Tới Xuân Đình, Trần Quốc Tuấn vào chầu Nhân Tông. Ông thấy vị vua trẻ tuổi ngồi khoanh chân bằng tròn, ngâm thơ trước một bát nước lã đun sôi bốc khói nghi ngút: Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều man mác, có như không. Theo hồi sáo trúc, trâu về hết, Cò trắng theo đôi, đáp xuống đồng. Từ căn nhà trống trải, những lời thơ ca ngợi cảnh Thiên Trường êm dịu lan ra mảnh vườn vắng vẻ và không có tiếng vang vọng lại. Trần Quốc Tuấn giơ tay ra hiệu ngăn Trần Bình Trọng đứng lại. Ông nói nhỏ:
- Quan gia sẽ cứ ngâm thơ như thế cho đến sáng đấy!
Quốc Tuấn rất hiểu lòng vị vua trẻ tuổi mà nạn nước đã buộc phải rời kinh thành. Nhân Tông biết nghe lời những bậc cha chú.
Nhân Tông hiểu biết sớm trước tuổi. Cũng may trong triều có những người bầy tôi giỏi Họ đã từng cầm quân chống giặc trong nạn nước năm Đinh Tị. Họ biết đề phòng giặc ngay cả khi đất nước thái bình, và vẫn thường đem những chuyện xưa tâu Nhân Tông. Dòng máu Đông Y của những người hào kiệt hai mươi bảy năm trước đây đã chảy mạnh trong người Nhân Tông, làm cứng rắn tâm hồn vị vua trẻ tuổi. Trần Quốc Tuấn áy náy vì nhà vua đang đói nhưng ông cũng yên lòng khi thấy Nhân Tông ung dung, sớm quen với những khó khăn mới trong chiến chinh, trong nạn nước... Quốc Tuấn quay trở ra. Ông bảo Trần Bình Trọng tìm thức ăn dâng nhà vuạ Nhưng số khoai mà quân Thánh dực ăn hồi trưa đã hết. Dân Xuân Đình và những thôn làng lân cận đi vào chỗ cất giấu lương thực trong bãi lầy để lấy chưa về. Có thể canh ba đêm nay họ mới về tới làng. Quốc Tuấn chừng biết tính Trần Bình Trọng. Ông cười bảo vị tướng Thánh dực:
- Đến chúng ta tìm một chút lương ăn dâng Quan gia mà còn khó, huống hồ bọn giặc nước. Bảo Nghĩa hầu nên mừng chứ không nên bực tức. Có điều phải dặn dân để lương sao cho kín, địch không thể tìm thấy, còn ta khi cần đến lại đem ra được dễ dàng.
Trần Quốc Tuấn chống gậy bước vào một căn nhà khác kề bên căn nhà của vị vua trẻ. Nhà vắng chủ, chỉ có một đứa trẻ lên hai ngồi chơi một mình trong một cái hòm gian to mở nắp. Đứa bé chắc đã quen chơi tha thẩn một mình nên nó không khóc. Nó lại còn cười với Trần Quốc Tuấn khi vị Tiết chế già bước lại gần. Quốc Tuấn ngồi xuống bên cái bếp nhỏ giữa căn nhà. Ông gầy chút lửa để sưởi...
Đêm xuống dần. Những mẩu nến mang từ kinh thành đi đã được thắp lên trong một vài căn nhà yên ắng. Tiếng ngâm thơ của vị vua trẻ nhà bên kia vẫn dìu dịu vẳng ra:
... Ngủ dậy vẳng nghe chày đập vải
Chùm hoa mộc trắng đọng trăng xanh.
Mấy câu thơ làm Trần Bình Trọng bồi hồi. Ông đã từng được nghe Nhân Tông ngâm mấy lần hồi còn ở Thăng Long. Những lời thơ ca ngợi vẻ đẹp của kinh thành trong đêm trăng gợi nhớ trong lòng Trần Bình Trọng, một người hết mực yêu quý Thăng Long. Ông thốt nhiên yêu mến gấp bội nhà thơ trẻ và thấy tất cả vẻ ung dung thư thái của một con người tin tưởng sắt son vào sự vững bền của đất nước. Trần Bình Trọng nhìn qua khuôn cửa về phía hướng kinh thành. Khói đã thôi bốc, lửa thôi nhuốm vầng mây. Thăng Long ở về phía đó. Trần Bình Trọng tự nhủ : “Dân ta như vậy, quân ta như vậy, Quan gia và Quốc công như vậy. Thăng Long sẽ trở lại thành quốc đô”. Đó là niềm tin sáng chói trong lòng ông tướng Thánh dực và cũng là lời nguyền chân thành của ông... Trước khi đi ngủ, vị vua trẻ đã ra lệnh cho Trần Bình Trọng sang hầu bên nhà của Quốc công Tiết chế. Nhân Tông dặn Trần Bình Trọng:
- Bảo Nghĩa hầu nên nhắc Quốc công Tiết chế nghỉ cho lại sức. Việc nước còn phải lo nhiều đấy!
Trần Bình Trọng tuân lệnh. Ông sang bên nhà Quốc Tuấn. Căn nhà yên tĩnh lạ thường. Trần Bình Trọng khoanh tay đứng, ông suy nghĩ sâu xa về câu nói của Nhân Tông. Ông lặng lẽ ngắm Tiết chế. Trần Quốc Tuấn đang bế đứa bé con người chủ nhà. Đứa bé ngọ nguậy khóc ra rả. Quốc Tuấn khẽ rung đôi tay và nựng nó. Chiếc khóa bạc nhỏ xíu đeo ở cổ chân đứa bé reo lên những tiếng lanh canh vui tai. Trần Bình Trọng chợt thấy Quốc Tuấn chăm chú ngắm chiếc khoY bạc. Tiết chế mỉm cười và cất giọng bình một đoạn văn cổ để ru đứa bé. Trần Bình Trọng kinh ngạc khi nghe giọng bình văn êm dịu của Tiết chế. Ông nhớ lại trước đây mỗi lần bình văn cổ, tiếng của Quốc Tuấn bao giờ cũng sang sảng như tiếng đồng... Thế mà lần này... Tiếng bình văn đều đều êm ái vẫn lan nhẹ ra. Đứa bé nín. Nó mở mắt nhìn người bế rồi êm tai, thiu thiu ngủ...
Trần Bình Trọng đắn đo chờ dịp nhắc lại lời dặn của Nhân Tông. Nhưng Quốc Tuấn vẫn đều giọng bình văn và ông bình đi bình lại có một đoạn văn ấy. Tiếng bình văn phảng phất vẻ lơ đãng rót mãi vào tai Trần Bình Trọng. Vị tướng Thánh dực ngạc nhiên, chú ý xem xét. Đột nhiên Trần Bình Trọng hiểu rằng người bình văn đang mải mê suy nghĩ một việc khác, Trần Bình Trọng lặng ngắm đôi lông mày rậm đang nhíu lại trên gương mặt Quốc Tuấn. Căn nhà trở nên yên ắng lạ thường và tiếng ngâm thơ chỉ là nền của một bầu không khí trang nghiêm chứa đựng biết bao tư tưởng lớn có liên quan tới vận nước.
Vị tướng Thánh dực băn khoăn về lời căn dặn của Nhân Tông. Từ trước tới nay Trần Bình Trọng chưa hề trái mệnh vua bao giờ. Nhưng lần đầu tiên, ông cảm thấy mình không thể nhắc lại lời dặn của nhà vua vào lúc này với Trần Quốc Tuấn được. Tâm trí Quốc công Tiết chế đang dồn hết vào vg, định bắt ông quỳ lạy tướng giặc. Nhưng ông vằng mạnh người, quát lên một tiếng, đá cho tên lính hỗn xược một cái trời giáng. Ông già Màn Trò thích chí, còn bọn lính Nguyên xô đến, đứa đỡ bạn, đứa giơ mã tấu...
- Đừng có láo!- Lý Hằng đứng bật dậy. Y quát bọn lính:
- Bay không được hỗn!
Mắng xong, Lý Hằng tự tay cởi trói cho Trần Bình Trọng rồi sai lính lấy ghế mời Trần Bình Trọng ngồi đối diện với mình:
- Tôi rất quý những người anh hùng.
Câu nói của Lý Hằng làm cho ông già Màn Trò giật mình ngước nhìn Trần Bình Trọng... Bảo Nghĩa vương im lặng nhìn Lý Hằng, cặp mắt mở to không chớp... Ông nhìn thẳng vào đôi mắt lim dim của tên Tả thừa và nhìn rất lâu.
- Lính đâu! Dọn rượu lên mau!
Theo lệnh của Lý Hằng, bọn lính hầu vội vã ra ngoài lều. Một lát sau, chúng bưng vào cả một con cừu nướng vàng đặt trên chiếc mâm bồng chân quỳ. Kèm theo con cừu là một vò rượu và những chiếc cốc làm bằng sừng dê núi, chót xoắn như râu mực khộ Thình lình, cửa lều trận bị vén mạnh lên và Khoan Triệt lảo đảo bước vào.
- Hữu thừa nhất định đòi đến bằng được!
Viên quan cầm cờ nhăn nhó nói với Lý Hằng. Trong khi đó, tên tướng giặc bị thương thều thào:
- Đâu?... Đâu? Nó đâu?... Cho ta nhìn nó một tí.
Căn lều trận im lặng, căng thẳng. Trần Bình Trọng vẫn đường bệ ngồi yên, Khoan Triệt nhìn thấy một khuôn mặt lạnh lùng mà những vệt máu khô không hề làm xấu đi chút nào. Khoan Triệt gạt bọn lính đang nâng đỡ mình. Y loạng choạng bước tới trước mặt Trần Bình Trọng:
- Thế là cuối cùng ta vẫn bắt được mị Mi vẫn thua ta.
Đôi mắt của Trần Bình Trọng thoáng lóe lên một ánh đáng sợ. Ông già Màn Trò lo lắng nhìn Lý Hằng. Ông biết rằng tên Tả thừa đang theo dõi mọi hành vi và lời nói của Trần Bình Trọng. Nhưng ánh mắt của Trần Bình Trọng chỉ thoáng lóe lên như vậy, rồi ông điềm nhiên ngắm khuôn mặt của tên Hữu thừa. Cặp mắt điên dại của Khoan Triệt đang vì tính khát máu và lòng ham danh vọng mà tăng vẻ tàn bạo lên rất nhiều.
- Đúng rồi, mi thua tạ Sở dĩ mi phá thủng vòng vây trên ải Khả Lá là vì bữa đó tao ốm.
Trần Bình Trọng suýt bật cười. Ông nhớ đến câu nói của Hoàng Đỗ với Trần Quốc Tuấn hồi sáng. Ra cái bọn chạy bán mạng trước cậu bé chăn ngựa của ông là quân Khoan Triệt. Trần Bình Trọng lạnh lùng không đáp.
- Vậy là cuối cùng mi thua ta.
Im lặng... Khoan Triệt không chịu nổi không khí căng thẳng trong căn lều trận. Y từ từ xỉu xuống.
- Đưa Hữu thừa về thuyền nghỉ.
Lý Hằng ra lệnh cho bọn lính hầu. Từ lúc Khoan Triệt xô vào lều, Lý Hằng im lặng theo dõi vẻ mặt của Trần Bình Trọng. Nhưng y không tìm nổi một đầu mối nào để có thể hiểu được Trần Bình Trọng coi trận đánh bên bờ Thiên Mạc là thắng hay thuạ Trong khi bọn lính dìu Khoan Triệt ra khỏi lều trận, Lý Hằng lại mềm mỏng với Trần Bình Trọng:
- Ông đừng chấp Khoan Triệt, ông ấy bị thương đâm bẳn gắt thế thôi. Người làm tướng ai chẳng muốn thắng trận. Có phải không ông?
Lý Hằng hỏi gặng, Trần Bình Trọng vẫn im lặng nhìn ỵ Viên Tả thừa ngượng. Y giả vờ gọi lính hầu rót rượu.
- Nào xin mời. Trước lạ sau quen. Anh hùng bốn bể đều một nhà cả.
- Nước nào chẳng có phong tục nấy. Trong lều có bậc cao tuổi, sao ông không mời, lại đi mời ta?
Lần đầu tiên câu nói của Trần Bình Trọng thốt lên trong lều. Lý Hằng bị đánh trúng vào cách tiếp khách niềm nở giả dối nên mất bình tĩnh. Nhưng chỉ một thoáng sau y lại xởi lởi ngaỵ Y nhìn ông già Màn Trò một cái rồi sai viên quan cầm cờ:
- Cởi trói cho ông lão và mời cả ông lão ngồi đây. Nhà ngươi cũng ở lại giúp ta tiếp khách.
Lý Hằng nhìn viên quan cầm cờ có ý hỏi. Viên quan cầm cờ khẽ lắc đầu. Y đã theo lệnh Lý Hằng tung đi rất nhiều lính trinh sát ra xung quanh Thiên Mạc. Nhưng nhiều tên lính đã trở về đem theo những tin tức trái ngược nhau khiến cho sự phán đoán càng bị rối mù. Lý Hằng thản nhiên giơ cốc mời Trần Bình Trọng. Y nhìn trả lại ánh mắt của Trần Bình Trọng rất lâu. Thầy trò Bảo Nghĩa vương cầm cốc lên, ngửa cổ uống một hơi cạn. Đó là một thứ rượu rất nặng, người không quen chỉ ngửi hương cũng đủ saỵ Lý Hằng nhìn hai người uống vừa phục vừa mừng. Y rút dao cắt một miếng đùi cừu lớn đưa cho Trần Bình Trọng nhưng ông từ chối:
- Ta chưa hề ăn thịt cừu. Uống suông cũng được.
- Chết nỗi! Đãi khách như thế sao được.
Tên tướng giặc sai đi lấy thức ăn khác. Một lát sau, bọn lính bưng vào một hỏa lò than và những kẹp cá chép tươi cùng những đồ gia vị.
- Bây giờ thì xin mời. Mỗi người một ý thích...
Lý Hằng xẻo một rẻo sườn cừu, nhai sụn rau ráu. Vẻ bề ngoài thô lỗ ấy giấu kín bản tính thâm trầm của y.
- Ông là Trần Bình Trọng, tướng chỉ huy quân Thánh dực?
Lý Hằng chú ý nhìn Trần Bình Trọng nhưng ông tướng Thánh dực vẫn thản nhiên ăn uống.
- Có đúng không?
- Đúng. Các ông có nhiều người biết tôi rồi.
Lý Hằng mềm mỏng:
- Tôi cũng biết tiếng ông.- Y chú ý tìm những lời lẽ bình thường nhất.
- Tôi không ngờ ông lại ở vùng này đấy.
Trần Bình Trọng không đáp.
- Đại nguyên soái của chúng tôi cũng muốn được gặp mặt ông.
Trần Bình Trọng nhìn lên, ông bình thản đáp:
- Điều ấy cũng dễ dàng thôi, ông gợi ra làm gì?
Lý Hằng uống rượu. Y nghĩ rất lâu. Con người ngồi trước mặt y đây không thể đem tiền tài ra dụ dỗ được. Chỉ có nói khích thì may ra đạt được mẹo chăng?
- Đại nguyên soái của chúng tôi thường ca tụng tài cầm quân của ông! Chúng tôi cũng thường phải dặn dò nhau dè chừng khi đối trận với ông... Thế mà hôm nay, may mắn làm sao chúng tôi lại mời được ông về lều trận này.
Trần Bình Trọng uống rượu. Ông thản nhiên như không:
- Thắng hay thua là sự thường mà người làm tướng gặp phải. Nay tôi thua, mai các ông thua, điều đó có gì là lạ.
Lý Hằng cười to lên. Y tỏ ra thích thú với lời nói của Trần Bình Trọng:
- Đại nguyên soái của chúng tôi cũng chẳng muốn hai nước xảy ra chuyện binh đao. Nhưng ngặt vì chúng tôi muốn gặp vua nước ông mà không được.
Trần Bình Trọng bẻ lại:
- Trước đây sứ hai nước thường đi lại bình thường. Vua nước tôi không hề đối xử khinh bạc với những người biết giữ lễ.
- Thế ông cho rằng Đại nguyên soái của chúng tôi không biết giữ lễ chăng.
- Ông muốn nói ai nhỉ?
- Thái tử Thoát Hoan!
- Có phải cái người đã giết một nửa nước Đại Lý phải không?
Lý Hằng cười ra tiếng:
- Tại cái bọn ngu dại ấy không biết tôn Đại nguyên soái lên ngôi báu. Chúng không biết rằng được một người thượng dân như Đại nguyên soái làm vua thì chúng sẽ được chăm sóc như con đỏ vậy.
Trần Bình Trọng mỉm cười, lần đầu tiên ông cười trong căn lều trận:
- Nước chúng tôi đã có câu thơ như thế này: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư!” ông có biết không?
Lý Hằng thôi cười. Y tức lắm bởi vì y quen nghĩ rằng chỉ có vua nước y mới có quyền xưng đế. Là người chịu đọc sách và học lịch sử, y cũng hiểu nghĩa câu thơ đó, cũng biết cả người làm câu thơ đó chính là Lý Thường Kiệt, vị tướng tài năng của nước Việt đã từng đánh quân xâm lược đại bại tới hai lần. Lý Hằng tức lắm, y đã dùng mềm mỏng không xong, nói khích cũng không xong. Y thay cách khác. Y hỏi bất ngờ:
- Thế thì vua nước Nam bây giờ trị vì ở đâu? Làm gì có chỗ nào mà ngủ?
Cốc rượu của Trần Bình Trọng sóng sánh tràn ra và hầu như cùng một lúc cốc rượu của ông già Màn Trò cũng tràn đổ lênh láng xuống cả quần áo. Ông già Màn Trò nói chữa:
- Già lão có khác. Chưa uống đã say.
Lý Hằng chăm chú nhìn ông già Màn Trò. Trần Bình Trọng đã nén được cơn giận đột ngột. Ông chậm rãi đáp:
- Nước Việt ta ngang dọc hàng vạn dặm, Quan gia ta muốn ở chỗ nào chẳng được.
Không hiểu viên Tả thừa đã ra lệnh từ lúc nào mà bọn giáp sĩ đang khênh vào lều nhiều đồ dùng tra tấn. Chúng im lặng làm việc nhưng những đồ dùng ấy vẫn va chạm vào nhau thành những tiếng ghê lạnh. Lý Hằng thoáng mỉm cười. Y ngắm sắc mặt Trần Bình Trọng. Nhưng đôi mắt của viên Tả thừa cứ mở to ra mãi... Ông tướng Thánh dực cầm cốc rượu trong bàn tay phải, còn tay trái vẫn bình thản nướng cá. Viên Tả thừa lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Y bỏ hẳn vẻ mặt mềm mỏng, y bỏ hẳn cách nói năng kiểu cách, y nói thẳng không úp mở nữa:
- Ông quả là tay gan góc. Bây giờ tôi cần biết điều này: tại sao ông lại bày trận đánh trên bãi sa bồi như thế?
Trần Bình Trọng uống cạn chén rượu thứ chín. Ông nhướng lông mày ra vẻ ngạc nhiên;
- Thế nào?
- Thế trận ấy là một thế trận quyết tử. Ông là người cầm quân có tài, không khi nào ông bày trận thế ấy nếu không cần thiết!
- Tại sao ông lại hỏi ta điều đó?
- Tại vì hai bên đang đánh nhau và bên nào cũng muốn mình thắng.
Trần Bình Trọng lạnh lùng:
- Câu trả lời của tôi chính là câu ông vừa nói đó.
Trần Bình Trọng vừa nói vừa thong thả vén tay áo chìa cho Lý Hằng xem hai chữ “Sát Thát” thích trên bắp taỵ Lý Hằng lim dim mắt, hỏi gặng:
- Ông không biết rằng nếu ông bướng bỉnh thì đời ông sẽ ra sao ư?
Trần Bình Trọng không đáp. Ông già Màn Trò nổi nóng:
- Cả dân Việt ta ai chẳng có lời nguyền như vậy. Xem đây!
Ông già cũng vén tay áo lên và tiếp:
- Đừng hỏi nữa vô ích.
Lý Hằng lim dim mắt. Ông già Màn Trò dằn từng tiếng:
- Ngươi không dò hỏi được một điều gì ở hai chúng ta đâu!
- Ởtrên đời này có nhiều điều muốn cũng không làm được.
- Đúng đấy. Nhất là việc ăn cướp nước người!
Lý Hằng quát lên:
- Thằng già này! Ta không hỏi mị Đã như cá nằm chốc thớt còm dám láo.
Trần Bình Trọng đứng thẳng dậy. Ông bình thản bảo Lý Hằng:
- Sát Thát là ý chí chung của cả dân tộc tạ Mi hãy dẹp hết mưu mẹo đi. Mi không cạo được ở ta một lời nào đâu.
Ông già Màn Trò quát lên:
- Thằng giặc kia, dân tộc ta đã giết hàng vạn quân cướp nước như mày rồi đó.
Lý Hằng nổi giận, y rút dao lưng. Nhưng ông già Màn Trò tiện cái cốc trong tay đã choảng cho y một đòn giữa trán. Tiếng xô xát ồn ào làm cho bọn giáp sĩ canh cửa lều trận hoảng hốt xông vào. Chúng nắm chặt tay ông già bẻ quặt ra sau lưng. Chòm râu rối bù của ông vểnh lên. Lý Hằng bưng vết thương trên trán. Y quát bọn lính hầu:
- Bay lôi thằng giặc già này ra chém ngay lập tức.
Ông già Màn Trò nhổ vào mặt ỵ Ông vằng bọn lính, vùng ra. Nhưng bọn giáp sĩ đông hơn đã xúm lại lôi ông đi. Ông bị chúng kéo xềnh xệch trong khi tiếng ông vẫn sang sảng:
- Chúng mày không cạo nổi một lời nào của chúng tao đâu!
Bọn lính kéo ông ra khỏi lều. Không khí căn lều trận càng trở nên nặng nề và căng thẳng. Lý Hằng khép hai mi mắt lại:
- Trần Bình Trọng, ông nghe kỹ lời tôi sắp nói đây: một là ông sẽ thoát chết và được phong vương nếu như ông biết khai ra những điều chúng tôi cần biết. Hai là ông sẽ thành quỷ không đầu.
Nhưng câu nói đe dọa với những điều kiện rõ ràng của Lý Hằng chỉ như đổ thêm dầu vào lửa đang cháy. Ông tướng Thánh dực đứng thẳng người lên giữa căn lều trận, cao hơn bọn giặc hẳn một đầu. Ông nói dằn từng tiếng với tất cả vẻ hiên ngang của một người tình nguyện chết cho đất nước sống lâu dài:
- Hãy im ngay đi, thằng giặc dữ! Tao thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vua đất Bắc!
Lý Hằng tái mặt:
- Ta không nói nữa. Cho mi nghĩ tới lúc mặt trời lên.
Trần Bình Trọng không đáp. Lý Hằng chờ một lát rồi ra lệnh:
- Giải đi!
|
|
|