Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Sông Nước Đời Thường Tác Giả: Nguyễn Quang Thân    
    Năm đó bố tôi không bệnh tật gì mà chết, gọi là chết đói cũng được. làng đò dọc chuyên chở khách buôn và củ nâu từ chợ Phố xuống Vinh chết già một nửa. Những người chết đầu tiên trong các làng là thợ rèn, sau đó đến phiên những người đi đò dọc, trong khi những người này chết đói thì dân vạn chài ven sông Phố ăn cá nướng trừ bữa. Rồi đến họ cũng chết. Cuối cùng là nông dân. Cả một vùng ven sông Phố chết vãn người. Bến sông vắng ngắt. Chỉ có những con ngựa Nhật thả rong gậm cỏ. Chúng cũng bị giết thịt. Người ta biết chắc chắn là ăn thịt ngựa vào sẽ đi ỉa chảy mà chết ngay, nhưng dù có thế nào thì cũng có cái để cho vào mồm mà nhai cho đỡ cơn đói. Cho đến lúc không còn ai đủ sức cầm dao mổ ngựa nữa. Và những con ngựa Mãn Châu lính Nhật bỏ lại cũng tự chết, xác kềnh càng ven bờ sông không ai dòm ngó gì đến.
    Vậy là chỉ còn mẹ tôi và tôi. Mẹ không còn sức lực gì, cứ thả "nốc" xuôi sông Phố. Không có tiền nộp để qua âu thuyền Bến Thủy vào thành phố Vinh, mẹ tôi cứ để thuyền trôi ra biển. Một ông vạn chài Cửa hội góa vợ, cột thuyền của chúng tôi vào thuyền của ông. Ông nuôi hai mẹ con tôi. Rồi ông lấy mẹ tôi làm lẽ. Cá không đánh được. Cả nhà lại đói. Bà vợ cả đánh ghen. Một hôm bố dượng bảo tôi: "Tao không có chi cho mi ăn nữa. Cũng không thịt mi trừ bữa được. Tao thả mi lên bờ rồi vô Vinh mà kiếm ăn. Ðừng cho mẹ mi biết. Nếu có chết đói thì nhớ phù hộ cho mẹ mi và cho tao!" Tôi “dạ" rồi lên bờ. ở Vinh thì khó chết đói hơn. Vì người đông như kiến. Mỗi người đánh rơi một hạt cơm cũng đủ nuôi được bao nhiêu người. Tôi vẫn sống. Cứ sống. Gan lì bươn chải đủ cách. Cách hay làm nhất là ăn xin. ¡n xin cũng có số. Có người xin được, có người không. Tôi thường được nặng bị hơn kẻ khác. Mới bảy tuổi, tôi nuôi một bà già. Bà thường bắt rận cho tôi, ăn với tôi những miếng bánh chưng dính đầy cát người ta đánh rơi xuống đất hay những vốc cơm thừa, hạt khô hạt nhão, hẩm trắng lẫn lộn, nồng nặc mùi bao dứa Sài Gòn. Rồi ở ga Vinh có những đoàn tàu chở người vào Nam đánh nhau với Tây. Tầu nam tiến. Tôi trốn lên toa chở than, đi đến đèo Cả, tức là hết đường tàu chạy thì thôi. Các anh bộ đội nhặt tôi về. Nhỏ con quá, biết làm gì bây giờ. Dù sao thì không bỏ tôi ở đâu được. Tôi trở thành "chú liên lạc" từ đó. Bộ đội ta đánh nhau một thời gian thì lên Tây nguyên. Các anh bộ đội gửi tôi về Bắc trên chuyến tàu hỏa cuối cùng. Nó khật khừ hàng chục ngày dọc đường như người ốm dở, chạy rồi ngừng, chạy, lại ngừng, tưởng chúng ngừng hẳn nhưng rồi lại chạy cho đến Ninh bình. Thì chết. Tôi đành xuống Ninh Bình. Ði ăn xin, chiều ra sông Ðáy tắm, tối lên chùa Non nước ngủ. Một ông chủ thuyền đinh thấy tôi bơi giỏi bảo tôi lên thuyền làm việc vặt cho ông. Thuyền ông buôn gạo, hái ra tiền. Suốt cả thời chống Pháp tôi là bạn sào, đứa ở và về sau là chồng cô con gái thứ hai của ông chủ. Người yêu của tôi tên là Hồng, đằm thắm, nở nang và rực lửa. Chúng tôi làm tình với nhau lần đầu tiên trong khoang thuyền, trong lúc ông chủ và những người khác lên phố xem hát. Năm ấy tôi bước vào tuổi hai mươi, lông mới mọc, ngứa ngáy suốt ngày.
    Sau ngày giải phóng thuyền ông chủ tôi hợp đồng chở đá từ núi Cánh Diều lên Trung Hà rồi ngược sông Ðà, thả xuống chân kè Thái Bạt. Sau đó lại lùi theo sông Hồng, xuống Cố Ðô, bên này Việt trì, rồi Bồng Lai, Yên Cảnh, Thường Tín. Công việc dài như đê sông Hồng, làm quanh năm không hết.
    Tôi không thể quên những ngày đó. Ngược nước, im gió. Chúng tôi buộc chão đay vào cọc chéo ở mũi kéo thuyền đi suốt ngày đêm. Tôi, Hồng, Ðến và Phải. Tất cả bốn đứa. Ðứa nào cũng xấp xỉ hai mươi, cũng như mọi thằng bạn sào, Ðến, Phải và tôi đều khỏe, da bóng như cái chày giã gạo gỗ lim, ngực cu gáy, vai lõm mấy đường do giây kéo thuyền đè lên. Cả hai đứa đều mê Hồng. Ðến thì mê thật. Còn Phải thì cứ nhìn cái mắt hau háu của hắn tôi cũng biết là hắn chỉ thèm Hồng. Hay là hắn yêu theo kiểu của hắn. Một con đực hẳn hoi. Chắc cả hai đứa chỉ mang máng có chuyện gì đó giữa tôi và Hồng chứ không biết cụ thể gì.
    Sông Hồng bát ngát phía tay trái chúng tôi. Trời tháng bảy oi nồng. Nước lũ trung phục cuồn cuộn chảy, đỏ ngầu dưới ánh trăng. Những cây đại ngàn to lớn, cành lá xum xuê với những cái rễ một người ôm trôi lẫn xác người chết. Ca-nô Thuận Hưng đắm ở Việt Trì. Có những cái xác bị trói cánh khuỷu đàn ông và đàn bà. Chúng tôi rạp người về phía trước, gấp khúc lại, tay trái duỗi ra sau, đè lên dây chão. Chão cũng run bần bật. Hồng đứng đầu giây. Rồi đến tôi. Sau đó là Phải. Cuối là Ðến. Không một chút gió để căng buồm đã đành. Mà cũng không có gì làm mát nổi bốn tấm thân tắm trong mồ hôi của chúng tôi.
    - Nghỉ! chờ gi...ó.gi...ó!
    Từ dưới dòng sông rực sáng trong ánh trăng, tiếng ông chủ ngồi cầm lái gọi vọng lên bờ. Chúng tôi đang qua một chỗ dốc đứng. Nước xoáy sát bờ kéo theo từng đám bọt đen đúa, rều và rác nhớp nhúa. Thỉnh thoảng một miếng đất dễ đến nửa sào rơi ầm một cái xuống sông, cuốn theo đám cây mít già đời. Sông đang đổi dòng trong đêm.
    Chúng tôi tu nước nước trong quả bầu mang theo. Cái chão cột vào gốc một cây si thỉnh thoảng run bắn lên như có ma quỷ nào giật.
    Chúng tôi lấy áo lau mồ hôi, vo viên thành cục vứt xuống đất. Người cởi áo cuối cùng là Hồng. Chỉ còn một cái áo lót ba lỗ dệt riêng cho con gái trên người. ánh trăng chập chờn bờ sông. Cái áo lót mỏng như lẫn vào da thịt. Tôi hỏi Phải:
    - Mày nhìn gì mà nhìn gớm thế?
    Phải rời mắt khỏi chiếc áo lót của Hồng, lia sang tôi:
    - Tao ngắm của Trời, mắc gì mày?
    - Này, nói cho mà biết, còn giương mắt cá mương ra như thế nữa thì tao cho tròng đen bay ra khỏi mắt đấy.
    Tôi cảm thấy giọng mình nặng chịch như đang khạc những hòn đá bay ra khỏi cổ.
    Phải đứng dậy.
    - Cái thằng đ... chịu, đừng nói láo! Mày đ... cái Hồng rồi, phải không? Khai đi con.
    Tôi không nhìn thấy Hồng phản ứng gì trong ánh trăng. Nhưng tôi không thể để thằng chó dái này làm nhục hai đứa chúng tôi. Tôi thộp cổ Phải:
    - Mày nhìn thấy tao đ... chịu bao giờ, thằng mặt dày không có phao câu kia?
    - Thách hả, dân đò dọc xứ Nghệ?
    Rồi nó bắt chước giọng tôi, nghêu ngao đắc chí:
    - Trăng lên khỏi núi mui Rùa - Cho anh đụ chịu đến mùa trả khoai! Có phải thằng xứ Nghệ nào đó đụ chịu rồi đẻ ra mày không?
    Tôi tống vào mặt thằng Phải một quả. Nó ôm mặt, không đấm lại. Rồi nó lết đến, quỳ xuống trước mặt Hồng:
    - Em Hồng! nó lừa em còn anh thì yêu em! Em nói một tiếng anh đánh chết nó liền trước mặt em.
    Hồng bảo nó:
    - Xin lỗi người ta đi.
    - Ðừng bắt anh làm thế. Anh gây với nó là vì em.
    - Thì ra chỗ khác mà đánh nhau. Nhục lắm!
    Phải đứng dậy, bước đến chỗ tôi:
    - Có giỏi thì ra kia.
    Tôi lầm lì bước tới đám đất trống. Cát trắng mờ mờ. Hồng vẫn ngồi yên, nhìn theo. Còn Ðến thì run như giẽ. Chúng tôi quần nhau một trận. Tôi thấy mình mạnh mẽ và nhanh nhẹn ghê gớm. Tôi không thể thua thằng này trước mặt Hồng. Tôi gập người húc cả cái đầu vào bụng thằng Phải. Nó ngã sóng soài xuống đám cát. Dưới sông có tiếng gọi:
    - Ði thôi... ôi...
    Tôi lấy tay và cả chiếc áo cộc lau máu trên mặt, bảo Hồng:
    - Ðợi thằng này dậy cái đã.
    - Cứ đi rồi nó theo sau cũng được - Hồng nói.
    Phải bật ngồi dậy. Nó dụi mắt. Tôi không nhận ra khuôn mặt trước đây của nó nữa. Máu me và sưng vù. Nó lảo đảo đứng lên:
    - Hồng ơi, em tệ lắm. Em định bỏ anh chết ở đây thật ư?
    Chúng tôi lại cầm chặt sợi dây chão. Suốt đêm hôm đó chúng tôi kéo thuyền ngược hơn hai mươi cây số dọc sông Hồng. Phải không nói một lời. Hai hôm sau chúng tôi đến Bất Bạt giao đá cho công trường. Ông chủ ôm một bọc tướng về. Thằng Phải và tôi nhận tiền công. Tôi rủ nó đi ăn phở, quán phở thịt cầy mới dựng từ ngày có công trường thả kè. ¡n xong, Phải nói:
    - Mày làm lành với tao hả? Có mỗi con Hồng mà hai đứa thì thừa quá. Tao đi đây. Chủ ca-nô An Sơn ở Hải phòng rủ tao làm cho ông ta. Tao chào mày, tha cho mày tội cái đêm mày định giết chết tao!
    Tôi nói:
    - Mày đi là phải.
    Ông chủ biết chuyện chúng tôi khi Hồng có thai. Rồi ông cho chúng tôi cưới. Mười ba mâm mời các ông chủ và bạn sào các đoàn thuyền chở đá kè. Cả cán bộ công trường nữa. Ba tháng sau thì ông chết. Ðến thấy bơ vơ, sang thuyền khác làm chân sào. Hôm đi hắn khóc. Tôi biết Hồng đã lấy mất hồn thằng bé từ lâu. Lúc ra đi hắn chỉ nhìn Hồng như một con chó nhìn chủ khi mang ra chợ bán. Rồi lấy hết can đảm nó nói: "Chưa ngủ được với chị em ân hận suốt một đời". Ði. Hồng đẻ một đứa con trai nhưng không nuôi được. Chúng tôi buồn, bỏ đoàn thuyền chở đá kè, bán thuyền to mua thuyền bé xuôi ngược sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý tìm hàng lẻ để chở. Nhiều lần chở vật tư cho các công trình thủy lợi ven đê.
    Rồi có tin là các thuyền phải vào hợp tác xã. Hồng bảo tôi:
    - Không vào. Hai vợ chồng một cái thuyền vào ra gì!
    Tôi nói:
    - Cả nước người ta vào. Mình ở ngoài sao được.
    Hồng nói:
    - Cả nước vào, tôi không vào thì sao? Ðồ hèn!
    Chúng tôi không đậu vào bến nào lâu. Bốc xong hàng là cho thuyền rong ruổi. Nhưng kiếm ăn rất khó khăn. Thuyền thì bé. Các cơ quan nhà nước ngại mướn thuyền cá thể. Vả lại, phải nói dối, phải trốn tránh nhiều. Nhưng liệu có trốn mãi được không? Suốt một giải lưu vực sông Hồng đâu cũng có tổ chức hợp tác, biết chạy vào đâu? Có lúc chúng tôi làm thuê cho một hãng ca-nô lớn ở Hải Phòng. Hãng này cũng đã vào công tư hợp doanh. Họ cột thuyền chúng tôi cùng với những chiếc khác kéo đi. Ði đâu, về đâu, chở hàng gì đều do họ quyết định. Chúng tôi chỉ lĩnh một số tiền còm, gọi là tiền công và tiền khấu hao. Ðược vài chuyến, Hồng bảo tôi:
    - Tôi là chủ thuyền mà phải làm đầy tớ cho người ta. Nhục mà không ăn thua. Thôi đi!
    Chúng tôi lại tách ra, lại chui lủi, đơn độc tìm khách hàng, bến đỗ. Rồi một đêm, phía dưới cầu Bo một đoạn, có tiếng súng bắn và tiếng ca-nô. Một chiếc thuyền căng buồm lướt qua chỗ chúng tôi gọi với sang: "Chạy đi! Ca-nô đi gom thuyền cá thể đấy!". Chúng tôi từng nếm cảnh này ở Nam Ðịnh rồi, mấy lần đều chạy thoát. Họ bắt được thì phải tịch thu sổ hành then. Cột thuyền vào một chỗ, bắt học tập chính trị, đến lúc chịu vào hợp tác xã mới thả ra. Hai vợ chồng kéo buồm. Gió Tây Nam thổi thuyền chúng tôi băng băng về phía cửa Trà Lý.
    Tôi cầm lái. Hồng đứng đằng mũi. Chân trời trước mặt sáng bừng nhờ biển đang tới gần. Hồng vịn một tay vào cột buồm, mái tóc xõa trong gió trông như một nữ tướng trước hàng quân. Ðó là một ngwòi đàn bà khác biệt, có thể làm đàn ông mê mẩn vì những cái không đâu vào đâu và sau đó thì ngoan ngoãn trước cô ta như một con chó con. Nếu anh phản ứng lại vì danh dự của một thằng chồng thì ngay đêm hôm đó cô ta trở lại là một con mèo dịu dàng, quyến rũ, rồi bất thần vồ lấy anh như một con hổ cái lên cơn, nghiến ngấu anh trong vòng tay và những cơn bão dữ dội và ngọt ngào cho đến lúc anh lặng lẽ quy hàng trong một nỗi mệt mỏi đầy khoái trá mà anh không bao giờ quên được. Sau cái đêm anh bị đắm như một chiếc lá giữa dòng thác bấn loạn của cơn cớ yêu đương ấy, anh biết rằng anh mãi mãi là một con chó của cô ta. Tình cảnh đó kéo dài cho đến lúc anh thấy mình chỉ còn là một miếng giẻ, sức cùng lực kiệt, ý chí nhão nhoét. Tôi biết Hồng trong trắng. Tôi biết mình là người đàn ông duy nhất của Hồng. Vậy thì cái cơn bão dịu ngọt ấy đến từ đâu? Không phải từ kinh nghiệm của những người đàn bà trải đời. Từ sông nước và từ cuộc sống phóng túng tự do trên sông nước, từ cái đầu mù chữ và một dòng máu thủy thần chưa bị pha trộn. Một đêm, sau khi tôi đã thở hắt ra và con thuyền đã hết chòng chành. Hồng lặng lẽ vuốt tóc tôi rồi phá lên cười.
    - Cười gì thế, con điên? - Tôi hỏi.
    - Mới thế mà đã phờ râu ra. Thế mà gọi là trai xứ Nghệ. Này, trong quê anh có cái câu ấy thật à?
    - Câu gì?
    - Có phải mùa nào cũng chỉ có khoai là khoai phải không?
    Tôi nhớ ra câu ca dao thằng Phải nói dạo nào.
    - ừ, trên trời dưới khoai. Thuyền bố mẹ anh vẫn chở thuê khoai cho người ta đưa xuống tỉnh.
    - Thế cái chuyện ấy có thật không? Cái chuyện ấy mà!
    Nỗi ám ảnh dầy vò tôi. Bản thân tôi chưa hề nghe câu ca dao ấy. Tôi cũng chưa thấy ai phải nợ nhau về chuyện ấy bao giờ. Nhưng có một vùng đất cằn sỏi đá, mỗi năm ba tháng gió Lào rên rỉ, người và cây cối quắt queo tưởng đốt cháy được vậy mà cũng không có nơi nào hoa thơm cỏ ngọt bằng nơi ấy. Không có nơi nào con người dữ dội, tràn trề sức sống, yêu đương mãnh liệt bằng nơi ấy. Và câu ca dao ấy là có thật!
    Tôi trở mình, kéo Hồng xuống ngực tôi. Tôi phải đuổi nỗi ám ảnh cho Hồng. Câu ca dao và thằng Phải! Tôi biết bằng giác quan thứ sáu của người chồng là Hồng vẫn chưa quên thằng Phải! Tôi vồ lấy Hồng, nghiến
    ặt cho ông. Thuyền ông buôn gạo, hái ra tiền. Suốt cả thời chống Pháp tôi là bạn sào, đứa ở và về sau là chồng cô con gái thứ haín đã tàng ẩn trong máy móc vô tri ấy.
    Tôi run tay. Có tiếng súng bắn chỉ thiên phía sau. Mũi thuyền nhẹ nhẹ hướng bờ. Tôi muốn đầu hàng.
    Con thuyền không thể vượt qua được hai chiếc ca-nô. Một chiếc rẽ sóng bươn lên đón đầu. Có tiếng loa chát chúa: "Yêu cầu neo thuyền để kiểm tra. Yêu cầu neo thuyền kiểm tra!" Chiếc ca-nô vượt lên trước bỗng quay mũi lại.
    Nó phăm phăm lao thẳng vào thuyền chúng tôi.
    - Kéo lèo trái - tiếng Hồng hét phía sau lưng tôi.
    Tôi làm theo. Cọc bánh lái trèo trẹo. Con thuyền gạt ngang nước, uống trọn một cơn gió giật, băm vào bờ trái. Tôi chưa kịp trở tay thì mũi thuyền đã húc cái ầm vào vỉa đá kè. Nước chảy ào ào vào khoang qua chỗ vỡ, con thuyền chúi mũi xuống đám đá. Hồng đã đứng sau tôi, vai khoác chiếc tay nải.
    - Lên bờ chạy đi! Hồng nói.
    - Còn thuyền?
    - Kệ mẹ nó, quay lại vớt sau!
    Chúng tôi nhảy đại lên bờ, đi vào một con đường đá giữa hai hàng tre rồi biến mất trong một cái ngõ. Phía sau tiếng ca-nô lặng dần.
    Ðêm đó chúng tôi xin ngủ nhờ một gia đình nông dân. Sáng tinh mơ cả hai ra đường để xin đi nhờ một chiếc xe tải lên thị xã Thái Bình. Trong một cái quán đầu cầu Bo, Hồng mở tay nải lấy một xấp tiền, chia hai phần bằng nhau, rồi đưa cho tôi một phần. Hồng nói:
    - Tôi không lận anh đồng xu nào. Còn cái thuyền kể ra anh cũng có phần nhưng tôi đánh đắm mất rồi, sau này có dịp tôi sẽ đền cho anh. Anh với tôi không hợp. Anh luôn muốn vào cũi còn tôi muốn tự do. Bây giờ mà ôm lấy nhau thì chết cả hai, nếu không thì cũng cắn nhau suốt ngày. Thuyền không còn nữa, anh đường anh, tôi đường tôi, chia tay bây giờ để giữ lấy cái tình, còn chút nghĩa nào cũng khỏi mất nốt.
    Ngừng một lát, Hồng nói thêm:
    - Nếu người ta không kéo mất thuyền, tôi sẽ quay lại vớt nó lên. Rồi tính sau.
    Chúng tôi cùng ra bến ô tô. Hồng nhảy lên một chuyến xe chạy đường Nam Ðịnh. Còn tôi ra Hải Phòng ngay hôm đó.
    Tôi chỉ lang thang mất ba ngày thì xin được vào làm ở một đoàn sà lan chạy đường sông. Lần đầu tiên tôi được lĩnh lương và tự thấy mình sung sướng vì ngoài công việc cực nhọc của một thủy thủ, tôi có cái ăn, cái mặc mà không phải lo nghĩ gì. Nhưng lòng tôi nhớ Hồng khôn nguôi. Thằng đàn ông nào mà lại quên được một cô vợ như thế?
    Tôi gắng gượng sống, làm việc, tham gia mọi chuyện đời, kể cả chuyển dầu, súng đạn và lương thực dưới mưa bom bão đạn trong chiến tranh. Nhưng càng ngày tôi càng hiểu ra một điều mà lúc chia tay Hồng tôi chưa kịp nhận thấy: tôi sống mà không có Hồng thì cũng như là chết. Ngồi trên sà lan trong những chuyến đi dằng dặc với tốc độ lờ đờ, buồn tẻ, tôi thấy mình đã để lại cuộc đời ở đâu đó, một cuộc đời nhọc nhằn, cay đắng, nô lệ cho một người đàn bà. Nhưng nó là chính cuộc đời tôi, số phận an bài cho tôi. Tôi đã mất nó trong cái đêm nọ trên sông Trà Lý khi tay tôi run và ý chí tôi mềm nhũn. Và cái khoảng trống vô bờ bến Hồng để lại trong tôi không biết bao giờ mới khỏa lấp được. Tôi đúng hay Hồng đúng? Tôi tự hỏi mà không hề tìm câu trả lời. Bởi vì ai đúng hay sai thì cũng chẳng để làm gì. Ai đúng hay sai thì bây giờ tôi cũng không còn Hồng bên cạnh nữa.
    Chúng tôi đi về, chuyến này đến chuyến khác. Chúng tôi tự vớt thủy lôi địch thả xuống để dọn đường mà đi. Chúng tôi còn bắc đại liên lên nóc ca-bin để bắn máy bay nữa. Ðoàn sà lan của tôi được thưởng huân chương. Thuyền trưởng về thành phố báo cáo. Tôi không biết anh ấy báo cáo những gì. Chỉ biết lúc trở về chúng tôi được chia kẹo và mỗi người được một cái khăn tay. Thuyền trưởng mở đài nghe suốt đêm người ta nói về mình, anh em thủy thủ trên các sà lan ca hát. Tôi ngồi nhìn họ, nghe họ, cũng như mọi chuyến đi khác, tôi làm như trâu lăn, làm những việc cực nhọc nhất, nguy hiểm nhất. Nhưng không nói một lời. Không ai biết tôi ôm mớ gì trong bụng, đang nhớ đến ai.
    Thế rồi một đêm, trên sông Ruột Lợn. Chúng tôi chở than từ Hòn Gai về Hải Phòng. Chiến tranh đã kết thúc bảy năm rồi. Nhưng công việc thì vẫn thế. Sà lan trôi trong đêm yên tĩnh, tối mò. Ngoài tiếng xế dịp của chiếc tàu đẩy, tôi không còn nghe được gì hết, cả tiếng sóng vỗ bên mạn cũng không vì quen rồi. Ðâu đó ở chân trời phía cửa Nam Triệu những phao đèn nhấp nháy. Và Cảng vẽ một đường sáng xanh lè phía xa.
    Tôi ngồi bên mạn sà lan nặng mớn, canh chừng cho thằng bạn sang tầu đẩy đánh bài. Trên tầu đẩy thuyền trưởng vừa đón được một cô điếm nghe nói dạt từ Sài Gòn ra. Tám Bính luân hồi. Không biết mấy ông mãnh đang làm gì với cô ta. Tôi dửng dưng và nguội lạnh.
    Bỗng có một bàn tay trắng nhợt níu mạn sà lan cạnh chỗ tôi ngồi. Một người đàn ông đang quẫy dưới nước. Anh ta bơi đến từ phía sau nên tôi đã không nhìn thấy. Khi đã níu chắc được vào mạn sà lan, người đàn ông hổn hển nói:
    - Cứu tôi mấy, anh!
    Tôi kéo anh ta lên. Trên người y chỉ có mỗi chiếc quần đùi. Nước nhoang nhoáng chảy xuống chân, qua bộ ngực thủy thủ. Chưa kịp hỏi han, anh ta vội nói:
    - Còn một người nữa!
    Tôi bấm đèn pin xuống nước và nhìn thấy một sợi dây ni lông nơi tay người đàn ông. Một cái can nhựa to cột cạnh thân người đàn bà. Người đàn ông bậm môi kéo vội chiếc can và người đàn bà vào sát mạn rồi cúi xuống, ôm xốc lên.
    - Chết thật rồi! anh ta nói, khuỵ xuống, hai tay chống lên mép thuyền.
    Cùng lúc tôi nhận ra người đàn bà. Hồng! Hồng của tôi, người tôi đã đánh mất, đã tìm kiếm hàng chục năm trời mà không thấy. Và thằng Phải, chính nó. - Phải - Tôi như một con chó điên tru giữa đêm hè - Mày làm sao đến cơ sự này?
    Tôi vồ lấy cái xác của Hồng lắc đầu, hà hơi vào miệng. Nhưng người đàn bà của tôi, bà chủ của tôi, cơn bão dịu dàng của tôi đã chết. Chết thật rồi. Tôi lặng đi, buông tay ra. Chiếc đèn pin rơi tõm xuống sông Ruột Lợn. Bao nhiêu năm nay có một ý nghĩ dày vò tôi nhưng tôi muốn giấu cả chính tôi nữa. Ðó là tôi luôn nghĩ rằng Hồng sẽ gặp được thằng Phải. Nhất định là như thế. Và tôi điên cuồng lên vì ghen tuông. Nhưng bây giờ tôi bình tĩnh nhìn Phải. Tuy đêm tối, tôi biết nó cũng đã già. Cũng như tôi đã già.
    - Hồng bắt đưa thuyền và cả đứa con trai sang Hồng Kông. Nhưng giữa đường thuyền đâm phải cọc đáy. Bây giờ thì chết hết rồi. Chết cả rồi. Những mười hai mạng. Thằng con trai với chín người đi theo.
    Lặng đi một lúc, Phải tiếp:
    - Nó mười bảy tuổi rồi, Hồng bảo nó là con anh đấy.
    Tôi cúi xuống Hồng: "Em ơi, bây giờ thì em không còn phải chạy trốn nữa". Tôi cởi nút sợi ni lông vứt xuống sông. Ðó là việc đầu tiên phải làm. Còn những việc khác?
    Chín giờ sáng mai đoàn sà lan mới về đến bến nhà máy Xi măng.
    

Kết Thúc (END)
Nguyễn Quang Thân
» Người Bẫy Chim Trên Núi Cu kỳ
» Người Vợ Lẽ Ở Phường Khánh Xuân
» Người Đẹp Làng Chiếu
» Sông Nước Đời Thường
» Người Vợ Lẽ
» Michioa
» Thuế Giường
» Người Trêu Chim
» Phường Săn
» Lỡ Hẹn Ở Mai Châu
» Gặp Lại
» Hai Người Từ Thị Xã
» Đêm Cổ Nguyệt Ðường
» Ðĩa Xa Lát Nga
» Cây đắng cay
» Mưa Sao Băng
» Cây Bạch Đàn Vô Danh
» Nhật Ký Về Những Người Thanh Lịch
» Gió Heo May
» Vạt Áo Đời Người
» Chàng Thi Nhân Đầu Bạc
» Ði Đêm
» Người Đàn Bà Đợi Ở Bến Xe
» Mưa Sài Gòn
» Người Đàn Ông Trên Ban Công