Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Tiếng Đàn Tác Giả: Đồng Sa Băng    
     Dựng chiếc xe đạp vào xó tường, Mão nằm dài trên chiếc giường tre dưới buổi trưa hè nóng cháy, mắt nhìn lên trần nhà thở phào một tiếng và nói thầm trong bụng:
    “Phẻ. Từ đây mình không còn lo sợ gì nữa, ít ra cũng là sĩ quan.”
    
    Sáng hôm nay Mão chạy xe lên đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, vào trường Võ Trường Toản bên cạnh Bộ Giáo Dục để xem kết quả kỳ thi Tú Tài đôi. Sân trường Võ Trường Toản người đông hơn đi xem hội, những khuông mặt buồn vui lẫn lộn. Sau một hồi chen lấn Mão nhìn thấy tên mình đã được “Bảng hổ đề danh”. Vậy là xong, Mão ra sân lấy xe chạy về báo tin vui cho Mẹ và các em. Nhưng thật ra, trong lòng Mão không lấy gì hồi hộp hay hớn hở, vì trong thời gian qua Mão đã bỏ quá nhiều thì giờ để chuẩn bị cho kỳ thi này. Ngược lại, khi rời khỏi khuôn viên trường Võ Trường Toản lòng Mão không còn thấy vui!
    
    Cuộc đời học sinh của Mão đã đi qua!
    
    Chiếc xe đạp đổ xuống dốc băng ngang qua sở thú rồi quẹo trái vào đại lộ Thống Nhất (Lê Duẫn), lòng vòng trên những con đường ở quận Nhất đưa Mão về hướng Nhà Bè. Hai bánh xe quay đều và chậm. Chậm như cuốn phim cuộc đời học trò của Mão đang quay chậm. Những năm tháng “mài đũng nhà trường” đã để lại cho Mão biết bao kỷ niệm. Bên cạnh những năm tháng phá thầy phá bạn là những tuổi hồn nhiên, rồi những năm vào đệ nhị cấp với những cái đá lông nheo, những cái liếc mắt đưa tình. Nhưng khi hiểu được thế nào là yêu, là trăng trở, là khoảng thời gian giữa hai buổi học sao dài lê thê, thì Mão lại ơ thờ với tình yêu. Hay nói đúng ra là không dám yêu ai!
    
    Sau này có những lúc Mão ngồi suy tư về một người con gái tên Cúc. Cúc học chung với Mão năm đệ Tam trường Tân Văn. Hằng ngày Cúc phải lấy xe lam từ Hóc Môn lên Sài Gòn để học. Chặng đường từ Bà Điểm Hóc Môn về chợ Bà Đũi dài và có những đoạn chỉ toàn ruộng lúa. Thời đó mỗi lần qua khỏi trung tâm huấn luyện Quang Trung là xe phải chạy thật mau để khỏi bị “bắn sẽ”. Và nhiều lần Cúc phải bỏ lớp, mỗi lần như vậy Cúc lại tìm Mão:
    - Cho Cúc mượn tập về chép bài hôm trước được hông?
    - Được chứ, mà sao hôm qua Cúc không đi học?
    - Đi, mà đâu có đến trường được.
    - Sao vậy?
    - Đường bị “đắp mô” xe không dám chạy qua nên đành phải quanh về.
    - Tập vở của Mão đây, Cúc mang về chép đi, tuần sau trả cũng được.
    
    Lần cuối Cúc mượn tập vở của Mão về chép bài và khi trả lại Cúc tặng Mão cuốn sách Con Trâu của Trần Tiêu. Trong cuốn sách nằm im lìm một trái tim cắt bằng giấy màu đỏ. Nhưng khi Mão lật từng trang sách và khám phá ra trái tim với lá thư ngắn ngũi có vài dòng chữ đơn sơ, thì Cúc không còn tiếp tục học cùng trường nữa. Mão mĩm cười và nhớ về người con gái dể thương: “Không biết lúc này Cúc lưu lạc nơi đâu?” Rồi tự dưng Mão thầm trách: “Vô lý, có chữ e đàng hoàng nhưng sao chữ “iu” của Cúc không có chữ e. Sao Cúc nói “iu” mà không cho người ta biết, sao mấy lần trước mượn bài vở Cúc không bỏ thư trong đó mà để đến lúc không còn gặp nữa mới bỏ vô, vậy giờ làm sao? Nhưng thôi, anh Hùng nói không lo học thì khi đi thi sẽ bị rớt.” Và rồi Cúc cũng không còn trở lại.
    
    Những tháng ngày kế tiếp Mão chỉ biết vùi đầu vào sách vở. Và ngoài kia chiến trường càng ngày càng sôi động!
    
    Lớn lên trong thời chiến , tuổi thơ của Mão cũng bị lu mờ theo khói lửa! Hằng ngày Mão vẫn được nghe lời thầy giáo giảng dạy, rằng là văn chương thế kỷ 19 là một vườn hoa muôn màu sắc. Những bài thơ, những tư tưởng của tiền nhân lần lượt được đưa vào sách vở làm những món ăn tinh thần và nung nấu ý chí của người trai. Những lời ca tụng con đường công danh sự nghiệp như: “Tướt hữu ngũ sĩ cư kỳ kiệt / Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.” Hay “Làm trai cho đáng nên trai / Xuống Đông, Đông tĩnh / Lên Đoài, Đoài tan” đã thấm nhuần vào suy tư của những người học sinh thời loạn. Hay có lẽ, những kỳ thi Tú Tài trong thời chiến trở nên quá khó nhằm đánh rớt thí sinh để cung cấp cho chiến trường, đã làm người học sinh phải lo chăm học hơn. Và từ đó những cuộc tình ngây thơ của tuổi học trò cũng dừng lại bên cổng nhà trường.
    
    Nắm mảnh bằng trong tay, và nhất là tờ giấy hoãn dịch vì học vấn, Mão thấy mạnh dạn hơn mỗi lần muốn bước chân ra khỏi thành phố Sài Gòn để ngắm nhìn vẽ đẹp của quê hương.
    
    Từ sáng sớm Mão thức dậy và lấy xe đò chạy về bùng binh Sài Gòn. Chiếc Peugeot trên tuyến Nhà Bè - Sài Gòn ngừng lại ở bùng binh Tân Thuận bóc thêm khách xong lướt chạy lên cầu Tân Thuận. Cây cầu được xây cất từ thời Pháp thuộc nay đã già, cũ kỷ, nên không còn quay như ngày xưa. Ngồi trên chiếc xe chật ních Mão đưa mắt nhìn con sông Sài Gòn nước đang dân cao. Trên sông những chiếc xuồng con đưa mái chèo chở những mặt hàng thủ công, bập bềnh bên cạnh những con tàu buôn khổng lồ, để bán cho những người thủy thủ xa lạ. Chiếc xe vụt chạy, hình ảnh những chiếc xuồng con đi tìm cuộc sống mờ dần trên bến sông.
    
    Đến bùng binh Sài Gòn trời vẫn còn sớm, Mão lấy chuyến xe đi Mỹ Tho. Chiếc xe đò chạy boong boong trên đường Trần Quốc Toản (3 Tháng 2) về xa cảng miền Tây đi Bến Lức. Qua khỏi Bến Lức là khu ruộng đồng trống, nơi mà hằng ngày thường xảy ra những vụ bắn sẽ. Nhìn những gốc rạ nằm trơ trọi trên những đám ruộng khô cháy Mão chợt nhớ đến Cúc. Trên đoạn đường này, những năm trước xe đò chở kành khách nhiều khi phải quay đầu trở lại. Hôm nay những gốc rạ cháy khô, nằm im lìm nhìn con gió lốc thổi qua từng hồi, nghe như tiếng hú của con cho sói trong tiếng đàn nhạc dạo mở đầu cho cuốn phim The Good, The Bad and The Ugly. Những gốc rạ này một thời là nhân chứng cho những giây phút hãi hùng. Chiếc xe đò cũa Mào chạy vùn vụt băng qua “cánh đồng chết”, người ta vẫn gọi như thế, để đến Tân An. Rồi từ đó xe quẹo trái chạy về ngã ba Trung Lương đi Mỹ Tho.
    
    Chiếc xe đò trong cơn gió sớm đưa khách về thị xã Mỹ Tho. Hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh ngát trãi dài đến ngoài tầm mắt của Mão. Mùa Hè lúa đã lên cao, những ngọn lúa cúi đầu chào đón gió mới, không chút thẹn thùng mà lại phấn khởi, như tâm hồn của Mão hôm nay. Rồi chiếc xe đò cũng đến bờ sông Tiền.
    
    Nằm bên đây bờ sông Tiền là thành phố Mỹ Tho, bên kia là thị xã Bến Tre. Nối liền hai bờ là con phà Rạch Miễu. Mão xuống xe bước vào chợ Mỹ Tho bên cạnh phà Rạch Miễu xem cảnh người buôn bán và mua một ít đồ dùng. Mặt trời gần đứng trưa, cảnh tấp nập của ngôi chợ bên bến sông không còn như buổi sáng. Mão quay trở lại bến phà. Nơi đây sông Tiền rộng lớn, nước chảy mang nhiều phù sa làm cho dòng sông có màu vàng đục. Đứng trên bến phà nhìn ra trước mặt là cồn Phụng xanh um, còn gọi là cù lao ông Đạo Dừa vì nơi đó có xây chùa ông Đạo Dừa tức Nguyễn Thành Nam, người kỷ sư Hóa Học Pháp. Phà Rạch Miễu lúc nầy đã đông khách. Trong những người khách qua phà có rất nhiều nữ sinh trung học. Những người nữ sinh miền sông nước ăn mặc rất đơn sơ mà mặn nồng, áo bà ba trắng với quần lĩnh đen, tay ôm cặp sách, nón lá che vành mắt đã tô đậm nét đẹp dịu hiền của một miền quê mang đầy phù sa. Mão bước xuống phà theo đoàn người qua bên kia bờ sông. Trong tiếng cười nói vui nhộn của đám nữ sinh Mão chợt dừng đôi mắt và vui mừng reo lên:
    - Cúc. Cúc làm gì đây?
    - A! Mão. Mão đi đâu dưới nầy? Ngộ nhen.
    - Mão đi chơi, đi xem chùa ông Đạo Dừa. Còn Cúc đi đâu đây?
    - Cúc đi học.
    - Sao lạ vậy, sao tự nhiên Cúc không đi học trên trển nữa?
    - Năm đó tự nhiên Ba Cúc bị thuyên chuyển về Mỹ Tho công tác nên Cúc phải nghỉ học ngang xương vậy đó.
    - Thì ra là vậy. Mão không biết chuyện gì mà không thấy Cúc đi học, nên lo.
    - Mão đi qua chùa ông Đạo Dừa hả, bên kia kìa.
    - Mão đọc cuốn sách Con Trâu của Cúc tặng rồi.
    - À! Cuốn sách đó hả …….?
    
    Cúc nói trong thẹn thùng, mặt quay đi chỗ khác. Ánh mắt sáng ngời và khuôn mặt vui tươi vừa ngạc nhiên gặp Mão chốn nơi nầy tự dưng trầm xuống khi nghe Mão nhắc đến cuốn sách nàng tặng Mão ba năm trước. Có lẽ nàng thẹn thùng cho sự vụng về của mối tình thầm lặng tuổi thơ. Nàng vừa dứt lời thì chiếc phà cũng vừa cặp bến.
    - Nhà Cúc ở đâu? Cho biết được không?
    
    Cúc bước chân theo đám bạn rời chiếc phà đứng trên bờ sông, nhìn Mão.
    - Nhà Cúc? Trước khi đến chợ Mỹ Tho Mão thấy căn nhà bên mặt lộ có nhiều cây nhản lồng trước sân đó. Chúc Mão đi chơi vui nha.
    
    Nói xong nàng thả bộ trên con đường đất đến trường cùng đám bạn. Mão nhìn theo những tà áo bà ba bay sau chiếc nón lá, rồi quay đầu bước chân đến bờ sông. Khi bóng dáng Cúc khuất dần sau rặng tre, Mão bước xuống đò để qua cồn Phụng.
    
    Con đò vừa nổ máy một lác sau đã cặp bờ bên kia. Con đường vào chùa ông Đạo Dừa là một lối đi nhỏ có nhiều dừa trồng hai bên. Người dân nơi đây vét phù sa từ sông Tiền đắp lên những gốc dừa bên lối đi để làm “phân bón” cho dừa. Gốc, rể dừa nằm dưới nước và quanh năm hút phù sa từ sông nước nên dừa nơi đây nổi tiếng tốt và nhiều. Đó cũng là một cái khéo của người dân Nam Bộ.
    
    Con đường từ bến đò đến chùa ông Đạo Dừa không quá 500m. Dọc bên lề đường là những căn nhà lá nhỏ, lụp xụp, mà hầu hết những người sống trong đó là những thanh niên, tóc dài, tín đồ ông Đạo Dừa. Họ ở tuổi quân dịch nhưng không đi lính và nơi đây là nơi chống cộng nỗi tiếng. Mão bước chân trên con đường nhỏ mà dường như lúc nào cũng có con mắt theo dõi sau lưng của những đứa con nít trong xóm. Vào khuông viên chùa là cả một khu “nhà sàn” được xây trên vùng sông nước. Hoa viên của chùa rông lớn, nền làm bằng những tảng xi măng và trong hoa viên có nhiều loài hoa. Từ trong nội thất đến ngoài hoa viên có những cây trụ to, cao, có vấn hình rồng phụng kiểu cung đình vua chúa, màu vàng, xanh, trông rất đẹp mắt. Kiến trúc của chùa do chính ông Đạo Dừa thiết kế xây dựng.
    
    Mặt trời bắt đầu ngã bóng về chiều, Mão rời khuông viên nhà chùa để trở về Sài Gòn. Chiếc phà Rạch Miễu cặp bến bên bờ Mỹ Tho, Mão bước xuống tìm về bến xe đò. Đang lức láo trên bến xe thì có tiếng gọi tên mình, Mão quay lại:
    - Cúc không đi học sao?
    - Cúc bỏ lớp sau giờ ra chơi về đây đợi Mão. Mão đến nhà Cúc chơi cho biết nha.
    
    Từ lúc gặp Cúc trên con phà Rạch Miễu, Mão rão bước ngoạn cảnh mà dường như tâm tư lúc nào cũng nhớ đến tiếng nói nụ cười của Cúc. Và nhớ luôn cả ánh mắt của Cúc những ngày năm xưa mỗi lần Cúc đến mượn bài vở. Ngày đó và bây giờ, có lâu lắm đâu mà sao Mão vẫn không biết nói gì khi đối diện Cúc.
    - Sao Cúc biết Mão sẽ trở lại con đường này.
    - Mão xem đi, ngoài con đường này ra Mão còn con đường nào khác về Sài Gòn đâu!
    - Nhà Cúc ở đâu?
    - Kia kìa, Cúc chỉ tay về ngôi nhà bên đường. Chỗ có mấy cây nhản lồng đó.
    - Gần quá hả, đi.
    
    Mão bước bên cạnh Cúc đến căn nhà bên mặt lộ. Căn nhà nhỏ, sân trước được trồng nhiều nhản lồng. Những chùm nhản sum sê màu vàng nhạt đu đưa trên cành làm những ai nhìn cũng thấy thèm thuồng! Cúc với tay hái một chùm nhản trao cho Mão và nói:
    - Mão ăn nhản xem có ngon không. Chắc Mão thi đỗ kỳ này rồi phải không?
    - Mão đỗ rồi nên mới có thì giờ rãnh đi chơi đây. Cúc gián đoạn một năm phải không?
    - Ừ, Cúc mất một năm vì phải theo gia đình di tản xuống đây. Nhưng không sao Cúc là con gái mà, đâu bắt buộc phải học đúng tuổi để khỏi bị nhập ngũ như bên con trai đâu.
    - Làm con gái sướng quá hén. Mão mà thi rớt là phải nhập ngũ liền.
    - Đậu rồi Mão sẽ học trường nào?
    - Cũng chưa biết nữa. Mão đang học thi để thi tuyển vào đại học. Hai tháng nữa mới đến kỳ thi.
    - Hèn gì Mão lấy thì giờ đi chơi hả.
    - Ừ, đây là lần đầu tiên Mão mới dám rời nhà đi chơi xa đó. Trước khi thi đậu Mão sợ đi chơi xa nhở mấy ông cảnh sát bắt sảng thì mệt lắm.
    - Bây giờ Mão không sợ sao?
    - Không. Nhở có bắt thì Mão cũng vào trường sĩ quan.
    - Oai quá hén. Nếu Mão mặc đồ sĩ quan chắc oai lắm. Mà Mão thích binh chủng nào?
    - Hải Quân. Mão thích cuộc đời giang hồ trên sông nước.
    - Không sợ cô đơn hạ? Lênh đênh trên sông biển hoài không nhớ người yêu sao?
    - Có ai đâu mà nhớ.
    - Bây giờ chưa có nhưng mai mốt cũng có chứ.
    - Cúc có người yêu chưa?
    - Dưới này buồn lắm, Cúc nhớ không khí của những lớp học ngày xưa trên Sài Gòn hơn. Chưa.
    - Ý chết, mãi nói chuyện với Cúc Mão sợ hết xe, để Mão đi thôi.
    - Mão mang thêm túi trái cây này lên xe đem về Sài Gòn ăn nhe. Mà ăn nhản nhớ Cúc nhe. Trong này có địa chỉ của Cúc nữa, Mão nhớ viết thư cho Cúc đa.
    - Nhớ chứ. Thôi Mão phải đi.
    
    Ra khỏi nhà Cúc, Mão ngoắc chiếc xe đò đang chạy về hướng ngã ba Trung Lương. Nhảy lên xe Mão đưa tay ra vẫy chào Cúc, rồi chiếc xe đò vụt chạy.
    
    Cúc đứng nhìn chiếc xe đò đến khi nó mờ dần và mất hút trên cánh đồng.
    
    Một tiếng đồng hồ sau những người về Mỹ Tho xôn xao bàn tán về một chiếc xe đò Peugeot bị mìn giựt nỗ tung tại ngã ba Trung Lương. Cúc nghe tin mà lòng hồi hộp. Như một cái gì không ổn, Cúc theo xe chạy lên ngã ba Trung Lương. Chiếc xe đò nằm banh xác bên vệ đường. Những người hành khách, kẻ bị thương người chết, đã được mang vê bệnh viện gần đó. Cúc đứng nhìn quang cảnh bên đường. Dấu vết của cái chết vẫn còn phảng phất, nàng hoang mang không biết Mão có sao không!? Cúc bước chân về nơi chiếc xe bị nỗ. Cảnh vật nơi đây như bãi chiến trường hoang lạnh, những người đi đường thả mắt nhìn thoáng qua rồi tiếp tục đi. Gió vẫn thổi rì rào, xô chạy những tờ giấy rách và cát bụi bên lề đường. Tiếng gió thổi nghe chừng như tiếng hú của con chó sói trong tiếng đàn nhạc dạo đâu đây, và lần này chỉ có tên diễn viên “xấu xí” đang lẩn tránh như con chuột đồng.
    
    Cúc vô tình đá mảnh giấy vụn bị con lốc thổi bay, nàng cuối xuống nhặt lên và trên tờ giấy rách nát với những vệt máu đỏ tươi, một nữa còn lại có ghi dòng chữ: “iu Anh.”
    

Kết Thúc (END)
Đồng Sa Băng
» Mùa Ểnh Ương
» Người Xưa
» Bắn Chim
» Bờ Sông Xưa
» Chuyến Xe Ra
» Đại Bàng Gãy Cánh
» Con Dế Mùa Lụt
» Mẹ
» Bẫy Chim
» Đồng Sa Băng
» Khói Thuốc
» Tan vỡ
» Ly Rượu Ngày Cưới
» Ong Rừng
» Mưa Rừng
» Tiếng Đàn
» Mía
» Sân Trường Ngày Cuối
» Chòi Mía
» Tiếng Kinh Cầu
» Bờ Xe Nước Quảng Ngãi
» Bèo Trôi
» Ai Mang Hột Nút Đi Rồi
» Tôi Theo Mẹ
» Chuyện Tình Con A Móc