Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Đứa Bé Đi Tìm Cha Tác Giả: Xuân Vũ    
    Anh CHT bảo:
    - Bây giờ mày không thể xài tên "Điện Thâm" nữa nghe chưa!
    - Tại sao vậy anh?
    - Vì đây là Hà Nội.
    Thằng Nam mừng rỡ thật tình hay đóng kịch, nó cũng không biết.
    - Như vậy là em đã biết được thủ đô của nước mình. Lâu nay em chỉ ước mơ có ngày được ra Hà Nội để thăm di tích lịch sử Hồ Hoàn Kiếm.
    Anh CHT bảo:
    - Bây giờ Hồ Hoàn Kiếm xưa rồi, không ai tham quan nữa. Người ta đi viếng lăng bác hiểu chưa ?
    - Dạ em có nghe, nhưng không biết nó ở đâu .
    - Thì ở Hà Nội chớ còn ở đâu. Nhưng phải có giấy giới thiệu cơ quan đấy. Đi vào chỗ tôn nghiêm thì phải có tổ chức.
    Thằng Nam tỏ ra có khiếu đóng kịch hơn bao giờ hết:
    - Em coi cho kỹ rồi về thuật lại cho các bạn nghe.
    Anh chỉ huy trưởng lắc đầu:
    - Không được đứng lâu đâu mà nhìn bác!
    - Ủa sao vậy anh?
    - Vì người đến viếng đông lắm . Phải chờ tới phiên. Nếu ai cũng đứng lại lâu như coi hát thì đoàn người dài ra tận Bến Hải. Cho nên vào đó, chỉ được đi chậm, chân bước mắt ngó thế là ra ngay. Vậy là phúc rồi. Biết bao nhiêu người chết rồi mà không được viếng lăng bác đấy.
    Thằng Nam làm thinh. Đầu óc nó như một mớ bọt xà bông phồng lên rồi xẹp xuống tan ngay.
    Xe đỗ lại, anh CHT bảo:
    - Đây là cửa ngõ vào thủ đô. Em xuống đi bộ nhé! Xe này vào thành sẽ phải trình giấy cho trạm gác, em không qua lọt đâu. Vì thằng Điện Thâm, con ông Giáp, lẫn ông Giáp, nhà ở trong thành, lính gác đều biết mặt. Môi nó thâm, môi em đỏ. Chỉ một cái dấu riêng đó đủ lộ rồi. Anh tiếc là không làm gi khác hơn được để giúp em tìm bố, một cán bộ trung kiên của Miền Nam bất khuất anh hùng tập kết....
    Anh CHT nói một đoạn văn chưong theo kiểu báo Nhân Dân mà Nam từng đọc.
    Nam nói:
    - Em xin cảm ơn anh !
    - Em cứ đi thẳng đường này thì vào tới ga Hàng Cỏ.- Anh CHT dặn dò cẩn thận - Đừng quẹo trái quẹo phải chi cả. Đi cho đến chừng đụng đường Nguyễn Thái Học, dừng lại ở ngã tư có đèn chớp chỉ đường. Rồi quẹo trái, nhớ quẹo trái là đường Nguyễn Thái Học nghe. Đi đến chợ Giám, không xa đâu. Từ miền Nam ra đến đây còn đi được , sá gì một quãng đi bộ. Tới chợ Giám hỏi Ban Thống Nhất ở đâu. Vô đó hỏi tin tức ba em. Nhớ chưa ?
    Bỗng anh CHT dừng lại đưa tay đấm đấm đầu:
    - Mà quên nữa. Ban Thống Nhất đã giải tán vì nước ta đã giải tán rồi, ủa đã thống nhất rồi. Còn cái ông trung ương chủ nhiệm cái Ban ấy thì lại đi cải tạo vì sai lầm xét lại cùng phe với Kơ-rút-xép.
    Thằng Nam kêu lên:
    - Ủa sao kỳ vậy ?
    - Có gì là kỳ. Chống đảng thì thế. Ông ta theo chủ nghĩa xét lại của Kơ-rút-xép ...gì đó. Anh chỉ nghe đồn thế chứ không rõ đầu cua tai nheo ra sao. Nhớ đừng có hỏi tên ông ấy mà bị "liên quan" nhé!
    - Thôi đi đi cho được việc ! Cố gắng tìm bố nhé ! Mai này anh có vô Nam đừng có quên anh nhé. Muốn tìm anh thì đến cục vận tải quân đội.
    - Dạ, em cám ơn anh. Em sẽ tìm anh.
    - Anh sẽ đưa gia đình vô Nam sản xuất. Ở ngoài nầy đất hiếm khó sống lắm!
    - Dạ, anh vô Nam em sẽ bảo bố em cho anh 2 công đất.
    - Được rồi. Chỉ nói thế cho vui chớ XHCN sung sướng như thiên đàng , còn bỏ đi đâu. 2 công đất bằng mấy sào ngoài này?
    - Dạ, em không biết.
    Nam bước xuống mặt đường ấm bàn chân với ý nghĩ "chắc sẽ tìm được ba nay mai".
    Anh CHT đóng cửa , xe vút đi. Anh còn thò đầu ra vẫy tay:"nhớ anh nhé! cục vận tải quân đội" .
    Nam lủi thủi đi. Đây là thủ đô Hà Nội. Nam không còn là Điện Thâm nữa mà trở lại là Nam. Nam không có ông bố tập kết mà chỉ có người cha bị cải tạo.
    Đi đâu bây giờ? Cứ đi như những người khác . Với vẻ mặt bình thường, tuy trong lòng xáo trộn hoang mang . Nhưng ý định đi tìm cha làm cho Nam vững lòng và vững bước. Từ thanh xuân chí ư bạch phát...
    "Không có gì khó. Chỉ sợ lòng không bền..."
    Đường sá nhà cửa phố xá ở đây cũng như Sài Gòn chứ khác gì, chỉ khác có cái lá cờ. Mà cờ khác thì khác tất cả. Đầu óc lẫn tim gan.
    Nam vừa đi vừa ngó chừng . Một đoàn tàu hoả chạy vượt qua rồi chậm lại . Nam thấy người đông như kiến cỏ đứng lúm xúm bên những toa tàu. Người công an la hét để giữ trật tự, nhưng đám người dường như không nghe.
    Tiếng loa vang vang:
    "Chuyến tàu Thống Nhất sẽ khởi hành xuôi Nam vào lúc 12 giờ trưa..."
    Tiếng loa làm bừng nhớ những chuyến tàu ra miền Trung của ga Sài Gòn chào mừng khác bằng bài Về miền Trung của Phạm Duy.
    Về miền Trung, miền thùy dương bóng dừa ngàn thông.
    Cái dư âm ngày xưa như những mũi kim châm chích trái tim non, một thời đã từng dừng lại trước cổng ga để nghe đến dứt bài hát rồi mới đi đâu thì đi.
    Bây giờ là sự trái ngược:
    Nam thấy hàng chữ lớn ở trên mặt tiền "ga Hàng Cỏ" và người ùn ùn đến như nước vỡ bờ. Chiếc loa lại tiếp tục oang oang:
    - Các đồng chí miền Nam hãy từ từ. Bây giờ Sài Gòn là thành phố Bác sớm muộn gì các đồng chí cũng về quê...không nên chen lấn.
    Nam đói bụng, mỏi chân nên tìm một chỗ ngồi nghỉ. Cái tam cấp vào cửa chính nhà ga là thiên đàng. Nam ngồi phệch xuống đó nhìn ngó tứ bề lạ hoắc với lá cờ đỏ phất phơ trên những dãy phố và nóc nhà ga.
    - Em đi tìm ba em tập kết! - Nam nói thầm trong bụng để có ai hỏi bất ngờ thì bật ra, khỏi sợ bị lộ tẩy là "kịch sĩ".
    Mấy đứa bé bán báo rao lanh lảnh:
    - Báo đây thầy! Báo Nhân Dân đây thầy ! Báo Nhân Dân mới ra lò nóng hổi vừa thổi vừa đọc . Đồng bào miền Nam đang phấn khởi xung phong đi xây dựng kinh tế mới....Liên Xô vừa gởi sang ta 2 tấn bông băng và thuốc sát trùng để băng bó vết thương chiến tranh...A lô! Báo Nhân Dân phát hàng khắp Nam Trung Bắc . Báo này là của trời cho ...Ai mà không đọc ốm o gầy mòn !...
    Nam muốn đọc nhưng không biết làm sao mua. Thời may có một người mua một tờ liếc qua rồi bảo:
    - Tin này đọc rồi. Và gác tờ báo lên chậu kiểng bên cạnh chỗ Nam ngồi rồi bỏ đi.
    Nhưng bây giờ Nam lại không muốn nhặt nó lên để đọc. Dường như mó tới bẩn tay. Đọc thì bẩn mắt.
    Người ta vào bên trong ga ào ào. Theo nhu chiếc loa vừa la ó thì chắc đây là những người Miền Nam về quê. Đã gần một năm "giải phóng" rồi mà người Nam ra Bắc vẫn còn đọng ở đây. Hay là họ không muốn về cái quê Mỹ Ngụy ?
    Bỗng có tiếng la ở góc đường chỗ có cái hàng rào bằng gỗ chắn ngang làm ranh giới sân ga. Nam ngó sang thì thấy một người đàn bà đang níu áo một trự đàn ông . Người đàn o trườn tới cố giằng ra, nhủng nhẳng một lúc làm cái vạt áo sau đứt lìa nằm lại trên tay người đàn bà. Bà ta vung nó lên cố đập vào lưng người đàn ông, nhưng không kịp, người đàn ông đã vọt tới trước, và chạy bay, lẩn trong đám người.
    Người công an đứng bên thềm quát:"trật tự"! rồi chạy tới chỗ người đàn bà. Một người khách nó ngang và lẩm bẩm:
    - Lại một cặp chồng Nam vợ Bắc.
    Nam cố ngồi nép vào chậu kiểng để nhìn. Nhưng cần gì phải nhìn. Người đàn ông kẹt trong đám đông nên không thoát đi đâu được. Người đàn bà thừa thắng vọt tới tóm lấy cổ áo của chàng ta. Họ cũng còn trẻ. Khoảng hơn 40.
    Người đàn bà gào lên:
    - Anh định trốn tôi hả? Có mà lên giời!
    Người đàn ông đã không chạy được đành quay lại đối thoại:
    - Không trốn ai cả. Đừng làm thế!
    - Làm thế bỉ mặt nhau phải không? Hai con rồi...
    - Tôi nuôi.
    - Nuôi sao không dắt đi theo về quê?
    Người đàn ông không nói suông được, đành ngắc ngứ:
    - Đã bảo để tôi về thu xếp rồi rước vào!
    - Chó mà tin. Các ông miền Nam chuồn hết.
    - Chuồn cái gì? Người ta về xứ!
    - Về xứ mà bỏ vợ con à?
    - Ai bỏ mà bảo bỏ?
    - Không bỏ sao đi không cho hay?
    - Cho hay rồi kéo níu không đi được !
    Người công an đến can thiệp:
    - Thế nào? Nói rõ nguyên nhân nghe. Độc lập Thống Nhất rồi, Nam Bắc một nhà, làm thế mất hết danh dự.
    Người đàn bà lên tiếng:
    - Anh ta cưới tôi có ủy ban chứng nhận.
    - Biết rồi! Hai con. Rồi sao nữa?
    - Anh ta trốn tôi!
    Người đàn ông lên tiếng:
    - Tôi không trốn. Bảo ả đợi tôi về thu xếp sẽ rước vào.
    - Anh ta nói điêu. Trước khi anh ta trốn, cãi nhau một trận kịch liệt. Anh ta đánh tôi sưng cả mặt. Rồi đấu dịu bảo tôi ở lại chờ...Tôi biết anh ta sẽ khai tên khác để lừa tôi.
    Người đàn ông hầm hầm nét mặt:
    - Tôi không nói điêu. Người ta nói điêu với tôi. Bảo là 2 năm hoá ra 20 năm.
    Người công an nhỏ nhẹ với gã đành ông:
    - Đó là chuyện lớn. Còn đây là chuyện nhỏ. Bây giờ đồng chí tính sao?
    - Tôi về rồi sẽ tính.
    - Thôi xin mời cả hai về đồn sẽ giải quyết. Bây giờ gàu sắp lăn bánh rồi.
    Người đàn bà nói:
    - Tôi không có vé.
    - Vấn đề vé không quan trọng, giải quyết vấn đề ổn thoả, cả hai anh chị sẽ có vé xuôi Nam.
    Người công an vẫy tay. Người đàn bà đi theo. Người công an hỏi:
    - Quê chị ở đâu thế?
    - Hà Đông, Thường Tín, Thanh Lạc.
    - Ở cũng gần ga thôi. Lên ga xép cũng tiện!
    - Nhưng ở đó không thể lên chuyến tàu Thống Nhất được mà phải ra ga Hàng Cỏ. Anh ta mua vé có một mình ... rồi ... ối giời ơi! Bắt lấy nó. Nó chạy trốn vợ con đấy...- Người đàn bà đang tỉ tê kể lể bỗng quay lại kêu ầm lên - Bắt lấy nó! Quân trố vợ, trốn con. Quân đốn mạt. Nhân dân miền Nam anh hùng tất trừ hắn. Hắn là là ...là.
    Người đàn bà giận quá lắp bắp.
    Anh công an vẫn kiên nhẫn:
    - Chị đừng gào to thế. Đừng chửi bới mất thể diện cán bộ Miền Nam thành đồng Tổ Quốc.
    - Thành đồng gì mà lừa con bịp vợ. Chúng nó hỏi bố đâu, tôi biết nói sao?
    - Thì cứ nói như anh ấy vừa nói, là về rồi sẽ trở ra rước!
    - Không đâu! Anh ta ra khỏi lỗ vỗ vế đấy.
    - Thôi được rồi, chị nên hạn chế. Để rồi mai này còn ăn ở với nhau làm sao nhìn mặt?
    - Hắn không có trở lại đây đâu mà ăn với ở!
    Người đàn bà bù lu bù loa làm cho anh công an phải đứng lại nghe lâu lắc.
    - Hơn năm năm trời ở với tôi, không ngày nào anh ta không chửi miền Bắc là quân ăn mày. Đồ đểu đủ thứ. Hắn còn chửi cả Trung Ương và Chánh phủ. Tôi doạ thưa ủy ban. Hắn cò giục: thưa đi cho tôi nhờ! Bây giờ hắn có sợ ai! Huy chương hắn còn vứt lại đấy bảo tôi bán lấy hoặc đổi ký thịt lợn mà sống lấy.
    Người công an biết vấn đề không thể giải quyết ngoài đường nhưng cũng không thể rứt đi, còn người đàn bà thì cứ như túm được đối tượng, cứ kể tội lằng nhằng ra. Khách đợi tàu hoặc trễ chuyến bu lại đông nghẹt, đứng thành vòng tròn chung quanh anh công an và người vợ ông cán bộ Miền Nam.
    Một người có tuổi nói với anh công an:
    - Xã tôi cũng có một vụ như vậy. Anh chồng tập kết có vợ trong Nam, xa nhà thiếu thốn tình cảm. Những 20 gan sắt dạ đồng cũng phải nhũn. Còn bà vợ thì có chồng đi giải phóng miền Nam không tin tức. Anh chị có quan hệ nhau, ban đầu thầm lén rồi dần dần khó khăn. Chánh quyền thấy cũng hợp lý nên không làm khó khăn. Hai bên đã có con. Anh chàng cũng thương vợ con. Nhưng mà khổ cái là một cảnh hai quê, dè đâu! Đùng một cái thống nhất. Anh ta nói với chị:"Tôi trả chồng chị lại cho chị đó, chị trả tôi về cho vợ tôi nhé! Chị chàng đau khổ nhưng còn làm sao được . Ăn ở cũng hợp lý mà chia tay cũng hợp tình.
    Chị nói một câu có lẽ cụ Hồ nghe cũng rùng mình:"Giá đừng thống nhất!" Cả ủy ban ngẩn ngơ nhưng làm gì được ?
    Người công an muốn chấm dứt câu chuyện không đâu, hỏi:
    - Rồi sao ?
    - Không biết sao, nhưng không thấy ai nói gì nữa. Người Nam tính tình ngay thẳng, không quanh co. Cơ hội này họ về có trời mà cản.
    Chuyến tàu xuôi Nam đến giờ khởi hành. Còi oéc lên xé không gian nhu con dao cắt đứt câu chuyện.
    Thằng Nam đứng dậy, miệng lẩm bẩm:"Giá đừng Thống Nhất!" rồi nó đi theo sự chỉ dẫn của anh CHT. Nó hỏi một người khách:
    - Đi thẳng đường này đụng Nguyễn Thái Học phải không bác?
    - Đúng đấy. Cứ đi thẳng là tới Nguyễn Thái Học. Đừng rẽ trái là đụng Lê Hồng Phong, lạc đường tìm không ra.
    Nhưng không hiểu sao nó đi một lúc lại đụng bờ Hồ. Nó biết đây ở Hồ Hoàn Kiếm vì có tấm bảng chỉ đường to dựng ở mép hồ bên cạnh gốc điệp già có một nhánh khẳng khiu như một cánh tay thò ra mặt nước.
    Đây là Hồ Hoàn Kiếm. Nơi con rồng từ dưới nước bay lên trả cây gươm lại cho vua Lê. À mà vua Lê gốc người Mường. Con vua Lê giết Nguyễn Trãi vì cô gái tên Thị Lộ bán chiếu gon.
    Chính nó là con rắn báo oán như Lan Khai viết trong sách mà ông thầy Quốc văn đã đem ra giảng cho Nam nghe. Rồi một ông thầy khác bảo vua Lê là người Mường chớ không phải là người Việt Nam . Những chuyện trong bài học bây giờ bước ra mặt đất, nghe chừng như bớt đi sự linh thiêng mà gần với thực tế hơn. Đây là hồ Hoàn Kiếm nước xanh có cây cối chung quanh bờ. Ngược laị cũng có chuyện buồn cười. Như tiểu sử Thủ khoa Huân nghe oanh liệt vô cùng, ngâm thơ trên đoạn đầu đài trước khi chịu chết, nhưng khi thấy bức tượng đá của ông dựng ở thị xã Mỹ Tho thì Nam giật mình thon thót: tưởng là ông Tây nào chớ. Trời ơi Thủ khoa Huân mà người ta cho mặc pa-đờ-xuy-đờ-in!
    Cái hồ Hoàn Kiếm nghe trong lịch sử thì thật là thiêng liêng nhưng khi thấy thì Nam không hiểu tại sao trong một cái ao con như thế lại có con rồng nằm dưới đáy? Và bay lên đỡ cây kiếm cho vua Lê rồi từ đó Hà Nội có tên Thăng Long.
    Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng Trong khói sương chiều Nhị Hà còn kia, Nhị Hà còn đó...
    Lũ quân chàng Tô sập cầu trôi đầy sông Tháp đây!
    Gươm thần đâu dưới nước biếc... Bài hát của ai làm hay thật nhưng cái khí thiêng trong bài hát còn cao siêu biết mấy nếu đừng đến Thăng Long mà chỉ nghe thấy nó, tưởng tượng thấy thanh gươm thần, thấy cổ Tháp và cái nước biếc của nó thôi.
    Đi buôn bán thì trăm nghe không bằng một thấy. Còn nghệ sĩ thì chỉ nên nghe đừng nên gặp chán chường.
    Nam ngồi trên chiếc băng đá ngó ra mặt hồ. Màu nước xaqnh biếc như một tô rau câu xanh lớn. Ở giữa hồ là một tàng cây cổ thụ che gần khuất một mái ngói rêu phong. Tất cả đứng trên cù lao nối vào đất liền bằng một cây cầu gỗ cong cong sơn đỏ loét. Ở ngay đầu cầu bên phía đất liền, cắm thẳng đứng một thân bút cao ngang ngọn cây.
    Nghe nó thời vua chúa thạnh trị, trong một khoa thi có một thí sinh đỗ trạng nguyên với một bài luận tuyệt bút nên vua truyền dựng cây tháp bút để kỷ niệm đan1h dấu trí thông minh của dân tộc. Nay có còn không ?
    Người qua kẻ lại đông đúc. Xe đạp vô số. Áo nâu chen lẫn áo trắng áo màu. Nam đói. Khi đói thì trước mắt không có gì đẹp được . Nam có bao giờ nhịn đói mà phải ăn một trái chuối và uống một tô nước vối cầm hơi như vừa qua. Tưởng cơn đói đến thế là cùng. Nhưng bây giờ Nam thấy đói hơn nhiều. Đói cồn cào, đói xót xa, đói mờ con mắt. À ra cái đói nó là thế đó.
    Quanh đây hàng quán cũng nhiều. Nhưng làm sao mà vào. Trong bài học tả chân, Nam đã từng đọc Nguyễn Công Hoan, thấy Hà Nội ở thời Ất Dậu một người sang trọng vào nhà hàng ăn no đến đỗi khi vừa ra khỏi cửa là nôn thốc ra. Rồi mấy người ăn mày chạy tới chia nhau đống ói.
    Nam đọc đến đấy xếp sách lại, không dám đọc tiếp.
    Ngòi bút của nhà văn "tàn nhẫn" quá. Cái chuyện đói trong sách bây giờ lại chính là của Nam, ở ngay nơi đã từng xảy ra năm ấy.
    Nếu bây giờ được nải chuối xanh của bà hàng nước thì Nam sẽ nhau nuốt như cao lương mỹ vị ngay.
    Mấy đứa trẻ đi nhởn nhơ quanh bờ hồ. Không phaỉ là đám trẻ đánh giày. Ở đây ít thấy người mang giày. Họ toàn mang dép cao su thứ dép mà dân Sài Gòn đã cho vào ca dao ngay từ quân "giải phóng"
    Dép râu nghiền nát đời trai trẻ Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.
    Một nhà triết học phương Tây đã viết:"Cái yếu của kẻ mạnh chính là bạo lực". Kẻ mạnh không có lý nên phải dùng bạo lực để đàn áp.. Giết và tù không giải quyết được vấn đề gì. (Người CS biết điều này qua bản thân của họ thời thực dân nhưng tại sao họ vẫn đi theo dấu chân của thực dân Pháp? Họ thoát khỏi Côn Đảo để lập lại một Côn Đảo khác tàn bạo hơn. Họ ca ngợi việc phái ngục Bastilles của Pháp, nhưng chính họ đem những mãnh gạch vụn của Bastilles về xây những Bastilles khác to lớn hơn ở khắp nước Việt Nam để rồi dân Việt Nam sẽ phá ngục Bastilles).
    Thằng Nam đang ngồi ngắm cảnh Bờ HỒ thì thấy người đi bộ lẫn xe đạp vừa chạy vừa la:"Đi lăng bác! Đi lăng bác!"
    Hàng trăm người chen nhau ngoài đường và đổ về một hướng.
    Một người chạy ngang đập vai Nam:
    - Sao không đi? Bộ mày chê bánh mì thịt hả?
    Thằng Nam ngơ ngác. Nó không hiểu gì về những tiếng vừa phóng thẳng vào mặt nó:"bánh mì thịt!" Những tiếng ấy làm cái bao tử nó run động, không phải trái tim. Nó đứng dậy nhưng chưa quyết định chạy theo. Thì một thằng bé bán kem chạy ngang quát:
    - Đi! Mau lên kẻo hết.
    Thằng Nam chạy theo. Dọc đường nó nghe người ta bàn tán rân ran:
    - Bữa nay là thứ 7. Bánh bán giá mậu dịch. Mỗi người được mua một ổ.
    - Có phát không không ?
    - Bèo rồi, còn đòi không nữa!
    Thằng Nam biết là phải mua, nhưng tiền đâu?? Mặc, nó cứ chạy theo đoàn người vô tổ chức. Ồ , đi viếng lăng bác cái coi ! Không tốn tiền mà đến đây là nhất rồi.
    Từ xa nó thấy cái nóc cao thì biết đó là "lăng bác"! Bên trái nó là một tượng đồng. Nó biết đó là tượng Lê Nin nhiều lần thấy trên báo. Đúc mất 4 tấn đồng cao 4 thước, cả bê.
    Nó còn biết có người dám úp cái nón lá rách lên đầu lão ta nữa. Bây giờ mới trông thấy đây. Mặt sắt đen sì. Dáng bộ chồm tới nhu chụp bắt.
    Nó bị chặn lại. Quãng trường Ba Đình là đây. Cái lăng nằm phía trái chiếm một khoảng đất rộng. Bên phải là khán đài dùng cho những dịp lễ lớn.
    Người lính gác mặc lễ phục trắng, đội kê-pi chặn ngang. Đoàn người không vào phía trước lăng mà đổ ra phía sau. Phía sân sau cũng rộng, đã chật những người . Ủa, người ta vào lăng bằng cổng hậu ? Thằng Nam nghĩ vậy khi nó đã qua khỏi cổng mà không bị ngăn lại xét hỏi. Đám đông có vẻ hăng hái lạ thường. Có mấy chàng ngoại quốc mang máy ảnh đứng bên trong sân. Có lẽ là nhà báo nước nào đó tới tìm ảnh đẹp.
    Ở góc sân có một chiếc bàn. Một người con gái mặt bờ-lu trắng đứng ở đầu bàn, một người thì xẻ ruột bánh mì cho người bên cạnh dồn thịt.
    Một viên công an quát:"Trật tự! Hàng một!"
    Mọi người đang bu quanh bàn bỗng chen lấn ấu đả để được đứng ở đầu hàng gần bàn nhất.
    - Chưa tới giờ. Người bán bánh mì nói vừa quơ đồng hồ tay lên.
    Một thanh niên đứng sát bàn nói:
    - Còn dăm phút ăn thua gì, chị. Bán sớm cho chúng em đi xem lăng.
    - Không có bánh mì, không xem hay sao?
    - Hì hì!
    - Thôi được , bán đi!
    Mọi người nhìn tấm bảng đỏ dựng trên bàn :"Giá mậu dịch đặc biệt 2 hào".
    - Trời ơi! hai hào mà đặc biệt ? Sao lên giá mau vậy ? Hôm qua có một hào!
    - Không mua thì tránh ra đi!
    Người ta lao nhao. Có tiếng gắt:
    - Hai hào lại còn kêu!
    Cái người đang kèn cựa không dám đứng lên móc tiền đưa và lấy ổ bánh 2 hào gói bằng giấy học trò, lòi đầu lòi đuôi, đưa lên miệng cắn nhai ngồm ngoàm, vừa quay ra vừa gầm gừ:- Lâu qua tao mới thấy mày nghe (thịt) lợn! rồi đi ra góc sân ngồi lên băng và ăn tiếp.
    Loa vang vang:
    - Mỗi người khách chỉ được quyền mua một ổ, không được quay lại lần thứ hai.
    Nam đứng đụng được cái mép bàn thì chị mậu dịch quay tấm bảng ra bề lưng "HẾT BÁNH".
    Nam mừng thầm với danh dự không bị tổn thương. May mà hết bánh nên mình không phải "mua". Nếu bánh còn thì tiền đâu mà mua? Nhưng Nam cũng làm bộ hỏi:"Hết bánh rồi hả chị?"
    - Còn bánh nhưng hết thịt.
    - Kệ không có "thịch" cũng được.
    - Em là người miền Nam hả?
    - Dạ, em ở Sài Gòn !
    - Ra viếng lăng bác hả?
    - Dạ!
    - Thôi, tạm ăn bánh lạt rồi đi!
    - Dạ.
    Người mậu dịch viên kia nói:
    - Tôi còn để riêng mấy ổ cho mình này -chị đưa cho Nam- không mấy thuở ra đây lại hết bánh, mình sẽ mang tiếng phạm chánh sách đối với Miền Nam. Chị mậu dịch kia thấy thế bèn cho luôn phần mình. Thành ra Nam được 2 ổ bánh mì thịt.
    Ðầy sân, những người vớ được bánh mì cắn nhai với tất cả sự hăng hái và hồ hởi. Ăn xong họ đi ra. Có người hỏi chị mậu dịch:
    - Mai còn "đặc biệt" nữa không chị ?
    - Đặc biệt ở đâu có hoài ? Bữa nay nhằm ngày bác theo Mác Lê nên mới có sự đặc biệt biết không?
    Thằng Nam ra ngoài rào, tìm một cái băng ngồi thưởng thức đặc sản thủ đô. "Hèn lâu tao mới thấy mặt mày! Đồ con lợn!"
    Ăn xong, Nam định uống một ca nước mậu dịch miễn phí. Nhưng vừa đứng dậy thì một anh công an tới:
    - Đồng chí đi với phái đoàn nào?
    - Dạ, em đi cá nhân ạ!
    - Chỉ có tập thể viếng thăm thôi. Ai giới thiệu. Cho xem giấy tờ!
    - Dạ, em đi xe bộ đội ạ!
    - Tôi hỏi phái đoàn của em kìa?
    - Dạ, em đi với bộ đội.
    - Bộ đội ở đâu?
    - Dạ, họ bỏ em ở cổng thủ đô. (Bộ đồ lính của Nam đã lột trả rồi còn đâu mà đóng kịch!) Bỗng anh công an nhìn xuống mặt băng rồi bảo Nam:
    - Em nhích qua bên tí coi!
    Nam nhích qua, nhưng anh công an lại bảo đứng dậy .
    Rồi anh ta lẩm nhẩm đọc những dòng chữ trên mặt băng:
    Địt mẹ mày nha, thằng chó Minh Nằm chi phơi rối ở Ba Đình Người phun nước bọt còn chua miệng Bịt mắt bưng tai: bác thối rình.
    Độc lập tự do ca khúc rởm Lưỡi Lê Mác Dáo: xác chương sình!
    Chữ Minh có nghĩa là ba xạo Đụ má mày nghe thằng chó Minh.
    Anh công an hất mặt:
    - Ai viết bài thơ trên ghế đá này?
    - Em không biết!
    - Mày đừng chối.
    - Dạ em không có viết thật!
    - Mày viết! Mày viết!
    - Em không biết làm thơ!
    - Miền Bắc không biết xài tiếng "đụ má" chỉ có người Nam. Mày lại đi độc chiếc tức là vô tổ chức. Không có ai lãnh đạo! Tao lại còn thấy mày ăn đến hai cái bánh mì. Tinh thần kính yêu đối với Bác của mày kém lắm.
    - Dạ các chị ấy cho em mà!
    - Láo!
    - Dạ thiệt!
    - Ở xứ này không có ai cho ai tới 2 cái bánh mì thịt. Mày hiểu chưa? Không có ai được tiêu chuẩn 2 cái bánh mì thịt, mày hiểu chưa ?
    - Dạ...nhưng mà em không có viết vậy.
    - Ai gởi mày ra đây để mày làm bẩn lăng Bác?
    - Dạ, em ra đây tìm ba em.
    - Ba mày làm gì ngoài này?
    - Dạ, ba em tập kết.
    - Nói láo. Tập kết về hết hồi năm 65 kia, không đợi tới bây giờ!
    - Dạ thiệt. Không hiểu sao ba em chưa về.
    - Bài thơ này vô cùng phản động là do dân Ngụy mớm cho mày ra đây viết. Loại mực không phai này, ở ngoài Bắc không có!
    Khách xem lăng bác chia làm hai. Một nửa đi tập thể viếng lăn, còn một nửa hoặc quá nửa là dân Hà Nội thì vốn quen với lệ bánh mì thịt bán giá mậu dịch nên hễ thấy hậu viên mở cửa là đánh động cho bà con hay rồi cả thủ đô hay. Họ chịu khó lên đây để mua một ổ bánh mì thịt, vỏ to, ruột đầy mà giá chỉ bằng cái bánh hợp tác xã bánh chai thịt còm.
    Thấy thằng bé bị công an hỏi gắt, họ bu tới xem. Nhiều người nhoáng trông thấy bài thơ trên ghế đá thì sợ liên lụy bèn tảng lờ đi. Thằng Nam thấy cần phải cường điệu vai kịch. Nó khóc nhặng lên:
    - Ba ơi! giờ này ba ở đâu? Con của ba bị người ta hạch hỏi nghi ngờ.
    Hai chị mậu dịch đến can thiệp với anh công an:
    - Nó không có gian lận gì đâu đồng chí ạ. Chúng tôi thấy nó ở Miền Nam ra nên cho nó bánh để thủ đô được tiếng thơm. Họ về trỏng họ nói tốt cho miền Bắc. - Hai chị thay nhau bênh vực thằng bé rất thành tâm.
    Nhưng anh công an vẫn không chấp nhận:
    - Vấn đề thăm lăng bác không có dính gì tới bánh mì thịt. Bánh là để phục vụ nhân dân.. Nhưng không nhất thiết đi viếng lăng bác mới có được bánh mì thịt giá rẻ. Bài thơ đề trên ghế đá có ý nhắc lại "bài thơ trên ghế đá" của tuị Nhân Văn Giai Phẩm 20 năm trước. Thậm chí còn phản động hơn nhiều. Tác giả còn dám đụ má địt mẹ bác nữa cơ đấy. Ai muốn liên lụy thì có ý kiến.
    Nghe thế, mọi người lặng lẽ tản ra hết.
    

Xem Tiếp Chương 7Xem Tiếp Chương 12 (Kết Thúc)

Đứa Bé Đi Tìm Cha
  » Xem Tập 1
  » Xem Tập 2
  » Xem Tập 3
  » Xem Tập 4
  » Xem Tập 5
  » Đang Xem Tập 6
  » Xem Tiếp Tập 7
  » Xem Tiếp Tập 8
  » Xem Tiếp Tập 9
  » Xem Tiếp Tập 10
  » Xem Tiếp Tập 11
  » Xem Tiếp Tập 12
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Đi Qua Hoa Cúc
» Chỉ Một Lần Yêu