HOẠ PHÚC CÙNG ĐƯỜNG Thần Ni Phi Thân Đánh Đổ Đại Thụ
Hồi trên đã nói Hỏa Thần giáo chủ trước khi tới hàn đầm lấy Bối Diệp kinh đã suy tính kỹ lưỡng. Lão dự liệu các cao thủ nhất đẳng Trung Nguyên hay tin thế nào cũng mai phục gần hàn đầm, nên việc lão lo lắng duy nhất là sau khi xuống hàn đầm, đối phương sẽ làm đứt sợi dây Khổng long sách, khiến lão không trở lên được, sẽ chôn thây dưới đáy nước.
Vì vậy, lúc lão sai thuộc hạ cột sợi dây Khổng Long sách vào thân cây đại thụ đã hỏi mượn loại Vô sắc hóa cốt của Bách Độc giáo rải rắc khắp xung quanh cây đại thụ, phạm vi rộng tới mười trượng, bất luận người hay vật bén mảng tới đều chết ngay tại chỗ.
Hỏa Thần giáo chủ ước lượng cây đại thụ nọ to đến hai người ôm mà sợi Khổng Long sách dù cho lợi khí thần vật sắc bén tới đâu cũng không thể làm thương tổn được. Trừ việc đã phái mười hai tên giáo sĩ bảo vệ xung quanh lại còn được rắc đầy Hóa cốt phấn thì không một người nào tiến tới gần cây đại thụ được.
Hỏa Thần giáo chủ bố trí như vậy, có thề nói rất chu đáo. Duy có điều lão không ngờ khinh công của Thiên Sơn thần ni độc bộ thiên hạ, hơn nữa công lực của bà ta lại thâm sâu khôn lường. Hồi trên đã thuật rõ giữa lúc Hỏa Thần giáo chủ ở trong vách động hàn đầm đánh Liễu Tồn Trung hôn mê bất tỉnh, đột nhiên nghe thấy bên ngoài động có tiếng ùm rất lớn dường như một vật nặng nề rớt xuống đáy đầm. Lão liền chạy ra ngoài động xem sao liền phát giác thi thể mấy tên giáo sĩ rơi xuống nước và cả cây đại thụ lẫn sợi Khổng Long sách cũng bị đánh rớt xuống theo.
Thì ra hôm ấy Túy hòa thượng, Hoàng Diện Phong Cái, Thiên Sơn thần ni ba người khi tới hạn đầm ngăn cản Hỏa Thần giáo chủ dọc đường bỗng gặp gỡ Hồng tiêu đầu, người duy nhất sống sót trong thảm họa Viễn Dương phiêu cuộc.
Khi Hồng tiêu đầu biết rõ ba người định tới ngăn cản Hỏa Thần giáo chủ lấy cuốn Bối Diệp kinh liền nổi hào khí theo ba người cùng đi.
Khi tới hàn đầm mười hai giáo sĩ Hỏa Thần giáo liền xông tới
chặn lại. Tuy bọn giáo sĩ thân thủ bất phàm, nhưng đâu phải là địch thủ của bọn Hoàng Diện Phong Cái với Túy hòa thượng, nên chỉ trong nháy mắt đã có một số giáo sĩ bị đánh chết, rớt xuống dưới đầm.
Hồng tiêu đầu tham công, không biết lợi hại, liền xông thẳng về phía đại thụ, định cởi sợi dây Khổng Long sách xuống. Không ngờ vừa giẫm vào phạm vi của Hóa Cốt phấn liền ngã lăn ra đất.
Hoàng Diện Phong Cái định nhảy tới tiếp cứu, Túy hòa thượng đã vội kêu gọi:
- Lão khiếu hóa chớ có vọng động !
Hoảng Diện Phong Cái ngạc nhiên ngừng chân lại, liền thấy thi thể của Hồng tiêu đầu tan dần, giây lát sau đã biến thành một vũng máu tươi.
Túy hòa thượng nói: - Quanh đây đã được rải thuốc kịch độc. Thần Ni có biết đó là loại chất độc gì không?
Thiên Sơn thần ni chắp tay đáp:
- Thiện tai! Thiện tai! Theo sự suy đoán của bần ni, thì Hồng tiêu đầu đã trúng phải Hóa cốt phấn của Bách Độc giáo.
Hoàng Diện Phong Cái sửng sốt nói:
- Ối chà! Lợi hại thật! Quả nhiên danh bất hư truyền. Suýt tí nữa thì lão khiếu hóa này đã biến thành một vũng máu tươi rồi.
Túy hòa thượng đưa mắt xem xét tình hình một lượt rồi nói:
- Hỏa Thần giáo chủ tính toán cặn kẽ thật. Chúng ta muốn đánh đổ cây đại thụ này thật không phải chuyện dễ.
Hoàng Diện Phong Cái gượng cười, nói:
- Bằng hữu họ Hồng, hôm nay bạn đã thế mạng cho chúng ta, làm một con ma oan khuất. Sang năm cũng vào ngày này, chúng ta sẽ tới hương quả cho bạn được yên tâm siêu thoát. Lão Thần Ni này, nếu đánh đổ cây đại thụ, lão khiếu hóa tự tin có thể làm được, nhưng phát động kình ở trên không thì phải nhờ tới Thần Ni.
Thiên Sơn thần ni chắp tay, nói: - A Di Đà Phật! Bần ni cũng không dám chắc làm nổi hay không đành thử thách một phen xem sao.
Lúc bấy giờ mười hai giáo sĩ bảo vệ Hỏa Thần giáo chủ đều đã bị kết liễu tính mạng. Cây đại thụ nọ cách Thiên Sơn thần ni khoảng
mười lăm trượng, chỉ thấy Thần ni bỗng mím chặt môi, đỉnh đầu có những làn khói trắng lờ mờ tỏa ra, hai cánh tay không có gió trương phồng lên như cái trống. Bỗng Thần Ni hét lớn một tiếng “Lên!”.
Chỉ thấy hai chân bà ta từ từ rời khỏi mặt đất, thân mình dâng cao dần cách mặt đất đến sáu bảy thước.
Đó chính là khinh công bí quyết độc môn của phái Thiên Sơn gọi là Ngự khí phi hành, nếu đạt tới cảnh giới cao thêm một mức thì chẳng khác gì những nhân vật thần tiên trong truyền thuyết vẫn thường nhắc tới.
Khi thân hình Thần Ni lên cao bảy thước, đột nhiên bà ta chuyển người lướt thẳng về phía cây đại thụ nhanh như điện chớp. Tiếp theo đó bà ta bỗng thốt “Đi!”.
Chỉ nghe thấy những tiếng răng rắc, cây cổ thụ lớn như thế mà bị chưởng kình của Thần Ni đẩy cho gãy lìa, rớt xuống hàn đầm.
Hoàng Diện Phong Cái vỗ tay khen ngợi: - Hảo công phu! Lão khiếu thật bội phục! Bội phục ! Tiểu sư đệ có ở dưới hàn đầm cũng không đến nỗi bị tủi hổ, tịch mịch.
Mọi người đều tưởng Hỏa Thần giáo chủ đã chôn thân dưới hàn đầm ngày nọ, nay nghe Liễu Tồn Trung thuật lại, mới biết ở dưới hàn đầm còn có một động đạo có thể thoát thân được.
Hoàng Diện Phong Cái nói: - Theo sư đệ nói, thì chắc lão Hỏa Thần giáo chủ xuất hiện ở Trung Nguyên đại khái là vì báo thù mà tới.
Thiên Sơn thần ni trầm ngâm không đáp. Nạp Mộc Thượng Nhân miệng niệm Phật hiệu, xen lời:
- Thiện tai ! Thiện tai! Nếu quả thật Hỏa Thần giáo chủ vì báo cừu mà tới thì phen này võ lâm lại nổi sát nghiệp, máu tanh vung vãi khắp nơi. A Di Đà Phật!
Hoàng Diện Phong Cái hỏi: - Tiểu sư đệ vì sao biết được gã vệ binh mặt vàng là Hỏa Thần giáo chủ?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Tiểu đệ theo sự mô tả của Ngọc Trì cô nương mà phán đoán. Tuyết Tiêm Phong là đệ nhị kiếm thủ của Yến Sơn phái, vệ binh mặt vàng chỉ khẽ đánh ra một chưởng đã khiến cho Tuyết Tiêm Phong không biết cả tránh né. Trong vòng hai chiêu dọa nạt Diêm Vương
Kiếm Từ Cận cùng Thất Sát Thủ Túc Xá phải kinh hoàng bỏ chạy. Lão Từ Cận đã có biệt hiệu là đệ nhất cao thủ của Hành Sơn phái...
Nói tới đây, Liễu Tồn Trung chợt cảm thấy mình lỡ lời, Huyền Huyền tử là chưởng môn của phái Hành Sơn, trước mặt ông ta, mình lại bảo Từ Cận là đệ nhất cao thủ của phái ấy, thật có khác gì bỉ mặt đối phương, hơn nữa lại còn nói gã vệ binh chỉ sử dụng có hai chiêu đã dọa cho Từ Cận phải kinh hoảng bỏ chạy. Như vậy thử hỏi Hành Sơn phái có mặt mũi nào đứng trên giang hồ nữa?
Chàng đưa mắt liếc nhìn Huyền Huyền tử, thấy mặt ông ta lộ sắc thẹn thùng cúi đầu xuống, Liễu Tồn Trung cảm thấy bất an, vội đồi giọng nói tiếp:
- Những chuyện khác không cần đề cập tới, chỉ riêng việc Túc Xá có ngoại hiệu là Thất Sát Thủ công phu quyền chưởng cực kỳ lợi hại, tiểu đệ đã từng thử thách với lão rồi.
Huyền Huyền tử đang thấp thỏm bỗng nghe thấy Liễu Tồn Trung nói đã giao đấu với Túc Xá hến thuận miệng hỏi:
- Liễu đại hiệp đấu với Túc Xá được bao nhiêu chiêu? Theo bần đạo biết công lực của Túc Xá còn thua kém Từ Cận xa.
Câu hỏi này lão định lấy lại sĩ diện, nghĩ thầm: “Liễu Tồn Trung ngươi tất nhiên không phải là địch thủ của Túc Xá. Như vậy làm gì có tư cách bình phẩm đến Từ Cận”.
Chỉ thấy Hoàng Diện Phong Cái cười híp mắt nói: - Huyền Huyền tử chưởng môn chớ nên xem thường. Túc Xá là cái quái gì mà đem so sánh với tiểu sư đệ? Liễu Tồn Trung vội ngắt lời:
- Túc Xá quả danh bất hư truyền, tại hạ thật bội phục Bội phục! Chàng không nhắc nhở tới chuyện dùng âm kình khiến Túc Xá phải khiếp hãi, sợ Huyền Huyền tử mất mặt.
Huyền Huyền tử liền nói: - Đương nhiên rồi. Túc Xá có võ công tuy không bì kịp Từ Cận, nhưng cũng không phải là kém cỏi.
Thiên Sơn thần ni bỗng hỏi: - Liễu đại hiệp chỉ bằng những lý lẽ trên mà đoán gã vệ binh mặt vàng nọ là Hỏa Thần giáo chủ hay sao?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Đó chỉ là một trong những nguyên nhân.
Nhất Điệp đạo nhân hỏi: - Thế còn nguyên nhân nào nữa? Liễu Tồn Trung đáp:
- Khi vãn bối trong hang động dưới hàn đầm đã từng lãnh giáo võ học của Hỏa Thần giáo chủ.
Chàng vừa thốt xong chỉ thấy Huyền Huyền tử nhếch mép cười nhạt.
Nhất Điệp đạo nhân mặt lộ đầy vẻ nghi ngờ. Thiên Sơn thần ni có cặp mắt rất sắc bén tinh tường, đã nhận ra đôi ngươi của Liễu Tồn Trung lấp lánh thần quang, phảng phất ẩn tàng một nội lực vô cùng vô tận, tuy không tin tưởng hoàn toàn lưng cũng không nói là chàng đã nói ngoa. Duy có Hoàng Diện Phong Cái là hoàn toàn tin tưởng, liền thích thú cười hi hí hỏi:
- Tiểu sư đệ đã lãnh giáo võ học của Hỏa Thần giáo chủ rồi ư ? Thắng hay bại? Tiếc thay, lão sư ca lại không có duyên được dự khán trận đấu ấy.
Nhất Điệp đạo nhân không sao chịu nổi, xen lời: - Lão khiếu hóa chớ nên tâng bốc sư đệ quá như thế. Coi chừng ngồi cao lại té nặng đấy.
Huyền Huyền tử cười nhạt, lạnh lùng nói: - Lão khiếu hóa, chúng ta cũng còn là những người có mặt mũi tiếng tăm trên giang hồ, có tâng bốc cũng nên giới hạn một chút.
Hoàng Diện Phong Cái cả giận nói: - Tâng bốc cái cóc khô gì. Nếu không phải tiểu sư đệ mỗ thắng Hỏa Thần giáo chủ, thì vì sao lão phải lén lút đào tẩu ra khỏi động đạo?
Kỳ thật Hoàng Diện Phong Cái cũng chỉ nói cứng ngoài miệng chớ lão cũng không rõ vì sao Hỏa Thần giáo chủ lại bỏ đi.
Thiên Sơn thần ni cũng cảm thấy Hoàng Diện Phong Cái nói có chút quá đáng, sợ mích lòng những nhân vật có mặt tại nơi đó, vội cất tiếng hỏi Liễu Tồn Trung:
- Xin Liễu đại hiệp hãy cho biết Hỏa Thần giáo chủ võ học tới mức nào? Và khi động thủ với thiếu hiệp lão sử dụng chiêu số ra sao?
Câu hỏi này của Thiên Sơn thần ni chính là điều mà mọi người muốn biết vì võ công của Hỏa Thần giáo chủ ra sao cho tới nay vẫn là
một vấn đề mơ hồ. Các nhân vật Trung Nguyên, trừ Bát Long Tôn Giả vì cuốn Bối Diệp kinh mà đã giao đấu với Thiên Hỏa thập nhị thức của lão, thì chưa một ai nom thấy mặt mũi Hỏa Thần giáo chủ ra sao.
Ngày nọ Bát Long Tôn Giá tới phó ước ở Tây Vực, đã giao ước Hỏa Thần giáo chủ đôi bên thi thố trong vòng một ngàn chiêu. Hỏa Thần giáo chủ dùng Thiên Hỏa thập nhị thức, Bát Long Tôn Giả sử dụng Bối Diệp kinh từ chiêu thứ nhất đến chiêu thứ tư cứ uyển chuyển vận dụng, mãi đến một ngàn chiêu đôi bên vẫn ngang tay.
Sau Bát Long Tôn Giả phải sứ dụng tới chiêu thứ năm mới chiếm được thượng phong và đó cũng là chiêu thứ một ngàn lẻ một.
Bối Diệp kinh có tất cả sáu chiêu. Một nhân vật õ công xuất phàm nhập hóa như Bát Long Tôn Giả cũng chỉ học hỏi được tới năm chiêu, không đủ năng lực luyện tập chiêu cuối cùng. Cho nên khi Thiên Sơn thần ni hỏi về võ công của Hỏa Thần giáo chủ, ai nấy đều im hơi lặng tiếng lắng tai nghe.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Lúc tại hạ với lão giao đấu, đôi bên chưa hề tiếp xúc với nhau trên hai chưởng, mà hễ kình lực vừa va chạm nhau nếu lão không thất kinh lui về phía sau thì tại hạ bị chưởng phong của lão đánh bắn vào vách động.
Chưởng thế của lão hư hư ảo ảo giống hệt như Hà cô nương mô tả, có lẽ chính là Thiên Hỏa thập nhị thức.
Liễu Tồn Trung thản nhiên kể lại việc trên, nhưng mọi người quanh đó đều trố mắt há hốc miệng ra nghe như say như mê.
Nhất Điệp đạo nhân cười thầm, nghĩ bụng: - Với một tiểu tử như ngươi, làm gì có đủ tư cách giao đấu với Hỏa Thần giáo chủ, mà cũng khoác lác, coi trời bằng vung.
Huyền Huyền tử lạnh lùng nói: - Liễu đại hiệp, theo lời nói của đại hiệp thì Hỏa Thần giáo chủ phải kiêng nể đại hiệp vài phân. Bằng không thì lão đã chẳng hoảng hốt thối lui?
Câu hỏi này của lão vừa dứt. Nhất Điệp đạo nhân đã cười nhạt luôn mồm. Hà Ngọc Trì chẩu môi, nói:
- Vị đạo trưởng này cười gì thế? Không tin hay sao?
Nhất Điệp đạo nhân đáp:
- Bần đạo quả có chút hoài nghi, vì nếu đúng như trên, thì chắc mọi người ở đây đều không phải là đối thủ của Liễu đại hiệp.
Hà Ngọc Trì bĩu môi, đáp: - Người khác thì tiểu nữ không kể, chứ các vị có mặt ở đây dù có liên tay cũng chẳng thắng nổi Liễu đại ca.
Dứt lời, nàng đưa tay ra chỉ vào mặt Nhất Điệp đạo nhân, Huyền Huyền tử, Liêu Vạn Lý, không còn coi mấy lão vào đâu cả, có ý sỉ nhục cực độ.
Thiên Sơn thần ni vội đứng dậy, quát bảo: - Ngọc Trì không được nói bậy. Các vị đạo trưởng đây đều là chưởng môn của một môn phái. Mi là bậc tiểu bối, sao dám vô lễ như thế.
Thiên Sơn thần ni sợ bọn Huyền Huyền tử quá xấu hổ sẽ nổi giận nên vội trách mắng đồ đệ.
Bọn Huyền Huyền tử đã biến sắc mặt, đang định phát tác, bỗng nghe thấy Thiên Sơn thần ni quát mắng như trên, đều ngồi yên bất động, mắt chỉ để lộ sự phẫn nộ.
Thiên Sơn thần ni chắp tay nói: - A Di Đà Phật! Tiểu đồ còn nhỏ dại các vị đạo trưởng chớ nên trách cứ.
Nhất Điệp đạo nhân gượng cười đáp: - Không sao! Không sao ! Bần đạo cũng đã rõ tánh nết của lệnh đồ rồi.
Hà Ngọc Trì lại nói: - Tiện nữ nói không phải hay sao? Sáu vị đã liên tay tấn công Liễu đại ca, đại ca vẫn không hề trả đũa, mà đao kiếm của các vị cũng không chạm tới vạt áo của Liễu đại ca.
Thiên Sơn thần ni trợn mắt, quát mắng: - Câm mồm ! Liễu Tồn Trung chả thọ trọng thương là gì? Hà Ngọc Trì căm hận bọn Huyền Huyền tử vô cớ đả thương Liễu đại ca. Nàng chỉ rình hễ có cơ hội là phát tiết, nay nghe sư phụ quát mắng lại càng không sao nhịn nồi, liền tiếp:
- Chính vì họ đả thương Liễu đại ca không nổi, mới xông tới định giết chết đệ tử. Liễu đại ca vừa bảo vệ đệ tử vừa không chịu xuất thủ phản công nên mới bị thọ thương. Các vị hãy tự vấn lương tâm xem
có đáng hổ thẹn hay không? Bọn Nhất Điệp đạo nhân nghe nói chỉ đưa mắt nhìn nhau mặt thẹn thùng, xanh mét như chàm đổ.
Thiên Sơn thần ni không ngờ sự việc lại như trên, nhất thời không sao nói năng gì được!
Hoàng Diện Phong Cái rất thương mến vị tiểu sư đệ này, nghe Hà Ngọc Trì nói như vậy lứa giận nổi lên đùng đùng, chống mạnh Đà cẩu bổng quát tháo:
- Mấy lão già chó chết cậy lớn bắt nạt nhỏ, ỷ nhiều hiếp ít đả thương tiểu đệ của mỗ. Lão khiếu hóa này phải đòi cho được món nợ ấy.
Nhất thời cục diện trở nên căng thẳng vô cùng. Liêu Vạn Lý tính rất nóng nảy, thấy lão khiếu hóa ngỏ ý khiêu chiến cũng không chịu lép, đứng bật dậy rút luôn thanh Hậu bối đao ra.
Nhất Điệp đạo nhân, Huyền Huyền tử tự biết không phải là đối thủ của Hoàng Diện Phong Cái, nhưng cũng đành rút binh khí ra giơ lên ngang ngực thủ thế.
Hoàng Diện Phong Cái cười hi hí nói: - Tuyệt lắm! Tuyệt lắm? Tất cả cùng tiến lên một lúc đi! Bỗng nghe thấy Nạp Mộc Thượng Nhân niệm Phật hiệu xen lời: - Thiện tai! Thiện tai! Tranh cường hiếu thắng tự tạo sát nghiệp, làm thương tổn tới tôn chỉ ngã Phật từ bi.
Liễu Tồn Trung có nằm mơ cũng không sao ngờ được sự tình lại vỡ lỡ như vậy, vội đứng dậy nói:
- Lão sư ca chớ có hiểu lấm. Tiểu sư đệ thọ thương là vì học nghệ không tinh, chẳng nên oán trách được ai. Nếu chư vị đạo trưởng đây không hạ thủ lưu tình thì tiểu đệ đã sớm bị mất mạng rồi.
Vừa rồi, chàng vừa quay sang bọn Huyền Huyền tử, Liêu Vạn Lý, Nhất Điệp đạo nhân nghiêng mình thi lễ một vòng, tiếp:
- Vãn bối rất cảm ơn tha chết của chư vị. Thứ cho vãn bối không biết lấy gì đền đáp.
Hoàng Diện Phong Cái giơ tay lên gãi mớ tóc bù rối, nói: - Tiểu sư đệ đừng đánh lừa mỗ. Sư đệ đã thọ thương một cách đường đường chính chính hay là vì không trả đũa?
Liễu Tồn Trung đáp: - Lão sư ca, nếu tiểu đệ không chống đỡ thì làm gì còn tính mạng tới lúc này. Tiểu đệ chỉ còn non kém, đối với cách thức cao siêu của quý vị chưởng môn chống đỡ không nổi nên mới trọng thương. Huống hồ các vị đạo trưởng đây đã bị tên Liễu Tồn Trung giả mạo làm cho sự nghiệp tan nát, đồng môn bị giết hại một cách thê thảm. Giữa lúc nóng giận chỉ tưởng tiểu đệ chính là kẻ cừu nhân không đội trời chung nên mới xuống tay hạ thủ. Đó là việc đương nhiên, ai cũng có thể hành động như vậy. Lúc ấy vì người nhiều, chiêu thức trao đổi quá nhanh, Ngọc Trì cô nương đã không nhìn thấy rõ đó thôi.
Nói xong chàng đưa mắt liếc nhìn Hà Ngọc Trì thấy nàng đang trợn mắt nhìn mình có vê tức giận.
Liêu Vạn Lý không ngờ Liễu Tồn Trung lại rộng lượng như vậy, không nhớ tới hận cũ, trong lòng rất khâm phục, giơ ngón tay cái lên ca ngợi:
- Liễu đại hiệp, hôm nay Liêu mỗ mới cảm thấy mình sống không gọi là uổng. Đôi mắt thịt này đã nhận biết được đại hiệp là một người anh hùng cái thế, chẳng trách mỗi khi giang hồ đề cập tới tên Liễu Tồn Trung, ai ai cũng để lộ vẻ kính ngưỡng.
Liêu Vạn Lý nói xong, Nhất Điệp đạo nhân với Huyền Huyền tử cũng nhận thấy vừa rồi mình đã có những lời lẽ quá đáng với chàng, đều cảm thấy bất an, không hẹn mà cũng đồng thanh nói:
- Liễu đại hiệp đã không nhớ tới hận cũ, bần đạo xin đa tạ. Dứt lời cả hai đều chấp tay thi lễ với Liễu Tồn Trung. Hoàng Diện Phong Cái vốn tính nết rất hảo sảng, thấy mọi người đối với tiểu sư đệ mình tôn kính như vậy khoái chí cười hi hí luôn mồm, chân tay múa loạn xạ nói:
- Như vậy mới phải chứ. Bảo tiểu sư đệ mỗ bản lĩnh tầm thường, mỗ là kẻ thứ nhất cương quyết phản đối!
Ngừng giây lát, ông ta lại hỏi: - À, tiểu sư đệ bảo Cái Bang làm sao? Đã lâu lão sư ca chưa trở về tổng đàn, không biết tình thế hiện nay như thế nào?
Huyền Huyền tử cướp lời, đáp: - Lão khiếu hóa không nghe thấy giang hồ đồn đại hay sao? Họ bảo Cái Bang đã tuyển lựa tân bang chủ. Liễu Tồn Trung là gian tế, đạo tặc hái hoa.
Hoàng Diện Phong Cái phùng mồm trợn mép, quát: - Nói bậy ! Ai dám bảo tiểu sư đệ mỗ là đạo tặc hái hoa nào? Huyền Huyền tử cười đáp:
- Lão khiếu hóa hãy nghe mỗ nói đã. Đó đương nhiên là do Đông Doanh vu oan giá họa cho Liễu đại hiệp, khiến đại hiệp không có nơi an thân trên khốn giang hồ.
Hoàng Diện Phong Cái gãi đầu sồn sột, cười hi hí, nói: - Chuyện đó lão khiếu hóa mỗ làm sao biết được. Lão ăn mày suốt ngày ngụp lặn trong rượu thịt, rồi lại lăn ra ngủ khoèo. Mẹ kiếp làm gì có thừa thì giờ lý đến những quỷ quyệt vu oan giá họa đấy. À tiểu sư đệ, hãy nói cho lão sử ca biết, cục diện của Cái Bang sau này như thế nào?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Sau khi tiểu đệ thoát hiểm, từ hàn đầm trở về Cái Bang, nguyên muốn phục mệnh cùng bang chủ lão nhân gia, dọc đường liền nghe thấy người đồn đại: Liễu Tồn Trung đã chôn thây dưới hàn đầm, Cái Bang đang cử hành việc tuyển chọn tân bang chủ. Tiểu đệ chưa kịp về Cái Bang thì tân bang chủ đã được tuyển lựa xong. Các đại sự trong bang đều do một tay Vương Hữu trưởng lão chủ trì.
Hoàng Diện Phong Cái nói: - Lão Vương Hữu Sao bang chủ lại để cho y chủ trì một viện trong bang? Thi Huyền trưởng lão ở đâu?
Liễu Tồn Trung bỗng đau lòng đáp:
- Thi Huyền trường lão đã bị giam lỏng. Tình cảnh của bang chủ thì rất mơ hồ. Cái Bang đã bị các nhân vật Đông Doanh khống chế.
Hoàng Diện Phong Cái bỗng nhảy dựng người lên, quát hỏi: - Vì sao tình cảnh của Lữ Di Hạo lại mơ hồ?
Hoàng Diện Phong Cái với bang chủ Cái Bang Lữ Di Hạo có mối thâm tình đã lâu, nhưng Hoàng Diện Phong Cái không giữ chức vụ gì trong Cái Bang cho nên đôi bên khi gặp nhau đều xưng hô bằng tên tục rất thân mật chứ không theo nghi lễ Cái Bang.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Đó là tiểu đệ đã được Thi Huyền trưởng lão cho biết như vậy. Hoàng Diện Phong Cái “à” lên một tiếng, bỗng lại hỏi:
- Tiểu sư đệ chả nói Thi Huyền trưởng lão bị giam lỏng là gì? Y
làm cách nào mà thông tri cho sư đệ biết được? Liễu Tồn Trung đáp:
- Thi Huyền trưởng lão tuy bị giam lỏng, nhưng vẫn có biện pháp liên lạc với tiểu đệ.
Chàng liền kể những ám hiệu cùng phương cách liên lạc cho Hoàng Diện Phong Cái nghe.
Hoàng Diện Phong Cái nóng nảy nói: - Thế còn bọn Trì Bát Nhược, Hóa Duyên, Vô Cực đâu cả rồi? Sao đâu mất hết?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Các vị ấy không có ở trong bang.
Hoàng Diện Phong Cái hỏi tiếp: - Thế họ đi đâu?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Mấy vị trưởng lão ấy đều là cựu bằng hữu của bang chủ, dù có đao kề cổ cũng quyết không thay lòng đổi dạ, nhưng thấy đại cuộc đã biến chuyển, đành tạm thời ẩn náu. Một để nghe ngóng tin tức bang chủ, hai cố giữ lấy thân để chờ ngày thanh lý cửa ngõ.
Hoàng Diện Phong Cái la ó om sòm: - Bây giờ mà còn lẩn tránh cái nỗi gì nữa? Tên Vương Hữu dám cả gan tạo phản, ăn cơm quốc gia thờ ma Thát Đát. Ta là kẻ thứ nhất thề không buông Thi Huyền trưởng lão cho hắn. Nào, tiểu sư đệ mau đứng dậy theo lão ca đi ngay.
Liễu Tồn Trung hỏi:
- Lão sư ca định đi đâu?
Hoàng Diện Phong Cái chống mạnh cây Đả cẩu bổng nói: - Còn phải hỏi nữa. Lão sư ca sẽ dùng cây Đả cẩu bổng này xông thẳng vào Cái Bang đập chết tươi tên Vương Hữu ngay tại chỗ.
Liễu Tồn Trung vối ngăn cản:
- Lão sư ca chớ nên làm thế.
Hoàng Diện Phong Cái quát hỏi: - Sao lại không được! Dù cho là đầm rồng hang hổ cũng chẳng ngăn trở được lão. Hừ hừ! Tên khốn kiếp quy đầu Vương Hữu trưởng lão hãy đợi lão nhi này tới lấy thủ cấp.
Liễu Tồn Trung nói: - Xin lão ca hãy ngồi xuống nghe tiểu đệ nói đã. Hoàng Diện Phong Cái thóa mạ:
- Mẹ kiếp ! Còn nồi cái cóc chết gì nữa! Đi ngay! Chẳng cần phải nói lôi thôi cho mất thì giờ!
Liễu Tồn Trung lại nói:
- Lão sư ca làm như vậy chỉ là cái dũng của kẻ thất phu.
Hoàng Diện Phong Cái trợn mắt quát hỏi: - Sao lại gọi là cái dũng kẻ thất phu? Hành động văn vẻ của các ngươi chỉ làm hỏng hết đại sự.
Liễu Tồn Trung gượng cười nói:
- Lão sư ca chớ trách cứ, vì giữa lúc khẩn cấp tiểu đệ đã có lời mạo phạm.
Hoàng Diện Phong Cái cười hí hí, nói: - Lão sư ca đâu có trách cứ gì tiểu sư đệ. Nhưng việc này làm cho lão nhi tức giận đến sôi gan không sao chịu nổi. Nên không để cho mỗ đi tất lửa giận sẽ công tâm mà chết.
Liễu Tồn Trung nói:
- Vương Hữu trưởng lão đã bố trí sẵn cạm bẫy đợi lão sư ca trở về. Hoàng Diện Phong Cái hỏi:
- Tiểu sư đệ đừng có đánh lừa ta. Làm sao tiểu sư đệ lại biết được Vương Hữu trưởng lão đã bố trí sẵn cạm bẫy?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Đó là vì Thi Huyền trưởng lão đã phái người thông báo cho tiểu đệ biết. Vị ấy nói:
- Vương Hữu trưởng lão hãi sợ nhất là lão sư ca, mà cũng xem thường nhất là lão cư sa.
Hoàng Diện Phong Cái nghe nói, giơ tay lên gãi đầu bù tóc rối ngơ ngác hỏi:
- Thế là nghĩa lý gì? Đã hãi sợ còn coi thường ta, mẹ kiếp! Tên quỷ đầu rùa ấy... điên rồi chăng?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Không phải lão điên, mà rất hữu lý.
Hoàng Diện Phong Cái cười ha hả, nói:
- Bậy bạ! Bậy bạ! Cả tiểu sư đệ cũng hồ đồ nốt. Tiểu sư đệ hãy nói ra xem vì sao đã rất hãi sợ lại còn coi thường?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Vương Hữu trưởng lão hãi sợ Chấn Thiên tâm pháp của lão sư ca. Đả cẩu bổng không tay địch thủ.
Hoàng Diện Phong Cái cười nói: - Điều này kể cũng hữu lý đấy. Liễu Tồn Trung đáp:
- Còn điều mà lão coi thường chính là cái nết nóng như lửa, cái dũng kẻ thất phu của lão sư ca. Y nói: “Đối phó với Hoàng Diện Phong Cái thật chằng khác gì chơi đùa với đứa trẻ nít lên ba tuổi”, lấy tính mạng của lão sư ca dễ như lấy đồ trong túi.
Hoàng Diện Phong Cái nhảy dựng dậy, hừ nhạt luôn mồm, hậm hực nói:
- Tên Vương Hữu ấy là cái quái gì, sao dám xem thường lão ăn mày già này? Ta nhất định phải gặp hắn,đế xem lão gia này có phải là đứa trẻ nít lên ba chăng.
Suy nghĩ giây lát, lão lại tiếp: - Tiểu sư đệ, lão sư ca không cần sư đệ đi cùng, vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới thủ đoạn của lão nhi. Cứ để lão sư ca đi một mình là được rồi.
Liễu Tồn Trung hỏi:
- Lão sư ca định đi một mình thật ư?
Hoàng Diện Phong Cái cương quyết đáp: - Dĩ nhiên. Xưa nay lão đã nói một thì không phải là hai. Dứt lời lão nhấc Đả cẩu bổng, quay người đi luôn.
Mọi người thấy Hoàng Diện Phong Cái tính nết nóng nảy như vậy nhưng ai nấy không tiện lên tiếng khuyên bảo.
Thiên Sơn thần ni bỗng nói: - Liễu đại hiệp, phen này lão khiếu hóa đi ắt thế nào cũng bị thất thố.
Nạp Mộc Thượng Nhân cũng lên tiếng nói: - A Di Đà Phật! Vừa rồi Liễu thí chủ dùng ngôn ngữ khinh thường khích bác lệnh sư ca là có dụng ý gì thế ?
Mọi người nghe nói mới chợt vỡ lẽ. Vừa rồi những lời của Liễu
Tồn Trung nguyên là phương pháp khích tướng. Liễu Tồn Trung đáp:
- Không dám giấu Thượng Nhân, chính vãn bối đã mạo muội dùng phương pháp ấy. Vãn bối rất hiểu rõ tính nết của lão sư ca thật cương quyết, đã nói một là một chứ không thể là hai. Ông ta đã nhất định đi, có ngăn trở cũng bằng vô ích. Vì vậy mới phải dùng phương pháp ấy.
Nạp Mộc Thượng Nhân nói tiếp: - Vậy xin thí chủ nói rõ vấn đề cho mọi người cùng nghe. Liễu Tồn Trung đáp:
- Lão sư ca xưa nay rất nóng nảy, sơ hốt, hành sự không hề suy tính trước sau, nếu không cảnh tỉnh vị ấy, thể nào lão sư ca cũng tới tổng đàn tìm kiếm lão Vương Hữu, hậu quả không thể đo lường được. Hiện tại nói khích như thế tất nhiên thể nào vị ấy cũng đề cao cảnh giác hành sự thận trọng, sự an toàn do đó sẽ được tăng gia.
Nạp Mộc Thượng Nhân chắp tay khen ngợi: - Thiện tai! Thiện tai ! Liễu thí chủ quả nhiên thông tuệ cơ trí. Nhất Điệp đạo nhân bỗng nói:
- Tuy là thế, nhưng lão khiếu hóa đơn thân mạo hiểm, mãnh hổ nan địch quần hồ. Điều đó cũng rất đáng ngại.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Đạo trưởng nói rất phải. Vãn bối đã quyết định đi theo sau ngay, ngấm ngầm hiệp trợ lão sư ca.
Hà Ngọc Trì nghe Liễu Tồn Trung định đi, nàng đưa mắt liếc nhìn sư phụ muốn nói lại thôi.
Thiên Sơn thần ni thấy cử chỉ ấy của nàng liền vỡ lẽ ngay cười hỏi:
- Ngọc Trì muốn đi cùng Liễu đại ca phải không?
Hà Ngọc Trì vội gật đầu ngay. Thiên Sơn thần ni lộ nụ cười bí ẩn nói tiếp:
- Nếu đi theo Liễu đại ca thì con không được quấy phá đấy. Hà Ngọc Trì hân hoan đáp:
- Đệ tử xin tuân mệnh.
Liêu Vạn Lý vừa rồi hiểu lầm Liễu Tồn Trung, trong lòng rất hối hận, luôn tìm cơ hội hiệp trợ chàng, vội nói:
Liễu đại hiệp đi phen này nhân cô thế đơn, Liêu mỗ không thể yên tâm được. Chi bằng chúng ta cùng đi tới đó, tốt xấu gì cũng có người giúp đỡ một tay.
Nhất Điệp đạo nhân đưa mắt liếc nhìn Liêu Vạn Lý, rồi lại liếc trộm Hà Ngọc Trì, rồi mới xen lời:
- Nếu tất cả cùng kéo đi ồ ạt, mục tiêu dễ bị lộ liễu Vậy chúng ta nên để Liễu đại hiệp với Hà Ngọc Trì cô nương đi trước rồi sẽ theo sau tiếp ứng mới là thượng sách.
Liêu Vạn Lý thấy ánh mắt của Nhất Điệp đạo nhân, chợt tỉnh ngộ, nói:
- Chính thế. Nếu đi nhiều người, thể nào cũng bị lộ hình tích mà nên để Liễu đại hiệp với Ngọc Trì cô nương đi trước thì hơn.
Hà Ngọc Trì đứng cạnh đó cũng hội ý mỉm cười. Liễu Tồn Trung không hiểu tâm ý của họ ra sao, nên chàng không tiện nói nhiều, vội chắp tay bái biệt mọi người rồi cùng Hà Ngọc Trì rời khỏi Phiến Phàn tự, trực chỉ tổng đàn tiến phát.
Ra khỏi Thiên Bình cốc, cả hai cùng đi theo đại lộ, đường đi rất nhiều ngã ba, bờ ruộng tung hoành. Hà Ngọc Trì nói:
- Liễu đại ca, đường này đi tới tổng đàn ư? Liễu Tồn Trung đáp:
- Có lẽ thế.
Chàng giơ tay ra chỉ về một con đường ở mé Tây. Hà Ngọc Trì nói:
- Sao lại có lẽ! Là đúng hay sai phải đích xác chứ. Nếu đi lầm đường thì hỏng bét đấy.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Cứ đi một đoạn rồi tìm đường hỏi thăm là biết ngay.
Hai người chậm rãi tiến bước. Chỉ thấy sơn lãnh liên miên, chứ không thấy thôn xóm gì cả. Mặt trời đã dần dần lặn về Tây. Gió núi thổi lồnglộng. Hà Ngọc Trì phụng phịu trách móc:
- Sự lầm lỡ này là do đại ca không cẩn thận, đi sai cả đường. Hiện tại trước mặt không có khách điếm, sau lưng không có thôn xóm, đến khi trời tối thì biết làm thế nào?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Chúng ta hãy đi tiếp đoạn nữa xem đã.
Hai người lại tiếp tục tiến thẳng nhưng sau một đoạn đường dài vẫn không thấy có khói lửa, nhà cửa gì cả.
Bấy giờ trời đã tối om. Phía viễn sơn mây đen kéo tới đầy trời. Liễu Tồn Trung nghĩ thầm:
“Trên trời mây đen đang ùn ùn kéo tới gió mỗi lúc một mạnh, đó là điềm một trận mưa to sắp sửa đổ xuống. Ta cần phải tìm ngay nơi trú mưa mới được.”
Liễu Tồn Trung đưa mắt dào dác nhìn tứ phía, chỉ thấy những vách núi nhấp nhô, làm gì có nơi nào để tạm trú ẩn, duy bên mé tả có một khu rừng rậm rạp. Liễu Tồn Trung liền nói:
- Chúng ta hãy tới khu rừng kia nghỉ ngơi giây lát. Hà Ngọc Trì mặt đỏ bừng, đáp:
- Chui vào trong rừng nghỉ ngơi ? Không, tiểu muội...Liễu Tồn Trung nói:
- Hiền muội chớ hoài nghi. Nếu chúng ta đi qua nơi đây, lát nữa sẽ không còn nơi trú chân đấy.
Hà Ngọc Trì bẽn lên, phụng phịu đáp: - Tiểu muội không chịu đâu.
Liễu Tồn Trung thở dài, nói:
- Không chịu sao được. Nơi đây không có khách điếm hoặc thôn xóm nào, thì đành phải ngộ biến tòng quyền chứ.
Hà Ngọc Trì đỏ bừng mặt, thốt: - Đại ca xấu lắm!
Liễu Tồn Trung ngạc nhiên hỏi: - Ngu huynh xấu gì đâu?
Hà Ngọc Trì ngượng nghịu cúi đầu xuống, mân mê vạt áo, tim đập thình thịch.
Liễu Tồn Trung không hiểu rõ tâm lý của nàng ra sao, khẽ giơ tay ra đặt lên vai Hà Ngọc Trì, thất thanh la lớn:
- Ôi chao! Hỏng bét! Hiền muội mắc chứng bệnh gì mà người nóng hổi, tim đập mạnh như thế? Nơi đây không có thầy lang, biết làm sao bây giờ?
Hà Ngọc Trì nghe chàng nói như vậy, tim càng đập mạnh hơn như trống làng, cúi gầm đầu không đáp.
Liễu Tồn Trung quan tâm hỏi:
Ngọc Trì muội đau đấyư ? Bị bệnh phải không?
Hà Ngọc Trì lắc đầu lia lịa, đáp:
- Không. Tiểu muội đâu có bị bệnh.
Liễu Tồn Trung thở dài, nói:
- Hiền muội đừng lừa dối đại ca. Tim của hiền muội đập rất gấp. Mau vào trong rừng kia ngay, nếu chậm không kịp đâu.
Hà Ngọc Trì trố mắt hỏi: - Chậm không kịp, thế là nghĩa lý gì? Liễu Tồn Trung đáp:
- Hiền muội thật không rõ ?
“Trời đất, làm sao mình biết chàng ta định giở trò gì?” Nghĩ đoạn, nàng liền nói:
- Đại ca không nói tiểu muội làm sao biết rõ được. Liễu Tồn Trung bật cười nói:
- Đúng vậy, đại ca quả thiệt hồ đồ. Đại ca chỉ mới nghĩ đến chứ chưa nói với hiền muội, chả trách hiền muội lại không hay biết.
Hà Ngọc Trì như ở trên mây xanh rớt xuống, ngơ ngác hỏi: - Đó là việc gì thế?
Liễu Tồn Trung giơ tay ra chỉ về phía sau, nói:
- Đằng kia mây đen đang ùn ùn kéo tới. Giây lát sau, thể nào trời cũng đổ xuống một trận mưa lớn, nếu chúng ta không vào trong rừng ẩn tránh mưa thì ẩn núp vào đâu bây giờ.
Hà Ngọc Trì thở hắt ra, cảm thấy những ý nghĩ bậy bạ của mình vừa rồi thật tức cười, liền đáp:
- Nếu vậy chúng ta phải tới đó tránh mưa ngay.
Hai người liền thi triển khinh công, chỉ trong nháy mắt đã tới khu rừng nọ.
Hai người đưa mắt nhìn thấy khu vườn ấy rất âm u nghiêm mật. Lúc ấy trời đã tối mù mịt, trong rừng giơ tay ra không nhìn thấy năm ngón.
Hà Ngọc Trì bỗng khiếp sợ, cứ theo sát bên cạnh Liễu Tồn Trung. Chàng bỗng ngửi thấy mùi hương thơm như lan như xạ thoang thoảng bay vào mũi, bỗng nghe thấy Hà Ngọc Trì khẽ thốt:
- Đại ca, tiếu muội sợ lắm.
Liễu Tồn Trung cười hỏi: - Ngọc muội là Thiên Sơn nữ hiệp còn sợ cái nỗi gì? Hà Ngọc Trì đáp:
- Đại ca không rõ, trong rừng này tối om như thế nhất định có đại xà, tiểu muội sợ lắm.
Liễu Tồn Trung cười ha hả nói:
- Rắn thì có gì đáng sợ. Chỉ một cái đá cũng đủ khiến chúng chết ngay tại chỗ rồi.
Hà Ngọc Trì run giọng nói: - Làm sao mà đá được? Nếu đại ca đá nó, nó sẽ cuốn chặt lấy chân ngay. Như thế sợ chết đi được.
Liễu Tồn Trung cười nói:
- Rắn vốn sợ người. Nếu hiền muội không làm gì nó, thì nó phong bao giờ cắn hiền muội. Hơn nữa, một khi hiền muội đá vào chỗ nhược nó sẽ mềm nhũn làm sao còn cục cựa được.
Hà Ngọc Trì hỏi: - Nếu vậy đại ca không sợ rắn ư? Liễu Tồn Trung đáp:
- Đại ca chẳng sợ gì cả, chỉ sợ mỹ nhân mà thôi. Hà Ngọc Trì phùng má, nói:
- Hừ ! Đại ca giễu cợt tiểu muội phải không? Dứt lời, nàng vung quyền đánh ra luôn.
Liễu Tồn Trung cố ý không tránh né.
Chỉ nghe thấy bộp một tiếng, quyền của Hà Ngọc Trì đã đánh trúng đầu vai chàng. Liễu Tồn Trung kêu la om sòm:
- Ái chà ! Đau quá! Đau quá !
Hà Ngọc Trì biết chàng định giễu cợt mình. Bộp bộp nàng lại đánh thêm hai quyền nói:
- Đáng kiếp! Ai bảo đại ca dám chọc ghẹo tiểu muội. Liễu Tồn Trung cười nói:
- Sự thật là thế, chứ đại ca chọc ghẹo Ngọc muội bao giờ? Hà Ngọc Trì lại giơ quyền lên đánh tiếp.
Lần này Liễu Tồn Trung không chịu đòn nữa, vội lách người tránh sang bên, quyền của Hà Ngọc Trì liền đánh hụt vào chỗ trống không ngay.
Nàng không chậm trễ, tả hữu quyền từ dưới đánh ngược lên, linh xảo phiêu hốt cực độ.
Liễu Tồn Trung cố ý bỡn cợt, đợi tới khi quyền của Hà Ngọc Trì sắp đánh trúng đích, chàng mới nhẹ nhàng nghiêng mình tránh.
Hành động ấy của chàng càng làm cho Hà Ngọc Trì nổi tính hiếu thắng, chân hơi di động, lại đánh tiếp một quyền.
Liễu Tồn Trung liền lướt sang bên hai thước. Lúc bấy giờ trong rừng tối đen như mực, bỗng nền trời có ánh chớp nhoáng lên, tiếng sấm chuyển ầm ầm, cuồng phong thổi lá cây rơi lả tả.
Liễu Tồn Trung vội nói:
- Mưa tới nơi đấy. Mau tìm gốc cây ẩn tránh đi.
Thừa lúc ánh chớp chiếu sáng rực. Liêu Tồn Trung đã nom thấy cách đó không xa có một cây đại thụ rất lớn, tới hai người ôm, gốc cây có một chỗ lõm sâu vào, vừa đủ để hai người ẩn núp.
Cả hai vừa chạy tới nơi, mưa liền đổ xuống như thác lũ, cuồng phong lồng lộng, cành lá rơi tơi tả.
Mưa đổ xuống mặt đất, tạt vào người khiến cả hai ướt đẫm như chuột lột.
Hai người cùng núp trong hốc cây, da thịt nam nữ cọ xát đôi bên đều có cảm giác thích thú một cách lạ lùng.
Cũng may lúc bấy giờ bốn bề tối om, có đối diện cũng không nhìn rõ đối phương, nên hai người đã tránh được sự ngượng ngùng, hổ thẹn.
Hà Ngọc Trì khẽ nói: - Liễu đại ca quen biết tất cả bao nhiêu bạn gái? Liễu Tồn Trung liền đáp:
- Ngọc muội thử đoán xem.
Hà Ngọc Trì vội nói: - Mười người phải không? Chín người... tám người... bảy người đúng chăng? Không phải hả? Thế sáu người... năm người.
Nàng nói luôn một hơi, vẫn không thấy Liễu đại ca trả lời.Trong bóng đêm, nàng cảm thấy dường như Liễu đại ca ghé sát miệng vào
tai mình, thủ thỉ:
- Một người.
Hà Ngọc Trì vội hỏi: - Ai thế?
Liễu Tồn Trung bật cười ha hả, đáp: - Đây là chuyện bí mật của đại ca, không thể công khai nói cho ai nghe được.
Hà Ngọc Trì dậm chân hờn dỗi nói: - Nếu đại ca không nói ra tiểu muội không chơi với đại ca nữa. Liễu Tồn Trung khẽ đáp:
- Hiện tại chưa phải lúc.
Hà Ngọc Trì khẽ hừ một tiếng quay đầu đi nơi khác. Liễu Tồn Trung đang định dỗ nàng, đột nhiên thấy có hai bóng đen xuyên vào rừng sâu.
Lúc này cơn mưa vẫn chưa ngớt, những cơn gió thổi ào ào, tiếng sấm sét vẫn vang động không ngừng.
Nếu Liễu Tồn Trung không có nội lực thâm hậu, thị lực sắc bén hơn người, thật khó lòng phát giác sự việc trên.
Chàng khẽ lay Hà Ngọc Trì, nói: - Có người đấy.Hả Ngọc Trì giật mình hỏi: Đại ca nhìn thấy ư?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Ừ, hai kẻ dạ hành.
Hà Ngọc Trì khẽ nói: - Họ ở đâu?
Liễu Tồn Trung đáp: - Đi qua rồi. Có lẽ họ tìm nơi trú mưa. Lúc này Hà Ngọc Trì đang ẩn núp trong hốc cây ấm áp cũng chẳng muốn di động sang nơi khác, liền nói:
- Mặc kệ họ, chúng ta cứ ẩn núp ở đây. Nước sông không phạm tới nước giếng là xong.
Liễu Tồn Trung nhắm mắt suy nghĩ giây lát, khẽ đáp:
- Thân hình hai người nọ trông rất quen mắt. Hiền muội cứ ở lại đây, để đại ca đuổi theo xem sao.
Hà Ngọc Trì khiếp hãi, kêu to: - Ối chà! Tiểu muội sợ lắm. Liễu Tồn Trung cười hỏi:
- Ngọc muội sợ gì?
Hà Ngọc Trì run giọng đáp: - Tiểu muội sợ đại xà. Trong rừng này thể nào cũng có rất nhiều đại xà.
Liêu Tồn Trung lắc đầu gượng cười nói:
- Đại ca chỉ sợ hiền muội bị đau, không chịu nổi mưa gió, chứ gốc cây này làm gì có rắn với rết.
Hà Ngọc Trì không chịu đáp: - Không! Tiểu muội đi cùng với đại ca cơ. Liễu Tồn Trung nói:
- Nếu vậy cũng được.
Dứt lời, chàng bướt ra khỏi gốc cây, theo phương hướng của hai dạ hành vừa rồi đuổi theo.
Hà Ngọc Trì thi triển khinh công “Đề Tung thuật” theo sát Liễu Tồn Trung, ra khỏi khu rừng mưa đã ngớt dần, ánh trăng bắt đầu ló dạng nhưng nửa mảnh vẫn còn lẩn sau những đám mây mù.
Trong bóng đêm mông lung, bên ngoài rừng là một dãy núi liên miên bất tuyệt.
Liễu Tồn Trung mắt sáng như sao, dĩ nhiên thấy hai bóng đen trước mặt tiến vào sơn cốc. Chàng cả mừng, vội gia tăng thêm tốc lực, chỉ trong thoáng cái đã lướt tới cốc khẩu.
Dưới đáy cốc có một ánh lửa yếu ớt lấp lánh như mắt một con quỷ.
Liễu Tồn Trung vận mục lực nhìn khẽ nói với HàNgọc Trì:
- Dưới cốc có một gian nhà tranh, ánh lửa nọ từ cửa sổ hắt ra. Xem như vậy hai kẻ dạ hành nọ đã vào trong căn nhà ấy.
Hà Ngọc Trì hỏi: - Thế đại ca có định tới đó không? Liễu Tồn Trung cười đáp:
- Làm như thế chỉ e quá lỗ mãng. Hiện tại chúng ta còn chưa biết
hai người nọ là ai. Vậy Ngọc muội thủ giữ nơi đây để một mình đại ca tới đó tùy cơ hành sự.
Hà Ngọc Trì khẽ gật đầu. Liễu Tồn Trung nhún mình chỉ vài ba cái nhảy nhót đã tới gần căn nhà tranh nọ.
Liễu Tồn Trung nằm bất động trên mái ngói nghe ngóng hồi lâu. Bỗng có tiếng khe khẽ nổi lên, cánh cửa hé mở, có hai bóng người nhanh nhẹn lách ra. Liễu Tồn Trung vừa nhìn thấy họ cơ hồ như suýt kinh ngạc la lên. Thì ra hai người nọ chính là Cát Đạt Tố đại đệ tử của Thanh Hải Lạp Bột Tự Tôn Kha Ba, và Dương Cự Nguyên, đệ tử của Vô Trần đạo sĩ.
Liễu Tồn Trung đã gặp Dương Cự Nguyên một lần. Ngày nọ ở Thanh Sơn cơ Thái Bạch lâu Trần cô nương bị bọn áo xám cướp đi, Liễu Tồn Trung đuổi theo tiếp cứu bất ngờ dọc đường phát hiện Vô Trần với Tôn Kha Ba giảo nghiệm võ công. Theo Tôn Kha Ba nói thì Dương Cự Nguyên đã bị bại dưới tay nhị đồ đệ Sài Đạt Mộc của lão. Nữ đệ cua Vô Trần là Tố Tố thì bị bại dưới tay tam đệ tứ Cổ Đạt Lạt. Đại đệ tử Cát Đạt Tố của Tôn Kha Ba thì không có tay đối thủ.
Vô Trần bị Tôn Kha Ba dồn ép, đang vô kế khả thi, chợt phát giác Liễu Tồn Trung đang ẩn thân trên ngọn cổ thụ liền cất tiếng gọi chàng xuống để so tài với Cát Đạt Tố.
Vì thế Cát Đạt Tố với Dương Cự Nguyên, Liễu Tồn Trung đều rất quen mặt. Hiện tại Liễu Tồn Trung có một mối thắc mắc lớn là Dương Cự Nguyên với Cát Đạt Tố đứng trên cương vị đối địch, xưa nay chính tà vốn bất lưỡng lập, sao lúc này lại bỗng dưng đi cùng với nhau như vậy?
Liễu Tồn Trung vốn thường tự hào cơ trí hơn người, nhưng lúc này chàng đã cố moi óc suy nghĩ mà vẫn không sao hiểu rõ được vấn đề.
Chỉ thấy Cát Đạt Tố đi trước, Dương Cự Nguyên theo sau, tiến ra ngồi lên hai chiếc ghế thấp. Bấy giờ mưa gió đã ngừng hẳn. Hai người tuy khẽ đàm luận, nhưng ở bên ngoài vẫn nghe thấy rất rõ ràng.
Cát Đạt Tố nói: - Cự Nguyên hãy suy nghĩ kỹ đi rồi trả lời mỗ cũng chưa muộn. Dương Cự Nguyên đáp:
- Chẳng cần gì phải suy nghĩ kỹ nữa. Tiểu đệ xin ưng thuận ngay. Cát Đạt Tố cả mừng, thò tay vào lưng móc ra một cái bao nhỏ,
nói:
- Đây này, chỉ cần Nguyên huynh chiếu theo đúng kế hoạch mà hành sự, bảo đảm sẽ thành công mỹ mãn.
Cự Nguyên hơi trù trừ, rồi giơ tay ra đỡ lấy. Cát Đạt Tố nói tiếp: - Mỗ chờ ở bên ngoài, Nguyên huynh làm xong việc cứ vỗ tay ra hiệu, mỗ sẽ tiếp ứng.
Dương Cự Nguyên khẽ gật đầu. Hai người đang định rời khỏi chỗ ngồi, Liễu Tồn Trung ở ngoài cửa sổ quan sát rất rõ ràng, chỉ sợ hai tên nọ ra tới cốc khẩu sẽ dụng đầu Hà Ngọc Trì làm hỏng hết đại sự.
Vì vậy chàng chuyển mình nhẹ nhàng hạ chân xuống đất phóng thắng ra cốc khẩu.
Chàng thấy Hà Ngọc Trì đang chẩu môi hậm hực đứng ở đó. Vừa lúc Liễu Tồn Trung chạy tới, nàng liền quay đầu đi nơi khác.
Thái độ này của nàng Liễu Tồn Trung rất quen thuộc Nhưng chàng cũng chẳng rõ nàng đang hờn giận ai, liền hỏi:
- Ngọc Trì muội lại hờn dỗi rồi phải không?
Hà Ngọc Trì chẩu môi, đáp:
- Nếu đúng thế thì tại sao? Tiểu muội đang giận đại ca còn ai nữa. Liễu Tồn Trung cười ha hả, nói:
- Cô bé xinh đẹp, sao bỗng dưng lại giận đại ca như vậy?
Hà Ngọc Trì hậm hực đáp: - Còn phải hỏi nữa. Đi đâu mà lâu thế, khiến người ta đợi chở đến nóng ruột.
Liễu Tồn Trung đang định kể rõ tình hình vừa rồi, đột nhiên thấy hai bóng đen đã lướt ra khỏi căn nhả tranh, chàng vội kéo tay nàng khẽ nói:
- Đừng lên tiếng nữa, mau theo đại ca lại đây!
Rồi chàng lôi Hà Ngọc Trì tới ẩn sau một tảng đá lớn. Hà Ngọc Trì đang kinh ngạc đã thấy hai bóng đen từ dưới cốc xuất hiện, chỉ trong nháy mắt đã ra khỏi cốc khẩu.
Hà Ngọc Trì thầm phục Liễu đại ca rất tài ba, nếu không kịp thời kéo nàng lẩn tránh thì thể nào cũng bị hai bóng đen trông thấy.
Hà Ngọc Trì khẽ hỏi: - Liễu đại ca, hai bóng đen nọ là ai thế?
Liễu Tồn Trung đáp: - Trên dời này thật nhiều chuyện không thể nào ngờ trước dược. Nếu không phải đích mắt đại ca thấy thì không thể tin đó là sự thật.
Hà Ngọc Trì vội hỏi tiếp: - Việc gì thế? Đại ca mau nói cho tiểu muội nghe đi? Liễu Tồn Trung đáp:
- Hai bóng den nọ một là Cát Đạt Tố, đại đệ tử của Thanh Hải Lạp Bột Tự Tôn Kha Ba.
Hà Ngọc Trì nói: - Chính tên này đã từng đuổi theo chúng ta đại ca có nhớ không? Ngày nọ khi chúng ta cứu Viên đại nhân ở Lạc Nhạn cốc rồi ẩn núp trong bụi cỏ, gã chằng cầm trường kiếm sáng quắc chém bừa vào bụi rậm là gì ?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Việc ấy đại ca không nhớ rõ, nhưng đại ca giao đấu với gã nhiều lần. Vu Viên Công của gã không thể coi thường được.
Hà Ngọc Trì lại hỏi: - Thế còn bóng đen kia là ai? Liễu Tồn Trung đáp:
- Đại ca vừa nói chuyện khó thấy chính bởi người này. Vì y không phải xa lạ, mà lại là Dương Cự Nguyên đệ tử của Vô Trần đạo sĩ.
Hà Ngọc Trì không biết Dương Cự Nguyên là ai nhưng đã từng gặp gỡ Vô Trần đạo sĩ biết ông ta là người đứng đầu nhóm Vũ Trụ Ngũ Kỳ, một vị chí sĩ của võ lâm chính phái. Đệ tử của ông ta lại liên lạc với đệ tử của Tôn Kha Ba thật là một chuyện lạ lùng không thể tưởng tượng được.
Hà Ngọc Trì không tin hỏi lại: - Thật gã đó là Dương Cự Nguyên ? Chắc đại ca nhận lầm người cũng nên?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Không thể sai được, trăm phần trăm là y.
Hà Ngọc Trì lại hỏi: - Nếu đúng vậy thì tại sao gã lại cùng đi với tên Cát Đạt Tố? Liễu Tồn Trung đáp:
- Việc không thể chậm trễ được. Chúng ta phải đuổi theo chúng ngay ắt sẽ rõ được chân tướng.
Hà Ngọc Trì cảm thấy việc này rất thích thú hân hoan tuân lời ngay.
Hai người khinh công tuyệt thế, theo hai bóng đen nọ rất xa, đường rối quanh co khúc khuỷu đều theo các ngõ ngách nhỏ của vách núi mà đi. Mất quá nửa đêm, hừng đông đã dần ló dạng ở góc trời.
Hà Ngọc Trì chăm chú nhìn về phía trước. Nàng đã có thể lờ mờ nhìn thấy bóng dáng của bọn chúng lưng đeo trường kiếm, mình mặc kình trang màu xám tro.
Liễu Tồn Trung khẽ nói:
- Hiện tại trời đã sắp sáng, chúng ta chớ nên theo quá gần.
Hà Ngọc Trì vội đáp: - Dạ!
Cả hai đi chậm đại, tiếp tục theo dõi ở đằng xa.
Nơi đây bắt đầu xuất hiện thôn xóm. Nhưng người ở đó dậy rất sớm, đa số làm việc đồng áng.
Hai người đi thêm một đỗi đường nữa thi tới một tiểu thị trấn. Thị trấn này tuy phố xá không nhiều nhưng có đủ trà lâu tửu quán rất náo nhiệt.
Liễu Tồn Trung thấy Cát Đạt Tố với Dương Cự Nguyên vội vã bước vào trong một trà quán, chàng liền nói với Hà Ngọc Trì:
- Chúng ta cũng tới đằng kia mà dùng trà đi.
Chàng giơ tay ra chỉ vào một trà quán đối diện với căn của hai tên nọ. Hà Ngọc Trì bỗng hỏi:
- Đại ca đã thấy đói chưa? Liễu Tồn Trung đáp:
- Chúng ta cứ thủng thắng ăn uống, đợi hai tên kia bước ra. Thế rồi hai người chậm rãi bước vào trong quán.
Liễu Tồn Trung đưa mắt về phía đối diện. Giây lát sau, đã thấy Cát Đạt Tố với Dương Cự Nguyên hối hả bước ra, quẹo một khúc quanh tiến thắng về phía Đông.
Liễu Tồn Trung vội móc bạc vụn ra trả, trà cũng chẳng uống, vội chạy theo sau theo dõi hai tên nọ.
Chàng thấy Cát Đạt Tố với Dương Cự Nguyên dừng chân trước
cửa một trang viện.
Trang viện ấy khí phái rất lớn, ngoài cửa có hai con sư tử đá ngồi ở hai bên. Hơn ba mươi hán tử ăn mặc theo lối tráng đinh, tướng tá rất vạm vỡ, gân cốt nổi lên cuồn cuộn, đứng tụ tập ở ngoài trang.
Nơi đây cách thị trấn khoảng nứa dặm, tên gọi là Mộc Bá Trấn. Liễu Tồn Trung năm trước đây khi xuống miền Nam đã đi qua nơi này nhưng không biết tòa trang viện này của ai?
Hà Ngọc Trì khẽ kéo tay áo Liễu Tồn Trung hỏi: - Đại ca, trang viện này lớn thật. Không biết chủ nhân là ai thế ? Liễu Tồn Trung lắc đầu đáp:
- Đại ca cũng không rõ, đại khái có liên quan với Cát Đạt Tố.
Chỉ thấy bọn hán tử ở bên ngoài bỗng tiến lên vây quanh Cát Đạt Tố.
Cát Đạt Tố đưa tay ra chỉ trỏ Dương Cự Nguyên, thế rồi bọn chúng tiền hô hậu ủng kéo eả vào trong trang.
Trong cửa trang là một bãi cỏ rộng, chiếm một khoảng đất rất lớn. Tiếp dó là hai dãy phòng kiến trúc rất quy mô, phía giữa có chừa một con đường trải đá rộng rãi.
Tiến tới phía trước mặt có một cánh cửa hình vòng cung rất lớn. Qua khỏi cửa ấy là gian đại sảnh.
Lúc ấy bên hành lang mé tả một lão già lướt ra, mặc quần áo nô bộc, đầu chít khăn, vừa thấy bọn hán tử liền hô hậu ủng Cát Đạt Tố với Dương Cự Nguyên tới nơi, liền cung kính nói:
- Không hiểu hôm nay có luồng gió lạ gì mà thổi được Cát công tử tới đây?
Dứt lời lão nọ thái độ vẻ bợ đỡ cười nịnh luôn mồm. Cát Đạt Tố liền nói với Dương Cự Nguyên:
- Dương huynh, vị này là Quách nhị bá, quản gia của Mộc dại trang chủ.
Dương Cự Nguyên liền tiến lên tương kiến. Lão quản gia được gọi là Quách nhị bá vâng dạ luôn mồm nói:
- Được diện kiến công tử, thật lão nhi có phúc lớn. Bay đâu mau đem trà nóng lên. Cát Đạt Tố xua tay, nói:
- Khỏi cần! Đoạn gã ghé vào tai lão già nói mấy câu rồi mới lớn tiếng tiếp:
- Quách nhị bá, vị Dương Cự Nguyên huynh đây chính là sư huynh của Tố Tố cô nương. Phiền nhị bá chỉ dẫn, để hai sư huynh muội được kiến diện.
Lão già họ Quách toét miệng cười, chắp tay, dẫn Dương Cự Nguyên tiến tới trước một căn phòng giơ tay chỉ vào bên trong, nói:
- Dương công tứ, chính phòng này đây. Tiểu nhân xin cáo lui. Dương Cự Nguyên đang định gõ cửa, bỗng nghe thấy giọng của Tố Tố nói:
- Ủa! Người có nhắn giùm không? Cổ ca ca đâu, sao không dẫn chàng tới đây gặp tôi?
Giọng một phụ nữ đáp: - Cổ công tử là quý tôn của lão gia, ai dám đường đột với vị ấy Tố Tố nói:
- Nếu vậy, sao không dẫn Cổ ca ca tới đây. Và sao lại để chúng tôi được gặp nhau? Các ngươi lòng dạ đều xấu xa hết.
Phụ nữ nọ nói: - Cô nương chớ tức giận. Lão gia chưa hạ mệnh lệnh, chúng tôi thân làm kẻ ăn người ở đâu dám hành sự bừa bãi.
Tố Tố giận dữ nói: - Bổn cô nương chỉ muốn ngươi dẫn Cổ ca ca tới đây. Không cần tiến hành mệnh lệnh của lão gia gì cả.
Dương Cự Nguyên đứng ở bên ngoài nghe Tố Tố luôn miệng nhắc tới Cổ ca ca không biết đối phương là ai nhưng hiển nhiên phải là một nam tử lòng bỗng tê tái.
Tố Tố lén hạ sơn thì ra đã sớm có ý trung nhân. Chẳng trách xưa nay đối với mình không một chút thân thiết.
Nghĩ đoạn, lửa ghen bốc lên ngùn ngụt, đập cửa thình thình liên hồi. Thanh âm phụ nữ ở trong phòng hỏi vọng ra:
- Ai thế ?
Dương Cự Nguyên nói: - Sư muội, sư huynh tới đây.
Phụ nữ nọ hỏi:
- Cô nương, người gõ cửa có phải Cổ ca ca chăng? Tố Tố đã nghe ra đó là tiếng nói của Dương Cự Nguyên, liền mừng rỡ thốt:
- Dương sư ca đấy ư? Sao lại tới đây được?
Tiếp theo đó, tiếng cửa phòng kèn kẹt, Tố Tố thỏ đầu ra, la lớn: - Ồ! Dương sư ca tới bao giờ thế?
Dương Cự Nguyên thấy sư muội từ khi cách biệt vẫn không có gì đổi khác vui vẻ hoạt bát như xưa, gã mừng rỡ nói:
- Sư muội sao lại ở đây, làm cho sư huynh tìm kiếm vô cùng khổ sở.
Phụ nữ nọ thấy hai người là sư huynh muội, tất phải có nhiều chuyện hàn huyên, liền lặng lẽ bước ra ngoài, khẽ đóng cửa phòng lại.
Dương Cự Nguyên thấy trong trần thiết rất trang nhã, liền hỏi: - Sư muội sao lại tới nơi đây?
Tố Tố hừ nhạt đáp: - Ai thích tới đây bao giờ đâu ! Tiểu muội bị chúng bắt đem tới đấy chứ!
Dương Cự Nguyên hỏi tiếp: - Thế ai bắt sư muội đem tới đây? Tố Tố đáp:
- Có ma quỷ mới biết được là ai. Dường như bọn chúng rất đông thì phải.
Dương Cự Nguyên đưa mắt nhìn quanh một lượt rồi tiếp: - Nơi đây không có ai ngăn trớ, sao sư muội không bỏ đi? Tố Tố hừ nhạt, đáp:
- Ai bảo tiểu muội không muốn rời khỏi chỗ này? Tiểu muội với Cổ ca ca đào tẩu nhưng đều thất bại.
Dương Cự Nguyên bỗng sầm nét mặt, hỏi: - Cổ ca ca là ai?
Tố Tố đáp: - Sư huynh hỏi chàng ta làm gì?
Dương Cự Nguyên thấy Tố Tố có vẻ hờn giận, liền gượng cười, đáp:
Tố Tố là sư muội của ngu huynh, vì vậy ngu huynh mới quan tâm đến Tố muội mà hỏi như vậy thôi.
Tố Tố lạnh lùng nói: - Ai cần sư ca phải quan tâm. Có phải sư huynh nghe tiểu muội
nhắc tới Cổ ca ca, trong lòng không được vui đấy chăng?
Dương Cự Nguyên gượng cười, đáp: - Điều này... điều này...
Tố Tố bĩu môi, nói: - Xí! Thái độ cùng bộ mặt của sư ca, hễ trông thấy là tiểu muội chán ghét muốn chết được.
Dương Cự Nguyên đứng thộn người ra hồi lâu mới toét miệng cười nịnh. Tố Tố bỗng cười nói:
- Thôi được. Có nói cho sư ca hay cũng chẳng sao. Vị Cổ ca ca ấy sư ca đã từng gặp gỡ rồi. Dương Cự Nguyên ngạc nhiên hỏi:
- Sư ca đã gặp ở đâu? Y tên là gì? Tố Tố đáp: - Chàng chính là đệ tử thứ ba của Tôn Kha Ba, tên là Cổ Đạt Lạt. Sư ca chả gặp rồi là gì?
Dương Cự Nguyên thất kinh, nói: - Thì ra tiểu tử Cổ Đạt Lạt.
Tố Tố hờn giận nói: - Sư ca ăn nói đàng hoàng đôi chút có được không? Cái gì là tiểu tử với đại tử, nghe thật đáng ghét.
Dương Cự Nguyên gượng cười, nói: - À, sư huynh lỡ lời, sư muội chớ nên trách cứ. Tố Tố lạnh lùng đáp:
- Tôi không thèm lý tới sư ca nữa, nếu sư ca cứ ăn nói hồ đồ như vậy.
Dương Cự Nguyên vội nói: - Sư muội, không phải sư ca dám giáo huấn đâu, nhưng sư muội thật quá hoang đường.
Tố Tố mắt hạnh tròn xoe, hỏi: - Tiểu muội hoang đường ở chỗ nào? Dương Cự Nguyên đáp:
- Cổ Đạt Lạt... tiểu tử là kẻ đối đầu sinh tử với giới hiệp nghĩa đạo chúng ta, chẳng lẽ sư muội quên mất những lời giáo huấn của sư phụ ư? Sư phụ nói: “Chính tả bất lưỡng lập”. Tôn Kha Ba là nhân vật tà phái làm tay sai cho ngoại bang. Những người chính phái chúng ta sao có thể lai vãng với bọn họ được.
Tố Tố gân cổ cãi: - Ai bảo Cổ ca ca là nhân vật tà phái? Sư phụ của chàng là nhân vật tà ma ngoại đạo cũng mặc, nhưng Cổ ca ca là người tốt. Tiểu muội có quyền lai vãng sư ca không được lý tới.
Dương Cự Nguyên thầm yêu trộm nhớ người sư muội này, lâu nay nhất mực quị lụy vẫn thường bị nàng mắng như tát nước đã quen. Hơn nữa vừa rồi gã thốt câu: “chính tà bất lưỡng lập” là một lý luận khiên cưỡng vì chính gã đã cùng đi với Cát Đạt Tố tới đây mà Cát Đạt Tố là đại đệ tử của Tôn Kha Ba, cho nên khi nghe Tố Tố sẵng giọng nói như trên gã chỉ biết câm giọng, toét miệng cười nịnh, trong lòng suy tính thầm:
“Nếu tiều tử nọ còn sống ở trên đời, dù mình có chiếm được thể xác của Tố Tố cũng không chiếm trọn được tâm hồn nàng. Mình phải làm thế nào tẩy trừ được tiểu tử. Lúc đó có lẽ Tố Tố mới một lòng một dạ yêu thương mình. Hơn nữa, mình đã thỏa thuận với Cát Đạt Tố, chẳng sợ nàng bay được lên trời.”
Nghĩ đoạn gã cười hì hì hỏi: - Thế Cổ ca ca của sư muội hiện giờ ở đâu? Tố Tố lạnh lùng đáp:
- Sư ca hỏi làm chi?
Dương Cự Nguyên nói: - Vừa rồi ngu huynh ở ngoài cửa phòng đã nghe sư muội nói muốn gặp y, có phải không?
Tố Tố hỏi: - Nếu phải thì sao?
Dương Cự Nguyên đáp: - Nếu phải thì việc này rất dễ.
Tố Tố mừng rỡ hỏi:
- Thật Sư ca không phỉnh gạt tiểu muội đấy chứ? Dương Cự Nguyên đáp:
- Không phỉnh gạt chút nào. Mộc đại trang chủ ở nơi đây là bạn thiết của sư ca. Sư muội chỉ cần cho ngu huynh biết Cổ ca ca ở đâu, ngu huynh chỉ nói với Mộc đại trang chủ một câu, bảo đảm Cổ ca ca sẽ được tới đây gặp Tố muội ngay.
Tố Tố nghe nói mừng rỡ khôn tả, nói:
- Cổ ca ca chỉ ở quanh quẩn vùng Mộc gia trang này. Sư ca cứ hỏi những tráng đinh làm vườn hay nông phu thì biết ngay.
Dương Cự Nguyên chỉ đáp gọn “được rồi” đoạn gã vội vã bước ra khỏi phòng, tìm một tráng đinh hỏi thăm, liền biết Cổ Đạt Lạt bị giam cầm ở trong một căn nhả nhỏ phía sau trang.
Căn nhà này, các tráng đinh đều gọi là Hình phòng. Thì ra Mộc gia trang chủ là một tay hào phú quyền lực bao trùm một cõi, ruộng nương cò bay thẳng cánh, không những đến dân cư quanh vùng đó nể sợ, mà dù những người có oai quyền trong phủ huyện cũng đều phải kiêng nể.
Hình phòng này được dùng để giam cầm những người thiếu nợ hoặc đắc tội với y.
Dương Cự Nguyên không dám kinh động tới Cát Đạt Tố vì gã biết Cổ Đạt Lạt với Cát Đạt Tố là đồng môn sư huynh đệ, như vậy hành động của gã sẽ bị ngăn trở.
Gã theo tên tráng đinh tới căn nhà nhỏ phía sau trang, thấy bên trong căn nhà được rào bằng những cái cột sắt thật lớn rất kiên cố và có hai người phụ trách giám thị.
Tên tráng đinh dẫn đường bỗng tiến lên khẽ rỉ tai nói với hai tên nọ vài câu.
Một tên phụ trách giám thị thò tay vào người moi chiếc chìa khóa mở vòng rào đoạn mở cửa sắt nhà giam. Dương Cự Nguyên đưa mắt nhìn vào thấy Cổ Đạt Lạt đang nằm ngửa trên giường lặng lẽ đăm chiêu. Cạnh giường có kê một cái bàn, bên trên có để thực vật và mâm cơm đầy ắp, hiển nhiên Cổ Đạt Lạt không hề đụng đũa tới.
Khi cánh cửa sắt hé mở Cổ Đạt Lạt chỉ tưởng bọn tráng đinh tới đem trà tới, nên cũng chẳng thèm quan tâm đến.
Dương Cự Nguyên khẽ ho khan một tiếng, chấp tay nói: - Các hạ có phải là Cổ Đạt Lạt Cổ nhân huynh đấy không? Cổ Đạt Lạt nghe giọng nói ấy không phải của bọn tráng đinh, ngửng đầu lên nhìn, thấy người đứng trước mặt là kẻ mình đã từng gặp qua nhưng nhất thời vẫn chưa nghĩ ra được là ai?
Dương Cự Nguyên liền quay đầu nói với tên tráng đinh: - Việc của túc hạ nơi đây đã xong, xin lui ra bên ngoài cho. Tên tráng đinh vâng vâng dạ dạ, vội bước ra khỏi phòng ngay.
Dương Cự Nguyên ngồi xuống một chiếc ghế cạnh đó nói: - Chắc Cổ nhân huynh đã quên tại hạ rồi phải không? Tại hạ là đệ tử của Vô Trần đạo sĩ Dương Cự Nguyên.
Cổ Đạt Lạt vừa nghe gã nhắc tới đệ tử của Vô Trần dã ngồi nhỏm dậy nói:
- Ồ! Thì ra các hạ là Dương Cự Nguyên, Dương sư ca của Tố Tố. Dương Cự Nguyên cười đáp:
- Cổ nhân huynh quả nhiên trì nhớ rất sâu sắc vừa nói đã đúng ngay.
Cổ Đạt Lạt hỏi: - Sao Dương huynh lại bỗng dưng tới nơi đây? Dương Cự Nguyên buông tiếng thở dài khẽ nói: - Tiểu đệ đặc biệt tới đây để cứu Cổ huynh thoát thân! Cổ Đạt Lạt có vẻ vui mừng, nói:
- Đa tạ hảo ý của Dương huynh. Vì sao Dương huynh lại biết tại hạ bị giam giữ ở đây?
Dương Cự Nguyên đáp: - Gần đây trên giang hồ thường đồn đại, nói Cát Đạt Tố với Cổ Đạt Lạt bất đồng quan điểm trở mặt thành cừu địch. Tiểu đệ theo dõi truy cứu nguyên nhân, được biết mọi việc đều phát xuất bởi Tố Tố.
Cổ Đạt Lạt chăm chú lắng nghe, trầm ngâm không nói. Dương Cự Nguyên tiếp:
- Tiểu đệ không biết Cổ huynh nhất tâm che chở Tố Tố. Vì vậy mới nảy sinh sự xích mích với lệnh sư huynh, khiến tiểu đệ vừa muôn vàn cảm kích, vừa áy náy không yên về sự an nguy của Cổ huynh.
Ngừng giây lát, Dương Cự Nguyên nói tiếp: - Nhân hôm qua đi ngang đây, tiểu muội may mắn được biết Cổ huynh cùng Tố Tố dều bị giam giữ trong trang viện này nên mới tới tiếp cứu.
Cổ Đạt Lạt khẽ nói: - Dương huynh làm cách nào mà có thể xâm nhập nơi đây được? Dương Cự Nguyên suy nghĩ giây lát đáp:
- Vì tiểu đệ với Mộc gia trang chủ có mối giao tình xưa nên tiểu đệ mới xâm nhập được một cách dễ dàng.
Cổ Đạt Lạt lại hỏi: - Thế Dương huynh có gặp gỡ Tố Tố chưa? Dương Cự Nguyên đáp:
- Dĩ nhiên là gặp rồi. Hiện giờ nàng ta đang nóng lòng muốn được gặp Cổ huynh. Chúng ta đi ra nhé?
Cổ Đạt Lạt nói: - Đội ơn tương trợ, tiểu đệ cảm kích muôn vàn. Nhưng không biết chúng ta ngấm ngầm đi ra, hay là đường hoàng?
Dương Cự Nguyên hỏi lại: - Ngấm ngầm với đường hoàng là thế nào? Cổ Đạt Lạt đáp:
- Đường hoàng là danh chính ngôn thuận đi ra, không người nào ngăn cản. Còn ngấm ngầm là lén lút, chuồn ra nếu rủi gặp người chặn lại sẽ lập tức ra tay đối phó.
Dương Cự Nguyên nói: - Vì sao Cổ huynh lại hỏi như vậy? Cổ Đạt Lạt thở dài đáp:
- Không giấu gì Dương huynh, tiểu đệ đã bị người ám toán, nếu đi một cách đường hoàng không đáng lo ngại. Còn nếu đi một cách ngấm ngầm chắc Dương huynh sẽ phải tốn thêm nhiều hơi sức.
Dương Cự Nguyên nghe nói mừng rỡ khôn tả, nhưng không hề để lộ ra ngoài mặt, cố làm ra vè thản nhiên, nói:
- Cổ huynh bị ai ám toán thế? Thương thế ở chỗ nào? Cổ Đạt Lạt muốn nói lại thôi, không thố lộ là ai đã ám hại mình, chỉ nói:
- Tiểu đệ thọ trọng thương ở Khí Hải huyệt, không thể vận chân khí lên được. Tuy bề ngoài nom vẫn bình thường, nhưng công lực đã mất mát hết. Nếu đi bằng cách ngấm ngầm, không may gặp bọn võ sư trang viện thì biết ứng phó ra sao?
Dương Cự Nguyên thầm biết Cổ Đạt Lạt võ công rất lợi hại không dám lỗ mãng, lại dò hỏi tiếp:
- Với thân thủ của Cổ huynh thì sao lại bị người ám toán? Cổ Đạt Lạt trù trừ không đáp Dương Cự Nguyên. Chàng nghi ngờ thêm nghĩ thầm:
“Chẳng lẽ tên này đánh lừa mình? Ta chớ nên sơ hốt lọt vào bẫy
của y. Phải thử thách kỹ lưỡng trước mới được.”
Nghĩ đoạn gã tươi cười nói: - Gần đây tiều đệ được một dị nhân truyền thụ cho hai chiêu tuyệt học rất lợi hại. Cổ Đạt Lạt là người trong làng võ nghe Dương Cự Nguyên nói được truyền tuyệt học, trong lòng liền ngứa ngáy ngay vội hỏi:
Dương huynh lãnh hội được tuyệt học gì thế? Thuộc kiếm phổ hay quyền kinh?
Dương Cự Nguyên đáp: - Đó là hai chiêu chưởng công tên là Khai Bia chưởng. Tiểu đệ biểu diễn cho Cổ huynh xem nhé! Hãy tiếp này!
Gã không cần biết Cổ Đạt Lạt có ưng thuận hay không, hữu chưởng đã từ trước ngực vỗ ra.
Cổ Đạt Lạt giật mình kinh hãi, miệng chỉ thốt được câu “Dương huynh”, hữu chưởng của Cự Nguyên đã đánh tới nơi.
Vì khoảng cách của đôi bên rất gần, không sao né tránh kịp. Cổ Đạt Lạt theo bản năng vội giơ chưởng lên chống đỡ.
Chỉ nghe bộp một tiếng, y đã bị chưởng của Dương Cự Nguyên đánh ngã nhào chổng bốn vó lên trời, không sao bò dậy nổi.
Dương Cự Nguyên không ngờ mình đánh ngã được đối phương một cách dễ dàng như vậy nhưng gã vẫn chưa hết hoài nghi, vội chạy tới đon đả đỡ Cổ Đạt Lạt dậy, luôn miệng xin lỗi:
- Thật đắc tội! Đắc tội! Tiểu đệ vì nhất thời cao hứng, quên mất Cổ huynh không còn hơi sức.
Nói dứt, đã khom mình vái dài.
Cổ Đạt Lạt lúc đầu hơi có chút tức giận, nay nghe Cự Nguyên nói như vậy liền nghĩ thầm:
“Đúng thế. Người học võ bỗng gặp được kỳ ngộ ắt phải vui mừng cực độ, quên hết cả sự cấm kỵ. Ta cũng chẳng nên trách cứ y làm gì!”
Nhưng chàng ta cảm thấy xương cốt nhức nhối, cố nhịn đau, nói: - Không sao. Đó là vì Dương huynh đã quá cao hứng, chứ đâu phải cố ý.
Dương Cự Nguyên tươi cười nói: - Được Cổ huynh thông cảm tiểu đệ mới yên tâm phần nào. Chưởng vừa rồi lả thức thứ nhất của Khai Bia chưởng. Cổ huynh thấy
thế nào?
Cổ Đạt Lạt nghĩ bụng: - Chưởng ấy thật bình thường, kình lực cũng không mạnh, sao gọi là tuyệt học.
Nhưng ngoài miệng y vẫn đáp: - Tuyệt lắm? Tuyệt lắm ! Quả nhiên oai lực mạnh mẽ như phá đá khai bia. Chẳng trách Dương huynh lại cao hứng đến thế.
Dương Cự Nguyên cười ha hả nói: - Cổ huynh cứ quá khen. Cẩn thận này, đây là thức thứ hai. Gã lại nhanh như điện chớp phóng ra một chưởng. Thế chưởng này đánh ngang từ tả quét sang hữu. Cổ Đạt Lạt kinh ngạc đứng ngây người ra chỉ cảm thấy cánh tay phải đau nhói, người bị đánh bắn vào vách tường gắng gượng mãi cũng không ngồi lên nổi.
Dương Cự Nguyên cả mừng. Lúc này gã mới tin tưởng quả nhiên công lực của Cổ Đạt Lạt đã bị tản mác thực sự.
Nhưng gã vẫn chưa chắc bụng lắm, lại làm ra vẻ hoảng hốt nói: - Ối chà! Đáng chết thật ! Đáng chết thật! Sao Cổ huynh nhường nhịn tiểu đệ, không chịu hoàn thủ như vậy?
Cổ Đạt Lạt đau đớn rên rỉ nói: - Tiểu đệ làm gì có sức mà hoàn thủ. Hiện tại toàn thân đã không có chút kình lực nào.
Dương Cự Nguyên lại hỏi: - Thật kình lực của Cổ huynh đã bị tổn thương hết ư? Cổ Dạt Lạt gượng bò dậy gật đầu đáp:
- Không dám giấu Dương huynh, nếu kình lực của tiểu đệ không bị tổn thất, Khai Bia chưởng tuy lợi hại nhưng cũng không dễ dàng đánh ngã được tiểu đệ như vậy!
Chỉ thấy Dương Cự Nguyên sắe mặt lộ vẻ đắc ý miệng điểm nụ cười ác độc trầm giọng nói:
- Cổ huynh hãy thử thêm một chưởng nữa của mỗ.
Cổ Đạt Lạt phát giác có sự khác lạ vội thất kinh: - Dương huynh đừng đùa giỡn nữa. Hai chưởng vừa rồi tiểu đệ đã chống đỡ không nổi.
Cự Nguyên cười khánh khách nói:
- Cổ Đạt Lạt, thật ngươi không dám tiếp thêm chưởng thứ ba của mỗ?
Cổ Đạt Lạt lúc này mới rõ Dương Cự Nguyên tới đây không phải là do thiện ý. Nhưng y vẫn cố trấn tĩnh hỏi:
- Dương huynh nói như vậy là có ý nghĩa gì?
Dương Cự Nguyên lạnh lùng đáp:
- Còn ý muốn gì nữa! Ngươi hãy hỏi lấy mình thì biết. Cổ Đạt Lạt nói:
- Tại hạ ngu muội, không rõ được thâm ý trong câu nói của Dương huynh.
Dương Cự Nguyên thâm trầm đáp: - Có nói cho ngươi biết cũng chẳng sao. Tội thứ nhất ngươi cướp đoạt tình yêu. Tội thứ hai ngày nọ tỉ võ ta đã bị đánh bại bởi tay huynh đệ các ngươi. Hai tội trên ta không thể nào để ngươi sống sót được. Hôm nay ngươi đã tới số rồi.
Cổ Đạt Lạt trợn mắt, giận dữ thở hổn hển nói: - Đúng vậy. Ngày nọ tỉ võ, ngươi bị hại dưới tay Sài Đạt Mộc sư huynh. Thế sao ngươi không dám tìm vị ấy lại mò tới đây kiếm ta trả thù?
Dương Cự Nguyên nói lớn: - Lão tử ra tay lần này cho hả dạ chứ không phải báo thù. Cổ Đạt Lạt nói:
- Còn việc ngươi bảo ta cướp đoạt tình yêu. Chuyện này thật mỗ chẳng hiểu gì cả.
Vừa nghe nói lửa ghen trong lòng sôi lên sùng sục. Cự Nguyên lập tức vung tay sử dụng chiêu “Độc Xà xuất động” đánh thẳng vào ngang cằm Cổ Đạt Lạt.
Trúng chiêu này Cổ Đạt Lạt ngã bắn về phía sau mép rỉ máu tươi. Dương Cự Nguyên thóa mạ:
- Ngươi sắp chết tới nơi mà còn dám đóng kịch ngây ngốc. Ta hãy hỏi ngươi vì sao dám dẫn Tố Tố trốn khỏi Đông Doanh?
Cổ Đạt Lạt đáp: - Tại hạ cũng chẳng rõ vì sao. Tại hạ chỉ cảm thấy bất mãn hành vi của Thông Thiên Hiểu thuộc Đông Doanh bắt giữ một người con gái yếu đuối làm con tin. Vì vậy mới nghĩ cách cứu Tố Tố cô nương ra
khỏi Bắc Cố Sơn. Chẳng lẽ việc ấy cũng là một tội ư?
Dương Cự Nguyên cười gằn nói: - Đó mới là tử tội của ngươi.
Cổ Đạt Lạt hỏi:
- Vì sao thết?
Dương Cự Nguyên quát lớn: - Còn phải giải thích nữa! Tố Tố sư muội lúc này gặp lại ta bỗng nảy sinh chán ghét, nguyên nhân cũng bởi tên khốn kiếp mi mà ra. Hừ hừ! Mi đã phá hoại nhân duyên của lão tử. Mi còn sống ngày nào, Tố Tố còn chán ghét ta ngày ấy. Hiện tại ngươi đã hiểu rõ, vậy có chết cũng yên tâm nhắm mắt nhé. Nộp mạng cho ta!
Cổ Đạt Lạt lúc này đã vỡ lẽ! Sở dĩ Cự Nguyên tìm tới đây giết hại mình cũng chỉ vì Tố Tố. Y liền nói:
- Dương huynh, tại hạ có chết cũng chẳng sao, nhưng sau khi chết đi chưa chắc Tố Tố đã thương yêu Dương huynh.
Cự Nguyên cười gằn nói: - Ngươi chết rồi, Tố Tố sẽ thuộc về ta. Ngươi cứ yên tâm nhắm mắt.
Đoạn gã từ từ giơ hữu chưởng lên, mắt lộ hung quang. Cổ Đạt Lạt không còn chút sức lực nào chống chọi, đành buông tiếng thở dài, nhắm mắt chờ chết.
Giữa lúc chưởng của Dương Cự Nguyên chỉ còn cách Thiên linh cái Cổ Đạt Lạt trên dưới năm tấc, bỗng ngoài song cửa có tiếng cười nhạt.
Tiếng cười nhạt ấy rất khó nghe, như một mũi kim nhọn đâm vào màng tai Cự Nguyên.
Gã giật nảy mình vội thâu tay theo tiếng cười tung mình nhảy ra bên ngoài.
Y thấy bốn bề vắng lặng như tờ không một bóng người. Cự Nguyên vội quanh sang hành lang tìm tên tráng đinh hỏi:
- Túc hạ có phát giác kẻ lạ mặt nào đột nhập nơi đây chăng? Tên tráng đinh ngơ ngác đáp:
- Nơi đây là cấm địa ở sau trang, nếu không có mệnh lệnh của đại trang chủ thì đâu có ai dám đường đột tiến vào.
Cự Nguyên liền bực bội nói:
- Mệnh lệnh cái quái gì. Các nhân vật giang hồ đã xâm nhập thì cần gì phải có mệnh lệnh. Mỗ chỉ hỏi túc hạ có thấy bóng người nào lướt qua đây không ?
Tên tráng đinh ngơ ngác đáp: - Không có.
Cự Nguyên nghiến răng ken két, đang định quay trở lại nhà giam giết chết Cổ Đạt Lạt, bỗng nghe thấy sau lưng có người cất tiếng nói:
- Ồ ! Dương huynh kìa! Sao bỗng dưng lại tới đây thế? Cự Nguyên vội quay đầu lại nhìn, thấy Cát Đạt Tố dẫn thêm một hán tứ trung niên mập mạp bước tới.
Hán tử mập nọ đầu chít khăn anh hùng, mình khoác áo bào hồ thủy thêu chim phượng, lưng cột một sợi dây lưng màu xám nhạt, chân đi hài đầu hổ, thân hình rất nặng nề cục mịch, tuổi trạc trên dưới năm mươi.
Cát Đạt Tố giơ tay giới thiệu: - Dương huynh, vị này là Mộc đại trang chủ đấy. Đoạn y quay lại nói:
- Vị này tiểu ca vẫn thường đề cập tới: Dương Cự Nguyên đại hiệp.
Đại hán mập được gọi là Mộc đại trang chủ tiến lên hai bước toét miệng cười rung động cả hai má núng nính đầy thịt nói:
- Nghe danh không bằng gặp mặt. Dương lão ca quả nhiên là rồng hổ trong đám người.
Dương Cự Nguyên cũng vội tiến lên đáp lễ, luôn miệng nói ngưỡng mộ đã lâu. Thế rồi do Mộc đại trang chủ dẫn đường, mọi người cùng tiến ra ngoài đại sảnh.
Bọn nô dịch dâng trà nước lên, Mộc trang chủ uống vài ngụm mới chậm rãi mở lời:
- Dương lão gia giáng lâm hàn trang này, Mộc mỗ rất lấy làm vinh hạnh. Hôm nay xin Dương lão ca nể mặt cho phép Mộc mỗ được tận tình địa chủ mời xơi một chén rượu nhạt.
Dứt lời, y vỗ tay ra lệnh: - Bay đâu! Mau bảo nhà bếp làm những món ăn thượng hảo hạng đãi khách.
Trong nhà có tiếng dạ ran. Giây lát sau bọn nô dịch đã bưng chén
bát cùng mâm thức ăn trên bày la liệt bê thui cá hấp thịt gà đồng xé phay cùng những món khác rất thịnh soạn mùi thơm bốc lên ngát mũi.
Vị Mộc trang chủ này xem ra rất hiếu khách, vội đứng lên chuốc rượu.
Dương Cự Nguyên theo Vô Trần đạo sĩ học nghệ, có bao giờ được ăn uống thịnh soạn như thế này, nay lại được người niềm nở đãi đằng, không tránh được sự hoan hỉ, thầm lấy làm tiếc mình quen biết đối phương quá muộn.
Rượu qua ba tuần. Mộc đại trang chủ mới lên tiếng: - Mộc mỗ thường nghe Cát công tử nói Dương lão ca là một vị anh hùng hào kiệt, chỉ hận không có duyên được tương ngộ để chiêm ngưỡng phong thái một phen. Hôm nay được Dương lão ca giáng lâm, thật là tam sinh hữu hạnh cho Mộc mỗ.
Dương Cự Nguyên vội đáp: - Đại trang chủ thật quá khen. Dương mỗ rất lấy làm hổ thẹn, không dám nhận.
Mộc đại trang chủ bỗng đứng dậy niềm nở châm đầy ly rượu cho Cự Nguyên nói:
- Cát công tử đã nói với Mộc mỗ về việc liên quan giữa Dương lão ca cùng lệnh sư muội. Dương lão ca ưng thuận điều kiện trao đổi sau khi việc thành công, không phải Mộc mỗ nói khoác, bảo đám lệnh sư muội sẽ hồi tâm chuyển ý suốt đời thương yêu Dương lão ca.
Dương Cự Nguyên trầm ngâm không đáp. Mộc đại trang chủ lại tiếp:
- Kỳ thật Cát công tử ra điều kiện trên đối với Dương lão ca cũng rất dễ thi hành, thần không biết, quỷ chẳng hay. Việc giao dịch này cả đôi bên đều thâu hoạch được ích lợi. Nào, chúng ta hãy cạn chén. Mỗ xin kính chúc Dương lão ca thành công, đạt được hạnh phúc tới trăm năm đầu bạc.
Dương Cự Nguyên lúc này cũng không còn tự chủ được cười ha hả cạn chén theo.
Cát Đạt Tố cũng nốc cạn ly rượu đứng dậy nổi: - Tại hạ cũng xin chúc cuộc đính giao giữa Dương huynh cùng Mộc trang chủ được tốt đẹp mãi mãi.
Mộc đại trang chủ cười ha hả nói:
- Bay đâu! Đem thêm rượu ra!
Chỉ thoáng cái đã thấy hai tên nô dịch khệ nệ khiêng một vò rượu lớn bên ngoài có điêu khắc những bông hoa. Mộc đại trang chủ đích thân rót đầy ba chén, nói:
- Hôm nay khi không may mắn kết bạn với Dương lão ca, Mộc mỗ cao hứng vô cùng. Nếu hôm nay không say sưa một phen thì thật là đáng tiếc. Nào, chúng ta cạn chén.
Dứt lời, y cạn luôn hai ly. Dương Cự Nguyên lúc đầu vẫn nhớ tới Cổ Đạt Lạt trong căn nhà giam ở phía sau, mình còn chưa đích tay kết liễu được tính mạng của y, lúc này thấy Mộc đại trang chủ tiếp đãi nồng nhiệt, luôn miệng khen mình là hào kiệt gã thích chí khôn tả, nghĩ thầm:
“Tiểu tử Cổ Đạt Lạt đã mất hết công lực, cũng chẳng sợ gã bay được lên trời. Ta hãy tạm để cho gã sống thêm vài tiếng đồng hồ rồi thanh toán sau cũng không muộn”.
Y lại nghi tiếp: “Tuy điều kiện của Cát Đạt Tố khó được người trong võ lâm dung thứ nhưng việc này rất bí mật, mình chỉ cần cẩn thận hành sự cũng chẳng sợ ai phát giác được! Sau khi thành công, Tố Tố tự nhiên sẽ nằm trọn trong vòng tay của mình”.
Nghĩ tới đó gã thấp thỏm mừng thầm, cạn chén với Mộc đại trang chủ lia lịa liên tiếp uống luôn bốn năm ly cho tới khi say khướt.
Hôm sau tỉnh lại Dương Cự Nguyên đã thấy Cát Đạt Tố cùng Mộc đại trang chủ đứng bên cạnh giường. Hai người vừa thấy Dương Cự Nguyên lai tinh, liền vỗ tay ra hiệu.
Bọn nô dịch dã vội bước vào chờ lệnh. Mộc đại trang chủ liền sai chúng hầu hạ Dương Cự Nguyên rửa mặt mũi thay đổi y phục, rồi lại kéo nhau ra ngoài đại sểnh ăn điểm tâm. Mộc đại trang chủ hỏi:
- Dương lão ca bao giờ hành trình?
Dương Cự Nguyên đang định nói muốn gặp Tố Tố thì Cát Đạt Tố đã xen lời:
- Theo mỗ thì Dương huynh nên tức khắc lên đường. Sau khi thành công trở về đoàn tụ với lệnh sư muội cũng chưa muộn.
Dương Cự Nguyên nghe Cát Đạt Tố nói như vậy chỉ dành gật đầu ưng thuận.
Mộc đại trang chủ cả mừng vỗ tay gọi:
- Bay đâu, mau đem một trăm lạng hoàng kim lên đây! Liền có một tên nô dịch bưng một chiếc khay gỗ, bên trong chồng chất mười đĩnh vàng chói lọi, mỗi đĩnh nặng mười lạng, quỳ xuống giơ cao khỏi đỉnh đầu. Mộc đại trang chủ cười nói:
- Dương lão ca, đây là chút tiền mọn kính biếu lão ca chi dùng trong lúc đi đường. Lòng thành này của Mộc mỗ, xin lão ca vui vẻ tiếp nhận cho.
Dương Cự Nguyên đưa mắt liếc nhìn, thấy mâm vàng đầy ắp, chói lọi kinh ngạc đến há hốc miệng, chân tay cuống quít, vội nói:
- Đại trang chủ sao lại ban tặng hậu như thế này?
Mộc đại trang chủ tươi cười đáp:
- Có gì đâu ! Chút tiền mọn này, Mọc mỗ chỉ e còn quá ít ỏi. Dương Cự Nguyên cố giữ vẻ bình tĩnh đáp:
- Dù dọc đường có phải tiêu xài cũng chỉ một đĩnh là quá đủ rồi, đâu đến nỗi phải dùng tới một số tiền lớn như thế này?
Mộc đại trang chủ cười nói: - Mộc mỗ không dám nhận mình lả người hào khí nhưng nếu nói về tiền bạc thì có đem mười xe cũng không chở hết của cải của bổn trang. Dương lão ca chớ ngại, cứ việc tùy tiện thâu nhận cho.
Dương Cự Nguyên không sao chối từ được đành cởi dây thắt lưng gói tiền ấy vào người chắp tay cáo từ.
Mộc đại trang chủ Cát Đạt Tố tiễn ra tới tận ngoài cửa. Cát Đạt Tố nói:
- Dương huynh cứ theo đúng kế hoạch mà hành sự Tiểu đệ sẽ phái người tới tiếp ứng.
Hãy nói Vô Trần đạo sĩ bị gã vệ binh mặt vàng đả thương ở gần Quân Huyện. Cũng may Liễu Tồn Trung ngẫu nhiên đi qua chữa trị giúp thương thế. Sau ông ta nghe theo Liễu Tồn Trung không tới Bắc Cố sơn nữa lại quay trở về Cái Bang tổng đàn ở Thành Đô, ngầm tra xét tung tích của bang chủ Lữ Di Hạo.
Lúc bấy giờ đang giữa mùa Hạ khí trời rất oi bức. Suốt dọc đường ông ta không hề thấy bóng dáng các đệ tử Cái Bang.
Trước đây mỗi khi tiết trời nóng bức những bóng cây ven đường hoặc bên hè các đình miếu đều thấy nhan nhản các đệ tử Cái Bang xúm xít tụ tập nghỉ ngơi.
Lạ thay, hiện tại đến một mống cũng chẳng thấy. Ông ta rất lấy làm buồn bực, thắc mắc vô cùng.
Khi tới Thành Đô, thấy phố phường rất náo nhiệt. Vô Trần bỗng cảm khát khô cả cổ, liền tiến vào một quán trà để giải khát.
Trà quán này bài trí rất thanh nhã, bên trong sạch sẽ, sáng sủa. Tuy nói là trà quán, nhưng có bán cả rượu thịt hảo hạng.
Vô Trần đạo sĩ chọn một bàn cạnh bên cửa sổ ngồi xuống, gọi phổ ky pha một bình trà Long Tỉnh. Ông ta vừa thưởng thức trà, vừa chiêm ngưỡng cảnh vật bên ngoài song cửa.
Bỗng nghe thấy phía cầu thang có tiếng ồn ào. Một bọn Cái Bang tiến lên cầu.
Vô Trần đạo sĩ bỗng sáng mắt lên nhưng lập tức mặt lại lộ vẻ thất vọng. Vì thông thường phàm là nhân vật Cái Bang ắt phải ăn mặc rách nới mặt mũi bẩn thỉu và trong bọn thể nào cũng có người cầm gậy trúc.Nhưng bọn Cái Bang ở trước mắt đây lại khác hẳn. Tuy cũng ăn vận quần áo vá víu nhưng rõ ràng là dùng vải mới chắp nối thành chứ không rách rưới thực sự như các Cái Bang chân chính. Bọn Cái Bang nọ vừa lên lầu đã có người quát tháo:
- Tửu bảo, lão tử hôm nay muốn ăn đồ biển chơi. Có cá thu không?
Một tên khác nói: - Phải đấy, mau đem lên. Bọn mỗ đói lắm rồi! Đói lắm rồi! Bọn Cái Bang nọ rất hung hăng xông xáo chiếm luôn hai cái bàn lớn.
Tràn quán nọ vốn đang có rất nhiều khách ăn nhậu, bọn Cái Bang nọ lên la ó om sòm nên có một số tửu khách mặt lộ vẻ chán ghét lẫn sợ hãi móc tiền ra trả lặng lẽ bỏ xuống dưới lầu.
Tửu bảo vội chạy tới cười nịnh hỏi bọn Cái Bang: - Hôm nay các vị tới thật không may, bổn điếm đã hết cá thu, các vị có thể dùng loại cá khác được không?
Một tên liền thóa mạ: - Mẹ kiếp? Bọn lão tử chỉ thích ăn cá thu. Mau đem ra đây? Tên tửu bảo biến sắc mặt không biết tính sao chỉ khoanh tay đứng cạnh đó cười nịnh luôn mồm. Một tên trong bọn có lẽ là thủ lãnh tựa hồ như cảm thấy mình hơi quá đáng liền dịu giọng nói với
tên tửu bảo:
- Nếu không có cá thu thì đem loại khác, miễn cũng cá biển là được.
Tên tửu bảo vội vâng vâng dạ dạ đi ngay. Tên đầu bọn Cái Bang nọ đưa mắt liếc nhìn quanh lầu một lượt, thấy Vô Trần đạo sĩ cũng đang đưa mắt quét nhìn bọn mình. Gã thấy Vô Trần đạo sĩ cực kỳ sắc bén, lấp lánh như điện chớp, giật mình kinh hãi, nháy mắt ra hiệu cho đồng bọn khẽ nói:
- Chúng ta hành động cấn thận đấy nhé, lão đạo sĩ ngồi cạnh cửa sổ kia xem ra không phải tay vừa đâu.
Tuy gã nói rất khẽ nhưng với tai Vô Trần đạo sĩ rõ ràng chằng khác nào tiếng sấm động.
Quý vị nên rõ Vô Trần đạo sĩ đã được liệt danh đứng đầu nhóm Vũ Trụ Ngũ Kỳ nội lực đã đạt tới mức xuất thần nhập hóa, đến Thanh Hải Lạp Bột Tự Tôn Kha Ba cũng còn kém xa. Trừ phi đối phương dùng công phu Truyền âm nhập mật, bằng không sao có thể qua khỏi được tai mắt ông ta.
Nhưng Vô Trần đạo sĩ cũng hơi giật mình, vì tên cầm đầu vừa nhìn đã biết ngay sự lợi hại của mình. Đủ thấy mắt của gã sắc bén phi thường.
Vô Trần đạo sĩ ngấm ngầm quan sát, liền biết bọn Cái Bang này là các nhân vật Hắc đạo trên giang hồ trà trộn vào Cái Bang. Nhưng ông ta vẫn chậm rãi uống trà, quay đầu ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài song cửa, mặt vẫn thản nhiên như thường.
Lại có một tên khẽ nói:
- Vương trưởng lão đã có mật lệnh: giờ Dậu phải quay về tổng đàn, chúng ta còn có nhiệm vụ trọng yếu khác. Mau ăn uống cho xong rồi còn chuẩn bị.
Bỗng có tên bực bội nói:
- Nhiệm vụ cái quái gì! Đêm nay Thiên Mục Ngũ Tiên chúng ta có một cuộc mua bán rất tốt, không thể bỏ qua được.
Vô Trần đạo sĩ nghe chúng chuyện trò lấy làm ngạc nhiên nghĩ thầm:
“Thì ra cả Thiên Mục Ngũ Quỷ cũng có trong bọn”.
Từ khi Thiên Mục Ngũ Quỷ tới dự thượng thọ của Kim Phật giáp chủ Trương Tòng Khê, sau khi được bọn tráng đinh gác cửa độ “Ngũ
Quỷ” thành “Ngũ Tiên nên cứ mỗi khi cao hứng, bọn chúng lại khoa chân múa tay, tự xưng là Thiên Mục Ngũ Tiên.
Ngày nọ, khi Kim Phật giáp chủ thiết yến ăn thọ sáu mươi, mời các vị nhân vật Hắc Bạch trưởng lão tới tham dự, Thiên Mục Ngũ Quỷ cũng có tham gia. Trong tiệc vì bàn cãi danh xưng Ngũ Quỷ với Ngũ Tiên, suýt tí nữa là động võ với ý Châu Tam Kiệt.
Vừa may Phật giá của Ngữ Minh thượng nhân, chủ trì Huy Châu Hoàng Giác tự giáng lâm, Thiên Mục Ngũ Quỷ mới khiếp đảm co giò chuồn thẳng.
Vô Trần đạo sĩ cũng được nghe giang hồ đồn đại: bữa nọ Ngữ Minh thượng nhân vì thấy Thiên Mục Ngũ Quỷ cướp đoạt một chuyến bảo tiêu tàn sát không nương tay. Ông ta nổi giận liền trừng trị bằng cách quăng bọn chúng xuống dưới Bá Kiều.
Vô Trần đạo sĩ nghĩ bụng: “Không hiểu sao bọn Thiên Mục Ngũ Quỷ này cũng trà trộn vào Cái Bang như vậy?”.
Lại nghe thấy một tên trong bọn nọ nói:
- Ngũ Tiên bằng hữu, Vương trưởng lão đã có nhiệm vụ trao phó, chúng ta đâu thể lỡ chuyện. Trước tiên hãy nên bỏ qua chuyện buôn bán ấy thì hơn.
Tên dẫn đầu đưa mắt liếc nhìn Vô Trần đạo sĩ, rồi thò tay chấm vào ly rượu viết lên mấy hàng chữ, đoạn chúng xúm xít đọc, đều gật đầu ra chiều hội ý.
Vô Trần đạo sĩ cười thầm, cúi đầu xuống tiếp tục uống trà không thèm lý tới bọn chúng.
Giây lát sau, bọn người nọ ăn uống xong lại ồn ào kéo nhau xuống dưới lầu.
Vô Trần đạo sĩ nhìn qua song cửa, thấy bọn Cái Bang nọ tiến thẳng về hướng Tây. Ông ta ngấm ngầm nhận định phương hướng, vẫn ngồi yên tại chỗ nghĩ thầm:
“Nếu ta đi theo ngay, thể nào bọn chúng cũng sinh nghi”. Quả nhiên tên dẫn đầu Cái Bang khi đi tới giữa đường bỗng quay đầu, nhìn lên song cửa chỗ Vô Trần đạo sĩ đang ngồi.
Vô Trần đạo sĩ làm như không chú ý tới chúng, chỉ cúi đầu thủng thắng tiếp tục uống trà.
Bọn Cái Bang nọ quẹo qua một khoe quanh, nhà cửa che lấp tầm
mắt. Vô Trần đạo sĩ mới kêu tên tiểu nhị tới tính tiền, rồi vội vã đuổi theo ngay.
Bọn Cái Bang ra tới ngoại thành liền tiến thẳng về tổng đàn của Cái Bang. Hiện tại khí phái ở Cái Bang tổng đàn khác hẳn xưa kia, được sửa sang quét dọn rất sạch sẽ.
Tấm biển Cái Bang tổng đàn treo ở chính môn được sơn son thiếp vàng rất lộng lẫy. Xung quanh cửa có nhiều Cái Bang đệ tử thủ giữ, nghiêm mật chằng kém dinh thự một vị đại tướng quân. Vô Trần đạo sĩ lẳng lặng tung mình lên nóc nhà lướt thẳng về hướng trung tâm xem xét.
Chỉ thấy trong hội nghị sảnh có một trưởng lão đang ngồi. Những người ngồi tề tập hai bên đều đeo bảy túi, thuộc vào hàng nhân vật cao cấp. Bên dưới có một số người rất đông đảo đứng lố nhố, Thiên Mục Ngũ Quỷ cũng có mặt trong bọn.
Chỉ thấy một ông già nom bề ngoài rất văn vẻ yếu đuối, ho khan một tiếng, từ chỗ ngồi đứng dậy nói:
- Xin Vương Hữu trưởng lão tuyên bố lý do cuộc hội họp khẩn cấp này!
|
|
|