy ấy, trong lòng cô không vui, tình cảm yêu ghét lẫn lộn có thể thấy rõ, khiến cô không nói nổi lên câu, vẻ mặt biến sắc. Nhưng cô không vạch trần điều đó tại chỗ, vì như vậy vô cùng khó xử. Cô lại ba hoa nói dối rất tự nhiên, không có chỗ sơ hở tức là giữ lại chút thể diện cho Bảo Ngọc, qua loa tắc trách không rõ ràng chính là hiệu quả tốt trong đó, còn châm biếm Bảo Ngọc chỉ nhìn thấy chị mà quên “chim Nhạn“ của em gái, hiểu tình cảm trong lòng, quả là tâm đầu ý hợp. Chúng ta hãy xem lại câu nói dối của Nguy Ngọc:
Đại Ngọc một lần đến thăm Ngọc Ẩn, thấy Bảo Ngọc cũng ở đó bèn buông lời nói “Ta đến thật không đúng lúc.“ Câu nói này đầy vẻ mỉa mai châm biếm. Đại Ngọc tự thấy lỡ lời bèn lập tức nói lấp liếm, giải thích. Đại Ngọc cười nói: “Sớm biết anh đến thì tôi sẽ không đến.“ Bảo Ngọc càng không hiểu. Đại Ngọc cười nói: “Lúc thì tất cả cùng đến, lúc thì chẳng có ai đến, hôm nay anh đến, mai tôi đến, như thế đan xen chẳng phải ngày nào cũng có người đến hay sao? Vừa không vắng vẻ lạnh lẽo, vừa chẳng ồn ào náo loạn.“ Như vậy, Đại Ngọc khéo dùng lời nói dối, nhẹ nhàng níu kéo lời nói lại với nhau, giảng giải tới đường tơ kẽ tóc cuối cùng thoát được cảnh khó xử.
Trong các tình huống vô cùng khẩn cấp, một số lời nói dối linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh thường có thể giúp bạn biến nguy thành yên. Xin hãy xem câu chuyện dân gian:
Lời nói dối của thỏ.
Vua sư tử quyết định gấu, khỉ, thỏ là đại thần của nó, bốn loài chúng tuần du trong rừng. Rất nhanh, vua sư tử quát chúng, muốn ăn thịt chúng, nhưng muốn ăn thịt các vị đại thần mà mình đã định ra ấy thì phải tìm cớ. Thế là sư tử nói với chúng:
“Các vị đại thần, các ngươi đã không ít ngày dưới chân ta, bây giờ ta muốn kiểm nghiệm các ngươi một chút, xem các ngươi làm quan cao có biến chất hay không.“ Nói xong, vua sư tử bèn mở rộng miệng và muốn gấu nói xem trong miệng sư tử bốc ra mùi vị gì. Sư tử là loài động vật ăn thịt, trong miệng bốc ra đương nhiên là mùi tanh. Gấu ta thành thực nói:
“Đại vương, mùi vị trong miệng ngài rất khó ngửi.“
Sư tử nghe nói vậy tức giận đùng đùng: “Ngươi dám bôi nhọ đại vương, ngươi phạm tội vô đạo, nên xử tử hình.“
Nói xong sư tử vồ lấy gấu cắn chết và ăn thịt. Khỉ tận mắt nhìn thấy gấu như vậy, trong lòng nghĩ: cách thoát mạng duy nhất chỉ có dựa vào tâng bốc, nịnh nọt, thế là khỉ ta vội vàng trả lời:
“Đại vương, trong miệng ngài phát ra mùi vị rất thơm ạ.”
Sư tử tức giận quát: “Ngươi là kẻ luôn nịnh nọt, bợ đỡ! Ta ăn thịt, ai cũng đều biết trong miệng ta bốc ra mùi vị chỉ có thể là thối, tanh. Nếu là không trung thực, chỉ thích nịnh bợ đều là mối hoạ của quốc gia, tuyệt đối không thể giữ lại“. Nói rồi sư tử há miệng đỏ lòm ăn thịt khỉ. Sau cùng, sư tử hỏi thỏ: “Thỏ thông minh, rốt cục thì trong miệng ta có mùi gì?“
Thỏ trả lời: “Đại vương, thật là xin lỗi, thần bị trúng gió, mũi tắc mất rồi, bệ hạ cho thần nghỉ vài hôm, đợi bệnh khỏi thần sẽ nói. Bởi vì chỉ đến lúc đó, mũi thần mới có thể dùng, mới có thể nói trong miệng ngài phát ra mùi gì.“
Khỉ và thỏ đều nói dối, nhưng kết cục sao chẳng giống nhau? Điều này có liên quan đến kỹ xảo nói dối, cao minh, kỹ xảo đó tự nhiên không sơ hở, khiến đối phương cảm thấy có lý. Nếu như nói dối mà bị đối phương lật lại thì rất nguy hiểm. Do đó, trước cảnh nguy hiểm, chỉ có khéo léo nói dối mới có thể ứng phó tự nhiên, xin hãy xem cầu chuyện Trác Biệt Lâm khéo léo thoát hiểm dưới đây.
Sự ứng biến linh hoạt của Trác Biệt Lâm
Một đêm tối, đại sư hài kịch nổi tiếng Mỹ là Trác Biệt Lâm mang theo một túi tiền về nước, khi qua một đoạn đường bỗng gặp cướp. Trác Biệt Lâm nhìn mũi súng tối om om của tên cướp mà không hề hoảng loạn, ông nói với tên cướp: “Đại vương, tôi tin ngài chỉ muốn tiền của tôi, còn tôi chỉ muốn mạng mình, trên người tôi có chút tiền nhưng không phải là của tôi, cho nên tôi nguyện đưa cho ngài, nhưng tôi muốn trước tiên ngài giúp tôi bắn hai phát súng lên mũ của tôi, tôi trở về dễ dàng ăn nói. Như vậy, tốt cả cho tôi lẫn ngài, tôi không tin ngài vì chút tiền mà lấy mạng người khác đúng không?“
Tên cướp nghe xong, chẳng nói gì, bắn “bằng bằng“ hai phát lên mũ của ông. Trác Biệt Lâm lại cầu xin bắn hai phát vào gấu quần của ông: “Như vậy mới đúng sự thực, người khác không thể không tin.“
Kẻ cường đạo nén giận kéo gấu quần của Trác Biệt Lâm bắn “bằng bằng“ mấy phát. Trác Biệt Lâm lại nói xin hãy bắn thủng mấy lỗ vào gấu tay áo của tôi?“ Kẻ cường đạo chửi: “Mẹ mày, ngươi đúng là gan tiểu quỷ?“
Nói xong, kẻ cướp bóp cò nhưng không thấy đạn nổ. Trác Biệt Lâm vừa nhìn biết đạn đã hết bèn chạy như bay.
Trác Biệt Lâm có thể nói là một cao thủ lừa người, ông biết phản kháng hoặc lập tức bỏ chạy không ích gì cho công việc, có thể sẽ dẫn đến tai nạn càng lớn. Do đó, ông đã khéo léo lợi dụng tâm lý để thoát hiểm.
Cô gái khéo léo thoát khỏi sự quấy nhiễu
Trong cuộc sống hàng ngày, dùng những lời nói dối để thoát khỏi tình hình khó khăn có rất nhiều, ví dụ như: một hôm có một cô gái đẹp đi trên đường, phía sau cô có một chàng thanh niên ăn chơi bám chặt theo cô. Cô gái quay đầu lại hỏi đầy vẻ thắc mắc: “Vì sao anh theo tôi suốt vậy?”
Chàng trai xúc động nói: “Em rất đẹp, anh yêu em, anh thật sự yêu em.“
Đối với kiểu xin yêu dọc đường này, các cô gái Trung Quốc không chấp nhận nổi, cô gái xinh đẹp đó cũng vậy. Cảm thấy người thanh niên này quá liều lĩnh nhưng không thể chỉ trích anh ta, nên thoát khỏi cục diện khó xử này như thế nào? Cô gái xinh đẹp cảm động một tí là cười rất tươi nói: “Cảm ơn, nhưng mà tôi đến nhà trẻ đón con tôi! “
Chàng trai trợn tròn mắt, đỏ mặt tía tai, xấu hổ chuồn mất.
Cô gái khéo léo vận dụng lời nói dối (kỳ thực cô chưa có con) khiến cho chàng trai trẻ liều lĩnh thấy khó xử và bỏ chạy, cô gái ấy mới linh hoạt làm sao? |
|
|