Dĩnh đi một mình trên đường. Đã là giữa tháng mười rồi, nhưng khí trời vẫn còn oi bức. Vừa đi Dĩnh vừa nghĩ ngợi đến cảnh tượng trả lại bài thi vừa rồi ở trong lớp học. Giáo sư Khiêm đã ngợi khen nàng trước mặt tất cả học sinh. Dĩnh cảm thấy lòng thật khoan khoáị Được khen như vậy mà cần phải học bài suốt mấy đêm liền cũng chẳng saọ
Giáo sư Khiêm đã đặc biệt chú ý tới Dĩnh. Trong giờ học nàng chẳng cần phải ồn ào, Khiêm cũng luôn để ý nhìn nàng, xem chừng phải chăng nàng đang chăm chỉ. Cứ mỗi lần tia mắt của Dĩnh chạm với tia mắt của giáo sư Khiêm là tim nàng nhảy thình thịch. Không hiểu giáo sư Khiêm có cảm giác như thế không?
Giáo sư Khiêm không phải đẹp trai, nhưng với đường nét trưởng thành, trang trọng, nho nhã, chính là một mẫu đàn ông mà Dĩnh cảm thấy ưa thích nhất. Trong khi Khiêm suy nghĩ, có những nét tương tự như cha Dĩnh. Nàng sùng bái và kính yêu cha, cho nên đối với những đàn ông nào tương tự cha nàng là rất có tình cảm. Hơn nữa, giáo sư Khiêm học cao, hiểu rộng, tánh tình đứng đắn. Chỉ có điều là không biết ông ấy đã có bạn gái hay chưạ Nếu ông ấy chưa có bạn gái thì thật là may quá, tốt đẹp quá.
Nghĩ đến đấy, trong lòng Dĩnh cảm thấy thật là vui sướng.
Bất ngờ, trước mặt Dĩnh có người đứng chặn ngang đường. Nàng giật mình ngửa mặt nhìn thì thấy có hai chàng trai, đang mỉm cười nhìn nàng. Dĩnh nhận ra trong số đó có một nam học sinh ở cạnh lớp nàng, hằng ngày vẫn thường lân la đến trước cửa lớp. Vừa nhìn thấy thái độ lẳng lơ của người nam sinh đó là Dĩnh đã tránh xa rạ
Dĩnh bị hai người con trai lên tiếng, trêu chọc. Họ còn có những thái độ như muốn làm hỗn, dù nàng phản đối họ vẫn trơ trơ.
Giữa lúc Dĩnh hết sức hoảng sợ thì bỗng nghe có tiếng nói từ sau lưng:
- Chuyện gì đó?
Dĩnh quay mặt nhìn thấy giáo sư Khiêm. Sự xuất hiện của Khiêm làm cho nàng vui mừng khôn tưởng. Như gặp được cứu tinh, Dĩnh reo lên:
- Ồ! Giáo sư!
Khiêm nghiêm giọng:
- Các anh làm gì ở đâỷ
Người nam sinh sợ hãi, ấp úng:
- Chẳng ... chẳng làm gì cả. Chúng em bất ngờ gặp được chị Dĩnh nên đứng lại hỏi chuyện thôị Chúng em phải đi ngay, xin chào giáo sư.
Khiêm nhìn họ đi xa mới quay lại:
- Về sau nếu gặp chuyện như vầy, em phải báo cho hiệu trưởng biết ngaỵ Tuy nhiên thầy xem chúng nó có vẻ sợ lắm.
Dĩnh cảm kích:
- Cũng may gặp giáo sư đến rất kịp thờị
- Để thầy đưa em về nhà nhé.
Dĩnh cảm thấy hết sức bất ngờ, tâm trạng vừa vui mừng vừa căng thẳng:
- Tôi xin cảm ơn thầỵ
Khiêm nhìn xuống mặt đường nhắc nhở khéo:
- Những hành động như vừa rồi của các nam sinh, tuy đáng trách, nhưng có điều là em đi học mà lại chưng diện quá, dễ làm cho người ta chú ý.
Dĩnh hơi thẹn, đưa tay lên sửa mái tóc một cách mất tự nhiên. Nàng cúi mặt nhìn xuống chân. Gần đây Dĩnh khônng mang vớ trắng nữạ Chân nàng thường mang một đôi săng đan gót thấp. Ngoài bộ đồng phục, nàng ăn diện có vẻ không giống một nữ sinh.
Để nàng khỏi ngượng nghịu, giáo sư Khiêm lại nói khéo:
- Thật ra với một người như em, chẳng cần phải dùng đến một thứ mỹ phẩm nào nữạ
Dĩnh thầm vui thích: thì ra giáo sư Khiêm đang tán thưởng nét đẹp thiên nhiên của mình!
Khi đến trước nhà, Dĩnh cất giọng nhiệt thành:
- Thưa giáo sư có rảnh không? Mời giáo sư lên lầu ngồi chơi một tí.
- Có làm phiền người nhà em không?
- Giáo sư đừng khách sáọ Nhà em luôn luôn vắng vẻ, chỉ có em và má em thôị Giờ này có lẽ bà ta đã về đến rồị
Đắn đo một tí, Khiêm bèn cùng Dĩnh bước vào thang máỵ
Mẹ Dĩnh, bà Trương trông thấy con gái dẫn giáo sư về nhà thì hơi ngạc nhiên:
- Mời giáo sư ngồi chơi, chắc con Dĩnh không có làm điều gì sai lầm ở trường chớ?
- Má hãy yên tâm, con mời giáo sư Khiêm đến đây chơi thôị
Bà Trương thở phào, ngồi xuống sa long.
Dĩnh đang lăng xăng đi từ nhà bếp trở ra phòng khách để lo việc tiếp đãi thầỵ Giáo sư Khiêm và bà Trương ngồi đối diện nhau ở phòng khách, đôi bên chỉ trao đổi những lời hàn huyên, rất khách sáọ
Khiêm cảm thấy thái độ của bà Trương hôm nay tự nhiên hơn nhiềụ Có lẽ vì đây là lần gặp gỡ thứ hai giữa hai ngườị Nhưng Khiêm vẫn thấy nét đẹp của bà Trương vẫn lạnh lùng, nhất là khi bà ngồi ngay ngắn, mắt hơi ngửa lên, nét đẹp của bà thật trang nghiêm đến không ai dám xâm phạm.
Khiêm ngó quanh thấy gian phòng không rộng lắm, nhưng trang trí thật là thanh nhã, bộc lộ được nhãn quan đặc biệt của chủ nhân, và cá tính ưa thích sự gọn gàng. Khiêm đang suy đoán ông chủ nhà nầy là một người như thế nàọ
Bà Trương hỏi:
- Nhà giáo sư gần trường hay xả
- Gia đình tôi ở ngoại ô, vì cha tôi thích những nơi có không khí trong lành ... riêng tôi vì để tiện đi làm việc, nên có thuê một gian phòng gần trường học để ở một mình. Chỉ những ngày nghỉ lễ tôi mới về nhà.
Ngồi chơi một chốc giáo sư Khiêm đứng lên định cáo từ, nhưng Dĩnh cố giữ chàng lại dùng cơm trưạ Bà Trương cũng thành khẩn mời Khiêm ở lại, nên chàng đành ngồi trở xuống.
Dĩnh hết sức vui mừng. Nàng nhất định tự xuống nhà bếp để làm món ăn. Dĩnh cất tiếng hát nho nhỏ bước ra cửa để đến chợ mua thêm thức ăn.
Trong nhà chỉ còn lại giáo sư Khiêm và bà Trương. Khiêm đang suy nghĩ xem mình cần phải nói gì với mẹ của Dĩnh. Nhưng bà Trương đã lên tiếng trước:
- Thưa giáo sư, gần đây con Dĩnh ở trường thế nàỏ
- Khá lắm. Học lực của Dĩnh rất khác. Tuy nhiên, có vài môn khác dường như hơi kém sút. Có lẽ là vì chương trình lớp 12 hơi nặng nề.
Bà Trương im lặng một lúc, mới nói:
- Con Dĩnh khá thông minh, nhưng hơi phóng túng và cũng hơi cô độc. Nhưng cũng không thể trách nó tại sao lại như vậỵ
Khiêm nghĩ ngợi một lúc:
- Nói chung những đứa trẻ con một, tánh tình thường hơi cô độc.
Bà Trương cúi mặt:
- Hơn nữa cũng vì tôi quá cưng nó, nên tánh nó mới trở thành phóng túng.
Khiêm tin như vậỵ
- Nói đúng ra, sở dĩ tôi cưng nó đến thế, cũng là vì tôi cảm thấy thương hại nó.
- Thương hạỉ
- Phải! Cuộc đời nó rất đáng thương hạị Ngay từ thuở bé, nó không ngây thơ và vô tư lự như những đứa bé khác.
Giáo sư Khiêm nói:
- Lắm lúc tôi cũng cảm thấy Dĩnh kém vui, thích xa rời mọi ngườị
Bà Trương hít mạnh một hơi dài:
- Từ bấy lâu nay nó vẫn thế. Nhưng ba năm trở lại đây, nó càng trầm lặng hơn nữạ
Khiêm lấy làm lại đưa mắt nhìn mẹ Dĩnh.
- Ba năm trước do ở một tai nạn phi cơ, nó đã mất đi người cha thân yêụ
Khiêm kinh ngạc chú ý nhìn bà Trương. Khi bà nói lên những lời đó, sắc mặt bà thoáng hịện nét buồn rầu, nhưng cũng mất đi thật nhanh.
- Tôi rất hối hận vì đã gợi cho bà nhắc lại những chuyện đau lòng đó.
Bà Trương vẫn cúi đầu, nhìn đăm đăm vào sàn nhà:
- Giáo sư không có ngày nào mà tôi không nhớ đến việc đó.
Khiêm im lặng. Nhất thời chàng không biết phải lấy lời lẽ gì để an ủi Bà Trương.
Mẹ Dĩnh như nhận ra điều đó, thay đổi giọng nói:
- Nhưng thời gian đã lâu rồi, nên lòng tôi cũng lần lần bớt đau đớn.
Khiêm nghĩ ngợi:
- Xem vậy, sự thay đổi tánh tình của Dĩnh, một phần lớn là do ở biến cố nàỵ
- Việc ấy là một sự đau đớn, to tát đối với chúng tôi, nhưng trước đó cá tánh của nó vẫn ít thấy vui vẻ.
- Tại sao vậỷ Ông bà đều thương Dĩnh, vậy đáng lý nó phải vui vẻ chớ?
Mẹ Dĩnh thở dài như có điều gì khó nói thật. Bà im lặng.
Khiêm cũng yên lặng, không dám hỏi chi thêm nữạ Không khí trầm lặng ấy kéo dài mấy phút đồng hồ. Sau đó Khiêm đưa tay chỉ bức tranh sơn dầu treo trên tường, mỉm cười hỏi:
- Bà thích loại tranh trừu tượng này lắm hả?
Bà lắc đầu:
- Tôi xem không hiểu gì ráọ Bức tranh này do Dĩnh vẽ trong dịp nghỉ hè.
Khiêm trố mắt:
- Thật không ngờ Dĩnh lại có thiên tài về hội họạ
- Ngay từ lúc nhỏ nó đã thích vẽ vời, lắm lúc nó vẽ khá đẹp. Bức tranh này theo lời nó nói, rất có ý nghĩa, nhưng tôi xem tới xem lui vẫn không hiểu gì hết.
- Như vậy là sức tưởng tượng của Dĩnh rất phong phú.
- Thật ra nó rất thích tưởng tượng. Nó thường đóng cửa ở trong phòng để suy nghĩ đủ thứ. Có thể nói nó là một đứa con gái rất thâm trầm. Tôi cũng mong nó để hết tâm trí vào việc hội họa trong những ngày nghỉ lễ, kẻo nó lại có nhiều thì giờ nghĩ ngợi lung tung, không haỵ
Khiêm quay mặt lại:
- Trong khi Dĩnh vẽ tranh nhất định nó cũng nghĩ ngợi rất nhiều, nhưng chẳng qua nó dùng phương thức hội họa để thể hiện ý nghĩ cúa nó đó thôị Song đây là một thú tiêu khiển tốt, chẳng những có thể giết thì giờ, mà còn là nơi nương tựa tinh thần nữạ
Bà Trương đứng lên đi tới trước bức tranh xem một chốc, nói:
- Tôi nhớ Dĩnh bảo ngụ ý bức tranh này là so sánh với cái gì đó. Khi tôi nghe nó giải thích cũng không để ý lắm, nên bây giờ đã quên hết.
- Theo tôi hiểu, chắc chắn Dĩnh rất mong muốn tôi luôn tìm cách hiểu về nó, để hai mẹ con được gần nhau hơn, nhưng tư tưởng của chúng tôi vẫn không thể nào cảm thông được.
Khiêm nghĩ ngợi:
- Đó không phải là việc khó khăn, tuổi tác giữa bà và Dĩnh không chênh lệch nhau lắm, phải thế không?
Mẹ Dĩnh ngước mắt nhìn trần nhà:
- Tuổi tác giữa tôi và nó, có thể nó chênh lệch rất ít so với nhiều bà mẹ và con gái khác.
- Tôi thú thật khi được gặp bà lần đầu tiên, tôi không thể ngờ rằng với một người tuổi nhỏ như vậy mà lại là ...
Mẹ Dĩnh nói nhanh:
- Lại là một quá phụ?
Câu nói ngay thẳng của bà làm cho Khiêm hơi lúng túng:
- Ý tôi muốn nói là một bà mẹ của một bé gái mười bẩy tuổị
Mẹ Dĩnh cườị Nụ cười ấy không làm sao biết đuợc là một nụ cười của kẻ tự hào tuổi mình hãy còn trẻ, hay là một nụ cười đau đớn của kẻ muốn tự chế nhạo mình. Bà nói:
- Tôi luôn muốn biết Dĩnh đang nghĩ gì về tôị
- Điều đó tôi không nghe Dĩnh nói, nhưng theo tôi đoán nó rất kính trọng bà. Bà đối với Dĩnh rất thương yêu, và đã cung cấp cho nó cuộc sống đầy đủ và tự dọ
Mẹ Dĩnh dùng tay ra hiệu như không còn cách gì khác hơn:
- Có thể Dĩnh nghĩ rằng, mọi sư hưởng thụ ngày nay trong đời sống của nó, đều do cha nó để lạị Nhà tôi là một thương gia chuyên môn bán các dụng cụ bằng dạ Bây giờ tôi đang tiếp tục kinh doanh ngành hoạt động đó. Trong tâm khảm của Dĩnh cha nó là một người vĩ đại nhất trên đời này, không còn ai có thế thay thế được địa vị của cha nó nữạ
Khiêm khẽ gật đầu tỏ ý đã hiểu:
- Nhưng mấy năm gần đây bà và Dĩnh cũng sống trong cảnh cô đơn, vậy tình cảm giữa nhau không còn suy ngăn cách nào mới phảị
- Tôi và Dình mặc dù phải nương tựa nhau để sống, nhưng tình cảm giữa chúng tôi rất phức tạp. Tôi cảm thấy chúng tôi đã thương xót lẫn nhau, đã cố gắng nương tựa vào nhau, thương mến nhau để bù đắp lại những gì về mặt tình cảm. Đồng thời chúng tôi cố gắng hết sức tránh cho nhau một cảm giác là tình thương đó chỉ là sự xót thương, kẻo lòng tự trọng của cả đôi bên bị thương tổn. Vì vậy mà giữa chúng tôi không làm sao hiểu sâu với nhau được.
Khiêm nghe qua lời nói của bà Trương, cảm thấy hoang mang khó hiểụ Chàng không làm thế nào biết rõ được sự quan hệ phức tạp giữa hai mẹ con của Dĩnh.
Khiêm lẩm nhẩm:
- Xót thương?
- Phải! Tôi xót thương Dĩnh bị mất cha và Dĩnh lại thương tôi bị mất chồng.
- Nhưng ngoài những điều đó ra, giữa Dĩnh và bà hãy còn một thứ tình thương thiêng liêng, ấy là tình mẫu tử!
- Bà mấp máy đôi môi một lúc thật lâu mới nói:
- Lắm lúc tôi cũng cảm thấy sự chăm sóc của tôi đối với Dĩnh, hơn bất cứ một bà mẹ nào đối với con. Nhưng đối với hành động của nó, tôi không dám ràng buộc quá.
Khiêm lại chau màỵ Chàng cảm thấy thật khó hiểụ
|
|
|