Đêm khuya lắm rồi, nàng nằm trăn trở mãi. Gió lạnh trên đường về đã làm cho nàng cảm lạnh. Bịnh nàng đã ương mầm từ lâu, giờ trở nặng. Người nàng nóng hầm, ho không dứt tiếng, ho khạc ra đàm. Lúc hứng đàm vào khăn tay, nàng cảm thấy ở ngực đau đớn không cùng, ý nghĩ của nàng đâm rối loạn.
Nghĩ đến việc Quang Vũ thành hôn với Ngọc Hoa, lòng nàng đau như dao cắt. Nàng biết cuộc diện này không sao sửa đổi được rồi.
Nhưng nàng không hối hận, đầu tiên là không hối hận đã để cho Ngọc Hoa có cơ hội cướp Quang Vũ. Người nàng từ bao giờ cho đến bây giờ lạnh băng như nước đá mùa đông khác với thái độ của Ngọc Hoa ấm áp như ngọn gió xuân. Nếu gạt Quang Vũ qua một bên, không nói tới làm chi, nàng vẫn ước mong có một người chị như Ngọc Hoa vậy để có thể trông nhờ, sở cậy, thương yêu. Nàng bây giờ cần một người chiếu cố thương yêu biết bao nhiêu. Lúc ngã bịnh, lại cần hơn bao giờ hết.
Ngủ không được, đầu óc nàng lại chẳng chịu nghỉ ngơi mà bắt nhớ đến nhiều việc, có hạnh phúc lẫn bất hạnh... Trong bao việc "dựng dậy" ấy, nàng nhận ra Trình đã chiếm một vị trí khá quan trọng. Có lẽ do trước mặt là màn đêm u ám mà nàng muốn tìm từ đó một tia sáng mà vô hình trung nàng đã xem Trình là ánh sáng rồi, một thứ ánh sáng thật yếu ớt. Nếu là ban ngày, ánh sáng ấy không đủ hình thành sức sáng nữa, may mà đây là giữa đêm đen, nên ánh sáng kia vẫn có một sắc thái huy hoàng.
Trình trung hậu, chất phác, hiền lương, cộng thêm một trái tim tha thiết yêu nàng là một điểm son trân quý.
Cảnh ấy, tình này, nàng có cảm giác nhớ tưởng tới Trình, tự nhiên, khác hẳn với lúc nàng từ hôn. Lúc trước, nàng thấy làm sao thoát ly hẳn Trình rồi có ra sao thì ra. Còn giờ là lúc nàng cần có người đến an ủi vỗ về nàng. Nhưng thời gian đã thay đổi, hoàn cảnh cũng đổi thay, không sao kéo lại được.
Bỗng nhiên nàng nẩy ý: Trong cùng đồ mạt lộ sao mình không tìm ra một lối thoát? Chỉ cần nàng chịu xin lỗi, xin Trình tha thứ là lập tức Trình sẽ quay lại với nàng. Sự chân thành của Trình ngày xưa xây đắp cho nguồn tự tin của nàng bây giờ. Thật ra thì không cần nàng xin lỗi đâu, vì trong thư sau cùng Trình viết cho nàng có câu: "... Nếu em gọi cho một tiếng thì lập tức anh sẽ đến bên em chờ lịnh". Vấn đề hội ngộ không do Trình nữa mà là ở nàng, nếu nàng chịu hạ mình viết thư.
Đêm dài như thiêu đốt, đã mất hẳn tiếng động chợ búa trở thành vắng lặng mênh mông.
Trong vắng lặng vằng vặc đó, lần hồi chợt có tiếng xe. Rồi đêm bớt đen. Nàng đưa đôi mắt ráo hoảnh vì thức trắng, nhớ lại một vở kịch nàng đã xem tại Quảng Châu thời thơ ấu. Trong kịch có câu: "Ánh thái dương lên, màn đêm lùi ra xạ Nhưng ánh sáng không phải của chúng ta, thôi thì đành ngủ vậy." Đúng thế, trọn đêm không ngủ, bây giờ nàng lấy ngày làm đêm mà ngủ vậy.
Trong mơ màng nàng nghe có tiếng động lên thang. Thì ra Phát quét nhà, đợi Phát quét đến trước cửa phòng nàng, nàng mới gượng dậy dặn dò:
- Anh Phát, lát nữa khỏi cần gọi tôi ăn sáng!
- Sao vậy cô?
- Trong mình tôi không khỏe.
- Ơ, sao cứ bịnh rề rề hoài vậy? Hôm qua chưa thiệt mạnh mà cô đã ra đường rồi phải không?
Phát nửa nói nửa hỏi, không đợi nàng trả lời đã tiếp tục quét.
Hôm qua nàng đi, chẳng những Phát biết mà còn chạm mặt ông Phương, giám đốc nữa. Phát nghĩ vậy thì chắc Viên còn nghi ngờ nàng hơn. Nếu Viên cho là nàng giả bịnh để xin nghỉ thì sẽ bất lợi cho công ăn việc làm của nàng biết bao nhiêu! Nàng không thể không nghĩ đến một hôm nào đó bị cho thôi việc. Rồi nàng sẽ đi về đâu nhỉ?
Lý Mang có thể giúp bạn tìm việc khác song đâu phải là việc dễ tìm trong một sớm một chiều. Quang Vũ và Ngọc Hoa rất mừng đón nàng đến ở chung, song tự ái của nàng sẽ bắt nàng từ chối.
Trước đây nàng có một đường rút lui tốt, vừa bình yên vừa lý tưởng mà Trình đã sắp đặt đâu vào đó cả. Đáng tiếc là nàng đã cam tâm trọn vẹn hy sinh cho Quang Vũ hết rồi.
Nàng mang bao ý nghĩ ấy vào mộng khi thực tế không có cách nào giải quyết. Song chẳng bao lâu, nàng thức giấc vì họ Mơ mơ màng màng nàng vẫn nhớ rút khăn tay để một bên gối ra hứng đàm. Nàng bỗng ngồi bật dậy, cơn sợ hãi làm cho nàng tỉnh hẳn. Nàng đã nhìn thấy trong đàm có vết máu!
Một dòng lạnh lẽo chạy từ đầu xuống chân khiến tim nàng như đông lại, ngừng đập. Mắt nàng như thấy tóe sao, nhìn vết đỏ cứ lớn dần, lớn dần ra... hình thành một đáy huyệt sâu khủng khiếp, âm ụ Phần người nàng thì như mỗi lúc một nặng nề, nặng cho đến nỗi nàng không kềm giữ được, ngã phịch xuống giường, đôi mắt nhắm nghiền, hơi thở khó và mặt xanh như tàu lá.
Máu ấy là máu bên trong cơ thể nàng, chứng tỏ có một khí quản nào đó bị thương tổn. Nàng không còn cách tự giấu giếm mình được và cũng không còn dám coi thường. Bịnh trạng của nàng có lẽ còn nặng hơn mức nàng tưởng tượng nhiều.
Đầu nằng nặng như dằn đá mà thân thể lại quá nhẹ nhàng. Nhứt thời, nàng không biết mình rơi lạc vào đâu, chỉ cảm thấy mạng sống bằng không trong nỗi niềm tuyệt vọng. Ranh giới giữa sống và chết trở thành mơ hồ, không rõ. Nhưng đau đớn là cầu sống rất khó, mà cầu chết cũng chẳng dễ dàng gì.
Cảm giác phức tạp, tình cảm cũng phức tạp, cơ thể nàng bắt đầu run, môi bắt đầu rút, nàng đau đớn, cảm thương nhưng không có lấy một giọt nước mắt, còn đau hơn khi nước mắt chảy dài.
Vật vã với thời gian khá lâu, nỗi đau đớn, nỗi cảm thương dần trở thành nỗi gác bỏ, nỗi an ủi. Nàng lấy lại bình tĩnh, cố tìm lý do giải thích. Có thể là tình hình không quá nghiêm trọng như nàng tưởng. Tại sao mình không suy luận giọt máu bầm ấy không phải do một khí quản nào đó bị bể đỉ Có thể là tại mũi bị khô nóng, bị rướm máu.
Tự gác bỏ, tự an ủi đưa nàng từ bi quan sang lạc quan song không nhiều. Bởi vì ngực nàng vẫn một mực rêm nhức làm nàng thở rất mệt nhọc. Nàng biết muốn bắt nàng chết cũng còn lâu nhưng mức độ uy hiếp nàng thật không nhỏ.
Nàng còn biết sức khỏe mất đi, hãy còn dùng nhân lực tạo lại được. Không phải Quang Vũ đã từ tuyệt vọng mà ngoi lên mạnh sống hơn sao? Lúc ấy, nào Quang Vũ có tưởng tượng được một ngày sáng lạn như ngày naỵ Có thể nói Quang Vũ đã được nàng cứu vớt. Bây giờ nàng lâm vào cảnh ấy thì ai sẽ cứu nàng?
Đầu tiên nàng nghĩ đến Trình. Lòng Trình đối với nàng cũng như lòng nàng đối với Quang Vũ. Nàng đã dám hy sinh cho Quang Vũ thì Trình lại không dám hy sinh cho nàng sao? Chỉ cần nàng nói cho Trình biết việc Quang Vũ và nàng đã có ngã rẽ, đã chẳng có chi... Bây giờ nàng lại bị bịnh thì tự nhiên Trình sẽ lên Hương Cảng rước nàng về Quảng Châu thực hành lời hứa cũ: Phục dịch nàng như hoàng hậu. Như Quang Vũ đã nhờ nàng, nếu nàng chịu nhờ Trình thì tương lai của nàng chắc sẽ như Quang Vũ biến nguy thành an.
Để tăng lòng tự tin, nàng cố gắng gượng dậy, lục tìm lá thư sau cùng của Trình. Xem đi, xem lại mấy lần nàng nhớ đến trận khóc hôm nào vì lá thư ấy. Bây giờ đọc lại, nàng cũng cảm động, cũng khóc, tiếng khóc thổn thức của nàng đã trở thành tiếng rên đau.
Nàng không nghĩ đến việc mình có cảm tình nhiều với Trình như vậy. Nàng nghĩ chẳng qua là nàng bịnh, nàng như một người chết đuối giữa ba đào kêu gọi cứu nguy mà thôi. Theo tâm tình đó, nếu Trình yêu cầu nàng cho lập tức làm lễ cưới, nàng sẽ nhận lời liền. Nhưng chính nàng có yêu Trình không chớ?
"Ngựa tốt không ăn cỏ bỏ". Ban đầu để giữ sự tôn nghiêm, nàng cho là trừ phi Trình van xin, nàng nhất định không đi bước trước. Đổi lại, gặp trận đau này, nàng tự động lùi một bước, quyết định sẽ viết cho Trình mấy chữ để xem giọng điệu của Trình ra sao?
Một lá thư ngắn, viết gọn nhưng muốn viết xong, nàng thấy khó khăn làm sao! Nàng mất rất nhiều thì giờ nằm, ngồi, khổ sở tìm chữ, viết đi viết lại thành mấy trang giấy. Rốt cuộc, thư nào nàng cũng xé. Viết lá thư này còn khó hơn lúc viết thư từ hôn. Nàng gác bút thở dài.
Không muốn rời con đường an toàn duy nhứt, nàng nghĩ ngợi lần này, rồi lần khác. Sau cùng nàng chợt nghĩ, tại sao mình không đem chuyện này ra hỏi ý kiến người khác?
À, hỏi được ý Lý Mang tốt lắm, Lý Mang miệng lưỡi khá mà viết lách cũng hay, thật đáng tín nhiệm để nhờ.
Trưa, Phát đặc biệt mang cơm lên phòng nàng, đặc biệt chọn món ăn dễ tiêu. Nàng ăn được một ít, cảm thấy ngon miệng. Lúc Phát dọn chén đũa, nàng mới nói:
- Anh Phát, tôi muốn nhờ anh một việc.
- Cô cứ khách sáo hoài! Muốn gì sao không nói ra luôn đi cô.
- Lát nữa nhờ anh gọi điện thoại đến sở Lý Mang mời Mang có rảnh đến tôi một chút.
- Được, chuyện dễ quá mà.
Phát nhận lời và ghi thêm số điện thoại.
- Gọi xong rồi cho tôi biết với nghen anh!
- Dạ!
Nàng mỏi mắt trông chờ, nhưng càng đợi, càng chờ càng không nhận được tin tức gì cả. Nàng lạ lùng làm sao, hay là Lý Mang không ở nhà? Dầu gì đi nữa thì Phát cũng quên nên nói qua với nàng một tiếng chớ! Hay là Phát đã quên rồi? Nàng nóng nảy trông chờ Tô đến thăm nàng để nhờ Tô gọi điện thoại lại.
Phát không quên việc nàng nhờ như nàng nghĩ. Nhưng mãi đến ba giờ, Phát mới tới nói:
- Cô Bạch Phù, gọi được rồi. Gọi lần đầu thì không có cô Lý Mang ở đó, phải gọi đến lần thứ ba mới liên lạc được đó cô.
- Bạn tôi có nói tới không anh?
- Tới. Ra sở cô Lý Mang sẽ lại thăm cộ Nghe nói cô bịnh, cô Lý Mang có vẻ nóng nảy lắm, bảo là cũng có việc phải tới với cô.
- Việc gì vậy?
- Tôi có hỏi rồi dặn, việc gì cũng không nên nói cho cô biết cả. Nhưng cổ bảo không nói không được, để rồi cổ sẽ lại nói riêng với cô.
- Dạ, được vậy thì hay quá, cám ơn anh.
Không tới một nửa giờ nữaLý Mang sẽ ra sở. Nàng suy nghĩ, không biết có nên nói cho Lý Mang biết việc nàng từ hôn với Trình không? Hoặc là chỉ nói sự hiểu lầm giữa hai người? Chính yếu là khéo nói cho Lý Mang viết thơ gọi Trình sang Hương Cảng. Trình đến gặp nàng rồi thì vấn đề coi như đã giải quyết hơn phân nửa.
Thật thì không cần phải suy nghĩ cho lắm, Lý Mang là người thông minh, nàng nói mí một tiếng Lý Mang sẽ biết chuyện gì đã xảy ra, rồi cứ đem việc nàng bịnh nói cho Trình hay cũng được.
Tính thử, giờ thì chưa hết giờ làm việc song Lý Mang đã ra sở. Mặt nàng chưa thấy mà tiếng động đã vọng tới lầu trên. Tiếng giày cao gót cồm cộp lên thang, tiếp theo Lý Mang réo gọi:
- Bạch Phù! Bạch Phù ơi!
Lý Mang đẩy cửa phòng lúc Bạch Phù vừa ngồi dậy, chuẩn bị bước xuống giường. Thấy nàng, Lý Mang bật kêu trời:
- Trời ơi! Chị bịnh quá, khỏi, khỏi xuống giường, cứ nằm đi!
Nàng nhếch cười thê thảm đón chào người bạn tốt. Tình cảm con người lúc bịnh thật yếu đuối, vừa ngã ra nằm mũi nàng đã cay cay, mắt chợt đỏ hoe.
Trong phòng ánh sáng ít hơn bên ngoài, Lý Mang không nhận ra thần sắc thảm thương của bạn, Lý Mang chỉ nhìn quanh dò xét rồi cau mày nói:
- Không khí trong phòng tệ quá, buồn đến không bịnh cũng bịnh nữa. Tại sao không mở cửa sổ? Chị có sợ gió không?
- Gió thì không sợ, nhưng sợ khói.
- Khói ở đâu?
Lý Mang đến mở một khung cửa sổ nhìn xuống, đúng vào lúc bên dưới đang nấu cơm.
- Thấy ghét ghê, khó bốc từ phía dưới lên. Nhưng bây giờ không nhiều, mình mở cửa được chớ?
- Chị có thể mở luôn cửa trước rồi kéo ghế ngồi về đằng đó.
Bạch Phù nghĩ đến sức khỏe của bạn nên bảo vậy, song Lý Mang không hiểu lên giọng trách:
- Gì mà quan trọng dữ vậy? Chẳng qua là tôi mới vào thấy phòng tối quá, chứ ngồi một chút là quen hà!
Lý Mang ngồi bên mép giường:
- Chị bịnh hồi nào? Sao không cho tôi biết sớm với? Để người ta trách khá lâu rồi mà không thấy mặt chị. Bạch Phù, tôi phục cái nước chịu đựng của chị. Người khác sung sướng để cho chị khổ sở bịnh hoạn nằm đây.
Nàng nghiêng đầu sang nhìn thần sắc xúc động của Lý Mang, cảm thấy hết sức hoang mang, không hiểu bạn muốn nói gì. Thoạt nghĩ, nàng những tưởng Lý Mang ám chỉ đến việc thành hôn của Quang Vũ. Nhưng làm sao Lý Mang biết chuyện đó? Dầu có biết cũng không thể vì đó mà ghép vào bịnh trạng của nàng. Nếu Lý Mang quá thông minh thì... hay là Lý Mang biết bói toán, biết tất cả việc vị lai, quá khứ của người khác? Thật lạ lùng!
Thấy nàng không nói gì, Lý Mang thở dài:
- Chị có muốn giấu tôi cũng không giấu được nữa rồi.
- Gì mà giấu chị?
- Hồi cuối năm ngoái, chị nói chuyện với tôi mà tôi cứ tưởng chị nói chơi. Ai có dè lúc đó chị với anh Trình lộn xộn.
-...
- Thiệt không ngờ, cả hai đã quen biết nhau bao lâu mà vì chuyện có chút xíu lại từ hôn đi. Tôi cứ cho là tánh chị dễ giận dễ hờn, ai biết được bên trong hãy còn nhiều uẩn khúc. Còn anh Trình cũng vậy nữa. Không khéo chiên nên chiên bể trong đỏ trứng gà! Lúc trước tôi cho ảnh là một kẻ si tình, bây giờ mới biết ảnh chơi hoa rồi bỏ...
Từ bao giờ cho đến bây giờ, Lý Mang luôn luôn chê trách Trình, dường như có thâm cừu vậy. Bạch Phù lạ sao Lý Mang biết hết các tin này.
- Bộ ảnh gởi thơ cho chị hả?
- Phải rồi. (Lý Mang gằn giọng giận hờn) Hông thôi thì tôi cứ bị mấy người giấu giếm hoài hả?
- Ảnh... ảnh viết làm sao?
Bạch Phù lo lắng hỏi, sợ rằng Trình đã phanh phui bí mật giữa Quang Vũ và nàng cho Lý Mang biết. Nếu nàng thành thật nói cho bạn biết trước thì cũng được chớ để bạn tự động hiểu ra thì có phần hơi kỳ.
Lý Mang mở xách tay lấy một phong thơ.
- Chị coi đi! Thơ mới tới hồi sáng, ông Phát không gọi điện thoại đến tôi thì tôi cùng tìm đến chị.
Nàng liếc qua nét chữ ngoài phong bì, nét chữ quen thuộc, khác chăng là tuồng chữ ấy đã gây nghi ngờ, lo lắng cho nàng chứ không được như xưa. Thơ vẫn mang đủ cách điệu của ngày xưa: Giấy trắng, bên góc phải có ấn chỉ dấu đỏ, đẹp nhất là ở về bên trái có in hình đèn lồng Trung Thu như trong các lễ tân hôn, chồng lên hình đèn lại có màu vàng "hỉ tín".
Giây phút đó tim nàng như bóp thắt, nhảy cuồng loạn. Đồng thời cổ nàng như bị uất nghẹn. Rõ ràng đây là hỉ tín, rõ ràng đây là thiệp cưới.
Nàng không dám nhìn xuống bên dưới, nhưng Lý Mang đã lấy thiệp bên trong, mở hai góc xếp ra:
- Có phải cái cô Hoàng là bạn đồng sở của anh Trình mà chị thường nói đó không? Bữa nay nhận được thiệp này tôi nhảy nhổm, nếu không có chữ của anh Trình viết thêm phía sau thì tôi cho mình đã hoa mắt đọc lầm. Đây chị coi!
Bạch Phù nhận thiệp cưới của Lý Mang trao, người như trời trồng. Trình-Hoàng, hai tên nằm kề nhau, hai chữ tắt của hai họ quyện vào nhau thân thiết. Tính ra còn có mấy ngày nữa, cả hai cử hành hôn lễ. Đây không phải là mộng. Mà muôn vạn lần đây là sự thật. Đây không phải do ai đùa cợt, mà đây chính là định mạng trêu đùa, khéo cột lá lay...
Nàng mở to đôi mắt thất thần, nhìn mỗi nét, mỗi chữ đều trở thành như một giọt máu, một vết máu, chẳng khác nào vết máu nàng đã khạc ra.
Lý Mang thấy bạn cứ một mực sững sờ, liền lấy thiệp lật lại mặt sau, gắt bảo:
- Chị xem ảnh viết nè!
Lý Mang đọc với giọng hằn học:
Cô Lý nhã giám,
Về việc giữa Bạch Phù và tôi, chắc cô đã biết kẻ rồi, tôi thẹn thùa đến một lời cũng không nói được. Sự gặp gỡ của cuộc đời cứ đi ngược điều mình dự tính. Hôm nay, tôi phải bỏ sự đeo đuổi tích cực để chọn con đường tiêu cực, một mặt là để vứt bỏ sự xúc động mãnh liệt của chính mình, mặt khác để chứng minh với Bạch Phù tôi chấp nhận sẽ lén rút lui để cổ được yên tâm, không lo còn có kẻ gây phiền.
Không dám làm phiền cô vượt ngàn dặm đến dự tiệc cưới đơn giản của chúng tôi. Chỉ xin cô đừng vì mối quan hệt dứt đoạn giữa Bạch Phù và tôi mà thâu lại tình bằng hữu cao quý giữa chúng ta đã có. Kính.
TRẦN VÂN TRÌNH
Bạch Phù nắm chặt tờ thiệp trong tay, cố giữ cho tay đừng run rẩy. Nhưng nàng không thể nào ngăn được sự đau khổ đã tràn lên gương mặt. Mặt nàng như tờ giấy cũ, trổ vàng thê thảm. Mắt nàng bỗng tối sầm lại, những chữ trên thiệp cưới trở thành nhạt nhòa đi rồi thành một tấm thảm xanh, rồi thành một mặt biển rộng. Nàng đau khổ đến mức lùng bùng lỗ tai và nghe như có ào ạt tiếng sóng biển gầm.
Mắt hoa đầu váng, nàng có cảm tưởng chiếc giường mình ngồi là chiếc thuyền con đang nhảy sóng. Nàng không còn giữ được, không còn cách nào đóng nốt vai trò làm ra vẻ tỉnh bơ trước mặt Lý Mang được. Nàng rã rời, lỏng tay buông thiệp cưới, cùng với đôi mắt chợt nhắm nghiền lại, tiếng rên khẽ thoát ra.
Nhìn tình trạng của nàng, Lý Mang hoang mang. Qua phút sững sờ, Lý Mang nhìn sát mặt bạn hơn, rồi sờ chân tay, sờ trán... rồi bỗng kêu thét:
- Bạch Phù, Bạch Phù, chị làm sao vậy?
Nàng dần dần mở mắt, dần dần như từ một cõi u u minh minh nào đó hồi tỉnh lại. Tỉnh ra, nàng vẫn không thoát được nỗi đau khổ tuyệt vọng. Bên bờ mất hết sinh lực và tình yêu, nàng chỉ còn có một đường đi, nhưng bây giờ con đường ấy cũng không đi được nữa rồi.
- Bạch Phù, chị không làm sao chớ?
Lý Mang áp tay lên ngực:
- Muôn sự tại tôi, tôi cho rằng...
- Cho rằng mình muốn chết hả?
Nàng cố trấn định, hỏi ngược cách yếu đuối với nụ cười nhếch thê thảm.
- Đừng có nói bậy mà! Tôi cho rằng chị tức quá, ngất xỉu nên tự mắng mình đã thài lai, đưa cho chị xem thiệp cưới. Tôi cho rằng chị với anh Trình đã bãi ước thì chị sẽ coi việc anh Trình đi cưới vợ không thành cóc khô gì. Ai ngờ người như chị lại vì ảnh mà sanh bịnh, vì ảnh mà bịnh nặng. Rồi vì giận ảnh mà tức chết được, phải không?
Nàng nghiêm sắc mặt không đáp. Bịnh của nàng có liên hệ gì tới Trình đâu! Nhưng nàng không đính chánh, cứ để mặc Lý Mang hiểu lầm mắng chửi Trình, nàng cũng hả dạ phần nào. Phải, bây giờ nàng mới thật sự hận Trình. Yêu là gì? Yêu là hy sinh thế à? Xem lại thì những gì Trình bộc bạch ngày xưa toàn là giả trá, một người quên được một người nhanh chóng vậy sao?
- Bạch Phù, sao chị chẳng trả lời tôi? Bộ chị hối hận về việc bãi hôn với anh Trình hả? Đáng tiếc là tôi biết quá muộn, chớ nếu biết sớm thì đã gắng giúp chị một taỵ Còn giờ, việc đến nước này có hài lòng hay hối hận cũng vậy thôi. Còn gì để nói nữa đâu?
Lý Mang cúi xuống lượm tấm thiệp cưới đã rớt dưới sàn, thở dài:
- Bọn đàn ông họ thực tế lắm! Họ theo đuổi mình đó mà coi mòi hơi khó là quay lưng đi, chạy tìm người khác. Như Trình vậy, cứ nói thay đổi là thay đổi, vậy trước đây, ảnh đối đãi với chị ra sao? Nhớ lại lần đầu tiên ảnh đến Hương Cảng, đến sở tìm tôi, nói cho biết chị bịnh, thái độ của ảnh khiến tôi cảm động.
Nàng giựt mình:
- Sao? Ảnh nói tôi bịnh gì?
- Chuyện qua rồi, nói lại có ích gì? Nhưng hồi đó ảnh dặn tôi đừng có nói lại cho chị biết là ảnh có đưa chị đến bác sĩ. Bác sĩ nói riêng với ảnh là chị yếu phổi.
Bạch Phù có cảm giác bị đánh thốc đến mất thở. Khá lâu sau, nàng mới hỏi giọng u oán:
- Việc ấy xảy ra hồi nào?
- Hồi năm trước lận, hồi chị mới tới Hương Cảng làm việc, ảnh đưa chị lên phải không? Ngay hôm đầu chị vào làm việc là ảnh đến tìm tô, nói chị bị bịnh phổi mà không biết làm sao lọ Ảnh gởi gấm tôi nhắc chừng chị tẩm bổ, nghỉ ngơi. Sau đó, tôi thấy chị mạnh sân sẩn nên cho là ảnh quá lo cho chị, đem chuyện bé xé ra tọ Bây giờ, thấy ảnh giở trò phản bội làm tôi liên tưởng đến chuyện cũ, song không cùng một nhận xét nữa. Bạch Phù, con trai chạy theo con gái không lẽ không có thủ đoạn? Ai dám bảo như vầy là không có thủ đoạn? Ảnh biết tôi với chị là bạn nên ảnh làm bộ si tình chị trước mặt tôi, hy vọng hôm nào tôi nói vô giùm ảnh. Lúc ảnh đến Hương Cảng, thật tình tôi muốn gài hai người gần nhau hơn, muốn mời cả hai đi chơi chung, đi ăn chung. Giờ nghĩ lại mới thấy việc mình làm quá thừa.
Nghe Lý Mang nói, Bạch Phù lòng đầy yên ổn. Lý Mang không nghi nàng có bịnh, lại giúp nàng lấy lại tự tôn. Lời tường thuật của Lý Mang đã cho nàng nhớ lại nhiều việc, nào là chuyện nàng mới đến Hương Cảng, ở lữ quán rồi bịnh, đập vỡ ly trà, trời mưa.. Toàn là những chuyện bắt đầu không thuận lợi báo hiệu bất tường sau này. Nếu nàng có óc mê tín, bằng vào những việc ấy nàng tin tưởng lắm.
- Mà thôi, được rồi Bạch Phù. Thứ người vô nghĩa vô tình như anh Trình thật không đáng cho chị em mình nói nhiều. Duy có điều tôi chưa hiểu là tại sao chị với ảnh bãi hôn? Trách nhiệm về chị hay về ảnh vậy?
-... Đương nhiên là về ảnh!
Bạch Phù cố tránh sự chú ý của bạn, lúc lâu mới đáp. Nếu ngày nay không có thiệp cưới của Trình thì nàng sẽ nói thật hết. Nhưng việc đã như vậy thì nàng không tội gì phải nhận lãnh trách nhiệm, lại phải kéo theo cả Quang Vũ vây vào.
- Bộ ảnh đem cái bà Hoàng ấy ra để lòe chị hả? Bộ chị không chịu cho ảnh cưới sớm hơn rồi ảnh hủy bỏ hôn ước hả?
Nàng gật đầu. Ngay lúc ấy, nếu có thể buộc Trình vào tội giết người, nàng cũng không hết hận.
- Việc này anh Quang Vũ biết không?
- Mình chưa nói cho ảnh biết.
- Sao hổng nói? Để tôi đi bịnh viện gặp ảnh giùm chị nghen? Tôi sẽ cho ảnh xem thiệp cưới để ảnh lấy lẽ công bình viết thơ mà dạy cho Trình một bài học đích đáng.
- Không, chị không cần làm vậy. Việc của mình ảnh không hết đâu. Vả lại, ảnh xuất viện rồi.
- Xuất viện à? Bộ mạnh rồi sao xuất viện? Được vậy càng tốt, ảnh phải đi Quảng Châu "dần" cho Trình một trận. Tôi sẽ đi với ảnh, nói một lần cho đã. (Lý Mang dịu giọng) À, mà ông anh rể của chị bây giờ ở đâu? Tôi phải đi kiếm cảnh liền mới được đặng bàn tính cách đối phó với tên vô nghĩa này.
- Thôi bỏ qua đi Lý Mang!
- Đâu có được, chị đừng nhúng tay vô, để đó tôi lọ Chị chỉ cần cho tôi địa chỉ của anh Quang Vũ là được.
- Không thể chỉ chỗ ở của ảnh cho chị, bởi vì mình không muốn ảnh vừa bớt bịnh lại nặng lòng lọ Hơn nữa.. (Bất đắc dĩ, Bạch Phù phải nói thật) Hơn nữa ảnh cũng đang chuẩn bị làm đám cưới.
- Ảnh? Quang Vũ cũng sắp làm đám cưới à? Cưới ai đó?
- Cưới một giáo sư trung học, người tốt lắm!
- Sao chị không ưng ảnh phứt đi. Em thế vai chị cũng là điều thường thấy mà.
Tuy Lý Mang nói chơi song khác nào đao chặt ngang mình Bạch Phù làm hai khúc. Nàng biến sắc bảo:
- Chị nghĩ gì kỳ vậy?
Lý Mang cũng biết cảnh tình này, nói như vậy là quá lố nên vội vàng giải thích:
- Mình có nghĩ gì bậy đâu. Nhớ có gặp ảnh mấy năm trước hồi ở Quảng Châu, theo tôi, ảnh khá hơn Trình nhiều, đáng yêu hơn Trình nhiều.
Bạch Phù cúi gầm. Quang Vũ đáng yêu và cũng đáng hận. Quang Vũ và Vân Trình cùng một lượt xuất hiện trong ý tưởng của nàng, rồi lại cùng một lượt ra đi, mỗi người mỗi nơi, đáng yêu hay đáng hận thì đối với nàng còn có nghĩa gì?
- Trở lại vấn đề... (Lý Mang cầm thiệp cưới xé toẹt thành mấy mảnh vứt vào sọt rác cạnh bàn tiếp) Vân Trình đã nỡ vứt đi tất cả thì sao chị lại không như thế? Cái trò mất ngựa mà, trong may có rủi, trong rủi có may, nào ai biết chắc đâu rủi đâu maỵ Ngay bây giờ, chị quên hẳn ảnh đi! Con trai trên thế gian này còn nhiều lắm! Đừng nói chi ai, cái anh Chương mà tôi thường nói cũng còn khá hơn Trình nhiều. Bạch Phù, chị lấy lại tinh thần, không uống thuốc cũng hết bịnh. Để tôi gọi điện thoại cho Chương rồi sắp xếp cho chị đi luôn nhá?
- Hổng được đâu, biết đi chơi đâu cho thích hợp bây giờ?
- Thì cứ thử đi đã. Dậy đi, tôi không tin bịnh chị đã nhập tận xương tủy.
Lý Mang vừa kéo bạn ngồi dậy, vừa cười.
Bạch Phù cưỡng không được, đành ngồi dậy, ngã lưng tựa vào thành giường:
- Cái chị này... vừa rồi bắt người ta nằm, bây giờ bắt người ta ngồi, hại người ta quá!
- Xin thề là tôi không có ý làm hại chị. Cuộc sống tự nhiên lấy việc nghỉ ngơi làm phương pháp trị liệu, nhưng sự trị liệu về mặt tinh thần lại quan trọng hơn. Tôi thấy chị không có bịnh gì nặng lắm đâu, chẳng qua là chị bi bao nỗi buồn bực dồn dập tới tấp, chỉ cần chị chịu đi chơi cho khuây khỏa thì rồi sẽ mạnh. Để tôi rửa mặt cho chị nhé?
Lý Mang nói xong, xăn tay áo lên liền.
Nước rửa mặt do Phát đem lại. Sẵn cơ hội đó, Lý Mang lau luôn giùm phòng bạn, làm luôn một công hai ba chuyện, vừa hàn huyên với bạn, vừa gọi điện thoại cho Chương. Chương sống độc thân, nghe Lý Mang bảo đến gặp Bạch Phù thì mừng hết lớn. Chàng lật đật ba chân bốn cẳng sắp xếp công việc cho kịp bảy giờ đến gặp nàng.
Lúc Lý Mang bước qua phòng nhỏ kề bên thì Bạch Phù đã mặc xong quần áo chỉnh tề, ngồi bên mép giường với dáng thất thần.
- Kìa, để lâu nước nguội hết, sao không rửa mặt đi "tiểu thơ"?
Lý Mang giục, Bạch Phù chỉ có nước làm theo lịnh bạn, uể oải đứng dậy như một xác không hồn, thả dò từng bước.
Lý Mang nhìn theo bạn hỏi:
- Chị thấy thế nào? Khó chịu lắm không? Bộ nhức đầu hả? Bị nằm lâu quá chớ gì? Đi đứng một chút rồi khỏe hà!
Lý Mang hỏi rồi tự giải đáp lấy, kế bảo:
- Cho chị hay, tôi đã gọi điện thoại cho anh Chương.
- Lý Mang, tôi không thể đi đâu.
- Sao vậy? Hổng đi cũng hổng được. Tối rồi, chị cũng phải đi ăn cái gì chớ? Ăn cơm Tàu hay cơm Tây đây?
- Không có ý kiến.
- Thôi được. Mà ăn xong rồi chúng ta tiêu khiển cách nào? Để dành quyền quyết định cho chị đó.
- Lý Mang, mình không thể đi đâu được mà.
- Trời ơi, người như chị ngoan cố cóc chịu được. Người ta tốt với chị chớ bô...
- Tôi biết, chị tốt với tôi lắm! (Nàng đưa khăn đắp mặt dường như muốn che khuất nghẹn ngào) Nhưng mình...
Lý Mang nóng nảy:
- Nhưng chị làm sao? Bộ muốn chết với tình hả?
- Chị! Đừng nói nữa, tôi bây giờ chỉ còn có mình chi...
Bạch Phù lấy khăn hỉ mũI, cố giữ lại bao điều thổn thức. Bây giờ, quả ngoài tình bạn của Lý Mang, nàng không còn gì nữa hết.
Lý Mang dịu giọng:
- Thôi được rồi, muốn tôi hổng nói thì thôi. Nhưng đêm nay chị phải đi ăn với tôi mới được.
Lý Mang thấy bạn không phản đối, cho là đã đồng ý. Nàng xem đồng hồ rồi nói tiếp:
- Nghe tôi đi, hổng có sao đâu. Chị sửa soạn một chút rồi nằm nghỉ cho khỏe, đợi tôi về nhà thay đồ, khoảng sáu giờ Lưu Sở và tôi sẽ tới rước chị.
- Được.
Lúc ra về, Lý Mang còn lo lắng dặn:
- Chị muốn ăn dậm chút gì không? Tôi sẽ dặn anh Phát mua cho chị.
- Không cần. Chị cứ đi lo việc của chị.
Lý Mang thoăn thoắt xuống thang, đi rút về nhà. Trên đường đi nàng đã nghĩ xong việc chọn mặc áo nào, quần và sắp đặt công việc đêm nay cho đâu vào đó. Vào nhà, nàng kể cho Lưu Sở nghe chuyện của bạn rồi hối thúc chồng ra đi.
Đúng sáu giờ, Lý Mang lại hổn hển chạy lên thang. Điều nàng không bao giờ ngờ là cửa phòng Bạch Phù đã khóa chặt. Ở lỗ khóa có đặt một miếng giấy nho nhỏ, viết mấy chữ sau:
"Lý Mang, mình có việc cần giải quyết. Xin đừng chửi rủa".
- Cái chị nầy không giữ lời gì hết.
Lý Mang bị hư việc dậm chân dậm cẳng đùng đùng. Lưu Sở đọc qua tờ giấy, an ủi vợ:
- Chắc chị ấy có việc riêng thiệt mà.
- Chuyện gì chớ? Chuyện gì sao vừa rồi không nói? Nếu là có chuyện thiệt đi nữa thì chỉ cũng không có lòng nào giải quyết đâu!
Lý Mang tru tréo, làm ầm, Phát nghe tiếng động liền từ dưới lầu chạy lên. Phát chưa kịp nói gì, Lý Mang đã chặn hỏi trước:
- Bạch Phù có chuyện gì mà đi ra ngoài vậy anh Phát?
- Hổng biết nữa cô! À, vừa rồi có người gọi điện thoại mời cô ấy dùng cơm.
- Ai?
Lý Mang nghi ngờ Chương đã gọi mời Bạch Phù rồi. Nhưng Phát đáp:
- Ông Quang Vũ nào đó, hẹn mời cô Bạch Phù đi ăn cơm vào ngày mốt.
- Vậy là anh rể của chỉ.
Lý Mang lẩm bẩm một mình:
- Ảnh còn chưa biết việc của Bạch Phù với Trình!
Lưu Sở kéo tay vợ:
- Thôi mình đi! Chị Bạch Phù không có ở đây thì mình nên cho anh Chương hay, hẹn lại ngày mai vậy.
Lý Mang còn giận:
- Sửa đổi gì nữa? Cái chị ấy thấy ghét quá trời, từ rày sắp lên em hổng thèm lo việc bao đồng cho chỉ nữa.
Lý Mang mang niềm giận dữ xuống thang. Để phạt bạn cái tội thất ước, Lý Mang quyết định không thèm gặp Bạch Phù ít ra là trong một thời gian ngắn.
Bạch Phù không ở lại phòng, cố nhiên là muốn tránh mặt Lý Mang. Nhưng không phải là nàng đi ra đường không có mục đích. Hồi Lý Mang vừa ra về, Bạch Phù đóng cửa phòng, nằm dài, không có lòng nào ngồi lại điểm trang vì nàng sợ phải nhìn mình trong kiếng. Nàng biết mặt mình so với lúc sáng này còn tệ hại hơn nhiều.
Chẳng những nàng không có lòng điểm trang mà nàng cũng không có lòng nào xuất hiện ở những nơi công cộng. Lý Mang tuy là bạn tốt đó, nhưng đã không chịu đặ tmình vào hoàn cảnh của nàng để suy nghĩ kỹ. Cũng không thể trách Lý Mang biết một mà không biết hai. Lý Mang biết nàng đau vì việc của Trình, chứ làm sao biết được nàng đã đánh mất tình yêu! Lý Mang chỉ biết nàng bệnh hoạn chứ làm sao biết được bịnh nàng đã đến hồi tuyệt vọng. Bốn bên toàn là màu đen, nàng không còn cơ hội nào xoay chuyển cho ra ánh sáng nữa rồi.
Số mạng đã định phần cho nàng đi vào tuyệt lộ, cho đến cả Trình cũng bất ngờ gấp rút chuẩn bị kết hôn! Nhớ lại lúc Lý Mang đưa thiệpcưới cho nàng xem, nàng cũng vẫn không tin mà cứ ngỡ là ác mộng. Nhưng mộng đi rồi thì không để lại tì vết, còn đây là sự thật nên mấy miếng thiệp bị xé còn nằm kia, xác nhận rành rành.
Một trận xung đột bắt nàng nhớ lại từng chữ trên tấm thiệp và trong hình thái vừa rõ ràng vừa mơ hồ đó, tờ thiệp vẫn giữ trọn nét đẹp hoa hòe của nó.
Ngồi lại một mình, nàng không còn tự kềm chế nữa. Mắt nhìn tờ thiệp xé tư, có lúc nàng cắn răng, có lúc nàng cúi đầu uất nghẹn. Nàng vừa hận Trình, cũng vừa tha thứ cho Trình, mấy lời ngắn ngủi Trình viết thêm cho Lý Mang, chỉ có nàng mới hiểu rõ. Trình muốn cưới vợ sớm là để cho nàng nhẹ phần trách nhiệm, an tâm và can đảm đi theo mộng ước của nàng. Trình làm sao biết được sự tình đã thay đổi?
Nàng nhìn dán vào ngày cử hành hôn lễ, chịu khó nghĩ ngợi xem bây giờ Trình làm gì? Bận rộn trang trí tân phòng hay là gấp rút lo bao việc chuẩn bị hôn lễ? Có thật Trình đã quên hẳn nàng không? Trình có quan tâm đến mối cảm tình phát triển giữa nàng và Quang Vũ không? Có nghĩ đến tình trạng sức khỏe của nàng không?
Sức khỏe của nàng tệ hại đến mức nào rồi? Ho có máu trong đàm cố nhiên là chuyện thật song sự thật về bịnh của nàng thì nàng vẫn chưa biết rõ. Có thể quá mức nàng tưởng tượng... Cũng có thể nhẹ hơn mức nàng đang nghĩ. Nếu như nàng không lấy việc mất Quang Vũ làm nỗi ưu sầu quá độ thì chắc nàng chưa cảm thấy tương lai của mình đã đến mức bi thương. Hôm nay, hết việc Quang Vũ đến việc Vân Trình, nàng mới biết tiếc, biết thương nàng. Nàng không tự coi thường, không tự dối gạt, lần đầu tiên đối chiếu với sự thật của sức khỏe để tìm ra dũng khí. Suy đi nghĩ lại, nàng quyết định đến bịnh viện một lần.
Trước khi đi, nàng để giấy lại cho Lý Mang, lặng lẽ khóa cửa phòng, lặng lẽ rời công tỵ Lên xe nàng không cần hỏi giá tiền vì người nàng yếu quá rồi. Vả lại, từ rày nàng không còn phải lo cho Quang Vũ nữa thì với nàng một thân một mình, nàng không cần hà tiện nữa.
Nàng đến phòng mạch mà ngày xưa Trình đã đưa nàng tới. Phòng mạch vẫn như xưa, còn không bao nhiêu ngày giờ mà khách chờ xem mạch khá nhiều. Lúc điền tên họ vào phiếu xin khám bịnh nàng đổi tên là Hoàng Huệ Mỹ. Và tự nhiên nàng cũng cho một địa chỉ giả để đừng ai biết mình.
Bác sĩ người lùn nhỏ vẫn không khác với ký ức của nàng. Lúc nàng ngồi xuống, bác sĩ nhìn nàng khá lâu, hỏi giọng nghi ngờ:
- Cô mới tới khám bịnh lần thứ nhứt à?
- Dạ.
Nàng đáp chậm một tiếng, cố ý cúi đầu xuống để khỏi bị bác sĩ nhìn thấy nàng nói dối. Sau đó, nàng cảm thấy mình làm một việc không cần thiết vì bác sĩ làm việc bận rộn suốt ngày, mỗi ngày phải tiếp bao nhiêu người thì làm sao nhớ được nàng đã tới cách đây khá lâu.
- Đau thế nào vậy cô?
- Dạ, gần đây tôi bị cảm mạo, có hơi ho.
- Được rồi.
Bác sĩ bảo nàng vén áo lên, vừa tiếp tục nhìn nàng hỏi liên tiếp:
- Đau mấy ngày rồi? Có nóng không? Đã uống thuốc gì chưa?
Nàng trả lời từng câu một cách hàm hồ.
Bác sĩ thận trọng đã dùng ống nghe, nghe trước ngực, sau lưng nàng khá lâu. Lại hỏi thêm một vài chi tiết khác rồi viết nhanh trên phiếu xem bịnh mấy hàng, đoạn ngẩng đầu nói với nàng:
- Bây giờ mời cô đi chụp hình phổi.
Nàng phát lạnh. Nàng nhớ rõ, lần trước đến đây, bác sĩ khám rồi mới dặn nàng nên rọi kiếng chụp hình xem thử, còn lần này thì lại bắt nàng chụp hình liền.
- Dạ thưa không chụp hình không được sao bác sĩ?
Nàng lẩm bẩm hỏi lại, nhìn thẳng vào bác sĩ, mong tìm ở đó một câu giải đáp xem bịnh nàng nặng nhẹ thế nào. Nhưng trước sau, nét mặt của bác sĩ vẫn một mực nghiêm nghị, không lộ chút gì cho nàng hiểu bịnh mình đã đến mức bi quan hay còn lạc quan hy vọng.
- Cô cần phải chụp hình phổi để xem cho được rõ ràng hơn.
Nhận giấy đi chụp hình, nàng do dự, ngậpn ngừng một lúc lâu mới thu hết can đảm nói:
- Thưa bác sĩ, phổi tôi có sao không?
Bác sĩ liếc nhìn nàng, suy nghĩ một lúc rồi mỉm cười:
- Phải đợi xem hình mới biết chắc được.
Câu ấy vẫn là câu phân hai, không giải đáp được sự nghi ngờ của nàng, nhưng cũng không làm cho nàng nghi ngờ thêm. Mặt khác, nàng còn có thể tự an ủi: "Hổng có gì nặng lắm đâu!" Bằng không, làm sao bác sĩ không nói thật cho bịnh nhân biết?
Từ phòng chụp hình tối om ra, nàng lấy thuốc, rời phòng mạch lòng nhẹ đôi phần sao với lúc đến.
Trời tối, nàng xem đồng hồ nhớ lại mình chưa ăn gì, trong xách tay hãy còn một xấp tiền chưa định dùng vào đâu. Nàng có thể bước vào một quán ăn sang nào, không cần phải ke re cắc rắc nhịn ăn nhịn mặc như hồi còn phải lo cho Quang Vũ.
Đáng tiếc là nàng không nghe đói, không còn nghe thèm ăn một chút nào hết. Bụng dạ nàng như đang chứa một khối đá đầy dẫy không làm sao tiêu hóa được. Chỉ vì nàng không thể xem thường sức khỏe của mình như trước kia nên nàng phải đi ăn một chút đỉnh gì.
Nàng vào tiệm bánh ngọt, mua bánh và sữa rồi vào tiệm thuốc tây mua thêm thuốc bổ. Nàng không quên hỏi luôn thuốc trị phổi giá bao nhiêu và không quên giải thích là hỏi giùm cho một người bạn.
Trên đường về nàng có cảm giác mới mẻ. Trước đây, trong lẫn lộn tình, hận, nàng muốn chết đi. Nhưng bây giờ nàng bắt đầu nghĩ đến cuộc sống, một cuộc sống trống không, chẳng hỉ, nộ, ái ố... Nếu được vậy cũng tốt, nàng có thể bắt đầu làm lại để trùng tu và an bày một cuộc sống mới, không nói chuyện yêu đương với bất cứ người trai nào, không thành hôn với bất cứ ai. Nàng sẽ sống an nhiên một mình, mình làm mình ăn, vĩnh viễn sẽ là một tư chức gái già.
Nhưng, về đến sở, nàng nghe Phát bảo có Quang Vũ gọi điện thoại lại. Và nhìn thấy tấm thiệp xé tư, nàng không sao ngăn được tình, hận nổi dậy trong lòng.
Muốn quên một người hay một việc bộ dễ lắm sao? Trong đó chất chồng biết bao kinh nghiệm vào đau khổ?
Trải qua một đêm đầy ác mộng, sáng hôm sau, nàng cố gắng lấy lại tinh thần đi làm việc. May mà mấy ngày nàng nghỉ, việc nào gấp đã có các bạn làm giúp, công việc dồn lại không nhiều, song cũng đủ cho nàng mệt nhọc trọn ngày. Vào sở, nàng cúi đầu, chúi đầu vào công việc. Song thực tế, nàng không muốn nghĩ vẫn phải nghĩ đến Quang Vũ và Ngọc Hoa, Vân Trình và Hoàng. Có lúc nàng lại nghĩ đến tấm hình chụp phổi của nàng. Các bạn đều cho là nàng bận giải quyết công việc ứ đọng, nên cũng không nói chuyện sợ quấy rầy nàng.
Người nàng bị bao chuyện vây bủa, có lúc nàng muốn tìm một người để nói ra cho hả. Nhưng với bản tính của nàng cho dù thế nào rồi nàng cũng ôm riêng, giữ lấy mà thôi.
- Bạch Phù, có điện thoại của cô.
Dòng tư tưởng của nàng bị cắt đứt, nàng nhấc ống nghe lên và nhận ra tiếng của Quang Vũ:
- Bạch Phù, chiều qua anh có gọi điện thoại thì em đã đi rồi.
- Xin lỗi!
Nàng đáp lạt lẽo nhưng lòng run run. Âm thanh của Quang Vũ ấm áp thật vui tai, thật thân thiết làm sao! Nhưng cũng xa cách làm sao ấy!
- Em đi đâu đó? Sao không lại đây chơi?
Nàng đáp lại:
- Dạ có người mời.
- Vậy mà anh chị mời không lại nha!
Có tiếng Quang Vũ cười hình như thích thú lắm. Bao năm trước đây, lúc Quang Vũ và chị Hồng Liên chuẩn bị kết hôn, chàng cũng có tiếng cười như vậy.
- Mà cũng không trách được em. Bởi Sa Điền ở xa quá, đi đứng thật bất tiện.
- Đúng rồi.
Nàng đáp với cõi lòng chua chát. Bộ Thanh Sơn gần hơn Sa Điền sao?
- Người trong sở có nói lại cho em biết chưa? Đêm mai, mình đi ăn cơm ở tửu lầu Đại Hồng nhé!
Nàng phát cười khan:
- Tiệc cưới của anh chị hả?
- Tiệc gì thì nhất định em cũng phải tới. Anh chỉ còn một mình em là người quen.
- Người quen?
- Cũng là người thân, anh chỉ có mỗi mình em. Ngoài ra thì là bè bạn của em. Chiều mai, anh chị đến nhà chức trách làm giấy tờ, tối đến mình đi ăn cơm, sáng hôm sau anh chị lên tàu đi Áo Môn.
- Đi Áo Môn hưởng tuần trăng mật?
- Có gì đáng gọi là trăng mật đâu em. Thay đổi hoàn cảnh và thay đổi không khí vậy thôi. Có thể ở chơi vài ngày, cũng có thể chỉ ở một ngày rồi về. Thôi được rồi, em đang ở sở, anh không dám quấy rầy em nhiều. Em biết tửu lầu Đại Hồng chứ? Cứ tới giờ em đến thẳng đó. Chào em!
Điện thoại Quang Vũ gọi lại đã quấy rầy nàng khá lâu, khiến nàng không thể nào tập trung tinh thần để làm việc tiếp.
Ngày mai, trong tiệc vui để cho mọi người nói lời chúc tụng, còn về phần nàng là thê thảm nói lời cáo biệt với Quang Vũ. Nàng hối hận vừa rồi nàng đã không nại ra lý do từ chối tham gia. Đi dự tiệc cưới của Quang Vũ khác nào đưa nàng lên đoạn đầu đài! Bao năm qua, nàng đã chịu xử hình đau đớn như thế còn chưa đủ sao? Nhưng rồi nàng nghĩ lại, đây là hình phạt sau cùng, nàng đã chịu đựng được từ lâu thì phải chịu thêm lần này cho trót.
Đến dự tiệc cưới, nàng phải tặng quà gì chớ? Suy nghĩ khá lâu, nàng vẫn chưa tìm được món quà nào thích hợp. Thành thật mà nói, nàng không muốn cho Ngọc Hoa tức bà Phùng một món gì hết. Nếu là Quang Vũ không thì nàng đã đem trái tim của nàng mà dâng hiến rồi. Vật nào đáng giá hơn trái tim? Nhưng Quang Vũ đã không xem trái tim nàng vào đâu làm cho trái tim tan nát, trở thành từng giọt máu đỏ. Trong cơn thống khổ tột cùng, nàng nức nở nghẹn ngào.
Nghĩ đến đây, nàng lại nghĩ đến kết quả rọi kiếng. Nàng giận mình đã không đi sớm đến y viện để xem cho biết. Nàng không dám hy vọng bác sĩ sẽ bảo cho nàng biết phổi nàng hoàn toàn tốt. Nàng chỉ mong được bác sĩ chứng minh là phổi nàng vừa ướm bịnh. Được thế là nàng hài lòng rồi.
Cả ngày sống trong mâu thuẫn chập chùng, nàng vẫn như trước, không có can đảm đến phòng mạch tuy rằng nàng cần biết kết quả gấp. Nàng có cảm tưởng như mình sẽ đem sinh mạng "đánh bạc" với tấm hình. Lời, nàng sẽ cố gắng vui sống, xây dựng lại. Còn lỗ thì không còn chuyện gì đáng nói nữa.
Trù trừ lâu lắm, nàng mới lén đi vào lúc tan sở, không còn người. Nàng lật đật lật "niên giám điện thoại" tìm số. Ở đầu dây bên kia có người tiếp. Nàng cố giữ bình tĩnh nói:
- Dạ thưa bác sĩ, tôi là bịnh nhân đã đến nhờ bác sĩ khám cho chiều qua, có việc muốn hỏi bác sĩ.
- Cô nói rõ hơn.
- Dạ, tôi là Hoàng Huệ Mỹ, hôm qua đã được bác sĩ cho rọi kiếng. Thưa, chẳng hay kết quả rọi kiếng như thế nào ạ?
- À, cô Hoàng đó hả, cô ở đâu gọi lại đây?
Bác sĩ không trả lời nàng mà lại đề nghị:
- Cô tới thẳng đây đi, mình trực tiếp nói chuyện dễ hơn.
Lời bác sĩ như một tảng đá úp chụp lòng nàng đến nàng muốn xỉu. Nàng lảo đảo, thu hết giọng yếu ớt hỏi:
- Thưa, ý bác sĩ là... là bịnh tình nghiêm trọng lắm hả bác sĩ?
- Không có gì lắm đâu. Song nói trong điện thoại tôi nghe không rõ, mong cô tới thì hơn.
Tảng đá nặng rớt xuống, nàng lập tức đáp:
- Dạ thưa được, tôi tới liền bây giờ.
Gác điện thoại, nàng như người bịnh nặng vừa mạnh, thở hổn hển. Chính miệng bác sĩ nói ra: "Không có gì lắm đâu" thì thật cám ơn trời, không gì phải lo nữa. Do đó, nàng lại càng hận Trình. Chính lời Trình nói trước kia đã làm cho nàng lo sợ đến ngày naỵ Bằng không nàng đã vui sống lâu rồi. Nàng vừa nghĩ vừa bước vào bịnh viện.
- Thưa bác sĩ, có tôi đến.
Nàng vui vẻ chào bác sĩ, ngồi xuống, chờ nghe nói về bịnh trạng của nàng.
Bác sĩ vẫn một thái độ nghiêm trang như hôm qua, bảo cô y tá đi lấy hình nàng, xem qua một lượt, mới chậm rãi hỏi:
- Cô Hoàng, trong nhà cô còn có ai không?
Nàng hoang mang không hiểu tại sao bác sĩ lại đi hỏi câu ấy. Nàng đáp một cách hàm hồ và nghe hỏi tiếp:
- Các người nhà của cô vẫn mạnh khỏe chứ?
- Dạ, rất mạnh.
- Có ai bị bịnh phổi không?
- Dạ không.
Nàng thu hết can đảm hỏi gặng lại:
- Thưa bác sĩ, tại sao bác sĩ đi hỏi vậy? Thưa, có phải phổi tôi yếu lắm không?
Bác sĩ gật đầu:
- Phải, cô bịnh thật đó, cần phải nghỉ dưỡng ngay từ bây giờ.
- Phải nghỉ dưỡng ngay?
- Muốn được yên tĩnh trị liệu thì tốt nhứt cô nên vào bịnh viện.
Càng lúc nàng càng sợ hãi:
- Thưa, tại sao lại cần phải yên tĩnh trị dưỡng?
- Con người, một khi mắc bịnh thì phải cố trị cho dứt!
- Nếu bịnh không nặng lắm thì cũng không cần phải nằm bịnh viện. Xin phép bác sĩ cho tôi được xem hình phổi của tôi xem đã đến mức nào rồi?
- Được, nhưng xin cô bình tĩnh, đừng sợ, đừng lọ Trước đây bác sĩ cần phải giấu bịnh nhân, nhưng bây giờ thì cần cho bịnh nhân biết rõ để có sự hợp tác điều dưỡng giữa bác sĩ và bịnh nhân, trị bịnh mới mau lành được.
Bác sĩ chỉ các chỗ đen trắng, nói với nàng:
- Cô xem hai khoảng trống như hình cái trứng đây, đó là chỗ bịnh. Bịnh phát đã lâu rồi, theo lẽ cô phải đi khám bịnh sớm hơn.
Nàng đưa ánh mắt hoang mang nhìn hình, không thấy rõ gì hết. Hơn nữa, nàng cũng không còn lòng nào xem cho kỹ được. Nàng chỉ biết, phổi nàng đã lủng rồi. Lủng một lỗ lớn, chảy tuôn máu ra. Nàng cảm thấy cuộc đời đã đến mức thê lương, da mặt nàng xám xanh như người chết.
Thoạt đầu, bác sĩ còn hơi lấy làm lạ. Bác sĩ đã tiếp xúc với quá nhiều bịnh nhân, có người bịnh nặng hơn nàng gấp bội, song chưa thấy ai tỏ ra tuyệt vọng ghê gớm như nàng. Có thể tại nàng là con gái yếu đuối nên bác sĩ cố khuyên lơn:
- Có lủng cũng không phải là quá ư nghiêm trọng. Điều cần bây giờ là ngăn cho chỗ lủng không thể lớn hơn, rồi thì trị liệu dần, bịnh sẽ thuyên giảm. Muốn cho dễ trị cô cần nằm bịnh viện, nghỉ ngơi. Nhứt định phải tuyệt đối tránh lo nghĩ... |
|
|