Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Quỳnh Dao » Dương Liểu Thanh Thanh Tác Giả: Quỳnh Dao    
    Những cơn mưa mùa hạ đã đến đẩy mùa xuân qua đi.
    Đối với Uyển Thanh thì cái mùa xuân kia đã trôi qua thật nhanh, nhưng cũng chậm vô cùng. Bởi vì Thanh đã phải sống trong hạnh phúc và sầu muộn, trong hoan lạc với khổ đau. Những tình cảm đó luôn len lẫn với nhau.
    Chưa có lúc nào nàng phải sống với tình cảm chua cay ngọt đắng thế này. Ngày tháng trôi qua trong ánh đèn, tiếng đàn lời thơ. Ngày tháng cũng trôi qua trên chiếc ghế tựa cửa ngóng chờ, ngày đến rồi đi. Sáng sáng, chiều chiều, chờ đợi chàng đến! Mỗi khi chàng đến, Uyển Thanh thật vui nhưng cũng thật buồn. Chàng không đến, nàng lại thẫn thờ thương nhớ và đợi chờ. Thế còn tương lai? liệu chàng có cứu được nàng ra khỏi chốn dơ bẩn này không? cưới được nàng chăng? chuyện ấy thậtxa vời, phải chăng chỉ là ảo mộng?
    Buổi hoàng hôn hôm ấy, Uyển Thanh vẫn ngồi đợi chờ chàng như mọi hôm. Mưa bay lất phất bên ngoài.
    Hướng mắt về Tây Hồ xa xa. Sóng nước lăn tăn, sông núi mờ mịt. Bất giác Thanh nhớ đến một câu thơ.
    "Xuân sầu lặng lẽ đi
    Người say vẫn cứ say
    Mưa buồn rơi ước lối
    Hoa hạnh run rẩy buồn
    Rượu từng giọi rơi sầu
    Chẳng người bạn tri âm
    Đêm nay quên thêu áo
    Có ai tỏ chăng nào... "
    Lại một đêm trôi qua, Thế Khiêm vẫn không đến. Bảy ngày nay quả thật rất dài đối với Uyển Thanh. Thanh đã khước từ tất cả tiệc tùng, không đàn ca cho một ai thưởng thức, làm giận biết bao người, mẹ nuôi không vui chửi mắng nàng. Vậy mà, đợi chờ... chờ đợi rồi đợi chờ... .chỉ có thế... Đôi lúc không khước từ được nàng phải ra đàn cho khách nghe, nhưng với một tâm trạng cực kỳ lo lắng, chỉ sợ chàng đến bất ngờ... nên vui cũng không dám vui. Một vài phút nấn ná với cây đàn rồi nàng cũng cáo từ vì lý do không được khỏe trong người. Vậy mà... .tại sao chàng lại không đến?
    Trong tư tưởng nàng hiện lên bao nhiêu là ý nghĩ... Bữa nay chàng sẽ tới chăng? chàng đã tới rồi chăng? Biết đâu đang đứng ngoài cửa sắp vào? nhưng mà... nhưng mà... chẳng có động tịnh gì cả... mọi thứ thật quá yên lặng... chàng không đến... phải chăng chàng đã quên ta? đúng rồi dù ta có giữ mình thế nào đi nữa, sống nơi này ta đã mang tiếng là "gái thanh lâu" thì quên ta nào có chi là khó? vả lại con người được giáo dục căn bản như vậy, gia đình chàng nề nếp như thế thì làm sao yêu được ta? Không lẽ chàng chỉ xem ta là một đứa con gái để giải sầu muộn? một thú vui qua đường rồi hôm nay chàng đã quên? Không... không... không thể nào như vậy được. Thế Khiêm không thể là người như vậy, ta đã thấy tình cảm chàng cho ta là thật cơ mà? chàng đâu bạc bẽo như thế được? Khiêm cũng biết ta tình cảm với chàng như thế nào cơ mà? Chàng quên ta? Không bao giờ. Sẽ không bao giờ có chuyện đó. Chàng thật yêu ta...
    Bao nhiêu ý tưởng trong đầu quay cuồng làm Uyển Thanh mệt mỏi, buồn chán, hy vọng. Cuối cùng tất cả như quyện lấy nhau một cách mạnh mẽ khiến Uyển Thanh phải khóc thành tiếng... đến đi chàng, đến ngay đi! Thế Khiêm ơi, em van anh mà...
    Có tiếng lay động ở cửa. Uyển Thanh giật mình. Chàng đã đến rồi chăng? Quay lại rồi thất vọng! chỉ là Bội Nhi chứ nào phải Thế Khiêm.
    - Tiểu thư ơi... Bội Nhi bước vào với nụ cười - Dịch công tử...
    Uyển Thanh thấy tim mình đập mạnh hỏi nhanh:
    - Chàng đến rồi à? Sao em không mời chàng vào?
    Nhưng Bội Nhi lắc đầu:
    - Dạ không phải, Dịch công tử thì không có đến mà chỉ có tiểu đồng của người là Tịnh Nhi đến mà thôi, anh ta nói là thầy của anh ấy phái đến, nói cho cô biết là Dịch công tử không đến được, phải vài ngày nữa mới có thể ghé qua, hỏi cô khỏe không và khuyên cô nên bảo trọng.
    - Vậy à? Uyển Thanh thấy thất vọng nhưng cũng cảm thấy an ủi. Như vậy là chàng chưa quên nàng. Uyển Thanh hỏi - Sao Tịnh Nhi có còn ở ngoài đấy không em?
    Uyển Thanh biết Tịnh Nhi là người tâm phúc của Thế Khiêm, có thể tin được.
    Bội Nhi nói:
    - Dạ chưa, anh ấy còn đứng đợi ở dưới, đợi xem tiểu thư có nhắn gì không.
    - Vậy em hãy mời cậu ấy vào đây, chị có chuyện muốn hỏi.
    Bội Nhi lo lắng:
    - Cho anh ta vào đây à?
    Uyển Thanh như hiểu ý.
    - Thì gọi đến phía phòng khách cũng được. À mà mẹ ta có ở đó không?
    - Dạ không, người đã đi rồi, nghe nói là sang Ngâm Sương lầu ấy.
    - Vậy thì em cứ đưa Tịnh Nhi lên đây cho chị!
    Tịnh Nhi được đưa lên lầu, Uyển Thanh đã ra tiếp nó ngoài phòng khách. Đó là một tiểu đồng thông minh độ khoảng 16 tuổi. Mặt sáng sủa hiền hoà.
    Trông thấy Uyển Thanh nó gật đầu cung kính:
    - Dạ thiếu gia nhà con có lời hỏi thăm tiểu thư.
    Uyển Thanh lo lắng hỏi:
    - Thiếu gia em có khỏe không?
    Tịnh Nhi ấp úng:
    - Dạ khỏe... khỏe... nhưng mà...
    - Nhưng mà sao? Em hãy nói thật cho ta nghe không có gì phải dấu. Có phải là chàng đang gặp khó khăn ở nhà nên mấy bửa nay không đến được?
    - Dạ không phải... không...
    - Vậy thì chuyện gì? em cứ nói đi Tịnh Nhi. Bất kể điều gì cũng nên cho ta biết, đừng dấu.
    Cái hành vi ngập ngừng đó làm Uyển Thanh nghi ngờ.
    Cuối cùng Tịnh Nhi đã nói:
    - Chuyện là thế này... Mấy hôm qua ở nhà công tử không được yên ổn.
    - Nghĩa là sao?
    - Giữa thiếu gia với lão gia, lão thái thái có chuyện tranh luận không vui, mà giữa thiếu gia và phu nhân cũng có chuyện cãi nhau nữa.
    Uyển Thanh lo lắng hỏi dồn:
    - Chuyện gì vậy? chuyện gì đã xảy ra, em hãy nói nhanh đi.
    Tịnh Nhi cúi đầu:
    - Dạ nô tài không dám nói.
    - Em cứ nói đừng lo gì cả. Uyển Thanh nài nỉ! - Nguyên do là sao? phải vì ta chăng?
    Tịnh Nhi ấp úng
    - Vâng, đúng vậy tiểu thư ạ!
    Uyển Thanh buồn buồn:
    - Lão gia của em làm gì biết được chuyện này? mỗi khi đến đây hoặc ra về thiếu gia em kín đáo lắm mà?
    Tịnh Nhi đáp:
    - Chuyện của tiểu thư với thiếu gia, lão gia đã biết từ lâu nhưng lần cãi nhau này, không phải là chuyện thiếu gia đến đây. Lão gia bảo thiếu gia đến đây chơi giải trí thì không sao... Đằng này tại vì... tại vì... Thiếu gia đòi phải cưới cho được tiểu thư về nhà nên lão gia...
    - Lão gia không đồng ý phải không?
    - Vâng, lão gia nói...
    - Nói sao?
    - Người nói là... nói là... thiếu gia có muốn cưới thêm vợ nhỏ thì không sao... cứ chọn ra một người đàng hoàng, lão gia sẽ cho người đến hỏi hoặc cứ chọn trong đám a đầu, chứ không bao giờ... không thể nào...
    - Ta hiểu rồi. Rồi thiếu gia của em nói sao?
    - Thiếu gia và lão gia cãi nhau một trận quá chừng, thiếu gia nói cô nương tuy là người ở đây nhưng vẫn trong sạch như bao nhiêu tiểu thư đài cát khác. Văn thơ, âm nhạc, lễ nghĩa tiểu thư đều biết hơn cả các cô gái nhà lành. Lão gia bảo đàn bà mà biết nhiều quá thì sẽ hay lý sự, biết càng ít thì càng tốt. Lão gia còn nói... .nói là... cưới cô... sẽ làm bại hoại gia phong.
    Uyển Thanh cắn môi.
    - Rõ ta đoán thật không sai. Còn vợ của chàng thế nào?
    - Phu nhân quyết liệt không chịu. Phu nhân nói cha của bà ta là Du lâm học sĩ, bà ta là tiểu thư của một đại gia. Bây giờ nếu thiếu gia rước gái thanh lâu về sẽ làm nhơ bà ta. Phu nhân có thể chấp nhận một con a đầu làm nhỏ chứ không bao giờ muốn chung nhà với gái thanh lâu. Nếu thiếu gia cương quyết rước tiểu thư về thì bà ta sẽ dọn về nhà của cha ruột ngay lập tức.
    Uyển Thanh quay mặt nhìn ra cửa, yên lặng ngồi bất động thật lâu. Trong phòng hoàn toàn yên lặng. Tịnh Nhi và Bội Nhi đứng đó, chẳng ai dám lên tiếng. Thời gian cứ thế trôi qua. Rồi cuối cùng Uyển Thanh cũng trở về với thực tại. Sắc mặt nhợt nhạt, nàng nhìn Tịnh Nhi hỏi:
    - Mấy ngày nay, hẳn thiếu gia của em buồn lắm phải không?
    - Vâng, người không ngủ được, cứ thở vắn thở dài, rồi lại uống rượu, rồi lo lắng cho cô nên bảo tôi đến đây.
    Uyển Thanh suy nghĩ một lúc rồi quyết định.
    - Tịnh Nhi, em hãy về nói lại với thiếu gia là ta cảm ơn lời thăm hỏi của chàng. Nói với chàng đừng vì ta mà cãi nhau với vợ con, cha me, vậy thật là bất hiếu lắm. Hãy nói với chàng ta biết lão gia sẽ không bao giờ đồng ý nhận ta huống chi là vợ của chàng. Người đâu có đời nào chấp nhận ta. Ta cũng biết với hoàn cảnh hiện tại ta nào có xứng với gia cảnh của chàng... .vì vậy em hãy về nói với thiếu gia, chuyện giữa ta với chàng coi như chấm dứt từ đây.
    Nói xong Uyển Thanh đứng dậy, đi vào phòng, vừa đi vừa nói:
    - Tịnh Nhi, em hãy đợi ta một tí nhé. Ta sẽ viết ít chữ cho chàng.
    Và Uyển Thanh vào trong, lấy giấy bút ra viết:
    Mưa giá chận mùa xuân
    Khói mây hoàng hôn tận
    Đứng đây lòng đau nhói
    Tựa cửa để chờ ai
    Lòng buồn cùng ai tỏ
    Cô đơn chỉ một mình.
    
- o O o -

    Chốn phong trần ai bảo
    Đến đi chẳng tự mình
    Bướm ong rồi đến mãi
    Buồn nhớ ngồi thâu đêm
    Gởi đây lời nhắn nhủ
    Tình cũ đã tàn phai.
    Xếp mảnh giấy lại giao cho Tịnh Nhi, rồi bảo nó mang về ngay. Tịnh Nhi thấy sắc mặt Uyển Thanh không vui nên không dám hỏi thêm gì, vội vã cáo từ.
    Khi Tịnh Nhi đi rồi, Uyển Thanh mới khép cửa lại dặn dò Bội Nhi là tối nay không tiếp một ai. Suốt đêm nàng giam mình trong phòng. Không ăn uống gì, không nói năng với ai. Chỉ lặng lẽ ngồi nhìn ra cửa. Bội Nhi lo lắng van nài:
    - Tiểu thư ơi, tiểu thư làm sao vậy? nếu buồn, đau khổ thì tiểu thư cứ khóc, chứ đừng ngồi như thế này thì sẽ bệnh mất. Em biết tính làm sao?
    Nhưng Uyển Thanh vẫn lặng lẽ ngồi đó, không khóc mà cũng không động đậy, nàng như đã biến thành gỗ đá.
    Bà mẹ nuôi cũng vào xem mấy lượt, khuyên nhủ nhưng nàng vẫn ngồi yên bất động. Không khuyên được gì bà ta bỏ ra ngoài nhưng dặn Bội Nhi đừng để cho Uyển Thanh buồn quá rồi làm liều.
    Nhưng Uyển Thanh nào có ý tự sát! nàng chỉ đau buồn đến độ muốn biến thành gỗ đá vô tri. Và như thế đến nửa đêm. Bội Nhi dùng hết lời lẽ thiệt hơn khuyên nhủ nhưng Uyển Thanh vẫn không nói năng gì. Trong lúc hết cách thì dưới lầu có tiếng gõ cửa dồn dập, rồi tiếng mở cửa, tiếng chân người chạy vào, có người kêu:
    - Ồ, Dịch công tử, tại sao khuya khoắc thế này lại đến?
    Uyển Thanh nghe thấy giật mình. Nhìn thẳng ra cửa. Bội Nhi mừng ra mặt như gặp được cứu tinh, miệng cô nhỏ líu lo:
    - Thiếu gia, rốt cuộc rồi cũng đến! Vào nhanh, vào nhanh cứu tiểu thư đi! Thiếu gia không đến chắc cô tôi chết mất.
    Thế Khiêm xồng xộc bước vào, đẩy cả Bội Nhi qua một bên. Người chàng đầy mùi rượu, quần áo xốc xếch. Chàng xông thẳng đến trước mặt Uyển Thanh, đặt mạnh lá thơ xuống bàn, lớn tiếng:
    - Đây là cái gì? phải của em viết không? Uyển Thanh, em hãy nói đi! Em là cái đồ vô lương tâm!! Em phải biết là vì em tôi phải cãi vã với cha mẹ muốn bể nhà. Vậy mà em còn có thể nói một cách nhẹ nhàng "gởi đây lời nhắn nhủ, tình cũ đã tàn phai!" được sao? như vậy là hết rồi à? Sao lại dễ dàng như thế được? Em muốn tuyệt tình với tôi? phải vì gã họ Châu kia muốn cưới em phải không? Con người em thật đúng là bội bạc. Hãy nói đi! nói đi!
    Gần suốt đêm, Uyển Thanh đã ngồi đó với bao nỗi đắng cay buồn tủi. Bây giờ lại bị người mình yêu mắng chửi, tủi nhục. Cái ấm ức trong lòng bịt kín, bỗng chốc như như bị khơi ra. Uyển Thanh đứng bật dậy, mặt tái ngắt, định nói cái gì đó nhưng chưa kịp thì thân thể đã bị ngã nhào... Bội Nhi thấy vậy hét lên, chạy tới đỡ nàng:
    - Cô ơi cô! Cô ơi!
    Thế Khiêm nghe Bội Nhi nói giật mình. Tỉnh hẳn rượu, vội cúi xống đẩy Bội Nhi qua và đỡ Uyển Thanh lên giường. Bội Nhi vừa khóc vừa nói:
    - Cô tôi đã khổ nhiều rồi, tôi nghĩ gặp được thiếu gia sau này sẽ hạnh phúc hơn, không ngờ thiếu gia lại mang dến cho cô tôi thêm nhiều đau khổ.
    Thế Khiêm ôm Uyển Thanh vào lòng hét:
    - Đem nước gừng đến đây! ngươi còn ngồi lảm nhảm đó sao không mang nước gừng đến đây ngay chứ? nhanh lên!
    Bội Nhi nghe nhắc, giật mình vội vàng chạy ra ngoài. Chẳng mấy chốc dưỡng mẫu của Uyển Thanh và các người sống trong thanh lâu cũng vội đến. Không khí hỗn loạn.
    Nước gừng đã mang đến, rồi quạt... .thật lâu Uyển Thanh mới tỉnh. Vừa mở mắt ra nhìn thấy Thế Khiêm, nàng "oà" thành tiếng rồi nức nở khóc.
    Uyển Thanh đã khóc được làm mọi người yên tâm. Mẹ nuôi giận dữ hết nhìn Thế Khiêm rồi nhìn Uyển Thanh:
    - Thôi được rồi... Dịch công tử. Chuyện này do cậu gây ra thì tự dàn xếp đi.
    Nói xong tất cả bỏ ra ngoài. Uyển Thanh vẫn khóc mùi mẫn. Thế Khiêm thì ngồi bên mép giường đau khổ nhìn Uyển Thanh, lòng chàng thấy hối hận vô cùng. Chàng không biết phải làm sao, nói gì để xoa dịu nỗi buồn của người yêu. Nhưng cuối cùng rồi Thế Khiêm cũng lên tiếng:
    - Hãy tha thứ cho anh, Uyển Thanh. Ở nhà bị mọi người làm căng thẳng quá, rồi anh lại vì uống rượu nên không tự chủ được mình, anh không biết đã nói gì. Anh chỉ không chịu nổi khi đọc mấy lời thơ chia tay của em. Hãy tha thứ cho anh. Tha cho anh nhé Uyển Thanh.
    Uyển Thanh nhìn Khiêm rồi lại khóc.
    - Thế Khiêm! Thế Khiêm ơi! em phải làm sao đây? chúng ta phải thế nào? làm sao bây giờ?
    Thế là hai người lại cùng nhau rơi lệ, cùng nhau đau khổ nhưng lại không thể nào xa nhau.
    Còn bên nhà họ Dịch thì sao? suốt cả mùa hè, trong phủ cứ căng thẳng với những tranh luận, mắng chửi, cãi nhau. Hạnh phúc êm ả như bị biến mất. Thế Khiêm tuy là con một, được cha mẹ cưng chiều, nhưng thương là thương chứ gia pháp rất nghiêm khắc. Trong mắt của những người già cái gì đã gọi là khuôn phép, là của tổ tiên truyền lại thì không có quyền thay đổi. Nhất là vấn đề gia phong.
    Mặc dù lúc bấy giờ chung quanh có biết bao nhà sang giàu đã xem chuyện cưới ca kỹ làm vợ là chuyện bình thường nhưng ở Dịch gia thì không vậy.
    Dịch lão gia nói:
    - Nhà ta từ đời này qua đời kia, không có chuyện cưới gái ở chốn thanh lâu về làm vợ! Cái loại đó mà bước vào nhà là nề nếp bị xáo trộn ngày rồi lại sinh bất hoà, chưa nói đến miệng đời chế diễu, sẽ làm bại hoại gia phong. Yêu cái hạng đó là mang cái bất hạnh vào nhà. Tuyệt đối ta không chấp thuận! Vạn lần không chấp thuận! không hoà hợp với vợ thì cứ chọn ra con a đầu nào đó cưới làm nhỏ ta nào có cản, còn cái thứ đó nhất định không được vào nhà!
    Ý nguyện không thành, Thế Khiêm chỉ còn biết uống rượu quên đời. Đây là lần thứ hai Thế Khiêm cãi vã với cha. Lần thứ nhất là mấy năm về trước. Khi cha chàng muốn chàng tham gia khoa cử. Ông mong có được đứa con đỗ trạng nguyên làm quan để rực rỡ gia phong. Khôâng ngờ Thế Khiêm tuy thích văn thơ, nhưng lại không hề thích loại văn cổ cùng những buộc ràng niêm luật cứng ngắt của nó. Vả lại với bản tính phóng khoáng không thích lễ nghi phiền phức thì làm sao làm quan? Vì vậy tuy cha giận, mẹ hết lòng khuyên, vợ cũng nài nỉ, nhưng Thế Khiêm vẫn không ghi danh ứng thi. Chàng giữ vững lập trường, nói:
    - Cha mẹ già chỉ có một mình con, thì tại sao lại bắt con phải rời bỏ quê nhà đi ứng thi? Có đậu con cũng không làm quan, mà rớt thì ê mặt xóm làng. Sao lại phải khổ như vậy?
    Sau cùng, khuyên mãi không được, Cha mẹ chàng đành chịu thua. Nhưng mỗi lần nghĩ đến là lão gia cằn nhằn.
    Chuyện đó còn chưa êm thì nay lại nẩy sinh ra Uyển Thanh. Vợ chàng thì giận chàng sao lại chẳng thích công danh và nay lại yêu cả gái thanh lâu nên lời vô tiếng ra vì vậy làm lão gia càng tức giận phản đối kịch liệt.
    - Trời ơi trời! sao người đã ban cho con một đứa con trai như thế này? Đã không có đầu óc cầu tiến, lại còn ham mê tửu sắc, mê cái thứ mèo mả gà đồng. Như vậy thì chỉ cần mấy đời nữa thôi là nhà này suy sụp. Giòng họ này suy tàn mất. Ta chết cũng không nhắm mắt!
    Nghe những lời đó, Thế Khiêm càng đau khổ hơn. Vì chuyện của chàng với Uyển Thanh coi như tan thành bọt nước. Nhớ lại hình ảnh Uyển Thanh suốt ngày gần như nước mắt với nước mắt, cái dáng dấp tiều tụy, làm sao chàng có thể xa nàng được bây giờ? tuy chàng đã có vợ nhưng chưa bao giờ được có tình yêu. Từ khi gặp Uyển Thanh chàng mới biết tình yêu là gì, sao mới gọi là đau khổ vì tình yêu. Thế Khiêm thấy thật bất lực chẳng biết làm gì để giúp Uyển Thanh. Từ lúc yêu Thanh cho đến nay vẫn chưa giúp được nàng ra khỏi chốn thanh lâu. Mỗi lần nhìn thấy Uyển Thanh đàn hát cho bao người nghe, giả vờ cười nói cùng họ, chàng nghe tim mình nhói đau. Yêu nhau lắm cắn nhau đau. Thế Khiêm ghen tức, nhưng rồi nghĩ lại thấy mình khờ khạo, tội lỗi.
    Không cứu được người yêu mà còn ghen tức hành hạ nàng.
    Cái đau kia cứ dày vò Khiêm mãi. Khi hai người gặp nhau, lặng nhìn nhau qua nước mắt, khi không gặp lại nhớ vô cùng.
    Uyển Thanh thường rơi lệ nói với chàng:
    - Nếu biết thế này, ta gặp nhau mà chi?
    Và như thế, mùa hè trôi qua, mùa Thu lặng lẽ đến. Ông họ Châu sang giàu bắt đầu tấn công Uyển Thanh tới tấp. Hắn đến thăm Uyển Thanh thường xuyên, lại chánh thức bàn tính với mẹ nuôi của nàng về số tiền chuộc nàng về với hắn. Lúc đầu mẹ Thanh vẫn còn nghĩ ngợi không chịu vì Thanh quá nổi tiếng về tài đàn hát thơ họa, vì thế đã mang đến thậảt nhiều khách cho bà. Nhưng càng lúc càng thấy Thanh bắt đầu khó dạy, nhất là lúc gặp Thế Khiêm nàng đã một mực không ra tiép đãi một ai ngoài Thế Khiêm, khiến khách đến chơi càng ngày càng ít. Mẹ Thanh quyết định nếu thấy được giá bà sẽ cho chuộc Uyển Thanh đi cho rồi. Gởi một số tiền lớn mua đứa con gái khác về thay thế Uyển Thanh. Tuy Uyển Thanh có tài nhưng vẫn không buông thả bản thân nàng vì vậy có đứa con gái khác thì có lẽ tốt hơn. Ai muốn Thanh thì chẳng thành vấn đề với bà, bà ta chỉ cần tiền, càng nhiều càng tốt. Nhưng Thế Khiêm thì... bao nhiêu tiền tài của cải nằm trong tay của cha chàng, chứ chàng nào có bao nhiêu. Chắc chắn là không hy vọng chuộc được Uyển Thanh. Gã họ Châu khi lại có tiền nên đã tính toán với mẹ nuôi của nàng.
    Tối hôm ấy, Bội Nhi hấp tấp đi vào phòng Uyển Thanh, Nhi lo lắng nên tiết lộ:
    - Tiểu thư, chuyện không hay rồi, mẹ nuôi đã ra giá cho ông Châu, nghe nói là một ngàn lượng bạc để chuộc cô đấy.
    Uyển Thanh giật mình:
    - Một ngàn lượng à? rồi gã họ Châu kia nói sao?
    - Ông ấy nói tuy cô tài giỏi nhưng một ngàn lượng thì thật mắc... nhưng cũng được! vì số tiền quá lớn nên phải cho ông ta vài ngày ông ta sẽ mang đủ số tiền đến và mẹ nuôi nói là bao giờ có đủ số tiền là ông ấy có thể mang cô đi!
    - Trời ơi! Uyển Thanh tái mặt, ngã người xuống ghế, mắt nhòa lệ, nàng lẩm bẩm - Sao mẹ nuôi lại nhẫn tâm như thế hởi em? bao nhiêu năm qua chị đã mang lại cho bà ta biết bao nhiêu là tiền, vậy mà bây giờ bà lại nỡ bán ta...
    - Tiểu thư ơi! đời cô đã bị bán vào chốn này rồi thì cuối cùng ai cũng phải đi đến cảnh trạng đó thôi. Bội Nhi vừa khóc vừa nói tiếp - Sao cô chẳng tìm Dịch công tử thương lượng xem sao?
    Uyển Thanh lắc đầu:
    - Số tiền quá lớn, Anh ấy chẳng có cách nào đâu em, anh ấy không làm gì được đâu, nói ra thì chỉ làm anh ta thêm đau khổ.
    - Nhưng chỉ cần cậu ấy lấy ra một ngàn lạng bạc để chuộc cô ra là xong! Còn cái chuyện mình có được vào nhà họ Dịch hay không thì không thành vấn đề. Ra khỏi nơi này rồi chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách sinh sống! Chúng ta sẽ mướn căn nhà nhỏ trong thành để nương náu, buôn bán lặt vặt sống qua ngày.
    Nghe Bội Nhi nói thế, Uyển Thanh càng buồn thêm, nàng nhìn Bội Nhi và lại khóc.
    - Chị cũng mong có một ngày có được tự do, dù cuộc sống có khổ đến đâu chị cũng cam lòng, nhưng em ơi! Em suy nghĩ thật đơn giản quá. Thế Khiêm làm sao có tới một ngàn lượng? Nếu có thì anh ấy đã không để cho chị em ta sống ở đây mãi cho đến bây giờ! Chị và anh ấy đã bàn tính nhiều lần, nhưng Thế Khiêm chỉ là con trong nhà chứ nào phải chủ nên anh ấy không làm sao...
    Bội Nhi thút thít khóc:
    - Vậy mình phải tính sao đây tiểu thư? Không lẽ cô để mình phải vào sống với gã họ Châu đó ư? Ông ta đã già và có cả chục thê thiếp, sống ở đó tiểu thư chắc sẽ khổ hơn ngàn lần ở đây!
    - Có chết chị cũng không sống với gã đâu em. Uyển Thanh chảy nước mắt - Mà chết còn sướng hơn, phải không em?
    Nhìn gương mặt tiều tụy của Uyển Thanh, dáng dấp xanh xao với những dòng nước mắt cứ theo nhau chảy ra mãi. Cuộc đời của cô chủ sao lại cứ mãi khổ đau thế này? Trong khoảnh khắc Thanh đã mất cả cha lẫn mẹ, tìm đến người thân lại bị chối từ còn nỡ mang nàng đi bán vào chốn thanh lâu, Thanh đã cố yên phận sống với tài đàn hát, gặp được Thế Khiêm tưởng hạnh phúc sẽ đến, nào ngờ đau khổ triền miên... Cô chủ của Bội Nhi có thể tiếp tục sống được không? Bội Nhi lo lắng liền an ủi:
    - Cô đừng nghĩ như vậy cô ạ! Em nghĩ rồi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp! không lẽ ông trời cứ bắt mình sống kiếp khổ sở như thế này hoài sao? em tin là trời cao có mắt, nhất định cô sẽ được hạnh phúc về sau. Hãy tin em, tiểu thư!
    Thật vậy, ở đời có nhiều sự việc, đến lúc tận cùng lại có cái bất ngờ làm thay đổi tất cả. Và trong lúc Uyển Thanh hoàn toàn tuyệt vọng thì Thế Khiêm lại đến. Chàng nắm lấy tay Uyển Thanh, buồn vui lẫn lộn nói:
    - Uyển Thanh, cuối cùng rồi ta cũng có cơ hội đoàn tụ em ạ!
    Uyển Thanh ngạc nhiên.
    - Anh nói sao? Cha mẹ và vợ anh đã đồng ý rồi à?
    - Không hoàn toàn như vậy, nhưng họ đưa ra một điều kiện đấy là bao giờ anh hoàn toàn thành một sự việc thì sẽ cho em vào nhà anh.
    - Việc đó là việc gì?
    - Anh phải lên kinh ứng thi, nếu đậu sẽ được nạp em làm thiếp, còn nếu không là sẽ không có em.
    - Anh nói là phải thi đậu rồi mới được ư?
    - Không phải là thi đậu, mà phải đậu tiến sĩ cơ.
    - Ồ... nhưng em biết anh nào giờ đâu thích làm quan.
    - Phải, nhưng vì em anh sẽ làm tất cả!
    - Chuyện này không đơn giản đâu anh. Mãi sang năm mới là ngày thi cơ mà.
    - Đúng rồi. Tháng tám sang năm. Anh còn phải có thời gian chuẩn bị!
    - Anh có tin chắc là mình sẽ đậu không anh?
    - Chuyện thi cử làm sao ai dám nói chắc?
    Thế Khiêm vừa nói vừa thở ra, nhưng rồi chàng quay lại nhìn vào ánh mắt nàng, nắm lấy tay người yêu chàng nói:
    - Vì em, anh phải đi thi! Mong rằng định mệnh sẽ giúp cho anh. Em hãy ráng chờ anh thêm hai năm nữa. Khi nào thi đậu, chúng ta sẽ không còn bị chia ly nữa, còn nếu thất bại thì em đừng chờ thêm, được không em?
    Nhìn vào cái ánh mắt mong mỏi của người yêu, Uyển Thanh rơi nước mắt.
    - Điều kiện gia đình cho ra thật quá khắt khe, có nhiều người bỏ cả đời ra mà nào có đậu được cử nhân đâu chứ đừng nói đến tiến sĩ.
    - Anh sẽ cố hết sức mình, Thanh ơi, hãy tin anh! anh có linh cảm là, rồi anh sẽ đậu em à!
    - Thật không anh?
    - Thật!
    Uyển Thanh thở dài, tựa đầu vào người yêu, nàng không hiểu là lòng mình đang buồn hay vui. Nàng chỉ cảm thấy mệt mỏi. Với tương lai, Uyển Thanh chẳng lạc quan như Thế Khiêm được, đừng nói chuyện thi đỗ hoặc không thi đỗ, ngay khi đỗ rồi chưa hẳn là gia đình chàng sẽ giữ lời hứa. Có khi đó chỉ là cái kế hoãn binh. Vả lại, nếu cho là mọi việc đều xuông sẻ, Thế Khiêm đã thi đậu, gia đình đồng ý nhưng chàng sẽ thay đổi không? hai năm có biết bao nhiêu điều thay đổi. Cái gã họ Châu kia nào để cho nàng sống yên nơi này? Càng nghĩ Uyển Thanh càng thất vọng thấy rằng hy vọng của Thế Khiêm và của nàng thật quá mong manh, càng buồn và không nhịn nổi, Uyển Thanh thở dài và nói thật nhỏ:
    - Thế Khiêm, có đợi anh bao lâu em cũng sãn sàng, nhưng điều cần thiết trước tiên là mình phải làm sao ra khỏi chốn này, ở đây em sẽ không được yên vì gã họ Châu kia đã chuẩn bị một ngàn lạng bạc chuộc em rồi anh ạ!
    - Một ngàn lượng bạc? Thế mẹ em đã đồng ý chưa?
    - Vâng, chính bà ta đã ra giá!
    Thế Khiêm lặng người, cắn môi, thật lâu chẳng nói năng gì. Uyển Thanh ngước lên nhìn chàng, khẽ hỏi:
    - Anh Thế Khiêm?
    - Thế Khiêm đẩy Uyển Thanh qua một bên, bước nhanh ra cửa. Thanh giật mình liền hỏi:
    - Anh đi đâu đó?
    Khiêm không quay lại, vừa đi vừa nói:
    - Đi kiếm một ngàn lạng bạc chứ gì. Gia đình đã ra điều kiện, thì phải bảo đảm là trong cái thời gian anh lên kinh ứng thi, em sẽ còn là của anh chứ không rơi vào tay của kẻ khác. Anh phải chuộc em ra, cho em có cuộc sống an định, rồi anh mới yên tâm mà đi ứng thi. Bằng không thì mọi thứ đều là vô nghĩa.
    Nói xong Thế Khiêm vội bước thẳng ra ngoài. Uyển Thanh nhìn theo vô cùng xúc động. Nàng đứng nhìn theo mà lệ tuôn dài. Bội Nhi cũng đứng kế bên cô chủ, gật gù nói:
    - Như vậy mới là người thành tâm thành ý chứ! Em biết là sớm muộn gì công tử cũng tìm ra giải pháp.
    - Nhưng chị thật không biết là gia đình chàng có đồng ý bỏ số tiền lớn như vậy không.
    - Chắc chắn là có mà! Dịch lão gia đã có ý muốn công tử phải có công danh, thì chắc chắn là người sẽ sẵn sàng đồng ý để công tử yên tâm học hành.
    - Chị lại không dám nghĩ thế, vã lại thật tội cho chàng, cũng vì chị mà chàng phải tranh đua...
    - Tiểu thư đừng nên suy nghĩ nhiều rồi sẽ bệnh thêm, hãy tin em... Mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp!
    Tối hôm đó Thế Khiêm trở lại với đôi mắt thật buồn. Vừa ngồi xuống chàng đã thở trước thở sau... Uyển Thanh nhìn người yêu với thái độ lo âu và tuyệt vọng, nàng cũng thật khổ đau nhưng gắng nở nụ cười, đến bên cạnh chàng an ủi:
    - Nếu chuyện không thành thì dành chịu anh à, em sẽ cố gắng thuyết phục mẹ, để kéo dài hai năm, sau đó rồi tính.
    Thế Khiêm lắc đầu:
    - Em đã biết rõ là không thể kéo dài được mà! Trong khi cha anh lại có trái tim bằng sắt anh đã thuyết phục mọi cách mà người vẫn không lay chuyển. À mà này, có thể nói mẹ em bớt chút đỉnh được không?
    - Anh nói sao?
    - Mẹ anh thấy anh khổ sở nên mẹ lấy tiền tiết kiệm của mẹ trao cho anh, nhưng đó chỉ có năm trăm lượng thôi.
    - Năm trăm lượng à? Uyển Thanh ngồi lặng nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng nàng quay sang Bội Nhi hỏi- Từ trước tới giờ mình đã để dành được bao nhiêu rồi em?
    - Dạ khoảng hai trăm lạng.
    - Thế còn nữ trang? Em hãy đem hết số nữ trang đáng giá ra đây, nhớ gom cả những món đồ quý của gia đình chị còn sót lại, gom hết đưa cho Dịch công tử xem.
    - Vâng ạ!
    Uyển Thanh quay qua nói với Thế Khiêm:
    - Em nghĩ với số nữ trang và những món đồ em đã cố gắng gìn giữ bao năm cũng có được một số tiền không nhỏ, anh hãy lựa một người nào tin cậy nhờ họ đổi ra tiền mặt. Nếu gom hết mà chưa đủ ngàn lạng thì anh đến nhờ Hầu công tử thử xem, trước kia cũng nhờ công tử ấy mà mình quen nhau. Nói với ông ấy nếu chuyện thành công, em sẽ nhớ ơn ông ta suốt đời.
    Thế Khiêm nhìn người yêu lòng vô cùng cảm động, không nói được lời nào.
    - Sao Thế Khiêm? anh đã nghe rõ chưa? Đừng hy vọng mẹ em sẽ giảm giá. ANh cũng biết bà ta chỉ có tiền là trên hết. Anh nghe gì không? sao lại ngồi im như thế?
    - Uyển Thanh! Thế Khiêm ôm nàng vào lòng. - Anh không ngờ anh lại có phúc đến như vậy, được gặp em! Anh rõ là con người vô dụng kém tài. Hôm nay vì một chút này mà em phải bán sạch cả gia tài, vốn liếng của em. Anh làm sao nỡ lòng để em làm vậy? Anh làm sao có thể làm vậy!
    - Bây giờ không phải lúc nói những chuyện đó anh ạ! Uyển Thanh nghẹn giọng nói - Bởi vì... dầu gì em cũng sẽ là của anh. Sau này chúng ta được bên nhau, cái đó còn qúy hơn gấp vạn lần số nữ trang này. Bao giờ anh thành công, lúc đó anh sắm lại cho em mấy hồi. Chỉ sợ là khi đó anh đã quên Uyển Thanh...
    Thế Khiêm nghe nói xúc động, chàng nhặt chiếc trâm đặt trên bàn bẻ đôi, nói:
    - Tôi là Dịch Thế Khiêm, nếu có ngày nào mà quên ân tình, phụ nghĩa với Dương Uyển Thanh thì xin được như cây trâm này, chết không toàụn thây!
    Uyển Thanh vội vã bịt miệng Thế Khiêm.
    

Xem Tiếp Chương 4Xem Tiếp Chương 5 (Kết Thúc)

Dương Liểu Thanh Thanh
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Đang Xem Tập 3
  » Xem Tiếp Tập 4
  » Xem Tiếp Tập 5
 
Những Truyện Quỳnh Dao Khác
» Đừng Quên Đêm Nay
» Song Ngoại
» Hậu Hoàn Châu Cát Cát
» Vội Vã
» Tình Buồn
» Cánh Nhạn Cô Đơn
» Mùa Thu Quen Nhau
» Mùa Thu Lá Bay
» Ái Quả Tình Hoa
» Nắng Thôn Đoài
» Chim Mỏi Cánh
» Bản Tình Ca Muôn Thuở
» Trôi Theo Dòng Đời
» Hoàn Châu Cát Cát
» Cánh Hoa Chùm Gửi
» Người Về
» Dòng Sông Ly Biệt
» Mây Trắng Vẫn Bay
» Lá Rụng Chiều Thu
» Biết Tỏ Cùng Ai ?
» Bích Vân Thiên
» Cánh Hoa Cô Lẻ
» Bên Bờ Quạnh Hiu
» Hoàng Hôn Cuối Cùng