Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Dưới Ánh Trăng Cô Đơn Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Bác sĩ Lê Văn Du và đồng nghiệp đang ngồi trong phòng xét nghiệm X quang nghiên cứu một tấm phim vừa chụp.
    Sau khi tỉ mỉ xem xét. Văn Du chau mày hỏi bạn:
    - Này Huỳnh Chấn Bình, mi thấy thế nào?
    Huỳnh Chấn Bình là một bác sĩ giỏi, và hiền. Suy nghĩ một chút nói:
    - Tôi nghĩ là phải giải phẫu thôi.
    - Giải phẫu? Thế có cần chụp thêm một bức nữa không?
    - Vầy là rõ ràng lắm rồi. Đây lại là một ca cấp cứu, tốt nhất phải giải phẫu ngaỵ - Chấn Bình nói - Nhưng ngày mai tôi bận phụ giáo sư chủ nhiệm khoa làm một cuộc đại phẫu. Vậy anh một mình đảm trách việc này nhé?
    Rồi Bình đứng dậy, ôm tập hồ sơ khác, định bước ra. Nhưng ngay lúc đó Du đã gọi giật lại:
    - Anh Bình! Khoan đã. Tôi một mình sợ đảm đương không nổi, hay là để ca này sang ngày mốt đi. Chúng ta sẽ cùng hợp tác?
    Chấn Bình từ nào đến giờ là người thật thà, yêu nghề, không từ nan bất cứ một khó khăn nào. Bình quan niệm ca mổ càng khó sẽ càng giúp ích nhiều cho kinh nghiệm nghề nghiệp. Nghe Văn Du đề nghị, Bình suy nghĩ, rồi gật đầu nói:
    - Thôi được, nếu vậy ngày mốt ta gặp lại.
    Rồi bỏ ra ngoài. Du nhìn theo thở phào nhẹ nhõm.
    Phải nói một điều, ngay từ lúc còn đi học. Chấn Bình đã nổi tiếng là một sinh viên ưu tú, mát tay, nhất là trong những ca thực tập. Du là bạn học cùng lớp với Bình. Bảy năm ở trường y koa, rồi năm năm hành nghề chung. Du rất rõ bạn, rõ từ tánh người đến nghề nghiệp. Du biết là Bình hơn hẳn mình trên nhiều phương diện, nhưng điều đó không khiến Du nể phục Bình. Trái lại sự ganh tị nhiều hơn. Dù có nhiều ca Du phải nhờ đến Bình Phụ lực.
    Đó chỉ là chuyện nội bộ. Còn với bệnh nhân, với bên ngoài, những ca phẫu thuật do Du đứng tên chủ trì (mặc dù có sự giúp đỡ của Bình, nhưng không ai biết) đã khiến Du nổi tiếng không kém Bình.
    Du là một trí thức, nhiều lúc Du cũng thấy áy náy trước sự nhận định lầm lẫn của mọi người. Bởi vì... một bác sĩ có thật tài thì đâu nhất thiết ca bệnh khó khăn nào cũng cần đến sự trợ giúp của người khác chứ? Nhưng mà... Du biết làm sao hơn. Mặc dù theo nghề y bấy nhiêu năm. Nhưng Du vẫn cảm thấy ghê tởm. Nhất là khi những dòng máu nóng hổi cứ liên tục trào ra. Du cũng không chịu được mùi thuốc sát trùng trong phòng mổ quá lâu. Những cây kéo, dao mổ lạnh buốt... Vậy mà không hiểu sao Du lại có thể kéo dài cái nghề thầy thuốc này suốt năm năm liền. Không những thế lại còn được bệnh nhân đánh giá cao nữa? Thế này thì có lẽ cái nghề y này còn đeo mãi với Du thêm một thời gian dài thôi...
    Tất cả rất là khó tin, nhưng đó lại là sự thật, và chẳng có ai biết, ngoài bản thân Dụ Vâng... chỉ có Du chứ cả Chấn Bình cũng không nhận ra điều đó, mặc dù vẫn làm việc chung.
    Văn Du trở về phòng làm việc riêng. Cả gian phòng bây giờ chỉ có mình chàng. Cái không khí vắng lặng càng làm cho những tình cảm mâu thuẫn giằng cọ Nghề lương y là cái nghề được mọi người kính trọng, nể vì, nhưng cạnh đó đây lại là cái nghề cha truyền con nối mà ông Địch Sanh đã mong ước được con cái nối nghiệp. Đây là cái nghề dễ thành danh, dễ hái ra tiền. Chỉ cần có dịp may, có cơ hội chữa chạy cho một nhân vật tên tuổi nào đó thành công, là tiếng tăm sẽ nổi như cồn, tiền sẽ vào như nước. Văn Du hiểu rất rõ điều đó. Có phải chính vì vậy mà Du không làm sao bỏ nghề được. Vì chàng rất cần nổi danh?
    Lúc còn học trong trường, dù môn giải phẫu học rất nặng, nhưng cũng mang nặng tính chất lý luận nhiều hơn, nên mọi thứ rồi cũng thông qua dễ dàng. Đến lúc thực tập, ca mổ phần lớn là tiểu phẫu, kiểm nghiệm, may vết thương, tất cả không đến đỗi khó khăn. Chỉ có lúc ra hành nghề, trực diện với bệnh nhân, cách xử lý tình huống mới là quan trọng. May là có sự trợ lực của Chấn Bình như một sự sắp xếp may mắn. Chấn Bình lại được bổ nhiệm cùng một nhiệm sở, cùng một phòng ban với Dụ Bình đã giúp đỡ để Du thành công rất nhiều cạ Nhưng sự giúp đỡ này (phải nói là sự thành công của Bình) càng khiến cho lòng ganh tị của Du càng lớn.
    Đang nghĩ ngợi, chợt Du nghe có tiếng gõ cửa. Rồi một cô y tá bước vào:
    - Thưa bác sĩ, có người tìm.
    - Ai vậy?
    - Một cô gái.
    Cô gái? Văn Du chau mày, rồi giả vờ bày hồ sơ đầy bàn, như đang thật bận rộn, mới ra lệnh:
    - Mời cô ấy vào đi!
    Chỉ mấy phút sau, Du nghe có tiếng giày cao gót nện lên nền gạch, rồi một cô gái ăn mặc sang trọng với mùi nước hoa át cả mùi ê te bước vào.
    - Ồ! Mỹ Dung - Văn Du mừng rỡ đứng dậy - Không biết là Dung lại đến đây, nên không ra đón.
    Mỹ Dung ngồi xuống ghế đối diện, với nụ cười:
    - Một bác sĩ luôn bận rộn với công việc là một bác sĩ tốt - Mỹ Dung nói - Và em rất hãnh diện vì có được một người bạn như anh.
    Văn Du nhún vai:
    - Có gì đâu mà hãnh diện? Mỹ Dung đừng quên là trên đất nước này có hàng vạn bác sĩ, mà tôi chỉ là một hạt cát trong đó.
    - Đừng có quá khiêm tốn như vậy. - Mỹ Dung cười nói - Tại anh không muốn chứ chuyện nổi tiếng với anh nào phải là chuyện quá xa vời.
    - Đồng ý là không khó, nhưng phải đầu tư nhiều thời gian. - Văn Du làm ra vẻ mệt mỏi - Chắc có lẽ đến năm mươi tuổi hơn, tôi mới nổi tiếng được.
    - Ỗ! Làm gì lâu thế? Tôi không thể nào chờ lâu như vậy được đâu.
    Văn Du giả vờ ngạc nhiên:
    - Mỹ Dung nói vậy là...
    Du nói nhưng thật ra, chàng hiểu Dung nói gì. Bởi vì bây giờ cả hai cũng không xa lạ nhau lắm. Chỉ có Dung là đỏ mặt vì lời nói hớ hênh.
    - Ồ cũng... nói chơi thôi. à mà mấy giờ anh tan sở vậy?
    Du nhìn vào đồng hồ:
    - Bây giờ đi cũng được. Tối nay tôi mời cơm Dung nhé?
    - Không được - Mỹ Dung lắc đầu nói - Tối nay nhà em có tiệc, em muốn anh cũng có mặt ở đấy.
    - Anh à? - Văn Du lắc đầu - Anh không muốn là khách không được mời mà đến.
    - Làm gì có chuyện đó? - Mỹ Dung cười nói - Em muốn là anh có mặt để em giới thiệu với cha và những người bạn của ông ấy. Em nghĩ là chuyện này rất có lợi cho sự nghiệp của anh.
    - Vậy à? - Văn Du cố tình đùa - Em muốn giúp anh mở một dưỡng đường to phải không?
    Mỹ Dung thật thà:
    - Anh muốn như vậy à?
    Văn Du nhún vai:
    - Nói chơi vậy thôi, chớ ai dám. Anh bây giờ còn trẻ quá, nếu có được giao cho quản lý một bệnh viện lớn cũng không dám nhận đâu.
    - Sao lại khônng? - Mỹ Dung tròn mắt - Cai quản một bệnh viện, anh chỉ làm giám đốc, dưới tay còn có phụ tá, rồi thời gian sẽ tạo ra kinh nghiệm. Đó là chưa nói anh còn có thể lấy tư cách giám đốc, mượn thêm các giáo sư bác sĩ nổi tiếng hợp tác. Như vậy có phải là càng lúc càng có tiếng tăm hơn không?
    Văn Du ngẩn ra. Cái cô gái con nhà giàu trước mặt chàng chẳng đơn giản như Du tưởng. Đó là một cô gái bản lĩnh biết tính toán. Và nếu muốn chọn một bạn gái, một người vợ thì... sắc đẹp, tính tình chỉ là thứ yếu. Cái quan trọng là... có thể giúp ích được gì cho ta trong việc xây dựng sự nghiệp không?
    Văn Du cởi chiếc blouse trắng ra thay chiếc áo veste vào, chàng giả vờ như không quan tâm lắm nói:
    - Thôi chuyện đó tính sau, thời gian của chúng ta còn dài mà... Bây giờ Dung hãy nói cho biết tối nay chúng ta cần ăn mặc thế nào nào?
    Rồi Du kéo Dung ra cửa, dặn dò công việc còn lại cho cô y tá thân tín, xong mở cửa xe Chevrolet của chàng mời Dung ngồi vào. Dung kiêu hãnh nói:
    - Em thấy thì tối nay anh cần đến nhà em sớm một tí để gặp cha em. Phải có sự khai thông của hai phía trước.
    Văn Du giả vờ:
    - Thế từ đó tới giờ, em đã đưa hết mấy người bạn trai về nhà ra mắt cha rồi?
    - Anh này kỳ không. - Mỹ Dung trách - Em chưa quen ai ngoài anh, vả lại, cha em lại là một người thủ cựu.
    - Vậy à? Vậy thì xin lỗi nhé?
    Du đưa tay qua siết nhẹ tay Dung. Động tác của chàng làm Dung đỏ mặt. Rõ ràng Dung là con gái nhà giàu nhưng chuyện giao tế của Dung như hơi lựa chọn nên dung có rất ít bạn trai. Dung cũng không còn trẻ lắm. Hai mươi lăm tuổi, tốt nghiệp đại học đã ba năm, vì giàu có nên không đi làm. Bên cạnh đó thì nhan sắc cũng không có gì nổi bật. Những người không có tiền, có địa vị nhưng có sỉ diện thì không dám nhìn lên. Còn những người khác thì đâu để ý đến Dung, họ cần những bông hoa biết nói để làm đẹp cho cuộc sống. Vì vậy khi gặp được Văn Du, Dung cũng đã quá hài lòng, không đắn đo gì nữa. Trái lại, Dung còn coi đấy như một cơ hội, một căn duyên tiền định hiếm hoi cần nắm bắt.
    Dung cúi đầu nhìn xuốn, nói:
    - Anh phải biết con người em thế nào chứ?
    Văn Du siết nhẹ tay Dung một lần nữa như xin lỗi và nói:
    - Anh biết... và anh mong sau này em sẽ là một bà bác sĩ đảm đang.
    - Anh... Anh...
    Dung ấp úng. Nàng không ngờ Du lại táo bạo như vậy. Du đang tỏ tình đấy ư?
    Du chỉ cầm tay Dung đưa lên môi hôn nhẹ, rồi nói:
    - Anh mong là... tối nay em sẽ nói giúp với cha hộ anh.
    Xe dừng lại trước đôi cổng của một tòa biệt thự rộng lớn. Du bấm chuông cho Dung, rồi nói:
    - Em vào nhà trước, để anh về nhà tắm rửa, thay áo rồi quay lại sau nhé.
    Mỹ Dung xuống xe, bịn rịn. Cái hạnh phúc chợt đến ban nãy chưa tan.
    - Anh nhớ đến sớm nhé, em chờ anh.
    Xe chạy đi rồi, Dung vẫn còn ngẩn nhìn theo. Dung tưởng chừng mình đang nằm mợ Nàng không ngờ một bác sĩ tài hoa, trẻ tuổi, đẹp trai lại đến với nàng một cách dễ dàng như vậy. Ôi! Tình yêu! Đây rõ là tình yêu thuần khiết. Vì Du là một thanh niên lý tưởng, Du đến với nàng không phải vì tiền, mà chỉ vì yêu. Dung nghĩ tối nay bằng mọi cách Dung phải nói hết với cha... nhưng bắt đầu thế nào đây?
    Dung đưa tay lên bấm chuông lần nữa. Cửa vừa mở, nàng vội vã bước vào. Phải gặp cha trước. Chàng về nhà thay áo, cao lắm là một tiếng đồng hồ nữa sẽ có mặt ở đây. Phải nói trước để lát nữa Du gặp cha đỡ phải ngỡ ngàng.
    Dung bước vào nhà, vưa định lên lầu, thì nghe có tiếng cha trong phòng khách. Hình như cha đang có khách.
    Dung vội bẻ ngoặt quạ Đúng như điều Dung nghĩ, ông Lâm Thái Lai đang tiếp quản lý xí nghiệp xà phòng, một vệ tinh của công ty nhà.
    - Cha!
    Dung gọi, ông Thái Lai lắc đầu:
    - Con đợi một chút, xong việc cha sẽ ra ngay.
    ông Thái Lai năm nay đã trên sáu mươi, nhưng người vẫn còn rất tráng kiện. Ông dặn dò ông quản lý thêm rồi cho ông ta ra, xong mới ngoắc Dung vào.
    - Chuyện gì mà có vẻ nôn nóng vậy? Có bạn trai phải không?
    - Coi ba kìa! - Mỹ Dung nũng nịu nói - Cha cứ ghẹo con hoài.
    - Ồ! Đó là chuyện tự nhiên cơ mà con!
    ông Thái Lai cười nói. Mỹ Dung là con gái nhỏ nhất nhà, nên được ông cưng nhất.
    - Thôi không nói chuyện đó nữa. Mỹ Dung này, tối nay cha có tiệc, cha thì già lại dốt, con phải giúp cha lo buổi tiệc cho chu đáo đó nhé.
    Mỹ Dung cười thật tươi, đáp:
    - Vâng, con chẳng những cố gắng mà còn tìm thêm người về phụ cho cha nữa đấy.
    ông Thái Lai tròn mắt:
    - Ai vậy? Con trai hay con gái? Đẹp không, cha đã quen biết chưa?
    - Cha chưa quen đâu. - Mỹ Dung ngồi xuống cạnh cha, đôi má đỏ hồng. Cô nàng chậm rãi nói - Đấy là một ông bác sĩ, nhưng rất trẻ.
    - Bác sĩ trẻ à? Lại đàn ông nữa? Vậy là bạn trai của con?
    Mỹ Dung gật đầu e thẹn. Nhưng chợt thấy cha yên lặng, Dung lo lắng.
    - Thế nào? Cha làm sao vậy? Cha không vui à?
    - Hả? - Ông Thái Lai như sực tỉnh - Ồ! Đâu có! Làm gì có chuyện đó. Cha còn vui không hết nữa là... à, mà sao lâu nay cha không hề nghe con đề cập đến? Hắn là con của ai vậy?
    Mỹ Dung ríu rít kể:
    - Anh ấy là con của một bác sĩ đã về hưu. Nhà hiện ở ngoại ô... Có một nông trại thật lớn ở đấy.
    ông Thái Lai gật gù:
    - Con của bác sĩ, lại là bác sĩ... Được, được... Vậy cũng tốt, tốt lắm!
    - Nếu cha hài lòng, thì một lúc nữa người ta đến đây, cha phải tỏ ra tử tế mới được nhẹ - Mỹ Dung nói - Anh ấy trẻ tuổi mà tài cao, nên hơi ngang ngạnh, tự ái... Cha đừng chỉ lo bạn bè cha, mà bỏ bê người ta... làm anh ấy buồn con không chịu đâu.
    ông Lâm Thái Lai cười lớn:
    - à... Chưa gì con đã áp lực với cha rồi à?
    - Không biết... nhưng con đã dặn trước rồi đấy.
    Và Mỹ Dung lại đứng dậy, định bỏ ra ngoài. Ông Lai gọi giật lại:
    - Khoan đã Mỹ Dung, cậu ta tên là gì mới được chứ?
    - Lê Văn Du! Bác sĩ Lê Văn Du!
    Dung gọi một cách trìu mến rồi bỏ chạy ra ngoài.
    Căn phòng chỉ còn lại mình ông Lai. Ông ngồi đấy, ngả người ra sau. Suốt một ngày làm việc mệt mỏi, ông vẫn chưa được nghỉ ngơi.
    Chuyện của Mỹ Dung chợt khiến ông hồi tưởng. Ông nhớ tới cái thời trai trẻ của mình. Phải nói là tuổi trẻ ngày nay chúng có phúc hơn ông nhiều. Ngày xưa, ông nào có được đi học đến nơi đến chốn đâu? Gia đình nghèo, ông đã phải nghỉ học ngay từ lúc mới hết cấp Ị Ông phải lăn lộn với đời sớm. Và mọi thứ hiện ông có, đều từ đôi bàn tay trắng làm nên. Đó là máu và nước mắt, là mồ hôi. Từ một tay khố rách áo ôm đến cái địa vị một trong mười người giàu nhất ở thành phố này là cả một quá trình tranh đấu tích lũy. Phải nói là có cả vận maỵ Ông có năm người con thì bốn đứa, sau tốt nghiệp trong nước, đều ra nước ngoài và bây giờ chúng đều lập nên cơ nghiệp cả. Cuối cùng rồi, cái nhà rộng lớn này, ngoài Mỹ Dung ra, chỉ còn một mụ già làm bạn với ông mấy mươi năm naỵ Dung mà có chồng ra riêng, thì coi như lại chỉ có hai vợ chồng hủ hỉ. Mà đấy không phải là vợ chồng son mà là vợ chồng già - Tình già!
    Vậy thì buổi tiệc hôm nay, quan trọng hơn ông tưởng. Vì ông sẽ gặp mặt Văn Du, người bạn trai của con gái út ông. Ngoài chuyện ngắm dung nhan và tìm hiểu lý lịch của hắn, ông còn phải dò xét xem tình cảm của anh ta dành cho con gái ông đến một mức độ nào? Vì đấy không chỉ là hạnh phúc, là tương lai của Dung mà còn là sỉ diện của nhà họ Lâm nữa.
    Ngồi nghĩ ngợi như vậy mà ánh sáng chung quanh tối dần lúc nào không haỵ Ông chồm người tới, bật đèn lên. Và ngay lúc đó, ông nghe có tiếng chân bước vào, rồi một khuôn mặt đàn ông, trẻ, đẹp trai xuất hiện.
    Một dáng dấp khá chững chạc. Bất giác ông Lai kêu lên:
    - Cậu là Văn Du đấy à?
    - Vâng, và nếu cháu không lầm, thì bác đây là bác Lâm Thái Lai, cha của Mỹ Dung?
    Cậu thanh niên từ tốn hỏi.
    ông Thái Lai chăm chú nhìn thanh niên trước mặt, với cái bề ngoài có giáo dục thế này, lại là một bác sĩ, hẳn không có gì phải quan tâm.
    - Nào, nào mời cậu ngồi. - Ông Lai cười nói - Mỹ Dung ban nãy nó có đề cập đến cậu với tôi. Bây giờ nó đã lên lầu, để tôi cho người gọi nó xuống nhé?
    - Dạ cũng không có gì phải gấp gáp. - Văn Du cười nói - Có lẽ cô ấy đang điểm trang trên lầu thôi.
    Và không đợi ông Lai khơi mào, Văn Du khởi đầu trước:
    - Cháu cũng có chuyện muốn nói với bác.
    - Nói với tôi? - Ông Thái Lai có vẻ ngạc nhiên - Thôi được, cậu nói đi.
    Văn Du ngồi ngay người, thái độ rất nghiêm túc:
    - Cháu định xin phép bác cho cháu và Mỹ Dung làm lễ đính hôn.
    - Đính hôn à?
    ông Lai hỏi lại. Ông thật sự bất ngờ, vì chỉ mới nghe Mỹ Dung đề cập đến Du có mấy phút trước đó.
    - Vâng.
    - Cậu không thấy như vậy là... gấp gáp quá ư? - Ông Lai hỏi - Nếu tôi không lầm thì cả hai người cũng biết nhau chưa bao lâu mà?
    Văn Du bình tĩnh:
    - Dạ cháu nghĩ thời gian không là vấn đề quan trọng, giữa cháu và Mỹ Dung đã có một sự hòa hợp, tương xứng. Chúng cháu yêu nhau và đấy mới là điều đáng nói.
    - Vậy à?
    ông Thái Lai hỏi.
    - Hình như bác nghi ngờ? Đúng không?
    - Chuyện đó thì không, nhưng mà... - Ông Thái Lai hơi lúng túng - Tôi thấy thì phải để Mỹ Dung quyết định.
    - Mỹ Dung và cháu đã hội ý - Văn Du nói - Và chúng cháu đều nghĩ là cần phải tôn trọng ý kiến của bác.
    - Nếu vậy thì... tôi chấp nhận.
    - Cảm ơn bác, chúng con hết sức cảm ơn bác.
    Văn Du nói và siết chặt tay ông Thái Lai, làm ông xúc động.
    - Không cần phải cảm ơn tôi, vì đấy là chuyện của hai người.
    Và ông Thái Lai chợt nghĩ ra, ông nói:
    - Thế bao giờ thì tôi có thể gặp cha mẹ cậu?
    - Dạ, sáng mai. - Văn Du nói, mặc dù chưa hề hội ý cha, nhưng chàng biết là cha sẽ không phản đối - Mai cha con sẽ đến đây gặp bác. Riêng mẹ con thì... người đã qua đời hơn mười năm nay rồi.
    - Vậy à... Vậy thì xin lỗi.
    Rồi ông Lai đứng dậy nói:
    - Thôi, cậu ngồi chơi, để tôi gọi Mỹ Dung nó xuống, tôi cũng cần đi thay đồ.
    - Vâng mời bác.
    Văn Du đứng dậy tiễn ông Lai lên lầu, rồi tiếp tục ngồi xuống chờ. Chàng đưa mắt nhìn quanh. Căn phòng rộng lớn, vật dụng trang trí toàn loại đắt tiền, nhưng cách trưng bày lại không lịch sự lắm.
    Có tiếng động ở cầu thang. Du quay lại, Mỹ Dung trong chiếc váy đầm đắt tiền đang bước xuống. Mùi nước hoa tràn ngập căn phòng. Du đứng dậy bước tới đón Dung.
    - Em đẹp quá!
    Đôi má Dung chợt ửng hồng, nàng nói:
    - Em đã nghe cha nói hết rồi.
    Du nhìn Dung một cách say đắm:
    - Thế ý em thế nào? Không phản đối chứ?
    - Không, nhưng mà... đúng ra anh phải hỏi ý em trước chứ.
    Du choàng tay qua người Dung.
    - Nguyên tắc là phải vậy. Nhưng mà anh biết, gia đình em là gia đình nề nếp, nên anh phải hội ý người lớn trước, em thấy đúng chứ?
    Mỹ Dung nũng nịu:
    - Nhưng mà... vì anh không báo trước nên khi nghe cha nói lại... Em cứ tưởng là cha nói đùa.
    Văn Du nghiêm chỉnh nói:
    - Em biết đấy. Anh là một bác sĩ, một trí thức, anh đâu có thể nói đùa với những chuyện nghiêm túc như vậy được?
    Và thế là chuyện đính hôn giữa Văn Du và Mỹ Dung coi như đã quyết định. Mọi diễn biến quá nhanh chóng. Từ lúc làm quen đến lúc quyết định chỉ có ba tuần trôi qua, nghĩa là chỉ có hai mươi mốt ngày.
    Sau khi được chấp thuận, Văn Du bắt đầu bận rộn chuẩn bị cho lễ đính hôn, nên gần như thường xuyên vắng mặt ở nhà.
    Ngôi nhà họ Lê đã buồn tẻ, càng buồn tẻ hơn. Văn Điệt mỗi ngày đi học về xong là thu mình trong buồng riêng. Chàng như cách biệt hẳn với mọi người, không liên hệ gì đến những chuyển biến xảy ra chung quanh.
    ông Địch Sanh đã già. Ông có thú vui riêng của mình. Công việc nhà khỏi phải lọ Buổi sáng, công nhân ở gần đấy đến lo việc tưới tiêu, cày xới cho nông trại, không cần ông động tay tới. Vì vậy, việc làm mỗi ngày của ông chỉ là đọc báo, xem tranh... Thích hơn thì sang nhà bên cạnh đánh cờ bình luận thời cuộc. Ông đã từng là một bác sĩ, nên biết cách giữ gìn sức khỏe cho chính mình. Vì vậy có thể nói, cuộc sống của ông ngoài một chút buồn tẻ ra, phần còn lại là hạnh phúc.
    Chuyện hôn nhân của Văn Du và Mỹ Dung, khiến cho ông Địch Sanh cảm thấy hãnh diện hơn. Con trai ông ít ra phải vậy. Có trình độ, biết cầu tiến, giao du thì cũng phải tìm chỗ môn đăng hộ đối hoặc giàu sang. Ông cũng đã gặp ba mẹ của Mỹ Dung. Mọi chuyện tiến triển một cách suông sẻ.
    Ngắm Mỹ Dung rồi nghĩ đến Tinh Nhược. Trước đây ông cứ tưởng là rồi Tinh Nhược sẽ là con dâu nhà ông. Đời nghĩ lại có nhiều thứ diễn biến bất ngờ. Cái tưởng sẽ thành lại không thành, còn cái không ngờ lại tới, Mỹ Dung không đẹp bằng Tinh Nhược, lại già hơn, nhưng cần gì. Du nó cưới vợ cho nó chớ nào phải là cho ông? Miễn nó thấy thích là được.
    Hôm nay rảnh rỗi, ông Địch Sanh ra vườn nhà nhặt lá tìm sâu, một hình thức vận động cơ bắp. Vậy mà chỉ một lúc sau đã thấy mệt, nên dùng cơm xong là ông về phòng nghỉ ngơi.
    Vì nhà chỉ toàn là đàn ông, nên những người làm việc ở đây không có chế độ nội trú, xong việc là họ về nhà. Do đó nhà càng trở ra vắng vẻ hơn.
    Văn Điệt bước ra ngoài, qua khe hở Điệt thấy đèn trong phòng cha đã tắt. Chàng bước ra phòng khách, ngồi xuống ghế trầm tư.
    Lại một ngày cuối tuần. Đối với Điệt thì... cuối tuần hay ngày thường chẳng có gì khác biệt. Đó là thời gian của hai mươi bốn tiếng... nhưng mà hôm nay, sao cái không khí lại yên tĩnh thế? Mọi khi giờ này nhà họ Lý kế bên đã ồn ào, tiếng nhạc rồi tiếng cười nói. Nhất là tiếng cười của Tinh Nhược... nó giòn làm sao. Có lẽ anh em Tinh Nhược đã xuống phố cả.
    Điệt bước tới bên cửa sổ, nhìn sang nhà họ Lý. ánh trăng nghiêng nghiêng trên bầu trời soi tỏ cái lạnh của vườn cây. Và Điệt đứng yên lặng như vậy khá lâu, rồi không hiểu sao mở cửa hông vườn, nơi ăn thông qua nhà họ Lý bước sang. Khung cảnh ở đây cũng hoàn toàn yên tĩnh, Điệt bước tới bên hồ bơi, ánh trăng phản chiếu xuống nước soi tỏ chiếc bóng lẻ loi của chàng.
    Điệt đứng như vậy cho đến lúc nghe có tiếng động "Bộp!" "Bộp!" Tiếng động hình như vọng lại từ phía vườn sau. Ngưng một chút tiếng động lại tiếp tục, và không ngăn được tò mò, Điệt đi về phía đó. Mặc dù không phải là người nhà họ Lý, nhưng Điệt biết những nơi heo hút thế này, dễ có trộm, mà bảo vệ cho láng giềng cũng là một hình thức bảo vệ cho mình.
    Phía sau nhà họ Lý có chiếc sân bóng rổ. Điệt vừa tới nơi đã thấy một bóng người, nhưng đó không phải là kẻ trộm, mà là Tinh Nhược. Nhược đang chơi bóng, chơi một mình!
    Có lẽ vì Điệt đã bước nhẹ quá, hoặc vì Nhược chỉ chú tâm vào trò chơi, nên Nhược không phát hiện được sự xuất hiện của Điệt. Nhờ vậy mà Điệt có thể tự do ngắm.
    Nghĩ cũng lạ, Nhược chỉ nhỏ hơn Điệt có hai tuổi, mà Điệt không coi Nhược ngang hàng mình. Đấy chỉ là một đứa con nít Điệt nghĩ.
    Trái banh ném tung lên, lần này không lọt lưới mà chạm thành rồi lăn thẳng về phía Điệt.
    Điệt giật mình, định lánh mặt đi, nhưng không còn kịp. Tinh Nhược đã phát hiện. Cô nàng có vẻ bất ngờ.
    - Ồ! Anh Điệt! Làm tôi hết hồn.
    Điệt chợt thấy lúng túng, chưa biết nói gì, thì nghe Tinh Nhược hỏi:
    - Anh thích chơi bóng rổ không?
    Điệt gật đầu:
    - Vậy thì chúng ta cùng chơi nhé.
    Nhược đề nghị, nhưng Điệt lắc đầu, thọc tay vào túi quần, định bỏ đi. Tinh Nhược gọi giật lại:
    - Khoan đã, anh Điệt! Anh có biết là tối nay, cha mẹ và cả anh Nghi đều xuống phố cả, nhà chỉ còn lại một mình tôi...
    Điệt nhìn Nhược:
    - Có nghĩa là cô sợ.
    Câu hỏi của Điệt làm Nhược ngẩn ra. Thật ra thì Nhược là cô gái dạn dĩ. Nhược chưa hề biết sợ là gì, dù có ở nhà một mình nhưng mà... ngồi nhà một mình... đôi lúc cũng cô đơn. Có bạn bè dù sao cũng hơn.
    Nhược lắc đầu nói:
    - Không phải sơ... à mà anh thích nghe nhạc không? Trong nhà tôi có nhiều loại lắm. Nhạc trẻ nè, pop nè, jazz nè, rồi cả The Seekers nữa toàn là những đĩa nhạc hay.
    Điệt lưỡng lư... Một lúc lắc đầu nói:
    - Thôi tôi về... Ở nhà còn nhiều bài vở chưa làm.
    Tinh Nhược có vẻ bực mình:
    - Anh Điệt... Chúng ta nào phải là kẻ thù của nhau? Mà là bạn bè hay ít ra cũng là láng giềng... Anh làm gì cứ né tránh, cả chuyện nói chuyện cũng không dám vậy?
    Điệt lúng túng:
    - Nhưng mà... cô định nói gì chứ?
    Nhược nhún vai. Nói gì? Ai biết... Chỉ biết là muốn nói gì mà chẳng được? Nhược đặt quả bóng bên cạnh, rồi ngồi xuống bãi cỏ nhìn lên.
    - Anh có dám ngồi xuống bãi cỏ như tôi thế này không?
    Nhược tưởng mình nói vậy là Điệt lại lắc đầu, không ngờ anh chàng đã ngồi xuống phía đối diện với Nhược.
    Và Nhược chờ đợi, nhưng chờ thật lâu mà Điệt vẫn yên lặng. Cái thái độ của anh chàng thật là kỳ cục. Nhược chưa thấy một tay con trai nào lại lạnh lùng thế.
    - Sao? Không vui à?
    Nhược giật mình:
    - Làm sao anh biết?
    - Sao lại không. Suy luận theo kiểu toán học là thấy ngay.
    - à! - Nhược thú vị - Định luật Lê Văn Điệt phải không? Thế anh quen nhiều cô lắm sao lại biết rành như vậy?
    Điệt lắc đầu:
    - Không nhưng tôi biết có nhiều cô như vậy.
    - Nhưng những người khác đâu phải là tôi? Chẳng hạn như giữa anh và anh Du đấy cũng khác nhau vậy?
    Điệt nghe nói, sa sầm mặt:
    - Đừng có so sánh tôi với anh ấy.
    - Anh không thích thì thôi.
    Tinh Nhược nhún vai, rồi như chợt nghĩ đến điều gì. Đứng dậy nói:
    - Anh ngồi đây chờ một chút, tôi sẽ ra ngay.
    Và không đợi Điệt đồng ý, Nhược bỏ chạy vào nhà. Điệt ngồi như vậy khá lâu, nhưng lại cảm thấy rất thoải mái. Lâu lắm rồi Điệt mới có dịp ngồi giữa vùng trời đất bao la này. Nó không ngột ngạt như trong phòng học, không khí lại thoáng mát.
    Một lúc, Tinh Nhược mới đi ra với cây đàn guitar trên taỵ Rồi cô bé ngồi xuống vừa khảy đàn vừa hỏi một cách tự nhiên:
    - Anh thích nhạc của ai nào? Tôi sẽ hát cho anh nghe.
    Điệt ngạc nhiên, không ngờ Nhược lại phóng khoáng tự nhiên như vậy. Thế mà bấy lâu nay Điệt chỉ xem Nhược như một đứa con nít. Điệt chưa kịp lên tiếng thì Nhược đã bắt đầu hát. Đấy là một bài dân ca Mỹ có tựa đề là "Trái Táo Xanh".
    Giọng hát của Nhược vừa ngọt vừa mềm, phát âm rõ, tuy không điêu luyện nhưng dễ nghe. Hát xong, Nhược nhìn lên với nụ cười hỏi:
    - Thế nào? Anh thấy tôi hát được chứ?
    Điệt tò mò:
    - Thời bây giờ mấy cô gái thích hát nhạc Disco, nhạt giựt thế tại sao Nhược lại hát dân ca?
    - Tại thích... vì cái mùi đồng quê, mùi cỏ dại trong đấy.
    - à! - Điệt gật gù - nhưng tôi đã thấy Nhược nhảy Disco qua rồi, Nhược nhảy đẹp lắm.
    - Hai cái đó hoàn toàn khác nhau. - Tinh Nhược nói - Hát và chơi là hai chuyện. Cái gì mình cũng biết, nhưng chưa hẳn là thích.
    - Cô rất giống anh cô.
    - Anh muốn nói chuyện anh ấy có nhiều bạn gái?
    Điệt không đáp, chỉ hỏi:
    - Nhược có nhiều bạn trai không?
    - Tôi à? - Nhược nghiêng nghiêng đầu nói - Bạn trai và bạn gái gì tôi cũng xem ngang hàng như nhau, không phân biệt.
    Chợt nhiên Điệt hỏi:
    - Nhược có biết cái bản "Birmingham Sunday" không?
    - Anh cũng biết bản đó nữa à?
    Điệt chau mày. Nhược khinh thường chàng quá. Không lẽ Điệt chỉ biết có học? Chàng còn biết cả lai lịch của người nghệ sĩ sáng tác ra bản nhạc đó.
    - Đấy là một bản nhạc nổi tiếng.
    Điệt nói, và Nhược nhiệt tình:
    - Vậy thì để tôi hát cho anh nghe nhé?
    Và Nhược bắt đầu hát:
    - "... Hãy ngồi xuống đây, em sẽ hát cho anh nghe
    Một bản nhạc dịu dàng, không làm ai đau khổ.
    Trong buổi chiều cuối tuần, không có tiếng khóc đau thương
    Chỉ có cốc rượu nho màu đo?
    Và lời hát ca ngợi tự do...
    Dù buổi sáng mùa thu, không có ánh nắng mặt trời... "
    Lời của bài hát thật đơn giản. Giọng hát của Tinh Nhược rõ ràng. Điệt như nhấp được từng tiếng nhạc. Và không hiểu sao, chàng lại tự nhiên ngả người nằm dài trên bãi cỏ. Chưa bao giờ Điệt lại buông thả như vậy. Có lẽ hôm ấy tại tiếng hát của Nhược, và Điệt cảm thấy thật bình thản, thật tự do... Điệt có cảm giác được ủ kín lời ru của mẹ.
    Mãi đến khi tiếng hát đã dứt, mà dư âm còn lảng vảng đâu đây. Điệt không muốn những âm thanh trầm ấm kia biến mất. Điệt muốn níu kéo nó trở lại và bất giác Điệt thò tay qua nắm lấy mẹ. Bàn tay ấp ủ chân tình... nhưng rồi... cái lạnh của sương đêm làm Điệt choàng tỉnh... Thì ra không phải là tay mẹ mà là tay của Tinh Nhược.
    Chàng vội vã buông ra, rồi như bị quỷ ám, Điệt đứng dậy chạy như bay về phía nhà mình biến mất trong đêm tối.
    Tinh Nhược ngẩn ra nhìn theo. Nàng như vừa rơi từ cung trăng xuống. Anh chàng Văn Điệt làm gì kỳ cục? Ban nãy còn vừa nằm ngoan ngoãn nghe Nhược hát, rồi còn nắm lấy tay nàng một cách ân cần. Chợt nhiên rồi buông ra, sợ hãi bỏ chạy một mạch về nhà không dám quay đầu lại. Tại sao?
    Nhược ôm đàn, không còn tâm trí đâu mà đàn với hát nữa. Ban nãy hình như Nhược thấy mắt Điệt long lanh như sắp khóc, hay là vì bài hát kia đã khơi dậy trong lòng Điệt một tâm sự gì đó... Có lẽ...
    Ồ! Nhưng mà chuyện đó có liên can gì đến nàng? Chuyện riêng của hắn bận tâm đâu mà phải nghĩ ngợi? Tinh Nhược đứng dậy, lững thững bước vào nhà.
    Ngay lúc đó nàng nghe có tiếng xe gắn máy. Vậy là anh Nghi đã về. Nhược nhìn vào đồng hồ. Mười giờ hơn, còn sớm chán. Điều này chứng tỏ là anh chàng lại mất hứng, chỉ có vậy mới bỏ về sớm thôi.
    Nhược bước về phía nhà xe, hỏi:
    - Anh Nghi, anh mới về đó à?
    - Ờ. Mèo con, mi không có đi chơi à?
    Tinh Nhược bực mình:
    - Em chúa ghét ai gọi mình là mèo con. Tại sao không gọi là cọp cái, beo gấm, sói con cũng được.
    - Vậy thì ta gọi mi là heo rừng là chó dữ, được chứ?
    - Hừ - Tinh Nhược đưa tay véo mạnh vào vai anh - Thế nào, hôm nay đi chơi với ai, cô nàng Mạch Tường Vy đấy à?
    - Mạch Tường Vy nào?
    Nghi vừa bước vào nhà vừa hỏi. Hôm nay anh chàng trông thật sport, áo trắng, quần trắng, cả giày cũng trắng.
    - Không nhớ hay giả vờ không nhớ? Cái cô nàng mà hôm dạ vũ anh đã cuỗm trên tay của Dương Vỹ đấy?
    - à... à... nhưng dùng cái từ cuỗm nghe nó côn đồ quá!
    Nghi nói rồi bước tới tủ ướp lạnh, mở ra lấy một lon bia, tu nhanh. Nhược nhìn anh nghi ngờ:
    - Ồ! Anh thật tình không có đi với Mạch Tường Vy à? Thế đi đâu?
    - Anh đi đánh banh.
    - Vậy à? - Nhược kêu lên - Sao không dẫn em theo với.
    - Bởi vì... - Nghi nhìn em gái cười - Có cả sự hiện diện của một người khác.
    Nhược nguýt anh:
    - Cái bản tính không chừa. Nhưng mà... tại sao nửa chừng lại quay về?
    - Chán!
    - Anh thật là kỳ cục, hôm trước nếu không thích Mạch Tường Vy thì cướp trên tay Dương Vỹ làm chi, để anh ta như người mất hồn cả tuần lễ nay.
    - Anh có cướp bao giờ đâu? Tại cô ấy tìm đến... Mà cái anh bạn Dương Vỹ gì đó của em cũng đáng chán, đàn ông con trai gì mà chẳng có một chút máu đàn ông. Lụy tình ư?
    - Anh tưởng ai cũng giống anh được cả à? Cái cô gái hôm nay thế nào?
    - Tình cờ quen. Cô ta tự giới thiệu là sinh viên đại học, mà anh thấy thì cao lắm khoảng mười bẩy tuổi thôi.
    - Ồ! - Tinh Nhược kêu lên - Tại sao anh càng lúc càng thối bộ vậy. Dụ dỗ cả trẻ con?
    Rồi Nhược chụp lấy lon bia trên tay Nghi định uống, nhưng Nghi đã giật lại:
    - Con gái không được uống bia. Còn con bé đó, anh thấy non quá nên đã cho de.
    - Cho de bằng cách nào?
    - Đấy là bí quyết! Thiên cơ bất khả lậu!
    Nghi nói rồi nhìn cây đàn trong tay em:
    - Ban nãy đàn hát một mình à?
    Tinh Nhược đáp tỉnh bơ:
    - Nào có? Có cả anh Văn Điệt nữa chứ.
    - Văn Điệt nữa à? - Nghi nhỏm dậy nhìn em - Anh chàng đó đẹp trai hơn ông anh của hắn nhiều đấy.
    Nhược trợn mắt:
    - Sao lại so sánh?
    - Bởi vì... anh cần đánh giá - Nghi gật gù nói - Có phải là em đã mê hắn rồi hay không?
    - Làm gì có chuyện đó? - Nhược kêu lên - Anh cũng biết là em không mê chuyện tình yêu lăng nhăng mà?
    - Đừng có nói ngon. - Nghi lắc đầu - Trên đời này có đứa con gái nào không có trái tim mà bảo là không yêu? Anh thấy tay Văn Điệt đó cũng xứng với em đấy.
    Nhược bực dọc:
    - Anh Nghi, em cảnh cáo anh, không được nói bậy.
    - Vậy chứ em muốn làm con trai à?
    - Con trai hay con gái gì cũng vậy, em chỉ là em thôi.
    Nghi hỏi:
    - Thế anh chàng Văn Điệt hôm nay làm sao qua đây vậy?
    - Em làm sao biết - Nhược chau mày nói - Anh ta tự nhiên sang rồi cũng nhanh chóng bỏ về.
    Nghi đứng dậy:
    - Thôi đừng nói chuyện hắn nữa. Hãy kể cho anh nghe về Mạch Tường Vy đi.
    Tinh Nhược trề môi:
    - Anh rành cô ta nhiều hơn em chứ? Thứ bảy tuần trước chính anh đưa cô ta về tận nhà cơ mà.
    - Thú thật với em, hôm ấy anh quá say, nên đưa được về tận nhà đã là may phước. Sau đó quên hết tất cả.
    - Vậy à? - Tinh Nhược nghi ngờ nhìn anh rồi nói - Nghe Dương Vỹ nói thì Mạch Tường Vy là một ký giả tập sự. Buổi tối cô ta còn học thêm lớp đêm ở trường Quốc Gia hành chánh.
    Nghi nghĩ ngợi:
    - Hèn gì kiến thức cô ta rất rộng.
    - Một con người cừ khôi phải không?
    - Nhưng có cái khuyết điểm là nói năng trực tính quá.
    - Anh thì cái gì cũng chệ - Nhược nói - Bộ định ở vậy suốt đời à?
    Nghi gật gù:
    - Anh chưa muốn bị cột tay cột chân.
    Tinh Nhược đứng dậy đi tới tủ ướp lạnh lấy một lon coca khác lúc quay về, nói:
    - Anh Văn Du làm lễ đính hôn, có mời cả nhà mình.
    Nghi đưa tay lên cổ rồi nói:
    - Nhìn cái cô nàng Lâm Mỹ Dung của hắn là anh chạy dài.
    - Đừng ăn nói thất đức như vậy. Người ta không đẹp thôi chứ nào có xấu?
    - Anh biết, nhưng anh rõ tay Văn Du hơn. Hắn đã chóa mắt vì đồng tiền chứ không phải tình yêu.
    Nghi cười.
    - Anh nhớ kỹ là người ta cưới vợ chứ không phải anh đâu nhé?
    - Không phải là cưới vợ mà là đào mỏ vàng - Nghi nói - Anh biết chắc như vậy.
    - Đó là chuyện riêng của người tạ Anh đừng quên, cưới nhau chưa hẳn vì tình mà yêu nhau chưa hẳn để rồi lấy nhau?
    Nghi vỗ nhẹ lên vai em gái, rồi đứng dậy nói:
    - Em gái tôi có vẻ biết nhiều hơn là tôi tưởng. Thôi bây giờ tôi còn phải đi tắm, rồi nghỉ ngơi để sáng mai đi làm.
    Nghi đi đến cửa phòng riêng còn quay lại tiếp:
    - Từ lúc đi làm đến giờ anh chợt phát hiện một điều. Việc làm khiến anh chán ngấy chuyện lăng nhăng đi, có lẽ tiếp tục làm việc với cha một thời gian, anh sẽ biến thành hòa thượng mất.
    - Anh mà làm hòa thượng? Hòa thượng ăn thịt chó thì có!
    Nghi không đáp đi vào trong. Một lúc có tiếng nước chảy. Còn lại một mình trong phòng khách. Tinh Nhược đặt hộp coca lên bàn, nằm dài xuống ghế salon, thiếp đi lúc nào không biết.
    
- o O o -

    Nghi cỡi Vespa hướng về phía sở làm. Chàng không phải vội vã lắm, bởi vì Nghi không giống những nhân viên khác. Chàng có thể bắt đầu làm việc trễ hơn chín giờ. Con ông giám đốc mà?
    Lúc chạy ngang qua một nhà hàng mới mở, Nghi chợt bị lôi cuốn bởi một đám đông đang tụ lại trước nhà hàng. Họ khá đặt biệt. Nghi giảm tay ga, tấp vào. à, đây là một đám ký giả, vì chàng thấy trên tay họ giấy, bút, rồi máy ảnh. Những chiếc máy đang làm việc. ánh đèn lóe sáng không ngừng. Có lẽ ở đây có một cuộc tiếp tân quan trọng gì đây, nhưng cái đó không phải là nguyên nhân chính để Nghi dừng xe mà là một cô gái. Cô gái có dáng dong dỏng cao, nổi bật.
    Chẳng ai khác hơn là Mạch Tường Vy.
    Nghi cho xe dừng lại sát lề, rồi xông vào đám đông. Nhân vật quan trọng mà đám ký giả săn đón hình như đã đi vào nhà hàng. Đám ký giả đang ùn đuổi theo. Nghi thấy Vy trong chiếc robe màu trắng, đôi cánh rộng vành hình bướm đang chen giữa đám đông, vừa chen vừa hét:
    - Quý vị làm ơn tránh ra, cho tôi vào nào!
    Nghi xông tới và mở đường ngay cho Vỵ Và lên tới bậc thềm Vy mới nhìn ra Nghi:
    - Ồ! Anh Nghi, vậy mà tôi tưởng là ai? Anh đi đâu thế? Tìm bạn à?
    - Không - Nghi dừng lại nói - Trên đường đến sở làm, đi ngang qua đây, thấy Vỵ Làm phóng sự à? Nhân vật nào vậy?
    Vy nhìn Nghi với nụ cười:
    - à. Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ nước Mỹ mới sang, còn anh đi làm đấy à? Sao mặc xuề xòa vậy?
    - Vâng. Không lẽ phải mặc áo veste?
    - Thế mấy hôm nay sao anh không ghé qua tôi?
    Nghi nói bộc trực:
    - Sợ cô hiểu lầm, hiểu chưa?
    Vy nhún vai:
    - Làm gì có chuyện đó? Bộ anh tưởng ai cũng thích làm vợ anh à?
    Nghi cười:
    - Vậy à? Thế bây giờ Vy rảnh không?
    Vy nhìn vào đồng hồ, rồi nói:
    - Nếu không có gì trở ngại, anh hãy đưa tôi đến tòa soạn giao bài xong, tôi sẵn sàng đi chơi với anh cả ngày nay.
    - Thế thì tuyệt!
    Và Nghi kéo Vy ra chiếc xe vespa của mình. Chàng nổ máy cho xe chạy hết tốc độ đến tòa soạn. Dừng lại, để Vy một mình vào nộp bài xong hai người tiếp tục đi.
    - Anh định đưa tôi đi đâu này?
    Vy hỏi, nhưng Nghi lắc đầu nói:
    - Đừng có hỏi, biết là đi với tôi là được rồi.
    Và Nghi lái xe hướng về phía ngoại ộ Vy ngạc nhiên:
    - Anh định đưa tôi về nhà anh ư?
    - Hôm nay cả nhà tôi đi vắng, và tôi nghĩ là chẳng có ở đâu yên tĩnh bằng nơi đấy. Vy đồng ý chứ?
    Tường Vy yên lặng, khi cả hai sắp đến nhà thì trông thấy một thanh niên mặc bộ quần jean bạc màu đang bước vào căn nhà kế cận. Vy phải kêu lên:
    - Ồ! Ai lại đẹp như Alain Delon vậy?
    Nghi vừa dừng xe, vừa đáp:
    - Lê Văn Điệt, sinh viên năm cuối ban Vật lý đấy. Hắn là một quái nhân.
    - Quái nhân à? Sao lại đẹp trai như vậy?
    - Con người hắn lầm lầm lì lì. Một năm nói không đến ba trăm sáu mươi câu.
    - Vậy à? Tôi không tin. Một ngày tôi nói ít ra cũng trên số câu đó.
    Nghi mở cổng, cả hai vào nhà. Nghi nói:
    - Cô biết không, mỗi người có một cách diễn đạt riêng, người dùng miệng, người dùng mắt, người dùng đầu, và chẳng hạn như chúng mình, thích dùng miệng hơn.
    Nói xong Nghi cúi xuống hôn Vỵ Vy vội đẩy ra:
    - Ồ! Không sợ người ta nhìn à?
    - Có gì phải sợ? Quy luật tự nhiên mà?
    - Lắm mồm.
    Nghi đứng dậy, đến quầy rượu, rót hai cốc rượu màu cánh gián ra một đưa cho Vy.
    - Anh của Lê Văn Điệt là Lê Văn Du, sắp làm lễ đính hôn với con gái nhà tỷ phú họ Lâm là Lâm Mỹ Dung. Hẳn cô biết Lâm Mỹ Dung chứ?
    Vy gật đầu:
    - Cái cô gái lúc nào cũng lộng lẫy như công xòe? Tôi biết, nhưng không quen.
    - Cái cặp này không xứng đôi như em gái tôi với Văn Điệt.
    Nghi nói, Vy hỏi:
    - Có nghĩ là Tinh Nhược với Văn Điệt yêu nhau?
    - Không phải, tôi chỉ ví dụ vậy thôi. Chứ họ chưa yêu nhau như chúng mình.
    - Nhưng chúng mình? - Tường Vy bĩu môi - Chúng ta nào có gì? Chẳng qua cũng chỉ như một trò chơi.
    - Thế nào cùng được!
    Và Nghi lại cúi xuống định hôn Vy, nhưng ngay lúc đó có tiếng chân chạy vội vào nhà. Họ chưa kịp buông nhau ra thì Tinh Nhược đã xuất hiện ngay cửa:
    - Ồ xin lỗi, xin lỗi... - Tinh Nhược vội nói - Tại tôi tưởng là nhà chẳng có ai chứ.
    Nghi nhìn qua Tường Vy:
    - Cũng chẳng có gì, phải không Vy.
    Vy sửa lại nếp áo, ngồi ngay ngắn cười với Nhược:
    - Tinh Nhược mới về đấy à?
    Tinh Nhược ném sách lên bàn, rồi ngả người lên salon:
    - Thầy nghỉ dạy nên được về sớm. Mệt quá, phải ngồi nghỉ một chút mới được.
    Nghi đứng dậy:
    - Để anh đi pha cho em một cốc nước cam nhé? Thế em có gặp Văn Điệt không?
    - Gặp chứ. Nhưng anh chàng thật khó ưa, thấy mình, được mình gọi qua mà vẫn tỉnh bơ như không hề quen biết.
    - Ồ cần gì - Nghi nói - Dù gì em cũng có giá hơn cơ mà?
    Rồi Nghi hỏi:
    - à mà Nhược này, em có biết hôm nay mẹ đi đâu không?
    - Không.
    - Mẹ đi làm hồ sơ nhập cảnh cho William đấy.
    Tường Vy tò mò:
    - Đấy là một ngoại kiều à?
    Nghi lắc đầu:
    - Không phải. Hắn nguyên là họ Trần, nhưng vì đã nhập quốc tịch Mỹ nên có tên Mỹ. Vừa tốt nghiệp tiến sĩ, lần này về nước để cưới vợ mà nghe đâu đang ngắm nghé em gái tôi đấy.
    Tinh Nhược trợn mắt:
    - Anh đừng có nói bậy. Tôi cũng không đa tình như anh đâu.
    - Vậy à? - Nghi nháy mắt - Thế còn anh chàng trâu nước thì sao? Nghe Dương Vỹ nói...
    - Ồ cái anh chàng Dương Vỹ nhiều chuyện, một mình ốm tương tư không lọ Trâu nước chỉ là một tay điên.
    Tường Vy nhìn hai anh em nhà họ Lý một cách thú vị, ngay lúc đó Nhược như nhớ ra, đứng bật dậy:
    - Ồ! Tôi bậy quá! Nãy giờ quên, cứ ngồi đây quấy rầy hai người!
    Và Tinh Nhược bước nhanh vào trong, Vy cười nói:
    - Tôi rất thích Tinh Nhược, cô ấy có vẻ hồn nhiên làm sao đấy.
    - Trẻ con thì có. - Nghi nói - hai mươi tuổi rồi đấy chứ nhỏ nhắn gì đâu.
    - Em có vẻ già dặn hơn phải không? - Tường Vy cười nói - Nếu em là cô ta thì đố anh động đến được.
    - Nhưng anh không thích những quả táo xanh trên cành - Nghi nói - Nó vừa chua vừa nhạt làm sao đấy.
    Và quay sang Vỵ Nghi tiếp tục hôn rồi hỏi:
    - Thế anh chàng Dương Vỹ của em thế nào? Hắn còn là con trai à?
    - Cũng không hẳn. Nhưng hắn còn mùi học trò nhiều quá, nên hơi nhạt.
    - Còn anh?
    - Anh thì như một thứ Sở Khanh!
    - Ồ! Em nói vậy mà không đau lòng ư?
    - Không, vì đâu phải anh chỉ có một mình tôi?
    - Đúng. Ngoài em ra hiện anh còn ba cô bạn gái.
    Nghi thành thật khai báo. Tường Vy mặc dù tự cho mình theo đợt sống mới, nhưng cũng không tránh khỏi chau mày hỏi:
    - Thế chẳng cô nào giữ được anh?
    Nghi cười:
    - Họ làm sao bản lĩnh bằng Mạch Tường Vy chứ?
    - Anh chỉ phịa. Chỉ cần tôi rời khỏi đây là anh sẽ có người khác ngay.
    - Nhưng ít ra lúc có Vy ở đây, tôi không dám nghĩ đến người khác.
    - Vậy thì cảm ơn điều anh vừa nói.
    - Tường Vỵ Anh phải thú nhận một điều. Đấy là anh đã xem em như một tri kỷ.
    - Tốt quá! Anh làm em cảm động.
    Căn phòng chỉ có hai người, Tường Vy chợt thấy căng thẳng. Ban nãy lúc đi vào nhà, Vy đã trông thấy trời nắng tốt. Vy chợt đề nghị:
    - Chúng ta ra hồ bơi đi?
    
- o O o -

    Tinh Nhược vào phòng riêng vì muốn không quấy rầy Nghi và Vy nên ôm một chồng sách ra ngoài vườn.
    - Ồ! Anh Điệt!
    Điệt chậm rãi quay lại, thái độ vẫn lạnh như đá. Nhược cầu thân:
    - Anh đang làm gì đấy?
    - Không làm gì ca?
    - Chớ anh đứng đấy làm gì vậy?
    Điệt bực mình:
    - Sao cô cứ thích chen vào chuyện người khác?
    - Ồ! Sao nóng nảy thế? Đừng có hiểu lầm, tại tôi... thích được nói chuyện với anh thôi.
    Nhược nói. Điệt chớp chớp mắt có vẻ như cảm động:
    - Thế có định nói gì nào?
    Điệt hỏi làm Nhược lúng túng, Nhược chợt nghĩ ra:
    - à... Anh có thể cùng làm bài với tôi khổng? Tôi biết là anh học giỏi, anh sẽ giúp được rất nhiều cho tôi.
    Điệt lắc đầu:
    - Nhưng tôi không quen chuyện đó.
    Nhược năn nỉ:
    - Tôi xin hứa là tôi sẽ không quấy rầy anh lắm đâu. Tôi chỉ muốn có người làm bài chung cho vui thôi.
    Điệt có vẻ suy nghĩ rồi nói:
    - Thôi được.
    Nhược có vẻ bất ngờ. Nhưng sợ Điệt đổi ý nên vội nói:
    - Vậy thì anh chờ đó nhé, tôi sẽ mang sách qua.
    Rồi bỏ chạy đến nơi đặt sách lấy sách và mở cái cửa nhỏ hàng rào đi qua nhà Điệt. Có lẽ vì chạy vội nên đôi má của Nhược ửng hồng.
    - Chúng mình học ở đâu đây? Ngoài vườn hay vào nhà anh?
    - Vào nhà!
    Điệt nói và bỏ đi trước, Nhược theo sau. Căn nhà này thỉnh thoảng Nhược có bước quạ Hôm nay hình như ông Địch Sanh lại đi vắng, nên nhà chẳng thấy ai cả.
    - Tôi không ngờ bên nhà anh còn lạnh hơn bên tôi nữa.
    Điệt không nói gì cả, đưa Nhược vào phòng học, ở đây trang trí thật đơn sơ, ngoài bàn ghế cũ kỹ ra, chỉ có sách và sách.
    Nhược nhìn quanh rồi hỏi:
    - Sao chẳng có máy hát vậy?
    Điệt nhìn lên, hơi khó chịu. Cô gái này sang đây để học hay mục đích gì? Điệt còn chưa lên tiếng lại nghe cô nói:
    - Alain Delon!
    - Cái gì? - Điệt bực dọc - Cô vừa nói gì thế?
    - Tôi nói là... - Nhược đỏ mặt, lúng túng - Tôi thấy anh giống như Alain Delon, tay tài tử nổi tiếng của Pháp.
    Điệt lắc đầu:
    - Nếu cô không muốn làm bài nữa, thì về nhà đi!
    Nhược thở ra, nhưng không cãi lại, cúi đầu xuống lật vở ra. Nhưng rồi chỉ được có một lúc, Nhược lại ngước lên hỏi:
    - Anh Điệt, ở đây có kẹo bánh gì không?
    - Kẹo bánh?
    Điệt ngạc nhiên, Nhược cười:
    - Vâng, kẹo bánh, ô mai hoặc bò khô gì cũng được. Lúc nào làm bài, tôi cũng thích có cái gì đó bên cạnh để ăn vặt...
    Thật là quá quắt. Điệt đứng dậy và không khách sáo, nói:
    - Thôi, cô về nhà đi!
    Nhược giật mình, nàng thấy mình nào có làm gì sai trái đâu?
    - Anh Điệt!
    - Tôi nói cô về cho, đừng quấy rầy tôi nữa! Tôi không thích làm trò hề!
    Nhược giải thích:
    - Anh Điệt. Tôi nói thật chứ đâu có đùa, anh...
    - Tôi bảo là cô về!
    Điệt ra lệnh và không đợi Nhược, chàng bước ngay ra ngoài. Tinh Nhược nhìn theo ngỡ ngàng, vẫn không thấy mình có lỗi gì cả. Cái anh chàng này rõ là khó chịu. Chỉ một chút như vậy mà cũng hờn!
    Và Nhược gom hết sách vở lại bước ra ngoài. Tất cả là láng giềng, sao Điệt lại có thái độ thù nghịch kỳ cục vậy? Nhược thắc mắc và trước khi bỏ đi, Nhược không quên lấy tờ giấy ra viết nguệch ngoạc mấy chữ
    "Anh Điệt
    Nếu anh nghĩ lại và thấy hành vi mình hơi quá lắm thì tôi rất sẵn sàng nhận lời xin lỗi của anh.
    Nhược"
    Rồi Nhược nhún vai bước ra ngoài. Nhược tin chắc rồi Điệt sẽ xin lỗi mình.

Xem Tiếp Chương 3Xem Tiếp Chương 10 (Kết Thúc)

Dưới Ánh Trăng Cô Đơn
  » Xem Tập 1
  » Đang Xem Tập 2
  » Xem Tiếp Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
  » Xem Tiếp Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Mùa Thu Lá Bay
» Ái Quả Tình Hoa
» Nắng Thôn Đoài
» Chim Mỏi Cánh
» Bản Tình Ca Muôn Thuở
» Trôi Theo Dòng Đời
» Cánh Hoa Chùm Gửi
» Hoàn Châu Cát Cát
» Người Về
» Dòng Sông Ly Biệt
» Mây Trắng Vẫn Bay
» Lá Rụng Chiều Thu