Rồi họ cũng xa nhau.
Khải Văn nhớ mãi cái ngày định mệnh ấy.
… Đó là lần cuối cùng họ gặp nhau ở toà. Hôm đó, Song Giang đến muộn, cô xin lỗi rồi ngồi vào chổ mình. Suốt buổi, cô hầu như không nói gì, chỉ trả lời ngắn gọn các câu hỏi và cũng không nhìn anh. Gương mặt trông nghiêng của cô thật nghiêm trang, thật tĩnh lặng. Song Giang rất hay khóc, vui hoặc buồn quá cô đều có thể chảy nước mắt. Nhưng hôm nay thì ngoại lệ, anh thật vọng khi không tìm thấy chút biểu hiện nào của sự yếu đuối. Anh nghe buồn da diết. Cô xa lạ quá, không giống người vợ có tâm hồn rất nhạy cảm của anh.
Phiên toà kết thúc. Cô lướt qua anh. Gương mặt đã bị che khuất. Anh vội vã bước theo cố làm 1 cử chỉ ngăn cô lại, nhưng ông Thịnh đã giữ tay anh:
- Thôi con ạ. Hãy để cho nó được yên.
- Ba ơi! Con…
- Ba hiểu rồi - Ông vỗ nhè nhẹ vào vai anh.
Anh ngơ ngác: Ông hiểu điều gì, khi thật sự anh còn không biết điều mình định nói. Anh đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe khuất hẳn. Cảm giác chông chênh như mất đi điểm tựa làm anh choáng váng.
… Khải Văn máy móc nâng ly rượu lên hớp 1 ngụm lớn. Anh nhăn mặt vì tiếng ồn. Hôm nay là ngày họp mặt nhóm bạn thân thời đại học. Gọi là nhóm vì trước đây chỉ có gần chục người, sau đó họ giới thiệu cho nhau các mối quan hệ khác trong công việc nên số người được nâng lên. Khải Văn chỉ đến có vài lần đầu, nên bây giờ anh thấy hầu hết những gương mặt mới, nhưng họ đều chào và gọi đúng tên anh. Lạ thật chẳng lẽ mình nổi tiếng đến vậy.
Gần đây Khải Văn rất bận rộn, công ty anh vừa đấu thầu thành công 1 số hạng mục quang trọngcủa 1 công trình lớn. Anh đến tham dự vì lời thuyết phục của Song Hải và cũng vì muốn cám ơn Uyên, cô bạn cũ. Khải Văn vẫn thật sự không biết tại sao Uyên giúp mình. Còn Song Hải nửa đùa nửa thật giải thích: vì Uyên yêu anh suốt những năm tháng ở Đại học và cho đến tận bây giờ. Khải văn ngờ ngợ, chẳng lẽ mình vô tình đến thế. Ngay cả khi cô ngồi cạnh anh như bây giờ. Khải Văn ngờ ngợ, chẳng lẽ mình vô tình đến thế. Ngay cả khi cô ngồi cạnh anh như bây giờ, anh vẫn không sao hình dung được gương mặt cô 1 cách đầy đủ, chỉ nhớ tròn tròn và trắng trắng. Có tiếng ai đó nhắc nhở làm Khải Văn sực tỉnh:
- Anh Văn rót thêm nước cho chị Uyên đi!
Khải Văn nghiêng người giọng ân cần:
- Xin lỗi Uyên nhé! Tôi đãng trí quá. Uyên dùng gì nhỉ?
- Cho Uyên 1 ly giống anh đi.
Khải Văn mỉm cười nhìn xuống ly rượu của mình:
- Loại này mạnh lắm. Nếu Uyên uống tôi sẽ chọn loại nhẹ hơn.
- Uyên đùa thôi. Cho Uyên ly cam vắt.
Uyên kín đáo quan sát Khải Văn. Không có đấu hiệu nào chứng tỏ anh nhận ra mình đã hỏi 1 câu đến 2 lần. Khải Văn dợm đứng dậy thì người phục vụ đến gần. Anh gọi nước cho cô và gọi thêm 1 ly cho mính nữa. Anh đã uống đến ly thứ 3, gương mặt vẫn không đổi, duy chỉ có đôi mắt dường như rực sáng và sinh động hơn. Thỉnh thoảng, Khải Văn trao đổi với cô vài điều, phong cách rất trầm tĩnh, lịch sự, đúng mực. Mặc dù hơi bối rối nhưng Uyên thích cái cách anh chăm chú nhìn vào mắt khi lắng nghe cô nói, hay nụ cười nửa miệng rất đặt biệt của anh.
Khi Văn đang sốt ruột chờ ai đó, mặc dù rất kín đáo nhưng Uyên vẫn nhận ra. Buổi tiệc đang làm những thủ tục quen thuộc để bắt đầu, ai đó đang nói vài lời khai mạc. Mặc dầu hơi buồn cười nhưng Khải Văn vẫn thấy việc duy trì cái gọi là họp mặc này vẫn có điều thú vị, dù số lượng và mục đích ban đầu đã khác xạ Đến đây tìm cơ hội kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, hoặc đơn giản chỉ để nói chuyện phiếm cũng tốt.Có lẽ nhiều người cũng nghĩ như anh nên các thành viên vẫn đóng góp tài chánh để chi phí cho các buổi họp mặc này.
Đột nhiên mặt Khải Văn sáng lên. Uyên quay lại nhìn và thở ra nhè nhẹ khi nhận ra người mà anh chờ đợi chính là Song Hải. Song Hải chỉ vẩy vẩy tay ra hiệu rồi nhập vào đám đông đang chào hỏi ồn ào. Khải Văn quay sang Uyên giọng ân cần:
- Để tôi lấy thức ăn cho Uyên. Uyên thích dùng gì nhỉ?
- Uyên đi với anh.
Chờ cô lấy thức ăn xong, anh đưa cô đến bàn rồi bảo nhỏ:
- Uyên ngồi đây nhé,tôi sẽ quay lại ngay.
Len lỏi trong đám đông mất lúc, Khải Văn mới tìm thấy Song Hải, anh đang đứng 1 mình ở góc phòng, dáng điệu suy tự Khải Văn dò hỏi:
- sao không đến đó ngồi?
- à… à… tôi tìm người quen.
- Sao đến muộn vậy?
- Tôi bận giải quyết chút chuyện.
- Ở nhà ổn cả chứ?
Nhìn vẻ mặt khẩn trương của Khải văn, Song Hải phì cười:
- “ở nhà” của cậu vẫn khỏe được chưa?
Khải Văn cười gượng:
- Cô ấy có vui không?
- Không. Nó lặng lẽ lắm. Thôi… - Song Hải vỗ vai Khải Văn – đừng nói chuyện này nữa, hãy quên nó đi để mà sống chứ. Sao cậu để Uyên ngồi 1 mình thế? Tệ thật đấy!
Rồi như không để ý đến vẻ mặt của Khải Văn, Song Hải lôi anh đến bàn. Khải văn ngồi xuống nhưng tâm trí như lạc đi đâu. Uyên vừa nói chuyên với Khải Văn vừa kín đáo quan sát anh, Khải Văn lầm lì uống rượu, hết ly này đến ly khác, gương mặt tái xanh. Cô muốn ngăn anh nhưng nghĩ không tiện lại thôi, còn Song Hải làm như không thấy cứ huyên thuyên hết chuyện này đến truyện khác. Cuối cùng chịu không nổi, Uyên đánh bạo:
- Mình khiêu vũ nhé anh Văn?
Khải Văn nhìn cô 1 thoáng – cái nhìn làm cô thấy mình vô duyên tệ – rồi mỉm cười:
- Rất hân hạnh.
Anh bước ra, vẫn rất vững chãi. Tay anh đặt nhẹ Ở eo cô, Uyên thấy da thịt ở đó như bị đốt nóng lên. Cô ngửi được mùi thơm thong ra từ anh, rất nhẹ. Cả người cô lâng lâng như lên cơn sốt. Uyên ngưỡng mộ anh rất lâu, ngay từ những ngày đầu ở trường Đại học, nhưng cô chỉ ngắm anh từ xạ Ngày đó vẻ lạnh nhạt của anh làm cô ngần ngại. Uyên nhớ nhớ hình ảnh Khải văn ngồi đàn trong đem lửa trại. Hình ảnh đó làm cô rung động đến tận bay giờ. Khải văn hỏi khẽ vào tai cô:
- Uyên đang nghĩ gì thế?
- à! Uyên nhớ lại những ngày còn đi học. Chắc anh Văn không nhớ ra Uyên đâu nhỉ?
- Sao lại không?
- Ngày đó Uyên thế nào? Có khác so với bây giờ không?
- Ừm… Có khác chứ. Ngày đó Uyên không gọi tôi bằng anh đúng không?
Uyên nghe da mặt mình nóng bừng lên. Khải Văn hơi cười cười:
- không sao, tôi thích sự thay đổi này mà. à! Uyên làm ở đó lâu chưa?
- Khoảng 2 năm.
- Để xin vào được đấy chắc khó lắm nhỉ?
- Uyên có người quen.
- Vậy à? Thế tại sao Uyên giúp tôi?
Đột nhiên anh thay đổi đề tài làm Uyên lúng túng:
- Tại vì anh là bạn của Uyên và việc giúp anh nằm vừa tầm tay của Uyên, thì tại sao lại không chứ?
- Tôi rất thích cậu trả lời này. ừm… để bày tỏ lòng biết sâu sắc, người ta thường làm như thế nào nhỉ?
- Người ta có rất nhiều cách để lựa chọn.
- Ước gì Uyên mách giùm tôi 1 cách.
Uyên cười gìòn:
- Ai lại thế.
- Uyên đến đây bằng gì?
- Uyên đi taxi.
- Cho phép tôi đưa Uyên về nhé.
- Anh đừng nói vời Uyên đấy là cách mà anh chọn nghen.
Khải văn cười lớn :
- Dĩ nhiên là không rồi. à! Uyên đến đây lần thứ mấy rồi nhỉ?
- Uyên đến nhiều lần lắm. Uyên thường dùng bửa trưa ở đây vì nó gần nơi làm việc của Uyên.
- Ồ không! í tôi muốn nói đến dự những buổi họp mặt như thế này này.
- Vậy thì đây là lần đầu tiên.
Khải Văn hơi bất ngờ:
- Xin lỗi nhé. Nếu biết trước, tôi đã không để Uyên 1 mình.
- Không sao. Uyên đâu có tệ đến thế.
Khải Văn trầm ngâm. Anh nhớ đau đáu đến 1 người. Lạ thật, hình như không có ai giống cô cả.
- Anh đang nghĩ gì vậy?
- Tôi đang nghĩ xem phải giới thiệu với Uyên thế nào về buổi họp nhóm này, vì dù sao tôi cũng là 1 trong những người đầu tiên khai sinh ra nó.
- Vậy thì không cần, lúc mời Uyên đến đây anh Hải đã giới thiệu sơ lược cho Uyên nghe rồi. Uyên thích lắm.
- Vậy à?
Khải Văn hỏi. Cô biết anh nói theo quán tính chứ hoàn toàn không ý thức được mình đang nói gì.
- anh có thường xuyên thế này không?
Khải Văn nhíu mày:
- “Thế này” có nghĩa là sao?
- Uyên sẽ cho anh 1 câu hỏi thật rõ ràng nhé: anh thường xuyên bất ổn thế này không?
- Bất ổn? Gương mặt tôi có thể hiện điều đó à?
- Vậy thì không
.
- Tôi biết mà, mình đâu có tệ đến thế. Nhưng dù sao cũng phải cộng nhận Uyên tinh tế thật.
Cả 2 im lặng cho đến khi bản nhạc kết thúc. Song Hải đứng lên từ lúc họ trở lại bàn.
- Còn sớm mà, tôi có chuyện muốn bàn bạc với anh.
- Mai cậu điện cho tôi đi. Tôi hơi mệt.
- Về 1 mình được chứ? Hay để tôi đưa anh về?
Song Hải khoát tay rồi đi về phía cửa, Khải Văn theo sau:
- Hôm nay anh hơi lạ. Ổn cả chứ?
Song Hải khựng lại 1 chút:
- không có gì. Tại cậu nhạy cảm quá đấy.Thôi vô đi. Đừng uống nhiều quá kô tốt đâu.
- có ai nói cái cách lên mặt dạy đời của anh là đáng ghét chưa? Nhưng tôi thấy dễ chịu mới lạ chứ. Vì thật ra, tôi muốn quay về mối quan hệ như xưa, chứ đâu muốn làm bạn như bây giờ.
- Tôi về đây.
- Bye.
- à… Khải văn này… - anh chần chừ 1 chút – Song Giang quyết định đi du học đấy.
Khải văn chồm lên:
- du học à? ở đâu?
- nó sang Anh quốc.
Khải Văn gấp rút:
- Sao cả nhà kô ngăn cô ấy lại? Phải ngăn cô ấy lại chứ? Cô ấy đâu thể đi 1 mình xa đến thế? Song Giang chỉ muốn trốn tránh tôi thôi mà.
- Kô phải vậy đâu. thật ra, cả nhà đều ủng hộ nó. Hy vọng với khoảng cách và thời gian như thế sẽ giúp nó nguôi ngoai. – Anh thở dài – Chứ cứ sống như vậy mãi thì khổ lắm.
Khải văn thẫn thờ:
- Bao giờ cô ấy đi?
- Sáng mai, chuyến bay 4 giờ.
Như có tiếng sét vang lên trong đầu, Khải Văn túm lấy ngực áo Song Hải hét lớn:
- Sáng mai? Sao bây giờ anh mới nói? Anh định giấu tôi đến bao giờ vậy? Đưa chìa khoá xe cho tôi.
- Sáng mai? Sao bây giờ anh mới nói? Anh định giấu tôi đến bao giờ vậy? Đưa chìa khoá xe cho tôi.
Song Hải gỡ tay Khải Văn ra:
- Bình tĩnh nào. Cậu giận dữ như thế thì có ích gì? Sao cậu kô chịu xét mặt tích cực của vấn đề chứ? Bao giờ cậu cũng nổi điên như thế thì giải quyết được gì?
Khải Văn vuốt mặt:
- Từ lúc xảy ra chuyện đến giờ, tôi đã nghe nhiều lời khuyên phải bình tĩnh thế này, bình tĩnh thế nọ lắm rồi. Mà bình tĩnh để làm gì? Để nhận thức thật rõ ràng tình trạng bi đát của mình phải không? Anh đã rất cân nhắc khi nói tôi nghe điều này chứng tỏ anh cũng biết tôi sẽ phản ứng như thế nào chứ?
- Tôi chỉ nghĩ nếu không nói rõ thì thật thiếu công bằng với cậu.
- Tôi muốn đến đó. Anh lấy xe tôi đưa Uyênvề, đưa chìa khoá xe anh đây.
- Cậu không được làm chuyện gì hồ đồ đấy.
- Sau bao nhiêu chuyện chẳng lẽ tôi còn có kh năng làm hại cô ấy.
Khải Văn lấy xe ra khỏi bãi. Anh phóng như điên, gió ào ào quất mạnh vào mặt đau điếng. Bầu trời tối sầm và sũng nước như sà xuống thấp hơn.
Bên ngoài, mưa thật to nhưng bên trong phòng khách nhà Song Giang không khí rất ấm cúng. Bà Thịnh và vú già xem tivi, ông Thịnh trầm ngâm ngắm mấy giò phong lan treo lủng lẳng bên cửa sổ. Ông chép miệng:
- Mưa lớn wá, chắc mấy cây con trên sân thượng không chịu nổi đâu.
- Anh đừng lọ Cả ngày nay Song Giang lục đục trên đấy, hết bón phân rồi che chắn gì đó, chắc không sao đâu – bà lắc đầu – hai cha con thật giống nhau. Anh có dự định…
Một hồi chuông dài cắt ngang câu nói , vú lật đật đứng lên:
- Chắc Song Hải lại quên mang chìa khoá.
Tiếng động ầm ầm át cả tiếng mưa, đèn quét sáng 1 góc sân. không chờ mở cửa, chiếc xe đã phóng vọt vào. bà vừa quay lưng nó đã ngã đánh ầm xuống đất làm giật cả mình:
- Song Hải, con… ủa, Khải Văn à? – Bà gọi to – Khải Văn, Khải Văn!
Anh không ngoái lại mà lao thẳng vào nhà như cơn giông, miệng hét lớn:
- Song Giang! Em ra đây anh có chuyện muốn nói với em. Song Giang!Song Giang…
Bà Thịnh hoảng hốt đứng bật dậy:
- có chuyện gì vậy Văn?
- Con cũng muốn có người nào đó cho con biết chuyện gì đang xảy ra đây
- đừng làm ồn, Khải Văn! Con ngồi xuống đi. Con cần biết gì, ba sẽ giải thích.
- Con muốn gặp Song Giang ngay bây giờ. Ba mẹ giấu cô ấy ở đâu? Giang oi, Giang! – Khải Văn gào lên như người mất trí – Tại sao ba mẹ lại cách ly cô ấy ra khỏi con? Chúng con rơi vào hoàn cnh này vẫn chưa làm ba mẹ vừa ý sao? Con muốn gặp vợ con ngay bây giờ. Giang ơi, Giang…
ông Thịnh bước đến gần, ông nhìn thẳng vào Khải Văn, gằn giọng:
- Ba biết con rất buồn và đang ở trạng thái không tỉnh táo nên ba không chấp nhất con, nhưng con nói năng cho cẩn thận. Ai đây, ai là người có lỗi với con, và đây cũng không phải là ni con trút mọi điều phiền muộn, oán giận của mình. Nếu con cứ tiếp tục như thế thì ơinhà này không đón tiếp con nữa. Con phải hiểu…
Ông đột ngột im lặng khi nghe có tiếng bước chân, mọi người đều hướng sự chú ý của mình về phía đó.
- Con nghe như có tiếng ai gọi con – Song Giang xuất hiện nơi khúc quanh cầu thang. Cô phong phanh trong chiếc áo ngủ màu ngà bằng lụa, vẻ mặt hơi ngơ ngác. Cô vẫn chưa nhìn thấy Khải Văn – có chuyện gì vậy mẹ? Sao mọi người im lặng thế?
Khi Văn bước đến gần cầu thang:
- Em đang ngủ à? Tôi làm em thức giấc phải không?
Song Giang ngạc nhiên:
- Anh Văn…
- Tôi tự hỏi tại sao em có thể ngủ được trong khi lòng tôi như lửa đốt thế này? Tại sao em lại đối xử với tôi như thế? Em muốn gì tôi cũng chiều, ngay cả khi em muốn ly dị tôi. Tôi biết em cần có 1 khong thời gian để quên chuyện cũ, để nguôi ngoai nỗi buồn, tôi không dám đến gần em, không dám tìm gặp em. Vậy mà để trốn tôi, em phi sang tận bên ấy. Em có cần đi xa như thế không? Em đã trở thành người nhẫn tâm từ bao giờ thế?
Gương mặt bà Thịnh tái xanh vì giận:
- Con vô lý vừa thôi Văn. Con có thói quen đổ trách nhiệm lên người khác từ bao giờ thế. Lúc ba mẹ giao Song Giang cho con, con nói thế nào? Có phải nó rất trẻ trung, xinh đẹp, ngây thơ không? Bây giờ con nhìn xem, nó luôn ngớ ngẩn như người mất hồn. Con đã phá hỏng cả cuộc đời của nó. Nó bao nhiêu tuổi, con nhớ không Văn? Nó chỉ mới 22 tuổi thôi. Ngày nó về với con, nó vẫn chưa tốt nghiệp đại học kia mà. Nó vừa làm vợ vừa đi học. Chúng tôi lo lắng biết mấy nhưng thấy con cái hạnh phúc, lẽ nào chúng tôi không vui.Còn bây giờ nó mất tât cả và trở về đây, chúng tôi cũng không dám buồn, phải gắng gượng làm vui. Bao niêu đó con vẫn chưa hài lòng sao? Con hãy buông tha nó đi Văn. Cuộc sống này bây giờ đã thuộc về nó, hãy để cho nó tự quyết định.
Khải Văn ôm lấy đầu, cả người rũ xuống:
- Tôi đã phá hỏng cả cuộc đời cô ấy ư? Đúng rồi, và điều đó cónghĩa là tôi cũng giết chết chính cuộc đời của tôi nữa.
- Mặt Song Giang xám ngoét khi nhìn thấy vết xước thật dài và rỉ máu trên cánh tay Khải Văn. Cô cầm lấy nó và lấp bắp không nên lời:
- Tay anh… tay anh sao thế này? Có đau không anh?
Khải Văn ngẩng lên nhìn đăm đăm vào cô:
- Anh không đau.Để em rửa và băng lại nhé? Anh đừng cử động mạnh, máu ra nhiều quá. Vú ơi, lấy băng cho con.
- Cám ơn em đã lo lắng cho anh. Em có đau lòng vì anh không? Anh biết em vẫn còn yêu anh, vẫn nghĩ đến anh nhiều lắm. Em đừng đi nhé Giang. Anh hứa không xuất hiện trước mặt em, không tìm gặp em. Chỉ cần biết em vẫn đang sống, vẫn sinh hoạt, đi lại ở đâu đó trong thành phố này, anh thấy mình gần em hơn. Như thế , đối với anh đã đầy đủ lắm rồi.
- đừng vậy mà anh Văn. Để em lấy quần áo anh Hải cho anh thay nhé. Anh ướt sũng rồi kìa
Khải Văn vuốt tóc cô:
- Em có hứa không Giang?
Nước mắt Song Giang chảy ra. Cô giữ tay anh lại:
- Anh đừng cử động, đừng nói gì nữa anh Văn.
- Em đừng quan tâm đến vết thương này. anh đâu có đau ở đây – Anh nắm tay cô đặt vào ngực mình – anh đau ở đây, rất đau.
Song Giang dùng tay còn lại lau mắt, cô không muốn mình cứ uỷ mị, yếu đuối thế này mãi:
- Anh hiểu lầm rồi, anh văn ạ. Thật ra quyết định này hoàn toàn không liên quan gì đến anh cả.Đó là ước mơ của em từ lâu rồi, em muốn được ra nước ngoài học tiếp chương trình sau đại học.
- Ước mơ của em à? Sao chẳng bao giờ anh nghe em nói đến?
Song Giang rành rọt:
- Vì khong thời gian sống với anh, em rất hạnh phúc nên em không nhớ đến chứ không phải là nó không hiện hữu. Khi em quyết định, em không nghĩ nó liên quan gì đến anh. Em không làm thế để trốn anh đâu, anh đừng tự huyền hoặc mình nữa. Vết thương cũ đã không còn làm em đau, vì khi quyết định ly hôn em xem như đã chặt rời nó ra khỏi thân thể mình. Em không còn nghĩ gì đến anh đâu. Anh đã bước ra khỏi cuộc đời em kể từ ngày đó rồi.
Những tiếng “ Không, Không” có tác dụng như những nhát búa gõ vào đầu Khải Văn, cái đầu vốn không còn đủ tỉnh táo để nhận định đúng sai. Nó làm anh đau nhức, làm từng sợi dây thần kinh trong anh căng ra như sợi dây đàn. Anh muốn đập phá, muốn la hét để giải tỏa cảm giác khó chịu này. Nhưng sao âm thanh phát ra từ anh lạ quá, anh lắng nghe mình nói và thấy nó thật khác xa với tâm trạng hiện giờ của anh: nó thật chậm rãi, thật dịu dàng.
- em có cơ hội để nói đúng những suy nghĩ của em. đừng vì đạt được mục đích mà em biến mình thành người dối trá. Em hoàn toàn không nghĩ thế, phải không Giang?
- Con đừng níu kéo nữa Văn, không thể quay lại được đâu. Con là người có nghị lực, lý trí, chỉ cần bình tâm lại, con sẽ thấy quyết định này rất cần thiết cho Song Giang và cả cho con nữa.
Khải văn vẫn nhìn chằm chằm vào gương mặt Song Giang, lời nói dường như không tác động gì đến anh:
- Anh đang chờ nghe câu trả lời của em. Chỉ cần em khẳng định rằng những điều em vừa nói là hoàn toàn trung thực thì anh sẽ đi ngay không bao giờ làm phiền em nữa.
- Anh Văn! Em rất hiểu tâm trạng hiện giờ của anh. Anh khao khát có 1 cơ hội chuộc lại lỗi mà anh vô tình phạm phải. Anh muốn chứng minh tình cảm của mình, trách nhiệm của mình. Anh tức giận, anh bất lực khi nghĩ mọi người không cho anh cơ hội để chứng tỏ hoặc nghi ngờ thiện ý của anh. Anh muốn chia sẽ sự bất lực của em như 1 hình thức tự trừng phạt mình. Nhưng em không thể giúp anh được vì nếu như thế em sẽ ích kỷ với bản thân và chúng ta lại sẽ rơi vào những nỗi bất hạnh triền miên khác. Em đã thoát được cơn ác mộng, lẽ nào anh cứ nhất mực bắt em phải hàng ngày đối diện với nó?
Khải Văn lẩm bẩm:
- Cơn ác mộng à? Em đã gọi đúng tên nó rồi đấy. Em thoát ra được? Tôi thực sự chúc mừng em. Còn với tôi, hình như tôi thấy mình lại bắt đầu 1 cơn ác mộng mới.
- đừng bi quan thế, anh Văn. Với thời gian mọi thứ sẽ thay đổi. Anh sẽ quên, em cũng thế và biết đâu nó lại giúp chúng ta gần nhau
- Tôi đã mang bất hạnh đến cho em, lẽ ra tôi phải là người nói những lời an ủi này. Em can đảm 1 cách dễ thương. Em đi đi, nhưng hãy nhớ rằng em đã mang cả niềm vui, hạnh phúc của tôi đi cùng em.- Khải Văn nâng cằm cô lên, anh siết mạnh.
Song Giang có cảm giác đau điếng như xương hàm bị vỡ vụn – Em không còn là của tôi nữa và tôi sẽ mãi mãi căm ghét mình vì thứ tình yêu dai đẳng tôi dành cho em. Tôi chỉ ao ước 1 điều: Suốt cuộc đời này tôi không bao giờ còn gặp lại em nữa. Cút đi cho khuất mắt tôi!
Khải văn đẩy mạnh Song Giang sang 1 bên, anh hùng hổ lao ra cửa. Song Giang không gượng lại được, té nhào vào thành ghế, cô cố nhoài ra cửa gọi to:
- Khải Văn! Anh đừng đi, bên ngoài mưa to lắm. Ba mẹ hãy giữ anh ấy lại! Khải Văn ơi!
Tiếng gọi của Song Giang chìm vào màng mưa dày đặc. Cô khóc nấc lên. Ông bà Thịnh nhìn nhau, họ có chung 1 cảm giác là cơn ác mộng không hề kết thúc như Song Giang vừa nói mà nó đang ở vào giai đoạn ghê gớm nhất của mình.
Hôm nay anh Hải không về dùng cơm, tôi cũng cáo mệt không xuống nhà. Vú nấu cháo và mang đến tận phòng cho tôi. Bà trò chuyện, hỏi thăm và kiên nhẫn ngồi chờ cho tới khi tôi ăn xong. Trước khi nghỉ trưa, mẹ lại mang 1 ly nước cam và bo tôi uống ngaỵ Thấy tôi hơi nhăn mặt vì chua bà nhẹ nhàng giải thích rằng tôi rất cần Vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Mặc dù ở chung nhà đã 2 năm nhưng sự chăm sóc ân cần ấy vẫn làm cho tôi , 1 con bé ít được quan tâm từ thuở bé, cảm động và choáng ngợp . Tôi rất vụng về trong việc bày tỏ tình cảm của mình nhưng tôi thật sự yêu mến và cảm phục từng thành viên trong gia đình này.
Ba chồng tôi là người trầm tĩnh, ít nói nhưng tế nhị, sâu sắc. Dù đã ngoài 60, ông vẫn đoều hành cơ sở sản xuất của gia đình. Có lần Song Hải bảo: “ Anh như con cá kình to lớn, trong khi cơ sở của ba bé như hồ nước thì lấy chỗ đâu cho anh vùng vẫy”. Trái với sự lo sợ của tôi, ba cười thất to, có vẻ rất thú vị với sự so sánh đó. Tôi hiểu thêm 1 điều: ông rất tự hào về truyền thống gia đình và bản thân.Chính ông đã duy trì và phát triển cơ nghiệp mà mình được thừa hưởng theo kiểu cha truyền con nối ấy suốt bao năm qua, dù có những lúc tưởng chừng như không vượt qua nổi khó khăn, thử thách. Cho đến tận bây giờ ba vẫn là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế gia đình. Ông bà không nhận mọi đóng góp từ phía chúng tôi, do do thu nhập của anh Hải chúng tôi được phép giữ riêng, thỉnh thong chỉ mua vài thứ lặt vặt trong gia đình.
Còn mẹ chồng tôi, tôi không biết phi xếp bà vào loại phụ nữ hiện đại hay cổ điển nữa.Bà hầu hết thời gian cho việc chăm sóc con cái, thu vén nhà cửa, khâu vá, thêu thùa. Đứng trước bà, nhiều khi tôi tự hỏi: dường như thượng đế rất dè sẻn khi ban cho tôi những kh năng rất đặt trưng của phụ nữ ấy. Nhưng sự hiểu biết của bà có thể làm ngạc nhiên bất cứ 1 ai nếu cứ phán xét theo cái vẻ bề ngoài ”nội trợ” ấy. Bà rất nhạy cảm và tinh tế. Nếu được yêu cầu, bà có thể tham gia đóng góp ý kiến về phưng án hoạt động sn xuất của công ty, hoặc đưa ra 1 kế hoạch cụ thể. Y kiến của bà bao giờ cũng có giá trị cao về tính thuyết phục và hợp lý, đôi khi còn gây “sốc” cho 2 đấng mày râu nữa chứ. Tôi biết họ đều rất nể phục bà. Tôi nghĩ bà là mẫu người phụ nữ mà đàn ông ao ước.
Còn Song Giang? Đây là đối tượng mà tôi đặc biệt quang tâm nhất. Tôi chưa từng gặp cô ấy. Lúc tôi về đây, Song Giang đã sang Anh quốc du học, vì thời gian tôi và Song Hải quen nhau cho đến ngày cưới rất ngắn ngủi: chỉ 6 tháng. Ngay cả lúc anh ấy ngỏ ý muốn kết hôn với tôi, anh cũng không nói rằng yêu. Thoạt tiên, tôi nghĩ chắc anh tội nghiệp, vì thấy tôi côi cút sau cái chết đột ngột của bạ Sau này, anh mới bảo anh thật sự yêu ngay từ lúc tôi té nhào vào người anh ở trạm điện thoại công cộng. Cả nhà, ít khi nhắc đến Song Giang nhưng cái cách họ nói về cô ấy làm tôi chú ý.Tôi đã ngắm Song Giang rất lâu trong quyển Album gia đình. Chỉ là cô bé gầy gò thời trung học với cái nhìn thẳng và nghiêm như chào cờ. Tôi cũng biết Khải Văn, hôm lễ cưới của tôi, anh có đến dự. Hôm đó, dù chưa biết Khải Văn là ai, tôi vẫn dành cho anh sự chú ý rất đặc biệt. Anh có vẻ đơn độc, lãnh đạm và tách biệt với buổi tiệc ồn ào đó. Cho đến khi mẹ Song Hải đeo vào tay tôi chiếc nhẫn và bảo đây là món quà của em gái gởi về mừng. Lúc đó, gương mặt anh thay đổi rất rõ rệt. Anh nhìn chằm chằm vào tay tôi. Suốt buổi tiệc và ngay cả khi đến từ giã ra về, tôi đều có cảm giác anh dán mắt vào đó. Sau này tôi mới hiểu tại sao anh có cái nhìn kỳ lạ đến vậy.
Thỉnh thỏang, tôi gặp lại Khải Văn khi đến thăm ba mẹ. Họ không bao giờ nhắc đến Song Giang trong câu chuyện, nhưng tôi hiểu họ đã ngầm trao thông tin với nhau qua những cuộc viến thăm ngắn ngủi ấy.
Tôi hơ mất tự nhiên khi nghe Khải Văn gọi “chị” và mặc dù có rất nhiều người khen tôi có gương mặt đẹp, gây ấn tượng ngay lần gặp đầu tiên, nhưng Khải Văn cho tôi 1 cảm gíac: nếu tình cờ gặp nhau ở địa điểm khác anh sẽ không nhận ra tôi.
Tôi buồn ngũ quá, ước gì chiều nay anh Hải về sớm.
Ngày… Tháng… Năm…
Tôi rất yêu thích không khí cuối năm ở gia đình này. Cứ đến giữa tháng 12 là trong nhà đã thấy Tết. Mẹ tôi bắt đầu làm bánh mứt, sửa soạn nhà cửa. Nhưng công việc mất nhiều thời gian hơn hết là làm củ kiệu, dưa món. Bà tỉ mỉ từng công đoạn: gọt, rửa, ngâm. Lúc mới về đây, tôi không hiểu sao Người lại phí công đến thế. Sau này tôi mới biết bà yêu thích công việc nội trợ và muốn tự tay chăm sóc chồng con. Nhìn những món ăn do bà nấu, tôi nghĩ nếu dùng động từ “ăn” e rằng thất thố vì nó lột tả được sự cảm phục của tôi đối với tình cảm mà bà chăm chút đặt vào đó. Đặt biệt năm nay mẹ tôi cũng làm nhiều củ kiệu. Bà bo Song giang rất thích ăn món này, nhưng 2 năm nay cô ấy không lần nào về thăm nhà. Mỗi khi ngồi vào bàn ăn nhìn dĩa củ kiệu bà không giấu được vẻ ngậm ngùi. Có lần tôi bắt gặp vú lén đem đổ bớt, bà gii thích không muốn thấy mẹ tôi buồn. Mặc dù hơi tiếc, nhưng tôi vẫn thấy bà rất có lý, và tôi đâm ra ghét cái cô Song Giang kỳ cục đó. Bao giờ cô cũng chờ đến cận ngày Tết mới thông báo mình không về được, làm mọi người buồn thiu, nhưng lạ 1 điều là không thấy ai phàn nàn lấy 1 câu.
Năm nay nhìn những nong củ kiệu, củ cải phơi trắng c góc sân, tôi thầm mong cô ấy sẽ về. |
|
|