Văn Điệt đang làm cỏ ngoài vườn thì Du ra, với cái giọng mệnh lệnh:
- Trưa nay nếu nhà hàng có cho người đến sắp xếp bàn ghế cho buổi tiệc chiều, cậu phải thay tôi coi sóc nhé.
Rồi bỏ đi về phía nhà lấy xe, lấy xe đi.
Điệt vẫn tiếp tục công việc. Điệt chẳng lộ vẻ gì là hồ hởi trước buổi tiệc chiều naỵ Có gì để vui khi những tổ chức thế này đều có mục đích của nó. Danh lợi, quyền lực, địa vị? Những ý tưởng không trong sáng. Đó chỉ là những bậc thang chỉ để trèo cao hơn.
Và như vậy Điệt vẫn tiếp tục nhổ cỏ... cho đến lúc có tiếng động gần đấy.
- Hù!
Tiếng Tinh Nhược. Và không cần nhìn lên, Điệt vẫn biết cô láng giềng vẫn quần Jean, áo pull như mọi ngày. Nhưng lần tiếp xúc gần đây đã khiến Điệt bớt tiên kiến với Nhược. Điệt hỏi:
- Ra đây sớm vậy à?
- Nhưng sớm nào bằng anh. - Nhược nói - Có gì cần tôi giúp không?
- Không, nhưng trưa nay chắc phải có.
- Vâng, tôi biết rồi, tiệc ngoài trời phải không? Chiều nay cả nhà tôi sẽ sang cả đấy. Anh tham gia chứ?
- Tôi không thích nơi ồn ào lắm, có lẽ chiều nay tôi ra sau nông trại.
- Nếu anh không tham dự thì tôi cũng không.
- Sao vậy?
- Tôi thích đi với anh hơn.
Tinh Nhược nói và không hiểu sao mình lại nói như vậy.
- o O o -
Văn Du vừa đi vừa huýt sáo. Bữa tiệc hôm trước tổ chức trong sân nhà rất thành công. Cái thành công đó không phải là do sự sang trọng thịnh soạn của buổi tiệc, mà chính vì cái không khí. Vâng, cái đám nhà giàu ở thành phố, họ chỉ biết có nhà hàng, khách sạn năm sao sang trọng. Bây giờ được Du đưa ra ngoại ô, cái không khí nhà quê mộc mạc đầy thi vị là cả một thế giới mới đối với họ.
Không khí trong lành, tự nhiên. Món thịt nướng tự phục vụ giữa trời, rồi rượu ngon... Qua khuôn mặt rạng rỡ, Du thấy gần như tất cả đều hài lòng.
Chính vì vậy mà mục đích quyên góp năm tỉ bạc sắp trở thành sự thật. Con đường đến tương lai trải thảm hoa không pphải là không tưởng. Nhiều lúc Du phải thán phục mình. Chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi, Du đã làm được việc mà có người phải bỏ cả đời vẫn không làm được.
Du cầm xâu chìa khóa ra xe. Tối qua Mỹ Dung đã đến ủy lạo gia đình nạn nhân mổ ruột thừa của chàng. Thì ra họ cũng không giàu có lắm. Người chết là lao động chính trong nhà, con cái thì chưa trưởng thành. Như vậy đương nhiên có khó khăn... Với sự khẳng khái sẵn có, Dung đã mở ví trao cho gia đình nạn nhân một chi phiếu hai triệu đồng. Con số không nhỏ, Du biết đó không chỉ vì lòng từ thiện mà là vì Dung... muốn mua lấy sự bình an cho chàng. Việc làm của Dung làm Du cảm thấy vô cùng cảm kích.
Và một lần nữa, Du thấy Dung tuy không đẹp, nhưng lại là một yếu tố cần thiết cho sự thành công sau này của chàng.
Du leo lên xe, và lái xe ra khỏi nhà.
Rồi Du nhận thấy tương lai của Du chẳng khác gì chuyện lái xe bao nhiêu. Mục tiêu thì đã có sẵn trước mặt. Mỗi lần bánh xe lăn một vòng là điểm tới sẽ thu ngắn hơn. Chính hôm qua, Mỹ Dung cũng đã cho Du biết cái con số quyên góp để xây dựng bệnh viện từ thiện đã gần hai tỉ rưỡi, nghĩa là quá bán. Chỉ mới mấy tháng trời mà đã đạt được như vậy, không phải là kỷ lục ư?
Cũng có thể vì chủ trương, mục đích và thủ đoạn của Du đều chính xác. Người người chỉ thấy lòng thương người nghèo vĩ đại của Du, chứ chẳng ai thấy được quả tim đen, cái tham vọng lớn của chàng... Nhưng như thế càng tốt chớ sao?
Rồi Du sẽ đạt được mục tiêu mơ ước.
Xe dừng lại trước cổng bệnh viện. Du vui vẻ bước vào. Trời se se lạnh nhưng có nắng. Một ngày cuối thu đẹp trời làm Du thấy lòng cũng phơi phới.
Chàng đi vào phòng dành riêng cho mình. Cởi chiếc áo vest ra thay bằng một chiếc blouse trắng. Giờ này còn sớm nên chưa có bệnh nhân. Du ngồi ngả người ra sau ghế thoải mái.
Chuông điện thoại reo vang. Du chụp lên. Bên kia đầu dây là giọng nói của chủ nhiệm khoa. Du vội vã:
- Chào bác sĩ chủ nhiệm.
- à, bác sĩ Du đấy phải không? Qua ngay phòng tôi nhé, có tí việc.
Giọng của bác sĩ Lưu khá nghiêm túc. Du chau mày đặt ống nghe xuống. Chuyện gì nữa vậy? Lúc gần đây Du chẳng còn thấy sợ giáo sư chủ nhiệm khoa, bởi vì chẳng bao lâu nữa, Du sẽ làm giám đốc của một bệnh viện lớn. Và như vậy vị trí của chàng sẽ cao hẳn hơn mọi người, lúc đó bản thân chàng có thể mướn một lúc mười bác sĩ giáo sư tên tuổi như vậy... Nhưng mà bây giờ, tạm thời Du vẫn còn dưới taỵ Ông ta bảo qua thì phải quạ Du miễn cưỡng đứng dậy.
- o O o -
Có tiếng gõ cửa. Du giật mình nhớ ra. Đã đến giờ làm việc. Chàng cố trấn tĩnh, rồi ra lệnh cho cô y tá để bệnh nhân vào. Việc khám bệnh cũng khiến Du bớt căng thẳng. Công việc kéo dài đến giờ cơm trưa mới hết khách.
Du nhẹ nhõm thở ra. Bây giờ Du không còn xuống câu lạc bộ nhân viên dùng cơm. Nhưng khi vừa ra đến cửa, Du chợt thấy có việc cần vào toilet, thế là chàng quay lại, lúc đi ngang qua phòng nghỉ trưa của bác sĩ thực tập. Du nghe thấy bên trong có tiếng của Quang vọng ra. Chàng bước chậm chân lại, chàng nghe tiếng con gái.
- Mấy hôm nay tâm hồn tôi bất ổn làm sao... Tôi thấy là để yên trong lòng không chịu được.
Tiếng Quang hỏi:
- Tại sao vậy?
Tiếng cô gái:
- Mà anh có thấy như vậy không? Chuyện xảy ra trong phòng mổ hôm ấy... Rõ ràng là bác sĩ Du không được bình tĩnh. Tay ông ấy run khi cầm dao mổ. Mồ hôi vã ra... lúc khui ổ bụng xong ông ấy lại không cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm ngaỵ Anh cũng thấy mà?
Bây giờ thì Du biết giọng nói cô gái là giọng của cô y tá. Chàng giật mình. Kế tiếp là giọng của Vĩnh Quang:
- Cô đừng nói vậy. Bác sĩ Du là một bác sĩ tên tuổi. Nếu sự thật có như vậy, cô nói ra ai tin cô chứ?
- Nhưng đó là sự thật! - Cô y tá nói giọng muốn khóc - Anh cũng là bác sĩ, anh cũng biết rõ mà.
- Tôi không biết - Vĩnh Quang nói - Nhưng mà cô Hạ à... Cô cũng nên suy nghĩ cẩn thận trước khi phát biểu. Phải nghĩ đến tương lai của mình nữa chứ? Nói cho cô biết, chuyện vừa rồi cô nói với tôi, chứ người khác là nguy hiểm cho cô lắm nhé.
Cô y tá có vẻ ngang bướng:
- Nguy hiểm gì? Cùng lắm là kết tội tôi chụp mũ, nói xấu bác sĩ, rồi đuổi việc tôi. Nhưng mà thà bị nghỉ việc, chứ nếu tình trạng này kéo dài, chắc tôi làm việc không nổi, lương tâm tôi sẽ bị cắn rứt.
Có tiếng Trương Vĩnh Quang khuyên:
- Cô Hạ này, nếu tôi là cô, tôi sẽ giả câm giả điếc. Cô không thấy bây giờ thanh thế của bác sĩ Du ra sao ư? Đụng với ông ấy cũng giống như trứng chọi với đá, chỉ thiệt thân. Thôi hãy cố gắng mà quên chuyện đó đi.
- Làm sao có thể quên được - Cô y tá Hạ xúc động nói - Khi chính mắt mình nhìn thấy một mạng người chết một cách vô lý? Anh có thể chịu được điều đó sao?
- Không ai chịu được - Vĩnh Quang nói - Nhưng phải quên thôi. Bởi vì cô phải biết là ông ấy cũng đã bù trừ cho gia đình người ta hai triệu bạc rồi.
Hình như cô y tá thút thít khóc:
- Hai triệu bạc có nghĩa lý gì so với một mạng sống? Nếu chuyện này mà để yên. Chắc chắn sau này có nhiều nạn nhân sẽ phải chết dưới tay ông ấy.
- Hãy coi như một điều xui xẻo đi! Và đừng nhắc đến nữa. - Vĩnh Quang nói.
Đứng bên ngoài, mặt Văn Du càng lúc càng tái. Du nghe gần như hết câu chuyện. Chàng không chịu được, vội bước đi. Du biết, và biết rất rõ. Vậy là mọi sự Vĩnh Quang và cả cô y tá đều rõ hết. Với họ, Du không còn là từ mẫu, mà là một tay sát nhân. Vậy thì... phải ứng phó, bằng mọi cách phải ứng phó...
Du vẫn đi vào toilet, xong quay ra lấy xe đến nhà Mỹ Dung. Du cố tạo một khuôn mặt thật tươi trước mặt moi người. Du nghĩ để đối phó với Quang mọi thứ không khó khăn lắm.
Và một kế hoạch được vạch ra trong đầu Du.
Buổi chiều ở bệnh viện thường không khám cho người ngoại trú mà dùng để kiểm tra bệnh lý bệnh nhân nằm ở trong bệnh viện. Du hạ lệnh cho Quang thay chàng xuống phòng bệnh. Khi đã đẩy Quang đi được rồi, Du mới nhấc điện thoại lên, gọi cô y tá Hạ vào phòng.
Cô y tá nhận lệnh lên ngay, nhìn Du căng thẳng:
- Bác sĩ cho gọi tôi?
- Vâng, cô ngồi xuống đi - Du cười một cách nhẹ nhàng - Tôi có tí việc muốn nói với cô.
- Dạ.
Cô y tá rụt rè ngồi xuống. Văn Du thật ung dung:
- Hình như cô hơi hiểu lầm tôi một chút?
Cô y tá ngẩn ra:
- Da... đâu có... đâu có bác sĩ?
Du đi thẳng vấn đề:
- Ban trưa, tôi đã nghe hết những lời đối thoại của cô với bác sĩ Vĩnh Quang trong phòng bác sĩ thực tập rồi. Vì vậy tôi thấy cần phải giải thích một chút.
Cô y tá tái mặt:
- Thưa bác sĩ. Buổi trưa, tôi không được bình tĩnh nên nói năng bậy bạ. Tôi thật có lỗi, xin bác sĩ tha thứ cho.
Thái độ của Văn Du thật ôn hoà:
- Tôi cũng thừa nhận một điều là cái hôm giải phẫu đó... Cô cũng đã thấy. Người tôi không được khỏe. Tôi hơi choáng, nhưng vì nhiệm vụ phải nhận thôi.
Cô y tá ngồi thu người lắng nghe. Cô đã tưởng mình bị gọi lên là để nghe quở trách. Không ngờ bác sĩ du lại cởi mở, lại thành khẩn nhận sai sót như vậy. Thường ngày cô cùng nể vì Du, nên hành động của Du hôm nay làm cô cảm động.
- Tôi thật có lỗi, bác sĩ a...
- Không đâu, cô nhận xét như vậy cũng đúng, có điều hôm ấy tôi tuy không khoẻ, nhưng tôi có thể khẳng định với cô một điều là tôi đã giải phẫu cho bệnh nhân rất đúng bài bản... Tôi là bác sĩ cơ mà... Tôi phải có trách nhiệm trước mạng sống của bệnh nhân mình chứ?
Cô y tá run rẩy, đứng dậy:
- Vâng. Thưa bác sĩ, tôi biết là tôi đã nói sai, mà chuyện đó tôi chỉ mới nói với bác sĩ Vĩnh Quang thôi. Nếu sau này tôi nghe ai nói đến chuyện đó, tôi sẽ giúp bác sĩ giải thích.
- Nếu vậy thì tốt - Văn Du vui vẻ nói - Tôi chỉ cần cô hiểu và an tâm. Còn chuyện phải biện minh với những người khác, tôi thấy cũng không cần thiết lắm. Cô hiểu chứ?
- Vâng, thưa bác sĩ - Cô y tá cảm động nói - Từ đây về sau chắc tôi còn phải học hỏi cách làm người của bác sĩ nhiều lắm.
- Ờ! - Văn Du gật gù - Tôi rất hài lòng với cách sửa sai vừa rồi của cộ Có lẽ sau này khi bệnh viện từ thiện của tôi được thành lập, tôi sẽ còn nhờ đến cô nhiều lắm.
Cô y tá giật mình:
- Bác sĩ nhờ tôi?
- Vâng. Với kinh nghiệm sẵn có của cộ Tôi nghĩ cô rất thích hợp với vai trò một y tá trưởng.
- Dạ, không dám, không dám! - Cô y tá Hạ nói - Nhưng dù gì tôi cũng hết sức cảm ơn bác sĩ.
Văn Du khoát khoát taỵ Cô y tá Hạ vội vã đi ra ngoài. Cô cảm thấy như chuyện vừa rồi giống tái ông thất mã, tưởng xui mà hên, sự may mắn sắp đến với mình rồi!
Văn Du vẫn ngồi yên trên ghế, chàng vươn vai mệt mỏi. Coi như đã giải quyết xong một việc, chỉ còn lại một mình Trương Vĩnh Quang. Và Du chợt nhớ đến số tiền hai triệu mà ban trưa Quang đã đề cập đến. Hắn làm sao biết đến số tiền hai triệu của Mỹ Dung chứ? Ở đây có một nghi vấn quan trọng vì... nếu Du không lầm. Chuyện đó ngoài chàng và Mỹ Dung chỉ có gia đình nạn nhân biết thôi.
Thế là Du nhấc ống nghe lên, quay số gọi đến nhà Mỹ Dung. Thật lâu mới có người tiếp:
- Mỹ Dung, anh đây, Văn Du đây.
- à! - Hình như có tiếng ngáp dài của Mỹ Dung - Anh đấy à? có chuyện gì vậy? Em tưởng là ai gọi lại chứ?
- Rất tiếc là đã làm mất giấc ngủ trưa của em - Văn Dụ lịch sự nói - Em rảnh không? Nếu rảnh đến văn phòng ở bệnh viện, anh có việc nhờ em một chút.
- Anh lúc nào cũng khách sáo - Mỹ Dung trách yêu - Chuyện gì nói đi, em sẽ làm ngaỵ Ờ mà sao ban trưa anh đến đây dùng cơm không nghe anh đề cập đến?
- Tại anh quên.
- Vậy thì em thay đồ xong sẽ đến ngay đằng anh.
- Thôi khỏi. Bây giờ em chỉ cần đi thẳng đến nhà của nạn nhân chết vì mổ ruột. Cái nhà hôm trước mà em đã đến và cho hai triệu đó? Em hỏi họ xem, có đem chuyện này ra kể cho ai nghe không? Biết xong, em thông báo liền cho anh biết nhé?
Mỹ Dung không hiểu:
- Chuyện đó quan trọng lắm à? Em phải đi ngay ư?
- Vâng - Văn Du vội nói - Em cần phải làm sáng tỏ ngay vì em biết không, có người đã đem chuyện đó ra bôi nhọ anh. Họ cho là anh đã dùng số tiền đó để mua chuộc gia đình nạn nhân để họ không khởi tố.
- Có chuyện như vậy à? - Mỹ Dung kêu lền - Vậy thì em sẽ đi ngaỵ Anh chờ nhé. Em sẽ điện thoại báo cho anh biết ngay.
Đặt máy xong, Du thở phào. Bây giờ chỉ còn chờ Mỹ Dung đến điều tra rồi báo cáo cho Du biết thủ phạm là ai, chàng sẽ có biện pháp để hành động. Với Du, ngoài Quang ra chẳng còn ai khác, và nếu vậy thì dễ thôi. Chướng ngại phải được dẹp bỏ. Con đường đến với thành công ngắn lắm. Không thể bỏ cuộc nửa chừng được.
Văn Du bắt đầu làm việc. Chàng mang hồ sơ bệnh lý ra nghiên cứu. Đang lúc đó. Chuông điện thoại reo vang. Du biết đấy là cú điện thoại chàng đang chờ.
- Alô! Đây là văn phòng của bác sĩ Du đây.
- Anh Du đấy à. Em đã làm xong công việc anh giao phó.
Giọng nói của Mỹ Dung.
- Thế nào? Kết quả ra sao?
Văn Du nôn nóng, nhưng Mỹ Dung làm chàng thất vọng.
- Họ bảo là họ không có nói cho ai biết cả. Có lẽ đây chỉ là một sự hiểu lầm.
- Làm gì có chuyện như vậy được - Văn Du cắt ngang - Họ không nói mà sao người khác biết?
- Em cũng không biết.
- Thế họ có cho biết là sau khi em về rồi, có ai đến đấy không?
- à... Có... Họ bảo là sau khi em đưa chi phiếu hai triệu cho họ. Mấy tiếng đồng hồ sau có ông bác sĩ tên Quang đến, nhưng không có hỏi chuyện gì khác ngoài chuyện làm một số thủ tục gì đó.
- Thôi tôi biết rồi - Văn Du kêu lên - Tôi đoán nào có sai đâu. Chính hắn!
- Nhưng người nhà của nạn nhân nào có nói gì đâu? Họ thề. Họ cũng không muốn người khác biết chuyện đó.
Văn Du sa sầm nét mặt, nói vào máy:
- Em khờ lắm, người lớn có thể là không nói, nhưng trẻ con lại hay khoẹ Thôi được rồi, cảm ơn em. Việc đó để anh xử lý.
Nhưng Mỹ Dung có vẻ quan tâm:
- Vậy bây giờ anh tính sao?
- Không có gì quan trọng - Văn Du gật gù nói - Anh định gặp hắn để giải thích.
- Anh nhắm có ổn không?
- Hãy yên tâm, Mỹ Dung - Văn Du nói - Anh nghĩ là... hắn rồi sẽ hiểu được thôi.
- Vậy thì, chiều nay anh ghé nhà em nhé?
- à... chuyện đó chắc không được - Văn Du nói - Tối nay anh có cái hẹn với mấy anh bạn bác sĩ khác, họ muốn đến nhà anh chơi... à mà còn nữa... cửa xe anh bị hư, chắc anh còn phải đi sửa nữa.
- Vậy à? - Giọng Mỹ Dung có vẻ thất vọng - Cửa xe sao lại bị hư vậy?
- Anh cũng không biết - Văn Du nói rồi cười vào ống nghe - Em làm gì mà trẻ con vậy? Chúng ta mới gặp nhau ban trưa mà. Mai sẽ đền bù, trưa mai anh cùng dùng cơm với em rồi tối mai mình sẽ đến vũ trường khiêu vũ. Nhưng mà... phải chờ anh sửa xong xe nhé. Cánh cửa trước bên tay lái anh, đóng không kín được em ạ.
- Thôi được - Mỹ Dung nói - Vậy tối nay em sẽ điện thoại đến đằng anh để biết kết quả.
Văn Du hôn gió vào máy, rồi đặt điện thoại xuống. Vâng, tối nay phải có một cuộc họp bạn bè tại nhà. Du đã tính và mọi kế hoạch phải ăn khớp, phải thành công.
Văn Du lại cầm ống nghe lên quay số cho một số bác sĩ đồng nghiệp trẻ. Chàng mời họ tối nay đến nhà chàng dùng cơm, sẵn bàn bạc một số công việc ở bệnh viện tương lai. Đây là đám đồng nghiệp vừa là bạn bè cũ. Họ cũng biết chuyện Du sắp trở thành giám đốc bệnh viện, đương nhiên họ sẽ nhận lời, vì biết đâu rồi sẽ có cơ hội tiến thân cho họ?
Tuổi trẻ nào lại không có tham vọng?
Đang lúc Du liên hệ điện thoại thì Trương Vĩnh Quang bước vào. Văn Du ra hiệu cho Quang đợi chàng một chút. Rồi cố ý nói to vào máy chuyện tổ chức bữa cơm tối ở nhà cùng bàn chuyện bệnh viện tương lai. Sau đó mới đặt ống nói xuống.
Trương Vĩnh Quang báo cáo ngay:
- Kiểm tra các phòng bệnh xong tất. Mọi diễn biến bình thường.
Văn Du gật gù:
- Giao việc cho cậu bao giờ tôi cũng yên tâm, lúc nào cậu cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Rồi như sực nhớ ra, Du nói:
- à quên nữa, tối nay ở nhà tôi có tổ chức một bữa cơm họp mặt bạn bè. Cậu cùng đến nhé?
- Tôi cũng được mời à?
Vĩnh Quang có vẻ ngạc nhiên, nhưng không giấu được sự mừng rỡ. Vì rõ ràng là Du rất quan tâm đến chàng.
Văn Du tiếp:
- Sau khi tan sở cậu chờ, tôi sẽ lái xe, mình cùng đi. Nhớ đấy, năm giờ chờ tôi.
Vĩnh Quang gật đầu rồi vội vã rút lui ra ngoài. Du nhìn theo với nụ cười nham hiểm. Không có gì qua mắt được chàng. Đóng kịch ư? Du đã rành quá... những hạng người như Quang. Thượng đội hạ đạp như chàng thôi. Đồng nghiệp mà. Có dịp là đạp trên cổ người mà đi không nuối tiếc. Nhưng mà... có thế nào thì... Mọi chuyện rồi cũng sắp kết thúc... Chẳng còn cơ hội nữa đâu, cậu em ạ. |
|
|