Thịnh ngồi bên bục cao, đôi mắt sáng sau vòng kính trắng, nụ cười thấp thoáng thầm gửi cho tôi những lời hẹn. Sinh viên lặng lẽ ghi bài, không khí uể oải và buồn buồn. Thịnh nói chuyện ngày xưa và sinh viên thích nói chuyện bây giờ, chuyện hôm nay. Chuyện sống chết của họ. Họ thích đổi mới, hãy hiên ngang tiến lên, và lật nhào những gì đã rữa nát, đã cản kỳ đà họ. Với tuổi trẻ, người già thật đáng sợ, họ không làm, họ không muốn thay đổi, họ mỏi mệt và biếng lười, nhưng họ nhất định làm kỳ đà cản mũi mọi sự thay đổi. Những người bạn trẻ của tôi đã hậm hực bàn tán như thế. Tôi im lặng vì tôi là đàn bà, đàn bà ít nói chừng nào có duyên chừng đó.
Họ lắc đầu ngán Thịnh. Thịnh là một thứ gìa đối với họ, vì Thịnh không dự cuộc. Thịnh muốn sinh viên nhắm mắt học như người mù sờ chân voi. Thịnh giảng bài hấp dẫn, nhưng vô ích, lòng dạ những người ngồi dưới đang vò nhàu, đang nóng như lửa đốt. Một giờ nặng nề trôi qua. Thịnh kín đáo tìm tôi, nói nhỏ nửa câu rồi bỏ đi liền:
-Chiều nay anh đợi chỗ hôm qua…
Tôi nhìn theo Thịnh, không biết buồn hay vui. Rôì biểu ngữ bất ngờ căng đầy đường, nghênh ngang lối đi. Chữ xanh chữ đỏ để phản đối hiến chương này hiến chương kia. Sinh viên tụm năm tụm ba, nét mặt nặng trĩu suy tư, như thể vận nước sắp tan tành đến nơi, như thể họ sắp liều chết để làm một cái gì cho quê hương này.
Riêng tôi, tôi biết sẽ tìm được Phong nếu tôi theo họ lăn xuống đường. Ðược nhìn người yêu vang giọng giữa đám đông, được nhìn người yêu và những giòng mồ hôi nhiệt thành, là niềm mơ ước của tôi. Sinh viên nhất định bãi khoá. Thịnh thêm một lần nữa thở dài. Tôi theo đám đông đi dọc theo đường Lê Lợi. Tôi đi tìm Phong. Một lời gọi nào vang vọng thiết tha trong tận đáy lòng, bắt tôi phải đi tìm chàng. Dù trước mặt còn đầy bất trắc, tôi vẫn cứ đi. Dù phải chết trên đường đi tìm. Tình yêu, một thứ tôn giáo kỳ bí nhất, ghê gớm nhất và người yêu là vị giáo chủ đầy uy quyền trói buộc ta suốt cả một đời. Cuồng yêu còn ghê gớm hơn cuồng tín một tôn giáo. Tôi tan biến trong đám đông, tôi nhỏ nhoi trong đám đông, tôi quên mình đang làm gì? Tại sao đi theo họ? Chắc gì Phong có ở đó cuối con đường này? Chắc gì Phong đang gầm gừ như dã thú, biết đâu chàng đã vào chuồng? Ðám đông ngừng lại, hàng ngàn người đứng kín công trường. Giọng nói của chàng bay trên đám đông, bừng bừng xôi xục. tôi chen tới chen tới không ngừng. Mặt tôi nóng bừng bừng, mồ hôi ướt đẫm tóc tôi, chàng ở xa quá, chàng của đám đông, không phải của tôi. Không bao giờ chàng thuộc về tôi, đám đông gào lên theo chàng. Họ lập lại lời chàng với nước mắt lên cao, với hai tay nắm lại thật chặt, với trái tim như nở lớn ra, với trí óc như bay lên cao. Chàng nhỏ bé, chàng bình thường như mọi người đàn ông khác. Họ tìm được ở chàng cảm giác gần gũi cùng một số phận.
Tôi dừng lại để thở, tôi mệt muốn đứt hơi. Em còn xa anh quá, em tầm thường nền không dám tiến đến gần anh. Tôi chen tới chen tới. Tôi luồn, tôi cúi, tôi lách nghiêng lách dọc, tôi mệt nhoài người nhưng lòng vui tràn đầy kéo về bừng bừng như thác lũ. Lời chàng soi thủng đám đông, giọng chàng khi gầm gừ, khi bi thiết khi nhanh khi chậm. Tôi lặng người khi nhìn rõ đôi mắt đảo vì xúc động để nghe từng lời nói chàng vang cao trên đám đông.
-Hãy tự cứu lấy quê hương mình. Ðừng đợi chờ phép lạ, đừng mong người giúp đỡ. Hãy tự cứu lấy quê hương mình, hãy tự cứu lấy cha mẹ anh em và bằng hữu mình. Máu đã đỗ quá nhiều, ướt đẫm phần đất này rồi, xương đã cao hơn núi. Quê hương này đã tạo thành bằng sinh mạng tổ tiên chúng ta. Ðừng cúi đầu nữa, đừng quỳ lụy nữa, hãy cắn chặc răng lại, hãy hiên ngang dù cho phải chết. Chỉ còn chúng ta, chúng ta phải được sống hãy bóp cổ kẻ đang cưỡi trên đầu trên cổ chúng ta. Hãy hất nó xuống, hãy đạp lên nó mà tiến lên. Ðừng thấy nó to mà sợ, chúng ta nhỏ bé nhưng chúng ta có sức mạnh tinh thần, chúng ta còn trẻ, chúng ta có tương lai. Tôi van các anh, các anh đừng gục đầu. Tôi van các chị, các chị đừng gục đầu. Ngước mắt lên đi, chúng ta sinh ra làm người, chúng ta phải được đối xử như mọi người. Chúng ta không phải là những con vật để phải nhịn đói bên cạnh kẻ dư ăn phè phỡn cười đùa trên nước mắt và mồ hôi của chúng ta. Hãy giết hết những người hút dần đến giọt máu cuối cùng của chúng ta, bầy thú man dã hít dần sinh lực chúng ta rồi. Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn bạn bè, hãy nhìn anh em. Do chúng ta bọc lấy xương, chúng ta xanh xao, chúng ta gầy còm vì ai? Thế hệ con cháu chúng ta sẽ như thế nào khi cha mẹ chúng ta thường trực đói khát. Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn cha mẹ anh em và bằng hữu anh đi. Sẽ mất tất cả, vinh danh dân tộc, sẽ mất tất cả đất đai phì nhiêu. Vậy phải một sống một còn thà chết trong vinh quang còn hơn chết dần chết mòn vì bị loài thú man rợ hút đến giọt máu cuối cùng.
Hãy tự cứu lấy mình hãy tự cứu lấy quê hương ta.
Tôi mê đi. Tôi nghe đám đông gào vang câu nói của chàng. Tôi nghe tiếng chân đi lên trùng trùng lớp lớp, tiếp nối không ngừng. Lá xanh trên cao, trời xanh trên cao…Việt Nam tôi Việt Nam tôi vẫn anh hùng, vẫn anh hùng vẫn gian nan chiến đấu từng ngày, vẫn hiên ngang chiến đấu từng giờ…
Nước mắt tôi dàn dụa chảy ra, khói cay mù trời nước mắt này khóc cho quê hương đi? Nhiều người đã gục xuống và nhiều người vẫn đều đều bước đi. Tôi nghe tiếng nổ bùng lên, tôi nghe tiếng súng chát chúa từ chỗ chàng đứng. Tôi khổ sở chen đến với chàng, chàng không còn đây nữa. Thầy cũng vắng bóng. Tôi khóc vì yêu chàng hay vì lựu đạn cay. Rối loạn ngợp trời. Tôi che kín bằng khăn tay, nhưng mắt vẫn cay, mắt vẫn xót. Anh ơi, người ta khóc hết rồi dù khóc vì lựu đạn cay thay vì thương cho quê hương này đã quá nhiều khốn khổ. Tôi tìm đủ cách để chạy trốn đám đông. Tôi đến đây vì chàng, lòng yêu quê hương không gần gũi bằng tình yêu chàng.
Chưa bao giờ nước mắt vô duyên như hôm nay. Tôi thất thểu đi như người sắp chết khát trong sa mạc. Mắt tôi xốn đâu và dòng dòng vì nước mắt. Cay quá đánh ghen bằng ớt chắc cũng không cay bằng. Nhiều người yếu sức đã gục xuống. Tôi đi tìm chàng, súng nổ rồi máu sẽ phải chảy, như hàng hàng trăm năm đã chảy dòng dòng. Anh ơi, làm sao cho em tìm thấy anh? Chúa ơi! Phật ơi! Tôi gọi hết Chúa ơi Phật ơi, người yêu của tôi đâu hở trời? Tôi ngã xuống áo dài bị dẫm nát, tôi chỗi dậy tơi tả đi tìm. Tóc rối bời, môi khô và mắt đỏ. Không thấy gì nữa rồi, chỉ thấy nước mắt dàn dụa ứa ra thôi. Tôi lả người ngồi bệt xuống thềm nhà ai đóng cửa. Lòng em yêu anh vô bờ bến nhưng thân xác nhưng em yếu đuối mọn hèn, em đành gục nơi đây, em đành không tìm thấy anh. Anh nói đúng, điều thứ nhất phải có ăn phải khoẻ từ người giàu đến người nghèo mới nói chuyện anh hùng mạnh cho dân tộc. Ðói khát sẽ mê mệt chạy ăn, không lòng dạ nào yêu nước nữa, đói khát sẽ chối từ văn hoá, sẽ chê sách, chê nghệ thuật, chê những thứ đó thì không bao giờ còn dân tộc, còn tình tự quê hương.
Ðiều thứ nhất phải no cơm ấm áo, phải khỏe mạnh. Ngày mai trở đi, em sẽ ăn thật nhiều vào, thịt chiên, cá chiên để đủ sức yêu anh, đủ sức chổi dậy trong mù cay để tìm thấy anh. Ðói quá yêu mấy cũng đành chịu, sáng nay em lại giả vờ quên ăn sáng, thời giờ ăn sáng nghe tư bản quá.
Tôi ngồi nghĩ nhảm, bên tai súng nổ trước mặt khói cay. Người cảnh sát che mặt nạ, bất ngờ đi tới đặt một người đã ngất sỉu nằm xuống. Tôi mệt mỏi hé mắt nhìn và dựng phắt lên, che mặt lại thảng thốt kêu:
-Trời ơi, trời ơi anh!
Người đeo mặt nạ làm hô hấp cho chàng. Tôi nhìn sững chàng. Tôi tìm vết máu, tôi tìm hơi thở. Hay tay tôi dư thừa, miệng lưỡi tôi cũng dư thừa, tôi co lưỡi không nói được nữa. Tôi co tay không cầm nổi tay chàng:
-Thầy, thầy tỉnh chưa?
Thì ra học trò của chàng. Tôi ngồi im nhìn ngắm khuôn mặt hằng yêu dấu. Người chàng bầm tím xây xát khắp nơi. Chàng như người đang ngủ. Tôi đi theo ông cảnh sát trẻ xốc chàng ra xe. Tôi tự do nhìn chàng. Lòng đau như thắt vào nước mắt thật sự bây giờ mới rưng rưng.
Tôi phóng xe đạp miệt mài. Tôi năn nỉ những người lính trẻ bồng súng hé mở những hàng rào kẽm gai cho tôi đi. Thành phố căng thẳng, những hàng rao kẽm căng đầy đường phố. Mở mắt ra chỉ thấy lính, thấy đạn. Mở mắt ra chỉ thấy hận thù. Buồn quá đi thôi.
Người cảnh sát trẻ tuổi đã vì tình thầy cũ, che mặt nạ đội nón sắt, bồng chàng vượt vòng rào hơi cay mù và đạn bay để cứu tỉnh chàng. Nhưng anh ta không thể cản người ta tách rời khỏi chàng, người ta đưa tôi về nhà và bắt giữ chàng. Tôi lấy xe đạp nhất định đi tìm chàng.
Cuối cùng tôi đứng ở quận trấn. Người ta từ chối cho tôi gặp chàng. Ðường xa và bao nhiêu gian nan để phải trờ về không được trông thấy nhau. Tôi tủi thân đứng khóc. Những ngươì có lòng đành dẫn tôi vào thăm chàng. Một cái sân rộng khô khan không bóng cây, được vây lại bằng hai ba lớp kẽm gai. Rồi một vòng tròn vây hàng trăm người ngồi đứng trong đó. Tôi đỏ mắt nhìn sững bạn bè,. Những người rất trẻ ngồi trong vòng gai tù hãm. Chàng đứng lên khi trông thấy tôi. Người lính cũng rất trẻ nâng vòng kẽm gai cho chàng chui ra với tôi.
Lòng tôi đau quặn lại, áo quần chàng đầy bụi đầy đất, tóc chàng rối và râu chàng mọc tua tủa đậm đen buồn muốn khóc. Tôi khóc ròng. Chữ anh gọi lên pha đầy nước mắt, tôi vịn hàng rào để nhìn chàng:
-Anh ngồi đó suốt một đêm hả anh?
-Mọi người đều ngủ ngồi như anh đêm qua.
-Anh còn ngủ được?
-Mệt quá cũng phải ngủ chứ em.
Chàng nhìn tôi, sao anh nói ít thế, nói gì với em đi, em sợ sự lặng lẽ của anh. Chàng mím môi:
-Em về đi.
Tôi lắc đầu:
-Không.
Chàng thở dài:
-Thiết quân luật, tại sao em dám đi hở Trang?
-Em lạy người ta cho em đi. Em khóc với người ta, em cười với người ta, để đi tìm anh.
Chàng gắt:
-Anh không bằng lòng. Thôi về đi, nguy hiểm lắm.
-Mặc em, em gian nan lắm mới được trông thấy anh.
-Mai anh về, đừng lo, mai anh về.
Tôi muốn nắm lấy cánh tay chàng bên kia hàng rào sắt. tôi muốn bay qua giây kẽm gai như Vương Vũ phi thân để vào đó thức một đêm với chàng. Trong tù đầy tình yêu sẽ thắm thiết nở hoa trong tim chàng. Tôi đau đớn nhìn chàng. Một đêm thôi râu ria rậm rì như người tiền sử thế sao anh? Một đêm thôi mà sao anh già đi nhiều quá, đen đi nhiều quá. Áo quần anh dơ, mặt mũi anh dơ, vậy mà em yêu anh tưởng chết cho anh được. Em yêu anh nên mới một mình đi tìm, khi mọi người đóng cửa lo âu trong nhà, khi đường phố vắng tanh vắng ngắt.
Mặc cho Thịnh chờ, em đã nước mắt ngắn nước mắt dài năn nỉ hết người này đến người kia để tìm được anh. Ðể nhìn anh sa sút như anh hùng thấm mệt, để nhìn anh bơ phờ như kẻ thua trận sau một cuộc so gươm dài dằng dặc.
Anh thấm mệt chưa? Thôi sau trận này, về nhà lấy em làm vợ cho rồi. Em sẽ hầu hạ anh như nữ tỳ, em sẽ yêu anh như ái khanh yêu quân vương. Em sẽ quỳ xuống cởi giầy cho anh, sẽ ôm hai chân anh vào lòng mà cắt tỉa, rũa gọt móng chân anh, sẽ nâng hai tay anh ngang ngực mà rũa móng tay cho anh, sẽ rửa mặt bằng nước nóng mỗi tối, sẽ rửa mặt nước mưa mỗi sáng cho anh. Sẽ đấm bóp mỗi đêm, sẽ hôn mỗi sáng, và sẽ đơì đời chung thuỷ yêu anh.
Anh sẽ khoẻ mạnh sẽ đi ra đi vào cho em nhìn em ngắm, em thương. Sẽ không bao giờ gào thét để bó gối ngủ ngồi suốt đêm. Mệt chưa anh? Thôi chuyến này về lấy em làm vợ đi, để làm ông vua với em cho rồi. Thôi chuyến này ngừng hẳn phiêu lưu đi, hãy yêu mình trước khi yêu moị người hãy yêu mình trước khi yêu quê hương.
Ðoạ đày cho nhiều, rồi chết đi lấy ai yêu nước vào đây nữa. Em thấy người ta yêu nước thương dân bằng miệng tài lắm anh ơi. Người ta giàu sang đi xe hơi, ở phòng lạnh để yêu nước cho an toàn. Người ta không dại dột yêu nước kiểu tay trắng như anh đâu. Trước hết phải có vợ đẹp, phải có tiền rồi mới gào lên rằng tôi yêu nước, trắng tay như anh yêu nước chỉ tổ vào tù.
Chàng nhìn ngươì lính trẻ đến dục tôi về, cái nhìn làm tôi lạnh người.
-Thôi em về đi.
Chàng lặng lẽ quay lưng cúi đầu đi từng bước vào trong vòng gai tròn vây chàng và những bằng hữu chàng như người ta vây đàn gà ngoài chợ. Tôi thất thểu đi ra, từng trạm kiểm soát để lại năn nỉ khô nước bọt.
-Cô ở lại đây đi, không đi được nữa đâu, giới nghiêm rồi.
Tôi tái mặt ở lại đây, ngàn lần không rồi.
-Tôi là đàn bà, tôi là đàn bà, tôi phải về nhà tôi, dù phải chết, dù đạn ghim vào giữa tim tôi.
Họ cười ngất ngưởng rồi tặc lưỡi mở những vòng giây kẽm tròn cho tôi lách qua. Trở về nhà, tôi leo từng bậc thang trèo lên giường nằm mở tròn hai mắt mà hình dung chàng bó gối ngủ ngồi trong đêm nay. Những giấc mơ hãi hùng kéo đền đè tôi dí người trên giường. Tôi ước mơ tình yêu, để thấy toàn sự chết và tù tội. Ước gì chàng chịu sống một đời bình thường như bao nhiêu người khác. Chàng quên rằng, yêu nước cũng là một đặc quyền của một số người thôi. Khơi khơi yêu nước là một tội. Khi nào chàng có tiền, để làm dân biểu làm ông này ông nọ, chàng mới có quyền yêu nước chứ. Anh học giỏi hơn em tài ba hơn em, nhưng anh ngây thơ hơn em rồi.
Buổi sáng miệng đắng chát tôi mệt mỏi thừ người ra, không muốn nghĩ ngợi…đầu óc lười biếng đến thê thảm. tay chân như bó bột, muỗi đốt mình để hút máu cũng không buồn xua đuổi nữa. hút hết đi thì chết, quậy cựa cho nhiều cũng thế thôi.
Chàng vẫn bị giam giữ, tôi cam chịu buông tay. Tôi yếu đuối quá, uy quyền không có, tiền bạc không. Ngày ngày vẫn đi ra đi vào ngóng đợi. Ðại học đóng cửa im lìm như gương mặt người dân ở đây thầm thầm khép kín. Như giòng sông lặng lờ trôi giữa hai bờ đất hiền.
Buổi sáng vẫn đợi thư nhà, vẫn chờ một gợn nhỏ đổi thay cho bớt nặng nề. Ngoài người yêu và những kẻ thân tình, bác đưa thư có lẽ là một người dễ thương nhất vời những kẻ cô đơn như tôi. Tự tự rủa thầm tôi, yêu Phong nhưng vẫn thích đọc thư xanh của Thịnh, những lá thư tình của thầy vẫn là kẹo bánh thơm mùi bơ sữa cho một đứa con gái như tôi.
Bóng dáng thênh thang giữa hai hàng cây cao đổ bóng trong nắng của Toàn lại thân quen xuất hiện. Toàn vẫn hút thuốc, vẫn kiên nhẫn đếm bước đều đặn bên kia đường trông sang balcon phòng tôi. Ði qua, rồi lại đi về. Ðứng dựa gốc cây rồi đứng dựa cột đèn. Cúi đầu mà đi rồi lại nghểnh cao cổ mà bước. Học trò bãi khoá, đại học đóng cửa. Tôi chưa phải trả lời lá thư tình si dại của Toàn, nhưng mỗi ngày Toàn vòng vòng trước nhà tôi hàng giờ, nhưng mỗi ngày Toàn làm tôi nao núng, ít nhất phải nao núng. Tôi không phải là gỗ đá, tôi là người ruột tôi mềm lắm tim tôi nóng lắm. Vẫn biết tôi không bao giờ yêu Toàn. Em còn nhỏ, đàn bà mau già hơn đàn ông. Tôi không dám nhìn Toàn nhưng cũng không nỡ đóng cửa để quay vào, không nỡ chối từ một lần cho Toàn nhìn thấy tôi.
Toàn không vời tôi xuống, Toàn chỉ buồn bã nhìn tôi rồi lại cúi đầu bỏ đi. Một phút sau Toàn lại có mặt. Ðều đặn ngày nào cũng như ngày nào. Riết rồi hình ảnh Toàn trở thành thân quen gần gũi như những lá thư tình của Thịnh.
Người đưa thư ghé đến, tôi đành bỏ balcon để xuống nhận thư. Toàn đi rồi, lòng mình hơi ngẩn ngơ buồn buồn ngó theo.
Thư của Hải, tệ thật mãi hôm nay mới chịu viết thư cho mình. Sàigòn làm người ta dễ quên nhau, bởi Sàigòn vui quá, đẹp quá.
Sàigòn ngày….tháng….
Tố Trang,
Ðịnh viết thư cho mi lâu rồi, răng vô đây lười quá mi nợ, chả muốn lãng mạn nữa mi ơi. Thiên hạ cứng như cột điện cả rồi mình cứ mềm như liễu rũ thấy cũng chướng quá mi hỉ? Nhưng hôm nay thì phải viết, nhất định phải viết, viết một lần cho mi rồi có chết cũng được nữa. Nghe tin ngoài nớ lộn xộn quá, tao sốt ruột hy vọng mi không can chi.
Trang,
Mi còn đủ can đảm nghe chuyện tình yêu của tao nữa không? Ở đây tao không tìm được một nữa con bạn thân nào, mi biết không, ở Sài gòn người ta kỳ lắm, người ta không có thì giờ yêu lẩm cẩm như tụi mình đâu. Tụi cùng lớp Hải nghe cặp nào yêu nhau ba bốn năm cứ le lưỡi hoài. Thành ra không còn ai để thông cảm với mối tình bất tử của tao, đừng cười tao nghe Trang, tao không dùng chữ….sáo đâu, khi tao nói tình yêu của tao là tình yêu bất tử. Thỉnh thoảng tao mới được gặp Thầy. Ở đây Thầy ít tiếp khách lắm, nhưng chỉ gặp Thầy một tuần một lần thôi, tao cũng đủ chết rồi. Mi biết không? Tình yêu của một người như Thầy là ân sủng kỳ diệu nhất. Thầy âm thầm lo cho tao như một người cha lo cho con.
Khổ ghê, không ai tin nổi tao lại yêu một người như Thầy. Hơn nữa vì uy tín của Thầy tao phải dấu kín tâm sự chừng nào tốt chừng ấy. Mà không được nói ra nỗi vui sướng, nỗi buồn rầu tình yêu mình với ai, cũng khổ như kẻ thất tình. Hạnh phúc đau khổ phải được san sẽ mới còn là hạnh phúc, mới còn là đau khổ. Phải mi vẫn nói như thế không Trang?
Tao học xã hội ở đây. Văn khoa Sàigòn đông gấp trăm lần Huế. Sinh viên nhiều đứa thực tế lắm, cùng lớp Hải có người vừa chạy áp phe vừa học, bởi phải có tiền và có bằng cấp mới dễ lấy chồng ở cái xã hội ngày nay. Thảm ghê Trang hỉ? Sinh viên đàng hoàng còn trẻ măng như tụi mình chứ không phải lớn tuổi đâu nhé. Thấy tụi nó nói cũng có lý, biết mai sau gặp người giàu hay người nghèo, thôi lo dành dụm ngay từ bây giờ cho chắc bụng.
Nhưng tận đáy lòng vẫn thấy nhớ Huế vô cùng. Thỉnh thoảng Thầy về Huế thăm sinh viên, mi có gặp không? Học ở đây là hùng hục như trâu, là đánh vật với bài vở với bao nhiêu khó khăn.
Riêng mình, còn một tình yêu mà cất dấu, nhưng mà buồn lắm Trang ơi. Rồi đời sẽ đưa mình về đâu? Yêu người khác thì ngàn đời không được, nhưng yêu một Hoà thượng tăm tiếng như Thầy cũng khổ bằng vạn lần bị phũ phàng Trang nhỉ? Mà dễ gì mình làm chủ được con tim mình. Thầy vẫn có cuộc đời của Thầy, và với Thầy mình chỉ chỉ là một hình bóng mờ nhạt mà thôi. Suốt ngày Thầy suy tư đâu đâu, trán Thầy lúc nào cũng nhăn và nụ cười thật hiếm hoi tìm thấy trên đôi môi cương quyết của Thầy. Yêu Thầy mình vẫn sợ Thầy, vẫn sợ đôi mắt sáng rực và thăm thẳm như hang tối của Thầy.
Bao nhiêu lần Trang hỏi mình tại sao yêu thầy rồi than khổ than buồn. Thầy có những gì để một đứa con gái như mình đâm đầu yêu phải không? Chính mình, mình cũng không hiểu nổi mình nữa Trang ạ. Ngày nào mình cũng đọc kinh, kinh tình yêu, bởi yêu thầy mình yêu tất cả những gì thuộc về Thầy. Mình thành một Phật tử mộ đạo nhất, kinh thuộc làu làu tụi bạn nhiều đứa tin rằng mình sẽ trở thành ni cô. Kể cũng hay hay, biết đâu mình chẳng thành ni cô thật Trang nhỉ?
Sàigòn thì lớn hơn, ồn hơn Huế, nên mọi chuyện dù ghê gớm đến đâu cũng hết còn ghê gớm, ở đây con gái sài gòn có thể đi chơi với kép công khai ở Chợ lớn chẳng ma nào thèm nhìn, đàn ông ở đây dễ có hai ba vợ vì rứa. Chỗ ni biểu tình ma trắc, chỗ kia người ta vẫn ăn nhậu như thường. Chả bù cho Huế của tụi mình chút chút thôi cả thành phố sôi lên, cả thành phố lao xuống đường, bỏ ăn bỏ làm hết.
Hồi mới vào nhớ Huế tưởng điên lên được, bây giờ quen rồi. Thôi nhé, nhớ viết cho Hải nghe. Chúc Trang đẹp mãi và…
Thu Hải.
Tôi thừ người đong đưa hai tay, ngã lưng trên thành ghế nước mắt thật hồn nhiên rơi xuống. Mình lại so sánh nữa rồi, Phong chặt lòng chặt dạ quá, người tu hành như Thầy còn phải xúc động trước tình yêu, còn lo lắng cho người yêu trăm chuyện nhỏ nhặt. Phong nhất định ngậm miệng, nhất định quay đi. Nhưng tôi vẫn tin rằng chàng yêu tôi. Ðôi mắt chàng đã ngàn lần nói lên điều đó. Ðừng ngã lòng, đừng thấy chàng vào tù rồi lý luận so sánh. Ðàn bà như mình thật đoảng, giả thử chàng không là gì hết, không bằng cấp không địa vị mình còn yêu chàng nữa không?
Chàng ngồi tù mỗi sáng mình đọc thư Thịnh, mỗi chiều mình đợi bóng Toàn đi đi lại lại bên kia con đường. Mình yêu cho lắm vào, tham lam cho hung rồi cuối cùng làm gái già cau có cho coi. Nhưng yêu một mình Phong thì cũng như gái già bên lề hạnh phúc của Lan Chi. Phong chỉ lâu lâu nhìn mình cho mình chết đắm vì chàng, rồi Phong tếch vào với Lan Chi để mình ngẩn tò te ra mà nhìn hai người khúch khích đi với nhau.
Cay thật, chua thật. Tôi đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, để tôi cười tôi ngu. Nổi bi đát nhất của con người là con người không biết đời mình sẽ đi về đâu? Nổi bi đát của Hemingway bây giờ thành bi đát của tôi. Tôi lảm nhảm đọc lại câu ông ta viết như nhà sư đọc kinh Phạn, như người già cầu mong giải thoát. Ai cũng vậy, thì mình không nên buồn. Ngày mai Phong ra toà, ra toà vì tội phá rối trật tự an ninh. Tội nặng quá thôi anh ơi. Vợ anh vẫn phây phây, son phấn, má vẫn mịn ngực vẫn căng, mông vẫn đầy. Vợ anh cười vẫn đẹp ngày anh ngồi tù. Còn tôi, tôi lo âu ra mặt, tôi gầy trông thấy. Tôi bồn chồn, tôi cuống quít biếng ăn biếng ngủ. Thôi đúng là tôi có máu điên. Tôi có máu điên nên tôi lo bá vơ, yêu bá vơ chồng người.
Ðêm qua tôi ngủ mơ thấy anh. Tôi mơ mình là Lan Chi, lạ không cơ chớ. Tôi nằm trong tay anh ngoan như con mèo nhỏ để anh vuốt ve để anh nâng niu. Rồi những gì anh thường làm với Lan Chi lại tiếp diễn. Tôi run lên từng hồi như bị động kinh, tôi cong người, tôi dướn lên hoài dướn lên hoài cho đến lưng chừng vực núi cao, cho đến lưng chừng cánh đồng mây, tôi hục người rơi xuống.
Tôi tỉnh dậy, đỏ mặt cúi gầm người xuống vì hổ thẹn. Tôi muốn quên tôi là đàn bà, ừ, tôi cũng là đàn bà rồi chứ, dù chưa một lần hôn đàn ông, nhưng được anh ôm nghiến lấy trong giấc mơ, thế cũng đủ thành đàn bà, cũng đủ để tôi mê cuồng yêu anh mãi mãi.
Chị Nhơn đi ra nhìn tôi rồi mắng yêu:
-Con gái hay chưa kìa, ngồi ngả ngớn trong phòng khách như người say, khách đứng lù lù ra đó không hay hử?
Tôi nhỏm dậy?
-Ðâu khách khứa gì đâu? Em đọc thư Hải mà.
Chị ngước mặt ra dấu, tôi kêu lên:
-Ủa Toàn hả?
Toàn vẫn đứng một chỗ, cúi đầu chaò chị Nhơn, chị Nhơn hỏi nhỏ:
-Ai đó?
Tôi lắc đầu, mỉm cười:
-Chuyện gì đó Toàn hôm nay còn bãi khoá phải không em?
Chị Nhơn vừa nói vừa đi vào:
-Té ra học trò tới thăm cô giáo hả?
Tôi chỉ ghế:
-Ngồi chơi đi Toàn.
Toàn vẫn im lặng, lầm lì nhìn tôi. Tôi ngồi nhìn lá thư của Hải, rồi nhìn gương mặt trẻ măng của Toàn khe khẽ thở dài.
Toàn trầm giọng, cố tình làm người lớn:
-Cô nhận thư của Toàn chưa?
Tôi nhướng mắt nhìn Toàn. Bắt đầu phải ném viên cuội thăm dò lòng nhau rồi ư? Tôi mỉm cười:
-Toàn nên học chăm, sau này lớn lên đỡ ân hận.
Toàn hơi nhăn:
-Cô lạc đề rồi.
Tôi cười:
-Không lạc đề đâu Toàn, khi cô nói em nên học chăm nghĩa là cô muốn nói em còn quá nhở để viết những lá thư như thế.
Toàn thở dài:
-Toàn biết từ khi chưa gửi thư cô sẽ trả lời như thế, nhưng Toàn chỉ muốn hỏi cô đã nhận được thư Toàn chưa?
Tôi mỉm cười:
-Dĩ nhiên là cô nhận rồi, viết văn được lắm, mười sáu trên hai mươi đó nghe.
Toàn cười:
-Thư của Toàn mà cô cho điểm thì chết Toàn rồi.
Tôi nhìn Toàn:
-Làm nghề dạy học như cô, chỉ có điểm để tặng cho học trò thôi ngoài ra không còn gì, không có gì.
Toàn nhìn hai tay tôi không lẽ tôi rút tay về dấu đi, không lẽ để Toàn ngắm. Làm cô giáo phiền thật là phiền. Toàn buồn bã:
-Cô không vui hở cô?
Tôi lắc đầu:
-Tôi bình thường như mọi ngày, à Toàn dự định gì cho tương lai chưa?
Toàn rút bao thuốc ra nói khẽ:
-Cô cho phép.
Tôi cười nụ:
-Cứ tự nhiên, đây không phải là lớp học mà.
Thẻo mang hai ly trà nóng ra, tôi mời:
-Em dùng chút trà đi nhé.
Toàn thở khói cho những vòng khói lảng đảng bay lên:
-Em học để chờ, được ngày nào hay ngày đó, vì với tụi em bây giờ bàn chuyện tương lai là điên rồ, bởi tụi em không quyết định được tương lai đâu. Ba em thì nhất định lo cho em đi Mỹ rồi đó. Ông bà có vẻ chắc bụng lắm, riêng em, em nghĩ một mình yên thân còn bạn bè thì….em cũng không ham nữa.
Tôi thông cảm:
-Toàn có vẻ người lớn đấy chứ.
Toàn cười:
-Bộ cô tưởng em trẻ con à, cô lầm, tụi em già hơn cả cô về một vài vấn đề. Sau lưng tụi em là người lớn, xin lỗi cô, tụi em hết dám tin người lớn, họ gào đằng sau lưng tụi em, trước mặt là chiến trận. Ðành rằng đi lính là đúng, là tuyệt nhất, là nơi làm mình thật sự thành người. Nhưng sao vẫn thấy buồn, bởi mình không có quyền lựa chọn nên mất hết ý nghĩa. Như kiểu bắt mình lấy một cô gái đẹp rất đẹp làm vợ, nhưng không do mình chọn thì cũng chán như thường.
Tôi khôi hài:
-Từng này tuổi đã nghĩ chuyện lấy vợ cơ à? Thế thì nguy quá, chắc tôi ế dài rồi.
-Cô mà ế có trời sập.
-Thật đấy chứ.
Toàn bậm môi:
-Toàn thấy ở ngoại quốc rất nhiều người lấy vợ lớn hơn mình vài tuổi đó cô? Có sao đâu?
Tôi nghiêm trang:
-Ðó là chuyện của người ta, riêng tôi thì không?
Toàn cười nhạt:
-Vậy chắc cô thích người già?
Tôi đành mỉm cười:
-Có thể lắm.
Toàn gằn giọng:
-Cô thích như vậy?
-Tôi chưa biết mà sao em nổi giận nhỉ?
Toàn đứng lên:
-Thôi chào cô.
Tôi cũng đứng lên:
-Ừ em nên về đi, tình hình chưa yên đâu, lỡ có chuyện gì khổ lắm đấy.
Toàn tha thiết:
-Từ bây giờ em biết khổ rồi cô ạ.
Tôi cười thật vui:
-Chưa đâu, mai mốt quên hết liền.
Toàn về rồi tôi thẫn thờ lên lầu, Chị Nhơn nhăn nhó:
-Em thật kỳ.
Tôi ngạc nhiên:
-Sao cơ chị? Học trò của em đấy mà.
Chị Nhơn nghiêm mặt:
-Ai không biết là học trò, nhưng cô nhìn lại áo quần cô đi, chướng quá.
Tôi nhìn lại mình, áo mát màu hồng phấn thêu bông viền ren, lịch sự chán.
-Sao? Có vá miếng nào đâu chị?
Chị Nhơn hừ:
-Ai nói cô mặc áo vá, các cô thời bây giờ chịu mặc áo vá tôi đi bằng đầu.
-Thế sao chị mắng em?
Chị Nhơn dài giọng:
-Còn than thở? Ai đời cô giáo mặc áo ngủ tiếp học trò, thật không coi được, phải khoác áo dài vào, chị dặn bao nhiêu lần không nghe chi hết.
-Trời khách đến thay áo dài thì mệt chết. Bộ chị tưởng mặc áo dài dễ lắm sao? Thay xu chiêng này, quần satin này, lỉnh kỉnh trăm thứ mới mặc được cái áo dài chứ bộ.
-Thì cứ khoác đại cái áo dài vào không được sao?
-Khoác đại coi quê lắm phải son phấn, phải xu chiêng mút, phải dây này dây nọ. Ôi thà đừng tiếp khách nữa cho khoẻ.
Chị Nhơn giận:
-Mệt mệt rồi mặc áo ngủ tiếp khách, khác chi mời họ ngủ với mình mô? Ừ có khác chi không?
Tôi cố biện hộ:
-Em mới thay xong này, có nhăn nhíu gì đâu?
-Nhăn, còn mong nhăn, thật rầu cô quá đi.
Tôi thừ người:
-Nhưng chị nghĩ coi ở xứ này bán bún bò cũng mặc áo dài. Áo dài không ra áo dài, lại đi chân đất nữa chứ. Bán chè đậu xanh cũng mặc áo dài, bán cá chợ Ðông Ba cũng mặc áo dài, cái áo hàng chục năm không giặt, thà mặc áo cánh còn hơn.
Chị Nhơn quay lưng:
-Thà em mặc áo bà ba quần đen đi, chứ mặc bộ đồ thế này chướng quá.
Tôi cười:
-Thôi được, để em may vài cái áo bà ba.
Tôi từ tốn:
-Thôi bỏ chuyện đó, chuyện anh Phong ra toà chị tính sao đây? Chị có nghe tin tức gì của Thầy không?
Chị Nhơn lắc đầu:
-Chị đang rối cả ruột đây! Tính chi được mà tính.
Tôi nheo mắt:
-Rối ruột nên chị mắng em thấy không?
Chị Nhơn im lặng nhìn tôi, rồi mệt mỏi ngả lưng vào thành giường. Tôi bỏ về phòng mình cho chị nghỉ, còn quá nhiều chuyện để rối ruột để co tim.
Tôi vẫn như mọi ngày, ăn trưa ngủ trưa, rồi đi ra đi vào, đọc vài trang sách, ăn tối ngủ khuya. Một ngày lùi vào bóng tối. Mau thật và hờ hững thật, đời sống của mình như ở ngoài mình, mình quay trong đời như quay trong cơn lốc. Mình sống trong đời như đang chết dần, khô héo dần và tàn tạ dần. Ngày hôm nay da mình nhăn hơn ngày hôm qua, khô hơn ngày hôm qua và còn đỡ hơn cả ngày mai. Nếu không chụp bắt, nếu không hăm hở mà sống, vội vã mà sống mà yêu, rồi sẽ không còn gì đứng lại chờ mình. Rồi đời sẽ bỏ quên mình như Phong như Thịnh rồi sẽ quên tôi. Hình như hạnh phúc chỉ đến với ta trong một lần, trướt bay đi rồi là trướt đi mãi mãi, vô tận trong không gian, miệt mài trong tối tăm.
Hạnh phúc đã đến với tôi chưa? Phong hay Thịnh ai sẽ cho tôi hạnh phúc. Rõ ràng tôi yêu Phong nhưng rõ ràng Phong đem đau khổ đến cho tôi. Rõ ràng tôi không yêu Thịnh nhưng hình như Thịnh sẽ cho tôi một đời yên ổn, một khung ấm bình thường nhưng yên thân no đủ. Ðành hát một mình, đành vuốt ve mình cho bớt cô đơn, từng sợi tóc bay thơm mùi cở úa. Chiều hôm nay, anh ngồi trong nhà tù, anh còn thấy mặt trời vàng thu về một góc núi như em nữa không? Anh còn thấy ráng chiều soi huyền hoặc trên dòng sông êm? Anh còn thấy tin yêu còn thấy bùi ngùi?
Khi nào buồn quá em thường hát, hát cho mình nghe mà thương lấy mình.
Một ngày, ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua, một chiều, một ngày âm thầm đã đã trôi đi không còn gì.
Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi…
Còn ai khi anh vào tù? Còn ai là bạn, còn ai là thù? Tôi vẫn không thể quên anh, dù tôi muốn quên. Tôi không thể hết yêu khi tôi đã yêu, tình yêu chân thực nhất là tình yêu không còn nỗi chết. Ngày tháng vô cùng như tình yêu vô cùng. Sự chết chỉ có một lần nhưng tình yêu thì không cùng mãi mãi, sống em yêu anh và chết em cũng yêu anh.
Buổi sáng tôi đến Toà án mặt trận, nhưng không được gặp chàng. Người ta đình vụ của chàng dành một ngày khác. Tôi đành buồn bã trở về dưới hai hàng cây hắt hiu chờ gió. Buổi sáng chớm thu, lá vàng rơi từng chiếc khô khan trên mặt đường. Trời mênh mông cao vút, mình tôi với bóng buồn tênh trên đường.
Bước lên bậc thềm, đã thấy anh Dũng ngồi ở phòng khách với chị Nhơn. Tôi lúng túng:
-Anh Dũng, có chuyện gì vậy anh?
Anh Dũng nghiêm nghị:
-Cô đi đâu về đó?
Tôi ngập ngừng:
-Dạ em đến nhà cô bạn, nhưng cô ta đi vắng.
Anh Dũng bình thản:
-Anh vừa nói chuyện với chị Nhơn cho em về Ðà Nẵng, tình hình không yên, học ít bãi khoá nhiều mẹ muốn em về ở với mẹ.
Tôi kinh ngạc:
-Thật hở anh? Em đang học ở đây mà anh?
-Học gì nổi mà học, mẹ bắt anh ra đón em về.
Tôi lẩm cẩm:
-Mẹ bắt anh ra đón em về? Rồi làm sao em, em….
Chị Nhơn thương hại:
-Hay chú Dũng cứ để Trang ở đây vài bữa xem sao đã, nó đang học dở, bỏ về uổng quá.
Anh Dũng phân trần:
-Tôi phải chiều theo ý cụ tôi chị ạ. Mỗi lần nghe tình hình ngoài này lộn xộn, sinh viên xuống đường rồi lựu đạn cay, rồi giải tán nọ kia, cụ tôi lo không ăn không ngủ, đi ra than, đi vào thở. Tôi phải xin phép nghỉ ra đón nó về đấy chứ.
Quay sang tôi, anh nói:
-Em sửa soạn rồi xin phép anh chị về, muốn tính gì cô về tính với mẹ.
Anh mỉm cười:
-Anh thi hành lệnh của mẹ đã.
Tôi hết dám van lơn đành theo chị Nhơn lên lầu:
-Chị ơi!
Chị Nhơn cười hiền:
-Cứ về cho cụ yên tâm rồi kiếm dịp ra sau.
Tôi do dự:
-Em muốn nói chuyện anh Phong.
Chị Nhơn gật đầu:
-Sao?
-Chị lo cho anh ấy vụ ra toà đi,em sợ…
-Ối họ đình hoài biết đâu mà mò, hơn nữa cái đó vô lý hết sức. Nhưng khỏi cần dặn, chị vẫn lo cho Phong, em quên là…
-Em biết, nhưng…
-Còn gì dặn dò không?
Tôi cúi đầu bâng khuâng:
-Nói với anh Phong là em…
Chị Nhơn cười mỉ:
-Là em yêu nó?
Tôi lắc đầu:
-Không phải em van chị, người ta khinh em, em chỉ muốn nhắn anh ấy sau vụ này nghỉ đi, đừng tranh đấu nữa làm gì.
Chị Nhơn lắc đầu:
-Chị sẽ nói, nhưng vô ích. hắn là người gan lì, em quên rồi hở Trang?
Tôi nhún chân bỏ đi thu dọn áo quần, nhìn lại một lần nữa quanh phòng, nhìn lại một lần nữa giòng sông. Hình như tình yêu mạnh hơn tình mẹ. Hình như tôi không còn vui như ngày xưa mỗi lần được trở về với mẹ. Mình hư hỏng bất hiếu đến thế này? Mình yêu thương nhung nhớ một người xa lạ hơn cả mẹ mình? Tệ thật, mẹ nuôi mình từ nhỏ, mẹ mang nặng đẻ đau, giờ mình không lo cho mẹ, mình lo cho người ngoài?
Chị Nhơn đưa tôi và anh Dũng ra tận xe. Bạn anh Dũng lái xe nhà cho hai anh em quá giang về Ðà Nẵng. Tôi buồn buồn nhìn quanh, vắng một người thôi mà trời đất hoang vu vô tận, vắng một người thôi mà lòng mình ủ rũ như lá khô. Giòng sông sáng nay buồn tênh, con đường Lê Lợi hôm nay nhớ áo dài trắng, nhớ tóc thề bay nên u ẩn như ai đó nặng sầu tương tư.
Anh Dũng hỏi:
-Tháng vừa rồi tại sao em dặn nhà không gửi tiền ra nữa?
Tôi bối rối:
-Dạ vì em còn dư tiền sài.
-Ðừng dấu anh, anh không phaỉ là con nít, một tháng năm ngàn làm sao dư được, tiền ở đâu ra, ai cho em?
Anh nhìn tôi đăm đăm:
-Em hơi gầy đó nghe, nói đi, ai cho em tiền anh chị dạy học đâu có dư giả gì?
Tôi thú nhận:
-Anh Hưng lo cho em đi dạy.
Anh Dũng thở dài:
-Ði dạy, hèn gì em gầy đi cũng phải. Thôi học kiểu đó nghỉ còn hơn, sang năm anh sẽ lo cho em vào Sàigòn học.
Tôi cảm động:
-Thôi anh ạ, em cảm thấy làm khổ anh quá nhiều rồi, lương công chức của anh thời buổi này ăn thua gì, còn chị và tụi nhỏ nữa để đâu.
Anh Dũng nhìn ra xa:
-Em đừng buồn, nhà còn mình em nhỏ, anh không thương em thì thương ai chị là người ngoài, em đừng trách chị tội nghiệp. Ðàn bà lòng bao giờ cũng hẹp.
Ðỉnh đèo Hải Vân đầy mây, đầy gió. Tiếng sóng vỗ dạt dào, biển xanh ngắt và chim từng đàn bay ngợp một vùng. Tôi đòi ngừng xe thật lâu, nhường mọi người đi trước để đứng giữa trời mây biếc xanh để gió biển mơn man trên má, để gió thổi bay bạt ngày những dòng tóc nâu vàng trong nắng. Anh Dũng để mặc tôi mơ mộng, nhớ Phong vô cùng, tên anh là gió là bão. Tình yêu cũng là cơn bão thổi bay mọi ràng buộc để từ đó vĩnh viễn lao vào cơn bão tình yêu, để từ đó người yêu, không còn gì đáng để mơ ước. Tôi đứng chênh vênh trên đỉnh đeò nhớ Huyền Trân ngày xưa và mối chung tình của Trần Khắc Chung. Nàng công chúa đa tình đó từ tạ người tình ra đi không đợi ngày về, để lại Kim thành dấu yêu một người tình mờ mắt trông theo. Làm vợ vua Chiêm là tự đoạ đày, để một ngày sửa soạn bước lên dàn hoả thiêu đốt thân mình cho một người chẳng phải người yêu. Thuyền chàng căng gió đến tìm, đem nàng ra khơi trên là mây xanh dưới là nước xanh, Huyền Trân tìm lại tình yêu một đời. Huyền Trân ơi, tôi giờ cũng sầu, cũng khổ khổ hơn nàng nữa, bởi người tôi yêu không yêu và không chung thủy như Trần Khắc Chung của nàng.
Tiếng gọi nào vang lên thật quen và thật lạnh:
-Tố Trang.
Tôi quay lại sững sờ:
-Ủa chị Lan Chi.
Lan Chi cười kẻ cả:
-Cô về hay đi đâu?
Tôi nói nhỏ:
-Ở ngoài bãi khoá nên em về Ðà Nẵng mẹ em không cho em ra nữa.
Lan Chi cười:
-Tôi cũng mong như vậy.
Tôi im lặng Lan Chi kể:
-Nghe người ta nói anh Phong sắp ra toà nên tôi ra thăm anh ấy.
Tôi cười nhẹ:
-Trông chị vẫn phây phây.
Lan Chi nhìn tôi:
-Còn em sao sút quá vậy, gầy lắm rồi đó nghe.
Tôi bực bội, tôi ghét ai nói tôi gầy, nói tôi già nói tôi xấu tôi tỉnh như không nhưng chê tôi gầy thì ác quá vì tôi khó bình tĩnh nổi khi nghe chữ gầy.
-Em bao giờ cũng vậy.
-Phải ăn uống tẩm bổ đi chứ, nói cho em biết nghe, đàn ông họ ghét người gầy lắm, nếu có yêu cũng chỉ thương hại, không bao giờ họ đam mê nếu mình gầy.
Tôi cau mày:
-Chị nhìn cổ tay em đi, em gầy bao giờ mà gầy, muốn mập dễ ợt làm gầy đi mới khó kia, mập quá em sợ chóng già lắm, đi ra ngoài đường ai cũng biết mình năm sáu con thì chán mớ đời.
Lan Chi cười nhạt:
-Ðâu em nói làm mập dễ, em nói nghe coi đi, chị có con em, chao nó gầy ơi là gầy, người đét như con cá phơi khô, mặt mũi coi cũng xinh xinh vậy mà mười chín hai mươi tuổi đầu chả có một người bạn trai nào. Chả bù cho chị, chồng con rồi mà đàn ông bám cả bầy như đuôi sam vậy đó.
Tôi mai mỉa:
-Muốn mập ấy à? Ði bơm ngực cho căng phồng lên, nâng mũi cao lên thì mập liền, khó khăn gì đâu, nhưng em không thích được yêu vì những thứ đó, người nào yêu em, có nghĩa là yêu tâm hồn em, những gì thật sự của em, gầy người ta yêu gầy, xấu người ta yêu xấu. Vậy mới là tình yêu, sexy như chị sẽ không biết thế nào là tình yêu nữa. Buồn chết.
-Chị không cần biết tình yêu là gì? Mà tình yêu là gì, em nói chị nghe coi, mình có cân đo sờ mó được nó đâu. Ðàn ông mê chị là được rồi, họ quỳ xuống vì mình là được rồi.
Tôi lắc đầu thương hại:
-Hèn gì chị mập, nữa rồi chị to gấp đôi anh Phong cho coi.
Lan Chi cười ngất:
-Người ta nói cặp vợ chồng nào vợ mập hơn chồng có nghĩa là bà vợ được sợ.
Tôi mai mỉa:
-Nghĩa là anh Phong rất thờ chị?
Lan Chi kiêu hãnh:
-Dĩ nhiên rồi, vợ anh, anh phải sợ chứ, bộ sợ vợ hàng xóm người ta đập chết.
-Chị hãnh diện vì được anh sợ?
-Chứ sao? Ðó là dấu hiệu của tình yêu.
Tôi hỏi:
-Xe chị sắp xuống đèo chưa?
Lan Chi nhìn quanh:
-Sắp sửa, em không ra Huế thật nữa hở?
Tôi cười:
-Biết đâu được phải không chị?
-Ừ đời giờ trai thiếu gái thừa, nhưng chị thấy liều lĩnh như em chẳng có lợi gì hết, cứ nhè mấy ông có vợ mà yêu em sẽ thành thứ lang bang cho coi.
Tôi ngẩn cổ mà cười:
-Nhưng nếu lấy chồng rồi, hay yêu một người nào rồi, em sẽ chung thủy hơn chị nhiều, em cũng không thèm lợi dụng đàn ông đâu, lợi dụng đàn ông là tự hạ giá mình như những món hàng.
Tôi nhìn Lan Chi:
-Hơn nữa em điều tra kỹ rồi, anh Phong chưa có vợ, chị nhận anh Phong làm chồng riết, nên lịch sự anh ấy để nguyên cho vui.
Lan Chi xầm mặt:
-Con gái nhỏ mà ăn nói lì lợm như là…
Tôi gay gắt:
-Như là thứ đàn bà bất chính, bỏ người này lấy người kia ấy hở? Em mà có chồng rồi ấy hử, em cắn cỏ ngậm vành, thuỷ chung cho chị coi.
Lan Chi dài giọng:
-Ðể tôi chống mắt coi cô có lấy chồng được không? Nói thật thứ như cô cho không họ cũng không thèm đâu, ôm củi khô có lẽ còn sướng hơn.
Tôi cười nhẹ:
-Mập như phi nước bộ đẹp, không tin rồi đó, nếu tôi để trăm người đàn ông sờ ngực tôi cũng căng ra liền, thua chi ai.
Lan Chi quày quả bỏ đi, nàng sợ tôi khai tên. Tự nhiên tôi lại buồn vì yêu Phong tôi đanh đá với nàng. Buồn thật khi phải tranh dành và ghen tuông nhau. Lan Chi đẹp, rất đẹp ;người đẹp thì đàn ông mê đàn ông sợ. Ðàn ông phải có uy quyền có tiền tài, đàn bà phải có nhan sắc. trời định thế rồi, cay đắng nhau có lợi gì đâu? Tôi không nhìn thấy tôi, ngắm mình qua gương là ảo ảnh rồi. Tôi không thể biết tôi đẹp hay xấu qua một tấm gương. Tiếng anh Dũng gọi:
-Sao lên xe thôi chứ? Mơ mộng hoài sao được cô?
Tôi cười buồn:
-Em chờ anh đó chứ.
Anh Dũng băn khoăn:
-Có chuyện gì buồn phải không?
Tôi nói dối:
-Về thình lình thế này ông hiểu trưỡng nhằn cha Hưng phải biết.
-Không sao, tối em viết thư cho cha, người bạn anh sẽ đưa ngay cho cha, họ kiếm người khác ăn thua gì.
Ngồi trong xe nhìn cây rừng và đá chen trong lá, nhìn con đường vòng quanh bò dần xuống, tôi vẫn nghĩ hoài đến Phong. Ðời người quá nhiều khúc quanh, miệt mài mà sống hay hững hờ mà sống, như cây cỏ rồi cũng xong một đời. Phong ngồi tù và tôi rời thành phố. Tôi là kẻ chạy trốn hay thua cuộc? Lan Chi ra rồi, Phong còn thì giờ nào để nhắc nhớ tôi. Ðịnh mệnh ra tay trước khi tôi liều thân lao vào đời Phong, trước khi tôi kịp hôn Phong được một lần.
Thành phố cũ vẫy tay chào đón tôi trở về. Mới vài tháng rời xa mà tưởng nhử ngàn năm trở lại. Tôi thành kẻ lạ giữa hai dãy phố đông. Trại lính, căn cứ Mỹ và những cô gái đẹp son phấn đợi chò trong những vuông nhà dán đầy tranh ảnh khoả thân.
Anh Dũng lặng lẽ hút thuốc. Tôi lặng lẽ nhìn người và vật lùi lại đằng sau, những khuôn mặt đàn ông vẫn ám ảnh tôi liên tục không rời.
-Hình như mẹ định gả chồng cho em đó, anh báo trước cho biết để khỏi ngạc nhiên.
Anh Huy bạn anh Dũng mặt lạnh như tiền, giờ mới lên tiếng:
-Con gái đẹp như em của ông khó mà học được lắm chưa gì đã có người khênh đi rồi.
Tôi than thở:
-Mẹ có dâu có rễ đủ rồi, cho em ở nhà không được sao? Anh nói thật hay dỡn anh dũng?
Anh Dũng cười:
-Tôi lại đi dỡn với cô à? Loạn chưa?
Anh Huy rùn vai:
-Lấy chồng là vừa để rồi mai mốt khó thêm ra.
Tôi khoanh tay:
-Em ế rồi đó anh, mai mốt gì nữa.
Anh Huy cười xoà:
-Chưa đâu, nhưng tính dần là vừa.
Thịnh ngồi bên bục cao, đôi mắt sáng sau vòng kính trắng, nụ cười thấp thoáng thầm gửi cho tôi những lời hẹn. Sinh viên lặng lẽ ghi bài, không khí uể oải và buồn buồn. Thịnh nói chuyện ngày xưa và sinh viên thích nói chuyện bây giờ, chuyện hôm nay. Chuyện sống chết của họ. Họ thích đổi mới, hãy hiên ngang tiến lên, và lật nhào những gì đã rữa nát, đã cản kỳ đà họ. Với tuổi trẻ, người già thật đáng sợ, họ không làm, họ không muốn thay đổi, họ mỏi mệt và biếng lười, nhưng họ nhất định làm kỳ đà cản mũi mọi sự thay đổi. Những người bạn trẻ của tôi đã hậm hực bàn tán như thế. Tôi im lặng vì tôi là đàn bà, đàn bà ít nói chừng nào có duyên chừng đó.
Họ lắc đầu ngán Thịnh. Thịnh là một thứ gìa đối với họ, vì Thịnh không dự cuộc. Thịnh muốn sinh viên nhắm mắt học như người mù sờ chân voi. Thịnh giảng bài hấp dẫn, nhưng vô ích, lòng dạ những người ngồi dưới đang vò nhàu, đang nóng như lửa đốt. Một giờ nặng nề trôi qua. Thịnh kín đáo tìm tôi, nói nhỏ nửa câu rồi bỏ đi liền:
-Chiều nay anh đợi chỗ hôm qua…
Tôi nhìn theo Thịnh, không biết buồn hay vui. Rôì biểu ngữ bất ngờ căng đầy đường, nghênh ngang lối đi. Chữ xanh chữ đỏ để phản đối hiến chương này hiến chương kia. Sinh viên tụm năm tụm ba, nét mặt nặng trĩu suy tư, như thể vận nước sắp tan tành đến nơi, như thể họ sắp liều chết để làm một cái gì cho quê hương này.
Riêng tôi, tôi biết sẽ tìm được Phong nếu tôi theo họ lăn xuống đường. Ðược nhìn người yêu vang giọng giữa đám đông, được nhìn người yêu và những giòng mồ hôi nhiệt thành, là niềm mơ ước của tôi. Sinh viên nhất định bãi khoá. Thịnh thêm một lần nữa thở dài. Tôi theo đám đông đi dọc theo đường Lê Lợi. Tôi đi tìm Phong. Một lời gọi nào vang vọng thiết tha trong tận đáy lòng, bắt tôi phải đi tìm chàng. Dù trước mặt còn đầy bất trắc, tôi vẫn cứ đi. Dù phải chết trên đường đi tìm. Tình yêu, một thứ tôn giáo kỳ bí nhất, ghê gớm nhất và người yêu là vị giáo chủ đầy uy quyền trói buộc ta suốt cả một đời. Cuồng yêu còn ghê gớm hơn cuồng tín một tôn giáo. Tôi tan biến trong đám đông, tôi nhỏ nhoi trong đám đông, tôi quên mình đang làm gì? Tại sao đi theo họ? Chắc gì Phong có ở đó cuối con đường này? Chắc gì Phong đang gầm gừ như dã thú, biết đâu chàng đã vào chuồng? Ðám đông ngừng lại, hàng ngàn người đứng kín công trường. Giọng nói của chàng bay trên đám đông, bừng bừng xôi xục. tôi chen tới chen tới không ngừng. Mặt tôi nóng bừng bừng, mồ hôi ướt đẫm tóc tôi, chàng ở xa quá, chàng của đám đông, không phải của tôi. Không bao giờ chàng thuộc về tôi, đám đông gào lên theo chàng. Họ lập lại lời chàng với nước mắt lên cao, với hai tay nắm lại thật chặt, với trái tim như nở lớn ra, với trí óc như bay lên cao. Chàng nhỏ bé, chàng bình thường như mọi người đàn ông khác. Họ tìm được ở chàng cảm giác gần gũi cùng một số phận.
Tôi dừng lại để thở, tôi mệt muốn đứt hơi. Em còn xa anh quá, em tầm thường nền không dám tiến đến gần anh. Tôi chen tới chen tới. Tôi luồn, tôi cúi, tôi lách nghiêng lách dọc, tôi mệt nhoài người nhưng lòng vui tràn đầy kéo về bừng bừng như thác lũ. Lời chàng soi thủng đám đông, giọng chàng khi gầm gừ, khi bi thiết khi nhanh khi chậm. Tôi lặng người khi nhìn rõ đôi mắt đảo vì xúc động để nghe từng lời nói chàng vang cao trên đám đông.
-Hãy tự cứu lấy quê hương mình. Ðừng đợi chờ phép lạ, đừng mong người giúp đỡ. Hãy tự cứu lấy quê hương mình, hãy tự cứu lấy cha mẹ anh em và bằng hữu mình. Máu đã đỗ quá nhiều, ướt đẫm phần đất này rồi, xương đã cao hơn núi. Quê hương này đã tạo thành bằng sinh mạng tổ tiên chúng ta. Ðừng cúi đầu nữa, đừng quỳ lụy nữa, hãy cắn chặc răng lại, hãy hiên ngang dù cho phải chết. Chỉ còn chúng ta, chúng ta phải được sống hãy bóp cổ kẻ đang cưỡi trên đầu trên cổ chúng ta. Hãy hất nó xuống, hãy đạp lên nó mà tiến lên. Ðừng thấy nó to mà sợ, chúng ta nhỏ bé nhưng chúng ta có sức mạnh tinh thần, chúng ta còn trẻ, chúng ta có tương lai. Tôi van các anh, các anh đừng gục đầu. Tôi van các chị, các chị đừng gục đầu. Ngước mắt lên đi, chúng ta sinh ra làm người, chúng ta phải được đối xử như mọi người. Chúng ta không phải là những con vật để phải nhịn đói bên cạnh kẻ dư ăn phè phỡn cười đùa trên nước mắt và mồ hôi của chúng ta. Hãy giết hết những người hút dần đến giọt máu cuối cùng của chúng ta, bầy thú man dã hít dần sinh lực chúng ta rồi. Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn bạn bè, hãy nhìn anh em. Do chúng ta bọc lấy xương, chúng ta xanh xao, chúng ta gầy còm vì ai? Thế hệ con cháu chúng ta sẽ như thế nào khi cha mẹ chúng ta thường trực đói khát. Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn cha mẹ anh em và bằng hữu anh đi. Sẽ mất tất cả, vinh danh dân tộc, sẽ mất tất cả đất đai phì nhiêu. Vậy phải một sống một còn thà chết trong vinh quang còn hơn chết dần chết mòn vì bị loài thú man rợ hút đến giọt máu cuối cùng.
Hãy tự cứu lấy mình hãy tự cứu lấy quê hương ta.
Tôi mê đi. Tôi nghe đám đông gào vang câu nói của chàng. Tôi nghe tiếng chân đi lên trùng trùng lớp lớp, tiếp nối không ngừng. Lá xanh trên cao, trời xanh trên cao…Việt Nam tôi Việt Nam tôi vẫn anh hùng, vẫn anh hùng vẫn gian nan chiến đấu từng ngày, vẫn hiên ngang chiến đấu từng giờ…
Nước mắt tôi dàn dụa chảy ra, khói cay mù trời nước mắt này khóc cho quê hương đi? Nhiều người đã gục xuống và nhiều người vẫn đều đều bước đi. Tôi nghe tiếng nổ bùng lên, tôi nghe tiếng súng chát chúa từ chỗ chàng đứng. Tôi khổ sở chen đến với chàng, chàng không còn đây nữa. Thầy cũng vắng bóng. Tôi khóc vì yêu chàng hay vì lựu đạn cay. Rối loạn ngợp trời. Tôi che kín bằng khăn tay, nhưng mắt vẫn cay, mắt vẫn xót. Anh ơi, người ta khóc hết rồi dù khóc vì lựu đạn cay thay vì thương cho quê hương này đã quá nhiều khốn khổ. Tôi tìm đủ cách để chạy trốn đám đông. Tôi đến đây vì chàng, lòng yêu quê hương không gần gũi bằng tình yêu chàng.
Chưa bao giờ nước mắt vô duyên như hôm nay. Tôi thất thểu đi như người sắp chết khát trong sa mạc. Mắt tôi xốn đâu và dòng dòng vì nước mắt. Cay quá đánh ghen bằng ớt chắc cũng không cay bằng. Nhiều người yếu sức đã gục xuống. Tôi đi tìm chàng, súng nổ rồi máu sẽ phải chảy, như hàng hàng trăm năm đã chảy dòng dòng. Anh ơi, làm sao cho em tìm thấy anh? Chúa ơi! Phật ơi! Tôi gọi hết Chúa ơi Phật ơi, người yêu của tôi đâu hở trời? Tôi ngã xuống áo dài bị dẫm nát, tôi chỗi dậy tơi tả đi tìm. Tóc rối bời, môi khô và mắt đỏ. Không thấy gì nữa rồi, chỉ thấy nước mắt dàn dụa ứa ra thôi. Tôi lả người ngồi bệt xuống thềm nhà ai đóng cửa. Lòng em yêu anh vô bờ bến nhưng thân xác nhưng em yếu đuối mọn hèn, em đành gục nơi đây, em đành không tìm thấy anh. Anh nói đúng, điều thứ nhất phải có ăn phải khoẻ từ người giàu đến người nghèo mới nói chuyện anh hùng mạnh cho dân tộc. Ðói khát sẽ mê mệt chạy ăn, không lòng dạ nào yêu nước nữa, đói khát sẽ chối từ văn hoá, sẽ chê sách, chê nghệ thuật, chê những thứ đó thì không bao giờ còn dân tộc, còn tình tự quê hương.
Ðiều thứ nhất phải no cơm ấm áo, phải khỏe mạnh. Ngày mai trở đi, em sẽ ăn thật nhiều vào, thịt chiên, cá chiên để đủ sức yêu anh, đủ sức chổi dậy trong mù cay để tìm thấy anh. Ðói quá yêu mấy cũng đành chịu, sáng nay em lại giả vờ quên ăn sáng, thời giờ ăn sáng nghe tư bản quá.
Tôi ngồi nghĩ nhảm, bên tai súng nổ trước mặt khói cay. Người cảnh sát che mặt nạ, bất ngờ đi tới đặt một người đã ngất sỉu nằm xuống. Tôi mệt mỏi hé mắt nhìn và dựng phắt lên, che mặt lại thảng thốt kêu:
-Trời ơi, trời ơi anh!
Người đeo mặt nạ làm hô hấp cho chàng. Tôi nhìn sững chàng. Tôi tìm vết máu, tôi tìm hơi thở. Hay tay tôi dư thừa, miệng lưỡi tôi cũng dư thừa, tôi co lưỡi không nói được nữa. Tôi co tay không cầm nổi tay chàng:
-Thầy, thầy tỉnh chưa?
Thì ra học trò của chàng. Tôi ngồi im nhìn ngắm khuôn mặt hằng yêu dấu. Người chàng bầm tím xây xát khắp nơi. Chàng như người đang ngủ. Tôi đi theo ông cảnh sát trẻ xốc chàng ra xe. Tôi tự do nhìn chàng. Lòng đau như thắt vào nước mắt thật sự bây giờ mới rưng rưng.
Tôi phóng xe đạp miệt mài. Tôi năn nỉ những người lính trẻ bồng súng hé mở những hàng rào kẽm gai cho tôi đi. Thành phố căng thẳng, những hàng rao kẽm căng đầy đường phố. Mở mắt ra chỉ thấy lính, thấy đạn. Mở mắt ra chỉ thấy hận thù. Buồn quá đi thôi.
Người cảnh sát trẻ tuổi đã vì tình thầy cũ, che mặt nạ đội nón sắt, bồng chàng vượt vòng rào hơi cay mù và đạn bay để cứu tỉnh chàng. Nhưng anh ta không thể cản người ta tách rời khỏi chàng, người ta đưa tôi về nhà và bắt giữ chàng. Tôi lấy xe đạp nhất định đi tìm chàng.
Cuối cùng tôi đứng ở quận trấn. Người ta từ chối cho tôi gặp chàng. Ðường xa và bao nhiêu gian nan để phải trờ về không được trông thấy nhau. Tôi tủi thân đứng khóc. Những ngươì có lòng đành dẫn tôi vào thăm chàng. Một cái sân rộng khô khan không bóng cây, được vây lại bằng hai ba lớp kẽm gai. Rồi một vòng tròn vây hàng trăm người ngồi đứng trong đó. Tôi đỏ mắt nhìn sững bạn bè,. Những người rất trẻ ngồi trong vòng gai tù hãm. Chàng đứng lên khi trông thấy tôi. Người lính cũng rất trẻ nâng vòng kẽm gai cho chàng chui ra với tôi.
Lòng tôi đau quặn lại, áo quần chàng đầy bụi đầy đất, tóc chàng rối và râu chàng mọc tua tủa đậm đen buồn muốn khóc. Tôi khóc ròng. Chữ anh gọi lên pha đầy nước mắt, tôi vịn hàng rào để nhìn chàng:
-Anh ngồi đó suốt một đêm hả anh?
-Mọi người đều ngủ ngồi như anh đêm qua.
-Anh còn ngủ được?
-Mệt quá cũng phải ngủ chứ em.
Chàng nhìn tôi, sao anh nói ít thế, nói gì với em đi, em sợ sự lặng lẽ của anh. Chàng mím môi:
-Em về đi.
Tôi lắc đầu:
-Không.
Chàng thở dài:
-Thiết quân luật, tại sao em dám đi hở Trang?
-Em lạy người ta cho em đi. Em khóc với người ta, em cười với người ta, để đi tìm anh.
Chàng gắt:
-Anh không bằng lòng. Thôi về đi, nguy hiểm lắm.
-Mặc em, em gian nan lắm mới được trông thấy anh.
-Mai anh về, đừng lo, mai anh về.
Tôi muốn nắm lấy cánh tay chàng bên kia hàng rào sắt. tôi muốn bay qua giây kẽm gai như Vương Vũ phi thân để vào đó thức một đêm với chàng. Trong tù đầy tình yêu sẽ thắm thiết nở hoa trong tim chàng. Tôi đau đớn nhìn chàng. Một đêm thôi râu ria rậm rì như người tiền sử thế sao anh? Một đêm thôi mà sao anh già đi nhiều quá, đen đi nhiều quá. Áo quần anh dơ, mặt mũi anh dơ, vậy mà em yêu anh tưởng chết cho anh được. Em yêu anh nên mới một mình đi tìm, khi mọi người đóng cửa lo âu trong nhà, khi đường phố vắng tanh vắng ngắt.
Mặc cho Thịnh chờ, em đã nước mắt ngắn nước mắt dài năn nỉ hết người này đến người kia để tìm được anh. Ðể nhìn anh sa sút như anh hùng thấm mệt, để nhìn anh bơ phờ như kẻ thua trận sau một cuộc so gươm dài dằng dặc.
Anh thấm mệt chưa? Thôi sau trận này, về nhà lấy em làm vợ cho rồi. Em sẽ hầu hạ anh như nữ tỳ, em sẽ yêu anh như ái khanh yêu quân vương. Em sẽ quỳ xuống cởi giầy cho anh, sẽ ôm hai chân anh vào lòng mà cắt tỉa, rũa gọt móng chân anh, sẽ nâng hai tay anh ngang ngực mà rũa móng tay cho anh, sẽ rửa mặt bằng nước nóng mỗi tối, sẽ rửa mặt nước mưa mỗi sáng cho anh. Sẽ đấm bóp mỗi đêm, sẽ hôn mỗi sáng, và sẽ đơì đời chung thuỷ yêu anh.
Anh sẽ khoẻ mạnh sẽ đi ra đi vào cho em nhìn em ngắm, em thương. Sẽ không bao giờ gào thét để bó gối ngủ ngồi suốt đêm. Mệt chưa anh? Thôi chuyến này về lấy em làm vợ đi, để làm ông vua với em cho rồi. Thôi chuyến này ngừng hẳn phiêu lưu đi, hãy yêu mình trước khi yêu moị người hãy yêu mình trước khi yêu quê hương.
Ðoạ đày cho nhiều, rồi chết đi lấy ai yêu nước vào đây nữa. Em thấy người ta yêu nước thương dân bằng miệng tài lắm anh ơi. Người ta giàu sang đi xe hơi, ở phòng lạnh để yêu nước cho an toàn. Người ta không dại dột yêu nước kiểu tay trắng như anh đâu. Trước hết phải có vợ đẹp, phải có tiền rồi mới gào lên rằng tôi yêu nước, trắng tay như anh yêu nước chỉ tổ vào tù.
Chàng nhìn ngươì lính trẻ đến dục tôi về, cái nhìn làm tôi lạnh người.
-Thôi em về đi.
Chàng lặng lẽ quay lưng cúi đầu đi từng bước vào trong vòng gai tròn vây chàng và những bằng hữu chàng như người ta vây đàn gà ngoài chợ. Tôi thất thểu đi ra, từng trạm kiểm soát để lại năn nỉ khô nước bọt.
-Cô ở lại đây đi, không đi được nữa đâu, giới nghiêm rồi.
Tôi tái mặt ở lại đây, ngàn lần không rồi.
-Tôi là đàn bà, tôi là đàn bà, tôi phải về nhà tôi, dù phải chết, dù đạn ghim vào giữa tim tôi.
Họ cười ngất ngưởng rồi tặc lưỡi mở những vòng giây kẽm tròn cho tôi lách qua. Trở về nhà, tôi leo từng bậc thang trèo lên giường nằm mở tròn hai mắt mà hình dung chàng bó gối ngủ ngồi trong đêm nay. Những giấc mơ hãi hùng kéo đền đè tôi dí người trên giường. Tôi ước mơ tình yêu, để thấy toàn sự chết và tù tội. Ước gì chàng chịu sống một đời bình thường như bao nhiêu người khác. Chàng quên rằng, yêu nước cũng là một đặc quyền của một số người thôi. Khơi khơi yêu nước là một tội. Khi nào chàng có tiền, để làm dân biểu làm ông này ông nọ, chàng mới có quyền yêu nước chứ. Anh học giỏi hơn em tài ba hơn em, nhưng anh ngây thơ hơn em rồi.
Buổi sáng miệng đắng chát tôi mệt mỏi thừ người ra, không muốn nghĩ ngợi…đầu óc lười biếng đến thê thảm. tay chân như bó bột, muỗi đốt mình để hút máu cũng không buồn xua đuổi nữa. hút hết đi thì chết, quậy cựa cho nhiều cũng thế thôi.
Chàng vẫn bị giam giữ, tôi cam chịu buông tay. Tôi yếu đuối quá, uy quyền không có, tiền bạc không. Ngày ngày vẫn đi ra đi vào ngóng đợi. Ðại học đóng cửa im lìm như gương mặt người dân ở đây thầm thầm khép kín. Như giòng sông lặng lờ trôi giữa hai bờ đất hiền.
Buổi sáng vẫn đợi thư nhà, vẫn chờ một gợn nhỏ đổi thay cho bớt nặng nề. Ngoài người yêu và những kẻ thân tình, bác đưa thư có lẽ là một người dễ thương nhất vời những kẻ cô đơn như tôi. Tự tự rủa thầm tôi, yêu Phong nhưng vẫn thích đọc thư xanh của Thịnh, những lá thư tình của thầy vẫn là kẹo bánh thơm mùi bơ sữa cho một đứa con gái như tôi.
Bóng dáng thênh thang giữa hai hàng cây cao đổ bóng trong nắng của Toàn lại thân quen xuất hiện. Toàn vẫn hút thuốc, vẫn kiên nhẫn đếm bước đều đặn bên kia đường trông sang balcon phòng tôi. Ði qua, rồi lại đi về. Ðứng dựa gốc cây rồi đứng dựa cột đèn. Cúi đầu mà đi rồi lại nghểnh cao cổ mà bước. Học trò bãi khoá, đại học đóng cửa. Tôi chưa phải trả lời lá thư tình si dại của Toàn, nhưng mỗi ngày Toàn vòng vòng trước nhà tôi hàng giờ, nhưng mỗi ngày Toàn làm tôi nao núng, ít nhất phải nao núng. Tôi không phải là gỗ đá, tôi là người ruột tôi mềm lắm tim tôi nóng lắm. Vẫn biết tôi không bao giờ yêu Toàn. Em còn nhỏ, đàn bà mau già hơn đàn ông. Tôi không dám nhìn Toàn nhưng cũng không nỡ đóng cửa để quay vào, không nỡ chối từ một lần cho Toàn nhìn thấy tôi.
Toàn không vời tôi xuống, Toàn chỉ buồn bã nhìn tôi rồi lại cúi đầu bỏ đi. Một phút sau Toàn lại có mặt. Ðều đặn ngày nào cũng như ngày nào. Riết rồi hình ảnh Toàn trở thành thân quen gần gũi như những lá thư tình của Thịnh.
Người đưa thư ghé đến, tôi đành bỏ balcon để xuống nhận thư. Toàn đi rồi, lòng mình hơi ngẩn ngơ buồn buồn ngó theo.
Thư của Hải, tệ thật mãi hôm nay mới chịu viết thư cho mình. Sàigòn làm người ta dễ quên nhau, bởi Sàigòn vui quá, đẹp quá.
Sàigòn ngày….tháng….
Tố Trang,
Ðịnh viết thư cho mi lâu rồi, răng vô đây lười quá mi nợ, chả muốn lãng mạn nữa mi ơi. Thiên hạ cứng như cột điện cả rồi mình cứ mềm như liễu rũ thấy cũng chướng quá mi hỉ? Nhưng hôm nay thì phải viết, nhất định phải viết, viết một lần cho mi rồi có chết cũng được nữa. Nghe tin ngoài nớ lộn xộn quá, tao sốt ruột hy vọng mi không can chi.
Trang,
Mi còn đủ can đảm nghe chuyện tình yêu của tao nữa không? Ở đây tao không tìm được một nữa con bạn thân nào, mi biết không, ở Sài gòn người ta kỳ lắm, người ta không có thì giờ yêu lẩm cẩm như tụi mình đâu. Tụi cùng lớp Hải nghe cặp nào yêu nhau ba bốn năm cứ le lưỡi hoài. Thành ra không còn ai để thông cảm với mối tình bất tử của tao, đừng cười tao nghe Trang, tao không dùng chữ….sáo đâu, khi tao nói tình yêu của tao là tình yêu bất tử. Thỉnh thoảng tao mới được gặp Thầy. Ở đây Thầy ít tiếp khách lắm, nhưng chỉ gặp Thầy một tuần một lần thôi, tao cũng đủ chết rồi. Mi biết không? Tình yêu của một người như Thầy là ân sủng kỳ diệu nhất. Thầy âm thầm lo cho tao như một người cha lo cho con.
Khổ ghê, không ai tin nổi tao lại yêu một người như Thầy. Hơn nữa vì uy tín của Thầy tao phải dấu kín tâm sự chừng nào tốt chừng ấy. Mà không được nói ra nỗi vui sướng, nỗi buồn rầu tình yêu mình với ai, cũng khổ như kẻ thất tình. Hạnh phúc đau khổ phải được san sẽ mới còn là hạnh phúc, mới còn là đau khổ. Phải mi vẫn nói như thế không Trang?
Tao học xã hội ở đây. Văn khoa Sàigòn đông gấp trăm lần Huế. Sinh viên nhiều đứa thực tế lắm, cùng lớp Hải có người vừa chạy áp phe vừa học, bởi phải có tiền và có bằng cấp mới dễ lấy chồng ở cái xã hội ngày nay. Thảm ghê Trang hỉ? Sinh viên đàng hoàng còn trẻ măng như tụi mình chứ không phải lớn tuổi đâu nhé. Thấy tụi nó nói cũng có lý, biết mai sau gặp người giàu hay người nghèo, thôi lo dành dụm ngay từ bây giờ cho chắc bụng.
Nhưng tận đáy lòng vẫn thấy nhớ Huế vô cùng. Thỉnh thoảng Thầy về Huế thăm sinh viên, mi có gặp không? Học ở đây là hùng hục như trâu, là đánh vật với bài vở với bao nhiêu khó khăn.
Riêng mình, còn một tình yêu mà cất dấu, nhưng mà buồn lắm Trang ơi. Rồi đời sẽ đưa mình về đâu? Yêu người khác thì ngàn đời không được, nhưng yêu một Hoà thượng tăm tiếng như Thầy cũng khổ bằng vạn lần bị phũ phàng Trang nhỉ? Mà dễ gì mình làm chủ được con tim mình. Thầy vẫn có cuộc đời của Thầy, và với Thầy mình chỉ chỉ là một hình bóng mờ nhạt mà thôi. Suốt ngày Thầy suy tư đâu đâu, trán Thầy lúc nào cũng nhăn và nụ cười thật hiếm hoi tìm thấy trên đôi môi cương quyết của Thầy. Yêu Thầy mình vẫn sợ Thầy, vẫn sợ đôi mắt sáng rực và thăm thẳm như hang tối của Thầy.
Bao nhiêu lần Trang hỏi mình tại sao yêu thầy rồi than khổ than buồn. Thầy có những gì để một đứa con gái như mình đâm đầu yêu phải không? Chính mình, mình cũng không hiểu nổi mình nữa Trang ạ. Ngày nào mình cũng đọc kinh, kinh tình yêu, bởi yêu thầy mình yêu tất cả những gì thuộc về Thầy. Mình thành một Phật tử mộ đạo nhất, kinh thuộc làu làu tụi bạn nhiều đứa tin rằng mình sẽ trở thành ni cô. Kể cũng hay hay, biết đâu mình chẳng thành ni cô thật Trang nhỉ?
Sàigòn thì lớn hơn, ồn hơn Huế, nên mọi chuyện dù ghê gớm đến đâu cũng hết còn ghê gớm, ở đây con gái sài gòn có thể đi chơi với kép công khai ở Chợ lớn chẳng ma nào thèm nhìn, đàn ông ở đây dễ có hai ba vợ vì rứa. Chỗ ni biểu tình ma trắc, chỗ kia người ta vẫn ăn nhậu như thường. Chả bù cho Huế của tụi mình chút chút thôi cả thành phố sôi lên, cả thành phố lao xuống đường, bỏ ăn bỏ làm hết.
Hồi mới vào nhớ Huế tưởng điên lên được, bây giờ quen rồi. Thôi nhé, nhớ viết cho Hải nghe. Chúc Trang đẹp mãi và…
Thu Hải.
Tôi thừ người đong đưa hai tay, ngã lưng trên thành ghế nước mắt thật hồn nhiên rơi xuống. Mình lại so sánh nữa rồi, Phong chặt lòng chặt dạ quá, người tu hành như Thầy còn phải xúc động trước tình yêu, còn lo lắng cho người yêu trăm chuyện nhỏ nhặt. Phong nhất định ngậm miệng, nhất định quay đi. Nhưng tôi vẫn tin rằng chàng yêu tôi. Ðôi mắt chàng đã ngàn lần nói lên điều đó. Ðừng ngã lòng, đừng thấy chàng vào tù rồi lý luận so sánh. Ðàn bà như mình thật đoảng, giả thử chàng không là gì hết, không bằng cấp không địa vị mình còn yêu chàng nữa không?
Chàng ngồi tù mỗi sáng mình đọc thư Thịnh, mỗi chiều mình đợi bóng Toàn đi đi lại lại bên kia con đường. Mình yêu cho lắm vào, tham lam cho hung rồi cuối cùng làm gái già cau có cho coi. Nhưng yêu một mình Phong thì cũng như gái già bên lề hạnh phúc của Lan Chi. Phong chỉ lâu lâu nhìn mình cho mình chết đắm vì chàng, rồi Phong tếch vào với Lan Chi để mình ngẩn tò te ra mà nhìn hai người khúch khích đi với nhau.
Cay thật, chua thật. Tôi đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, để tôi cười tôi ngu. Nổi bi đát nhất của con người là con người không biết đời mình sẽ đi về đâu? Nổi bi đát của Hemingway bây giờ thành bi đát của tôi. Tôi lảm nhảm đọc lại câu ông ta viết như nhà sư đọc kinh Phạn, như người già cầu mong giải thoát. Ai cũng vậy, thì mình không nên buồn. Ngày mai Phong ra toà, ra toà vì tội phá rối trật tự an ninh. Tội nặng quá thôi anh ơi. Vợ anh vẫn phây phây, son phấn, má vẫn mịn ngực vẫn căng, mông vẫn đầy. Vợ anh cười vẫn đẹp ngày anh ngồi tù. Còn tôi, tôi lo âu ra mặt, tôi gầy trông thấy. Tôi bồn chồn, tôi cuống quít biếng ăn biếng ngủ. Thôi đúng là tôi có máu điên. Tôi có máu điên nên tôi lo bá vơ, yêu bá vơ chồng người.
Ðêm qua tôi ngủ mơ thấy anh. Tôi mơ mình là Lan Chi, lạ không cơ chớ. Tôi nằm trong tay anh ngoan như con mèo nhỏ để anh vuốt ve để anh nâng niu. Rồi những gì anh thường làm với Lan Chi lại tiếp diễn. Tôi run lên từng hồi như bị động kinh, tôi cong người, tôi dướn lên hoài dướn lên hoài cho đến lưng chừng vực núi cao, cho đến lưng chừng cánh đồng mây, tôi hục người rơi xuống.
Tôi tỉnh dậy, đỏ mặt cúi gầm người xuống vì hổ thẹn. Tôi muốn quên tôi là đàn bà, ừ, tôi cũng là đàn bà rồi chứ, dù chưa một lần hôn đàn ông, nhưng được anh ôm nghiến lấy trong giấc mơ, thế cũng đủ thành đàn bà, cũng đủ để tôi mê cuồng yêu anh mãi mãi.
Chị Nhơn đi ra nhìn tôi rồi mắng yêu:
-Con gái hay chưa kìa, ngồi ngả ngớn trong phòng khách như người say, khách đứng lù lù ra đó không hay hử?
Tôi nhỏm dậy?
-Ðâu khách khứa gì đâu? Em đọc thư Hải mà.
Chị ngước mặt ra dấu, tôi kêu lên:
-Ủa Toàn hả?
Toàn vẫn đứng một chỗ, cúi đầu chaò chị Nhơn, chị Nhơn hỏi nhỏ:
-Ai đó?
Tôi lắc đầu, mỉm cười:
-Chuyện gì đó Toàn hôm nay còn bãi khoá phải không em?
Chị Nhơn vừa nói vừa đi vào:
-Té ra học trò tới thăm cô giáo hả?
Tôi chỉ ghế:
-Ngồi chơi đi Toàn.
Toàn vẫn im lặng, lầm lì nhìn tôi. Tôi ngồi nhìn lá thư của Hải, rồi nhìn gương mặt trẻ măng của Toàn khe khẽ thở dài.
Toàn trầm giọng, cố tình làm người lớn:
-Cô nhận thư của Toàn chưa?
Tôi nhướng mắt nhìn Toàn. Bắt đầu phải ném viên cuội thăm dò lòng nhau rồi ư? Tôi mỉm cười:
-Toàn nên học chăm, sau này lớn lên đỡ ân hận.
Toàn hơi nhăn:
-Cô lạc đề rồi.
Tôi cười:
-Không lạc đề đâu Toàn, khi cô nói em nên học chăm nghĩa là cô muốn nói em còn quá nhở để viết những lá thư như thế.
Toàn thở dài:
-Toàn biết từ khi chưa gửi thư cô sẽ trả lời như thế, nhưng Toàn chỉ muốn hỏi cô đã nhận được thư Toàn chưa?
Tôi mỉm cười:
-Dĩ nhiên là cô nhận rồi, viết văn được lắm, mười sáu trên hai mươi đó nghe.
Toàn cười:
-Thư của Toàn mà cô cho điểm thì chết Toàn rồi.
Tôi nhìn Toàn:
-Làm nghề dạy học như cô, chỉ có điểm để tặng cho học trò thôi ngoài ra không còn gì, không có gì.
Toàn nhìn hai tay tôi không lẽ tôi rút tay về dấu đi, không lẽ để Toàn ngắm. Làm cô giáo phiền thật là phiền. Toàn buồn bã:
-Cô không vui hở cô?
Tôi lắc đầu:
-Tôi bình thường như mọi ngày, à Toàn dự định gì cho tương lai chưa?
Toàn rút bao thuốc ra nói khẽ:
-Cô cho phép.
Tôi cười nụ:
-Cứ tự nhiên, đây không phải là lớp học mà.
Thẻo mang hai ly trà nóng ra, tôi mời:
-Em dùng chút trà đi nhé.
Toàn thở khói cho những vòng khói lảng đảng bay lên:
-Em học để chờ, được ngày nào hay ngày đó, vì với tụi em bây giờ bàn chuyện tương lai là điên rồ, bởi tụi em không quyết định được tương lai đâu. Ba em thì nhất định lo cho em đi Mỹ rồi đó. Ông bà có vẻ chắc bụng lắm, riêng em, em nghĩ một mình yên thân còn bạn bè thì….em cũng không ham nữa.
Tôi thông cảm:
-Toàn có vẻ người lớn đấy chứ.
Toàn cười:
-Bộ cô tưởng em trẻ con à, cô lầm, tụi em già hơn cả cô về một vài vấn đề. Sau lưng tụi em là người lớn, xin lỗi cô, tụi em hết dám tin người lớn, họ gào đằng sau lưng tụi em, trước mặt là chiến trận. Ðành rằng đi lính là đúng, là tuyệt nhất, là nơi làm mình thật sự thành người. Nhưng sao vẫn thấy buồn, bởi mình không có quyền lựa chọn nên mất hết ý nghĩa. Như kiểu bắt mình lấy một cô gái đẹp rất đẹp làm vợ, nhưng không do mình chọn thì cũng chán như thường.
Tôi khôi hài:
-Từng này tuổi đã nghĩ chuyện lấy vợ cơ à? Thế thì nguy quá, chắc tôi ế dài rồi.
-Cô mà ế có trời sập.
-Thật đấy chứ.
Toàn bậm môi:
-Toàn thấy ở ngoại quốc rất nhiều người lấy vợ lớn hơn mình vài tuổi đó cô? Có sao đâu?
Tôi nghiêm trang:
-Ðó là chuyện của người ta, riêng tôi thì không?
Toàn cười nhạt:
-Vậy chắc cô thích người già?
Tôi đành mỉm cười:
-Có thể lắm.
Toàn gằn giọng:
-Cô thích như vậy?
-Tôi chưa biết mà sao em nổi giận nhỉ?
Toàn đứng lên:
-Thôi chào cô.
Tôi cũng đứng lên:
-Ừ em nên về đi, tình hình chưa yên đâu, lỡ có chuyện gì khổ lắm đấy.
Toàn tha thiết:
-Từ bây giờ em biết khổ rồi cô ạ.
Tôi cười thật vui:
-Chưa đâu, mai mốt quên hết liền.
Toàn về rồi tôi thẫn thờ lên lầu, Chị Nhơn nhăn nhó:
-Em thật kỳ.
Tôi ngạc nhiên:
-Sao cơ chị? Học trò của em đấy mà.
Chị Nhơn nghiêm mặt:
-Ai không biết là học trò, nhưng cô nhìn lại áo quần cô đi, chướng quá.
Tôi nhìn lại mình, áo mát màu hồng phấn thêu bông viền ren, lịch sự chán.
-Sao? Có vá miếng nào đâu chị?
Chị Nhơn hừ:
-Ai nói cô mặc áo vá, các cô thời bây giờ chịu mặc áo vá tôi đi bằng đầu.
-Thế sao chị mắng em?
Chị Nhơn dài giọng:
-Còn than thở? Ai đời cô giáo mặc áo ngủ tiếp học trò, thật không coi được, phải khoác áo dài vào, chị dặn bao nhiêu lần không nghe chi hết.
-Trời khách đến thay áo dài thì mệt chết. Bộ chị tưởng mặc áo dài dễ lắm sao? Thay xu chiêng này, quần satin này, lỉnh kỉnh trăm thứ mới mặc được cái áo dài chứ bộ.
-Thì cứ khoác đại cái áo dài vào không được sao?
-Khoác đại coi quê lắm phải son phấn, phải xu chiêng mút, phải dây này dây nọ. Ôi thà đừng tiếp khách nữa cho khoẻ.
Chị Nhơn giận:
-Mệt mệt rồi mặc áo ngủ tiếp khách, khác chi mời họ ngủ với mình mô? Ừ có khác chi không?
Tôi cố biện hộ:
-Em mới thay xong này, có nhăn nhíu gì đâu?
-Nhăn, còn mong nhăn, thật rầu cô quá đi.
Tôi thừ người:
-Nhưng chị nghĩ coi ở xứ này bán bún bò cũng mặc áo dài. Áo dài không ra áo dài, lại đi chân đất nữa chứ. Bán chè đậu xanh cũng mặc áo dài, bán cá chợ Ðông Ba cũng mặc áo dài, cái áo hàng chục năm không giặt, thà mặc áo cánh còn hơn.
Chị Nhơn quay lưng:
-Thà em mặc áo bà ba quần đen đi, chứ mặc bộ đồ thế này chướng quá.
Tôi cười:
-Thôi được, để em may vài cái áo bà ba.
Tôi từ tốn:
-Thôi bỏ chuyện đó, chuyện anh Phong ra toà chị tính sao đây? Chị có nghe tin tức gì của Thầy không?
Chị Nhơn lắc đầu:
-Chị đang rối cả ruột đây! Tính chi được mà tính.
Tôi nheo mắt:
-Rối ruột nên chị mắng em thấy không?
Chị Nhơn im lặng nhìn tôi, rồi mệt mỏi ngả lưng vào thành giường. Tôi bỏ về phòng mình cho chị nghỉ, còn quá nhiều chuyện để rối ruột để co tim.
Tôi vẫn như mọi ngày, ăn trưa ngủ trưa, rồi đi ra đi vào, đọc vài trang sách, ăn tối ngủ khuya. Một ngày lùi vào bóng tối. Mau thật và hờ hững thật, đời sống của mình như ở ngoài mình, mình quay trong đời như quay trong cơn lốc. Mình sống trong đời như đang chết dần, khô héo dần và tàn tạ dần. Ngày hôm nay da mình nhăn hơn ngày hôm qua, khô hơn ngày hôm qua và còn đỡ hơn cả ngày mai. Nếu không chụp bắt, nếu không hăm hở mà sống, vội vã mà sống mà yêu, rồi sẽ không còn gì đứng lại chờ mình. Rồi đời sẽ bỏ quên mình như Phong như Thịnh rồi sẽ quên tôi. Hình như hạnh phúc chỉ đến với ta trong một lần, trướt bay đi rồi là trướt đi mãi mãi, vô tận trong không gian, miệt mài trong tối tăm.
Hạnh phúc đã đến với tôi chưa? Phong hay Thịnh ai sẽ cho tôi hạnh phúc. Rõ ràng tôi yêu Phong nhưng rõ ràng Phong đem đau khổ đến cho tôi. Rõ ràng tôi không yêu Thịnh nhưng hình như Thịnh sẽ cho tôi một đời yên ổn, một khung ấm bình thường nhưng yên thân no đủ. Ðành hát một mình, đành vuốt ve mình cho bớt cô đơn, từng sợi tóc bay thơm mùi cở úa. Chiều hôm nay, anh ngồi trong nhà tù, anh còn thấy mặt trời vàng thu về một góc núi như em nữa không? Anh còn thấy ráng chiều soi huyền hoặc trên dòng sông êm? Anh còn thấy tin yêu còn thấy bùi ngùi?
Khi nào buồn quá em thường hát, hát cho mình nghe mà thương lấy mình.
Một ngày, ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua, một chiều, một ngày âm thầm đã đã trôi đi không còn gì.
Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi…
Còn ai khi anh vào tù? Còn ai là bạn, còn ai là thù? Tôi vẫn không thể quên anh, dù tôi muốn quên. Tôi không thể hết yêu khi tôi đã yêu, tình yêu chân thực nhất là tình yêu không còn nỗi chết. Ngày tháng vô cùng như tình yêu vô cùng. Sự chết chỉ có một lần nhưng tình yêu thì không cùng mãi mãi, sống em yêu anh và chết em cũng yêu anh.
Buổi sáng tôi đến Toà án mặt trận, nhưng không được gặp chàng. Người ta đình vụ của chàng dành một ngày khác. Tôi đành buồn bã trở về dưới hai hàng cây hắt hiu chờ gió. Buổi sáng chớm thu, lá vàng rơi từng chiếc khô khan trên mặt đường. Trời mênh mông cao vút, mình tôi với bóng buồn tênh trên đường.
Bước lên bậc thềm, đã thấy anh Dũng ngồi ở phòng khách với chị Nhơn. Tôi lúng túng:
-Anh Dũng, có chuyện gì vậy anh?
Anh Dũng nghiêm nghị:
-Cô đi đâu về đó?
Tôi ngập ngừng:
-Dạ em đến nhà cô bạn, nhưng cô ta đi vắng.
Anh Dũng bình thản:
-Anh vừa nói chuyện với chị Nhơn cho em về Ðà Nẵng, tình hình không yên, học ít bãi khoá nhiều mẹ muốn em về ở với mẹ.
Tôi kinh ngạc:
-Thật hở anh? Em đang học ở đây mà anh?
-Học gì nổi mà học, mẹ bắt anh ra đón em về.
Tôi lẩm cẩm:
-Mẹ bắt anh ra đón em về? Rồi làm sao em, em….
Chị Nhơn thương hại:
-Hay chú Dũng cứ để Trang ở đây vài bữa xem sao đã, nó đang học dở, bỏ về uổng quá.
Anh Dũng phân trần:
-Tôi phải chiều theo ý cụ tôi chị ạ. Mỗi lần nghe tình hình ngoài này lộn xộn, sinh viên xuống đường rồi lựu đạn cay, rồi giải tán nọ kia, cụ tôi lo không ăn không ngủ, đi ra than, đi vào thở. Tôi phải xin phép nghỉ ra đón nó về đấy chứ.
Quay sang tôi, anh nói:
-Em sửa soạn rồi xin phép anh chị về, muốn tính gì cô về tính với mẹ.
Anh mỉm cười:
-Anh thi hành lệnh của mẹ đã.
Tôi hết dám van lơn đành theo chị Nhơn lên lầu:
-Chị ơi!
Chị Nhơn cười hiền:
-Cứ về cho cụ yên tâm rồi kiếm dịp ra sau.
Tôi do dự:
-Em muốn nói chuyện anh Phong.
Chị Nhơn gật đầu:
-Sao?
-Chị lo cho anh ấy vụ ra toà đi,em sợ…
-Ối họ đình hoài biết đâu mà mò, hơn nữa cái đó vô lý hết sức. Nhưng khỏi cần dặn, chị vẫn lo cho Phong, em quên là…
-Em biết, nhưng…
-Còn gì dặn dò không?
Tôi cúi đầu bâng khuâng:
-Nói với anh Phong là em…
Chị Nhơn cười mỉ:
-Là em yêu nó?
Tôi lắc đầu:
-Không phải em van chị, người ta khinh em, em chỉ muốn nhắn anh ấy sau vụ này nghỉ đi, đừng tranh đấu nữa làm gì.
Chị Nhơn lắc đầu:
-Chị sẽ nói, nhưng vô ích. hắn là người gan lì, em quên rồi hở Trang?
Tôi nhún chân bỏ đi thu dọn áo quần, nhìn lại một lần nữa quanh phòng, nhìn lại một lần nữa giòng sông. Hình như tình yêu mạnh hơn tình mẹ. Hình như tôi không còn vui như ngày xưa mỗi lần được trở về với mẹ. Mình hư hỏng bất hiếu đến thế này? Mình yêu thương nhung nhớ một người xa lạ hơn cả mẹ mình? Tệ thật, mẹ nuôi mình từ nhỏ, mẹ mang nặng đẻ đau, giờ mình không lo cho mẹ, mình lo cho người ngoài?
Chị Nhơn đưa tôi và anh Dũng ra tận xe. Bạn anh Dũng lái xe nhà cho hai anh em quá giang về Ðà Nẵng. Tôi buồn buồn nhìn quanh, vắng một người thôi mà trời đất hoang vu vô tận, vắng một người thôi mà lòng mình ủ rũ như lá khô. Giòng sông sáng nay buồn tênh, con đường Lê Lợi hôm nay nhớ áo dài trắng, nhớ tóc thề bay nên u ẩn như ai đó nặng sầu tương tư.
Anh Dũng hỏi:
-Tháng vừa rồi tại sao em dặn nhà không gửi tiền ra nữa?
Tôi bối rối:
-Dạ vì em còn dư tiền sài.
-Ðừng dấu anh, anh không phaỉ là con nít, một tháng năm ngàn làm sao dư được, tiền ở đâu ra, ai cho em?
Anh nhìn tôi đăm đăm:
-Em hơi gầy đó nghe, nói đi, ai cho em tiền anh chị dạy học đâu có dư giả gì?
Tôi thú nhận:
-Anh Hưng lo cho em đi dạy.
Anh Dũng thở dài:
-Ði dạy, hèn gì em gầy đi cũng phải. Thôi học kiểu đó nghỉ còn hơn, sang năm anh sẽ lo cho em vào Sàigòn học.
Tôi cảm động:
-Thôi anh ạ, em cảm thấy làm khổ anh quá nhiều rồi, lương công chức của anh thời buổi này ăn thua gì, còn chị và tụi nhỏ nữa để đâu.
Anh Dũng nhìn ra xa:
-Em đừng buồn, nhà còn mình em nhỏ, anh không thương em thì thương ai chị là người ngoài, em đừng trách chị tội nghiệp. Ðàn bà lòng bao giờ cũng hẹp.
Ðỉnh đèo Hải Vân đầy mây, đầy gió. Tiếng sóng vỗ dạt dào, biển xanh ngắt và chim từng đàn bay ngợp một vùng. Tôi đòi ngừng xe thật lâu, nhường mọi người đi trước để đứng giữa trời mây biếc xanh để gió biển mơn man trên má, để gió thổi bay bạt ngày những dòng tóc nâu vàng trong nắng. Anh Dũng để mặc tôi mơ mộng, nhớ Phong vô cùng, tên anh là gió là bão. Tình yêu cũng là cơn bão thổi bay mọi ràng buộc để từ đó vĩnh viễn lao vào cơn bão tình yêu, để từ đó người yêu, không còn gì đáng để mơ ước. Tôi đứng chênh vênh trên đỉnh đeò nhớ Huyền Trân ngày xưa và mối chung tình của Trần Khắc Chung. Nàng công chúa đa tình đó từ tạ người tình ra đi không đợi ngày về, để lại Kim thành dấu yêu một người tình mờ mắt trông theo. Làm vợ vua Chiêm là tự đoạ đày, để một ngày sửa soạn bước lên dàn hoả thiêu đốt thân mình cho một người chẳng phải người yêu. Thuyền chàng căng gió đến tìm, đem nàng ra khơi trên là mây xanh dưới là nước xanh, Huyền Trân tìm lại tình yêu một đời. Huyền Trân ơi, tôi giờ cũng sầu, cũng khổ khổ hơn nàng nữa, bởi người tôi yêu không yêu và không chung thủy như Trần Khắc Chung của nàng.
Tiếng gọi nào vang lên thật quen và thật lạnh:
-Tố Trang.
Tôi quay lại sững sờ:
-Ủa chị Lan Chi.
Lan Chi cười kẻ cả:
-Cô về hay đi đâu?
Tôi nói nhỏ:
-Ở ngoài bãi khoá nên em về Ðà Nẵng mẹ em không cho em ra nữa.
Lan Chi cười:
-Tôi cũng mong như vậy.
Tôi im lặng Lan Chi kể:
-Nghe người ta nói anh Phong sắp ra toà nên tôi ra thăm anh ấy.
Tôi cười nhẹ:
-Trông chị vẫn phây phây.
Lan Chi nhìn tôi:
-Còn em sao sút quá vậy, gầy lắm rồi đó nghe.
Tôi bực bội, tôi ghét ai nói tôi gầy, nói tôi già nói tôi xấu tôi tỉnh như không nhưng chê tôi gầy thì ác quá vì tôi khó bình tĩnh nổi khi nghe chữ gầy.
-Em bao giờ cũng vậy.
-Phải ăn uống tẩm bổ đi chứ, nói cho em biết nghe, đàn ông họ ghét người gầy lắm, nếu có yêu cũng chỉ thương hại, không bao giờ họ đam mê nếu mình gầy.
Tôi cau mày:
-Chị nhìn cổ tay em đi, em gầy bao giờ mà gầy, muốn mập dễ ợt làm gầy đi mới khó kia, mập quá em sợ chóng già lắm, đi ra ngoài đường ai cũng biết mình năm sáu con thì chán mớ đời.
Lan Chi cười nhạt:
-Ðâu em nói làm mập dễ, em nói nghe coi đi, chị có con em, chao nó gầy ơi là gầy, người đét như con cá phơi khô, mặt mũi coi cũng xinh xinh vậy mà mười chín hai mươi tuổi đầu chả có một người bạn trai nào. Chả bù cho chị, chồng con rồi mà đàn ông bám cả bầy như đuôi sam vậy đó.
Tôi mai mỉa:
-Muốn mập ấy à? Ði bơm ngực cho căng phồng lên, nâng mũi cao lên thì mập liền, khó khăn gì đâu, nhưng em không thích được yêu vì những thứ đó, người nào yêu em, có nghĩa là yêu tâm hồn em, những gì thật sự của em, gầy người ta yêu gầy, xấu người ta yêu xấu. Vậy mới là tình yêu, sexy như chị sẽ không biết thế nào là tình yêu nữa. Buồn chết.
-Chị không cần biết tình yêu là gì? Mà tình yêu là gì, em nói chị nghe coi, mình có cân đo sờ mó được nó đâu. Ðàn ông mê chị là được rồi, họ quỳ xuống vì mình là được rồi.
Tôi lắc đầu thương hại:
-Hèn gì chị mập, nữa rồi chị to gấp đôi anh Phong cho coi.
Lan Chi cười ngất:
-Người ta nói cặp vợ chồng nào vợ mập hơn chồng có nghĩa là bà vợ được sợ.
Tôi mai mỉa:
-Nghĩa là anh Phong rất thờ chị?
Lan Chi kiêu hãnh:
-Dĩ nhiên rồi, vợ anh, anh phải sợ chứ, bộ sợ vợ hàng xóm người ta đập chết.
-Chị hãnh diện vì được anh sợ?
-Chứ sao? Ðó là dấu hiệu của tình yêu.
Tôi hỏi:
-Xe chị sắp xuống đèo chưa?
Lan Chi nhìn quanh:
-Sắp sửa, em không ra Huế thật nữa hở?
Tôi cười:
-Biết đâu được phải không chị?
-Ừ đời giờ trai thiếu gái thừa, nhưng chị thấy liều lĩnh như em chẳng có lợi gì hết, cứ nhè mấy ông có vợ mà yêu em sẽ thành thứ lang bang cho coi.
Tôi ngẩn cổ mà cười:
-Nhưng nếu lấy chồng rồi, hay yêu một người nào rồi, em sẽ chung thủy hơn chị nhiều, em cũng không thèm lợi dụng đàn ông đâu, lợi dụng đàn ông là tự hạ giá mình như những món hàng.
Tôi nhìn Lan Chi:
-Hơn nữa em điều tra kỹ rồi, anh Phong chưa có vợ, chị nhận anh Phong làm chồng riết, nên lịch sự anh ấy để nguyên cho vui.
Lan Chi xầm mặt:
-Con gái nhỏ mà ăn nói lì lợm như là…
Tôi gay gắt:
-Như là thứ đàn bà bất chính, bỏ người này lấy người kia ấy hở? Em mà có chồng rồi ấy hử, em cắn cỏ ngậm vành, thuỷ chung cho chị coi.
Lan Chi dài giọng:
-Ðể tôi chống mắt coi cô có lấy chồng được không? Nói thật thứ như cô cho không họ cũng không thèm đâu, ôm củi khô có lẽ còn sướng hơn.
Tôi cười nhẹ:
-Mập như phi nước bộ đẹp, không tin rồi đó, nếu tôi để trăm người đàn ông sờ ngực tôi cũng căng ra liền, thua chi ai.
Lan Chi quày quả bỏ đi, nàng sợ tôi khai tên. Tự nhiên tôi lại buồn vì yêu Phong tôi đanh đá với nàng. Buồn thật khi phải tranh dành và ghen tuông nhau. Lan Chi đẹp, rất đẹp ;người đẹp thì đàn ông mê đàn ông sợ. Ðàn ông phải có uy quyền có tiền tài, đàn bà phải có nhan sắc. trời định thế rồi, cay đắng nhau có lợi gì đâu? Tôi không nhìn thấy tôi, ngắm mình qua gương là ảo ảnh rồi. Tôi không thể biết tôi đẹp hay xấu qua một tấm gương. Tiếng anh Dũng gọi:
-Sao lên xe thôi chứ? Mơ mộng hoài sao được cô?
Tôi cười buồn:
-Em chờ anh đó chứ.
Anh Dũng băn khoăn:
-Có chuyện gì buồn phải không?
Tôi nói dối:
-Về thình lình thế này ông hiểu trưỡng nhằn cha Hưng phải biết.
-Không sao, tối em viết thư cho cha, người bạn anh sẽ đưa ngay cho cha, họ kiếm người khác ăn thua gì.
Ngồi trong xe nhìn cây rừng và đá chen trong lá, nhìn con đường vòng quanh bò dần xuống, tôi vẫn nghĩ hoài đến Phong. Ðời người quá nhiều khúc quanh, miệt mài mà sống hay hững hờ mà sống, như cây cỏ rồi cũng xong một đời. Phong ngồi tù và tôi rời thành phố. Tôi là kẻ chạy trốn hay thua cuộc? Lan Chi ra rồi, Phong còn thì giờ nào để nhắc nhớ tôi. Ðịnh mệnh ra tay trước khi tôi liều thân lao vào đời Phong, trước khi tôi kịp hôn Phong được một lần.
Thành phố cũ vẫy tay chào đón tôi trở về. Mới vài tháng rời xa mà tưởng nhử ngàn năm trở lại. Tôi thành kẻ lạ giữa hai dãy phố đông. Trại lính, căn cứ Mỹ và những cô gái đẹp son phấn đợi chò trong những vuông nhà dán đầy tranh ảnh khoả thân.
Anh Dũng lặng lẽ hút thuốc. Tôi lặng lẽ nhìn người và vật lùi lại đằng sau, những khuôn mặt đàn ông vẫn ám ảnh tôi liên tục không rời.
-Hình như mẹ định gả chồng cho em đó, anh báo trước cho biết để khỏi ngạc nhiên.
Anh Huy bạn anh Dũng mặt lạnh như tiền, giờ mới lên tiếng:
-Con gái đẹp như em của ông khó mà học được lắm chưa gì đã có người khênh đi rồi.
Tôi than thở:
-Mẹ có dâu có rễ đủ rồi, cho em ở nhà không được sao? Anh nói thật hay dỡn anh dũng?
Anh Dũng cười:
-Tôi lại đi dỡn với cô à? Loạn chưa?
Anh Huy rùn vai:
-Lấy chồng là vừa để rồi mai mốt khó thêm ra.
Tôi khoanh tay:
-Em ế rồi đó anh, mai mốt gì nữa.
Anh Huy cười xoà:
-Chưa đâu, nhưng tính dần là vừa.
|
|
|