Trước Lưu phủ, lại đến kêu oan. Trong ngục thất, có tù nhân mới. Lại nói về việc, Hòa Thân vào chầu ngày hôm sau, bèn đem việc xét xử ngày hôm qua ra tâu trình: Tống Hữu Bạch bị oan, kẻ sát nhân thực, là Tiết Bình Như đã bị bắt, với đầy đủ mọi chi tiết. Bụng rồng của vua Càn Long rất vui, thưởng ngay cho Hòa Thân một chiếc đai tía. Văn võ bá quan trong triều không ai là không tán thưởng, khen ngợi, khiến Hòa Thân thấy vẻ vang vô cùng. Sung sướng râm ran, vòng tay cảm tạ khắp bốn xung quanh.
Sau khi bãi chầu, các quan lại lớp lớp vây quanh Hòa Thân, đòi Hòa Thân kể lại thật tỉ mỉ việc lật lại "vụ án nhà họ Tống" một lần nữa. Hòa Thân đắc ý, lại đem việc xét xử lại vụ án kể một lần nữa, thật kỹ càng, tỉ mỉ, và cũng không quên thêm dầu thêm dấm, bịa chuyện Tiết Bình Như đã lưu manh, phóng đãng, ăn chơi trụy lạc như thế nào. Và tôi, Hòa Thân, đã tinh tế, phát hiện những chỗ nghi ngờ như thế nào, Hòa Thân đã kể bằng miệng, bằng mắt, với cả hình cả ảnh, cả mầu cả sắc. Khiến các quan nghe xong, tất cả đều khen: tuyệt!
Lúc đó, mọi người đã nhìn thấy Lưu Dung đang đi về phía đông người này, Hòa Thân cười hi hí, nói với các quan:
- Đến rồi đó! Đến rồi đó!
Các quan đại thần ngoảnh đầu lại, đã thấy Lưu Dung tới, bèn đứng dạt ra, mở một lối đi. Lưu Dung đi tới gần Hòa Thân, hai bàn tay nắm vào nhau nói:
- Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!
Hòa Thân làm ra vẻ khiêm tốn lỗ miệng, nói:
- Đâu dám! Đâu dám! Nếu không có Lưu đại nhân yêu dân như con, thương xót dân tình, thì lấy đâu ra sự vinh dự của Hòa Thân hôm nay.
Nói xong lại cười.
Lưu Dung nói:
- Nếu không có Hòa đại nhân quan sát bên ngoài, dọ hỏi bên trong, lật ngược lại cho Tống Hữu Bạch, bắt đúng kẻ giết người. Thật đúng là ông Thanh Thiên ngày hôm nay vậy.
Hòa Thân nói:
- Đâu dám! Đâu dám! Từ nay về sau, nếu như Lưu đại nhân còn bị người ngăn kiệu kêu oan, mong đại nhân lưu tâm hơn nữa! Ý dân đâu có thể coi thường được!
Nói xong, cất tiếng cười vang, Lưu Dung biết tỏng lòng dạ của Hòa Thân, nhưng cũng chỉ đành cười khan vài tiếng. Các quan đều biết rằng Lưu Dung và Hòa Thân mang đấu trí với nhau, nên cùng đều cười ầm lên.
Hòa Thân trở về đến tướng phủ, cả nhà từ trên xuống dướì đều vui mừng tưng bừng. Vui mừng thứ nhất là Hòa Thân dã làm được việc có ích cho dân, bắt được đúng hung thủ, được mang vinh dự của ông Thanh Thiên, vui mừng thứ hai là được thánh thượng thưởng cho một chiếc đai tía thực sự là một niềm vinh dự to lớn. Hòa phủ cứ như ăn Tết vậy.
Mưu sĩ Chu Y Viên đi tới nói với Hòa Thân:
- Thưa Tướng gia, còn ba ngày nữa sẽ đến ngày mừng thọ tướng gia, mà hôm nay lại được thưởng đai tía, hay nhất vẫn là nên thết tiệc bách quan, ngài thấy sao?
Hòa Thân vừa nghe đã thốt lên:
- Hay quá!
Chu Y Viên nói :
- Có người nhà họ Tống đến nói, muốn kính biếu một chiếc “tán vạn dân", tôi đã dặn dò họ, đợi ba ngày nữa sẽ mang tới. Ngài thử nghĩ mà xem, khi ấy chính là lúc thết yến bách quan, bọn dân đen lại đem kính biếu một chiếc “tán vạn dân" thì thật khớp đẹp biết chừng nào!
Hòa Thân nghe thế, vô cùng hứng khởi, gật đầu lia lịa, ba ngày sau sẽ đặt tiệc ở Tướng phủ để thết đãi các quan cùng triều.
- o O o -
Lại nói, bà Tiết thấy nha dịch bắt Tiết Bình Như đi, cứ đứng sững như trời trồng. Bà Tiết dưới gối không có con cái, còn Tiết Bình Như lại sớm mồ côi cha mẹ, hai cô cháu, sống trông vào nhau. Vậy mà, bây giờ, đại họa giáng xuống, như trời sụp.
Vào lúc lên đèn, từ cung đường đã có tin truyền về.
Tiết Bình Như mắc tội gian dâm, giết người, đã bị giam vào ngục, đợi sau mùa thu sẽ chém. Bà Tiết hai mắt trợn ngược, ngất xỉu. Khi mọi người khênh vào nhà, đấm ngực, xoa lưng, lại dội cho một bát nước. Bà Tiết mới bắt đầu thở được, và bắt đầu gào khóc.
Hàng xóm láng giềng xô đến khuyên can, nói:
- Bà Tiết ơi, thôi đừng khóc nữa. Nếu thật là oan, thì phải nghĩ cách cứu cho sớm. Khóc mãi cũng chẳng ích gì!
Bà Tiết vẫn vừa khóc vừa nói:
- Các ông các bà hàng xóm ơi, trời đất đã đến bước này, tôi cũng chẳng xấu hổ, sĩ diện được nữa, cái thằng cháu ngỗ nghịch đó của tôi, hằng ngày cũng có nhiều điều này, tiếng khác, những chuyện chẳng hay, cũng chẳng phải là chẳng có, nhưng còn hai chữ giết người, thì thật tình là không sao đương nổi. Nó với cái nhà ông Mạnh Bật Khoa kia chưa hề quen biết, chưa hề đi lại với nhau, hôm nay không thù, hôm khác không oán, vướng mắc gì mà lại phải đi giết ông ta mới được chứ?
Nói xong bà lại khóc.
Nhưng hàng xóm láng giềng lại nghĩ: “Cái thằng cháu của bà ấy, ngày thường cũng ăn chơi trác táng, chim gái thành thần, chứ đứng đắn gì đâu. Rồi lại mạo danh Tống Hữu Bạch lừa đảo chiếm đoạt Văn Nương, được lần đầu, lần thứ hai lại mò tới , bị ông Mạnh Bật Khoa vớ được, Tiết Bình Như cuống lên, rồi trong lúc hoang mang hoảng sợ đã lỡ tay giết người.
Đó cũng là một nhẽ, nhưng cũng thật khó nói điều đó với bà Tiết, vì thế chỉ khuyên:
- Bà Tiết ạ! Cứ nghĩ kỹ xem sao!
Song cũng có những người hàng xóm lại cảm thấy rằng: Tiết Bình Như tuy là một kẻ chơi bời hiếu sắc, nhưng cũng chẳng đến mức hung hãn côn đồ, nên chuyện giết người chưa chắc anh ta đã dám làm.
Vì thế họ hỏi bà Tiết:
- Vậy thì Bình Như đã nói những gì với bà, bà thử nghĩ xem, hoặc là tìm kiếm lấy một người làm chứng, cứu lấy anh ta.
Bà Tiết từ đầu chỉ biết mê mẩn khóc lóc, nay bất chợt lại nghĩ ra rằng, trước khi Tiết Bình Như bị bắt, đã nói: “Cô đi bảo Hồng Ngọc cứu con”.
Vì thế vội vã lên tiếng hỏi:
- Hồng Ngọc đã được về chưa nhỉ?
Mọi người biết rằng, bà Tiết ở bên ngoài phòng xử án, khi nghe tin Tiết Bình Như bị khép vào tội tử hình, bà lập tức ngất đi. Còn chuyện về sau, Hòa Thân phán quyết tha cho Tống Hữu Bạch, Văn Nương, Lư Hồng Ngọc như thế nào, bà không còn biết gì nữa, nên họ nói:
- Về rồi, đang ngồi lỳ ở trong nhà ấy!
Bà Tiết bèn xuống đất, xỏ giầy, rẽ đám đông, đi ra ngoài. Mọi người biết rằng, bà Tiết đi như thế, là đi tìm Lư Hồng Ngọc, nên không ai ngăn cản gì. Mọi người còn túm tụm trong sân, bàn tán một lúc nữa, rồi ai về nhà nấy.
Bà Tiết loáng quáng bước vào sân nhà Hồng Ngọc, và đập cửa. Hồng Ngọc bị một trận kinh hoàng lúc chiều, nên cứ ngồi ngây trên giường và như chết giấc đi không biết bao nhiêu lần, nay nghe có người đập cửa, cũng chẳng buồn trả lời.
Có một bà ở sân nhà bên kia, thấy bà Tiết đập cửa bèn bảo:
- Ở trong nhà đó, cứ vào đi!
Bà Tiết bèn kéo cửa, bước vào trong nhà. Lư Hồng Ngọc vẫn ngồi yên lặng trên giường, với đôi mắt thất thần.
Bà Tiết cũng đã ngần ấy tuổi đầu, cho nên cũng biết được Tiết Bình Như và Lư Hồng Ngọc có tình ý với nhau, cho nên bà cũng rất thận trọng trong khi nói chuyện với Lư Hồng Ngọc. Bà bắt đầu nói:
- Cô Hồng Ngọc ơi, thằng cháu Bình Như của tôi ấy, khi bị bắt, cháu nó có nói rằng, cô có thể cứu được nó. Cô Hồng Ngọc, vậy chuyện này, nó ra làm sao?
Hồng Ngọc nghe nhũng lời nói đó, bất chợt, nỗi kinh hãi ngày hôm nay, cùng những ngọt ngào say đắm ngày xưa với Bình Như, đã dâng lên, quấn chặt lấy trái tim cô, khiến cô bật khóc nức nở. Những giọt nước mắt già nua của bà Tiết cũng tuôn rơi lã chã, rồi Hồng Ngọc vừa khóc lóc, vừa đứt đoạn vắn dài, kể rằng, vào cái đêm, ông Mạnh Bật Khoa bị giết, thì Tiết Bình Như ngủ ở phòng cô. Bà Tiết nghe xong, rất lấy làm tiếc rằng, tại sao lúc ở trên cung đường, Lư Hồng Ngọc lại không nói rõ điều này ra, nhưng bà lại nghĩ rằng, khi ở trên cung đường, Lư Hồng Ngọc cũng bị tra khảo cực hình, cho nên không dám nói. Sau đó, hai người bàn bạc việc cứu Tiết Bình Như.
Bà Tiết suy nghĩ lâu lắm, rồi bất chợt bà vỗ đùi nói:
- Có cách rồi!
Đó là việc bà Tiết và Hồng Ngọc đi ngăn kiệu bên ngoài phủ để kêu oan.
Sáng ngày hôm sau, Lưu Dung từ buổi chầu buổi sáng trong triều trở về, kiệu của ông vừa quặt vào ngõ Lư Thị được vài bước. Lưu Dung ngồi trong kiệu đã nghe thấy tiếng một người phụ nữ gào to:
- Oan uổng! Oan uổng quá!
Lưu Dung chợt nghe đã vội cau mày, nghĩ bụng: Lại có chuyện phiền toái rồi đây, đúng là muốn thảnh thơi một vài ngày cũng không làm sao có được.
Từ trong kiệu, ông hỏi ra:
- Văn Thừa, xem xem có chuyện gì vậy?
Văn Thừa đi, rồi trở lại đáp:
- Bẩm, đó là gia đình nhà Tiết Bình Như, ngươi đã bị Hòa Thân, Hòa đại nhân khép vào tội tử hình, ngăn kiệu, kêu oan.
Lưu Dung nói với giọng không vui:
- Hòa đại nhân xét xử, phải đi mà ngăn kiệu Hòa đai nhân chứ, đến tìm ta phỏng có ích gì?
Văn Thừa đi trả lời người đàn bà, nghe tiếng người đàn bà nói:
- Không dám!
Văn Thừa quay lại nói:
Bọn họ nói, không dám ngăn kiệu của Hòa đại nhân ạ.
Lưu Dung nghĩ:
- Các người không dám ngăn kiệu của Hòa đại nhân, lại đem mọi việc đổ lên đầu lên cổ ta, ta biết tính sau bây giờ đây? Nghĩ tới đó, ông nói một cách chẳng vui vẻ gì:
- Văn Thừa, đi thẳng về phủ.
Văn Thừa ra lệnh cho phu kiệu khênh thẳng kiểu và phủ, bỏ mặc bà Tiết và Hồng Ngọc bên đường. Nhưng bà Tiết đã tính toán chu đáo mọi bề rồi: Nếu như Tiết Bình Như mà bị chém, thì cái nắm xương già trong những ngày cuối đời, biết trông cậy vào ai. Cho nên bà đã quyết một lòng, nên khi thấy Lưu Dung bỏ mặc không đoái hoài gì đến mình, và khi kiệu được lên vai về phủ, bà đã liều chết xông lên, giữ chặt lấy đòn kiệu, van xin:
- Bẩm Lưu đại nhân, bẩm Thanh Thiên lão đại nhân, xin người thương lấy người đàn bà hèn mọn này, kẻ hèn mọn này có người làm chứng, có đơn kêu oan!
Lưu Dung ngồi trong kiệu nghe thế, cũng thấy mềm lòng, nên nói với Văn Thừa:
- Văn Thừa, đưa họ về phủ, chờ ở cửa.
Văn Thừa liền cho bà Tiết cùng Lư Hồng Ngọc đi theo kiệu, vào phủ đứng chờ ở cửa, còn mình đi vào trong.
Lưu Dung về phủ thay áo, rồi bằng một ấm trà bước ra sân, bảo Văn Thừa cho bà Tiết và Lư Hồng Ngọc vào sân để hỏi han tình hình.
Bà Tiết dắt theo Lư Hồng Ngọc bước vào sân, thấy Lưu Dung đang đứng ở giữa sân, hai người bèn quỳ ngay xuống.
Lưu Dung nhìn hai người thấy bà Tiết rõ ràng là một người dân thường, còn người đàn bà trẻ kia, mặt mũi cũng vẫn còn xuân sắc, vóc dáng cũng khá là khỏe mạnh. ông bảo:
- Nói đi!
Bà Tiết liền nói lại một luật về đứa cháu mình là Tiết Bình Như đã bị Hòa Thân khép vào tội chết một cách oan uổng như thế nào.
Lưu Dung nghe xong, suy nghĩ một lát rồi nói:
- Bà bảo bà có đơn kêu oan, trình lên đây.
Nghe xong, bà Tiết liền rút từ trong ngực áo mình ra một lá đơn .
Lá đơn này ai viết, chính là do tay Tiết Bình Như người mắc hàm oan viết ra. Tiết Bình Như là một con người phóng túng, nên đã giao thiệp, kết bạn khắp nơi, do đó cũng có quen biết với đám nha dịch. Trong khi bắt giam trong ngực vẫn còn giữ trong người được một số bạc vụn, nhờ bọn nha dịch kiếm cho giấy bút. Viết xong, đọc lại một lần, rồi đem tờ đơn kêu oan cùng số bạc vụn ấy đưa cho bọn nha dịch, và ngay trong đêm, đưa tới tay bà Tiết. Bà Tiết cũng vội vã thu vén lấy tý tiền bạc dúi cho bọn nha dịch, lót tay, nhận lấy lá đơn. Hôm sau, cùng với Hồng Ngọc đi ngăn kiệu Lưu Dung kêu oan.
Nào ngờ, chờ đến hết đứng lại ngồi mà vẫn chẳng thấy kiệu của Lưu Dung đâu. Bà Tiết sợ làm nhầu lá đơn, nên đã đem nhét nó vào trong ngực áo, cất đi. Lại phải chờ đến hơn một canh giờ nữa, bỗng Lư Hồng Ngọc giật giật áo bà, bà mới ngoảnh đầu lại, đã thấy chiếc kiệu đi tới, nên quên đứt mất lá đơn giấu trong ngực áo. Rồi cứ thế chồm lên kêu oan. Cho đến tận lúc này Lưu Dung mới nhận được đơn.
Trước hết, Lưu Dung đọc lá đơn rất cẩn thận. Lúc ấy Văn Thừa mới mang ghế tới, Lưu Dung ngồi xuống ghế, đọc lại lá đơn một lần nữa. Chữ nghĩa trong lá đơn viết rất uyển chuyển, thống thiết, chỉ mong sao được rửa oan, thoát tội. Tiết Bình Như tuy là một con người phù du, phóng đãng, nhung chữ viết lại rất đẹp. Sau khi đọc đi đọc lại hai lần, Lưu Dung cũng thấy xúc động.
Nhưng Lưu Dung không dám để lộ sự xúc động đó ra trước mặt bà Tiết, nên làm mặt nghiêm trang hỏi:
- Người đàn bà kia, người vừa nói có người làm chứng, vậy người đó là ai?
Bà Tiết bèn đáp:
- Bẩm đại nhân, người đó đây, Lư Hồng Ngọc.
Khi đó Lư Hồng Ngọc mặt đờ tới tai, cúi đầu.
Lưu Dung hỏi:
- Lư thị, ngươi chứng minh ra sao về việc Tiết Bình Như không giết người?
Thực ra chuyện đó, Tiết Bình Như đã viết đầy đủ trong đơn kêu oan rồi. Đêm đó anh ta ngủ chung giường với Lư Thị, và Lư Thị có thể chúng minh được điều này, chỉ có điều rằng, Hòa Thân khẳng định anh ta là tội phạm, và không cho anh ta có cơ hội để biện bạch, mà đã đánh phủ đầu bằng bốn mươi hẻo, rồi lại mang kẹp lại. Đau đớn không sao chịu đụng nổi, nên đành phải nhận tội. Đồng thời còn nói thêm: "Nếu không nhận tội, tính mệnh cũng khó toàn”.
Lưu Dung đọc đơn, nhưng cũng cần thiết phải để chính Lư thị chấp nhận, nếu không sẽ gây hậu họa.
Lư thị cúi đầu, nhận rằng: Mình và Tiết Bình Như vốn đã có tình ý với nhau từ lâu, đêm hôm nghe tin Tống Hữu Bạch hiếp dâm Văn nương, nên định đi gọi Tiết Bình Như tới, để bảo anh ta đi chửi bới cho Tống Hữu Bạch một trận. Rồi sau đó hai người sẽ về với nhau. Nhưng không ngờ, vào lúc canh ba, nửa đêm, Hồng Ngọc chợt nghe thấy một tiếng kêu thảm thiết, chạy ra xem, mới biết Mạnh Bật Khoa đã bị giết chết... Trước sau, chi tiết đều kể lại hết. Lưu Dung nghe xong, gật đầu, nói với hai người:
- Ta sẽ cố gắng hết sức mình, để cứu lấy tính mạng cho Tiết Bình Như. Nhưng các người cũng không nên nóng vội, bởi nếu Tiết Bình Như có bị chém, thì cũng vào tận sau mùa thu kia. Bây giờ tạm thời bị giam trong ngục cho biết thế nào là khổ, đó cũng là bài học về cái tính phóng đãng của anh ta. Thôi hai người hãy cứ tạm về đi.
Nói xong, ông đi vào trong nhà.
Đến lúc này, bà Tiết mới cảm ơn rối rít, còn Lư Hồng Ngọc xấu hổ, mặt đỏ nhừ, hai người cùng đi ra khỏi phủ.
Hồng Ngọc bị Lưu Dung trục tiếp khiển trách, thấy rằng chẳng còn mặt mũi nào mà sống trên cõi đời nào nữa, nên suốt trên dọc đường về, chẳng nói năng gì. Sau khi chào bà Tiết, về nhà liền treo cổ lên tự tử.
Lúc đó ở trong sân, có một bà chợt nghe thấy tiếng lịch kịch ở trong nhà, bà liền cất tiếng gọi:
- Hồng Ngọc?
Không thấy tiếng trả lời, bà chợt hiểu tất cả, bà lao vào trong nhà, đã thấy Hồng Ngọc đang treo lơ lửng ở đó. Bà cuống lên, chạy lại ôm lấy Hồng Ngọc, và đẩy người cô lên cao, rồi gào lên:
- Cứu với? Cứu với!
Mọi người đổ xô đến sân, hạ Lư Hồng Ngọc xuống, rồi xúm lại, người vuốt ngực, người xoa lưng, nhốn nháo, ầm ĩ một hồi lâu. Lư Hồng Ngọc mới dần dần tỉnh lại, tỉnh lại là khóc. Hàng xóm thấy cô thật tội nghiệp, lại còn có chuyện không hay xảy ra, nên đã chạy đi tìm bà Tiết tới.
Bà Tiết nghe tin Hồng Ngọc thắt cổ tự tử, hồn bay phách lạc. Bà nghĩ: Thằng cháu gặp nạn của mình, tất cả chỉ trông vào có một mình cô ấy. Bà vội vã khóa cửa, thu xếp dọn đến ở chung với Hồng Ngọc. Hai người nương tựa vào nhau. Đôi lúc bà Tiết cũng cùng ngồi khóc với Lư Hồng Ngọc. Đôi khi bà nói: - Hồng Ngọc ạ! Đợi khi nào ta cứu được Tiết Bình Như ra, thì hai cháu sẽ cưới nhau. Nếu thấy chẳng có chuyện gì, có thể cứ ở nguyên tại đây, còn như có sự gì phiền toái, ta bán nhà, rồi ba mẹ con đem nhau đi thật xa làm ăn?
Hồng Ngọc nghe vậy, vừa cảm động vừa thấy chua xót. Thế là hai cô cháu ôm nhau khóc. Khóc chán, bà Tiết lại nói:
- Trước đây, cô còn có một chiếc thoa bằng bạc, vốn là của mẹ Tiết Bình Như trước khi chết, giao lại cho cô giữ, coi như một kỷ vật. Giá như bây giờ mà còn, cô đem cho lại cháu, thì hay biết bao nhiêu!
Hồng Ngọc nghe vậy, cũng hỏi cho có chuyện:
- Thế bây giờ cái thoa ấy ở đâu.
Bà Tiết giận dữ nói:
- Nó đã bị cái thằng chết dẫm Hai Hỗn ở ngõ Tiền ấy, cướp đi mất rồi.
Lư Hồng Ngọc cũng chẳng quan tâm tới chuyện cho thoa bằng bạc đó lắm, nên lại nói sang chuyện khác.
Bây giờ ta lại quay lại nói chuyện về Lưu Dung.
Kể từ lúc bà Tiết đưa Lư Hồng Ngọc ra về, đầu ông vẫn không rời khỏi lá đơn kêu oan của Tiết Bình Như, ông đi đi lại lại ở trong nhà. Bụng nghĩ: Cái vụ ám này rõ thật là rắc rối, lôi thôi. Lưu Quế định án có chứng cớ, nhưng rõ ràng, là oan uổng cho Tống Hữu Bạch.
Thân lại tóm lấy Tiết Bình Như, cũng lại có chứng cứ, nhưng lại vẫn là oan. Vậy thì cái nút của vụ án này nằm ở đâu?
Trong lúc ông đang suy nghĩ như thế, Văn Thừa cùng với Trương Thiên Hoành đã ở giữa sân. Văn Thừa hô lên:
- Sai nhân của Hòa phủ, đưa thiếp mời tới!
Lưu Dung vội bước ra khỏi nhà. Thấy Trương Thiên Hoành cầm một tập thiếp mời, lần lượt đưa tới từng nhà. Lúc đó, Trương Thiên Hoành bước lên, cúi lậy, nói:
- Bẩm lão gia, Hòa đại nhân sai tôi đi đưa thiếp mời. Ngày kia Hòa đại nhân làm lễ mừng thọ, mời Lưu đại nhân nhất định tới dự.
Lưu Dung nhận tấm thiếp mời, nói:
- Xin cám ơn đại nhân bên nhà ngươi!
Trương Thiên Hoành cúi chào nói:
- Lưu đại nhân đã nhận thiếp. Tôi xin cáo từ!
Nói xong lại vừa cúi chào, vừa lui ra.
Lưu Dung nói:
- Văn Thừa, tiễn khách!
Lưu Dung cầm tấm thiếp hồng, bước vào trong nhà.
Lưu Dung đăm đăm nhìn tấm thiếp hồng ấy, một lát ông như chợt tỉnh ngộ ra điều gì đó, ông vội vã gọi Văn thừa.
Văn Thừa bước vào phòng, và hỏi xem có việc gì.
Luu Dung bảo Văn Thừa:
- Ta cần anh làm hai việc. Việc thứ nhất, anh phải thuê người làm gấp cho ta một bức hoành phi, chờ lệnh mang đến Hòa phủ có việc phải dùng tới. Việc thứ hai…
Lưu Dung nói hết mọi sự với Văn Thừa, Văn Thừa gật đầu. Đó là việc Luu Dung phái người đi làm "tay trong", để dò xét sự thực về Tiết Bình Như.
- o O o -
Nay lại nói đến Tiết Bình Như kể từ khi bị giam vào trong ngục, ngay ngày hôm đầu đã nhờ người đem đến cho giấy bút, ngồi suốt đêm viết đơn khiếu oan, rồi lại nhờ được bọn nha dịch đưa đến tận nhà, để bà Tiết tìm cách cấp cứu. Từ đó về sau, hàng ngày ngồi băn khoăn ngóng chờ tin tức, mà vẫn chẳng thấy động tĩnh gì. Và nghĩ: Cô ta chẳng qua chỉ là một người đàn bà quê mùa, liệu có được cách gì. Khi nghĩ tới đó mới thấy vô cùng thất vọng. Suốt ngày nước mắt chan cơm, mới thấy hối hận về lối sống phù phiếm của mình. Song còn có điều anh ta nghĩ mãi mà vẫn không sao tự giải thích được đó là việc, anh ta đã đem nhét chiếc ví vào giữa đống gạch vụn, làm sao mà lại nằm trong tay Mạnh Bật Khoa được? Không tự giải thích được, nên anh ta càng thất vọng hơn.
Hôm đó, cửa nhà ngục bỗng đột ngột mở ra. Tiết Bình Như thấy có một phạm nhân mới, thấy bỡ ngỡ, chẳng quen thuộc, nên cũng chẳng dám hỏi han gì. Ngồi ngắm nhìn một lát, mới thấy rằng, người tù mới đến này, mặt mày béo tốt và thấy chẳng có vẻ gì như đã bị tra khảo. Người tù mới này cũng chẳng có gì là hung hãn, và cũng chẳng hề thấy bặm môi trợn mắt bắt nạt gì mình. Mà chỉ thấy cứ đi đi lại lại một mình. Hình như bị “choáng" vì lần đầu bước chân vào ngục thất.
Tại sao lại gọi là bị "choáng"? Bởi vì, tất cả những người tử tù, đều bị đeo một đôi kiềng rất nặng, kéo là trên mặt đất, phát ra những tiếng loảng xoảng, đôi vòng của bộ kiềng tròng vào đôi cổ chân, văng đi bật lại, chẳng mấy lúc đã làm da thịt trên đôi cổ chân toét ra, thịt rách tơi, và máu chảy thành dòng. Tiết Bình Như vẫn là con người tốt bụng, liền đem sợi dây thừng cùng đôi đệm chăn dự trữ của mình ra lặng lẽ đưa cho "người bạn tù” mới tới.
“Người bạn tù” ấy nhận lấy, và gật gật đầu với Tiết Bình Như, sau đó ngồi xuống, lấy sợi thừng buộc chặt đôi kiềng, và nhét chặt nhũng chiếc đệm vào bên trong. Làm xong, người đó bèn rút từ trong áo của mình ra một chiếc bánh bột mỹ, đưa cho Tiết Bình Như, Tiết Bình Như nhận tấm bánh, hơi ngỡ ngàng, vì chiếc bánh vẫn còn hơi âm ấm. Hai tay bẻ đôi chiếc bánh, mùi mì thơm xộc ngay lên mũi, vội vã ăn ngon lành như một con hổ đói.
Sợi giây thừng và những chiếc đệm kiềng có ích gì? Xin chớ coi thường sự tầm thường nhỏ bé của nó, vì khi đã vào đến trong ngực, thì đó là những thứ báu vật.
Những chiếc kiềng chân đó, đều được rèn bằng sắt, nên khỏi nói đến sự lạnh lẽo, nặng nề của nó. Nhưng nếu đem một đầu thừng, buộc vào cái vòng sát tròng trên cổ chân rồi lấy tay mà kéo nhấc lên, là không phải kéo lê đôi kiềng bằng chính đôi cổ chân mình nữa. Còn nhũng chiếc đệm, đem nhét vào bên trong chiếc vòng sắt tròng trên cổ chân, thì miếng đệm được may bằng vải đó đỡ cho đôi cổ chân không bị cọ sát, va đập vào chiếc vòng sắt, sẽ không bị tuộc da, rách thịt, đau đớn.
Sợi thùng và những miếng vải đệm ấy, vốn là vật có sẵn trong ngục thất. Nhưng những người tử tù bình thường muốn có được nó, thì bọn giám ngục sẽ đưa cho nhưng với điều kiện là chúng đã lừa đảo, ép buộc nhũng gia đình của người tù phải lòi tiền ra cho chúng trước. Nếu không, bị đau đớn, mặc xác anh, nhung với Tiết Bình Như lại khác, bọn giám ngục thấy anh ta là thư sinh mặt mũi hiền lành, ngày ngày khóc lóc như mưa như gió, nghĩ chắc anh ta bị oan uổng. Vả lại, lại có bạn bè của Tiết Bình Như đến đút lót, nên họ đã cho Tiết Bình Như những hai bộ dây, đệm. Một bộ dùng ngay, một bộ dụ trữ.
Một sợi dây thừng, hai miếng đệm kiểng, đem tặng cho “người bạn tù” mới, chứng tỏ thiện chí của anh ta.
“Nguời bạn tù” mới kia lại biếu lại một tấm bánh, cũng gọi là chứng tỏ tấm lòng thành của người ấy. Nên hai người bỗng như trở thành bạn cũ đã từ lâu, sau khi nói qua cho nhau biết về tuổi tác, thân thế và gia đình, thì chẳng còn chuyện gì mà họ không nói với nhau nữa. Tiết Bình Như đã đem hết mọi chuyện đi gian dâm với Văn Nương rồi bị mắc hàm oan, nói tỉ mỉ cho “người bạn tù” nghe hết.
Thì ra, kể từ cái đêm Tiết Bình Như đến ngủ chung với Lư Hồng Ngọc, rồi được nghe chuyện Văn Nương say đắm Tống Hữu Bạch, bèn nghĩ ra một quỷ kế. Tuy Tiết Bình Như chẳng phải sinh ra trong một gia đình giàu có, sung túc gì, nhưng cũng đã được đôi ngày học hành, và cũng được coi là người tài hoa. Đã có những cô gái không biết sống an phận, lại thấy anh ta có vẻ phong lưu công tử nên dã bắt tình với anh ta, khiến cho Tiết Bình Như càng thấy như mình đúng là một người được sinh ra trong số phận phong lưu, nên hàng ngày nghĩ tới hai chữ dâm và sắc. Tiết Bình Như mê Văn Nương cũng chẳng phải là chuyện ngày một ngày hai gì? Cô Văn Nương vừa tròn mười bảy tuổi, đẹp như hoa như ngọc, lại là con gái trinh, làm gì có chuyện Tiết Bình Như không yêu thầm trao trộm. Song dù sao cũng còn vướng chuyện Lư Hồng Ngọc có họ hàng "thân thích" với Văn nương, hơn nữa nhà Văn Nương lại ở ngay xế cửa nhà của Lư Hồng Ngọc, nên vẫn sợ, lâu ngày lộ ra mà Lư Hồng Ngọc biết chuyện sẽ rầy rà. Vì thế việc đó vẫn cứ tạm thời để đấy.
Trong đêm hôm đó, khi nghe Lư Hồng Ngọc muốn nhờ anh ta trong việc mối lái với Tống Hữu Bạch, thì cái gan hám gái của anh ta bỗng to hẳn lên. Bụng nghĩ, anh chàng Tống Hữu Bạch kia vốn là một anh tú tài, nếu có đến tỏ tình, chắc chắn Văn Nương không thể chối từ. Cho nên tốt nhất, ngày mai, mình cứ giả làm Tống Hữu Bạch, làm gì có chuyện phải về không.
Tiết Bình Như đã phải nóng lòng sốt ruột biết bao nhiêu mới chờ nổi đến canh hai đêm hôm sau, trèo qua tường là đến ngay cửa sổ phòng ngủ của Văn Nương, và sau một hồi kiên trì tán tỉnh, nịnh bợ Văn Nương, cuối cùng, Văn Nương cũng đã mở cửa ra. Anh chàng Tiết Bình Như cũng đã chiếm đoạt được Văn Nương, mà lại liên tục, đánh đến hai trận liền, rồi mới nhảy tường chạy trốn. Về đến nhà, nằm trên giương, vần vò nghịch ngợm chiếc ví tiền mà Văn Nương đã tặng cho, rồi tưởng tượng ra một giấc mơ đẹp, bụng nghĩ: Từ nay về sau, cứ mỗi hôm đến kiếm chác một lần. Từ sau, sớm muộn gì thì Hồng Ngọc cũng sẽ biết, nhưng khi ấy gạo đã thành cơm, còn lo gì việc Văn Nương từ chối, còn như với Hồng Ngọc ư, một khi mình đã thực bụng muốn lấy Văn Nương rồi, chỉ việc cắt đứt việc đi lại với cô ta là xong. Lẽ nào một người quả phụ yêu đương vụng trộm, mà dám làm ầm ĩ xóm làng lên cho mọi người cùng biết, như vậy đâu có được. Nghĩ tới đó, Tiết Bình Như lấy làm đắc ý lắm, lại nghĩ đến chuyện mây mưa trong đêm mai, và từ từ chìm vào trong giấc ngủ.
Nay lại nói đến ngày hôm sau, khi Lư Hồng Ngọc biết được chuyện Tống Hữu Bạch hiếp dâm Văn Nương, thì nổi giận đùng đùng, ngay lập tức đi tìm Tiết Bình Như, nhưng, mới đi được nửa đường bỗng nhiên thấy ngài ngại. Nghĩ: Mình là đàn bà góa, làm sao lại có thể chạy xộc vào nhà anh ta được. Nghĩ đi nghĩ lại thấy không ổn, và trong khi còn đang do dự như vậy, đã nhìn ngay thấy bà Tiết đang từ trong sân đi ra. Lư Hồng Ngọc biết rằng, nhà Tiết Bình Như chỉ có hai cô cháu sống nương tựa vào nhau, trong nhà sẽ không còn ai nữa. Cô bèn tránh mặt sang một bên, đợi cho bà Tiết đi xa. Song, lại có cả một đám người đang đứng ngay trước cửa nhà họ Tiết nói nói cười cười với nhau. Nên chỉ đành nén lòng đứng đợi. Đi đi lại lại, loanh quanh mất đến nửa canh giờ, đám người ấy mới đi cho. Nhìn xung quanh không thấy còn ai nữa, bèn lẻn vào cổng, rồi đi thẳng vào trong nhà Tiết Bình Như.
Anh chàng Tiết Bình Như vì đêm qua về muộn, nên gần trưa rồi, mà vẫn chưa chịu thức giấc. Nhưng chỉ nghe thấy tiếng chân người đi về phía mình, nên sợ hãi, cuống cuồng nhét ngay chiếc ví thêu vào trong áo.
Vừa rút then cửa, đã thấy Lư Hồng Ngọc. Lư Hồng Ngọc vừa tới gần, đã lên giọng mát mẻ:
- Việc anh làm hay lắm, giỏi lắm đây!
Tiết Bình Như mới nghe đến đấy, đã sợ đến vãi linh hồn, vì cho rằng việc mình làm với Văn Nương đã bị bại lộ rồi. Nhưng trên miệng vẫn cứ cố cãi:
- Sao, anh làm sao?
Lư Hồng Ngọc biết rằng không thể nấn ná ở đây lâu nên chỉ nói:
- Tối nay, anh sang bên tôi, nếu anh không sang, tôi sẽ lột da anh cho mà xem.
Nói xong đi thẳng ra cửa. Nhìn xung quanh, thấy không có ai, bèn cắm cúi đi một mạch về nhà.
Lại nói về Tiết Bình Như, kể từ lúc Lư Hồng Ngọc ra về, bụng nghĩ, thế là hết. Lư Hồng Ngọc đã biết chuyện mình với Văn Nương mất rồi. Nằm trên giường mà cứ như người chết rồi, nhưng sau nghĩ lại, thấy chẳng có gì phải sợ đêm nay, quá lắm, chỉ cãi nhau một trận kịch liệt là cùng chứ gì. Ngày mai sẽ nhờ người đến xin hỏi Văn Nương. Ừ thì cái con mụ góa Lư Hồng Ngọc ấy, liệu làm gì được mình chớ!
Nghĩ tới đó, Tiết Bình Như lại nằm khoèo ở nhà, trong bụng cũng thấy yên yên. Đến tối, lại nằm trên giường đọc sách chừng nửa canh giờ, khi thấy bà cô đã ngủ kỹ, mới tắt đèn, chuồn ra khỏi nhà, đi thẳng tới nhà Lư Hồng Ngọc. Đi được độ nửa đường, chợt nhìn thấy một bóng người lướt qua mặt phố, bụng nghĩ, thế là toi rồi. Giờ này còn ai đi ở ngoài đường? Nhưng chẳng nghĩ được nhiều hơn nữa, và đi thẳng tới nhà Lư Hồng Ngọc.
Khi sắp tới nhà Lư Hồng Ngọc, bỗng nhiên chạm phải chiếc ví nằm trong áo, ngay lập tức sợ đến toát mồ hôi, nghĩ: Dù rằng Lư Hồng Ngọc đã biết chuyện mình với văn Nương rồi, tốt nhất vẫn là đừng cho ả nhìn thấy chiếc ví này. Nhưng quay trở lại nhà để cất chiếc ví, thì thật là chuyện thừa. Lúc đó lại nhìn thấy một đống gạch vỡ ở góc tường, nên đi tới, nhặt ra mấy viên gạch, đem giúi chiếc ví vào trong đó, lại nhặt gạch phủ lên, rối mới vào gõ cửa.
Vừa trông thấy mặt Tiết Bình Như, Lư Hồng Ngọc lại mắng:
- Việc anh làm, hay thật, giỏi thật!
Vừa nói vừa kéo anh ta ngồi phịch xuống giường, rồi đem ngay việc "Tống Hữu Bạch" hiếp dâm Văn Nương ra kể lại rất tỉ mỉ. Lư Hồng Ngọc càng nói càng tức giận, còn Tiết Bình Như càng nghe càng khoái. Một người thì tức giận vì Tống Hữu Bạch bậy bạ, một người thì khoái vì cái việc xấu xa kia chưa bị lộ.
Tiết Bình Như sau khi nghe xong, thấy lòng xởi lởi hẳn ra, và nói để "hạ hoả” Lư Hồng Ngọc:
- Nhưng như thế, thì đã làm sao nào? Đấy chẳng qua cũng chỉ là chuyện sớm chiều mà thôi. Bất quá là bảo Tống Hữu Bạch đem cái lễ ăn hỏi tới là xong...
Nói thế xong, rồi quay ra ngon ngọt, dỗ dành, mãi Lư Hồng Ngọc mới dịu đi. Lư Hồng Ngọc cũng cho thế là phải, gạo đã thành cơm rồi, còn biết tính sao khác được. Nhưng vẫn còn nặng lời chữi bới một hồi nữa, rồi mới ngả người xuống giường với Tiết Bình Như. Hai người liền lau vào cuộc truy hoan, sau cuộc trăng gió mây mưa đó, hai người mới lăn ra ngủ. Cho đến khoảng canh ba, chợt nghe thấy bên ngoài có tiếng kêu thàm thiết, làm cho Lư Hồng Ngọc đang ngủ phải bật dậy, sợ đến dựng tóc gáy!
Lư Hồng Ngọc lắng nghe, rồi nói:
- Nghe tiếng như Văn Nương đang khóc! Chưa biết chừng cái thằng Tống Hữu Bạch chết chém kia, lại mò đến gây chuyện cũng nên.
Nói xong liền khoác áo, xỏ giầy đi ra.
Tiết Bình Như vẫn còn đường mơ mơ màng màng, nói:
- Ngủ đi, ai cũng kệ mẹ chúng nó!
Lư Hồng Ngọc nói:
- Anh cứ ngủ tiếp đi, em đi một lát rồi về.
Mở cửa, lúc đó ở ngoài phố, cũng đã có một vài người thò đầu ra nghe ngóng. Lư Hồng Ngọc bèn rủ người cùng đi, song những người gan dạ nhất cũng chỉ có vài ba người là cùng họ theo bước vào sân nhà Văn Nương. Vừa bước vào sân, ai nấy đều trợn tròn, miệng há hốc, ông Mạnh Bật Khoa nằm gục trong vũng máu, đã tắt thở từ lâu.
Chân tay mọi người đều luống cuống, có người vực Văn Nương dậy, có người chạy đi báo quan, nhốn nháo hồi lâu. Cho đến khi trời tờ mờ sáng, mọi người mới thu xếp xong mọi việc, và phố phường lại trở lại sự yên tĩnh thường ngày.
Lư Hồng Ngọc về tới nhà, Tiết Bình Như cũng đã thức giấc. Lúc đó, bên ngoài lại bắt đầu náo động hẳn lên. Ông Mạnh Bật Khoa bị người ta giết chết. Tiết Bình Như nghe tin mà như nghe chuyện đâu đâu! Vẫn nằm co quắp trong chăn đợi Lư Hồng Ngọc. Bụng nghĩ: Kể cũng kỳ lạ thật. Chuyện thế này là thế nào nhỉ? Cái nhà ông Mạnh Bật Khoa ấy, hàng ngày trà bồn, cơm hẩm, không tranh chấp, cãi cọ với ai, vậy thì ai là người có thù hận với ông ta?
Tiết Bình Như nghĩ lâu lắm, mà nghĩ vẫn chẳng ra, thế rồi lại mơ màng, chập chờn ngủ đi.
Lư Hồng Ngọc về nhà, Tiết Bình Như hỏi lại cho rõ ngọn ngành, thấy trời cũng đã tờ mờ sáng, bảo rằng cũng nên về thôi.
Lư Hồng Ngọc ngăn lại nói:
- Anh định chết hử? Nhà đằng trước có người bị giết, mà vào giờ này, anh lại đi lung tung ra phố...
Tiết Bình Như hỏi:
- Thế thì đến bao giờ anh mới về được?
- Tính sau.
Nói xong, tắt đèn, chui vào giường ngủ tiếp.
Đến sáng bạch, bọn nha dịch với người khám nghiệm tử thi mới tới. Xem xét tử thi, rồi ghi ghi chép chép. Khi ấy bốn bên hàng xóm đều đã vây chặt xung quanh, đứng xem. Lư Hồng Ngọc thấy thời cơ đã tới, lúc ấy mới cho Tiết Bình Như ra về. Tiết Bình Như ba chân bốn cũng chạy về nhà.
Về sau, nghe tin Tống Hữu Bạch đã bị bắt, quy án. Tiết Bình Như bỗng thấy mình như con kiến trên miệng chảo nóng, nghĩ: Tống Hữu Bạch không có chiếc ví thêu kia, làm sao lại là hung thủ giết người? Rồi lại nghĩ: Lẽ nào anh ta lại trông thấy mình giấu chiếc ví vào trong đống gạch vỡ, nhặt lấy, rồi vì chuyện gian dâm mà giết người. Nghĩ đi nghĩ lại mãi, cuối cùng mới thấy rằng: Số mệnh con người là do ông trời định đoạt, nói ít là hơn. Nếu không, nói bung ra, người ta sẽ hỏi mày, cái thằng Tiết Bình Như ấy, lấy đâu ra chiếc ví.
Không ngờ, sét đã nổ giữa lúc trời quang mây tạnh, Lư Hồng Ngọc bị bắt trước, rồi đến Tiết Bình Như bị bắt sau. Trước cung đường, Hòa Thân sớm đã nhận định rằng, Tiết Bình Như là hung thủ, nên không cho cãi, cãi cũng không nghe, Tiết Bình Như lòng dạ rối bời bời, chỉ nói rằng, chiếc ví đã đánh rơi mất, không ngờ Hòa Thân đã dùng ngay tới đại hình tra khảo, đầu tiên là đánh hẻo, sau đến kẹp ngón tay. Thực tình là không sao chịu đựng nổi, nên đành nhận tội sát nhân, bị giam vào ngục tử hình.
Người bạn thì đó nghe xong, gật gật đầu, tỏ lòng thông cảm. Đồng thời lại khuyên Tiết Bình Như hãy cố tĩnh tâm, đọc nhiều kinh Phật.
Sáng sớm ngày hôm san, đã thấy ngục tốt mở cửa nhà giam thả “người tù” kia ra. Khi bước chân ra khỏi cửa ngục “người bạn hoạn nạn" còn nói với Tiết Bình Như:
- Ta sẽ gặp nhau bên ngoài nhà ngục.
Tiết Bình Như cũng mang đầy hy vọng, nói theo:
- Gặp nhau ở bên ngoài …
Sau khi “người bạn hoạn nạn" kia bị dẫn đi, Tiết Bình Như bỗng cảm thấy nhớ nhớ người đó, ở nơi tù ngục, khó mà có được một con người thấu hiểu nhân tình đến thế, đã trò chuyện với mình suốt một đêm. Nhưng Tiết Bình Như đâu có hiểu được rằng, ngươi "bạn tù” ấy, chẳng phải ai khác, mà chính là Văn Thừa, người tâm phúc của Lưu Dung, do chính Lưu Dung phái tới.
Văn Thừa về tới Lưu phủ, liền đem tất cả những điều đã dọ thám được đêm qua, tường thuật lại thật đầy đủ cho Lưu Dung nghe.
Trong lòng Lưu Dung như vụt lóe sáng. Ngày mai chính là ngày Hòa Thân thết tiệc mừng thọ, Lưu Dung sẽ nhân bữa tiệc mừng thọ này, mà đấu trí cùng Hòa Thân. |
|
|