Thùy Dương lừ mắt ngăn em lại.
Bảo cười khẽ, chứng tỏ đã nắm được vấn đề. Anh tiến lại gần chiếc xe Wave đang vứt chỏng chơ, xem xét kỹ càng sau trước rồi đạp máy, tiếng máy xe nổ giòn tan.
Anh vẫn giữ tay ga, đưa mắt nhìn Nguyệt Hằng, ra vẻ dò hỏi :
- Dường như xe vẫn chạy tốt mà ? Nếu muốn chắc ăn hơn thì để tôi dẫn tới tiệm cho thợ coi giùm, ở gần đây nè.
Nguyệt Hằng sượng sùng bước đến giành lấy xe, nói vấp váp :
- Bảo coi giùm, thấy không sao là được rồi. Tôi bận lắm, phải đi liền đây.
Yên hầm hừ nhìn theo chiếc xe chạy xa dần:
- May là bận mà còn đứng gây gổ cả tiếng đồng hồ, nếu rảnh chắc ở lại tới sáng luôn.
Trong khi đó, Thùy Dương bỡ ngỡ nói khẽ với Bảo :
- Cảm ơn anh nhiều lắm.
Bảo tỏ vẻ không thích dây dưa với cô, anh làm lơ, quay sang bảo Yên :
- Yên có người nhà đến đón rồi, vậy anh về trước nhé.
Yên vội chèo kéo :
- Anh đã làm ơn thì làm cho trót đi. Xe của em phải ngày mai mới sửa xong, bây giờ hai chị em cọc cạch chở nhau bằng xe đạp thì lúc nào mới tới nhà. Nhờ anh đưa chị Hai em về trước nhé.
Bảo tặc lưỡi, quyết định thật nhanh không để Yên nói thêm :
- Xe tôi nè, cậu chở chị cậu về cho lẹ để xe đạp lại cho tôi.
Yên chưng hửng, ấp úng :
- Anh tính chạy xe đạp về nhà thật à ?
Bảo xua tay :
- Có sao đâu? Thôi, đi lẹ đi.
Và bằng một động tác dứt khoát, anh dựng chiếc xe đạp vẫn nằm chỏng chơ nãy giờ trên mặt đất lên, ngồi lên yên cắm cúi đạp. Tiện tay, anh thảy chùm chìa khoá cho Yên, kèm theo câu dặn dò :
- Ngày mai, đem xe đổi lại cho anh.
Chở chị trên chiếc Cub- 86 tuy không mới nhưng vẫn còn tốt, do được chăm chút kỹ lưỡng của Bảo. Yên kể lể như một lời thanh minh :
- Anh Bảo là thầy dạy võ của em ở đây đó. Một hôm tình cờ nói chuyện mới nhận ra người quen "cầm nhầm tập" em lúc trước làm hai thầy trò cười quá chừng rồi kết thân luôn từ đấy. Bình thường anh dễ thương ga- lăng lắm mà, sao bữa nay kỳ cục vậy không biết? Nhất là chị với anh đã quen biết từ trước.
Thùy Dương nói giọng bông lơn, nhưng nét mặt thì không đùa chút nào :
- Chắc tại anh ghét chị?
Yên trợn mắt, quay lại nhìn chị đầy thắc mắc :
- Chị nói thật hay nói đùa vậy ?
Thùy Dương cười nhẹ, thấy câu trả lời xác định, mà chính cô cũng đang băn khoăn mở hé về tính xác thực của nó.
Sáng ra, trước khi dọn hàng, Thùy Dương có nhiệm vụ theo Yên ra tiệm sửa xe để cậu lấy xe về, sau đó mỗi người một xe đi làm việc riêng.
Lẽ ra, theo thỏa thuận là Yên sẽ mang xe đến võ đường để đổi lại cho Bảo, nhưng khi lấy xe rồi thì anh chàng lại đổi ý, phân công cho Thùy Dương bằng một giọng hết sức tình cảm :
- Tối mai em mới học thì phải giữ xe người ta gần hai ngày, như vậy không được. Hay chị chạy thẳng tới nhà anh Bảo để đổi xe lại.
Thùy Dương giẩy nẩy :
- Thôi đi. Tự dưng lại đâm sầm tới nhà họ, kỳ chết.
Yên thuyết phục đầy khéo léo :
- Có sao đâu? Anh Bảo chỉ nhận xe chứ đâu nhận người mà chị ngại ?
Mặt Thùy Dương đỏ lên. Cô đấm thùm thụp vào vai thằng em quỷ quái, hăm he :
- Nói một tiếng nữa là tao cho sư phụ mày đi bộ luôn cho biết thân.
Yên la oai oải :
- Chị làm vậy là chết em. Năn nỉ mà, làm ơn giùm đi. Nếu không kẹt học hai tiết đầu thì em đã ù lên nhà ảnh rồi.
Nói vậy thôi, chứ chuyện Yên nhờ cô là hoàn toàn hợp lý, không phải là sự đùn đẩy công việc, nên Thùy Dương đắn đo một lúc vẫn phải gật đầu.
Yên hướng dẫn cặn kẽ đường đi địa chỉ rồi mới phóng đi, sau khi la như cháy nhà :
- Chết rồi ! Trễ giờ mất tiêu rồi.
Thùy Dương chạy xe khá chậm rãi phần chưa biết đường, phần vì ít khi điều khiển xe máy, cũng hên là xe này chứ mô tô thì chào thua luôn: Sau một hồi lâu tự tìm kiếm hỏi han, cô cũng đến được tòa chung cư cũ kỹ lâu đời cách trung tâm thành phố khá xạ Bảo đang sống trên tầng thứ tư khu nhà này.
Sau khi gửi xe, cô rụt rè hỏi người giữ xe mà cũng là người bảo vệ chung cư:
- Bác làm ơn chỉ giùm con nhà anh Bảo dạy võ.
Bác bảo vệ mau mắn trả lời :
- Bảo, con cô Xuyên phải không? Lên lầu trên cùng, phòng sát trong dãy số chẳn. Dễ tìm lắm.
Vậy là tình cờ cô biết thêm một điều nữa. Mẹ Bảo từng hoặc đang sống chung ở nơi này.
Đi bộ từ từ lên đến tầng bốn, Thùy Dương thấm mệt vì ít khi leo cao đến thế. Cô dừng lại trước căn phòng đang đóng kín cửa, de dặt gõ mấy tiếng liên tiếp.
Phải gõ đến lần thứ ba kèm theo tiếng gọi khẽ : Anh Bảo ơi thì Thùy Dương mới nghe tiếng chân lép xép tiến ra, rồi cánh cửa mới bật mở với nửa trên của Bảo thò ra trong chiếc chemise khoác vội lên người, kèm câu hỏi cộc lốc :
- Cô đến làm gì ?
Tự ái ngút cao, Thùy Dương giơ cao chiếc chìa khóa xe lên cho anh chàng thấy mà không cần lên tiếng.
Thái độ Bảo dịu đi, nhưng anh chẳng khách sáo thêm được chút nào. Anh đưa tay đón lấy chìa khóa rồi quay vào phòng lấy chiếc chìa khóa xe đạp ra trao cho cộ Lần này thì anh chàng chịu khó mở miệng thốt lên câu cụt ngủn :
- Cảm ơn cô.
Cảm thấy hả tức được phần nào, Thùy Dương liếc mắt sang để xem thử bộ dạn anh chàng ra sao. Ai ngờ vừa nhìn thấy, cô phải buột miệng kêu lên :
- Anh sốt nặng rồi. Cúm phải không.
Quả thật mắt Bảo nhăn nhúm thảm hại, răng lại đánh lách cách, người run lên bần bật. Nghe Thùy Dương hỏi, anh gượng trả lời :
- Bị sốt rét từ hồi đi thanh niên xung phong.
Thùy Dương ái ngại hỏi dồn :
- Anh uống thuốc chưa? Ăn uống gì chưa ?
Bảo lắc đầu, lủi vào trong phòng, với tay khép cửa tỏ ý đuổi khách :
- Không sao. Tôi quen rồi. Bây giờ chỉ cần nằm yên nghĩ ngơi, không ai quấy rầy là khỏe lại ngay.
Đúng ra, Thùy Dương đã thảnh thơi ra về, sau thái độ tuyệt tình đó của chủ nhà, nhưng không hiểu sao, cô cứ chôn chân tại chỗ, nhìn vóc người to khỏe của một võ sư, giờ đây liêu xiêu vì cơn sốt rét mà lòng cuốn lên bao xót xa thương cảm.
Rồi bất ngờ với Bảo mà cũng bất ngờ luôn với bản thân, đôi chân Thùy Dương đã tự ý đưa cô bước luôn vào căn hộ của Bảo. Và trước khi cả đôi chân bên cũng kịp có phản ứng khác, cô lên tiếng trước giành thế chủ động.
- Anh nằm nghỉ đi. Để tôi mua thuốc rồi nấu cháo giùm.
Có thể vì quá bất ngờ, mà cũng có thể do quá mỏi mệt, không còn sức phản đối nên Bảo ngoan ngoãn nghe theo lời của cô.
Thùy Dương xác định gian bếp khá dễ dàng, cô nhanh chóng lôi chiếc bếp gas du lịch nằm trong góc ra rồi lúi húi đi tìm gạo. Tìm mãi không thấy, cô quay lên la to :
- Gạo để ở đâu vậy anh Bảo ?
Bảo phều phào nói vọng xuống :
- Hết gạo rồi.
Thùy Dương ngán ngẩm lắc đầu, ráng hỏi thêm câu nữa :
- Còn gas?
Câu trả lời đúng nhu cô dự đoán :
- Cũng hết.
Thùy Dương suy tính rất nhanh rồi quả quyết đứng lên đi ra cửa, dặn Bảo :
- Anh đừng gài cửa. Tôi đi mua ít đồ rồi về ngay, khỏi phiền anh xuống giường.
Bảo trùm hai ba tấm chăn chịu đựng cơn sốt rét được khoảng mười lăm phút thì Thùy Dương lỉnh kỉnh ôm rnấy túi đồ về tới.
Dùng chân đẩy cửa ra, Thùy Dương bước luôn vào phòng, vừa đi, vừa nói ríu rít :
- Cũng may là ở ngay dưới tầng trệt có hàng tạp hóa, thuốc tây đủ hết nên đỡ mất thời gian. Anh đỡ lạnh chút nào không?
Không nghe tiếng trả lời, cô quay lại nhìn thì Bảo đã thiếp ngủ từ lúc nào rồi.
Nhè nhẹ lắc đầu đầy thương cảm, cô rón rén đến gần, sửa ngay ngắn tấm chăn đắp lại cho anh, rồi thoăn thoắt xuống bếp làm việc.
Khi Bảo choàng tỉnh khỏi cơn mơ màng thì đã có sẵn tô cháo hành bốc khói nghi ngút đặt trên bàn rồi.
Anh giượng ngồi dậy, áy náy nhìn cô đang ngồi trước mặt, nói nho nhỏ :
- Cảm ơn Thùy Dương.
Câu nói đơn giản của anh làm mặt Thùy Dương tươi tỉnh hẳn lên, vì trong lúc vô tình đã bỏ tiéng "cô" xa lạ. Tuy vậy, cô vẫn giấu niềm vui trong lòng, mau mắn trao cho anh chiếc khăn nóng và giục :
- Anh lau mặt cho tỉnh rồi ăn cháo, uống thuốc.
Không có chỗ dành cho sự khách sáo ở hoàn cảnh này, mặc nhiên đón nhận sự chăm sóc của Thùy Dương, anh răm rắp làm theo lời cô.
Anh đưa muỗng cháo đầu tiên lên miệng rồi khẻ nhăn mặt, xuýt xoa. Thùy Dương nhìn anh đầy vẻ quan tâm, mắt long lanh vui sướng. Cô ân cần hỏi :
- Không vừa miệng anh à ?
Bảo lém lỉnh trả lời :
- Đâu có. Tại tôi đang nghĩ xem bát cháo hành này có giống bát cháo của Chí Phèo được ăn ngày xưa hay không thôi ?
Thùy Dương vùng vằng :
- Anh chửi xéo tôi là Thị Nở chứ gì ?
Bảo cố nén cười :
- Ai mà dám nói bất nhẫn vậy. Nếu vậy, hóa ra tôi là Chí Phèo sao ?
Thùy Dương lườm dài :
- Anh không là Chí Phèo thì còn ai vào đây ?
Và bỗng dưng cả hai đều ngượng ngập quay đi, tránh nhìn nhau, vì những câu trò đùa vô tình nhưng hóa ra lại là hữu ý làm họ trở nên bâng khuâng ấy:
Để tránh sự khó xử, Thùy Dương bâng quơ đứng lên đi loanh quanh trong phòng, mắt chợt dừng bước trước chân dung phụ nữ đặt trang trọng trên nóc tủ có nét hao hao giống Bảo. Cô buột miệng hỏi :
- Mẹ anh phải không?
Bảo lặng lẽ gật đầu, mắt anh chợt buồn nghiến.
Thùy Dương nêu nhận xét :
- Anh rất giống bác gái.
Giọng Bảo vang lên đầy cay đắng nghiệt ngã :
- Cũng vì vậy mà tôi trở thành đứa mồ côi ngày khi mẹ mình còn sống. Đến lúc gặp lại thì bà vĩnh viển đi xa.
Thùy Dương đầy ân hận nhìn anh:
- Xin lỗi, tôi vô ý quá.
Đẩy tô cháo không xa ra, Bảo nghe đắng họng, bùi ngùi dáp :
- Lâu lắm rồi, tôi không hề nhắc đến mẹ tôi với ai. Cô là người đầu tiên khiến tôi phải bộc lộ tâm trạng u uất của mình. Có lẽ trong lúc thể xác mệt mỏi thì tinh thần cũng mê mam yếu theo chăng?
Thùy Dương thốt lên đầy cảm thông :
- Mỗi người đều mang bên mình một tâm sự riêng tự Nếu cứ giữ mãi trong lòng những ký ức buồn thảm thìi sẽ vô cùng nặng nè. Sao anh không cởi mở hết ra cho thoải mái tâm hồn?
Lặng im một lúc rồi Bảo gật đầu, trầm giọng xuống :
- Thùy Dương nói đúng. Tôi đã cất giữ nặng trong lòng quá lâu rồi, cũng nên làm vơi bớt cho thanh thản. Thùy Dương biết không? Tôi là kết quả của một mối tình thầm lén giữa ông chủ và cô giúp việc. Thế rồi ngưòi vợ lớn hay được đã mang tôi về nuôi cùng con bà ta để cắt đứt mộ quan hệ. Từ bé đến nay, tôi vẫn tưởng mình là một cậu ấm con nhà giàu, sống trong một gia đình hạnh phúc. Cho mãi đến năm mười bốn tuổi, họ mới đày tôi đến canh giữ một phụ nữ xa lạ và bảo rằng : "Đó là mẹ ruột của mày". Bà mẹ chỉ kịp nắm tay đứa con lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng rồi tắt thở trong bệnh viện, không một người thân. Từ đó, tôi bỏ học, bỏ căn nhà lộng lẫy ấy về đây, căn nhà của mẹ ruột tôi, làm đủ nghề để sống cho đến gïờ.
Tiếng Bảo nhỏ dần rồi nghẹn lời ở cuối câu chuyện.
Thùy Dương lặng im, tỏ ý tôn trọng hồi tưởng đau buồn của người thanh niên. Cùng mồ côi mẹ từ nhỏ, nên cô dề dàng có sự đồng cảm với tâm trạng mất mát của anh.
Một lúc lâu sau, cô nhẹ nhàng lên tiếng :
- Tuy không còn mẹ, nhưng ít ra anh cũng còn cha và người thân, đâu phải là mất hết ? Nếu cứ cô lập như thế là anh tự làm khó bản thân mình và khổ lây những người yêu mến anh nữa. Đời sống là một tấm gương, nếu anh cười với nó, nó sẽ rất dễ thương với anh, ngưọc lại. Không lẽ bao nhiêu năm qua, anh xa lánh hết mọi người thân và không nghĩ nhiều gì đến họ nữa ư ?
Hỏi câu này là cô muốn nhấn mạnh ở mối quan hệ giữa anh và nhà họ Phan, tìm ra đáp án rõ ràng nhất.
Bảo lộ vẽ xúc động, anh nhắm mắt lại :
- Ông nội rất thương tôi, không hề có sự phân biệt giữa tôi và anh Hai. Và anh tôi nữa, cho đến giờ anh ấy vẫn quan tâm lo lắng cho tôi như hồi nhỏ. Còn cha tôi không hiểu do dằn vặt bởi lỗi lầm với mẹ tôi hay bởi mặc cảm có lỗi với người vợ chính thức, mà hầu như không bao giờ ông trìu mến vuốt ve, hay gọi tôi đến gần. Chỉ có một điều tôi dám khẳng định là đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn ..mang theo mình nổi u uất nặng nề.
Dù biết rằng hỏi thêm sẽ trở thành bất lịch sự, nhưng Thùy Dương vẫn phải hỏi để xác định rõ sự gút mắt giữa Bảo và bà Ngọc Lan :
- Vậy còn mẹ của anh Nhân ? Anh đối với bà ấy ra sao ?
Đang xanh mét vì rét mà nghe đến đó, gương mặt Bảo trong phút chốc bỗng đỏ bừng. Anh phải nắm chặt tay lại thành nắm đấm để dằn cơn khích động, giọng run lên :
- Thoạt đầu. Lúc chưa biết sự thật, tôi vẫn xem bà ấy là mẹ ruột. Nhưng bà rất ít khi có mặt ở nhà, thường xuyên đi hội thảo nước ngoài, hoặc cắm cúi ở bệnh viện. Mà hễ không đi dâu thì cũng giam mình trong phòng riêng, khi cả cha tôi cũng không nói chuyện. Việc chăm sóc tôi và anh Hai giao hẳn cho dì Tú. Hồi đó, tôi cứ ngỡ bà ấy bận bịu công việc và say mê nghiên cứu nên sống khép kín như vậy, ai dè bà ta vẫn không sao quên được chuyện xưa, âm thầm đày đọa chúng tôi. Khiến mọi người không sao có được hạnh phúc. Tôi hận bà ta vô cùng.
Thùy Dương cố đem hết tài ăn nói ra để thuyết phục cho anh vơi bớt oán hận :
- Anh khắt khe với bà ấy quá. Thử đặt mình vào trường hợp bà ấy thì anh sẽ dễ cảm thông hơn. Bà ấy làm mọi chuyện cũng vì gia đình chồng con thôi. Bà xử sự như thế là tốt cho tất cả. Cha anh không mang tiếng, mẹ ruột anh có cơ hội làm lại cuộc đời, mà anh cũng thoát khỏi mặc cảm con riêng.
Bảo không giữ bình tĩnh được nữa, anh gạt mạnh tay lên bàn khiến chén bát rơi loảng xoảng xuống đất bể tan tành.
Anh hét lên :
- Cô đừng tìm cách bào chữa cho bà ta nữa. Người ngoài thì nói gì chẳng được, chỉ có đứa trong cuộc là tôi mới thấm thía được nỗi đau chia cắt tình mẹ con. Sống mà không đưọc nhìn nhau, cô thử tưởng tượng xem, mẹ tôi phải chịu đau khổ đến chừng nào khi phải giao con cho tình địch suốt ngần ấy năm trời, cho đến chết mới được gặp lại.
Thùy Dương nóng mặt, cô gay gắt phản ứng:
- Tôi không bênh vực ai cả, chỉ nhận xét khách quan thôi. Anh ôm nặng oán thù rời người thân làm gì, sao không lấy tình yêu thương ra để chan hòa những bất bình ? Làm mọi ngưòi đau khổ thì bản thân anh sung sướng lắm sao ?
Bảo nghiến răng :
- Không phải tự ý xâm xâm vào đây nấu tô cháo, lấy giùm mấy viên thuốc thì ở đó cho mình có cái quyền phê phán tôi. Có thể anh Hai tôi sẽ nghe lời cô, nhưng tôi thì không.
Thùy Dương suýt khóc. Cô bậm môi, đứng phắt dậy, giận dỗi cất cao giọng:
- Người hồ đồ, không biết phân biết phải trái hận thù như anh, không ai thèm làm bạn đâu. Còn chuyện giúp đỡ Người dưng lúc bệnh hoạn đau yếu bất cứ người có lương tâm nào cũng phải làm, không riêng gì tôi. Anh đừng tưởng tôi bỏ công sức nãy giờ là vì có cảm tình với anh. Lầm to rồi.
Bảo nhếch miệng cưòï chăm chọc :
- Biết vậy càng tốt. Tôi cũng xem đấy là hành vi tốt đẹp giữa người và người nên mới đồng ý cho cô vào nhà. Chứ bình thường, chẳng bao giờ tôi dính líu đến phụ nữ cho thêm phiền toái, không khéo rồi họ lại tưởng mình để ý họ mới chết chứ.
Chưa từng thấy ai vô ân bạc bẽo như anh chàng này. Thùy Dương nghe cơn tức dâng cao trong lòng ngực, nói không thành lời:
- Anh tự cao vừa thôi chứ. Bộ trên đời này, không còn người đàn ông nào khác ngoài anh ra hay sao, mà người ta phải lụy?
Bảo nhún vai, làm bộ mặt phát ghét :
- Biết đâu được. Như Bạch Sa, em cô đó. Tôi vì thằng Thành nên ra tay giúp đỡ, thế mà cô ta cứ rêu rao khắp nơi rằng tôi mê cô ta, vậy cô oan cho tôi không?
Riêng vì điều này thì Bảo nói đúng trăm phần trăm, Thùy Dương không thể bác bỏ khi chứng cớ rành rành như thế được. Cô hậm hực phang ngang :
- Đàn ông gì mà miệng lưỡi như rắn độc.
Bảo cười giễu cợt :
- Cũng để đối phó vớï những người có lưỡi dài thôi.
Lần này thì Thùy Dương giận thật. Cô đùng đùng đi nhanh về phía cửa, không thèm chào tiếng nào.
Bảo nói với theo :
- Đi xuống thang từ từ thôi, rủi có gì ông Nhân bắt đền chết.
Hứ ! Hắn lại chơi trò ghép mình với ông Nhân đây ? Thùy Dương muốn quay lại hỏi cho ra lẽ, nhưng lở làm căng rồi, thì đành căng luôn vậy. Vả lại, đã muộn quá rồi, phải chạy nhanh về mở cửa hàng thôi. Mất cả một buổi sáng, lại còn thêm bực mình, đúng là "làm ơn mắc oán" mà.
Nhân gọi cửa hai ba lần mới thấy Bạch Sa ưỡn ẹo đi ra mở cửa. Cô nàng cười duyên với anh, giả lả lên tiếng trước :
- Anh muốn gặp ai ?
Nhân lịch sự cười, chào đáp lại :
- Tôi tìm Thùy Dương.
Bạch Sa nhún vai, cố gắng khoe bờ vai trắng ngà được đôn lên bờ vai chiếc áo hai dây màu đen ngắn củn cởn :
- Tiếc quá ! Chị Hai tôi đi thăm cô giáo cũ đang nằm bệnh viện rồi.
Nhân thất vọng, chép miệng :
- Cảm ơn Bạch Sa, tôi về đây.
Bạch Sa giơ tay ngăn lại, giọng ưỡm ờ :
- Không có chị Hai thì ngồi chơï với em cũng được chứ sao ? Anh bận gì mà gấp gáp dữ vậy ?
Nhân vốn không thích cô gái quá bạo dạn này ngay từ đầu chữa trị cô ta tại nhà nhưng vì nể Thùy Dương nên anh không bày tỏ tháï độ. Bây giờ, trước sự uốn éo làm duyên lộ liễu của Bạch Sa, anh lại càng "dội", nên nhất định lắc đầu khước từ lời mời mọc khiêu khích ấy :
- Tôi định nhờ Thùy Dương một việc không gặp thì đành để hôm khác. Cảm ơn Bạch Sa nhé.
Thái độ cứng rắn của anh càng kích thích lòng ham muốn con mồi của Bạch Sạ Cô nàng liếc mắt, cười nũng nịu, nghiêng nghiêng đầu làm duyên.
- Coi kìa ! Anh quen biết chị em nhà này khá lâu rồi mà vẫn chưa ghé chơi uống nước lần nào. Hay anh chê nhà tụi em ghèo, không muốn đặt chân vộ Nếu đúng vậy thì em với chị Thùy Dương tủi thân lắm đó nghen.
Cô nàng khéo léo đem Thùy Dương ném vào câu chuyện của mình, khiến lời chèo éo thêm phần thuyết phục, làm Nhân khó lòng từ chối. Giữa lúc anh đang chần chừ thì bà Hoàng đi ra, đưa mắt nhìn khách sói mói, hỏi trống không :
- Tìm ai vậy Sả , Bạch Sa lấy giọng ngọt ngào thưa bẩm :
- Dạ, bạn của chị Hai và con.
Nhân hơi nhíu mày, vì phần giới thiệu được chồng chéo một cách cố ý ấy. Nhưng vẫn nhìn, anh lễ phép cúi đầu chào.
- Thưa bác, con đến tìm Thùy Dương.
Bằng câu nói đó, anh ngầm xác định với hai người phụ nữ trước mặt, mục đích có mặt nơi đây của mình.
Lẽ nào bà Hoàng không hiểu thâm ý của anh. Giữa lúc bà cau mày khó chịu toan đuổi khéo gã thanh niên dám cả gan tỏ sự thân thiết với đứa con chồng khó ưa kia đi cho rảnh nợ, thì Bạch Sa vẫn cười tươi hớn hở, tự nhiên túm chặt tay Nhân kéo vào trong nhà, không cho anh phản kháng.
- Anh vô chơi, chào ba em một tiếng, không thì bị bắt lỗi ráng chịu.
Nghe có lý, Nhân đành lẽo đẽo theo vào, nhưng cũng kịp tỉnh táo giằng tay mình ra khỏi hai cánh tay trần đang uốn lượn như hai con rắn của Bạch Sa, đồng thời nói như nghiêm khắc :
- Cô đừng làm vậy dễ gây hiểu lầm lắm..
Bạch Sa tẽn tò, sượng sùng đi thụt lui lại, chờ bà Hoàng đóng cổng xong, cùng đi vào phòng khách.
Ông Hoàng ngôi xem tivi, thấy khách lạ vào thì ngạc nhiên đưa mắt dò hỏi.
Nhân lịch sự cúi đầu chào. Bà Hoàng và Bạch Sa vào đến, lên tiếng giới thiệu hai người với nhau.
Rõ ràng ràng ông Hoàng có bị bất ngờ, nhưng tỏ ra rất vui khi thấy Thùy Dương quen được một người bạn lịch sự, học thức lại có địa vị xã hội như vậy.
Ông lăng xăng mòi Nhân ngồi, hỏi thăm khá cặn kẻ, so vói một người mới gặp gở lần đầu :
- Không biết cậu Nhân làm bác sĩ ở bệnh viện nào ? Gia đình ở gần đây hay xa?
Nhân thong thả trả lời :
- Dạ, cháu làm ở bệnh viện tư, rảnh rỗi còn học thêm để xin đi du học lấy bằng tiến sĩ.
Ông Hoàng gật đầu tấm tắc khen :
- Qúi hóa quá ! Đã thành tài rồi mà còn tiếp tục học cao lên nữa. Thiệt là "Hậu sinh khả úy".
Nhân cười khiêm tốn :
- Dạ, chẳng qua là con tự thấy sự hiểu biết về chuyên môn của mình còn kém cỏi lắm, nếu không học hỏi thêm thì sẽ tụt hậu liền. Lãnh vực y khoa thế giới bây giờ phát triển từng ngày.
Bạch Sa ỏng ẹo xen ngang câu chuyện của hai người đàn ông, bất kể họ có hài lòng hay không :
- Anh Nhân giỏi lắm đó bạ Chính ảnh chữa chân cho con đó.
Mắt bà Hoàng vụt sáng lên, hấp tấp nói :
- Vậy căn biệt thự đó của cậu hả ? Chà chà ! Nhà đẹp ghê há.
Ông Hoàng ngượng với khách vì sự kém thức của vợ con, nên trừng mắt ra dấu rồi nhìn Nhân, cười giả lả :
- Gia đìh tôi đối với bạn bè tự nhiên lắm. Cháu đừng ngại nhé.
Nhân quá hiểu giới hạn của việc cư xử tự nhiên đối với mẹ con bà Hoàng nhất là Bạch Sa, nên chẳng dại mà dùa với lửa. Anh liền đứng lên chào ra về.
Bạch Sa nhún nhảy theo tiễn chân khách.
Khi cô nàng quay vào thì hai ông bà đang bàn tán sôi nổi về chàng thanh niên vừa xuất hiện trong nhà mình.
Ông Hoàng gật gù với vẻ mãn nguyện :
- Con Thùy Dương hiền lành, không lanh lợi sắc sảo bằng Bạch Sa, nên "thánh nhân đãi khù khờ" cho nó gặp đám này là tôi yên tâm.
Bà Hoàng tỏ ý phân bì, xeo nạy :
- Mới gặp người ta lần đầu mà ông đã vồ vập như vậy rồi. Coi chừng "dục tốc bất đạt" hối hận không kịp đó.
Ông Hoàng không vui ra mặt, giọng ông trở nên gay gắt :
- Chưa chi bà đã nói chuyện xui xẻo. Bộ bà không muốn con cái kiếm được tấm chồng đàng hoàng hay sao ?
Bà vợ quen thói nhún trề, nay được dịp, lập tức phát huy kèm theo cái nguýt dài :
- Ruột thịt gì của tôi mà phải lo chứ ? Con vua con dấu, con chấu chấu yêu mà. Ông Hoàng nặng nề lạnh giọng :
- Càng ngày, bà càng quá đáng. |
|
|