Thế là, Ngâm Sương đã lưu lại ở nhà họ Cát.
Vân Bằng thể tình Ngâm Sương cũng là con nhà thi thư nên chàng không để cho cô làm a hoàn. Và vì Lộng Ngọc rất sủng ái cô nên trong nhà họ Cát, người trên kẻ dưới đều gọi cô là "Bạch cô nương", thể hiện lòng tôn trọng, không dám coi thường cộ Lộng Ngọc dành riêng mấy gian phòng cho cô ở, lại cắt hai a hoàn hầu hạ cô, cô sống trong nhà họ Cát như một tiểu thư với tư cách nửa chủ nửa khách, Ngày thường cô dạy Thu Nhi và Đông Nhi đọc sách viết chữ, cô cũng làm bạn kim chỉ vá may với Lộng Ngọc, đôi khi Vân Bằng vui vẻ, cô còn hát một phiên để mừng khách của chàng.
Những người ăn kẻ ở khác trong nhà họ Cát thì, ngay từ khi Ngâm Sương mới bước chân vào nhà, họ đã rì rầm bàn tán chuyện "Bạch hồ ly báo ân" rồị Từ trước, cái việc Vân Bằng cứu Bạch hồ thì khắp huyện Thanh An này vốn đã đồn đại không ngớt miệng. Mà nay, Ngân Sương cứ khư khư ăn mặc một màu trắng toát, lại thêm cái nết đi lại nhẹ nhàng không một tiếng động khiến cho những người đã từng thấy bạch hồ ly càng ra sức "nhận ra" chính nàng là hồ. Thế rồi cái huyền thoại Bạch Ngâm Sương là bạch hồ ly nghiễm nhiên trở thành một sự thật không thể lay chuyển được. Người ăn kẻ ở đối xử với "ma hồ" vốn đã một mực kính sợ nên đối với Ngâm Sương cũng vậy, hễ gặp tai nạn hoặc việc gì khó là đi tìm cô để nhờ "giải quyết tiêu nạn". Tuy sau lưng bàn tán ra vào, khăng khăng gán ghép Ngâm Sương là Bạch hồ ly, nhưng trước mặt cô chẳng ai dám hé răng nửa lời, còn Ngâm Sương thì saỏ Những lời dị nghị đồn thổi đó cô đều biết hết, nhưng cô cũng đều bỏ ngoài tai, coi như chẳng có chuyện gì, cô chỉ một mực sống yên lành thanh thản, đối với Thu Nhi, Đông Nhi thì chăm sóc chu đáọ Nhưng câu chuyện "Bạch hồ ly" cứ truyền lan không dứt, thậm chí đến cả Lộng Ngọc cũng phải nghe lọt vào taị Nàng từng cười vui, nói đùa chàng.
- Xưa nay trong văn chương tiểu thuyết đã viết ra ối chuyện về vợ hồ đấy, chàng có biết không?
- Đừng đùa mà - Vân Bằng nói nghiêm trang, Thứ một là Ngâm Sương là người đang sống mười mươi, đâu phải là hồ. Thứ hai là ta lưu Ngâm Sương lại đây chỉ vì cô ấy không có nhà mà về nữa, nếu thay đổi ý để ép cô ấy, chẳng hóa ra ta giống bọn tiểu nhân kia, "thừa cơ nước đục buông câu" ử Ta làm sao có bụng dạ đó chỉ định dần dần sẽ tìm một nơi thích hợp để cho cô ấy gá nghĩa, tư giúp cô ta một món của hồi môn để cô ấy có thể sống tử tế mà thôị
- Thiếp thấy rằng chàng hãy cứ từ từ xem sao - Lộng Ngọc nóị - Cô ấy thường nói, có chết cũng chẳng chịu rời nhà ta đấy!
- Nói thế thì thật là ngốc!
- Chẳng phải là mệnh của cô ta đã được chàng cứu cho hay saỏ
- Thế nàng tin cô ấy chính là hồ ly thật ử - Vân Bằng hơi khó chịu hỏi lạị
- Thiếp hy vọng cô ấy như thế thật - Lộng Ngọc cười tủm tỉm.
- Cái gì?
- Nếu như cô ấy muốn báo ân thì việc thứ một là nên giúp chàng sinh con trai! - Lộng Ngọc cười kín đáo - Thiếp chẳng nề hà nó là con của hồ hay không! Miễn con trai là được!
- Nói lung tung quá! - Vân Bằng cười mà mắng trừng mắt nhìn Lộng Ngọc, chàng không thể không nghi ngờ rằng Lộng Ngọc sốt sắng giữ Ngâm Sương ở lại là còn có động cơ khác nữạ
Nhưng rốt cục Ngâm Sương là người hay là hồ đâỷ Trong nhà họ Cát tự nhiên lần lượt xảy ra liền mấy việc kỳ lạ lắm.
Đầu tiên là việc về một a hoàn của Lộng Ngọc tên là Hương Kỳ, cô ta mới 15 tuổi nhưng người trắng trẻo sạch sẽ lại rất giỏi đoán biết ý tứ của người ta, vì vậy được Lộng Ngọc hết sức yêu vì, hễ đã là vòng xuyến trâm hoa của Lộng Ngọc thì đều để cho Hương Kỳ một mình cất giữ. Một hôm Lộng Ngọc cần đeo một chiếc vòng tay bằng ngọc phỉ thúy, đi tìm không thấy; hỏi Hương Kỳ thì nó cũng không biết ở đâụ Thế là mọi người đều phải mở rương lật hòm ra tìm, vẫn không tìm được. Nghĩ đó là trách nhiệm của mình, Hương Kỳ sợ cuống phát khóc lên. Chiếc vòng cũng là vật có giá trị nên tất cả a hoàn, u già trong nhà đều không thoát khỏi can hệ, mọi người đều lo sốt vó. Một u già là Trương Tẩu đề nghị, bất kể là ai, tất cả người ăn kẻ ở đều phải khám kỹ rương hòm của riêng để khỏi nghi kỵ lẫn nhaụ Tất cả đều mở rương hòm ra khám vẫn không tìm thấy chiếc vòng, nhưng trời xui đất khiến thế nào mà lại tìm thấy cái bao nhỏ chuyên dùng để đựng chiếc vòng đó trong một góc rương của Hương Kỳ. Mở túi ra thì vòng không có, hiển nhiên là vòng đã được tuồn đi, còn túi thì bỏ quên ở đó. Hóa ra là "tay giữ hòm tay phá khóa" Lộng Ngọc giận đến tái người, không ngớt gọi người trói lại đánh cho một trận. Hương Kỳ một mực kêu oan, cầm dây toan thắt cổ tự vẫn. Đang náo động rối ren không sao gỡ được, thì Ngâm Sương đi tớị Hương Kỳ vừa nhìn thấy Ngâm Sương thì mừng rỡ như là gặp được bồ tát cứu khổ cứu nạn, rập đầu xuống lạy như tế sao, vừa lạy vừa kêu khóc.
- Bạch cô nương chỉ có cô mới cứu được con, xin cô cứu con với! Nhất định là cô biết vòng ngọc mất đi đâu!
Ngâm Sương hỏi rõ đầu đuôi sự việc, nghĩ ngợi một lúc rồi kéo Lộng Ngọc ra một nơi, nói nhỏ:
- Hương Kỳ đúng là mắc oan thật; cô ta không lấy trộm vòng đâu - Nếu phu nhân quả thật muốn bắt được kẻ ăn trộm thì tôi cho rằng phu nhân cần phải trói cái bà Trương Tẩu lại mà hỏi xem saỏ
Lộng Ngọc bán tin bán nghi nhưng cũng làm theo lời, đem trói bà Trương Tẩu vào, vừa hỏi đã khai hết. Quả nhiên chiếc vòng là do bà ta lấy còn túi đựng vòng thì cố ý nhét vào rương của Hương Kỳ để đánh lạc hướng.
Sau khi sự việc trên xảy ra mọi người càng kính nể Ngâm Sương càng thêm tin vào câu chuyện cô ta là hồ ly biết thành. Nhất là Hương Kỳ lại càng sủng bái cô ta như là Bồ tát thật. ông già Cát Thăng cũng răn đe kẻ ăn người ở sau lưng Ngâm Sương rằng:
- Mọi người cẩn thận đấy, đừng đó làm loạn! Trong nhà có một vị Đại tiên nhé, các trò ranh ma quỉ quái đều không qua được mắt Đại tiên đâu!
Thế là từ đó lớn bé trong nhà đều thật trọng từng ly từng tý không hề dám làm điều gì khuất tất hoặc trộm cắp vặt vãnh nữạ
Đối với sự việc trên, Vân Bằng cũng hơi thắc mắc, chàng hỏi riêng Ngâm Sương.
- Cô làm sao mà biết được người ăn trộm là bà Trương?
- Việc đó thực ra cũng đơn giản thôi, thưa gia gia - Ngâm Sương mỉm cười rất tươi nói - Ngài xem, Hương Kỳ từ nhỏ đã được bán vào nhà ta đây làm a hoàn, cha mẹ và người thân đã không còn liên lạc được với ai, mà cô ta ở đây cũng đã cơm no áo ấm, vậy thì cần gì phải ăn trộm, vòng ngọc? Còn bà Trương thì lại là người làm thuê cho nhà ta, trong thành này bà ta có cả một gia đình đông đủ con trai con dâu, nhất định là có người tiếp ứng, đem vòng ngọc đi bán ở xạ Với lại tiểu nữ vốn cùng cha lưu lạc giang hồ, loại người nào cũng đã từng gặp, tiểu nữ rất tin vào khoa xem tướng người - Hương Kỳ tuy là một a hoàn nhưng tướng mặt ngũ quan đoan chính, mi thanh mục tú, còn bà Trương kia thì thầm sắc hấp tấp, ánh mắt điêu hoạt, mới trông đã rõ ra là không phải chính nhân.
- Nhưng người làm mướn trong nhà ta có phải mình bà Trương đâu, làm sao cô dám đoán ngay cho bà tả Cũng là do xem tướng ử
- Đương nhiên là không phải ạ - Ngâm Sương cười - Chính là vì bà Trương là người đầu tiên đề nghị việc khám xét rương hòm, như vậy có thể là bà ta đã có ý định sẵn, biết trước được kết quả rồi - Nói đến đây Ngâm Sương cúi đầu hơi có vẻ xấu hổ sau bổ sung thêm rằng: với lại đối với những việc như thế này, cũng còn dựa vào cả một chút đoán mò nữa ạ!
Vân Bằng tròn mắt nhìn cô, trầm ngâm:
- Ờ, ta xem ra việc đoán mò của cô rất trúng đấy, về sau, nếu gặp vụ án nào rắc rối có lẽ cũng phải nhờ đến tài đoán mò của cô đấy!
Quả thật, chỉ ít lâu sau, Vân Bằng đã phải nhờ vào tài đoán mò của Ngâm Sương mà phá được một vụ tranh chấp gia đình.
Vụ án đó trông bên ngoài có vẻ hết sức giản đơn, động cơ phạm tội và sự thật đều rất rõ ràng, giả như không có sự kỹ lưỡng của Vân Bằng và tài "đoán mò" của Ngâm Sương thì sẽ tạo ra một nỗi oan ức ngấm ngầm không thể nào chiêu tuyết được.
Vụ án đó là thế này: có một thương nhân mở cửa hàng buôn bán da thú ở Dương Gia Tập, ông ta tên là Chu Thực Phố. Do nhiều năm tảo tầm làm ăn, tính toán căn cơ nên gia tự cũng đã khá lắm. ông ta vốn đã có một vợ chính thất tên là Khổng Thị đã sinh được một con trai năm nay 12 tuổi, nhà thường gọi Hưng Nhị Vì chỉ có một con trai nên Chu Thực Phố coi Hưng Nhi như vật báu, muôn phần sủng áị Trong nhà trước nay bình an vô sự, nhưng từ đâu năm vừa qua, Chu Thực Phố lấy thêm một vợ lẽ tên là Cao Thị, cô này mới 18, 19 tuổi, cực kỳ xinh đẹp. Chu Thực Phố đã đứng tuổi, lấy được vợ mới trẻ đẹp thì đương nhiên là say mê sủng ái hết mực. Mấy tháng sau, Cao Thị có thai, thế là thiên hạ mất cả thái bình, đại khái là dì ghẻ rất ghen ghét với con trai chồng là Hưng Nhi; vì vậy Hưng Nhi thường đến khóc kể với cha về bao nhiêu thương tích đầy mình, hỏi đến thì đương nhiên là do dì ghẻ gây rạ Chu Thực Phố trong bụng không vui nhưng đã quá say mê Cao Thị nên không muốn tra xét đến. Thế là sinh ra việc lớn! Chiều hôm đó, Hưng Nhi thấy đói bụng đi lục tìm thức ăn, Khổng Thị bèn vào bếp làm bánh kẹp cho nó, Cao Thị cũng ở trong bếp giúp một taỵ Bánh kẹp là loại bánh mặn của người miền Bắc, có một tấm bánh nướng, ở giữa kẹp hẹ xào với thịt nạc thái chỉ. Hưng Nhi ăn được một nửa thì bị cái gì đâm vào lưỡi, nhả ra xem thì thấy một cái kim nhỏ xuyên trong cọng lá hẹ, Hưng Nhi liền kêu tướng lên "có người định giết tôi" rồi chạy đi mách chạ Chu Thực Phố tra vấn biết rằng lúc làm bánh có Cao Thị trong bếp, bèn bực không chịu được, quả không thể bỏ qua nữa nên đã trói Cao Thị đưa đến nha môn gặp quan.
Vân Bằng xem xét Cao Thị, thấy quả có sắc đẹp nhưng có vẻ không ra loại đàn bà điêu gian; đem ra xét hỏi thì chỉ chảy nước mắt khóc và một mực kêu - Xin đại lão gia minh xét!
Vân Bằng có chút nghi hoặc, nghĩ thầm: việc vợ lẽ mưu sát con chồng thì không có gì là lạ nhưng trộn kim vào bánh cho ăn để giết thì thật là một cách làm ngu ngốc chỉ có kẻ nào quê mùa ngớ ngẩn mới dùng mà thôị Lại hỏi đến vợ cả Khổng Thị, thấy đấy chỉ là một người đàn bà chân quê chậm chạp, quì trước công đường người ngay như cán tàu, mặt trắng bệch vì quá sợ hãi, hỏi thế nào cũng chỉ rập đầu mà lạỵ Hỏi lại Cao Thị: Khổng Thị đối đãi thế nàỏ Cao Thị rối rít khen thật tốt. Hỏi đến Khổng Thị: Cao Thị có ý qua mặt không? Khổng Thị khấu đầu nói:
- Em đây không phải loại người như thế!
Hỏi bà ta có mến Cao Thị không? đáp rằng có.
Vân Bằng bối rối chưa biết tính sao, đành phải tạm giam Cao Thị vào trong laọ Tất cả tội chứng đã rõ ràng, Cao Thị cơ hồ không tránh khỏi tội hình. Trở về phủ đệ, Vân Bằng chợt nhớ ra, cho mời Ngâm Sương đến, thuật lại toàn bộ vụ án cho cô nghe và hỏi:
- Theo sự " đoán mò" của cô thì Cao Thị có phải là tội phạm không?
Ngâm Sương suy nghĩ hỏi lâu mới nói:
- Vụ án này có khả năng ngược lại đó, mọi người chỉ nghĩ đến là dì ghẻ đố kỵ với con chồng mà không nghĩ rằng vợ cả cũng có thể đố kỵ với con vợ lẽ chứ? Bây giờ Cao Thị vừa đang đắc sủng, lại đã có thaị Vạn nhất sinh được con trai thì tất nhiên lại càng đắc sủng. Vậy có thể là do vợ cả bày đặt ra để hãm hại vợ lẽ?
- Ta cũng đã từng nghĩ như vậy - Vân Bằng nói - Nhưng xem ra Khổng Thị kia hoàn toàn là người thật thà, đến nói cũng nói chẳng nói được rõ ràng, vì vậy quả thật ta không thể tin rằng bà ta lại có thể điêu gian đến thế, hay cô đi xem tướng bà ta một chút xem saỏ
- Gia gia ạ, thanh quan khó đoán việc trong nhà, đúng như thế! thôi này vậy ngày mai ngài thẩm vấn bà ta một lần nữa, để tiểu nữ ngồi sau rèm xem trộm tướng của bà ta xem thế nàọ
Thế là ngày hôm sau, Vân Bằng truyền gọi Khổng Thị thẩm vấn lại, Ngâm Sương nấp sau rèm quan sát, Sau khi bãi đường, Ngâm Sương cười tủm tỉm nói với Vân Bằng.
- Thưa gia gia, xin ngài cho gọi đứa bé Hưng Nhi đến để tiểu nữ nói chuyện với nó một lần, bảo đảm sẽ tìm ngay ra tội phạm.
- Thật ử - Vân Bằng không tin, hỏi lại - Cô cho rằng Hưng Nhi có thể biết được manh mối ử
- Ngài không biết đâu, thưa gia gia - Ngâm Sương vẫn cười rất tươi, tựa hồ như trong bụng đã có sẵn ý định - trẻ con là mẫn cảm nhất trên thế giới, ai muốn hại nó, nó nhất định cảm thấy được.
Vân Bằng nhướng lông mày lên, ờ nói vậy mà có lý, chàng lập tức cho đòi Hưng Nhi đến, khi Hưng Nhi đến. Cát Thăng dẫn nó vào phủ đệ đưa đến trước mặt Vân Bằng và Ngâm Sương. Thằng bé lộ ra có tướng thông minh, một đôi mắt to đen đảo thiên đảo địa, nhìn đông ngó tây một cách hiếu kỳ.
- Này cậu bé, em có phải là Hưng Nhi không - Ngâm Sương tươi cười, nhẹ nhàng hỏị
- Vâng ạ.
- Cha em thương nhiều không? Mẹ cũng quí em lắm phải không?
- Phải ạ.
- Thế còn dì haỉ
Thằng bé đảo mắt một cái, dẩu môi rạ
- Bà ấy là người xấu! bà ấy định giết em.
Ngâm Sương bỗng sầm mặt, tắt hẳn nụ cười tay đập bàn, "chát" tiếng rồi đứng dậy gọi tọ
- Người đâu, trói ngay thằng bé điêu gian hư hỏng này lại nung cho ta một mẻ sắt nóng đỏ lên, ta phải dí vào cái mồm nói điêu này cho nó bỏng tuột ra mới được. Để xem nó còn dám nói láo nói lếu, bịa đặt sinh sự nữa không nào!
Thằng bé nghe nói giật nảy mình, sợ đến trắng bệch cả mặt mày, run như cầy sấy vừa giật mình vừa không ngớt mồm gào tọ
- Cháu sợ rồi, cháu không dám nữa đâu!
- Nói mau! các vết sẹo kia có phải tự ngươi gây ra không? Cái kim cũng là tự ngươi bỏ vào trong bánh phải không nói đi!
- Đúng ... đúng ... đúng là cháu làm.
- Ai xui ngươỉ Tại sao lại thế?
- Kim Tẩu xui, bà ấy bảo khi nào dì hai đẻ con trai thì cha cháu sẽ không quí cháu nữa - Thằng bé khóc mà nóị
- Kim Tẩu là aỉ
- Là người làm cũ của nhà cháụ
Vụ án đã được phá như vậy, sự việc là do người ở cũ xúi giục "ông chủ con" mà sinh rạ Người nọ và a hoàn của Cao Thị thường xích mích cãi cọ nhaụ Bà ta sinh ra thù ghét, đã để bụng tìm cách hãm hại, nghĩ ra cái độc kế này; Khổng Thị hoàn toàn không dính dáng, hơn nữa Khổng, Cao hai họ vốn giao hảo khá thân với nhau từ trước, Sau việc đó Vân Bằng nói với Ngâm Sương.
- Ta quả thật phục cô đấy, sau cô lại chuyển sang nghi ngờ thằng bé đó?
- Vụ án rất rõ ràng đấy thôi, thưa gia gia - Ngâm Sương cười - Nếu Cao Thị thực sự muốn trừ bỏ Hưng Nhi thì không thể hành động một cách đần độn như vậy được. Như vậy hiển nhiên cô ta là kẻ bị hãm hại, mà ai cần hãm hại cô tả Ngoài Khổng Thị ra thì chỉ có Hưng Nhi thôi!
- Nhưng ... nhưng ... - Vân Bằng vẫn cảm thấy thắc mắc - đó chỉ là do cô bạo gan đoán ra thôi chứ? ta vẫn chưa hiểu tại sao lại đoán đúng là thằng bé làm rả
Ngâm Sương cười nhẹ.
- Thưa gia gia, xin ngài cứ coi đó là một sự "cảm ứng" kỳ dị đi!
Vân Bằng nhìn Ngâm Sương với nụ cười kín đáo có duyên không thể không thấy trong lòng hay động!
Đây là lần đầu tiên Ngâm Sương bắt đầu tham gia thẩm án, từ đó về sau, Vân Bằng thường xuyên phải dựa vào tài “đoán mò” và "cảm ứng" của Ngâm Sương sự phán đoán đó vừa nhanh chóng vừa chuẩn xác, khiến cho Vân Bằng cảm thấy thật là lạ kỳ, mới mẻ, có lúc chàng cũng nghĩ có thể Ngâm Sương đúng là con hồ ly trắng kia biến hóa mà rạ
Cứ như vậy, thời gian đã trôi qua một vài năm. Ngâm Sương đã mãn tang cha, hiếu phục lẽ ra thôi không mặc nữa nhưng cô vẫn cứ thích mặc áo trắng, toàn thân vẫn một màu trắng tinh, chỉ thỉnh thoảng có điểm vài bông hoa nhỏ trên tà áo, làm cho trang phục của cô càng thêm thanh nhã xinh tươị Màu trắng bất biến ấy càng khêu gợi thêm trí tò mò và lời bàn tán; sau đó một sự việc mới lại phát sinh rạ
Năm đó mùa đông cực kỳ lạnh tuyết rơi suốt mấy hôm liền, lúc tuyết tan khí trời càng lạnh giá. Trong nhà tuy mỗi buồng đều đốt lửa sưởi nhưng vẫn không sao chống lại được cái giá lạnh ghê gớm đến thế. Vì vậy sau tết đèn hoa không lâu con gái nhỏ của Vân Bằng là Đông Nhi đã nhuốm bệnh nằm bẹp trên giường.
Mới đầu, mọi người đều cho rằng trẻ con thấy tết thì ham, khó giữ được mồm miệng nên ăn quá nhiều món lạnh vào, lại cộng thêm thời tiết cũng lạnh nên bị ngoại cảm, biếng ăn. chỉ cần uống một ít thuốc cho tan bớt hàn là khỏị Không ngờ chỉ mấy hôm sau lại thành ra sốt cao, toàn thân nóng nẩy, ăn uống không vào nữạ Mời thày thuốc đến cũng không làm gì được, mọi thứ thuốc đều vô hiệu, đứa bé cứ sốt xình xịch mãi không thôị Mọi người trong nhà đều sợ hãi lo lắng, Lộng Ngọc suốt ngày đêm ngồi bên giường Đông Nhi mà chảy nước mắt khóc ròng. Đông Nhi tiều tụy trông thấy, ba ngày sau đã nói không ra tiếng nữa, chỉ mê mê tỉnh tỉnh. Cả nhà đều nghĩ rằng Đông Nhi thế là không còn hy vọng gì.
Trong những ngày đó, Ngâm Sương cũng không nghỉ không ngơi hầu hạ bên giường, cô vốn rất quí thương Đông Nhi, lúc này càng sốt ruột sốt gan, mất hồn mất víạ Buổi tối đó, tình hình Đông Nhi càng đáng ngại, từ chập tối nó đã lên mấy cơn kinh giật, toàn thân co quắt như con tôm. Vân Bằng ngồi bên cạnh giường, nghĩ thương con còn nhỏ quá, chưa được hưởng mấy chút của cuộc đời đã vội rời tay mà đi ... Chàng không kìm lòng được nước mắt lã chã tuôn rơị Lộng Ngọc thì khóc đến mấy lần lòng ngất đi tỉnh lại cứ ôm lấy Đông Nhi mà luôn mồm gào hờ, ối con ơi, gan ruột máu mủ của tôi ... Đang lúc cả nhà đều đồng thanh rền rĩ, bỗng a hoàn Hương Kỳ chạy ào đến quì sụp xuống trước mặt Ngâm Sương vừa khóc vừa vái như tế saọ
- Bạch cô nương ơi, xin cô cứu lấy tiểu thư của chúng tôi với, tôi biết mà tôi biết cô cứu được mà! Cô cứu được tiểu thư của chúng tôi thì tôi xin đặt cô lên bàn thờ, ngày nào cũng thắp hương bái lạy cô!
Câu nói đó nhắc Lộng Ngọc nhớ ra - tuy không hẳn tin rằng Ngâm Sương là hồ ly trắng nhưng trong giây phút tuyệt vọng này, bản năng người mẹ thúc đẩy nàng nắm lấy bất kỳ một hy vọng mong manh nàọ Vì vậy nàng cũng quay sang Ngâm Sương, nắm lấy vạt áo của cô mà khẩn khoản, nàng cùng Hương Kỳ đồng thanh kêu gào lên như người mắc bệnh thần kinh.
- Đúng rồi, đúng rồi Ngâm Sương xin hãy cứu lấy Đông Nhi, xin hãy dùng thần lực của cô cứu Đông Nhi đi!
Mặt Ngâm Sương trắng bệch như tuyết, cô mở to đôi mắt, kinh hoảng lùi ra sau, miệng ấp úng, lắp bắp nóị
- Đây ... đây ... đây là thế nào cở
Vân Bằng là người duy nhất còn giữ được lý trí, chàng biết rằng như thế này là đặt Ngâm Sương vào một tình cảnh rất nan giảị Chưa nói rằng cô ta không phải là hồ ly, cứ cho rằng cô có là hồ ly đi nữa thì chắc gì đã có phép thuật cải tử hoàn sinh. Nếu không thì cha cô đã không bị ốm chết trong quán trọ. Chàng đứng dậy toan can ngăn Lộng Ngọc nhưng nàng đã quì sụp xuống trước mặt Ngâm Sương, miệng lảm nhảm cầu xin không dứt.
- Ngâm Sương ơi, em ngoan của chị, em hãy nể mặt Vân Bằng mà cứu con bé này đi, chị sẽ suốt đời suốt kiếp này báo đáp ơn em, đến chết cũng không bao giờ quên đại ân đại đức của em! Ngâm Sương ơi, chị van em!
Mặt Ngâm Sương càng tái sạm đi, cô cầm lấy cổ tay Lộng Ngọc xót xa đau đớn, giậm giậm chân nói:
- Phu nhân ơi, sao phu nhân lại làm thế nàỷ Phu nhân hãy đứng dậy đi, phu nhân làm thế này thì tôi chết mất!
- Khi nào em chịu nhận lời cứu Đông Nhi thì mới thôi, nếu không thì chị không dậy đâu - Lộng Ngọc nóị
- Trời ơi - Ngâm Sương thật khó xử, nhìn Lộng Ngọc vừa đau khổ vừa sốt ruột - Phu nhân ơi, xin đứng dậy đi để em xem Đông Nhi thế nào, Nói thực là em cũng chưa thể có cách nào cứu được đâu!
- Chỉ cần em chịu nhận cứu là nhất định cứu được - Lộng Ngọc nói rồi vẫn giữ vẻ hoang mang, nàng đứng dậy để Ngâm Sương đị
Ngâm Sương đến bên giường bệnh cúi xuống xem xét rất kỹ Đông Nhi, lấy tay đặt lên trái xem nhiệt độ rồi nắm lấy tay con bé bắt mạch, sau đó luồn tay vào cổ áo, nắn nắn cổ Đông Nhị Vân Bằng sợ hãi và ngạc nhiên theo dõi cô, chẳng lẽ cô ta đúng là hồ ly saỏ Chẳng lẽ cô ta có cách cứu sống con bé đang thập tử nhất sinh này thật ử Ngâm Sương xem khám kỹ càng xong, cô ngẩng đầu lên, mặt vẫn trắng bệch cắt không ra tí máu, ánh mắt cô bức xúc và căng thẳng.
- Tôi xin đem hết sức mình - cô nói giọng run run nhưng ... nhưng nếu kết quả mà tôi thất bại thì xin mọi người thông cảm cho tôi ... tôi quả thật chưa dám chắc đâu!
- Chỉ cần em chịu nhận cứu - Lộng Ngọc vẫn không lay chuyển nói - may rủi thế nào cũng còn hơn là chết phải không?
- Mọi người có tin tôi không? - Ngâm Sương hỏị
- Tin chúng tôi tin vào em - Lộng Ngọc cuống quít trả lờị
- Vậy thì - Ngâm Sương quay đầu đi, hạ quyết tâm rồi nói - Tôi phải mời mọi người rời khỏi đây hết cả, tôi cần thời gian một đêm, mọi người giao đứa bé này cho tôi! Ngoài ra dặn các bà già ở nhà bếp suốt đêm phải đun nước sôi và gánh đến buồng này, càng nhiều càng tốt, lại cho tôi thêm một số thùng gỗ lớn. Còn Hương Kỳ, cô ở lại đây giúp tôi một taỵ Bây giờ hãy nhanh chóng đi đun nước sôi đị
Ngâm Sương quay nhìn Vân Bằng và Lộng Ngọc nóị
- Gia gia và phu nhân xin mời đi đi, và hãy thắp nén hương để cầu thần phù hộ.
Vân Bằng và Lộng Ngọc đi khỏi để Hương Kỳ ở lại phụ giúp dặn đun nước sôị Lát sau, Hương Kỳ cũng lui ra, cô ta nói, Ngâm Sương sai, cô cởi hết quần áo Đông Nhi, đem đặt từng thùng nước sôi lớn xung quanh giường, đuổi cả Hương Kỳ ra ngoài rồi đóng chặt cửa phòng lạị Thế là bắt đầu một đêm bận rộn khẩn trương, rối loạn. Suốt đêm không ngừng đun nước, khi sôi thì gánh vào phòng, nước lạnh thì gánh ra rồi đun, rồi gánh vàọ. Không ai biết rằng Ngâm Sương giở những bài bản gì trong đó. Chỉ có a hoàn Hương Kỳ làm ra vẻ hiểu biết, nóị
- Người ta nói hồ ly tu luyện thành tiên, đều có một viên tiên đơn trong bụng nếu định cứu mệnh cho người thì chỉ việc nhả viên đơn đó ra cho người bệnh nuốt đi, tiên đơn rất hiệu nghiệm nuốt xong là khỏi bệnh ngaỵ Nhưng khi mất tiên đơn rồi thì hồ ly sẽ bị "đại tổn nguyên khí" có khi còn rút ngắn tuổi thọ hoặc không thể thành tiên được nữạ Vì một viên tiên đơn là phải luyện một ngàn năm mới được đấy!
- Đừng có nói nhảm nhí nữa! - Vân Bằng trách mắng Hương Kỳ nhưng chính chàng cũng hồ nghi trong bụng, không biết Ngâm Sương đang làm gì.
Hôm sau, vào lúc bình minh cửa phòng của Đông Nhi rốt cục cũng đã mở rạ Ngâm Sương xuất hiện ở cửạ Mọi người đều xô đến, Ngâm Sương đứng đó, sắc mặt xanh tái, hơi tàn lực kiệt, áo quần mình mẩy ướt đẫm, tuy tiết thời đang rét buốt nhưng trên trán cô mồ hôi nhỏ giọt, những món tóc ướt dính bết vào trán. Trông cô thật giống như Hương Kỳ đã nói, hình như đã bị "đại tổn nguyên khí" thật. Dựa vào khung cửa, có phần lảo đảo, trán gục trên cổ tay cô nói một cách mệt mỏị
- Tạ ơn trời, tôi nghĩ rằng Đông Nhi đã qua khỏi rồi!
Nói xong cô kiệt sức ngã đổ xuống, Vân Bằng đứng ngay bên cạnh bất giác đưa tay ra ôm đỡ lấy cô, nhìn khuôn mặt trắng nhợt của cộ Chàng cảm thấy giật mình mà không sao nói được nỗi đau trong lòng. Chàng bế cô lên, đưa cô về phòng và gọi a hoàn đến chăm sóc, liên hồi giục người hầm canh sâm cho cô uống. Chẳng biết rằng cô có nhả tiên đơn hay không nhưng trông tình trạng cô như vây rõ ràng là phải kịp thời bồi bổ cho cộ
Về tới phòng của Đông Nhi, trong phòng còn mờ mịt hơi nước khắp nơi chăng đầy khăn bông và chăn mỏng nhưng khăn trải giường và chăn bông của Đông Nhi đều đã được thay khô ráọ Đông Nhi đang nằm ngửa cơn sốt đã lui, nhịp thở đã điều hòa, sắc mặt điềm tĩnh, con bé đang chìm trong giấc ngủ say, tất cả các triệu chứng của bệnh đều đã biến mất tăm.
- Bây giờ chàng đã tin chưả - Lộng Ngọc vui mừng nói với Vân Bằng.
- Tin cái gì - Vân Bằng hỏị
- Ngâm Sương cô ấy chính là con Bạch hồ ly báo ân đấỵ
Vân Bằng lông mày chợt rung rung, chàng không nói gì, lặng lẽ ra khỏi phòng. Đến tối, khi Ngâm Sương đã hoàn toàn khỏe lại rồi, thần sắc cũng khôi phục như xưa, trước mặt Vân Bằng cô cười khúc khích và nóị
- Chúc mừng lão gia, vì lão gia đã tích đức nhiều lắm rồi nên Đông Nhi mới khỏi được bệnh nhanh như thế.
- Thật ử - Vân Bằng nhìn chăm chăm vào Ngâm Sương- cô nói thực đi xem nào, cô đã mất tiên đơn thật phải không?
Ngâm Sương bật cười:
- ôi trời, gia gia ơi, ngài cũng tin rằng tôi là con Bạch hồ ly ử sự thật thì do tôi sốt ruột quá mới đánh bạo thử chữa xem sao thôị Trước kia cha tôi có hiểu chút ít về y lý, tôi cũng đã từng trông thấy ông chữa cho một đứa trẻ như vậỵ Tôi nghĩ rằng chắc là Đông Nhi bị trúng hàn rất nặng, toàn thân sốt quá sao mà kéo dài như vậy nếu ra được mồ hôi mới có thể cắt sốt, mà hễ cắt sốt là khỏi bệnh. Vì vậy tôi mới làm theo cách của cha tôi, đun mười mấy thùng nước sôi sùng sục làm cho cái giường được dầm trong hơi nóng đã, rồi cởi bỏ hết áo quần của em bé, dùng chăn chiếu trùm xung quanh giường như cái lều để giữ hơi nóng. Đông Nhi nằm trong đó bị nóng đến nỗi toát mồ hôi ra, thế là cơn sốt phải lui thôị Như vậy đấy, cứ nói ngay ra thì có gì ghê gớm đâu, rất đơn giản mà thôị
- Thế thì làm sao mà lại phải bắt mọi người đều ra ngoài hết?
- Người đông quá chân tay vướng bận không làm được việc. Hơn nữa việc này vốn là loại không chính phương, để mọi người trông thấy, lại càng nói quỉ nói thần phiền.
Vân Bằng nhìn cô thân thiết, Ngâm Sương bất giác đỏ mặt quay đi, thẹn thùng ấp úng nói:
- Gia ... gia ... ngài ... ngài nhìn gì cở
- Ngâm Sương - Vân Bằng ngập ngừng nói - Bất kể cô là người, hay là hồ cũng thế thôi, tôi định ... Chàng dừng lời chút xíu, rồi nói tiếp, giọng trở nên khẽ như tiếng nói thầm - tôi đã thích cô quá mất rồị
Ngâm Sương chưa nghe rõ câu nói, cô nhướng lông mày nhìn chăm chú như dò hỏi Vân Bằng - Chàng gật đầu, khe khẽ nói thêm một câu:
- Vì thế ... tôi phải nên kiếm cho cô một nơị..
|
|
|