Nhuận, hai tay thọc túi quần, miệng ngậm bóp thuốc lá thơm, vẻ mặt hiền lành, ưa hàng phục và quỵ lụy, đang nghênh ngang đi đứng một cách chắc chắn, từng bước một ở trong nhà. Chốc, Nhuận lại đứng dừng ở buồng khách, gác một chân lên thành ghế kiểu mớị Rồi chàng lại quay mặt nhìn vào chiếc tủ đứng có lắp gương mỉm cười, cái cười của người đầy đủ và tự mãn. Nhuận tự mãn lắm. Vốn là một anh bán hàng quèn ở hãng Gôđa, bị thải về, nay lấy được cô vợ giàu lại được bố vợ xin cho vào làm một chân thư ký ở Tòa án Hàng Tre, lương tháng năm mươi đồng, làm gì mà Nhuận chẳng thấy đời mình là đầy đủ. Lấy Nguyệt được hai tháng, chàng cầu khẩn ông nhạc xin việc được ngaỵ Ông Hàn Kiệm là ông phán hồi hưu, đã nổi tiếng là người xin việc dễ. Nên các con cháu nhà ông, ít người chịu tiếng: ở nhà ăn báo hạị Cưới vợ xong rồi đi làm, cách sống và bộ điệu của Nhuận không giống như những ngày còn ở nhà lá nữạ Ngày ấy Nhuận như người chán đời, cả ngày chỉ ngủ li bì trên cái ghế vải và lười tắm như chó ghẻ. Cả nhà, ai cũng ghét. Thế mà bây giờ, Nhuận sạch sẽ lắm, tắm luôn. Cái ghế vải của chàng xưa, bây giờ đã để xó. Nhuận không thích dùng đến nó nữạ Chàng lại thay bằng cái ghế mây Xích đu kiạ Cũng chung một số phận như cái ghế gỗ, các đồ phản mọt, nay đã thay vào những đồ gỗ mới mẻ bóng nhoáng như gương. Nhuận vẫn nói: - Nhà mới phải đồ mới, nó mới xứng! Làm được hai tháng đầu, Nhuận chỉ mang tiền đi sắm đồ đạc để kê trong nhà cho có vẻ lịch sự. - Chú trông đã có vẻ nhà ông phán chưả Hiền mỉm cười, háu hỉnh: - Có vẻ lắm! Nhuận tủm tỉm lắc đầu: - Còn thiếu cái xe nhà nữạ - Anh góp tiền mà mua để đi làm cho tiện. Nhuận gật gù: - Rồi cũng đến phải tậụ Bà Nhâm thấy con được đi làm sung sướng lắm. Bà không ngờ, có mấy tháng giời, nào làm nhà, cưới vợ cho con, nay Nhuận lại đi làm. Bà Nhâm thấy cảnh bà thay đổi chóng quá. Bà cứ tưởng bà sống ở trong giấc mơ. - Thật! Tao có ngờ đâu! Nhuận chỉ mỉm cười, nghĩ thầm: - Me thì hiểu thế nào được. Hiền cũng ngây thơ như bà Nhâm không hiểu gì cả. Chàng chỉ ra công âm thầm học, cố sức, để thi lấy cái bằng thành chung mà khóa trước, chàng đã bị rớt. Lúc đi thi, chàng tin sức học mình quá; sau trượt, Hiền thẹn lắm. Nếu Nhuận không khuyên cứ học thi lấy cái bằng thành chung, thì Hiền nhất định bỏ bực ấy để thi Tú tàị - Hãy cứ có cái bằng thành chung, rồi muốn xoay ngang xoay dọc nó cũng dễ. Tú tài thì chắc gì. Tháng ngày nó qua như xe ở đường chạỵ Tự nhiên lòng Hiền nhóm ngọn lửa tình với Sơn. Rồi quên cả việc học thi cử. Một sự dị kỳ, đầu óc Hiền lại nẩy ra cái ý tưởng bỏ thi bằng thành chung, thi vào trường Bách Nghệ học làm thợ máỵ Cái ý tưởng muốn làm thợ máy này, Hiền thấy nó chỉ thoảng qua trong trí lúc đầu, sau không hiểu sao, mỗi ngày Hiền thấy nó ăn sâu và đi rộng đập mạnh vào trí nhớ, não cân của mình. - Có lẽ vì ta yêu tiếng còi quá cũng nên! Chàng thấy thích làm thợ máy lắm. Nhưng chàng chỉ âm thầm ôm giữ cái ý định ấy thôị Chứ chưa cho ai biết cả. Hiền là người ưa sự kín đáọ Sơn, chàng cũng không cho biết. Kỳ thi khoa Thành Chung tháng chín năm nay sắp tớị Hiền sực nghĩ, hốt hoảng mang cái ý định của mình ra nói với mẹ và anh. Hiền đã bị thất vọng một cách đau đớn. Mẹ chàng nhất định không cho, bà bảo: -Tao không ngờ mày có ý định làm thợ thuyền như thằng bố màỵ Nếu biết tao không cho mày ăn học, cứ để mày dốt nát. Hiền cười rất đau đớn. Nhuận nói: - Muốn học thi đỗ rồi làm thầy người ta, chứ làm cu ly, thợ thuyền thì dễ lắm. Hiền thấy giận anh hơn giận mẹ. Chàng chạy ra hàng ngồi thừ, trí nghĩ lung lắm. Cái ý định làm thợ thuyền lúc này Hiền thấy mạnh hơn đỗ cái bằng thành chung rồi nhờ ông Hàn Kiệm xin hộ việc làm như anh chàng thường vẫn nói: -Cứ thi đỗ đi, rồi anh bảo ông xin cho chú cái chân thư ký ở tòa Đốc Lý. Nghĩ đến, Hiền cườị Còn hai tháng nữa tới kỳ thi, nhưng Hiền nhất định không nghĩ đến học hành thi cử. Chàng chán nản học thi như người ăn phải cơm nếp nát. Nhuận vẫn phì phào thuốc lá, cồm cộp gót giầy vernis trên gạch lát nền nhà. Bên ngoài cửa sổ, ánh nắng cuối hạ sắp sang thu dìu dịụ Gió phào, lá cây rìa đường theo baỵ Ông Hai Cửu sang chơi nhà bà Nhâm. Nhuận cắn chặt bóp, chào, tiếng chào nhạt nhẽo: - Chú sang chơi! - Cháu Phán hôm nay nghỉ? - Vâng, chủ nhật mà! Nhuận lại cười nhăn nhở: - Chú đã làm đâu chưả - Bây giờ, tìm việc khó. Hiền đi dưới nắng sáng, trên con đường Parreaux, suy nghĩ về cái ý định bỏ thi Thành chung rồi học thợ ở trường Bách Nghệ. Nghĩ đến mẹ, chàng buồn rầu, nghĩ đến anh, Hiền giận ứa lên cổ: - Mặc kệ, thế nào ta cũng phải làm thợ! Bỗng chàng cau mày, mắt thành quả quyết: - Thân ta, ta lọ Đời ta, ta liệu, cần gì!.. Những chiếc ô tô ở mé tỉnh chạy lên vòng đua ngựa dưới hai rặng me đều tăm tắp, như tun hút chạy vào đường rừng xạ - Lạy cậụ Hiền giật mình: - ồ, ông cai thầu ... - Bẩm ... cậu đi chơỉ Hiền cười: - Vâng, ông chơi đâu về? - Chủ nhật, được nghỉ, con sang bên nhà thăm cụ và các ông. - Cám ơn ông. Rồi Hiền và ông "Cai thầu" chào nhau, gật, cười đị Đến dốc "Bà Vối" Hiền cảm động. Một con đường con này ăn thông và nối ngang từ đường làng Thụy Khuê sang đường Parreaux. Đường này dốc lúc ngày mưa to lộị Người ta đặt tên con đường này là chỗ "Bà Vối". Sơn và Hiền thường đi với nhau ở dưới chỗ. Có khi muốn làm cho Sơn giật mình, Hiền thường đứng nấp sau một cái cây to đứng trên đầu dốc òa rạ Sơn lại hồi hộp, cảm động tái mặt. Hiền xuống dốc, gặp ông Hai Cửu vừa ngồi chơi bên nhà chàng về. - Lạy chú ạ. Chú sang chơi với me cháủ Ông Hai Cửu gật. - Thưa chú, me cháu có nhà? Ông lại gật, vẻ mặt lầm lầm. Mà Hiền hiểu đó là ông ghen với sự giàu có của mẹ chàng. Nghĩ đến ông Hai Cửu, tên thực là Hai Cấn. Nhưng ông cấm họ hàng, không có được gọi cái tên ấỵ Vì ông đi nấu bếp thạo đã được cửu phẩm văn giai và đã khao vọng tốn kém trăm bạc ở làng, chớ có ai gọi ông cái tên: Hai Cấn. Đêm hôm nay, Hiền lại thao thức và lòng buồn rười rượi, không ngủ được, tâm tưởng hoang mang, tim đập một cách cảm động. Rồi hồi hộp Hiền ứa nước mắt nghĩ đến Sơn, nhớ Sơn. Giấc ngủ lại nặng nề như những đêm quạ Bóng Sơn xâm chiếm tâm hồn. Chàng duỗi thẳng người thấy đau đớn như giấc chiêm bao mơ hồ. Hiển mỉm cười nói se sẽ: - Em Sơn. Anh dát lắm. Năm hôm sau, Hiền viết gửi Sơn bức thư: Em Sơn thân yêu, Anh đã gửi đơn dự thi học ở trường Bách Nghệ rồi em ạ. Chỉ hai tháng lẻ nữa là thi, thế nào anh cũng đỗ. Vì thi dễ lắm chỉ có một bài ám tả và một bài tính. Hai loại ấy, anh đều giỏi cả, nên chắc lắm. Em Sơn ơi! anh náo nức làm nghề máy lắm. Em đã biết đấy, hai ba tháng nay anh thường bị mẹ anh và Nhuận cản trở, đay nghiến cái chí hướng làm thợ của anh. Nhưng anh không hề nao núng. Người ta càng tỏ vẻ khinh bỉ nghề thợ thuyền bao nhiêu, anh lại càng muốn cố sức lăn vào bấy nhiêụ Anh ao ước làm một người thợ máy giỏi như người ta đã ao ước làm ký làm phán ở tòạ Họ còn nói: làm thợ thuyền không xứng với người trí thức! "Em đã cười chưả Người tri thức, anh muốn phải lan rộng khắp nghề. Anh chỉ buồn cười cái trí thức của họ mới đến cái bằng Sơ Học Pháp Việt. "Em Sơn ơi!Nghề thợ máy là một nghề độc lập đáng để cho anh sống. Anh ngồi tưởng tượng, học hết bốn năm ở trường ra, có một cái nghề chắc chắn trong tay, anh sẽ tự do đi làm ở các công sở lò máỵ Anh tin rằng, một ngày kia, nếu ai cũng như anh biết quý trọng nghề độc lập, tự do thì cái câu anh vẫn nghe họ nói: gọi mượn 30 người thợ khó hơn gọi mượn ba trăm người vẫn quen làm nghề cầm bút không còn nữạ "Em Sơn ơi! anh rất cảm động được trở nên một người thợ máy giỏi, nếu sau này anh thành thạo, lành nghề cũng là tự em mà anh có đấỵ Sắp sửa tới rồị Sơn ạ! Hiền sẽ được ăn ở trong trường. Rồi mỗi chủ nhật Hiền ra thăm Sơn. Chúng ta sẽ lại đi chơi với nhau trên những con đường nhỏ xinh xắn ở quanh vùng gần sở nhà Bia chỗ Sơn làm. Hiện bây giờ, Hiền đương nóng ruột chờ đến ngày thi như Hiền vẫn nóng ruột chờ Sơn đi làm và lá thơ của Sơn!.. Anh thân yêu của em, Hiền Ngàỵ. tháng.. năm.. Tụ. tu!.. Sơn đi làm về, qua nhà Hiền, mặt rất vui vẻ; Hiền đứng trong khung cửa sổ nhìn ra mỉm cườị Bóng Sơn đã khuất, chàng còn nghé cổ quay nhìn dáng Sơn đị Một cái dáng đi nhanh nhẹn mạnh mẽ, không yếu đuối tha thướt như nhiều cô thiếu nữ nhàn hạ. Hiền thường nghĩ thầm là, sau này nếu kiếm được khá tiền thừa sống, chàng sẽ cho Sơn ăn mặc đầm! Chàng cười thích lắm, vẫn ao ước ngầm thế. - Thân người Sơn chỉ mặc đầm là đẹp và gọn! Hiền biết, Sơn không hợp với bộ áo tân thời, ẻo lả. Có một hôm, Sơn đương làm, Hiền vào xem. Lúc ấy Sơn mặc bộ áo trắng làm việc may kiểu áo nữ khán hộ nhà thương, lại cái mũ cũng thế. Chỉ không có dấu đỏ thập thôị Hiền thấy Sơn lạ quá. Trông như đầm! Nếu Sơn không cười với chàng, có lẽ Hiền không biết. Da trắng, áo trắng, mũ trắng. Đôi mắt thông minh đen láỵ Ra về Hiền không thể quên được. - Rồi sẽ để Sơn mặc đầm! Chàng muốn gia đình thợ thuyền của chàng sau này sẽ giống như những gia đình thợ thuyền âu- tâỵ Hiền cười, thấy mình "tây" quá. Chàng còn nhớ một hôm, ngồi trên bờ hồ Tây, hỏi sức học của nàng. Hiền ngạc nhiên và không ngờ một người phụ nữ cần lao có nhiều tư tưởng rất kỳ dị: lúc tỏ ra là người rất thông minh, hiểu biết tạm được, lúc lại dốt nát ngây thơ một cách dớ dẩn. Hiền cười, hỏi: - Sơn đã học ở trường đến đâu thì thôỉ - Đến cours Moyen! - Sơn có hay đọc sách, báo không? - Sách báo thì em đọc nhiềụ Nhất là tiểu thuyết. - Tiểu thuyết Annam? - Chả tiểu thuyết Annam thì em đọc thế nào được tiểu thuyết Tây! Sơn mỉm cười biết "anh chàng Hiền" lại hỏi một câu dớ dẩn rồị - Sơn hay đọc những cuốn nàỏ - Cứ kể ra thì em đọc rất nhiều, nhưng không cuốn nào em còn giữ được nhiều kỷ niệm sâu xa bằng cuốn Đoạn Tuyệt. Em buồn cười quá ... - Cuốn Đoạn Tuyệt của aỉ - Của Nhất Linh. Em buồn cười quá đọc xong cuốn Đoạn Tuyệt trông thấy họ đi rước sao mà chán thế! ... Nói xong nàng mỉm cười nhìn Hiền hỏi: - Hiền có hay đọc Đoạn Tuyệt không? Chàng lắc đầu: - Anh không hay đọc tiểu thuyết Annam!.. - Hiền xem sách Tây à? - Vâng. Hiền chịu ảnh hưởng tiểu thuyết Tây phương nhiều quá, nên chàng có ít tâm hồn á đông. Có khi Hiền thấy mình mất hẳn nữạ Đôi khi nằm mơ mộng, tư tưởng đi xa, Hiền thấy như đang sống ở một xã hội khác xã hội bên nàỵ Rồi bừng mắt, Hiền thấy hãy còn sống chung đụng với những người khác tâm hồn, khác tư tưởng mình. Chàng laị chép miệng thở dài: - Ta vẫn là người Annam ở xã hội Annam này!.. Hiền muốn sau này sống với Sơn sẽ khác sống với mẹ chàng, anh chàng, chú chàng. Hiền sẽ thuê nhà ở bên làng Lữ Giai trong một xóm thợ thuyền. Lúc này, lòng Hiền lại nóng lên. Chàng muốn chóng đến cái ngày thi trường Bách Nghệ. |
|
|