Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Cánh Hoa Cô Lẻ Tác Giả: Quỳnh Dao    
    - Trọng Vĩ! Không phải má hờn trách con, thực ra con không lưu ý gì cả. Dạ dày, của Tuyết Hồng yếu, sau khi dùng cơm tối, sao con lại dắt nó đi bãi biển mà thưởng trăng?
    Qua ngày sau, Trọng Vĩ chở người bịnh về nhà. Sau khi má chàng nghe rõ câu chuyện, một mặt gọi thầy thuốc trị bịnh cho Tuyết Hồng, một mặt hờn trách con trai.
    Nghe mẹ trách, Trọng Vĩ biện bạch:
    - Má à, lúc đó con đâu dám dắt Tuyết Hồng đi thưởng nguyệt. Nhưng Tuyết Hồng nói đã đỡ nhiều rồi, không muốn cho con kém vui. Sau khi nghĩ ngơi giây lát,Tuyết Hồng cùng con đi thưởng nguyệt, không ngờ lại phát nóng lạnh lên.
    Bà Vân liếc nhìn con hỏi:
    - Có có rủ nó cùng đi tắm biển không?
    Trọng Vĩ lắc đầu nói:
    - Con đâu dám, vì Tuyết Hồng yếu bao tử, làm sao con dám hướng dẫn đi tắm biển.
    Bà Vân than dài:
    - Con nhỏ thân thể nó yếu đuối quá!
    Phương Trọng Vĩ nhíu đôi mày, tự trách mình:
    - Thật ra tôi không phải. Chẳng luận việc gì, cũng phải cẩn thận để tâm, nếu một lần sơ xuất thì sau này phải mang nhiều điều ân hận.
    Bà Vân liếc trợn đôi tròng mắt già, thâm ý của bà rất hoài nghị Vì nhìn thần thái của con trai, bà không khỏi nghi ngờ. Thấy trong phòng không có ai bèn hỏi nhỏ Trọng Vĩ:
    - Trọng Vĩ! Con không có với Tuyết Hồng...
    Bà nói đến đây bèn ngừng lại, tuy nhiên tình quan hệ của mẹ con, rốt cuộc bà phải hỏi ra.
    Chàng ngẩn ngơ giây lát, mới hiểu mẹ chàng muốn hỏi những gì đã xảy ra. Đôi má chàng đỏ bừng bừng, vội vã phủ nhận.
    Bà Vân mỉm cười, nhỏ giọng:
    - Chuyện đó chẳng quan hệ gì, con không nên lo lắng. Nếu đúng nó bị cảm mạo thường. Bác sĩ Lý sẽ chích một mũi thuốc là đỡ, ngày mai chích liên tiếp thì khỏi luôn.
    - Má nói phải, nhưng con e cho...
    Vẻ mặt chàng lộ nét sầu khổ, vì Tuyết Hồng đã nói rõ cho chàng biết, khi đến mùa thu trời trở tiết thì phổi nàng bị yếu, ho dữ dội. Thầy thuốc nói nàng mang bịnh phổi, không biết có đúng nàng mang bịnh phổi không? Tuy chàng chỉ lo riêng mình, không nỡ cho mẹ haỵ Nên chỉ nói nửa chừng, rồi ấp úng không thốt lên lời.
    Bà Vân nóng nảy thốt hỏi:
    - Con nói e sợ những gì?
    Trong lúc Phương Trọng Vĩ lặng lẽ, bỗng nghe bên ngoài A Bội báo:
    - Thưa bà, đã mời bác sĩ Lý đến rồi.
    Cơ hội đó, Phương Trọng Vĩ vừa bước thoát ra cửa phòng vừa nói:
    - Ờ! Để con đi tiếp rước bác sĩ.
    Vào nhà khách,Bác sĩ Lý bắt tay Phương Trọng Vĩ. Hễ nhà họ Phương khi có người mang bịnh thì rước ngay bác sĩ Lý. Dùng thuốc của ông a chừng hai ngày là khỏi ngaỵ Do đó, cả nhà đều tin tưởng tài trị bịnh của bác sĩ Lý. Mấy năm qua, bác sĩ Lý đã trở thành bác sĩ của gia đình.
    Chủ khách hàn huyên đôi câu, Bác sĩ Lý hỏi:
    - Trong gia đình có ai bịnh vậy cậu?
    Phương Trọng Vĩ khó đáp cho xuôi, chàng chuyển lời, sang hướng khác.
    - Một người bà con, từ Cao Hùng vừa đến bỗng nhiên mắc chứng cảm mạo, thân thể nóng ran. Xin bác sĩ theo tôi vào xem bịnh.
    Bác sĩ Lý buông ly nước ngọt xuống, nói:
    - Được rồi.
    Trọng Vĩ giúp bác sĩ cầm xách thuốc và dẫn đường cho bác sĩ vào phòng bịnh. Bà Vân đã đến trước ngồi sẵn ở trong phòng của Tuyết Hồng, bà đứng dậy nhường chỗ cho bác sĩ khám bịnh. Bác sĩ Lý lấy dụng cụ chẩn mạch ra mang vào tai. Trước nhứt nghe tim của nàng, sau lại xét đến phần lưng. Xong, đến miệng và lưỡi của bịnh nhân, ông ta xem bịnh rất chính chắn kỹ lưỡng.
    Trọng Vĩ hồi hộp hỏi:
    - Bác sĩ xem ngoài chứng cảm mạo ra, còn chứng gì khác nữa không?
    Bác sĩ Lý lặng lẽ giây lát nói:
    - Chà! Phổi của cô này rất yếu, lại thêm chứng bần huyết nữa. Bịnh phát lần này do cảm mạo mà ra, do đó cổ họng của cô ấy nóng ghê lắm. Nhưng không sao, để tôi chích và uống thuốc đôi ngày bịnh sẽ lành.
    Bà Vân nở nụ cười, hướng về Tuyết Hồng an ủi:
    - Tuyết Hồng, theo lời bác sĩ thì con nên yên lòng.
    Lòng Tuyết Hồng cảm thấy rất ấm áp, nàng tuy không trả lời, nhưng đôi mắt biểu lộ thâm tình, nàng khe khẽ gật đầu. Hai phút sau, Bác sĩ lấy ống đo nhiệt độ trong miệng nàng ra. Phương Trọng Vĩ lật đật hỏi:
    - Nhiệt độ cỡ nào đó Bác sĩ?
    - Ba mươi tám độ hai.
    Trọng Vĩ rất nóng lòng nhìn mặt nàng nói:
    - Nóng dữ vậy! Tuyết Hồng, em cảm thấy thế nào?
    - Chỉ buồn nôn và chóng mặt, kỳ dư không thấy sao cả.
    Tuyết Hồng nhè nhẹ trả lời, nàng để cho bà Vân đỡ nàng nằm xuống. Bác sĩ Lý lấy dụng cụ thích thuốc ra, ông ta chích thuốc nhanh lẹ khiến cho người bịnh không chút lo sợ.
    Hai mẹ con đưa bác sĩ ra về, khi đến nhà khách, chàng lo lắng hỏi:
    - Bác sĩ! Ngày mai phải rước bác sĩ đến chẩn mạch nữa không?
    - Tôi có để thuốc lại uống đủ hai ngày, ngày mốt tôi sẽ đến xem mạch lại.
    - Thế ngày mốt tôi lái xe đến rước bác sĩ.
    - Theo ý tôi, chứng cảm mạo không thành vấn đề. Sau khi uống thuốc hai ngày thì sẽ khỏi. Chẳng qua...
    Chàng rất lo ngại, vội hỏi ngay.
    - Bác sĩ, vừa nói chẳng qua sao đó?
    - Sợ cô ấy đau phổi, chớ chứng cảm mạo hết rồi, nên rọi kiếng sẽ biết có đúng vậy không?
    Bà Vân nhíu mày tỏ vẻ lo ngại:
    - Bác sĩ nói, sợ nó mang bịnh phổi hả?
    - Đúng vậy, thân thể cô ấy rất yếu.
    - Nghiêm trọng hay không?
    - Điều này... điều này tôi không dám khẳng định, cần nhất là sau khi chụp hình xong mới xác định được.
    - Ý chà! Tội nghiệp con nhỏ còn trẻ tuổi quá mà lại mang bịnh phổi nữa sao?
    - Nếu sớm trị thì bịnh phổi không thành vấn đề gì. Bà không nên lo lắm!
    - Cám ơn bác sĩ!
    Sau khi đưa bác sĩ ra xe, hai mẹ con không hẹn nhau cùng ngồi phệt xuống ghế sofạ Không khí trong nhà khách rất vắng lặng, mẹ con đều biểu lộ vẻ buồn khổ.
    Giây lát sau, bà Vân giọng u buồn:
    - Làm sao bây giờ? Làm thế nào bây giờ?
    Trọng Vĩ như từ trong mộng vừa tỉnh, nhìn mẹ nói:
    - Má nói gì? Cái gì làm sao bây giờ vậy má?
    Bà Vân nhìn chung quanh, đoạn nói nhỏ:
    - Không sau đâu, má để Tuyết Hồng nghỉ tại phòng con. Bởi vì chúng con gần kết hôn nhau rồi...
    Bà Vân lộ vẻ kinh ngạc, ngừng giây lâu nói:
    - Trọng Vĩ! Con đừng hiểu lầm ý má, không phải má lo cho Ngọc Thanh mà lo cho con đấy chớ.
    Thái độ Trọng Vĩ nghiêm chỉnh.
    - Má à, không lẽ vì Tuyết Hồng bị bịnh phổi mà mình tùy tiện hủy bỏ cuộc hôn nhân.
    Bà Vân bỗng nhiên hờn trách chồng:
    - Mọi việc cũng tại ba mầy hết. Đại Vĩ nó đã chết rồi, ai đời lại đem nó mà cáp độ cho con.
    Không ngờ trong lúc đó lão Vân từ bên ngoài vừa về đến, khi lão vừa bước vào nhà khách, bỗng nghe tiếng vợ Oán trách, lão chẳng biết đầu đuôi ra sao, bèn hỏi:
    - Chuyện gì vậy? Tôi đã chủ ý điều gì lầm lỗi? Bà lại phê bình sau lưng tôi đó?
    - Lão đầu tử về vừa đúng lúc, chuyện này thử xem.
    Trọng Vĩ tỏ vẻ bất mãn hỏi:
    - Má muốn thảo luận với ba điều gì?
    Phương Tử Vân rất nóng nảy, vừa đánh lửa mồi thuốc, vừa gấp rút hỏi:
    - Mà chuyện gì vậy? Trọng Vĩ, con đi chơi với Tuyết Hồng đã phát sanh ra việc gì?
    Nguyên Trọng Vĩ và Tuyết Hồng từ Phước Long về đến, lão Phương Tử Vân bận ở công ty làm việc, Ngọc Thanh cũng bịnh mấy hôm, nay đã khỏi, cô ta đi nhà bạn học chơi, nên không hay biết chi cả.
    Nghe lão hỏi, bà Vân cướp lời:
    - Cho ông hay, Tuyết Hồng mang bịnh rất nhiều.
    Lão hít một hơi thuốc, nhìn Trọng Vĩ hỏi:
    -Nó mang bịnh sao đó vậy mậy?
    Chàng tỏ vẻ bình thản trả lời:
    - Tuyết Hồng bị chứng cảm mạo không hề gì. Bác sĩ Lý đã đến xem mạch trị bịnh rồi, ông ấy nói, nghỉ hai ngày thì dứt bịnh.
    Bà Vân buồn rầu bổ túc:
    - Mang chứng cảm mạo đương nhiên không hề gì. Nhưng sau khi bác sĩ chẩn mạch, phát giác ra Tuyết Hồng mang bịnh phổi, vấn đề đó mới là nghiệm trọng chớ!
    Phương Tử Vân bán tín bán nghi, nghiêm nghị hỏi:
    - Phải đúng như vậy không?
    Bà Vân nói tiếp:
    - Bác sĩ Lý là người tin thông về y lý lẽ nào ông ta đụng đâu nói đó. Theo ý ông, để sau khi trị chứng cảm mạo của Tuyết Hồng xong, chừng đó đi rọi kiếng mới đoán chắc được.
    Phương Tử Vân bập bập điếu xì gà liên hồi, vì nghe tin này ông có vẻ buồn rầu. Miệng nói láp dáp:
    - Thật chuyện này không thể ngờ trước được.
    Bà Vân chau mày vô cùng phiền muộn:
    - Do đó, tôi phiền ông lẽ ra ông không nên chủ ý quỷ quái đó. Vừa rồi, bác sĩ nói nó mang thêm bịnh bần huyết nữa.
    - Lúc đầu tôi làm sao được biết những điều đó...
    Phương Tử Vân nói lấp vấp, dường như ông cho là bà trách ông không đúng. Nghe cha mẹ nói chuyện với nhau, chàng tỏ vẻ ăn năn. Lòng không được vui:
    - Hiện giờ chưa mấy lo bịnh phổi của Tuyết Hồng cho lắm, vì bác sĩ chưa xác nhận. Nếu có bịnh phổi đi nữa, cũng chưa phải là nan ỵ Theo lời bác sĩ Lý, nếu sớm điều trị thì không đáng lo ngại cho lắm.
    Phương Tử Vân lặng lẽ giây lát rồi trách ông bạn già:
    -Lão Lương Tùng Linh thật không tốt! Con gái mình hình thể ốm o như vậy, thì người ta đã tìm thầy thuốc trị bịnh trước rồi, đâu đến như ngày hôm nay.
    Bà Vân cũng bực tức chỉ trích:
    - Trách tới trách lui chi bằng trách thẳng mụ mẹ ghẻ của nó độc ác. Nếu mụ đối đãi với con nhỏ tốt một chút, đâu đến đỗi lâu ngày uất ức mà thành bịnh?
    Lão Vân hỏi bà:
    - Hiện giờ tình thế đã đến như vậy, bà nói muốn thương lượng với tôi là thương lượng những gì?
    - Theo ý tôi, nếu Tuyết Hồng quả đúng mang bịnh phổi, không nên cho kết hôn với Trọng Vĩ. Vì trong tình chồng vợ có liên hệ với nhau rất nhiều, nhất là bịnh truyền nhiễm.
    Phương Tử Vân nhận thấy vấn đề rất khó:
    - Theo ý bà, mình phải tính sao cho tiện đây?
    - Điều cần thiết là trị bịnh nó cho lành, việc hôn nhân sẽ tính sau.
    - Phương Tử Vân hít mạnh một hơi xì gà nói:
    - Làm sao được? Lễ đường, rượu tiệc đã sắm đủ, thiệp cưới đã in rồi, làm thế nào thay đổi ngày cưới cho được?
    - Điều đó không thành vấn đề cho lắm, thiệp cưới mình chưa gởi mời ai, về nhân tình cũng chưa thâu của ai một đồng bạc. Nếu dời đổi ngày cưới có ai biết đâu mà lo?
    Nghe vợ nói có lý, lão cũng gián tiếp tán thành:
    - Việc này không phải chuyện chơi, phải nên suy xét kỹ mới được.
    Nãy giờ Trọng Vĩ ngồi một bên, nhưng không tỏ thái đội ra sao, đến đây chàng lạnh lùng nói:
    - Tuyết Hồng mang bịnh cũng do mẹ ghẻ của nàng mà ra, nếu mình mà sửa đổi ngày cưới, chẳng khác nào xúi nàng chết cho mau.
    Nghe Trọng Vĩ nói thế, vợ chồng lảo Vân rất kinh ngạc, không ai bảo ai, hai vợ chồng ngơ ngẩn như xuất thần.
    Trọng Vĩ càng kích động hơn, đôi giòng lệ ứa đôi mắt, chàng nói tiếp:
    - Má cũng biết, trong hai mươi bốn năm năm qua, Tuyết Hồng chịu biết bao nhiêu điều khó khăn phủ lên mình nàng. Lúc nhỏ bị bà mẹ ghẻ ngược đãi, đến lớn bị hôn phu chẳng ngó ngàng đến. Theo ý con, ngày nay không nên dời ngày hôn lễ, khiến cho Tuyết Hồng bị chạm tới lòng tự ái thêm, nàng sẽ hiểu lầm rằng, vấn đề hôn nhân này sẽ bị hủy bỏ nữa. Những sự kiện hắt hủi dồn dập như thế đó, dầu cho bất cứ ai cũng khó mà sống trên trần gian khổ ải này cho nổi.
    Tử Vân càng kinh ngạc hơn, lão nhìn Trọng Vĩ gật đầu nhè nhẹ nói:
    - Trọng Vĩ nói rất có lý, tình trạng của Tuyết Hồng hiện giờ không nên để cho nó bị hắt hủi ruồng bỏ thêm.
    Đứng trước lập trường như thế, bà Vân rất khổ tâm, bà chỉ than dài:
    - Nói thì nghe phải lắm, chẳng qua... ý chà... Hiện giờ vợ chồng già mình chỉ còn thằng Trọng Vĩ. Vạn nhứt nó bị truyền nhiễm bịnh phổi thì khổ biết bao nhiêu.
    Trọng Vĩ khuyên liền miệng:
    - Chỉ vì tình má thương con, khiến cho con vô cùng cảm động. Nhưng Tuyết Hồng có mang bịnh phổi chăng nữa, cũng chưa phải đến mức nghiêm trọng. Má xem, thân thể mạnh mẽ như con làm sao mà truyền nhiễm cho được. Bịnh truyền nhiễm nó chỉ đến với những người yếu đuối mà thôi.
    Bà Vân vẫn lo ngại:
    - Vợ chồng cùng ngủ chung một giường, dầu thân thể con mạnh khỏe thế nào, sống chung nhau lâu ngày cũng bị truyền nhiễm.
    Đôi má Trọng Vĩ đỏ bừng, nhưng chàng mạnh dạn đáp:
    - Chúng con sẽ ngủ riêng giường, theo cách trần thiết hiện giờ, mỗi căn phòng phải có hai giường.
    Bà Vân nhíu đôi mày lại, tỏ vẻ khó liệu:
    - Vấn đề đó cũng cần xét kỹ lưỡng...
    Phương Tử Vân lấy làm lạ hỏi:
    - Lại còn vấn đề gì nữa?
    Bà Vân nhỏ giọng:
    - Tuyết Hồng chẳng những mang bịnh phổi, lại thêm bịnh bần huyết, sau cuộc hôn nhân, không thể nào sanh con cái được. Nếu gia đình đông con thì không nói làm gì, đàng này chỉ có một con dâu, làm sao có cháu nội mà bồng. Nhưng hiện giờ...
    Trọng Vĩ không để cho bà nói dứt, chàng cướp lời đáp:
    - Má à, theo ý con, kết hôn, chúng con mỗi đứa sống riêng một giường. Điều thứ nhất là để cho vợ con trị bịnh. Đợi đến lúc thân thể vợ con mạnh lành thì má lo gì không có cháu nội ẵm bồng.
    Bà Vân vẫn luôn lo sợ cho con trai mình mang bịnh truyền nhiễm, nên nói tiếp:
    - Vậy, trước hết phải trị bịnh cho lành, sau sẽ kết hôn cũng vậy chớ nào khác gì đâu?
    - Hai sự việc đó đâu phải giống nhau.
    Bà Vân không hiểu rõ hỏi:
    - Sao lại không giống nhau?
    Trọng Vĩ suy xét kỹ lưỡng nói:
    - Sau khi chúng con kết hôn, Tuyết Hồng đã danh chánh ngôn thuận là dâu con nhà họ Phương. Ba má ra tiền cho vợ con trị bịnh, đương nhiên là Tuyết Hồng rất yên lòng. Nếu chưa kết hôn, nàng vẫn là con gái nhà họ Lương, làm thế nào lại chịu cho nhà họ Phương ra tiền trị bịnh? Về phía ba má thì việc tốn kém không thành vấn đề. Nhưng, đối với Tuyết Hồng thì cảm thấy khó chịu, nàng còn mặt mũi nào mà nhận là con cháu nhà họ Lương.
    Bà Vân vẫn còn bảo thủ ý kiến:
    - Nói đến vấn đề này, làm cha như Lương Tùng Linh rất hư đốn. Bởi việc nhà của ông ta khó xử thì chẳng nói làm chi, đàng này tiền bạc nào phải thiếu hụt, nhưng ông không một chút gì lo lắng cho con gái, điều đó thật đáng trách!
    Lão Vân thay lời bạn già đáp:
    - Chắc chắn lão Lương rất khổ sở, chỉ vì ông ta cưới bà sau này lòng dạ rất hẹp hòi, ganh tị, bà bảo lão làm thế nào mà riêng lo cho con gái được chớ?
    - Bất cứ trường hợp nào chăng nữa, đứng về phía phương diện Lương Tùng Linh mà nói, thì ông ta cũng phải chịu trách nhiệm.
    - Điều này... Lão Vân nói đến đây, dường như không tiện nói gì hơn thế nữa. Một phú ông, tánh tình rất khẳng khái, không làm sao binh vực và đi so sánh với một bạn già?
    Phương Trọng Vĩ thấy cha lâm vào thế kẹt bèn giải vây:
    - Má à, đứng về phương diện của hai con mà giảng giải, gia đình mình không lẽ so đo từng ly từng tý với gia đình họ?
    Bà Vân nói rõ lòng mình:
    - Trọng Vĩ, không phải má so đo vấn đề tiền bạc, chỉ vì Lương Tùng Linh khe khắt với vợ con trước, nên má nói vậy thôi.
    Trọng Vĩ vừa nịnh hót mẹ, và chậm rãi trả lời:
    - Lời má rất chí lý. Chỉ vì má thương con và dâu, chớ chẳng phải đi so đo với họ. Từ này con sẽ nguyện tiết kiệm, không đi xe riêng, không mặc âu phục, chẳng lấy lương hướng của công tỵ Dành dụm số tiền đó để trị bịnh cho Tuyết Hồng.
    Nghe con nói thế, vợ chồng Phương Tử Vân rất cảm động, chàng thấy vậy bèn tiếp tục nói:
    - Năm nay vì sao má đồng ý chọn Tuyết Hồng làm con dâu, điều đó chẳng qua vì má thương mà ra. Bây giờ thấy nàng mang bịnh lại thay đổi lòng dạ. Con người ngoài tư lợi còn có tình cảm, không nên quá vì tư lợi mà đánh mất tình cảm. Má! Con chỉ lấy tinh thần khách quan mà nói, chớ không khi nào con dám cho là tánh tình má thay đổi.
    Trọng Vĩ dùng lời rất khéo, khiến bà Vân không còn bực tức nữa. Quả nhiên bà Vân thay đổi nét mặt, bà thở ra.
    - Ý chà! Nào phải má không thương Tuyết Hồng. Nhưng má chỉ còn một mình con là trai, làm mẹ thế nào lại không nghĩ đến hạnh phúc của con cho được?
    - Má vì con mà nghĩ đến hạnh phúc cho con, má cũng nên lo liệu giúp con. Bằng không, nếu Tuyết Hồng rủi có bề nào con sẽ đau khổ suốt đời.
    Bà Vân dường như tự nói cho mình nghe:
    - Điều này... điều này khiến cho lòng má cảm thấy lạ lùng?
    - Má thấy những gì mà gọi là lạ lùng?
    Bà Vân nhìn con tỏ vẻ khó hiểu:
    - Khi ba mày từ Cao Hùng về lúc đề cập đến việc hôn nhân, con cực lực phản đối...
    - Phải rồi, điều đó có lạ lùng gì đâu.
    Bà Vân càng khó hiểu hỏi tiếp:
    - Lại chẳng phải lạ lùng à? Sao đến bây giờ con tỏ ra yêu Tuyết Hồng như điên như dại vậy?
    Trọng Vĩ mặt đỏ bừng suy nghĩ giây lâu nói:
    - Vì lúc đầu con chẳng hiểu nhân phẩm và diện mạo của Tuyết Hồng ra sao. Sau khi con gặp nàng, mới phát hiện ra nàng là một cô gái đẹp đẽ thùy mị.
    Bà Vân khó nín cười:
    - Gần nhau chưa quá một tuần nhật, sao con với nó lại phát sanh cảm tình sâu đậm như vậy?
    Không phải bà Vân cười đùa con, nhưng bà cảm thấy vì hiếu kỳ mà hỏi đó thôi. Trọng Vĩ nghe mẹ hỏi rất khó trả lời, chàng chỉ rụt rè nhè nhẹ "ờ" một tiếng mà thôi.
    Nghe hai mẹ con nói chuyện, lão Vân chỉ hút phì phà thuốc xi gà chớ không ý kiến. Lúc đầu lão nghe nói Tuyết Hồng mang bịnh phổi thì lão rất buồn rầu. Khi nghe con trai yêu chiều, săn sóc duy nhứt có Tuyết Hồng, khiến cho lão cảm động vô cùng. Vì tâm tánh của nam nhân thường rộng rãi. Lão nhận thấy con mình rất tốt, trong quá khứ phản đối việc hôn nhân với Tuyết Hồng, điều đó không thể cho rằng nó sai lầm. Bây giờ biết Tuyết Hồng mang bịnh phổi, lại không chịu duy trì cuộc hôn nhân, điều đó cũng không thể nói là lầm lẫn được. Làm người ở đời phải biết giữ tròn hai chữ tình lý, khách quan mà nhận xét Trọng Vĩ thật là người hiếm có. Do đó, lão đứng về lập trường của con trai mà trách vợ:
    - Lòng người thật là mâu thuẫn. Trong khi Trọng Vĩ nó phản đối việc hôn nhân thì bà hết lòng khuyên nhủ nó, bà không ngớt thổi phồng Tuyết Hồng, khen tặng đủ điều, bà hy vọng cho con nó cưới Tuyết Hồng làm vợ. Bây giờ bà lại nói con sao rất lạ lùng. Thật ra điều đó có chi mà gọi là lạ lùng, Trọng Vĩ nó nói đúng, loài người là động vật có cảm tình, chúng mình không nên vì tư lợi nào đó mà lạnh nhạt.
    Trọng Vĩ rất cảm động và vui mừng. Chàng kêu lên:
    - Ba! Chàng chỉ kêu lên một tiếng, nhưng cổ họng như nghẹn ngào, lòng chàng quá xúc cảm đôi mắt rơi lệ.
    Bà Vân không lưu ý đến con, bà chỉ tìm cách tranh luận với lão.
    - Hứ! Ông lại tỏ ra là người tốt. Lúc đầu tôi thừa nhận có khuyên Trọng Vĩ, còn ông thì sao?
    - Do đó, tôi mới không hề có ý mâu thuẫn. Nếu làm như vậy thì lương tâm mình cảm thấy không yên.
    Bà Vân không thể đáp được gì, nên chỉ thở dài và không quên lo lắng:
    - Ý chà! Nào phải tôi ích kỷ, nhưng... nhưng Đại Vĩ chết, còn Trọng Vĩ là đứa con trai duy nhất cũng như sanh mạng mình. Tôi... tôi không muốn cho nó phải bị truyền nhiễm bịnh lao phổi!
    Lão Vân an ủi:
    - Bà nên an lòng. Trọng Vĩ đã nói rồi đó, tôi tin rằng nó sẽ chữa khỏi bịnh cho vợ nó.
    Trọng Vĩ vừa lau nước mắt vừa an ủi:
    - Má đừng lo buồn, con hứa sẽ lo được, vì chúng con tự tin rằng, tương lai chúng con sẽ lâu dài hạnh phúc, trước khi bịnh vợ con chưa lành, không khi nào con làm gì sơ suất để lụy cho bản thân mình đâu má lo.
    Bà Vân vẫn lo lắng:
    - Chỉ e cho thân Tuyết Hồng quá yếu đuối không thể sinh hoạt hạnh phúc được, rồi mới làm sao đây?
    Tử Vân cười nói:
    - Hơi nào bà lo dữ vậy? Lúc trước sao không nghe bà lo đến vấn đều này?
    Bà Vân trợn mắt trách lão:
    - É! Ông đừng nói kiểu đó nữa. Lúc đầu làm sao tôi biết nói yếu đuối lại thêm bịnh hoạn? Ông đã đến Cao Hùng, dĩ nhiên là ông biết điều này, sao ông không biết nó có bịnh hoạn, bây giờ lại đi trách tôi?
    - Không phải trách bà hồ đồ, theo ý tôi, khi bà thấy được nó, bà chẳng hả lớn miệng ra mà cười sao? Vừa thấy gương mặt trái soan phúc hậu ai trông thấy mà chẳng mến, trách gì Trọng Vĩ khi thấy nó lại chẳng thuận tình.
    Bà Vân trở lại trách mẹ ghẻ Tuyết Hồng:
    - Ý chà! Muôn ngàn lời cũng do một câu, cũng tại con mẹ ghẻ của nó quá ác độc mới sanh ra nông nỗi.
    Trọng Vĩ thấy cha mẹ chỉ nói chuyện không đâu, chàng bèn thưa thật với mẹ:
    - Má à, vấn đều má lo sợ, đêm qua Tuyết Hồng cũng đã nói với con.
    Vợ chồng lão Vân chẳng hẹn cùng hỏi:
    - Tuyết Hồng đã nói lo những gì?
    - Nàng nói, nếu như căn bịnh của nàng quá suy nhược. Nàng tình nguyện cho con tự do tìm vợ khác, nàng tự nguyện đến Sư Đầu sơn cắt tóc làm ni cô...
    Bà Vân thất kinh kêu lên:
    - Ái chà! Sao con nhỏ đó lại có tư tưởng lạ quá vậy cà?
    - Chỉ vì nàng thấy trên bãi biển có rất nhiều cô gái mạnh khỏe chạy nhảy giỡn hớt. Khiến cho nàng cảm thấy thân thể mình bịnh hoạn làm cho sự sinh hoạt của con không khỏi bị đau khổ phần nào. Cũng như nàng rất hối hận việc đến Đài Bắc để gặp con làm chi, mà sanh ra hậu quả như ngày nay.
    Bà Vân tỏ vẻ khó hiểu hỏi:
    - Nó nói như vậy là ý nghĩa làm sao?
    - Theo ý Tuyết Hồng, ba với má yêu thương nàng, con thì đối đãi rất thâm tình, nàng vô cùng cảm kích. Nhưng, cơ thể của nàng rất yếu đuối, chỉ sợ trong tương lai gia đình ta sẽ thất vọng vì nàng. Do đó, lòng nàng cảm thấy khó yên.
    Nghe con nói, bà Vân vô cùng xúc động:
    - Ý chà! Con nhỏ nói rất đáng thương...
    Giọng lão Vân run run:
    - Tuyết Hồng đúng là con nhỏ hiều hậu, nhứt định nói phải là con dâu hiều thục của nhà họ Phương, mình phải ráng cố gặng mà trị bịnh cho nó.
    - Vì vậy, má khỏi lo không cháu nội ẵm bồng. Cũng chẳng phải lo Tuyết Hồng không sanh nở, vì nàng đã sẵn sàng để con cưới vợ khác. Điều đó mình chỉ nghi ngờ vậy thôi, chớ sau khi Tuyết Hồng mạnh lành sẽ sanh con đẻ cái đầy đàn chớ gì?
    Trọng Vĩ nói thế,mục đích của chàng chỉ an ủi mẹ, Phương Tử Vân gật đầu, không còn lo lắng nữa:
    - Được rồi! Hôn lễ sẽ y theo dự định mà cử hành. Chờ kết hôn xong, mình sẽ đưa Tuyết Hồng vào y viện để khám nghiệm tổng quát, xem nó có phải đúng là bịnh lao phổi hay không?
    - Ý định của ba rất hay, con cũng nghĩ như vậy.
    Bà Vân còn tỏ ra gấp rút hơn.
    - Bây giờ nên đưa nó đi khám nghiệm tổng quát mới được.
    Trọng Vĩ cưới lời đáp:
    - Hiện giờ thì không nên. Vạn nhứt khám nhiệm đúng là bịnh phổi, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của Tuyết Hồng. Theo lời bác sĩ Lý, hiện giờ không nên cho bịnh nhân biết. Trước mặt Tuyết Hồng chỉ cho nàng biết là nàng mang chứng cảm mạo. Con muốn làm sao cho Tuyết Hồng luôn luôn được vui vẻ bước vào lễ đường đế kết hôn.
    Bà Vân thấy con mình đối với Tuyết Hồng rất thâm tình vì thương con nên bà phải chiều theo ý con, bà không nói gì thêm nữa. Trong nhà khách trở nên trầm lặng. Tâm trí của mọi người đều nôn nao lo lắng.
    Qua một lúc lâu, Trọng Vĩ lại chậm rãi nói:
    - Má à, nhứt định để cho Tuyết Hồng ngủ tại phòng con. Ngọc Thanh cũng chưa biết Tuyết Hồng mang bịnh phổi, nhưng con không nỡ để cho hai người ngủ chung với nhau, dễ lây bịnh.
    Bà Vâu cau mày hỏi:
    - Nếu con lo sợ cho Ngọc Thanh phải truyền nhiễm bịnh lao phổi, thế là chính con không sợ truyền nhiễm hả?
    - Nếu con bị truyền nhiễm thì cũng đành chịu, chớ không thể cho em con bị truyền nhiễm. Má à! Con chỉ nói thí dụ như thế thôi, chớ tánh cách truyền nhiễm không phải như má quá lo sợ đâu.
    - Đã biết vậy, tại sao con muốn cho Tuyết Hồng ngủ tại phòng con? Theo ý má, Tuyết Hồng không thể làm theo ý con. Lại còn một điều nữa, làm sao nó khỏi hoài nghi về bịnh của nó cho được?
    Phương Tử Vân bèn nghĩ ra biện pháp chiết trung:
    - Nên lắp thêm một giường nữa trong phòng của Ngọc Thanh. Để trong lúc trị bịnh Tuyết Hồng nó đặng khỏe khoắn dễ chịu. Hai đứa không ngủ chung giường, Tuyết Hồng cũng khỏi nghi ngờ, mà Ngọc Thanh cũng khỏi lo sợ nữa.
    Bà Vân gật đầu tán thành:
    - Cách đó có thể được lắm,nên quyết định thực hành đi!
    Trọng Vĩ thấy ba cànhg tính như vậy rất thích hợp. Hiện giờ vấn đề chàng và nàng đã được cha mẹ đồng ý, chàng rời nhà khách đến thăm viếng Tuyết Hồng.
    Bà Vân chờ con trai đi khỏi, bà tỏ ra buồn than thở:
    - Ý chà! Tiểu oan gia, không ngờ nó si tình đến thế.
    - Điều đó bọn già mình nên vui mừng mới phải. Là cha mẹ, ai lại không muốn cho con và dâu hòa thuận nhau?
    - Nhưng đó là...
    Lão Vân cướp lời an ủi:
    - Bà không nên lo lắm, chẳng qua thân thể Tuyết Hồng nó ốm yếu mà thôi. Theo ý tôi nghĩ, nó không phải mang bịnh phổi đâu. Thầy thuốc họ nói có lúc cũng không đúng hẳn.
    - Cũng cầu nguyện trời đất,độ cho được như vậy.
    - Hôm nay tôi mới biết được tánh tình nhân ái hiền lương của Trọng Vĩ. Nó yêu Tuyết Hồng đã vượt ngoài tình yêu thông thường. Nó không phải yêu sắc đẹp của Tuyết Hồng, mà thương yêu hoàn cảnh của vợ nó nhiều hơn. Một người không nghĩ đến mình mà nghĩ đến nhiều người khác thật hiếm có. So với Đại Vĩ thì nó hơn thập bội. Nếu Đại Vĩ có lương tâm nhân từ như Trọng Vĩ, biết xét đến vị hôn thê của mình bị ngược đãi, chẳng những nó không cự tuyệt sự hôn nhân, mà còn quyết liệt cưới nhanh hơn nữa. Như thế, chắc chắn nó không bị tai nạn xe mà chết thảm.
    - Đại Vĩ là người không tốt đã đành, nhưng Trọng Vĩ nó lại quá si tình với phái nữ, cũng là một khuyết điểm lớn.
    - Điều đó có gì gọi là khuyết điểm?
    - Ông không nghe vừa rồi nó đã nói đó sao?
    - Nó đã nói những gì?
    Bà Vân lắc đầu lo lắng:
    - Nó đã nói, nếu Tuyết Hồng có điều gì bất hạnh, thì nó sẽ chịu đau khổ suốt đời. Ông là cha của nó, ông cũng chịu phần lớn trách nhiêm về nó!
    - Nếu không dời ngày kết hôn của bọn chúng nó, bọn già này lại có trách nhiệm gì?
    - É! Giới thiệu Tuyết Hồng cho Trọng Vĩ, không phải chủ ý của ông à? Nếu ông chẳng cương quyết, thì Trọng Vĩ nó cũng có bạn gái họ Trương, bất cứ con đó hư hay nên, tốt hay xấu, làm cha mẹ cũng chẳng có quan hệ gì.
    Với giọng trách cứ vợ, lão Vân nói:
    - Bà nói thế thì cũng như bà chẳng có trách nhiệm gì cả. Tuyết Hồng có thật là bịnh phổi chăng nữa, bà cũng không nên nói ra những lời vô ý thức như thế đó. Bịnh phổi không phải là tuyệt chứng, nếu mình tìm thầy trị gấp thì đâu đến nỗi nào. Chúng mình hy vọng sao cho vợ chồng nó thương yêu nhau đầy đủ, nếu nó giống như Đại Vĩ rong chơi theo đàng điếm bên ngoài, chuyện đó mới là nguy hiểm chớ.
    Bà Vân gật đầu, không còn ý kiến phản đối chồng nữa. Lão Vân hít một hơi xì gà bèn hỏi:
    - Còn Ngọc Thanh đi đâu rồi?
    - Nó đi chơi nhà bạn học. Ý chà! Con gái đời bây giờ ở nhà không làm gì cả. Từ ngày Đại Vĩ bị tai nạn xe, tôi không ưng cho nó rong chơi như lúc trước. Nhiều ngày rồi, nhốt nó mãi trong nhà, nên hôm nay nó hỏi để đi chơi nhà bạn học đó chớ.
    Lão Vân cười nói:
    - Thần kinh của bà rất suy nhược, kể từ ngày Đại Vĩ tai nạn đến nay, sao bà lại giam lỏng con gái trong nhà? Hiện giờ là kỳ nghỉ hè, bà phải cho nó đi chơi thong thả chớ. Mai này nhập học, bà cũng cấm nó cắp sách đến trường nữa sao.
    - Đi học thì chẳng nói làm chị Không cho nó đi ra ngoài chơi, để nó ở nhà được an toàn hơn. Trước đây hai mươi năm, cả tháng chẳng nghe một lần tai nạn xe cộ, ngày nay, mỗi ngày đều nghe tai nạn xe chết người liền liền. Điều đó thật đáng sợ!
    - Hai mươi năm trước, nhân khẩu trong bản tính chỉ có bốn, năm trăm vạn. Ngày nay dân số gia tăng trên một ngàn ba trăm vạn. Hay nói cách khác, hai mươi năm trước, lâu lắm mới gặp một chiếc xe hơi. Hiện giờ xe cộ nối đuôi nhau như cá lôi trong ao. Đời càng tiến bộ thì tai nạn càng gia tăng. Căn cứ theo tin báo chí, ngày lễ noel hồi năm qua, tại Mỹ Quốc, con số người tử nạn xe lên đến trên bảy trăm người. Bà nghĩ thử có đáng kinh sợ không?
    - Theo ý tôi, con người ngày nay không được bảm đảm an toàn như lúc trước.
    - Nhưng tình hình sinh hoạt tại Đài Loan, so với các nơi trên thế giới còn an toàn hơn nhiều. Ngoài chiến tranh Việt Nam ra, tại hòn ngọc Hương Cảng, hàng ngày cũng bị khủng bố, liệng lựu đạn, đặt bom liên miên, khiến cho du khách đến đâh cũng phải rởn tóc gáy.
    - Nếu thế thì Đài Loan an toàn hơn các nơi khác nhiều.
    Lão Vân bỗng nhiên đăm lo hiện ra trên nét mặt:
    - Nè! Ngọc Thanh nó đi chơi nhà bạn học, mà bạn học trai hay gái vậy?
    - Tôi nào có biết đâu?
    - Trước khi nó đi, bà cũng nên hỏi nó chớ. Tuổi còn trẻ hay đi đến vũ trường, xem điện ảnh. Bằng nó giao thiệp với bọn du đãng thì hậu quả khó lường được.
    - Đã là bạn học thì đâu phải là phường du đãng. Tuy Ngọc Thanh tuổi còn trẻ, nhưng việc đời nó cũng khá biết chớ!
    - Nó còn con nít làm sao hiểu rõ việc đời, nó không thể soi thấu những tâm trạng của người khác.
    Nói đến đây, bỗng nhiên A Bội vội vã đi vào thưa:
    - Thưa ông bà, cơm trưa đã dọn xong.
    Bà Vân như nhớ ra hỏi:
    - A Bội, con có làm cơm riêng cho mợ dâu mới không?
    - Dạ, con đã làm xong, chỉ chờ mợ mới dùng mà thôi.
    Bà Vân vừa đi xuống nhà bếp với lão, vừa căn dặn:
    - A Bội! Sau khi dùng cơm xong, con hãy dọn một chiếc giường một người nằm trong phòng của cô tự Vì mợ dâu mới có bịnh, để một mình nằm một giường cho khỏe khoắn.
    - Dạ, chờ dùng cơm xong con sẽ làm theo ý bà.
    - Con hãy đi mời cậu đến dùng cơm luôn thể.
    A Bội vâng dạ, vội vàng đi ra. Trong khi đó Phương Trọng Vĩ đến bên giường Tuyết Hồng êm dịu:
    - Tuyết Hồng! Em thấy trong mình có đỡ nhiều chưa?
    Tuyết Hồng trở mình ra, nhìn chàng mỉm cười:
    - Từ khi chích thuốc đến giờ, em cảm thấy đỡ nhiều rồi.
    Trọng Vĩ rời trán nàng, tỏ vẻ vui mừng:
    - Nhiệt độ đã giảm nhiều, thuốc hay quá. A Bội có săn sóc cho em uống thuốc không?
    - Sau khi dùng cơm sẽ uống thuốc. Em chưa dùng cơm mà. A Bội nói, chờ giây lát sẽ đem cơm vào.
    Trọng Vĩ dự định rời khỏi phòng, nói:
    - Hiện giờ em thấy đói không? Anh sẽ gọi A Bội đem cơm đến gấp?
    - Anh đừng lo lắm. Em không muốn ăn cơm.
    Trọng Vĩ trở lại ngồi xuống mép giường nói:
    - Sáng nay em chỉ uống có một ly sữa. Bây giờ đã mười hai giờ rồi, sao lại không muốn ăn cơm?
    Tuyết Hồng nhíu đôi mày, nhìn chàng gượng cười!
    - Bao tử của em sao nó rất lạ, dường như nó muốn ngừng hoạt động, không hề biết đói chút nào.
    Trọng Vĩ như tự thấy mình có khuyết điểm, chàng nhỏ giọng:
    - Tối đêm qua lẽ thì chẳng nên dùng cơm Tây. Điều đó cũng bởi anh không biết cơ thể em mà ra, lại cứ khuyên em dùng thêm. Cơ thể yếu đuối chẳng nên ăn mới phải.
    - Nào phải tại anh, chẳng qua lòng tốt của anh mà ra. Anh đừng rầu buồn nữa, nghỉ ngơi ít hôm sẽ khỏi chớ gì.
    - Hiện giờ trong bụng em có biến chứng ra sao?
    - Khá hơn đêm qua một chút.
    Trọng Vĩ khó dằn sự thương cảm, bèn dùng bàn tay mà thoa bóp bụng nàng, Tuyết Hồng xô tay tay chàng ra, đôi má nàng ửng hồng nói khẽ:
    - Đừng anh à!
    - Bụng em chẳng khỏe để anh thoa bóp cho chớ gì mà ngại?
    Đêm qua chàng và nàng chung gối chung giường nàng chẳng hề ngại ngùng. Bây giờ không hiểu sao nàng lại khó chịu? Tuyết Hồng hướng vào cửa phòng chép miệng nói khẽ:
    - Ngày nay không phải như ở tại Phước Long có người sẽ đến phòng bất tử. Để người nhà trông thấy thì không hay cho lắm.
    Trọng Vĩ vừa cười vừa nói:
    - Điều đó có hề gì? Người nhà ai chẳng biết chúng mình là một đôi vợ chồng.
    - Chừng nào hôn lễ cử hành, anh yêu em như thế nào chăng nữa, người ta cũng nhạo cười.
    - Vợ chồng yêu nhau, ai lại cười nhạo nỗi gì?
    Tuyết Hồng nhoẻn miệng cười, sau đó nàng thở dài. Trọng Vĩ vẻ hờn dỗi:
    - Em chẳng đã khuyên anh đừng buồn rầu, tại sao em lại than vắn thở dài vậy?
    Tuyết Hồng trầm ngâm giây lát, nhỏ giọng:
    - Này! Vừa rồi anh đưa bác sĩ Lý ra cửa, bác sĩ có nói gì với anh không?
    Tim Trọng Vĩ đập liên hồi, nhưng chàng cố ý trấn tĩnh:
    - Đưa ông ta ra về, chớ có nói gì đâu.
    Đôi mắt nàng nhìn trân vào mặt chàng:
    - Thật vậy hả?
    - Anh dối em làm gì?
    Tuyết Hồng cắn chặt môi, dường như nàng lo lắng lung lắm, tự nói với mình:
    - Không biết em phải mang bịnh phổi không?
    Lòng chàng rất bồi hồi, nhưng trên nét mặt tỏ ra bình tĩnh:
    - Không phải thế đâu. Em đừng tư tưởng rối loạn.
    - Trong những ngày qua, bác sĩ Cao Hùng nói phổi em yếu lắm. Hiện giời bác sĩ Lý cũng nói phổi em yếu. Đủ thấy em có bịnh phổi rồi, nếu không phải sao hai bác sĩ thảy điều nói như nhau.
    - Chưa rọi quang tuyến X làm sao mà dám đoán chắc. Bọn họ thấy ngực của em lép nên nghi vậy thôi.
    - Em lại mang thêm chứng bần quyết nữa.
    Nàng liếc sang chàng, sắc mặt rất u buồn. Một cô gái ngực lép là điều đáng buồn phiền. Chàng vẫn an ủi:
    - Chứng bần huyết chẳng hề gì, ăn nhiều chất bổ và uống thuốc bổ thì chứng ấy khỏi ngay.
    Giọng nàng ngập ngừng:
    - Em nghĩ... em nghĩ...
    - Em nghĩ gì? Điều cần nhất là không nên nghĩ suy những điều không tốt trong lòng.
    Nàng rất buồn, nên phải nói rõ:
    - Vừa rồi má nghe bác sĩ nói, em nghĩ má nhứt định không vui vẻ.
    Trọng Vĩ biết nàng nói gì rồi, nhưng chàng giả vờ không biết hỏi:
    - Má nghe bác sĩ nói gì mà không đặng vui vẻ:
    Mặt nàng lộ vẻ buồn thảm, khẽ đáp:
    - Sắp cưới con dâu mang bịnh phổi, lại thêm bịnh bần huyết, mẹ chồng làm sao vui vẻ cho được?
    Theo tâm trạng má chàng đúng như vậy, nhưng Trọng Vĩ bao giờ chịu thừa nhận, chàng phủ nhận:
    - Tuyết Hồng! Đừng lo lắm! Má tuyệt đối không bao giờ có ý đó.
    - Vậy má đã nói với anh những gì?
    Trọng nghĩ suy nghĩ giây lát, chàng cố ý đem tình cảm giữa mẹ chồng với nàng dâu mà khuyên nhủ:
    - Tâm lý của má rất lo lắng. Ý định sau khi chúng ta kết hôn, sẽ đem em đến bịnh viện khám nghiệm tổng quát. Dầu tốn hao bao nhiêu cũng không ngại, miễn là em được mạnh lành.
    Đôi mắt Tuyết Hồng chớp lia với hai giòng lệ lăn dài theo má. Trọng Vĩ cả kinh, vừa lau nước mắt vừa hỏi:
    - Tuyết Hồng! Em làm sao vậy?
    - Má đối xử với em rất tốt, em vô cùng cảm động.
    - Điều đó chẳng lạ gì, hễ là thương con thì phải thương dâu, đó là lẽ thường.
    Nàng nguýt chàng, giọng hờn dỗi:
    - Nè! Anh đừng có nói kiểu đó, má nghe được sẽ giận cho mà coi.
    Trọng Vĩ rùn vai cười, Tuyết Hồng cũng nhướng cao đôi mày mà cười gượng theo chàng.

Xem Tiếp Chương 12Xem Tiếp Chương 20 (Kết Thúc)

Cánh Hoa Cô Lẻ
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Xem Tập 6
  » Xem Tập 7
  » Xem Tập 8
  » Xem Tập 9
  » Xem Tập 10
  » Đang Xem Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
  » Xem Tiếp Tập 13
  » Xem Tiếp Tập 14
  » Xem Tiếp Tập 15
  » Xem Tiếp Tập 16
  » Xem Tiếp Tập 17
  » Xem Tiếp Tập 18
  » Xem Tiếp Tập 19
  » Xem Tiếp Tập 20
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Mùa Thu Lá Bay
» Ái Quả Tình Hoa