Lấy Đạo Của Người Để Trị Lại Người Cách lấy đạo của người để trị lại người chủ yếu là nhằm vào sai lầm trong quan điểm của đối phương, trước tiên cố ý khẳng định quan điểm của đối phương, sau đó lấy cái đó làm khởi điểm để tiến hành suy luận logic phù hợp, kết quả suy luận ra kết luận hết sức sai lầm, quan điểm như vậy của đối phương không dễ đánh hạ, do đó vận dụng cách này để thoát hiểm. Nhưng cách này rất nguy hiểm, nên thận trọng.
Cách lấy đạo của người trị lại người thường là lấy câu hỏi của đối phương làm mục tiêu, lấy sai lầm trị sai lầm, lấy dối trá trị dối trá. Có nghĩa là, khi đối phương đưa ra một vấn đề khiến bạn khó trả lời hoặc khi vấn đề bạn không muốn trả lời, bạn không thể không thừa cơ đưa ra một vấn đề khiến đối phương khó trả lời, dùng vấn trị vấn, khiến đối phương khó xử, như vậy đối phương mệt mỏi vì phải ứng phó với vấn đề khó của bạn, bạn sẽ thoát được việc khó khăn khi phải trả lời vấn đề khó của đối phương, từ đó sẽ giúp bạn chuyển từ thế bị động sang chủ động.
Câu trả lời của Philips
Philips người chủ nghĩa giải phóng nô lệ của Mỹ thường đi đến các nơi diễn thuyết lưu động, một lần có người mục sư đến từ bang Kentucky chống thế lực giải phóng nô lệ rất kịch liệt đã hỏi khó ông: “Ngài có tri thức về giải phóng người da đen, người da đen ở châu Phi rất nhiều, vì sao ngài không đến đó?“ Nếu muốn trả lời trực tiếp nguyên nhân thực tế thì rất khó. Do vậy, ông cũng đã hỏi mục sư một câu: “Ông là mục sư, chắc chắn có tri thức về giải phóng linh hồn. Ở địa ngục linh hồn rất nhiều, tại sao ông không xuống địa ngục?“ Vậy là người mục sư cảm thấy rất khó ứng đáp, Philips tự nhiên lại thoát được cảnh khó xử của việc trả lời câu hỏi khó và chuyển sang nắm thế chủ động.
Lão Tăng khéo léo làm khó Tất Thu Phàm
Đời Thanh có một người tên gọi Tất Thu Phàm hùng biện rất giỏi, ăn nói khéo léo, thích hỏi những câu kỳ quái khiến người khác trở tay không kịp. Những câu hỏi đó đều rất khó trả lời, người bị hỏi lâm vào cảnh khốn đốn khiến anh ta rất vui. Tuy nhiên, có một ngày, anh ta bị người khác dùng cách “lấy độc trị độc“, hỏi cho im bặt và không nói ra lời, xấu hổ vô cùng. Hôm đó anh ta hỏi một lão tăng: “Xin hỏi đại sư đã đọc qua “Pháp hoa kinh“ chưa?“
Lão tăng mỉm cười đáp: “Đọc qua rồi.“
Tất Thu Phàm lại hỏi: “Xin hỏi đại sư, có thể biết một bộ Pháp hoa kinh có bao nhiêu từ A di đà Phật ? Tứ thư có bao nhiêu mục nhỏ?“
Lão tăng suy nghĩ rồi cười trả lời:
- Xưa nay vốn đã hiểu hết các bộ, còn một bộ thì không cần biết.
Câu hỏi của Tất Thu Phàm là câu hỏi kì quái đẩy người khác vào chỗ bế tắc, mặc dù người thuộc làu làu e rằng cũng không thể tổng kết được trong đó rốt cục có bao nhiêu chữ “A di đà phật“, câu hỏi này tự nhiên khó trả lời, nhưng nếu trực tiếp nói “không biết“ thì sẽ chứng minh mình bị mất mặt rồi, tự bộc lộ ngu đần. Thế là lão tăng bèn khéo léo tạo một vấn đề khó tương tự phản công đối phương, lấy vấn trị vấn, như vậy mình vừa thoát được hiểm, vừa có thể làm khó đối phương.
Gia Cát Khắc dùng quái lạ trị quái lạ
Gia Cát Khắc là con cả của Gia Cát Cẩn, khi còn nhỏ ông cực kì có tài biện luận. Một hôm, một con chim ông lão đậu ở trước điện, Tôn Quyền hỏi Gia Cát Khắc: “Đây là con chim gì?“ Gia Cát Khắc trả lời: “Đây là con chim ông lão“. Trương Chiêu lúc đó ở bên cạnh cho rằng Gia Cát Khắc lấy chim để cười ông ta già bèn xúi giục: “Gia Cát Khắc lừa bệ hạ, chưa nghe nói có con chim tên là “ông lão“, vậy ông ta có thể tìm ra “con chim bà lão“ không?“
Chim ông lão vốn chỉ tên một loài chim chứ hoàn toàn không chỉ giới tính riêng biệt của chim, Trương Chiêu bắt bẻ Gia Cát Khắc phải tìm ra chim bà lão, đây là câu hỏi đầy hoang đường. Nếu như trực tiếp trả lời “có thể“ hoặc “không thể“ đều khiến mình rơi vào cảnh khó xử. Nhưng Gia Cát Khắc vẫn tuổi trẻ sáng suốt, rất nhanh dùng đạo của người trị lại chính người, đưa ra một câu hỏi kì quặc cho đối phương: “Có con chim gọi là vẹt mẹ, mời ông tìm ra vẹt bố!“
Gia Cát Khắc hỏi rất tự nhiên, ngắn gọn, mọi người trong điện đều vỗ tay thích thú. Trương Chiêu Lâm vào thế bí luôn miệng nói đánh trống lấp: “Hậu sinh khả uý.“
Trong khi nói chuyện, nếu như đối phương đưa ra câu hỏi kỳ lạ hoang đường mà theo cách thông thường trả lời trực tiếp thì khó nhịp nhàng hiệu quả, lúc này, nên lấy lời nói của đối phương làm cơ sở, nghĩ ra một câu hỏi cũng kì quặc tương tự, dùng cái kỳ quặc trị cái kỳ quặc, lấy cái dối lừa trị dối lừa. Đương nhiên, cách này đặc biệt phải có hai khả năng tư duy cực nhạy, đồng thời còn cần phải có khả năng ứng biến khéo léo linh hoạt, nếu không, việc lấy kì quặc trị kỳ quặc, dùng lừa dối trị lừa dối chỉ là câu nói sáo rỗng.
Xảo Cô
Ngày xưa, có một người phụ nữ tên gọi là Xảo Cô, rất thông minh, sắp xếp công việc nhà đâu ra đấy. Bố chồng cô, Trương Lão Hán mỗi khi vui vẻ liền viết mấy chữ lớn lên cổng: “Vạn sự bất cầu nhân.“ Khi tri phủ lão gia đi qua nhà Trương Lão Hán nhìn thấy mấy chữ thế trong lòng rất tức giận. Ông nghĩ, đây chẳng phải là cố tình không coi tri phủ lão gia là gì trong mắt họ sao? Ngươi nói ngươi không cầu người, ta muốn ngươi đến cầu ta. Thế là tri phủ cho người bắt Trương Lão Hán đến và nói với ông ta: “Ngươi nói lớn như vậy thiết nghĩ ngươi rất có bản lĩnh. Được rồi, ta hạn cho ngươi ba ngày làm cho ta ba thứ: Một là con dê bố sinh, dầu tưới đẫm biển lớn và vải che đen mặt trời. Nếu không tìm được thì ngươi mắc tội lừa quan, xem ngươi sau này còn nói lớn không nào!“
Trương Lão Hán buồn bã trở về nhà kể với Xảo Cô. Xảo cô nói: “Bố hãy yên tâm, việc này để con ứng phó!“
Qua ba ngày biết tri phủ đến, vừa bước vào cửa đã hét lên: “Trương Lão Đầu mau ra đây!“
Xảo Cô vội vàng nói ra: “Bẩm tri phủ đại nhân, cha của con không có ở nhà.“
“Không có nhà? Chạy trốn hả? Hừm, chạy được không, hoà thượng chẳng chạy khỏi miếu?“
Xảo Cô trả lời nói: “Tri phủ đại nhân, cha con không chạy trốn mà là đi sinh con.“
“Nói hồ đồ ! Trên thế gian này chỉ có đàn bà sinh con, đâu có đàn ông sinh con bao giờ.“
“Tất nhiên đàn ông không sinh con, vì sao lại phải đi tìm dê con do dê bố sinh ra chứ?“
Tri phủ đại nhân chẳng nói được gì chỉ nói: “Thôi được việc này không bắt ngươi làm, thế còn dầu tưới đẫm biển lớn thì sao?“
Xảo Cô nói: “Bẩm, quan hãy làm cạn nước biển rồi con lập tức tưới.“
“Ngươi giễu bản quan sao? Biển lớn như vậy sao có thể tát cạn được định làm bản quan tức giận hay sao?“
“Dân nữ không dám, chỉ là không tát cạn biển, dầu đâu có tưới được“ Xảo Cô trả lời.
Mặt tri phủ đỏ lên xấu hổ và tức giận nói: “Việc này cũng không cần ngươi làm nữa, thế còn vải che kín trời đâu?”
Xảo Cô hỏi: “Xin hỏi tri phủ đại nhân, trời rộng bao nhiêu?“
Tri phủ nói: “Chưa ai có thể đo nên ai biết trời rộng bao nhiêu?“
Xảo Cô nói: “Tất nhiên không biết trời rộng bao nhiêu làm sao còn bắt chúng tôi xé vải che trời?“
Tri phủ chẳng nói được gì, hầm hầm bỏ đi.
Xảo Cô đã nhằm vào quan tri phủ đưa ra câu hỏi hoang đường mà khiến tri phủ đương nhiên bị phản bác không cất lên lời.
Câu chuyện thương nhân
Lần nọ, có một vị thương nhân nhà quê gửi 500 trâu cho người bạn kinh doanh trong thành phố. Người bạn này đã mang trâu bán lấy tiền và cố ý rắc một ít phân chuột vào chỗ sừng đã bán đi. Không lâu sau người thương nhân nhà quê đến lấy trâu. Người bạn lấp liếm nói: “Không may rồi. Trâu bị chuột ăn rồi, anh xem, chỗ này còn rất nhiều cứt chuột? “ Người thương nhân nhà quê biết bạn muốn quỵt nợ nhưng chưa vạch trần ngay mà bình thản nói: “Thôi bỏ đi, lũ chuột này thật đáng chết.“ Nhìn thấy con trai của người bạn, người thương nhân nhà quê cố ý nói to muốn đến sông trong thành phố để bơi, đứa con trai người bạn cũng muốn theo, do đó, anh ta cũng mang nó đi cùng. Nhưng anh ta hoàn toàn không mang nó đi bơi ở bờ sông mà gửi đến nhà một người bạn khác rồi nói với người bạn đó đừng để nó chạy trốn, anh ta cần đến nó.
Sau đó người thương nhân nhà quê một mình đến chỗ người bạn thành phố, nói rằng thằng bé đã bị bắt. Anh ta tỏ vẻ đau lòng, vạn lời xin lỗi và nói với người bạn là đang bơi cùng nó ở sông thì một con chim diều hâu bay đến mang nó đi mất.
Người bạn nói: “Ngươi nói bậy, chim diều hâu không thể tha trẻ con từ trong nước.“
Người thương nhân nhà quê biện giải đây là việc có thật. Nói qua nói lại, người thương nhân thành phố bỗng nổi giận tóm lấy bạn đến kiện quan. Người bạn bình tĩnh: “Đi thì đi“.
Người thương nhân thành phố bẩm báo trước với quan tri phủ: “Người này mang con của con đi bơi, khi trở về lại nói con của con bị diều hâu tha đi mất, rõ ràng là lừa gạt. Xin đại nhân minh xét cho con.“
Tri phủ đại nhân quát hỏi người thương nhân nhà quê: “Ngươi hãy thú tội đi?“
Người thương nhân nhà quê nói: “Tôi hoàn toàn không bắt con trai của anh ta đi đâu cả. Con trai anh ta quả thật bị chim diều hâu tha đi mất.“
“Nói láo, chim diều hâu sao có thể tha trẻ con từ trong nước.“
Người thương nhân nhà quê bình tĩnh nói: “Đại nhân, tôi xin thỉnh giáo ngài, nếu như diều hâu không tha được trẻ con thì chuột có thể ăn cả trâu không?“
Vậy là người thương nhân đem câu chuyện kể cho tri phủ đại nhân. Cuối cùng người thương nhân nhà quê nói: “Nếu như chuột có thể ăn cả con trâu thì sao diều hâu lại không tha nổi đứa trẻ. Xin đại nhân minh xét cho tiểu dân.“
Nghe nói, vị tri phủ đại nhân này có tấm lòng bồ tát, trong thánh đường xử án tất nhiên là gương sáng treo cao, phán quyết công minh, ông ngâm đọc hai câu thơ và đây cũng chính là lời phán quyết kết thúc vụ án này:
Câu thứ nhất: Lấy độc trị mưu kế hay, dùng đạo của người trị lại người; Nếu như chuột có thể ăn trâu thì diều hâu có thể tha đứa trẻ.
Câu thứ hai: Lấy mắt đối mắt, răng đối răng, mình mạnh tất có kẻ mạnh hơn; Người mất trâu trả miếng con của kẻ lấy trâu, người mất con lại trả miếng người mất trâu.
Người bạn khéo léo phản bác lại chàng lười
Có một chàng lười mượn phòng trọ nhà bạn, sáng sớm người bạn gấp chăn thay cho anh ta. Chàng nói: “Chiều còn ngủ, bây giờ đâu cần gấp chăn?“
Ăn cơm xong người bạn vội rửa bát. Anh ta nói: “Bữa sau lại ăn, bây giờ đâu cần phải rửa bát“. Tối đến, người bạn khuyên anh ta rửa chân, chàng lười nói: “Rửa rồi lại bẩn, bây giờ đâu cần rửa?“ Xem điệu bộ nói năng hùng hồn, tự đắc của anh ta, người bạn vừa tức vừa cười, trong lòng nghĩ quyết tâm dạy anh ta một bài học, xem anh ta còn dám không sửa tật lười đó không.
Ngày hôm sau, người bạn chỉ lấy cơm cho mình, không lấy cơm cho chàng lười, anh ta lại hỏi: “Cơm của tôi đâu?” Người bạn nói: “Ăn rồi lại đói, anh đâu cần ăn nữa hả?“
Khi đi ngủ, người bạn chỉ quan tâm đến chỗ ngủ của mình mà không quan tâm đến chỗ ngủ của anh ta. Chàng lười bực tức : “Tôi ngủ ở đâu?“
Người bạn nhã nhặn nói: “Sáng lại phải tỉnh dậy anh cần gì ngủ?“
Chàng lười biện giải: “Đánh chính là không đánh“.
Sau đây là một câu chuyện về “Đánh chính là không đánh“ .
Trước đây, có một người tên là Khưu Lăng đi dạo ở chùa. Các hoà thượng trong chùa nhìn thấy anh ta rất bủn xỉn thì lạnh nhạt với anh ta. Đúng lúc này có một viên quan địa phương đến thăm chùa. Lão hoà thượng thấy thế vui vẻ nhiệt tình chiêu đãi vị quan viên này. Họ chẳng quan tâm đến Khưu Lăng. Khưu Lăng rất không vừa ý. Đợi sau khi vị quan này rời khỏi, Khưu Lăng hỏi lão hoà thượng: “Vì sao lại cung kính với người làm quan còn cứ thờ ơ với tôi?“
“Ngươi không hiểu à?“ Hoà thượng vội biện bạch nói: “Quy định của cửa phật chúng tôi cung kính chính là không cung kính, không cung kính chính là cung kính.“
Khưu Lăng nghe thấy thế, cười thật lớn rồi bỗng nhiên luồn cây gậy lên đầu lão hoà thượng đánh cho lão ta ôm đầu kêu rên. Đợi mọi người bắt Khưu Lăng lại, lão hoà thượng hỏi: “Vì sao ngươi đánh người?“
Khưu Lăng nghiêm túc nói: “Ông nói cung kính là không cung kính, không cung kính là cung kính. Vậy, tôi nói đánh ông là không đánh, không đánh mới là đánh.“
Hoà thượng cảm thấy xấu hổ chẳng nói được gì.
Hành vi của Khưu Lăng quá kích động nhưng như vậy dường như anh ta đã suy luận logic theo lão hoà thượng, đã bộc lộ ra sự lừa dối, lấp liếm của lão hoà thượng và đạt được mục đích giáo huấn lão hoà thượng.
Sự phản hác của Bellkery
Có một vị tham nghị viện Mỹ hỏi Bellkery nhà logic học người Mỹ: “Tất cả những người thuộc Đảng Cộng Sản đều công kích tôi, ngài công kích tôi nên ngài cũng là người Cộng Sản.“
Logic của ông tham nghị viện rất dễ nhận ra bị sai, những nhà logic học hoàn toàn không tranh luận với ông về câu suy luận logic hình thức sai lầm, mà phản bác suy luận hình thức đó.
“Suy luận của ông thực tế là rất diệu kì! Về logic thì nó giống như suy luận dưới đây. Tất cả các con thiên nga đều ăn bắp cải, ông tham nghị viện cũng ăn bắp cải cho nên ông tham nghị viện là con thiên nga.“
Lời này vừa dứt, tham nghị viện lúng túng đỏ mặt tía tai.
Luật sư La Khôn khéo biện hộ thắng kiện.
Giữa thập kỷ, ở Hồng Kông xảy ra một vụ kiện, người thương nhân Mỹ Wills đến công ty túi da Mậu Long đặt hàng, tỉ giá USD Hồng Kông/USD Mỹ. Hợp đồng viết rõ một tháng lấy hàng, đến hạn giao hàng không đúng theo số lượng và chất lượng thì bên bán phải bồi thường tổn thất 50%.
Giám đốc công ty Mậu Long là La Phùng Xán khi giao hàng, Wills nói: “Lớp trong của túi da có vật liệu gỗ không thể tính là ví da, do đó, anh ta kiện đến toà án, yêu cầu phải bồi thường 50%. Wills nói năng bừa bãi, từ ngữ vượt qua luân thường đạo lý, nhưng toà án Hồng Kông - Anh nghiêng về phía Wills, ý đồ phán Phùng Xán tội lừa đảo, luật sư La Văn Cẩm biện hộ cho bị cáo Phùng Xán.
Luật sư La Văn Cẩm lấy từ trong túi ra một chiếc đồng hồ vàng rồi hỏi quan toà: “Thưa quan toà, đây là đồng hồ gì?”
Một vị quan toà nói: “Đây là chiếc đồng hồ vàng nhãn hiệu London. Nhưng cái này có liên quan gì đến vụ án chứ?“
La Văn Cẩm kiên trì nói: “Có liên quan, xin hỏi: Đây là đồng hồ vàng, việc bán nó không có ai nghi ngờ, phải không? Nhưng xin hỏi linh kiện bên trong của chiếc đồng hồ này có phải đều chế ra từ vàng không?“
Quan toà lúc này cảm thấy có “cái tròng“ trong đó. Khi đó La Văn Cẩm đã nói: “Tất nhiên không phủ định linh kiện bên trong đồng hồ vàng nhưng không thể là dùng vàng chế tạo, vụ án túi da của công ty Mậu Long hiển nhiên là nguyên cáo vô lý gây rối, ý đồ lừa đảo mà thôi.“
Quan toà chăm chú lắng nghe và chẳng còn lời chất vấn nào chỉ còn biết phán Wills tội vu cáo và phạt khoản tiền 5000 tệ Hồng Kông.
Luật sư đã dùng đạo của người để trị người, khéo léo dựa theo logic của Wills để đưa ra suy luận tương tự, khiến cho sai lầm trong suy luận của Wills hoàn toàn rõ ràng trước mọi người.
Uống sữa và huyết thống
Nhà ngoại giao tiền nhiệm Canada Chester Ronding xuất thân ở Tương Phàn Hồ Bắc - Trung Quốc và lớn lên từ sữa người mẹ Trung Quốc. Sau này ông cùng bố mẹ trở về Trung Quốc, trong sự nghiệp ông có hoài bão lớn. Khi ông tham gia bầu cử vào nghị viện hội của tỉnh, phái phản đối đã moi móc tìm mưu tính kế thu thập các tài liệu liên quan đến ông để bôi nhọ, hạ thấp ông.
Trong một lần biện luận tranh cử, phe phản đối ông đã nắm bắt được việc ông xuất thân ở Trung Quốc, viết một đoạn văn và chỉ trích ông: “Ông uống sữa người Trung Quốc lớn lên, trong người ông nhất định có huyết thống Trung Quốc.“ Họ cho rằng mình đã phát ra một quả pháo hạng nặng và bước đến khoác lên ông.
Ronding đứng trước những lời nói vô lễ xấu xa đã bình thản đáp lời: “Các ngươi uống sữa bò lớn lên vậy các ngươi trên mình chẳng phải mang huyết thống của bò sao?“
Ông vừa nói xong mọi người vỗ tay rào rào. Phái phản đối bị phản bác tới mức đỏ mặt tía tai rơi vào cảnh vô cùng khó xử.
Trong lần tranh cử này, ông đã thắng cử.
Trước những câu hỏi hoang đường của đối phương, cách ứng biến linh hoạt của Ronding cũng là dùng đạo của người trị lại người, dựa theo suy luận hoang đường dồn đối phương vào chân tường. Điều này chứng minh tính hoang đường trong suy luận của đối phương từ đó khiến cho đối phương rơi vào thế bị động.
Nhạc Trụ khéo léo khuyên thầy
Doanh Khưu Tử là một thầy giáo mở trường tư thục. Ông không bằng lòng với nền giáo dục triều Nguyên nhưng chẳng có cách nào thoái thác do đó suốt ngày mượn rượu giải sầu, rất tiêu cực và không chú tâm quản giáo đối với những học trò con nhà giàu theo học mình. Ông thường ngủ gật ở học đường. Những đứa trẻ con nhà giàu tự nhiên không vui nhưng chẳng dám ý kiến gì. Duy chỉ có một đứa có ý kiến, người chính là Khưu Trụ - học giả nổi tiếng triều Nguyên. Bởi vì Khưu Trụ không giống như những đứa học trò con nhà giàu có không ham học hành, ông thông minh hiếu học mà thầy lại không có trách nhiệm vậy thì sao không có ý kiến chứ. Đừng coi thường Khưu Trụ nhỏ tuổi, con người anh ta rất thông minh đấy. Trước khi bái thầy Doanh Khưu Tử, anh đã nghe nói qua Doanh Khưu Tử rất uyên bác nhiều tài, dạy học cho mọi người. Nhưng bây giờ ông ta trở thành người tiêu cực như thế này chắc chắn là có nguyên nhân nào khác. Anh cảm thấy nên phải giúp thầy, khiến thầy tỉnh lại và chăm chỉ “truyền đạo, thụ nghiệp, giải toả nỗi nghi hoặc“, tránh việc học trò hiểu nhầm.
Có một hôm, lên lớp học chữ, Doanh Khưu Tử sau khi để học sinh viết chữ theo chữ dán đã dựa vào án thư ngủ gật. Trong lễ đường loạn cả lên, Khưu Trụ nhân dịp các bạn đồng môn đang náo loạn liền nhẹ nhàng đi tới bên bục giảng và lay thầy đang ngủ gật tỉnh lại rồi thấp giọng hỏi thầy: “Thầy đã già như vậy mà phải ngủ gật ư?“
Doanh Khưu Tử đang lúc ngủ nên tất nhiên bị người khác lay tỉnh dậy thì mơ mơ màng màng, hồi lâu mới tỉnh hẳn. Ông nhìn Khưu Trụ tỏ vẻ thần bí: “Trước tiên ta đi gặp thánh hiền tiên cổ sau đó cùng họ truyền thụ đạo lý của ta cho các người trong giấc mộng. Cho nên, mỗi lần ta lên lớp đều ngủ gật.“
Nói xong bèn lắc lư đầu ngâm nga câu thơ: “Hái cúc hai giậu dưới, nhởn nhơ nhìn núi bắc.“
“Thầy đọc sai rồi, đúng phải là: Hái cúc rào phía đông, nhởn nhơ nhìn núi Nam cơ.“
Khưu Trụ sửa lại đọc: “Mênh mông nhân thế, ngàn vạn chúng sinh, nhân tà bất phân, sao có thể phân Đông Tây Nam Bắc.“
Doanh Khưu Tử xúc động ngâm dài.
Khưu Trụ biết trong mộng thì thầy nói rất lung tung, còn nguyên do Doanh Khưu Tử làm việc hồ đồ thì anh ta chưa hiểu. Nhưng để thầy sửa được cái tật lên lớp ngủ gật nên anh ta đã nghĩ đi nghĩ lại cuối cùng tìm ra một cách.
Ngày hôm sau lên lớp, khi Doanh Khưu Tử đang chăm chú dạy học trò câu thơ của Lý Thái Bạch: “Thế gian chuyện vui chơi cũng vậy, xưa nay vạn sự như nước chảy về đông...“. Bỗng nhiên phát hiện Khưu Trụ đang ngủ gật. Thế là ông lớn tiếng quát Khưu Trụ: “Gỗ mục vô dụng“. Khưu Trụ liền đứng bật dậy biện giải: “Tiên sinh, thầy trách nhầm rồi, trò như thế là đang học!“
“Ngươi rõ ràng là đang ngủ gật còn xảo trá biện bạch thật là vô cùng xấu xa.“ Doanh Khưu Tử càng tức giận.
“Thưa thầy, trước tiên trò đến gặp thánh hiền tiên cổ rồi giống như thầy cũng bái kiến thánh hiền tiên cổ ở trong mộng.“
Doanh Khưu Tử có ý gây khó dễ cho Khưu Trụ, thế là hỏi anh ta: “Các vị thần tiên đã dạy cho ngươi điều gì ở trong mộng.“
Khưu Trụ ung dung nói: “Trò gặp các vị thần tiên đều hỏi họ: Thầy của trò dường như ngày nào cũng bái kiến các vị, các vị đều giảng cho thầy đạo lí gì?, nhưng họ đều trả lời họ từ trước tới nay chưa từng gặp thầy của ngươi?“
Doanh Khưu Tử nghe xong đỏ mặt vì xấu hổ, ông chắc chắn không ngờ rằng người học trò thân hình bé nhỏ giỏi giang này có thể dùng đạo của người trị lại người, nhìn thấu sai lầm của mình. Từ đó người thầy này sửa tật xấu lên lớp ngủ gật, chuyên tâm toàn lực bồi dưỡng Khưu Trụ.
“Cảm cúm cũng cao thượng sao?“
Ông Hullchop, nhà văn Nga nổi tiếng có một lần nhận lời mời đến tham gia hội âm nhạc. Diễn xuất chưa lâu Hullchop liền ngủ gật. Lúc này, bà chủ cảm thấy rất kỳ lạ bèn đẩy ông hỏi: “Thưa ngài, ngài không thích âm nhạc hay sao?“
Ông lắc đầu đáp: “Loại âm nhạc này đơn giản tuỳ tiện có gì hay mà nghe chứ?“
Bà chủ kinh ngạc: “Ông nói cái gì vậy, diễn tấu trong khúc nhạc này đều là khúc nhạc đang thịnh hành!“
Hullchop phản đối hỏi: “Lẽ nào cứ lưu hành đông tây là cao thượng sao?“
Bà chủ bực tức hỏi: “Thứ không cao thượng sao có thể lưu hành được?“
Nghe câu nói này, ông hóm hỉnh nói với bà chủ: “Vậy thì, bệnh cảm cúm lưu hành cũng là cao thượng à!“
Bà chủ bị phản bác tới mức chẳng nói được gì, khó xử vô cùng.
Trước kiến giải sai lầm của bà chủ, Hullchop chỉ nói nhẹ nhàng suy luận theo logic đó thì đã khiến sự hoang đường trong quan điểm của bà chủ lập tức hiện rõ. Bà chủ tất nhiên là khó xử vô cùng.
Xin hãy xem ví dụ dưới đây:
Phán quan mượn giầy
Một hôm, giầy của Phán quan trong điện Diêm Vương bị hỏng, thế là Phán quan nhập hồn vào mạng một người thợ da ở dương gian sửa giầy, ông nói với người thợ da: “Ta đưa cho ngươi hai đồng bạc trước làm tiền đặt cọc, phiền ngươi làm cho ta đôi giầy mới, đợi ngươi làm xong giầy ta sẽ đưa nốt bạc, được không?“
Người thợ da nói: “Được ạ.“
Sau vài ngày, Phán quan đến lấy giầy, người thợ da nói: “Tiền đặt cọc mấy hôm trước mua ống giầy, nhưng vẫn chưa có đế giầy, qua mấy hôm nữa quay lại lấy giầy.“
Rồi mấy hôm nữa, Phán quan đến lấy giầy, thợ da nói: “Chưa xong đế, vài hôm nữa đến.“
Phán quan đi đi lại lại bao nhiêu lần nhưng người thợ da đều nói: “Chưa xong đế.“
Một ngày, Phán quan cầu Diêm Vương dẫn hồn người thợ da xuống âm ty. Diêm Vương nói: “Người thợ giày này bình thường đều lừa người khác lấy tiền, thật đáng ghét, đưa vạc dầu ra.“
Người thợ giầy nhìn thấy phán quan làm giầy đứng bên cạnh Diêm Vương bèn kêu cứu thảm thiết: “Phán quan lão gia, hãy nghĩ cách cứu tôi.“
Phán quan nói: “Cái vạc dầu này không có đáy, bỏ ngươi vào đó, ngươi có thể trèo ra được mà!“
Có một đêm áp mặt vào vạc dầu, người thợ da vội vàng sờ sờ mó mó bốn phía và vội nói với phán quan: “Có đáy có đáy.“
Phán quan đi lại cạnh và nói: “Tất nhiên là có đáy, vậy sao không làm giầy cho ta .“
Chiêu này của Phán quan là lấy đạo của người trị lại người thật kỳ diệu, xem người thợ giầy còn dám lừa bịp khách hay không? |
|
|