Chu Chỉ Nhược muốn nói "Em yêu anh", nhưng cổ cô bị ngọn lửa nào đốt cháy. Nước mắt cô dàn dụa trên khuôn mặt xinh đẹp. Nước mắt cô làm xao xuyến Đoàn Dự cù lẫn. Bấy giờ, Đoàn Dự thật sự trở về chiến khu cù lần cuả cậu. Tâm hồn Đoàn Dự nao nao. Cậu chợt hối tiếc cậu đã cách mạng sự cù lần. Than ôi, cù lần vẫn hơn cách mạng. Cù lần có niềm rung động chân thành và tuyệt đỉnh. Cách mạng chỉ có kiêu ngạo và giả dối. Thà làm cậu trai cù lần hơn làm thi sĩ cách mạng. Chu Chỉ Nhược nghẹn ngào. Cô xoay người và bước ra sân. Cô không mua được thuốc nhức đầu EYA. Đoàn Dự nhìn theo Chu Chỉ Nhược. Cậu cảm thấy mất mát một thứ gì quý báu. Cậu đứng bất động. Trước mắt cậu, giòng sông hối hận dâng cao. Đưa từ đâu tới, tiếng hát của Anh Ngọc sót sa: Ừ, thôi em về, Chiều mưa giông tới, Bây giờ anh vui, Hai bàn tay đói. Bây giờ anh vui, Hai bàn chân mỏi, Thời gian nơi đây...
Đoàn Dự chớp mắt. Rồi cậu chạy vọt lên phòng. Làm thơ siêu hình. Bởi tóc cậu còn lởm chởm.
Cuộc hội thảo dưới gốc khế, chiều nay, thật buồn tẻ. Đó là cuộc hội thảo bất đắc dĩ. Khuôn mặt các hội thảo viên ỉu xìu, mốc thếch y hệt bìa những tác phẩm văn chương của những tác giả lớn Việt Nam nằm phơi thỗn thện trên vỉa hè chịu đựng mưa nắng thử thách trước khi vaò văn học sử. Cô Hoàng Dung không chiếm được thế thượng phong. Cô Chu Chỉ Nhược khôn lỏi, tưởng "ta về ta tắm ao ta " thì được tắm liền. Nhưng ao ta rào kín giây thép gai. Chu Chỉ Nhược bị nhức đầu chẳng thể mua nổi thuốc EYA bằng đồng tiền tim.Hai cô định mỗi người, mua một trái sầu riêng ăn cho vợi nỗi sầu. Còn các cô Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh vẫn loay hoay tìm hiểu thân thế và sự nghiệp thi sĩ Thai Đề. Hội thảo chiêù nay thiếu bài thuyết trình. Các cô thở dài thườn thượt, Quanh cảnh "hội trường" trông rất tiêu điều, buồn bã.Như một buổi chiều mưa quận lỵ, người lữ khách nằm ở gác trọ, mắt nhìn muôn ngàn sợi nước đan lưới không gian, tai nghe loài côn trùng mở hội vấn đáp nhấp nheng sầu thảm. Bọn nhấp nheng 1 chia phe đực, cái. Bên đực nhấp miệng, nhấp rền rĩ, nhấp liên hồi. Lâu lâu, bên cái mới nheng một tiếng ảo não.
Cô Hoàng Dung hỏi một câu lãng nhách:
- Làm gì bây giờ ?
Chu Chỉ Nhược nhún vai:
- Biết làm gì ?
Hân Ly ngó lên gác, "phòng văn" hay "lầu thơ" của thi sĩ Đoàn Dự, thắc mắc :
- Anh Đoàn Dự đi đâu ấy nhỉ ?
Chu Chỉ Nhược bĩu môi :
- Anh ấy đi đâu ăn nhằm chi tới mày !
Hân Ly gân cổ :
- Ăn nhằm chứ bô. Tao muốn hỏi thăm anh ấy về thi sĩ Thai Đề.
Vương Ngọc Yến sáng rực đôi mắt:
- Ý kiến hay.
Triệu Minh gật gù khoái chí :
- Làm một cuộc hội thảo về thi sĩ Thai Đề chăng ?
Hoàng Dung lắt đâù:
- Vô ích.
Cô nói thêm:
- Và đừng hòng. Thai Đề đâu phải là Elvis Đậu, là Tony Mửng.
Chu Chỉ Nhược đứng ngoài vòng đua chinh phục Thai Đề nên cô rửng rưng và có quyền nhạo báng Thai Đề. Cô rít qua kẽ răng :
- Vậy Thai Đề là con giáp thứ mấy trong mười con giáp ?
Hoàng Dung tự ái nặng. Làm như Thai Đề đã cảm tình nặng nề với cô ấy. Cô ca ngợi Thai Đề :
- Đó là thi sĩ hàng đầu, là người đang trên đường đi vào văn học sử. Chàng đi xe xích lô máy rôì đi xe ôm chứ không thèm đi xe hơi. Vì chàng bảo vinh dự chỉ rực rỡ khi một người đi xe ôm vaò văn học sử. Thơ của Thai Đề hừng hực lửa. Lửa trong thơ chàm mạnh hơn lửa hàn xì khí đá. Mỗi lời thơ là một cục long não đủ giết chết hàng trăm con gián...
Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh há hốc miệng kinh ngạc. Hoàng Dung thao thao phịa :
- Nếu ai bịt răng vàng, gắn răng vàng mà đọc thơ Thai Đề, lập tức răng vàng sẽ bung khỏi hàm răng. Thơ chàng có sức mạnh của giông bão...
Hoàng Dung phịa mà cô tưởng thật, cô đang đóng vai ngự sử văn học, túm cổ thi sĩ Thai Đề đặt lên ngôi thần tượng thi ca.
- Thai Đề ngâm thơ, cỏ cây cúi rạp, chim muông câm tiếng hót và côn trùng chết hết.
Hân Ly cắt ngang:
- Sao mày biết ?
Hoàng Dung hãnh diện:
- Nhờ tao có ông anh là thi sĩ Đoàn Dự.
Chu Chỉ Nhược xía vô:
- Đoàn Dự là thiên tài ở ẩn !
Hoàng Dung gật đầu :
- Đúng vậy. Ống ấy dấu tài chúng ta, dấu taì cả loài người. Tao đã điều tra và hiểu rằng anh tao từng tham dự những cuộc họp văn nghệ quan trọng. Anh tao đã lên tiếng trước ba ngàn nghệ sĩ quốc tế, quốc nội về trường thơ siêu hình, bí hiểm. Những đại văn haò ở đây là đồ bỏ. Thai Đề vĩ đại hơn Đoàn Dự vì Thai Đề là sư phụ của Đoàn Dự.
Chu Chỉ Nhược báo cáo :
- Anh Đoàn Dự đã tiết lộ bí mật với tao. Anh ấy bảo, sở dĩ, anh ấy giả vờ cù lần để sửa xe, sưả quạt, sửa ti vi, tủ lạnh cho bọn mình là anh ấy dấn thân. Còn giả vờ cạo trọc đầu là anh ấy viễn mơ. Khi dấn thân và viễn mơ là bất lực, nghiã là không đẩy cái xe vận tải thi ca lến dốc nổi, anh ấy bèn cách mạng. Anh ấy đã mắng mỏ tao, xua đuổi tao khiến tao khóc hết nước mắt.
Chu Chỉ Nhược thừa thắng xông lên:
- Cuốc cùng anh ấy khuyên tao nên bảo chúng mày giải tán môn phái Nghịch Nữ kẻo anh ấy sẽ dùng thơ phá nát.
Hoàng Dung tán thành ngay:
- Giải tán gấp.
Thế là môn phái Nghịch Nữ bị xoá tên trên chốn giang hồ. Các cô Vương Ngọc Yến, Triệu Minh, Hân Ly không phản đôi vì các cô đã thầm muốn giải tán từ hôm Thai Đề, hoàng tử da chó, xuất hiện. Bây giờ, đến lượt tự thú. Cô Hoàng Dung dơ tay trước :
- Thú thật tao đã mê Thai Đề.
Cô thanh minh liền :
- Tao mê thơ cuảa Thai Đề thôi. Tao chiếm thế thượng phong nhờ anh Dự. Ảnh đọc thơ Thai Đề cho tao nghe.
Cô Hân Ly nguýt bạn một cái daì ba cây số rưỡi :
- Mày khôn vặt, bộ mày tưởng tao không mê thơ Thai Đề à ?
Cô Vương Ngọc Yến dậm chân:
- Tao cũng mê, chứ bộ.
Cô Triệu Minh thỏ thẻ :
- Cả tao nữa
Cô Chu Chỉ Nhược cười khẩy:
- Riêng tao, tao không mê nổi Thai Đề. Tao chỉ mê mỗi anh Đoàn Dự. Bốn đứa chúng mày cùng mê Thai Đề một lượt, như vây là mê... cộng đồng. Tình yêu chỉ có song phương chứ không có ngũ phương. Thi sĩ Thai Đề hiện đang làm hàng triệu trái tim thiếu nữ rung động vì thơ của chàng. Muốn mê chàng, phải thuộc thơ chàng cái đã. Phải tìm đọc những tạp chí được phép đăng thơ chàng rồi cắt dán vaò vở và học thuộc lòng. Trước đó, phảI thay phiên làm quen chàng, ai làm quen trước ai làm làm quen sau đây ? À, ta nên "Oản tù tì ". Chú ý : "Tay trắng tay đen" vòng loại !
Chu Chỉ Nhược đương nhiên chiếm chức trọng tài. Một cuộc tranh đua diễn ra sôi nổi, ăn gian từng tí. Kết quả bị hủy bỏ lu bù. Trọn buổi chiều, dưới gốc cây khế, vẫn chưa biết ai giành nổi vai trò tiên phong.
Lúc ấy, trên căn gác hẹp mái tôn nóng hực ở hẻm Hoàng Hôn, Elvis Đậu cởi trần, mặc mỗi chiếc quần xà lỏn, nằm gối đầu lên cuốn tự điển Pháp Việt, vắt tay ngang trán, suy nghĩ rất gay gắt thơ và thế đứng của mình giữa xã hội con gái. Nếu căn gác là cái lò bánh mì thì Elvis Đậu là cái bánh mì. Bánh mì Elvis Đậu toát mồ hôi. Tuy nhiên, Elvis Đậu vẫn kiên nhẫn chiến đấu với nắng lửa. Con người luôn luôn chiến thắng thiên nhiên. Vả lại, thiên tài là gì ? Thiên taì là sự kiên nhẫn không ngừng. Vậy kiên nhẫn chịu đựng nóng cũng sẽ thành thiên tài. Thế giới đã có vô địch hôn lâu, vô địch thức lâu, vô địch ngủ lâu, sẽ có vô địch chịu nắng. Elvis Đậu chịu nắng để suy nghĩ về câu nói đã tâm sự với Đoàn Dự : "Làm thơ hay cũng khó lòng mà tán nổi con gái." Elvis Đậu cho rằng mình đã lầm. Vì thơ hay của Elvis Đậu đã có một con gái naò đọc đâu. Elvis Đậu hèn... xét lại toàn bộ tư tưởng. Và cậu thấy môi trường tán gái rất cần thiết. Nghĩa là tuần báo, tạp chí để đăng thơ của cậu. Elvis Đậu vùng dậy. Cậu ngâm nga:
Tình người sao lắm bon chen
Tình mình nhất định đậu đen nấu đường
Cậu nghiến răng, độc thoại :
- Đậu đen nấu đường đã gây ngộ nhận tai hại. Người ta ngỡ mình yêu em bán chè đậu đen.
Elvis Đậu lẩm bẩm:
Tình người hẹn chỗ bán than
Tình mình hẹn ở Givral, Cái Chùa 2
Cậu thêm:
Tình người hẹn quán chú Ba
Tình mình hẹn ở Brodard, trên lầu
Nhà thơ lục bát dân tộc Elvis Đậu đã đưa Givral, La Pagode, Brodard vaò thơ dân tộc. Đó là một thay đổi tư tưởng. Cảm khái, cậu mần một baì thơ bẩy chữ:
Này em, anh sắp tậu Falcon
Để đón em đi đớp cháo lòng
Em biết con đường Hồng Thập Tư.
Olympic đó, rạp Kim Chung
Từ đấy nhìn sang những cửa hàng
Tiết canh thịt vịt và dồi tràng
Cả xôi gà nữ em yêu ạ
Ngon là cổ hũ, bùi lạc rang
Nhưng nhớ khi về lục thuốc tiêu
Ít ra cũng phải uống hai liều
Kẻo đêm Taò Tháo vung Colt đuổi
Đạn nổ đi đòm vỡ mộng yêu
Elvis Đậu sung sướng khôn tả. Cậu lục giấy bút, ngôì cong lưng sáng tác. Chiều suống cậu không thèm biết. Ngày tàn cậu chẳng thèm hay. Em cậu gọi cậu ăn cơm, cậu la lối um xùm. Xê ra cho tao làm thơ. Thơ là đời sống của tao, tao cóc cần cơm gạo. Và Elvis Đậu sáng tác trắng một đêm. Chỉ có hai hạng người thức trắng đêm : Hạng đánh bạc và hạng mầm non thi sĩ. Họ thức đêm rất taì. Thức không mệt. Những anh khác nói thức trắng đêm viết thư cho người yêu hay là nhớ người yêu đều tầm phào, khoác lác. Rạng đông hôm sau, Elvis Đậu chép thơ mình nắn nót, tìm phong bì bỏ vô rôì dán kín. Cậu cưỡi Honda tới quán cà phê uống một ly đen không đường để dưỡng sức và chờ Bưu Điện mở cửa. Elvis Đậu đã đóng góp một khoản tiền cho nền Viễn Thông Việt Nam. Cậu tốn khá tem gửi thư đến các tòa soạn tuần báo, tạp chí.
Ở Bưu Điện về, tâm hồn Elvis Đậu thơ thới, hân hoan.
Đoàn Dự mò mẫm tới khi Elvis Đậu vừa ngủ được mười lăm phút. Elvis Đậu định ngủ hai tiếng lấy lại phong độ rôì thức dậy làm thơ nữa. Thì bị Đoàn Dự lôi cổ dậy. Elvis Đậu khó khăn lắm mới mở mắt nổi. Cậu năm ngửa, ngoác miệng chẳng thi sĩ tí nào. Thi sĩ Elvis Đậu thều thào giống anh ghiền đói thuốc :
- Có...chuyện... chi... đó
Đoàn Dự phát vào bụng Elvis Đậu một cái âu yếm khẽ:
- Nguy hiểm.
Elvis Đậu co chân thẳng lên trẫn nhà, rướn sức, vụt ngồi thẳng. Cậu kinh ngạc tột độ :
- Nguy hiểm cấp mấy ?
- Cấp một
- Nói lẹ xem nào.
- Nghịch Nữ đang đi điều tra lý lịch của cậu !
- Cậu có khai không ?
- Tớ dấu kỹ.
- Chắc chứ ?
- Chắc.
- Họ không biết tớ là Elvis Đậu, hả ?
- Đến Tết mới biết. Nhưng...
- Nhưng sao ?
- Tớ trót dại ba hoa về cậu. Tớ suy tôn cậu là đại thi hào, là sư phụ của tớ. Riêng tớ, tớ khoác lác hạ sát ván bọn văn nghệ đàn anh, đàn thầu ở đây, hôm nay...
- Họ chửi um lên à ?
- Không.
- Vậy thì nguy hiểm chỗ mô ?
- Nguy hiểm ở chỗ bọn Nghịch Nữ phục cậu và tớ sát đất.
- Thì cứ để họ phục.
- Bọn nó nhao nhao đi tìm mua các tuần báo, tạp chí lớn đọc thơ cuả chúng ta.
- Tớ đã gửi thơ đăng rồi.
- Còn tớ ?
- Cậu cũng nên gửi đi. Chúng ta phải hoạt động mạnh.
Elvis Đậu, tự nhiên, run lên. Đoàn Dự hỏi:
- Cậu sợ hãi à ?
Elvis Đậu đáp, hai hàm răng đánh nhịp lộp cộp:
- Tớ sung sướng quá, Đoàn Dự ơi ! Không ngờ tớ thay đổi toàn bộ tư tưởng lại hên đến thế. Đoàn lão đệ, thơ hay dư khả năng tán gái.
Đoàn Dự dè dặt :
- Cậu nói, tớ tin cậu lắm song tớ đi xa hơn sự khoác lác là đe dọa xuất bản giai phẩm và thi phẩm.
Elvis Đậu quả quyết :
- Thì ta xuất bản.
Đoàn Dự phân vân:
- Tơ vẫn ngại bọn nó giăng bẫy.
Elvis Đậu vỗ vai Đoàn Dự:
- Cậu nghi ngờ quá nhiều. Thi sĩ không biết nghi ngờ. Thi sĩ chỉ biết tin yêu. Rồi cậu xem cả nước sẽ hâm mộ thi tài của chúng ta. Khi đã lừng danh, chúng ta sẽ ra đủ các thứ tuyên ngôn chống đôí, nhân danh thi sĩ. Chúng ta sẽ đòi hỏi đủ các thứ quyền lợi, kể cả quyền lợi của con người khơi khơi sử sụng công lộ, bất chấp luật đi đường. Chúng ta sẽ đòi hỏi tự do xả rác, tự do phóng uế, tự do lái xe ẩu, tự do phun khói, tư do ăn quỵt, tự do chọc chó cho nó sủa ầm phố vaò lúc mười giờ rưỡi đêm. Vân vân... Tại sao ta được phép chống đối ? Vì chúng ta là thi sĩ, là kẻ thừa sai của Thượng đế, là đấng tiên tri. Chúng ta hãy nổi loạn vô duyên cớ.
Đoàn Dự thắc mắc :
- Nhỡ vào tù thì khốn.
Elvis Đậu say sưa :
- Sức mấy mà vào tù ! Văn nghệ sĩ sẽ bênh vức chúng ta, sẽ đánh điện lên hoả tinh.
Thi sĩ Đoàn Dự lo:
- Thôi, tớ chỉ chống me dầm, cóc xanh, thịt bò khô, sữ nguội và đòi hỏi quyền lợi... vệ sinh nhi đồng. Tớ tự do con nít, cậu ạ !
Thi sĩ Elvis Đậu cáu:
- Cậu hèn nhát. Kẻ sĩ phải "uy vũ bất năng khuất". Ha ha, "Bút tôi ai cướp mất rồi, tôi sẽ dùng dao khắc văn lên đá".
Thi sĩ Đoàn Dự tặt lưỡi :
- Mất công lắm. Đưá naò cướp bút ta, ta mua cái khác. Mí lỵ, đọc báo tớ thấy có ông nhà văn nọ ký kiến nghị chống đối loạn châu chấu, bị đuổi sở, ông nhà văn mặt xanh như taì lá, cầu cứu một trăm nhà văn xin sở lại giùm. Thế thì đừng chống đối cho nó đẹp. Ta cứ làm văn nghệ tán gái là yên ổn và chân thật. Chân thật là khôn vàng thước ngọc vĩnh cữu cuả nghệ thuật. Mình làm văn nghệ tán gái mà nói phét chống đối, phản kháng thì nó kỳ thấy mồ. Ta nên chống me dầm, cóc xanh thôi. Đồng ý ? Tớ sợ ăn cơM tù sụt ký lô.
Thi sĩ Elvis Đậu phá ra cười :
- Cậu cũng khôn ra phết. Chúng ta giả vờ chống đối để lấy tiếng thi sĩ tiến bộ thôi. Bộ ngu hay sao mà chống đối thật.
Hai nhà thơ chưa hề có thơ đăng báo thông cảm nhau rtăm phần trăm. Elvis Đậu đã tỉnh như sáo sậu. Cậu tuyên bố giải tán các trường thơ - thực ra là cái giai đoạn - lục bát dân tộc, triết lý, siêu hình. Cậu trở về nguyên vẹn một thi sĩ cuả tình yêu. Tình yêu muôn năm. Ngàn năm trước, các thi sĩ đã ca ngợi tình yêu. Ngàn năm sau, các thi sĩ còn ngợi ca tình yêu. Và, hôm nay, hai thi sĩ Elvis Đậu, Đoàn Dự đang say sưa ca ngợi tình yêu. Họ có thành công ? Đón coi hồi sau sẽ rõ.
Môn phái Nghịch Nữ hoàn toàn tan rã. Gốc cây khế trở nên buồn hiu hắt.Vì không còn hội thảo nữa. Lá vàng tự do rơi. Hoa khế tự do rơi. Trái khế tự do rơi. Chim sẻ tự do đùa nghịch. Gốc khế buồn hiu cơ hồ những hội trường đã bị người ta rủ nhau tới hội thảo kế hoạch hoá gia đình rôì người ta quên béng sau nhiều ngày ồn aò cãi cọ ấm a ấm ớ. Hoạt cảnh "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Nó bảo nhau rằng ấy ái uông" đã chấm dứt. Cái "mốt " hội thảo đã bị "đề mốt đê". Cuộc sống thoải mái vô cùng. Sống là để thụ hưởng hạnh phúc, không bao giờ là để hội thảo lãng nhách. Bây giờ, hai cô Hoàng Dung và Chu Chỉ Nhược thân thiết hơn xưa. Chu Chỉ Nhược o bế Hoàng Dung, hy vọng Hoàng Dung lời ra tiếng vaò sẽ khiến Đoàn Dự... xét lại, đừng ghét bỏ cô mà tội nghiệp. Các cô Hân Ly, Triệu Minh, Vương Ngọc Yến coi bộ yếu sức trong cuộc chạy đua chinh phục Thai Đề.
Con chim một lần suýt chết vì mũi tên đâm ra sợ hãi cành cây cong. Thi sĩ Đoàn Dự đã bị làm chìa khoá mở kho cười vô tận đâm ra dè dặt với những giọt nước mắt của cô Chu Chỉ Nhược. Với Đoàn Dự, môn phái Nghịch Nữ vẫn cò tung hoành khắtp chốn giang hồ. Và cậu nghĩ rằng phái Nghịch Nữ chỉ câm tiếng cười, đứng nghiêm, kính cẩn nhìn cậu đi qua khi thơ cậu xuất hiện trên thi đàn. Và ba hoa con chích chòe cũng lợi chứ bộ. Mình ngại mang tiếng khoác lác, sẽ gồng mình đạt bằng được những điều mình chọc thiên hạ. Đoàn Dự muốn, ngày nào đó, Chu Chỉ Nhược sẽ ôm thơ cuảa cậu giữa ngực, quỳ xuống tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ và mắc bệnh thường hàn do niêm` tương tư cậu. Chu Chỉ Nhược sẽ lạy cậu ngàn lạy xin đoái hoài cô và rên rỉ "xin hãy yêu em". Và Đoàn Dự sẽ vên vang: "Ừa, anh yêu em ". Cậu đâu hiểu, khỏi cần khoác cái nhãn hiệu thi sĩ, khỏi cần mặc cái ái nghệ sĩ hôi hám, khỏi cần cong lưng chế tạo những bài thơ... siêu thơ, Chu Chỉ Nhược đã yêu cậu rồi. Yêu chân thành. Yêu nồng nhiệt. Tình yêu nó vốn ly kỳ. Lúc người ta yêu thấy mồ, người ta cởi trần sửa xe gắn máy giùm ; người ta đến tận nhà sửa điện, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt ; người ta tình nguyện làm tên sai vặt để tỏ tình, để mong ước được yêy thì lại chê người ta cù lần. Thậm chi, người ta tưởng mình mê đâù trọc, người ta gọt nhẵn tóc đi cho mình vưà lòng thì cũng lại cười chế nhạo. Lúc này, người ta trở thành thi sĩ cách mạng mới tìm cách yêu người ta. Thì người ta ngỡ mình yêu thi tài của người ta chứ yêu gì sự cù lần của người ta. Đó là tâm sự cô Chu Chỉ Nhược. Còn cậu Đoàn Dự, sắp được yêu trong gang tấc, lại ngớ ngẩn đi làm thơ chống thịt bò viên, kẹo kéo.... Hai cô cậu s(n đuổi nhau. Y hệt gián điệp ấy. Y hệt triết lý tình yêu mà một đại nhạc sĩ Việt Nam đã phán qua những lời ca bất hủ : Đi trên đường một chiều. Anh đi trước em sau. Không bao giờ gặp gỡ, cũng như tình yêu...
Dù Chu Chỉ Nhược không yêu Đoàn Dự thi sĩ, chỉ yêu Đoàn Dự cù lần nhưng, trên bước đường khúc khuỷu quanh co của tìn yêu, các cô Hoàng Dung, Hân Ly, Triệu Minh Vương Ngọc Yến đang đi tìm thơ của Thai Đề sôi nổi, cô cũng phải chạy theo "thời trang nhạc tuyển" tức là đi tìm dấy chân của thi sĩ đ in trên những bai thơ cách mạng, siêu hình của chàng. (Đoàn Dự đã bỏ thơ cách mạng chàng đương mầy mò thơ tình yêu vĩnh cửu, thứ thơ không hề bị đem chôn ở nghĩa địa phước thiện ). Sau hai tuần lễ mua đủ các thứ tuần báo, tạp chí văn nghệ, soi kính lúp kiếm tên Thai Đề và Đoàn Dự không htấy gì cả, các cô ngạc nhiên quá. Bèn mua thêm các báo phụ nữ, rồi nhật báo, đọc các mục đaì thơ, lều thơ, hội thơ, mái nhà thơ, mái tôn thơ, mái gianh thơ, mái ngói thơ, tao đờn, mày đàn, mây tần, gío tễ, bão sở vân vân, vẫn chẳng gặp thi sĩ Thai Đề và Đoàn Dự, cặp baì trùng thơ hôm nay. Tên hai chàng vắng vẻ ở cả mục hộp thư nữ. Chu Chỉ Nhược mới hỏi Hoàng Dung :
- Tại sao báo không đăng thơ của họ ?
Hoàng Dung đáp:
- Tại họ kiêu ngạo. Tao sợ họ không thèm cho báo đăng thơ. Thai Đề từng mạt sát tất cả văn sĩ, thi sĩ hàng đầu ở Việt Nam. Ngay môn đệ của chàng là anh Đoàn Dự còn chê bài thơ văn hôm nay, nữa là. Họ sẽ xuất bản giai phảm và thi phẩm.
Hoàng Dung hất hàm:
- Đâu cần có thơ đăng báo mới là thi sĩ. Nguyễn Du có đăng báo đâu ? Cao Bá Quát có đăng báo đâu ?
Chu Chỉ Nhược gật đâù :
- Ừa nhỉ !
Hoàng Dung vỗ vai bạn :
- Tao với mày giúp đỡ lẫn nhau nhé !
Chu Chỉ Nhược tròn xoe mắt :
- Giúp đỡ cái gì ?
Hoàng Dung rỉ tai:
- Hai đứa mình mạt sát Thai Đề thật lực. Mình gây chiến tranh chính trị. Bọn con Ly, con Minh, con Yến sẽ mắc mưu. Tao chiếm Thai Đề còn mày chiếm... anh tao. Tao nói hay cho mày với anh Đoàn Dự. Hề hề, mình chê Thai Đề ỏng eo, bọn nó sẽ ghét Thai Đề như ghét thằng Elvis Đậu.
Chu Chỉ Nhược reo lớn :
- Diệu kế.
Bỗng cô nhỏ nhẹ :
- Nếu Thai Đề không phải là thi sĩ, mày có mê "nó" không ?
Hoàng Dung nóng ran đôi tai:
- Mày hỏi thế có ý gì ?
Chu Chỉ Nhược nói:
- Có ý muốn mày bộc lộ tâm sư. Riêng tao, thú thật, tao mê anh Đoàn Dự không phải vì anh ấy mới biết làm thơ. Tao mê anh ấy cù lần. Tao mê lâu rôì. Tại tao không dám nói và tại tao trót a dua chúng mày chế nhạo anh ấy.
Hoàng Dung thả mắt trong mơ:
- Tao mê thi sĩ Thai Đề. Tao thích được yêu một nghệ sĩ chân chính. Chàng sẽ vì tao dệt hàng vạn baì thơ. Tao là cảm hứng muôn thuở của chàng. Chàng sẽ nổi tiếng, sẽ trúng giải văn học nghệ thuật, sẽ được trao bằng tưởng lê. Tao sẽ theo chàng đi lãng giải. Ôi, tao mơ ước gặp gỡ các nghệ sĩ lớn của nước Việt Nam yêu dấu. Tao sẽ gặp thi sĩ Du Tử Lê, chàng thi sĩ có đi nghiêng nhgiêng và tên cúng cơm của chàng là Lê Cư. Phách. Tao sẽ gặp đạo diễn Nguyễn Long, nhà đạo diễn có mái tóc cánh phượng mà nếu được đổi tên đường Vĩnh Viễn, tao sẽ đặt tên đường ấy là đường Tóc Ông Long để gần đường Da Bà Bầu cho nó thành câu đối. Mày biết không, anh tao kể, làng văn ta có hai ông nhà văn tóc tai rất "phi lô dốp". Một ông là Lê Kỳ Đà. Một là ông Nguyễng Thanh Trịnh. Tao sợ hai ông này giận nên chọn đại ông Long làm đường Tóc Ông Long. Chứ, đáng lý phải là Tóc Ông Trịnh. Ông Long ham trát bờ-ri-ăng-tin thôi, tóc ông chưa xứng với... Da Bà Bầu...
|
|
|